Quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội

Quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội

Quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam

1. Tính cấp thiết của đề tài

Quản trị rủi ro luôn là mối quan tâm của rất nhiều nhà quản trị đặc biệt là đối với ngành ngân hàng. Trong cơ chế thị trường, hoạt động ngân hàng luôn tiềm ẩn những rủi ro, nhất là hoạt động tín dụng. Hiệu quả hoạt động tín dụng chưa cao, chất lượng tín dụng chưa tốt, thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn còn cao và chưa có khuynh hướng giảm vững chắc. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng đang là vấn đề bức xúc cả trên phương diện lý thuyết và thực tiễn.

Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) là một tổ chức tín dụng đặc biệt. Hoạt động tín dụng của NHCSXH cơ bản phải thực hiện theo nguyên lý chung của tín dụng thông thường. Hoạt động tín dụng chính sách là nhiệm vụ quan trọng quyết định đến vai trò của NHCSXH trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm cho người lao động. Đối tượng thụ hưởng nguồn vốn tín dụng chính sách của NHCSXH là những hộ nghèo, hộ chính sách sống ở các vùng, miền đặc biệt khó khăn, các xã vùng sâu, vùng xa. Do đó, rủi ro trong công tác tín dụng NHCSXH dễ xảy ra và ở mức độ lớn nhất trong các hoạt động của ngân hàng. Rủi ro trong tín dụng chính sách là không thể tránh khỏi và luôn đồng hành trong hoạt động tín dụng chính sách. Vì vậy, việc hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam là vấn đề luôn được sự quan tâm, chỉ đạo của Ban lãnh đạo ngân hàng. Qua quá trình công tác tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam, có điều kiện tiếp xúc với thực tế, đồng thời có cơ hội so sánh đối chiếu giữa các vấn đề lý luận và thực tiễn, tôi chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình. Qua đó giúp cho bản thân nắm bắt đầy đủ và bao quát hơn hoạt động tín dụng tại NHCSXH tỉnh Quảng Nam để có những giải pháp có thể áp dụng trong thực tế nghiệp vụ tại đơn vị.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Khảo sát, đánh giá quy trình đo lường, kiểm soát và tài trợ rủi ro đã thực hiện tại chi nhánh NHCSXH Quảng Nam.

Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng, nghiên cứu các biểu hiện rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay từ chương trình cho vay hộ nghèo và cho vay các đối tượng chính sách khác tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam.

Trên cơ sở nghiên cứu và lý luận, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng và hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng nhằm hạn chế những rủi ro thấp nhất khi cho vay xoá đói giảm nghèo và các đối tượng chính sách khác tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

– Đối tượng nghiên cứu

Những vấn đề về lý thuyết và thực tiễn liên quan đến công tác quản trị RRTD tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam.

– Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Đề tài được thực hiện tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam.

Về thời gian: Thông tin và số liệu thống kê dùng để nghiên cứu chủ yếu trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018 và đề xuất giải pháp trong thời gian tới.

4. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử vận dụng trong phương pháp phân tích lý luận, phương pháp điều tra so sánh tổng hợp, phương pháp tiếp cận hệ thống nêu vấn đề, diễn giải, phân tích, thống kê, tham chiếu các tài liệu liên quan và đưa ra kết luận. Qua đó, đối chiếu với cơ sở lý luận để làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu.

5. Kết cấu của luận văn

Chương 1 : Lý luận chung về Ngân hàng Chính sách và quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng.

Chương 2 : Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam.

Chương 3 : Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH VÀ

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

1.1. Ngân hàng Chính sách trong hệ thống ngân hàng

1.1.1. Hệ thống Ngân hàng ở nước ta hiện nay

Ở nước ta hiện nay, hệ thống Ngân hàng gồm có Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng của các tổ chức không phải là tổ chức tín dụng.

1.1.2. Ngân hàng Chính sách

1.1.2.1. Các quan điểm về Ngân hàng tham gia thực hiện chính sách xã hội

Việc nhận thức về mô hình ngân hàng tham gia thực hiện chính sách xã hội có nhiều quan điểm khác nhau. Các quan điểm về mô hình ngân hàng tham gia thực hiện chính sách xã hội có khác nhau và sự vận dụng chúng có hiệu quả hay không còn tuỳ thuộc vào việc chúng có phù hợp với đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi nước.

1.1.2.2. Khái niệm về Ngân hàng Chính sách

Các khoản tín dụng chính sách là các khoản cho vay chỉ định để hỗ trợ các chính sách kinh tế và ngành công nghiệp của Chính phủ. Đây là việc cho vay phi thương mại đối với các hoạt động bán tài chính mà không đáp ứng các tiêu chí thương mại nhưng lại có tác động xã hội và chính trị quan trọng trong từng thời kỳ của mỗi quốc gia. Các Ngân hàng được thiết lập để chuyên thực hiện tín dụng chính sách của Chính phủ được gọi là loại hình Ngân hàng Chính sách.

* Các loại hình Ngân hàng Chính sách ở Việt Nam hiện nay:

Ngân hàng Chính sách có 2 loại:

+ Ngân hàng Chính sách phục vụ các chính sách phát triển còn gọi là Ngân hàng phát triển.

+ Ngân hàng Chính sách phục vụ các chính sách xã hội còn gọi là Ngân hàng chính sách xã hội.

1.1.2.3. Sự ra đời của Ngân hàng Chính sách xã hội

Việc thiết lập một loại hình Ngân hàng Chính sách cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo là một tất yếu khách quan cho tiến trình phát triển và hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Ngày 04/10/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác nhằm thực hiện tín dụng chính sách của Nhà nước là: sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội.

Nghị định cho phép tập trung các nguồn lực tài chính của Nhà nước để thực hiện tín dụng chính sách nhằm khắc phục những tồn tại của thời kỳ trước đây là nguồn vốn đều từ ngân sách Nhà nước nhưng do nhiều tổ chức cùng thực hiện nên việc đầu tư dàn trải theo nhiều phương thức với nhiều mức lãi suất khác nhau, dẫn tới chồng chéo, kém hiệu qủa.

Theo đó, Nghị định cho phép thành lập NHCSXH để thực hiện tín dụng chính sách đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên cơ sở tổ chức lại NHPVNg, tách ra khỏi hệ thống NHNo&PTNT.

Với những kết quả và kinh nghiệm 7 năm hoạt động, trên cơ sở những vướng mắc và tồn tại về mô hình tổ chức quản lý và cơ sở hoạt động của NHPVNg để thiết lập Ngân hàng Chính sách xã hội của Chính phủ dành riêng thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, phù hợp với điều kiện và thực tiễn của Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 131/2001/QĐ-TTg ngày 4/10/2002 về việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội. Đây là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta nhằm thông qua phương thức tín dụng để tập trung nguồn lực tốt hơn với mục tiêu hỗ trợ tài chính đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, tạo cho họ có điều kiện tự cải thiện cuộc sống, từng bước xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

1.1.2.4. Đặc điểm của tín dụng NHCSXH

a) Về mục tiêu hoạt động

NHCSXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà mục tiêu hoạt động chính là phục vụ cho các chính sách xã hội của Nhà nước trên cơ sở bảo tồn vốn đầu tư.

– Đối với khu vực kinh tế nông thôn: cho vay hỗ trợ kinh tế hộ gia đình từng bước cải thiện đời sống.

– Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hợp tác xã, các cơ sở kinh doanh của người tàn tật: cho vay để tạo việc làm.

– Đối với các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất kinh doanh thuộc những khu vực kinh tế kém phát triển vùng sâu, vùng xa: cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đầu tư và phát triển đời sống.

– Đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn: cho vay trang trải các chi phí học tập.

b) Về nguồn vốn

Trong khi hoạt động đặc trưng của các ngân hàng là “đi vay để cho vay”, hay nói cách khác là đi huy động các nguồn vốn nhàn rỗi để cho vay đáp ứng nhu cầu vốn cho sự phát triển kinh tế thì nguồn vốn của NHCSXH lại được tạo lập chủ yếu từ ngân sách Nhà nước như:

– Cấp vốn điều lệ và hàng năm được ngân sách Trung ương, địa phương cấp để thực hiện các chương trình tín dụng cho các đối tượng chính sách theo vùng, theo đối tượng.

– Nguồn vốn ODA dành cho chương trình tín dụng chính sách của Chính phủ.

– Nguồn vốn của Chính phủ vay dân dưới các hình thức phát hành trái phiếu, công trái hoặc từ Quỹ tiết kiệm bưu điện của Chính phủ để chỉ định thực hiện chương trình tín dụng chính sách.

– Nguồn vốn huy động trên thị trường. Tuy nhiên, khối lượng nguồn vốn huy động phụ thuộc vào khối lượng và kế hoạch cấp bù từ ngân sách Nhà nước.

Do đặc điểm cơ cấu nguồn vốn có nguồn gốc hoặc phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước nên khối lượng nguồn vốn của NHCSXH tăng trưởng xác định theo kế hoạch được Chính phủ phê duyệt.

c) Về sử dụng vốn

Đối tượng khách hàng chủ yếu là hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Đây là những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, dễ bị tổn thương, ít có điều kiện tiếp cận với dịch vụ tín dụng của NHTM…nên việc sử dụng vốn của NHCSXH cũng có những đặc thù riêng như:

– Món vay nhỏ, chi phí quản lý cao.

– Vốn tín dụng mang tính rủi ro cao, chẳng hạn các hộ gia đình nghèo thiếu vốn sản xuất, chủ yếu sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nơi môi trường thiên nhiên bị tàn phá, thường xuyên xảy ra bão lụt, hạn hán, dịch bệnh. Mặt khác, bản thân họ dân trí thấp, thiếu kiến thức làm ăn, trong sản xuất kinh doanh dễ bị thua lỗ. Vì vậy, việc sử dụng vốn tín dụng dễ gặp rủi ro.

– Các quy trình vay vốn và thủ tục, quy trình về thẩm định dự án, về đảm bảo tiền vay, quy định về thời hạn vay vốn, mức đầu tư tối đa, quy định về trích lập và xử lý rủi ro, quy trình xử lý nghiệp vụ có những khác biệt so với các quy định của NHTM.

– Vốn vay được ưu đãi về thủ tục, về các điều kiện vay vốn, về lãi suất cho vay…

– Thường áp dụng phương thức giải ngân uỷ thác qua các tổ chức trung gian như: các tổ chức tín dụng, các tổ chức chính trị – xã hội.

1.1.3. Vai trò của Ngân hàng chính sách xã hội trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở nước ta

Mô hình NHCSXH là một loại định chế tài chính đặc biệt có nhiệm vụ thực hiện các chính sách tín dụng theo chỉ định của Chính phủ nhằm hỗ trợ chính sách phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia.

1.1.3.1. Sự tồn tại khách quan của tín dụng chính sách

Tín dụng chính sách là sự tồn tại khách quan không chỉ ở nền kinh tế tập trung bao cấp mà cả trong kinh tế thị trường, không chỉ ở các nước đang phát triển mà cả ở các nước phát triển.

1.1.3.2. Vai trò của tín dụng chính sách trong nền kinh tế – xã hội

Tín dụng chính sách đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế, xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu của Chính phủ vì sự phát triển cân đối của nền kinh tế và vì một xã hội ổn định, dân giàu, nước mạnh.

1.2. Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng

1.2.1. Các loại rủi ro cơ bản trong hoạt động ngân hàng

Hoạt động ngân hàng với chức năng trung gian tài chính giữa người đi vay và người cho vay, vì vậy luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro phát sinh từ nội bộ ngân hàng hoặc do tác động từ bên ngoài.

Các ngân hàng quan tâm tới 6 loại rủi ro chính sau: Rủi ro tín dụng; Rủi ro thanh khoản; Rủi ro thị trường; Rủi ro lãi suất; Rủi ro thu nhập; Rủi ro phá sản.

– Các dạng rủi ro khác trong hoạt động ngân hàng

Ngày nay, ngân hàng không chỉ phải đối mặt với 6 loại rủi ro trên mà còn phải đối mặt với nhiều loại rủi ro quan trọng khác: Rủi ro lạm phát; Rủi ro tỷ giá hối đoái; Rủi ro chính trị; Rủi ro phạm tội

1.2.2. Nội dung công tác quản trị rủi ro tín dụng

1.2.2.1. Khái niệm về rủi ro và quản trị rủi ro tín dụng

* Khái niệm rủi ro

Theo những quan điểm hiện đại có thể hiểu “Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được. Rủi ro có tính hai mặt: vừa có tính tích cực, vừa có tính tiêu cực, rủi ro có thể gây ra những tổn thất, mất mát, nguy hiểm … nhưng rủi ro có thể mang đến cho con người những cơ hội.[4]

* Khái niệm về quản trị rủi ro tín dụng

Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra đồng thời xử lý các rủi ro tín dụng khi ngân hàng đối mặt.

1.2.2.2. Vai trò của công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với ngân hàng

Công tác quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng nói chung, trong hoạt động tín dụng nói riêng có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại của mỗi ngân hàng. Nếu công tác quản trị rủi ro tín dụng được thực hiện tốt, sẽ hạn chế được những rủi ro xảy ra đối với ngân hàng, làm tăng thu nhập của ngân hàng. Ngoài ra, công tác quản trị rủi ro nếu được thực hiện tốt còn tạo điều kiện cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế nói chung.

Quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam
Quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam

1.2.2.3. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng

a) Nhận dạng rủi ro

b) Đo lường rủi ro

c) Kiểm soát rủi ro

d) Tài trợ rủi ro tín dụng

1.2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng

a) Cơ chế, chính sách, mô hình tổ chức quản trị rủi ro, con người của ngân hàng

b) Từ phía khách hàng:

c) Tác động của chính sách, pháp luật của nhà nước, môi trường kinh doanh

d) Nhân tố công nghệ

1.2.2.5. Một số yêu cầu trong quản trị rủi ro tín dụng

a) Trách nhiệm của ban điều hành

b) Chiến lược rủi ro tín dụng

c) Tổ chức hoạt động tín dụng

d) Quy trình xếp loại rủi ro

e) Kiểm toán nội bộ và kiểm toán bên ngoài

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI

CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NAM

2.1. Tổng quan về chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam

2.1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý

2.1.3. Cơ cấu nhân sự

Bảng 2.1: Tình hình phát triển nguồn lao động của chi nhánh

NHCSXH tỉnh Quảng Nam

Trình độ văn hoáNăm 2014Năm 2015Năm 2016Năm 2017Năm 2018
Số lượngTỷ trọng (%)Số lượngTỷ trọng (%)Số lượngTỷ trọng (%)Số lượngTỷ trọng (%)Số lượngTỷ trọng (%)
Tổng số216100223100226100227100221100
– Sau đại học104,6114,9146,2135,7167,2
– Đại học15471,315670,015869,916472,215871,5
– Cao đẳng73,2125,4114,973,183,6
– Trung học73,262,752,252,273,2
– Chưa qua đào tạo3817,63817,03816,83816,73817,2
– Tuổi đời bình quân34 35 36 37 38 

(Nguồn : Phòng tổ chức cán bộ)

Yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của bất cứ một hoạt động nào trên mọi lĩnh vực.

2.1.4. Cơ chế tín dụng

* Đối tượng khách hàng: Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam thực hiện cho vay các đối tượng khách hàng, các dự án phát triển, các đối tượng đầu tư theo chỉ định của Chính phủ.

Các đối tượng khách hàng được toàn quyền sử dụng vốn vay vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh dịch vụ, kể cả trong lĩnh vực tiêu dùng như: nhà cửa, điện thắp sáng, nước sạch, học tập…, các lĩnh vực mà Nhà nước không cấm. NHCSXH và các tổ chức có liên quan có trách nhiệm hướng dẫn các đối tượng chính sách sử dụng vốn vay đúng mục đích và hiệu quả.

* Phương thức cho vay và giải ngân vốn:

Thực hiện việc cho vay theo 2 phương thức:

– Uỷ thác từng phần: Qua 4 tổ chức chính trị – xã hội là Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh với các chương trình cho vay đến đối tượng là: Hộ gia đình là thành viên Tổ TK&VV đủ điều kiện để vay vốn.

– Cho vay trực tiếp: Người vay trực tiếp làm thủ tục, thanh toán nhận tiền vay, trả nợ gốc lãi với NHCSXH.

* Lãi suất cho vay: NHCSXH áp dụng mức lãi suất cho vay ưu đãi; mức lãi suất áp dụng từng thời kỳ do Thủ tướng Chính phủ quy định.

* Mức cho vay: Mức cho vay được quyết định căn cứ vào nhu cầu của đối tượng đầu tư. Tuy nhiên, Hội đồng quản trị có quy định mức cho vay tối đa đối với từng đối tượng chính sách vay vốn.

2.2. Kết quả hoạt động tín dụng của chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam

2.2.1. Tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn

Tính đến thời điểm 31/12/2018, tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn của chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam như sau:

– Về nguồn vốn: Đến ngày 31/12/2018: Tổng nguồn vốn của chi nhánh đạt 4.305 tỷ đồng với cơ cấu như sau:

Vốn trung ương: 3.566 tỷ đồng;

Vốn ngân sách địa phương: 186 tỷ đồng;

Vốn huy động: 553 tỷ đồng.

Tổng nguồn vốn qua 16 năm hoạt động của chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam tăng 4.096 tỷ đồng, bình quân mỗi năm tăng 256 tỷ đồng; trong đó nguồn vốn Trung ương tăng 3.366 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 82,83%), nguồn vốn ngân sách địa phương chỉ tăng 178 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 4,32%), nguồn vốn huy động tại địa phương được Trung ương cấp bù tăng 538 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 12,85%). Như vậy, nguồn vốn hoạt động của chi nhánh vẫn chủ yếu là nguồn vốn điều chuyển từ NHCSXH Trung ương.

– Về sử dụng vốn:

Bảng 2.3: Sử dụng vốn cho vay qua 5 năm (2014-2018)

Đơn vị: Tỷ đồng, %

TTChỉ tiêuThực hiện năm 2014Thực hiện năm 2015Thực hiện năm 2016Thực hiện năm 2017Thực hiện năm 2018
Tổng số Tỷ trọng %Số khách hàng còn dư nợ
IDoanh số cho vay7369881.1211.1851.450  
IIDoanh số thu nợ1387229158971.133  
IIITổng dư nợ3.2143.4803.6853.9714.287100 
1Cho vay ưu đãi hộ nghèo1.1271.1101.01793177518,0827.067
2Cho vay hộ cận nghèo theo QĐ 1526544153060948611,3415.222
3Cho vay hộ mới thoát nghèo theo QĐ 28 7230952592621,6024.890
4Cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn8617175614483478,0913.682
5Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn24531236241745710,6641.533
6Cho vay giải quyết việc làm1041121031031914,466.274
7Cho vay người lao động thuộc huyện nghèo đi XKLĐ theo QĐ 61311110,0223
8Cho vay ĐTCS đi lao động có thời hạn ở nước ngoài223790,21172
9Cho vay hộ gia đình SXKD tại vùng khó khăn27634039148661914,4417.005
10Cho vay thương nhân vùng khó khăn211110,0223
11Cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định số 100    501,17160
12Cho vay hộ nghèo về nhà ở1231181211351303,031.619
13Cho vay hộ nghèo xây dựng chòi tránh lũ, lụt theo QĐ 716, QĐ 48181515150,35998
14Cho vay hộ Dân tộc thiểu số ĐBKK (QĐ32,54,755,2085)21697973781,825.902
15Cho vay đối tượng nhiễm HIV, Cai nghiện ma túy     
16Cho vay theo chương trình dự án phát triển Lâm nghiệp (WB)1841771661611533,579.445
17Cho vay khác0,20,22659491,141.869

(Nguồn: báo cáo tổng kết hoạt động hằng năm của NHCSXH Quảng Nam)

Qua biểu 2.3 cho thấy tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ tăng nhanh và ổn định qua các năm.

2.2.2. Về kết quả tài chính

Chi nhánh NHCSXH Quảng Nam trong 5 năm qua, đã thực hiện tốt việc quản lý nguồn vốn cho vay các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ, tận thu lãi và các khoản nợ còn tồn đọng.

Bảng 2.5: Kết quả hoạt động tài chính qua các năm 2014-2018

Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêuNăm 2014Năm 2015Năm 2016Năm 2017Năm 2018Tổng cộng
I. Tổng thu243.321260.367277.319295.176306.3821.382.565
1- Thu lãi cho vay237.811253.955269.143285.220294.4541.340.583
2- Thu khác5.5106.4128.1769.95611.92841.982
II. Tổng chi108.606120.390128.016137.326153.454647.792
1- Chi trả lãi huy động vốn3.6054.0825.53111.14919.78444.151
2- Chi trả phí uỷ thác50.63351.99555.91159.80761.238279.584
3- Chi phí quản lý NHCSXH và các khoản chi khác54.36864.31366.57466.37072.432324.057
Tr. đó: Chi sửa chữa trụ sở2465282785133561.921
III. Chênh lệch Tổng thu-Tổng chi134.715139.977149.303157.850152.928734.773

(Nguồn: báo cáo tổng kết hoạt động hằng năm của NHCSXH Quảng Nam)

2.3. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam

2.3.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh

2.3.1.1. Biểu hiện rủi ro tín dụng

NHCSXH không thực hiện việc phân loại nợ thành 5 nhóm như Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN mà phân thành 2 nhóm là nợ thông thường và nợ quá hạn và trích lập dự phòng rủi ro tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam thực hiện theo Quyết định 180/2002/QĐ-TTg của Chính phủ, mức trích được tính bằng 0,02% trên số dư nợ bình quân năm.

Bảng 2.6: Tình hình nợ quá hạn và nợ khoanh qua các năm

2014-2018

Đvt: tỷ đồng, %

Chỉ tiêuNămNămNămNămNăm
20142015201620172018
1- Dư nợ3.2143.4803.6843.9704.287
2- Dư nợ quá hạn1,411,21,41,6
3- Dư nợ khoanh8,27,52,31,84
4- Dư nợ xoá nợ ròng3,13,65,67,69
5- Tỷ lệ giữa dư nợ quá hạn/Tổng dư nợ (2/1)0,04%0,03%0,03%0,04%0,05%
6- Tỷ lệ giữa dư nợ xấu/Tổng dư nợ [(2+3)/1]0,30%0,24%0,10%0,08%0,17%
7- Tỷ lệ giữa dư nợ xoá nợ ròng/Tổng dư nợ (4/1)0,10%0,10%0,15%0,19%0,27%

(Nguồn: báo cáo tổng kết hoạt động hằng năm của NHCSXH Quảng Nam)

Tỷ lệ nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay của ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn >5% thì ngân hàng bị đặt vào tình trạng báo động. Nhìn chung, nợ quá hạn qua các năm luôn được giữ vững ở mức ổn định từ 0.03% đến 0.05%.

Bảng 2.8: Phân tích tình hình cho vay có tài sản đảm bảo của chi nhánh NHCSXH Quảng Nam

Đvt: tỷ đồng

Chỉ tiêuNăm 2014Năm 2015Năm 2016Năm 2017Năm 2018
Dư nợTỷ trọng %
– Cho vay có TSĐB515770941624
– Cho vay không có TSĐB3.1633.4233.6143.8764.12496
Tổng cộng3.2143.4803.6843.9704.286100

(Nguồn: báo cáo tổng kết hoạt động hằng năm của NHCSXH Quảng Nam)

Phương thức cho vay của NHCSXH chủ yếu là uỷ thác từng phần qua các tổ chức chính trị xã hội nên cho vay có tài TSĐB tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam chiếm tỷ trọng rất thấp 4%/tổng dư nợ. Trong các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản chủ yếu mà NHCSXH đang thực hiện là thế chấp nhà cửa, đất đai và tài sản gắn liền với đất.

2.3.1.2 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng

a) Rủi ro từ môi trường nội bộ

– Nguyên nhân thuộc về trình độ của cán bộ

– Ý thức chấp hành quy chế tín dụng không nghiêm

– Kiểm tra kiểm soát chưa chặt chẽ

b) Rủi ro từ tác động bên ngoài

– Rủi ro từ khách hang

– Rủi ro do nguyên nhân bất khả kháng

– Rủi ro do yếu tố thị trường

– Rủi ro môi trường pháp lý

2.3.2. Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh

2.3.2.1. Thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng

a) Công tác xây dựng chính sách quản trị rủi ro tín dụng

Định hướng quản trị rủi ro tín dụng của chi nhánh thể hiện tập trung qua chính sách quản trị rủi ro tín dụng. Chính sách quản trị rủi ro tín dụng chủ yếu là chính sách tín dụng và chính sách khách hàng

b) Quy trình và thủ tục giám sát tín dụng, thu nợ, thu lãi

Quá trình giám sát tín dụng đều được chi nhánh triển khai thực hiện, tuy nhiên cách thức và biện pháp giám sát chưa được thực hiện một cách toàn diện, việc giám sát chỉ mang tính hình thức, đa phần là chưa có bằng chứng, không có quy định cụ thể.

c) Công tác kiểm toán nội bộ

Bộ phận phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ thực hiện kiểm tra sau khi các hồ sơ vay vốn theo quy trình tín dụng hiện hành, theo các giới hạn tín dụng đối với khách hàng vay vốn, kiểm tra việc tập trung tín dụng cho một khách hàng, một nhóm khách hàng, kiểm tra việc trích lập dự phòng rủi ro… qua đó phát hiện kịp thời những sai sót trong nghiệp vụ tín dụng và đề xuất kiến nghị đối với bộ phận tín dụng bổ sung sửa chữa các sai sót nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng.

2.3.2.2. Thực trạng công tác tài trợ rủi ro

a) Trích lập dự phòng

Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam trích lập Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng vào chi phí để bù đắp những tổn thất, thiệt hại do nguyên nhân khách quan thuộc diện đơn lẻ, cục bộ theo hướng dẫn văn bản số 3358/NHCS-KTTC ngày 01/9/2016 của Tổng Giám đốc NHCSXH về việc hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý tài chính trong hệ thống NHCSXH. Mức trích dự phòng chung được xác định bằng 0,75% trên số dư nợ cho vay không bao gồm nợ quá hạn và nợ khoanh tại thời điểm lập dự phòng.

b) Yêu cầu đảm bảo bằng tài sản

Phương thức cho vay tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam là cho vay uỷ thác, chủ yếu là cho vay tín chấp. Do vậy, thực tế tỷ lệ các khoản vay có TSBĐ chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn, tập trung vào nhóm khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc là hình thức kinh tế trang trại.

c) Xử lý nợ xấu

Do đặc thù về đối tượng khách hàng vay vốn là người nghèo và các đối tượng chính sách khác, hơn nữa, Quảng Nam nằm ở khu vực duyên hải Miền trung, thường xuyên xảy ra thiên tai, lũ lụt nên chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam luôn phải thực hiện việc xử lý nợ xấu. Theo đó, đơn vị đã tiến hành đánh giá và phân loại nợ để có biện pháp xử lý kịp thời, nhờ đó tình hình nợ xấu đã có chuyển biến tích cực.

2.4. Đánh giá chung về tình hình quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam

2.4.1. Những mặt làm được

– Hoạt động của chi nhánh luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện của lãnh đạo Đảng, chính quyền.

– Mạng lưới hoạt động của chi nhánh ngày càng được mở rộng

– Năng lực cán bộ ngày càng được nâng cao

– Quy trình tín dụng không ngừng được cải thiện, hợp lý và khá chặt chẽ.

– Ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin vào phục vụ cho công tác quản lý hiện đại ngân hang.

2.4.2. Những tồn tại hạn chế

Do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan đã phân tích trên, nên công tác quản trị rủi ro của chi nhánh NHCSXH cũng còn nhiều hạn chế, chưa thực sự phát huy hết vai trò quản trị rủi ro cho hoạt động tín dụng của chi nhánh. Vì vậy, cần tiếp tục hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng của chi nhánh NHCSXH tỉnh để nó thực sự là công cụ đắc lực cho Ban lãnh đạo ngân hàng trong công tác quản trị, điều hành hoạt động ngân hàng hiệu quả.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO

TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NAM

3.1. Định hướng phát triển hoạt động cho vay tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam trong những năm đến

3.1.1. Định hướng phát triển chung của chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam trong những năm sắp tới

– Tăng trưởng dư nợ bình quân hàng năm.

– Tiếp tục sử dụng phương thức ủy thác từng phần cho các tổ chức chính trị – xã hội.

– Thường xuyên cũng cố và nâng cao chất lượng tín dụng

– Chấp hành tốt quy trình nghiệp vụ, quy trình vận hành và thực hiện giao dịch thông suốt trên hệ thống Intellect

– Nâng cao chất lượng trong giao khoán công việc và quyết toán công việc hàng tháng

– Tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao

– Tiếp tục tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp triển khai thực hiện Chỉ thị 40/CT-TW của Ban Bí thư về việc tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.

3.1.2. Định hướng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam

– Đẩy mạnh và luôn đổi mới công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

– Tăng trưởng tín dụng đi đôi với việc duy trì và nâng cao chất lượng tín dụng

– Thường xuyên củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng

– Thường xuyên cũng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV, chất lượng hoạt động điểm giao dịch xã.

– Thực hiện minh bạch và công khai hóa thông tin tín dụng tại các điểm giao dịch xã, phường, thị trấn.

– Nâng cao trách nhiệm quản lý của chính quyền địa phương, Hội đoàn thể các cấp, hoạt động của Tổ TK&VV và tăng cường kiểm tra, kiểm soát tín dụng một cách đầy đủ và có hiệu quả.

– Đẩy mạnh hoạt động thông tin tín dụng nhằm cung cấp thông tin, dữ liệu và xếp loại rủi ro tín dụng

– Xây dựng một nền tảng công nghệ hiện đại, đảm bảo các yêu cầu về quản lý nội bộ của ngân hang

– Đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực với những tiêu chí như năng lực, trình độ, khả năng hội nhập, hiệu quả công tác và phẩm chất đạo đức tốt.

3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam

3.2.1. Bổ sung, hoàn thiện quy trình tín dụng

Ngân hàng cần phải đưa ra cách thức giải ngân linh hoạt, phù hợp với nhu cầu và phương án sản xuất của hộ vay đồng thời tạo điều kiện cho hộ vay trả nợ bằng cách thức phù hợp với khả năng thu hồi vốn của họ, tránh trường hợp cứng nhắc trong quy trình thu nợ, gây khó khăn cho khách hàng vay vốn.

Tiếp tục cải tiến phương thức, thủ tục cho vay theo hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng vay vốn và sử dụng các dịch vụ ngân hàng khác, khắc phục tình trạng cho vay có tính “cào bằng”, thời hạn cho vay không phù hợp với khả năng trả nợ cho người vay.

3.2.2. Giải pháp nâng cao hoạt động quản lý, theo dõi nợ vay, hạn chế nợ xấu

– Cán bộ tín dụng phải kiểm tra thực tế tình hình sử dụng khoản nợ vay

– Cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi thu thập, phân tích và xử lý các thông tin nhận được về khách hàng, đánh giá kịp thời những dấu hiệu của rủi ro.

– Cần phải xác định số lượng khách hàng và dự nợ phù hợp với trình độ, kinh nghiệm và khả năng quản lý của từng cán bộ tín dụng.

3.2.3. Giải pháp tăng cường vai trò công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, luật pháp cho cán bộ phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

Không ngừng hoàn thiện và đổi mới phương pháp kiểm tra, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra tùy thuộc vào từng thời điểm, từng đối tượng và mục đích của kiểm tra.

Ngoài ra, cần tăng cường cán bộ có chuyên môn giỏi để thực hiện công tác kiểm tra chéo giữa các đơn vị trực thuộc, giữa các cán bộ tín dụng phụ trách các khoản vay, các địa bàn khác nhau nhằm tránh tình trạng cán bộ tín dụng “quên” khoản vay.

Cần quy định trách nhiệm đối với cán bộ kiểm tra, kiểm soát, có chế độ khuyến khích, thưởng phạt để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt động kiểm soát.

Ngân hàng phải phối hợp với các hội đoàn thể, tổ vay vốn để kiểm tra tình hình sử dụng vốn với nhiều hình thức như kiểm tra tại chỗ, kiểm tra định kỳ, kiểm tra chéo, kiểm tra đột xuất… nhằm có biện pháp xử lý những sai sót để uốn nắn, sửa chữa kịp thời.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kiểm tra, kiểm soát

Để tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát rủi ro trong quá trình hoạt động, chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam cần tập hợp đội ngũ nhân sự có kinh nghiệm, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, có tâm huyết và đạo đức nghề nghiệp tốt để đáp các nghiệp vụ rủi ro theo xu hướng ngày càng đa dạng và giảm thiểu rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng.

3.2.4. Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định và đánh giá tín dụng

Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam cần xây dựng một quy trình tín dụng gồm các nguyên tắc đảm bảo công việc được xử lý một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời và đúng thẩm quyền. thường xuyên xem lại quy trình định kỳ, đảm bảo mọi cán bộ, nhân viên đều thẩm thấu các quy trình nghiệp vụ. Trong đó, chú trọng các nội dung sau:

– Thẩm định đối tượng vay vốn trước khi cho vay

– Thẩm định tính hiệu quả và khả thi của khoản vay

3.2.5. Giải pháp tăng cường chất lượng hoạt động của đơn vị nhận uỷ thác và tổ TK&VV

Thứ nhất, chủ động phối hợp Hội đoàn thể các cấp tổ chức đánh giá việc thực hiện dịch vụ ủy thác của từng đơn vị.

Thứ hai, các Hội đoàn thể thực hiện tốt 06 công đoạn nhận ủy thác

Thứ ba, phối hợp chặt chẽ với Hội đoàn thể và chính quyền địa phương thường xuyên củng cố kiện toàn Tổ TK&VV, nâng cao chất lượng hoạt động các Tổ TK&VV

Thứ tư, Xây dựng kế hoạch và chủ động, thường xuyên kiểm tra giám sát Tổ TK&VV

Thứ năm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các đối tượng được hưởng chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước

Thứ sáu, mở các lớp tập huấn nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ quản lý cũng như kỹ năng nghiệp vụ cho vay cho cán bộ được phân công quản lý

Thứ bảy: Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo, duy trì công tác giao ban định kỳ hàng tháng, kịp thời đánh giá kết quả thực hiện ủy thác trong hệ thống Hội và giữa Hội với Ngân hàng.

3.2.6. Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức bộ máy quản lý

3.2.6.1. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý

3.2.6.2. Nâng cao năng lực trình độ nghiệp vụ, trình độ quản lý khách hàng của cán bộ tín dụng.

3.2.6.3. Công tác đào tạo, tuyển dụng, bồi dưỡng nghiệp vụ, chế độ tiền lương, đãi ngộ

3.2.7. Giải pháp về công nghệ

Để có thể đáp ứng yêu cầu hội nhập và giúp lãnh đạo có thể quản lý tài sản, an toàn hệ thống tốt hơn, nhất là quản lý rủi ro tín dụng, NHCSXH cần triển khai: Nâng cấp dự án hiện đại hóa ngân hàng, hệ thống máy chủ, nâng cấp đường truyền, xây dựng trung tâm dữ liệu dự phòng, hoàn thiện hệ thống thông tin, báo cáo, kiểm soát, xây dựng hệ thống cảnh báo rủi ro để nâng cao khả năng quản lý, phát hiện kịp thời những rủi ro tiềm ẩn để có biện pháp xử lý thích hợp.

Qua hệ thống hiện đại hoá ngân hàng, chi nhánh và các phòng giao dịch trong cùng hệ thống NHCSXH có thể thông tin nhau về tình hình hoạt động của khách hàng cùng quan hệ trong hệ thống một cách nhanh nhất. Từ đó có thể phối hợp để cho vay và quản lý khoản vay đối với một khách hàng, tránh việc nhiều ngân hàng trong hệ thống cùng cho vay một khách hàng, dẫn đến rủi ro trong hoàn trả nợ.

Việc quản trị điều hành hoạt động tín dụng, việc quản lý món vay, quản lý khách hàng được thực hiện tự động, tốt hơn và có hiệu quả hơn, thể hiện tính minh bạch hơn của hoạt động tín dụng. Với việc chuyển nợ quá hạn tự động, đến đúng thời hạn món vay, nếu khách hàng không trả được nợ, không trả được lãi thì máy tính tự động chuyển món vay đó sang nợ quá hạn. Từ đó hạn chế được tình trạng cố che giấu chất lượng tín dụng.

Phải có một hệ thống thông tin tín dụng hiệu quả trong nội bộ NHCSXH để từng đơn vị có thể tự thu thập thông tin khách hàng từ hệ thống thông tin tín dụng chung nhằm cung cấp 2 loại thông tin chính sau cho guồng máy quản trị rủi ro tín dụng hoạt động: Một là, thông tin và các chỉ tiêu thống kê phục vụ cho việc phân tích, đánh giá và xếp loại khách hàng cũng như khoản vay; Hai là, cung cấp thông tin có liên quan về khách hàng vay. Nguồn thông tin từ tổ chức cho vay không đủ mà phải thu thập thông tin từ các nguồn bên ngoài. Nguồn thông tin từ bên ngoài có vai trò quan trọng trong việc đánh giá người vay một cách toàn diện. Đây chính là thông tin tín dụng được cung cấp từ các cơ quan thông tin tín dụng trong và ngoài nước.

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị với NHCSXH Việt Nam

3.3.2. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân các cấp

3.3.3. Kiến nghị đối với các cấp Hội đoàn thể nhận ủy thác

KẾT LUẬN

Nền kinh tế thị trường với xu hướng toàn cầu hoá kinh tế và quốc tế hoá các luồng tài chính đã làm thay đổi căn bản hệ thống ngân hàng, hoạt động kinh doanh ngày càng trở nên phức tạp. Thực tế đó đòi hỏi hệ thống các NHTM nói chung và NHCSXH nói riêng phải có những cải cách mạnh mẽ để nâng cao năng lực quản trị rủi ro. Rủi ro là một điều rất phổ biến và gần như mang tính tất yếu đối với mọi hiện tượng cả trong tự nhiên lẫn trong đời sống kinh tế, xã hội của con người. Vì vậy, chấp nhận và đối đầu với rủi ro là một điều bình thường, không tránh khỏi, nhưng vấn đề đặt ra ở đây không phải có hay không có rủi ro, mà ở chỗ phải phòng ngừa để giảm thiểu rủi ro ở mức chấp nhận được.

Đối với mỗi loại hình hoạt động ngân hàng sẽ có những cách ứng xử khác nhau khi xảy ra rủi ro tín dụng bởi mức độ ảnh hưởng về mặt kinh tế, xã hội là khác nhau. Rủi ro tín dụng trong các loại hình NHTM sẽ có tác động rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của tổ chức đó, mức độ ảnh hưởng trực tiếp về mặt hiệu quả kinh tế nhiều hơn về mặt xã hội. Nhưng rủi ro trong hoạt động của NHCSXH có những nét đặc thù riêng, không những ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế mà nó tác động và ảnh hưởng to lớn về mặt xã hội.

Luận văn “Quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam” tập trung phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh thông qua các quy trình xử lý nghiệp vụ mà bộc lộ những rủi ro tiềm ẩn ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của chi nhánh có thể chưa gây nguy hại trước mắt nhưng sẽ gây nhiều trở ngại về lâu dài cho hoạt động của ngân hàng. Luận văn đưa hướng đến chủ yếu là việc hoàn thiện các các quy trình hiện tại trong nghiệp vụ ngân hàng nhằm giảm thiểu tối đa những sai sót có tính chủ quan từ các nhân tố bên trong của ngân hàng như cơ chế quản lý, quy trình phê duyệt, thao tác nghiệp vụ, trình độ năng lực của nhân viên, hướng đến việc sử dụng các phương pháp để đo lường được rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng để chủ động trích lập dự phòng rủi ro, có chiến lược định giá cho vay để bù đắp những thiệt hại do các nguyên nhân chủ quan bên ngoài.

Quản trị rủi ro tín dụng trong NHCSXH là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải có một quá trình thực nghiệm lâu dài. Do thời gian và khả năng nghiên cứu hạn chế, cũng như số liệu thu thập chưa phản ánh đầy đủ tình hình thực tế tại ngân hàng, luận văn chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Rất mong muốn nhận được sự góp ý của thầy cô trong hội đồng nhà trường, để luận văn của bản thân được hoàn thiện hơn./.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN DONG A\LUAN VAN DONG A\CHAU NGOC LOI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *