Quản trị rủi ro đối với hàng hoá nhập khẩu tại Cục Hải quan

Quản trị rủi ro đối với hàng hoá nhập khẩu tại Cục Hải quan

Quản trị rủi ro đối với hàng hoá nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam

1. Tính cấp thiết của đề tài

Quản trị rủi ro về cơ bản là quá trình xác định, phân tích và đánh giá những nguy cơ tiềm ẩn nhằm đưa ra các biện pháp hạn chế hoặc giảm thiệt hại do những nguy cơ đó mang lại. Rủi ro luôn tồn tại trong tất cả các lĩnh vực, từ những công việc giản đơn của cuộc sống cho đến các hoạt động kinh doanh, thương mại, đầu tư, tài chính, tín dụng, ngân hàng… Vậy nên quản trị rủi ro như một chiếc xương sống chạy qua tất cả các lĩnh vực giúp cho mọi hoạt động trở nên hiệu quả hơn.

Hải quan Quảng Nam được giao nhiệm vụ kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Đặc biệt trong bối cảnh chính phủ hướng tới tạo thuận lợi cho Doanh nghiệp, Tổng cục hải quan cam kết giảm thiểu sự can thiệp của Hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, rút ngắn thời gian thông quan, đòi hỏi Cục hải quan tỉnh Quảng Nam cần chú trọng hơn vào việc tạo thuận lợi thương mại, đồng thời vẫn đảm bảo kiểm soát việc tuân thủ pháp luật Hải quan thì việc nghiên cứu, làm rõ để có được cách nhìn sát, đúng, khách quan về quản trị rủi ro, đồng thời đề ra được các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro, tạo ra sự “cân bằng giữa tạo thuận lợi và kiểm soát”, nâng cao năng lực quản lý cho Hải quan tỉnh Quảng Nam.

Để tăng cường công tác quản trị rủi ro vào hoạt động nghiệp vụ Hải quan đạt được chất lượng và hiệu quả cao, cần nghiên cứu một cách toàn diện và chuyên sâu về lĩnh vực nhằm đưa ra các giải pháp và kiến nghị để công tác quản trị rủi ro chứng tỏ được vai trò là phương tiện hữu hiệu của cơ quan Hải quan. Xuất phát từ thực tiễn trên, học viên đã chọn đề tài “Quản trị rủi ro đối với hàng hoá nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam” để thực hiện luận văn tốt nghiệp.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu tổng quát: Phân tích, đánh giá các thực trạng công tác quản trị rủi ro trong đối với hàng hoá nhập khẩu tại hải quan tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam, từ đó đề xuất giải pháp, kiến nghị hoàn thiện công tác quản trị rủi ro đối với hàng hóa nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

– Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về quản trị rủi ro hải quan nói chung quản trị rủi ro đối với hàng hoá xuất nhập khẩu nói riêng.

– Phân tích thực trạng công tác quản trị rủi ro đối với hàng hoá xuất nhập khẩu tại hải quan tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam.

– Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro đối với hàng hoá nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam.

2.3. Câu hỏi nghiên cứu:

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là công tác quản trị rủi ro đối với hàng hoá nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam.

Phạm vi nghiên cứu tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam, số liệu được thu thập trong thời gian 2019-2021 để phân tích đánh giá.

4. Phương pháp nghiên cứu

– Luận văn được nghiên cứu theo phương pháp nghiên cứu hỗn hợp.

– Về phương pháp phân tích, luận văn giới hạn sử dụng một số kỹ thuật phân tích thống kê mô tả.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

5.1. Ý nghĩa khoa học

Đề tài nghiên cứu góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm các cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý, quy trình liên quan đến quản trị rủi ro đối với hàng hoá xuất nhập khẩu tại hải quan.

5.2. Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài đánh giá được thực trạng và đưa ra những ưu điểm và hạn chế cũng như các yếu tố tác động đến việc triển khai áp dụng quản lý rủi ro đối với hàng hoá nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam; Đồng thời, đề tài đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong thủ tục hải quan nhằm mang lại lợi ích kinh tế cho đơn vị, doanh nghiệp và cho xã hội.

6. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1 : Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro trong quản lý hoạt động nhập khẩu hàng hóa tại Hải quan.

Chương 2 : Thực trạng công tác quản trị rủi ro đối với hàng hoá nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam.

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro đối với hàng hoá nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam.

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HÓA

1.1. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản

1.1.1.1. Rủi ro

Về mặt hình thức, thuật ngữ rủi ro có thể là một khái niệm tương đối đơn giản. Trong giao tiếp thường ngày, khi ai đó nói có rủi ro trong một tình huống cụ thể, chúng ta sẽ dễ dàng hiểu rằng trong hoàn cảnh đó, có một sự không chắc chắn về kết quả và tồn tại xác suất xảy ra kết quả không như mong muốn, kỳ vọng. Mặc dù vậy, tính đến nay vẫn chưa có được định nghĩa thống nhất về rủi ro.

Theo trường phái truyền thống thì “Rủi ro được xem là điều không lành, điều không tốt bất ngờ xảy đến” (Hoàng Khuê, 2021), Theo (Nguyễn Lê Cường & Nguyễn Thị Hoài Lê, 2020) “Rủi ro khả năng có điều gì đó tồi tệ xảy ra vào một thời điểm nào đó trong tương lai, một tình huống có thể nguy hiểm hoặc có kết quả xấu, chúng là những điều không chắc chắn có thể xảy ra hoặc kết quả không thể dự đoán được với sự chắc chắn.

Theo trường phái trung hòa của nhóm tác giả (Đoàn Thị Hồng Vân, et al., 2013) “rủi ro được coi là sự bất trắc có thể đo lường được; là tổng hợp những ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác suất; là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả, nó có thể xuất hiện trong hầu hết mọi hoạt động của con người nhưng không thể dự đoán được chính xác kết quả. Sự hiện diện của rủi ro gây nên sự bất ổn định. Nguy cơ rủi ro phát sinh bất cứ khi nào một hành động dẫn đến khả năng được hoặc mất không thể đoán trước

1.1.1.2. Rủi ro trong lĩnh vực hải quan

Ở Việt Nam, theo quy định Luật Hải quan (Nguyễn Sinh Hùng, 2014), rủi ro được giải thích là “nguy cơ không tuân thủ pháp luật về hải quan trong việc thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải”.

1.1.1.3. Rủi ro trong quản lý hoạt động nhập khẩu hàng hóa

Rủi ro trong quản lý hoạt động nhập khẩu hàng hóa là một trong những nội dung nghiệp vụ chính của cơ quan Hải quan. Với nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của Luật Hải quan và quy định khác của pháp luật có liên quan; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

1.1.1.4. Quản lý rủi ro

Dù được nhìn nhận ở các góc độ khác nhau nhưng các quan niệm về quản lý có sự thống nhất chung và theo đó, quản lý chính là sự tác động có định hướng, có tổ chức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý bằng các cách thức nhất định nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Mục tiêu có thể đã được xác định trước khi hình thành tổ chức hoặc có thể do người đứng đầu tổ chức xây dựng và giao tổ chức thực hiện hoặc cũng có thể là do các thành viên trong tổ chức cùng thống nhất xây dựng

1.1.1.5. Quản trị rủi ro

Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện, liên tục và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro, đồng thời tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội thành công (Đoàn Thị Hồng Vân, et al., 2013). Hoặc nếu hiểu theo cách ngắn gọn thì quản trị rủi ro là hoạt động nhằm từng bước giảm thiểu đến mức thấp nhất những chi phí về rủi ro và làm tối đa hóa những lợi ích của rủi ro (Nguyễn Lê Cường & Nguyễn Thị Hoài Lê, 2020).

1.1.2. Đặc trưng, nguồn gốc và phân loại rủi ro hàng hóa nhập khẩu

1.1.2.1. Đặc trưng của rủi ro

Giống như rủi ro chung, rủi ro hàng hóa nhập khẩu có thể đo lường được và có những đặc trưng cơ bản như sau:

Thứ nhất, rủi ro luôn gắn với tần suất có thể xảy ra, tức là số lần rủi ro có khả năng xuất hiện trong một thời gian, một phạm vi lĩnh vực nhất định. Nó được thể hiện bằng xác suất hoặc khả năng xuất hiện của biến cố.

Thứ hai, rủi ro luôn gắn với biên độ, mức độ, thể hiện bằng giá trị của các biến cố hoặc tác động của các biến cố, hay nói cách khác, đó là hậu quả rủi ro, là những thiệt hại, tác động, ảnh hưởng tiêu cực có khả năng xảy ra.

1.1.2.2. Nguồn gốc phát sinh rủi ro

Rủi ro hàng hóa nhập khẩu hay rủi ro trong quản lý hoạt động nhập khẩu hàng hóa có thể phát sinh từ nhiều nguyên nhân nhưng tựu chung lại, rủi ro này có thể bắt nguồn từ một số yếu tố cơ bản gồm: môi trường, chủ thể quản lý, đối tượng quản lý và yếu tố chủ quan của con người.

1.1.2.3. Phân loại rủi ro

Căn cứ theo những mục đích, phạm vi và tiêu chí nhất định, người ta có thể phân loại rủi ro với những nhóm loại rủi ro. Các tiêu chí phân loại cơ bản có thể dựa trên tính chất, mức độ của rủi ro; theo các góc độ kinh tế, tài chính; theo cơ chế đánh giá rủi ro; theo nguồn gốc, hậu quả rủi ro…

Theo đó, các rủi ro chủ yếu trong quản lý đối với hàng hóa xuất nhập khẩu nói chung và hàng nhập khẩu nói riêng bao gồm:

– Rủi ro trong khâu vận chuyển hàng hóa qua biên giới

– Rủi ro trong khai báo hải quan

– Rủi ro trong thực thi thủ tục hải quan

– Rủi ro trong tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của đơn vị

Quản trị rủi ro đối với hàng hoá nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam
Quản trị rủi ro đối với hàng hoá nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam

1.2. VAI TRÒ VÀ NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HÓA

1.2.1. Vai trò của quản trị rủi ro

– Giúp nâng cao khả năng ngăn ngừa và phòng tránh rủi ro, từ đó có thể giúp cơ quan Hải quan điều phối, sử dụng các nguồn lực có giới hạn nhưng đem lại hiệu quả trong bối cảnh bùng nổ các hoạt động, giao dịch thương mại quốc tế những năm gần đây;

– Giúp giảm thiểu, hạn chế các tác động bất lợi, các vấn đề, hậu quả rủi ro phát sinh, từ đó góp phần giúp cơ quan Hải quan thực hiện có hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ của mình, giúp người quản lý, điều hành, nhân sự cấp cao của đơn vị đưa ra quyết định đúng đắn và có thể chủ động phòng ngừa, kịp thời ngăn chặn hoặc có những biện pháp xử lý rủi ro phù hợp;

– Góp phần giảm thiểu chi phí hành chính, chi phí vận hành tổ chức bộ máy để có thể duy trì mục tiêu tạo thuận lợi thương mại cùng với mức độ kiểm soát phù hợp.

– Giúp cơ quan, tổ chức đáp ứng, thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật, cam kết quốc tế, mục tiêu, yêu cầu thực hiện từ cơ quan chủ quản, quản lý cấp trên;

1.2.2. Nguyên tắc cơ bản của quản trị rủi ro

Thứ nhất, hệ thống quản trị rủi ro phải được thiết lập và vận hành phù hợp với quy định của pháp luật, phù hợp với những điều kiện hoạt động thực tế của công tác quản lý nhà nước về hải quan, phù hợp với môi trường kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa thương mại.

Thứ hai, hệ thống quản trị rủi ro có cơ cấu tổ chức hoàn chỉnh, có cơ chế vận hành thống nhất với quy trình quản trị rủi ro có thể xử lý được các rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động;

Thứ ba, hệ thống quản trị rủi ro được xây dựng đảm bảo khả năng xác định rủi ro, đo lường, theo dõi, báo cáo và xử lý rủi ro có hiệu quả;

Thứ tư, công tác quản trị rủi ro phải được thực hiện độc lập, bộ phận quản trị rủi ro phải được tổ chức tách biệt với các bộ phận tác nghệp khác nhằm đảm bảo tính khách quan, trung thực, thống nhất

1.3. NỘI DUNG QUẢN TRỊ RỦI RO

1.3.1. Lập kế hoạch quản trị rủi ro

1.3.2. Xây dựng chính sách quản trị rủi ro

1.3.3. Phương pháp, công cụ xác định, nhận diện và đo lường, phân tích, đánh giá rủi ro

1.3.4. Thực hiện kiểm soát, phòng ngừa và ứng phó rủi ro

1.4. MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO

1.4.1. Nguồn nhân lực

1.4.2. Nguồn lực công nghệ

1.4.3. Quy mô, đặc điểm hàng hóa

1.4.4. Người khai hải quan

1.4.5. Các quy định, quy trình quản lý rủi ro hải quan hiện hành

1.5. MỘT SỐ KINH NGHIỆM THỰC HIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO

1.5.1. Kinh nghiệm quản lý hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Hải quan Hàn Quốc 

1.5.2. Kinh nghiệm hải quan số

1.5.3. Bài học kinh nghiệm đối với cơ quan Hải quan

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO
ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN
TỈNH QUẢNG NAM

2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAT VỀ CỤC HẢI QUAN TỈNH QUẢNG NAM

2.2. TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TẠI HẢI QUAN QUẢNG NAM

2.3. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HÓA

2.3.1. Tình hình phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật hải quan

Số liệu thống kê về tình hình phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật hải quan thời gian qua đối với hoạt động nhập khẩu hàng hóa tại địa bàn giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2021 cho thấy chủ yếu là các vi phạm hành chính (chiếm tới 99% tổng số vụ và 78% tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính), trung bình mỗi năm phát hiện, xử lý 76 vụ vi phạm loại này với tổng tiền phạt trên 1,85 tỷ đồng/ năm. Tuy nhiên, xét về mức độ nghiêm trọng, hậu quả rủi ro (biểu hiện gián tiếp qua số tiền xử phạt vi phạm) thì loại vi phạm hành chính tại địa bàn đang có xu hướng tăng mạnh về mức độ gian lận, vi phạm.

Bảng 2.1: Vi phạm trong nhập khẩu hàng hóa giai đoạn 2018-2021

TTLoại vi phạmNăm 2018Năm 2019Năm 2020Năm 2021
Số vụ(triệu đồng)Số vụ(triệu đồng)Số vụ(triệu đồng)Số vụ(triệu đồng)
1Buôn lậu vận chuyển trái phép hàng hóa2503,80 0 11.584
2Vi phạm hành chính721.656,4902.285,868765,9732.705,4
3Vi phạm khác0 0 0 0 
CỘNG742.160,2902.285,868765,9744.289,4

Nguồn : Tổng hợp từ Báo cáo tổng kết – Cục HQ tỉnh Quảng Nam

2.2.2. Thực trạng công tác nhận diện và kiểm soát rủi ro

Số liệu vụ việc kiểm tra, phát hiện qua các hoạt động nghiệp vụ thanh tra-kiểm tra, kiểm tra sau thông quan cho thấy công tác quản trị rủi ro của đơn vị bắt đầu từ năm 2020 đến nay đã hướng đến đúng đối tượng rủi ro với biện pháp, phương pháp kiểm soát rủi ro phù hợp. Nếu như trong năm 2019, số lượng vụ việc phát hiện, xử lý chưa đến 100 vụ thì trong những năm tiếp theo, mỗi năm đều phát hiện, xử lý gấp hơn 10 lần, trên 1.000 vụ/ năm.

Bảng 2.2: Rủi ro phân loại hàng hóa nhập khẩu giai đoạn 2019-2021

ĐVT: Số vụ

TTLoại kiểm traNăm 2019Năm 2020Năm 2021
1Kiểm tra, phát hiện trong thông hải quan012
2Kiểm tra, phát hiện qua thanh tra-kiểm tra, kiểm tra sau thông quan8611361060
TỔNG8611371062

Nguồn : tổng hợp từ Báo cáo tổng kết – Cục HQ tỉnh Quảng Nam

Nhằm làm rõ hiệu quả hoạt động của công tác nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan, tác giả đã thực hiện thu thập, tổng hợp số liệu theo dõi, đánh giá hoạt động này, kết quả cho thấy trừ năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 dẫn tới cắt giảm hoạt động kiểm tra sau thông quan thì trong cả giai đoạn từ 2018 đến nay, hiệu quả của biện pháp nghiệp vụ kiểm tra này ngày càng tăng qua mỗi năm.

Bảng 2.3: Kết quả kiểm tra, phát hiện và xử lý sau thông quan

ĐVT: triệu đồng

 Ấn định thuếPhạt VPHC, phạt chậm nộpTổng
Năm 20185.9531.9127.865
Năm 20196.7022.9049.606
Năm 20202.0469122.958
Năm 202111.0032.61513.618
Tổng cộng25.7048.34334.047

Nguồn : tổng hợp từ Báo cáo tổng kết – Cục HQ tỉnh Quảng Nam

Trong thời gian qua, ngoài các rủi ro đã nhận diện và tình hình, kết quả kiểm soát rủi ro như đã nêu trên tại địa bàn Quảng Nam, còn có một số rủi ro khác liên quan đến vấn đề xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu và rủi ro trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa loại hình nhập khẩu tại chỗ, rủi ro trong quản lý hoạt động gia công sản xuất.

Bảng 2.4: Rủi ro xuất xứ hàng hóa nhập khẩu giai đoạn 2019-2021

STTNăm 2019Năm 2020Năm 2021Tổng
1Kiểm tra, xác minh xuất xứ tại nước sản xuất hàng hoá5219
2Xác minh thông tin qua Công hàm5219
3Phát hiện, xử lý vi phạm2 02

Nguồn : tổng hợp từ Báo cáo tổng kết – Cục HQ tỉnh Quảng Nam

Mặc dù số liệu thống kê giai đoạn vừa qua cho thấy về cơ bản các rủi ro này đã được cơ quan Hải quan kiểm soát, số vụ việc vi phạm, xử lý có xu hướng giảm nhưng cần gắn với những tác động, ảnh hưởng tiêu cực của tình hình đại dịch Covid-19 dẫn đến đình trệ hoạt động sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp cũng như việc hạn chế tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra của cơ quan Hải quan.

Bảng 2.5: Rủi ro nhập khẩu hàng hóa tại chỗ giai đoạn 2018-2021

STTNămSố lượng tờ khaiVi phạmTỷ lệ vi phạm
120188.437100,12%
2201910.52340,04%
3202011.444170,15%
4202113.20960,05%
Tổng cộng43.613370,08%

Nguồn : tổng hợp từ Báo cáo tổng kết – Cục HQ tỉnh Quảng Nam

Dữ liệu bảng 2.5 cho thấy số lượng tờ khai tại chỗ tăng theo thời gian nếu như năm 2018 chỉ ở mức 8.437 thì đến năm 2021 lên đến 13.209, cho thấy khối lượng công việc của Cục hải quan nói chung và công tác quản trị rủi ro nói riêng gặp nhiều áp lực trong quá trình hoạt động.

Hoạt động nhập khẩu hàng hóa làm thủ tục tại địa bàn Quảng Nam để phục vụ gia công sản xuất chiếm tỷ trọng khá lớn. Công tác quản trị rủi ro lĩnh vực này đã được đơn vị quan tâm tổ chức thực hiện khá nghiêm túc, bài bản.

Bảng 2.6: Kết quả kiểm tra, kiểm soát rủi ro hoạt động gia công,
sản xuất tại địa bàn giai đoạn 2018-2021

TTHoạt động kiểm tra,
kiểm soát rủi ro
Năm 2018Năm 2019 Năm 2020Năm 2021CỘNG
1Kiểm tra cơ sở, năng lực sản xuất, lưu giữ nguyên liệu, vật tư máy móc thiết bịSố cuộc kiểm tra2120302899
Phát hiện về
vượt quá năng lực, quy mô sản xuất
00000
Trường hợp không đáp ứng quy định về ngành nghề KD00000
Trường hợp
không có CSSX
00000
2Kiểm tra tình hình sử dụng, tồn kho nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, hàng hóaSố cuộc kiểm tra562316
Vi phạm về sử dụng NLVT, máy móc thiết bị không phù hợp SXXK, định mức, thực tế00000
3Kiểm tra báo cáo quyết toánSố cuộc kiểm tra12154435
Vi phạm về
thời hạn nộp báo cáo quyết toán
00134
Vi phạm khác351110

Nguồn : tổng hợp từ Báo cáo tổng kết – Cục HQ tỉnh Quảng Nam

Dữ liệu bảng 2.6 cho chúng ta một bức tranh tổng quan về các rủi ro và vi phạm xảy ra tại địa bản chủ yếu tập trung vào công tác quản lý nội bộ của Doanh nghiệp, nó phản ảnh đúng bản chất và nhận thức về công tác quản lý nội bộ từ bản thân Doanh nghiệp. Từ kết quả này, Cơ quan Hải quan sẽ có những khuyến nghị và biện pháp quản lý phù hợp tình hình thực tế tại địa bàn.

2.3.3. Nhận diện rủi ro tiềm ẩn trong nhập khẩu hàng hóa

Thứ nhất, Kết quả phân tích cho thấy nếu như theo xu hướng chung thể hiện tại Hình 2.2, Hình 2.3 ở trên, kim ngạch giai đoạn 2019-2022 tăng trưởng khá ổn định, không bị tác động nhiều bởi những thời điểm, giai đoạn giãn cách xã hội, đình trệ sản xuất kinh doanh, đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa.

Thứ hai, kết quả phân tích hoạt động nhập khẩu theo loại hình khai báo hải quan thời gian qua tại địa bàn cho thấy ngoài các loại hình như (A12), (E21), (E31) có xu hướng biến động đồng dạng với xu hướng chung của tình hình nhập khẩu tại địa bàn, các loại hình nhập khẩu khác có những sự không ổn định, bất thường hoặc theo chu kỳ (E21), hoặc tăng, giảm với biên độ lớn nhưng không theo quy luật (A43, C11).

2.4. ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO

2.4.1. Nguồn nhân lực thực hiện công tác quản trị rủi ro

Bảng 2.7: Quy mô và năng lực quản trị rủi của nguồn nhân lực giai đoạn 2019-2021

NămTổng nhân sự

(Người)

Quản lý rủi ro (người)Số tờ khai bình quân đầu người của toàn Cục (Tờ khai/người)Số tờ khai bình quân đầu người quản lý rủi ro (Tờ khai/người)
20187611636,34396,3
20197211807,55285,4
20207311939,16232,4
202172111142,87480,2
Q quân73,2511878,35848,5

Nguồn: Thống kê từ Cục HQ tỉnh Quảng Nam

Bảng 2.7, cho thấy quy mô nguồn nhân lực của Hải quan Quảng Nam giai đoạn 2018-2021 là giảm từ 76 người xuống còn 72 người mặc dù nhân sự quản trị rủi ro vẫn giữ nguyên là 11 người. Tuy nhiên điều đáng lưu ý là khối lượng công việc mỗi nhân viên Hải quan phải đảm nhiệm là gia tăng theo thời gian.

Trong bối cảnh tinh giản bộ máy hành chính, tổng biên chế của đơn vị tương đối ổn định và có giảm 1 chút trong thời gian qua, lượng giảm (giảm 4 biên chế) chủ yếu do đến tuổi nghỉ hưu và giảm 1 biên chế công chức loại cũng góp phần áp lực công việc cho công tác quản trị rủi ro của đơn vị.

2.4.2. Quy trình quản trị rủi ro

Theo quy định tại quyết định 2218/QĐ-TCHQ ngày 26/8/2020 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, hiện nay Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam đã tổ chức thực hiện theo đúng quy trình gồm có 05 bước theo quy trình của Tổng cục Hải Quan (Hình 1.1) và quyết định 2218/QĐ-TCHQ có điều chỉnh theo các bước như sau:

Bước 1. Đánh giá tình hình, xác định mục tiêu và yêu cầu QLRR:

Bước 2. Thực hiện đánh giá, phân loại mức độ rủi ro:

Bước 3. Tổng hợp, đánh giá thông tin QLRR để quyết định áp dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro

Bước 4. Thực hiện các biện pháp KSRR:

Bước 5. Theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả việc áp dụng QLRR:

2.4.3. Nguồn lực công nghệ phục vụ công tác quản trị rủi ro

Bảng 2.8: Nguồn lực công nghệ

STTTên thiết bịSố lượngMục đích sử dụng
1Máy Server IBM 65005Chạy các hệ thống nghiệp vụ VCIS, hệ thống Quản lý rủi ro; Hệ thống Quản lý vi phạm 14; hệ thống giám sát trực tuyến; hệ thống Seal định vị điện tử, …
2Máy tính để bàn HP DM 295015Dùng cho CBCC quản trị rủi ro cấp Cục và CBCC quản trị rủi ro cấp chi cục
3Máy phát hiện ma túy cầm tay01Phục vụ cho công tác test nhanh ma túy
4Hệ thống Camera giám sát01 Hệ thống gồm 20 CameraBố trí tại Cục và các chi cục trực thuộc hỗ trợ công tác giám sát trực tuyến
5Thiết bị Seal định vị điện tử80Phục vụ cho công tác giám sát hành hóa thông qua định vị vệ tinh

Nguồn: Thống kê từ Cục HQ tỉnh Quảng Nam

Căn cứ Bảng 2.8 nguồn lực công nghệ có thể thấy cơ bản đáp ứng được nhu cầu công việc hệ thống quản trị rủi ro và công chức làm quản trị rủi ro.

2.4.4. Quy mô hàng hóa nhập khẩu

– Về điều tiết hoạt động kiểm tra hàng hóa nhập khẩu tại địa bàn:

Bảng 2.9: Cơ cấu phân luồng kiểm tra hải quan

Phân luồng
kiểm tra TK NK
Năm
2018201920202021
Luồng XanhSố lượng TK18.16519.97016.91447.735
Tỷ lệ %37,6%34,3%24,7%58%
Luồng VàngSố lượng TK28.76536.58249.96333.817
Tỷ lệ %59,5%62,9%72,9%41,1%
Luồng ĐỏSố lượng TK1.4291.5871.679730
Tỷ lệ %3,0%2,7%2,4%0,9%
Tổng tờ khai NK48359581396855682282

Nguồn: Thống kê từ Cục HQ tỉnh Quảng Nam

Để đạt được mức như vậy là do đã áp dụng quản lý rủi ro, quản trị rủi ro đúng hướng, nhận diện, đánh giá đúng và áp dụng biện pháp kiểm soát rủi ro, biện pháp nghiệp vụ hải quan phù hợp với đối tượng, lĩnh vực rủi ro.

Bên cạnh đó, ngoài việc áp dụng quản lý rủi ro đúng hướng còn có thể nhận thấy tính tuân thủ pháp luật hải quan của các Doang nghiệp hoạt động XNK quan địa bàn tỉnh Quảng Nam thực hiện tốt, cả về yếu tố chủ quan là tính chất mặt hàng không phức tạp do vậy rủi ro đối với hàng hóa XNK tại địa bàn cũng không cao, đồng thời đa số Doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn thường xuyên được Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam tuyên truyền và hỗ trợ tối đa để Doanh nghiệp tuân thủ pháp luật về hải quan.

2.4.5. Về người khai hải quan

Bảng 2.10: Cơ cấu người khai hải quan tại địa bàn

Chỉ tiêuNămSo sánh
2019202020212020/20192021/2020
Doanh nghiệp nhập khẩu2343502981,490,85
Đại lý làm thủ tục nhập khẩu0205062,51,2
Số lượng tờ khai hải quan1.7341.2451.4780,721,18

Nguồn: Thống kê từ Cục HQ tỉnh Quảng Nam

Tuy số lượng tờ khai nhập khẩu có sự sụt giảm như nêu trên nhưng người khai hải quan lại có xu hướng gia tăng, số đại lý làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa năm 2021 đã tăng 3 lần, số lượng doanh nghiệp nhập khẩu tại địa bàn đã tăng 27,4% so với năm 2019.

2.5. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA CỤC HẢI QUAN

2.5.1. Những kết quả đạt được

Cục Hải quan Quảng Nam đã triển khai thực hiện các quy định, hướng dẫn quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan, sử dụng kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan.

Đơn vị đã tổ chức thực hiện triệt để công tác thu thập xử lý thông tin theo Kế hoạch hàng năm của Tổng cục Hải quan.

Công tác thu thập thông tin hồ sơ doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn Cục Hải quan Quảng Nam phục vụ công tác quản lý, quản trị rủi ro đã được phía cộng đồng doanh nghiệp hưởng ứng, phối hợp, cung cấp thông tin khá đầy đủ về nội dung và thời hạn.

Kênh phối hợp cung cấp, chưa sẻ thông tin của các đơn vị nghiệp vụ thuộc Cục với đơn vị được giao chuyên trách công tác quản lý, quản trị rủi ro có những bước tiến, bước đầu đi vào chiều sâu trong những năm gần đây.

Hệ thống công nghệ thông tin của đơn vị được trang cấp đầy đủ, ứng dụng một số hệ thống mới, hiện đại.

Đặc biệt, cơ quan Hải quan đã luôn đồng hành cùng doanh nghiệp thông qua việc đẩy mạnh cải cách, hiện đại hoá, tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động thương mại hợp pháp của cộng đồng doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói chung và nhập khẩu hàng hóa tại địa bàn nói riêng. Từ đó đã góp phần rút ngắn thời gian và chi phí khi làm thủ tục thông quan tại các Chi cục Hải quan.

2.5.2. Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

2.5.2.1. Một số tồn tại, hạn chế

Quá trình khai thác thông tin phục vụ phân tích, đánh giá rủi ro còn nhiều hạn chế do phải truy xuất nhiều cơ sở dữ liệu, các cơ sở dữ liệu còn rời rạc, thiếu tính liên kết… gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản trị rủi ro.

Một số cán bộ chưa được đào tạo chuyên sâu nên chưa tích lũy được đầy đủ kiến thức cũng như chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực mình mới đảm nhận.

Một số biện pháp thu thập thông tin được đưa ra nhưng chưa được triển khai thực hiện triệt để tại đơn vị, chưa đảm bảo tính thường xuyên, liên tục.

Nhận thức của doanh nghiệp tại địa bàn về tầm quan trọng, lợi ích của việc cung cấp thông tin, việc tuân thủ pháp luật còn hạn chế.

Mặc dù đã có quy chế về việc trao đổi cung cấp thông tin giữa cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế nhưng trong quá trình triển khai thực hiện còn gặp rất nhiều vướng mắc.

Lực lượng, nhân sự làm công tác quản trị rủi ro chưa rõ ràng, chủ yếu thực hiện quản lý rủi ro, còn kiêm nhiệm, chưa được đào tạo chuyên sâu nên hiệu quả triển khai công tác này chưa cao.

Sự chủ động của các đơn vị Hải quan các cấp trên địa bàn còn ở mức trung bình, chưa chủ động thực hiện rà soát các doanh nghiệp mới phát sinh làm thủ tục qua địa bàn, các doanh nghiệp hoạt động nhập khẩu tại địa bàn nhưng không thường xuyên.

Hệ thống văn bản hướng dẫn về lĩnh vực quản lý rủi ro đã ban hành và có hiệu lực (Thông tư 81/2019/TT-BTC, Quyết định 2218/QĐ-TCHQ), tuy nhiên do hệ thống thông tin quản lý rủi ro chưa được nâng cấp đầy đủ các tính năng, yêu cầu nghiệp vụ hải quan mới được cập nhật, sửa đổi, bổ sung thời gian qua.

2.5.2.2. Nguyên nhân cơ bản của những tồn tại, hạn chế

– Đội ngũ cán bộ, công chức tại một số đơn vị chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của quản trị rủi ro, kiểm soát rủi ro, của các hoạt động nghiệp vụ từ thu thập, xử lý thông tin quản lý rủi ro đến các hoạt động nghiệp vụ chuyên sâu về lĩnh vực này.

– Việc bố trí, phân công cán bộ, công chức chuyên trách mảng công tác Quản trị rủi ro chưa được quan tâm thỏa đáng.

– Một số đơn vị vẫn thụ động trong công tác thu thập thông tin, chờ đợi kết quả mà không sử dụng biện pháp xác minh thông tin trực tiếp; lượng thông tin cần thu thập, xác minh tại các cơ quan.

Hệ thống thông tin quản lý rủi ro hải quan chưa được nâng cấp, bổ sung các chức năng để phù hợp với những quy định, hướng dẫn được sửa đổi, bổ sung.

Công tác quản trị rủi ro cần có sự kết hợp toàn diện của tất cả các lực lượng trong quy trình nghiệp vụ hải quan từ khâu đăng ký tờ khai, khâu kiểm tra thực tế hàng hóa, khâu giám sát hàng hóa, khâu kiểm tra sau thông quan và toàn thể các bộ phận chuyên môn có liên quan. Nhưng hiện nay chưa có sự đồng bộ rõ rệt như yêu cầu của công tác quản trị rủi ro đặt ra.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
QUẢN TRỊ RỦI RO ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH QUẢNG NAM

3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.1.1. Tổng kết kết quả nghiên cứu, đánh giá

3.1.2. Định hướng phát triển Hải quan Việt Nam

3.1.2.1. Chiến lược phát triển hải quan

3.1.2.2. Quan điểm, nhiệm vụ và định hướng số hóa ngành hải quan

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH QUẢNG NAM

3.2.1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý, quy định, hướng dẫn quản trị rủi ro

Hệ thống văn bản pháp lý, quy định, hướng dẫn hiện nay về áp dụng quản quản lý rủi ro trong các hoạt động nghiệp vụ hải quan có từ Luật Hải quan đến các Nghị định của Chính phủ số 08/2015/NĐ-CP, số 59/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hải quan, Thông tư số 81/2019/TT-BTC quy định về quản lý rủi ro hải quan, và hướng dẫn thực hiện tại Quyết định số 2218/QĐ-TCHQ của Tổng cục Hải quan, chúng tuy đã và đang được áp dụng khá toàn diện tại cơ quan Hải quan các cấp nhưng với góc độ quản trị hoạt động của đơn vị Hải quan tỉnh, thành phố thì các đơn vị này mới đang chủ yếu là thực thi những nội dung quy định, hướng dẫn về công tác quản lý rủi ro, còn thiếu các cơ sở để thực hiện hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tại địa bàn nói chung và cụ thể hơn là quản trị rủi ro hàng hóa, rủi ro trong quản lý hoạt động nhập khẩu.

Cơ sở lý luận, thực trạng hoạt động quản trị rủi ro hàng hóa nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam được học viên nghiên cứu, xây dựng trên cơ sở lăng kính, góc nhìn từ quản trị rủi ro để gắn với hoạt động nghiệp vụ quản lý rủi ro, thực hiện quản lý nhà nước về hải quan.

Từ các vấn đề nêu trên, học viên xây dựng giải pháp với những nội dung, tiến trình cơ bản gồm:

Một là, xây dựng đề án cấp Cục (tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam) về tổ chức hoạt động nghiệp vụ quản trị rủi ro để phát huy vai trò của tập thể Lãnh đạo trong quản trị hoạt động chung của đơn v từ những kết quả nghiên cứu tại đề tài này.

Hai là, Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam xây dựng, ban hành quyết định để triển khai Khung quản trị rủi ro tại Cục.

Ba là, cần thiết xây dựng tiêu chí xác định đối tượng,tình huống và hướng dẫn áp dụng thống nhất về chuyển giao rủi ro nhằm công khai, minh bạch hóa và giúp giảm áp lực đối với cơ quan Hải quan trong tổ chức thực hiện giám sat, kiểm tra hải quan cũng như áp dụng các biện pháp nghiệp vụ hải quan, nghiệp vụ quản lý rui rro, quản trị rủi ro theo quy định.

3.2.2. Hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tại Cục Hải quan

Thứ nhất, tổ chức xây dựng và thực hiện lập kế hoạch quản trị rủi ro phạm vi địa bàn Cục quản lý trên cơ sở xác định đúng các mục tiêu và phương hướng quản trị rủi ro đã đặt ra; xây dựng chi tiết nội dung, chương trình hành động, áp dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro phù hợp với nền tảng quản trị rủi ro qua tiêu chuẩn, tiêu chí nhận diện, phân loại, đánh giá, áp dụng các công cụ, biện pháp kiểm soát, xử lý rủi ro, đánh giá hiệu quả và điều chỉnh để phù hợp điều kiện, hoàn cảnh thực tế.

Thứ hai, tổ chức xây dựng và thực hiện một số chính sách quản trị rủi ro cốt lõi với vai trò định hướng, nguyên tắc, khuôn khổ hành động và đồng thời với đó là một số vấn đề cần hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách quản trị rủi ro này.

Thứ ba, tập trung các nguồn lực để nhận diện, xác định đúng đối tượng, linh vực rủi ro ngay từ trong giai đoạn sớm, dễ kiểm soát, phòng ngừa rủi ro.

Thứ tư, xây dựng sẵn các phương án, kịch bản để tổ chức thực hiện theo kế hoạch, cách thức xử lý rủi ro theo phương án đã đặt ra.

3.2.3. Nâng cao ứng dụng khoa học công nghệ, khoa học quản lý trong quản lý hải quan đối với hoạt động nhập khẩu hàng hóa

3.2.3.1. Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá, xác định mức độ hoàn thiện quản lý rủi ro của các cấp đơn vị

3.2.3.3. Ứng dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả kiểm tra hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu

3.2.4. Xây dựng lực lượng, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn đội ngũ chuyên trách quản trị rủi ro

Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát, quản trị rủi ro hoạt động nhập khẩu hàng hóa của cơ quan hải quan trong thời gian tới, tác giả xây dựng giải pháp với một số nội dung chủ yếu đó là:

Cần chú trọng công tác tuyển dụng, nâng tầm chất lượng đầu vào của công chức Ngành Hải quan.

Trong công tác điều động, luân chuyển cần quy định phải là những cán bộ có kinh nghiệm, đã kinh qua các lớp đào tạo về nghiệp vụ quản lý rủi ro, kiểm soát rủi ro, quản trị rủi ro; tổ chức phân công nhiệm vụ chuyên trách thực hiện nhiệm vụ kiểm soát rủi ro phù hợp với năng lực, sở trường của cán bộ, công chức.

Cần tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản trị rủi ro.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức vững vàng về chính trị, tư tưởng, trong sáng về đạo đức, lối sống, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ trong quá trình giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp.

Chấn chỉnh công tác quản lý, quản trị đơn vị, siết chặt kỷ cương, kỷ luật hành chính, tăng cường kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động công vụ, giải quyết công việc liên quan đến người dân, doanh nghiệp; đảm bảo giải quyết dứt điểm, kịp thời các kiến nghị, phản ánh, tố cáo của người dân và doanh nghiệp, tránh tình trạng giải thích không rõ ràng thay vì giải quyết.

Thực hiện tốt công tác tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác tội phạm, tăng cường tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện các dấu hiệu tội phạm, vi phạm pháp luật để có biện pháp ngăn chặn, nâng cao chất lượng kiểm soát rủi ro, quản trị rủi ro.

Cần phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ trên cơ sở hoàn thiện chiến lược xây dựng, sử dụng hiệu quả đội ngũ phù hợp với tình hình mới. Đồng thời có những biện pháp nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với đội ngũ cán bộ, công chức hải quan.

3.2.5. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho người khai hải quan

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đối với người khai hải quan nhằm nâng cao hiểu biết, ý thức tôn trọng và tự giác chấp hành pháp luật, xây dựng, củng cố và bồi dưỡng tình cảm, thái độ đúng đắn đối với pháp luật, tạo dựng thói quen ứng xử bằng pháp luật của cộng đồng doanh nghiệp nói chung và người khai hải quan, doanh nghiệp hoạt động, có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.

Cần đa dạng hóa các hình thức thực hiện, đảm bảo việc cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin pháp luật, đặc biệt là các văn bản quy phạm pháp luật từ cán bộ công chức hải quan, viên chức, nhân viên, người làm việc trong lĩnh vực hải quan đến người khai hải quan, người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa.

Cung cấp thông tin và hỗ trợ người khai hải quan, doanh nghiệp nắm rõ các quy định của pháp luật về hải quan, pháp luật thuế, pháp luật chuyên ngành, chính sách quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Theo đó, cơ quan Hải quan các cấp thống nhất từ cấp Tổng cục đến cấp Cục, cấp Chi cục Hải quan tỉnh, thành phố cần chủ động, thường xuyên xây dựng các kế hoạch, chương trình tổ chức phổ biến, tuyên truyền cung cấp thông tin pháp luật về hải quan, pháp luật thuế và pháp luật có liên quan.

Cán bộ, công chức hải quan – người trực tiếp thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến cần phải nắm vững pháp luật hải quan, thuế, quy trình thủ tục, nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng hóa và các quy định khác có liên quan; cần có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình tốt, có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, nhiệm vụ được giao, luôn có thái độ lịch sự, tôn trọng và sẵn sàng hỗ trợ người khai hải quan, cộng đồng doanh nghiệp.

Đối với các văn bản quy pham pháp luật, ngay từ giai đoạn dự thảo nội dung quy định cũng cần phải được lấy ý kiến rộng rãi, công khai.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự phát triển mạnh mẽ dựa trên thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ, việc tuyên truyền lại càng có nhiều thuận lợi hơn do có khả năng ứng dụng những tính năng ưu việt của nền tảng số hóa như tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn theo hình thức trực tuyến; qua tài liệu bài giảng trực tuyến; tổ chức các Cuộc thi tìm hiểu pháp luật dưới hình thức trực tuyến.

3.3. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

3.3.1. Đối với Bộ Tài chính

3.3.2. Đối với UBND tỉnh Quảng Nam

3.3.3. Đối với Tổng cục Hải quan

3.3.4. Đối với Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam

KẾT LUẬN

Quản lý hải quan và áp dụng quản lý rủi ro trong các hoạt động nghiệp vụ hải quan tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam được tác giả trong phạm vi đề tài luận văn cấp Thạc sỹ đã nghiên cứu đối soát, so sánh với cơ sở lý luận về quản trị rủi ro nhằm mở ra lĩnh vực mới mẻ – quản trị rủi ro của Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam nói riêng và toàn ngành Hải quan nói chung.

Quản trị rủi ro có những khác biệt nhất định với quản lý rủi ro hải quan hiện nay đang áp dụng, thực hiện theo các cơ sở pháp lý hiện hành từ Luật hải quan, các văn bản dưới luật, Thông tư 81/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính, các văn bản hướng dẫn thực hiện của Tổng cục Hải quan. Sự khác biệt này phần nào đã được tác giả luận văn làm rõ ở ngay Chương 1, minh chứng, gắn với đánh giá thực trạng ở Chương 2 và để đảm bảo thực hiện được những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại 01 địa bàn Cục Hải quan tỉnh, thành phố. Những kết quả nghiên cứu, đề xuất nêu trên đã góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý nhà nước về hải quan. Góc nhìn nhận mới mẻ về quản trị rủi ro hải quan là yếu tố có mang tính khoa học cao, có khả năng được cấp thẩm quyền quan tẩm, định hướng trong quá trình quản lý ngành của mình.

Sản phẩm nghiên cứu này có thể được phát triển ở mức độ nghiên cứu sâu hơn dạng đề tài nghiên cứu khoa học cấp Tổng cục Hải quan, cấp Bộ Tài chính hoặc dạng đề án của Tổng cục Hải quan về xây dựng mô hình thí điểm về quản trị rủi ro hải quan.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN DONG A\LUAN VAN DONG A\DOAN VINH KHA\DOAN VINH KHA

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *