Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình đường sắt tại Ban Quản lý dự án đường sắt Khu vực 2

Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình đường sắt tại Ban Quản lý dự án đường sắt Khu vực 2

Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình đường sắt tại Ban Quản lý dự án đường sắt Khu vực 2

1. Tính cấp thiết của đề tài

Giao thông vận tải đường sắt là một bộ phận quan trọng trong hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội của đất nước, là loại hình vận tải chủ yếu đảm nhận vận tải hàng hóa khối lượng lớn đường dài và trung bình, vận tải hành khách đường dài, liên tỉnh, vận tải hành khách công cộng tại các thành phố lớn, đóng vai trò chủ đạo trong vận tải hành khách trên trục Bắc – Nam và hàng hóa, hành khách trên trục Đông Tây. Việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt được Nhà nước cấp kinh phí cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam quản lý và sử dụng từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước. Công tác quản lý, sử dụng vốn và hoạt động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt tuân thủ theo quy định của Luật đầu tư công, Luật xây dựng, Luật đấu thầu và các quy định khác của pháp luật liên quan.

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 1468/QĐ-TTg ngày 24/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ thì việc đầu tư kết cấu hạ tầng đường sắt trong thời gian tới sẽ có quy mô rất lớn và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, trong bối cảnh đất nước đang khó khăn về nguồn vốn đầu tư thì việc xây dựng phải theo thứ tự ưu tiên, từng bước, hạn chế tối đa không làm tăng tổng mức đầu tư được duyệt, đảm bảo hiệu quả đầu tư của dự án nhất là trong điều kiện môi trường pháp lý, các cơ chế chính sách quản lý kinh tế còn chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ và luôn thay đổi như ở nước ta hiện nay.

Ban Quản lý dự án đường sắt Khu vực 2 là đơn vị sự nghiệp, thành viên của Tổng công ty Đường sắt Việt nam, có nhiệm vụ đại diện Chủ đầu tư thực hiện công tác quản lý, điều hành các dự án xây dựng đường sắt theo quy định của pháp luật. Thời gian qua, Ban QLDA đường sắt KV2 được giao làm đại diện chủ đầu tư các dự án, công trình với quy mô và lượng vốn đầu tư khá lớn. Thông qua kết quả đạt được, một số dự án do Ban 2 quản lý đã hoàn thành góp phần nâng cao tốc độ chạy tàu, nâng cao khả năng đảm bảo an toàn, nâng cao năng lực vận tải, chất lượng phục vụ hành khách của ngành Đường sắt và rút ngắn hành trình chạy tàu Bắc – Nam. Tuy nhiên, quá trình thực hiện, một số dự án vượt tổng mức đầu tư được duyệt, phải điều chỉnh cắt giảm quy mô đầu tư, hầu hết các gói thầu phải điều chỉnh, bổ sung giá trị dự toán vượt kinh phí so với kế hoạch ban đầu dẫn đến hiệu quả đầu tư chưa cao; nguyên nhân thì có nhiều, trong đó nguyên nhân do yếu tố chủ quan như chưa tính đúng, tính đủ so với yêu cầu của thiết kế, thay đổi thiết kế, khối lượng, chủng loại vật tư thiết bi, công nghệ, chậm tiến độ, năng lực quản lý và một số nguyên nhân khách quan như: giải phóng mặt bằng, biến động giá cả thị trường về vật liệu, nhân công hoặc Nhà nước thường xuyên bổ sung cơ chế chính sách …

Từ thực tiễn trên cho thấy, cũng đã và đang còn nhiều khoảng trống về pháp lý và bất cập trong vấn đề tổ chức quản lý cần được nhận thức đúng, đầy đủ và kịp thời để có phương hướng, giải pháp cần thiết để hoàn thiện hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Nhà nước, đây là lý do thúc đẩy tác giả chọn đề tài “Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình đường sắt tại Ban Quản lý dự án đường sắt Khu vực 2” để nghiên cứu, thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

– Nghiên cứu, hệ thống hóa về mặt lý luận và pháp lý liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

– Thu thập dữ liệu các dự án có điều chỉnh tổng mức đầu tư, phân tích đánh giá đúng thực trạng, các nguyên nhân, các mặt hạn chế, vướng mắc dẫn đến điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư của dự án;

– Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác công tác quản lý chi phí đầu tư dự án tại Ban quản lý dự án đường sắt KV2.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a. Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến quản lý chi phí đầu tư dự án tại Ban quản lý dự án đường sắt KV2.

b. Phạm vi nghiên cứu:

Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu, hệ thống hóa những quy định của pháp luật hiện hành về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý chi phí đã thực hiện, những khó khăn, vướng mắc nhằm hoàn thiện, nâng cao năng lực quản lý chi phí đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án đường sắt KV2;

Về không gian: Trong phạm vi các Ban quản lý dự án của Tổng công ty đường sắt Việt Nam.

Về thời gian: Số liệu phục vụ nghiên cứu đề tài được thu thập từ các dự án thực hiện từ năm 2014 đến 2018 tại Ban quản lý dự án đường sắt KV2;

4. Phương pháp nghiên cứu

– Phương pháp nghiên cứu lý luận

– Phương pháp phân tích thống kê, so sánh đối chiếu

– Phương pháp thu thập số liệu

– Phương pháp điều tra, khảo sát, tổng hợp vấn đề, …

5. Tổng quan nghiên cứu đề tài

6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận. Luận văn gồm 3 chương:

– Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý của công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

– Chương 2: Thực trạng công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình đường sắt tại Ban Quản lý dự án đường sắt khu vực 2;

– Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình đường sắt tại Ban Quản lý dự án đường sắt khu vực 2

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

1.1. KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

1.1.1. Khái quát về dự án đầu tư

Quản lý dự án đầu tư xây dựng là quá trình lập kế hoạch cho dự án, thực hiện triển khai dự án, giám sát quá trình thực hiện nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn trong phạm vi Ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu về kỹ thuật và chất lượng.

  • Các lĩnh vực quản lý dự án

Quản lý dự án bao gồm chín lĩnh vực chính cần được xem xét nghiên cứu (theo Viện Nghiên cứu Quản trị Dự án Quốc tế (PMI)) là: Lập kế hoạch tổng quan; Quản lý phạm vi; Quản lý thời gian; Quản lý chi phí; Quản lý chất lượng; Quản lý nhân lực; Quản lý thông tin; Quản lý rủi ro; Quản lý hợp đồng và hoạt động mua bán.

1.1.2. Khái quát về quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Chi phí đầu tư xây dụng công trình của dự án là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dụng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng công trình xây dựng.

Mỗi giai đoạn của quá trình đầu tư xây dựng công trình của dự án thì chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình xuất hiện ở những thành phần và tên gọi khác nhau tùy thuộc chức nãng của nó.

  1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
  2. Giai đoạn thực hiện dự án
  3. Giai đoạn kết thúc dự án

1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

1.2.1. Quản lý tổng mức đầu tư

1.2.2. Quản lý dự toán xây dựng công trình

1.2.3. Quản lý định mức xây dựng, giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng

1.2.4. Quản lý chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

1.2.5. Quản lý thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình

1.2.6. Kiểm soát chi phí

1.2.6.1. Khái niệm về kiểm soát chi phí

Kiểm soát chi phí là hoạt động quản lý thường xuyên liên tục trong suốt quá trình đầu tư xây dựng công trình từ khi lập dự án, thực hiện dự án đến khi kết thúc đưa dự án vào khai thác sử dụng nhằm không phá vỡ hạn mức chi phí đã được xác định, nhằm đưa ra các biện pháp giải quyết hay giảm thiểu chi phí để đảm bảo cho dự án phát huy hiệu quả về kinh tế, xã hội và đem lại lợi ích cho chủ đầu tư.

Nội dung kiểm soát chi phí ở mỗi giai đoạn phụ thuộc vào tính chất giai đoạn và nội dung hình thành chi phí.

1.2.6.2. Mục tiêu của kiểm soát chi phí

Do tính chất và đặc thù của sản phẩm xây dựng nên ở giai đoạn đầu khi hình thành ý tưởng dự án chỉ có thể ước tính hay khái toán mức chi phí phù hợp với từng bước thiết kế, từ thiết kế cơ sở đến thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công, mục tiêu kiểm soát và khống chế chi phí sẽ dần được sáng tỏ và được chính xác hóa dần.

Theo đó, việc kiểm soát sẽ được thực hiện ngay từ khâu lập tổng mức đầu tư (giai đoạn chuẩn bị đầu tư) đến giai đoạn thực hiện đầu tư (khi lập dự toán xây dựng công trình; tổ chức lựa chọn nhà thầu; thanh toán, quyết toán hợp đồng) và giai đoạn kết thúc đầu tư (khi quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình);

1.2.6.3. Kiểm soát chi phí giai đoạn chuẩn bị đầu tư (TMĐT)

1.2.6.4. Kiểm soát chi phí giai đoạn thực hiện đầu tư

1.2.6.5. Kiểm soát chi phí giai đoạn kết thúc đầu tư

1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐƯỜNG SẮT KHU VỰC 2

2.1. GIỚI THIỆU VỀ BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐƯỜNG SẮT KV2

2.1.1. Vị trí pháp lý

2.1.2. Tính chất hoạt động

2.1.3. Sơ đồ tổ chức

2.1.4. Thực trạng hoạt động quản lý tại RPMU2 theo cơ cấu tổ chức hiện tại

Với cơ cấu các phòng ban như trình bày ở trên là chưa phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của RPMU2, hiện nay phòng Kế hoạch kỹ thuật đang quản lý toàn diện từ khâu chuẩn bị dự án, thực hiện dự án cho đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình vào sử dụng bao gồm cả công tác kiểm soát chi phí xây dựng, hợp đồng xây dựng và công tác giải phóng mặt bằng là quá lớn.

Ngoài công tác quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, phòng Kế hoạch kỹ thuật còn là đầu mối chủ trì số liệu giải ngân kế hoạch vốn giao hàng năm; tổng hợp, kiểm soát số vốn thanh toán cho từng công việc, hạng mục công trình không vượt dự toán được duyệt đối với trường hợp chỉ định thầu; tổng số vốn thanh toán cho dự án không được vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt. Số vốn thanh toán cho dự án trong năm (bao gồm cả tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành) không vượt kế hoạch vốn cả năm đã bố trí cho dự án.

Việc chức năng giám sát thi công xây dựng hiện trường thuộc trách nhiệm của phòng Tư vấn giám sát; đối với các công trình quy mô nhỏ RPMU2 tự thực hiện giám sát thi công xây dựng, những dự án nhóm A và dự án quy mô lớn, tính chất kỹ thuật phức tạp, phạm vi trải dài RPMU2 ký hợp đồng thuê đơn vị khác thực hiện thông qua lựa chọn nhà thầu tư vấn giám sát.

Có thể nói, với khối lượng công việc lớn như vậy đòi hỏi cao về chất lượng, hiệu quả và tiến độ, đặc biệt là các công trình khẩn cấp vừa thiết kế vừa thi công gấp rút hoàn thành đáp ứng yêu cầu cấp bách về an toàn giao thông nhưng lực lượng cán bộ chuyên viên trực tiếp tham gia quản lý tại RPMU2 còn rất hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp, tính sáng tạo chưa cao, năng lực cán bộ không đồng đều, công nghệ áp dụng chưa hiện đại, thiếu kinh nghiệm chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Hiện nay, Ban chưa có bộ phận quản lý chất lượng để kiểm soát độc lập cũng như chưa có quy định kiểm tra chéo công việc của nhau giữa các phòng ban nhằm phát hiện các tránh sai sót có thể xảy ra;

2.1.5. Năng lực về nhân sự trong hoạt động quản lý dự án

Để thấy được thực trạng nguồn nhân lực của RPMU2, tác giả phân tích các nội dung về trình độ, chuyên ngành đào tạo của cán bộ nhân viên, số liệu về nguồn nhân lực của RPMU2 và cơ sở vật chất được thống kê trong bảng 2.1; 2.2; 2.3

Bảng 2.1: Trình độ của cán bộ CNV tại RPMU2

STTTrình độ đào tạoSố lượng (người)Tỷ lệ
1Trình độ trên đại học00%
2Trình độ đại học30100%
3Trình độ cao đẳng00%
4Trình độ trung cấp00%
Tổng cộng:30

(Nguồn: Ban Quản lý dự án ĐS khu vực 2)

Bảng 2.2: Chuyên ngành đào tạo của cán bộ CNV tại RPMU2

STTChuyên ngành đào tạoSố lượng (người)Tỷ lệ
1Kỹ sư xây dựng cầu đường, cầu hầm2066%
2Kỹ sư dân dụng và công nghiệp00%
3Kỹ sư đường sắt310%
4Kỹ sư thông tin, tín hiệu27%
5Kiến trúc sư13%
6Cử nhân kế toán414%
7Quản trị kinh doanh00%
Tổng cộng:30

(Nguồn: Ban Quản lý dự án ĐS khu vực 2)

Bảng 2.3: Chứng chỉ hành nghề xây dựng của cán bộ CNV tại RPMU2

TTLĩnh vực hoạt động xây dựngSố lượng (người)Ghi chú
1Chứng chỉ hành nghề quản lý dự án10
2Chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng5
3Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng14
4Chứng chỉ hành nghề đấu thầu11
5Chứng chỉ hành nghề kế toán3

(Nguồn: Ban Quản lý dự án ĐS khu vực 2)

* Ghi chú: Một người có thể có hai chứng chỉ hành nghề trở lên

Nhận xét: Qua các bảng thống kê trên ta nhận thấy:

  • Về chuyên ngành đào tạo: Theo thống kê các bảng trên RPMU2 vẫn còn hạn chế một số chuyên ngành liên quan đến chất lượng quản lý dự; bên cạnh đó, công tác quản lý dự án đòi hỏi phải có nhiều bộ môn cùng tham gia, vì vậy tình trạng một cá nhân phải kiêm nhiệm nhiều chuyên ngành khác tại RPMU2 dẫn đến chất lượng công việc vẫn còn xảy ra nhiều sai sót ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý chi phí đầu tư tại các dự án;
  • Về chứng chỉ hành nghề xây dựng (CCHN): Hiện nay, quy định của Luật xây dựng những cá nhân trực tiếp tham gia quản lý dự án phải có CCHN phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận, với số lượng, quy mô của các dự án được giao quản lý hàng năm như hiện nay, số lượng nhân sự có CCHN còn hạn chế, như CCHN quản lý dự án, kỹ sư định giá …

2.1.6. Cơ sở vật chất

Bảng 2.4: Trang thiết bị phục vụ công việc tại RPMU2

STTTên thiết bịSố lượngMục đích sử dụngTình trạng hoạt động
1Máy tính cá nhân (để bàn, laptop)36Tính toán, kiểm tra, lập báo cáoTốt
2Máy in Laze A302In tài liệuTốt
3Máy in Laze A409In tài liệuTốt
4Máy Pho tô02Pho tô tài liệuTốt
5Máy Fax01Fax tài liệuTốt
6Điện thoại liên lạc07Liên lạcTốt
7Máy chụp ảnh10Phục vụ nghiệm thu CTTốt
8Máy thủy bình01Kiểm tra thi công XDTốt
9Máy Kính vỹ01Kiểm tra thi công XDTốt
10Các dụng cụ, thiết bi đo lường khácT.bộPhục vụ TVGS kiểm tra thi công xây dựngTốt

(Nguồn: Ban Quản lý dự án ĐS khu vực 2)

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐƯỜNG SẮT KHU VỰC 2 (RPMU2)

2.2.1. Tổng quan về các dự án của RPMU2

Những năm vừa qua, RPMU2 đã có nhiều nỗ lực triển khai nhiều dự án đạt được một số kết quả tích cực, thực hiện được nhiều công trình quy mô lớn, góp phần nâng cao năng lực vận tải của toàn ngành giao thông nói chung và ngành đường sắt nói riêng. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế nhất định trong công tác quản lý chi phí, việc thanh quyết toán kéo dài, công trình triển khai dở dang, chậm được đưa vào sử dụng khiến hiệu quả đầu tư còn thấp.

2.2.2. Thực trạng công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng của Ban Quản lý dự án ĐS khu vực 2

Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình đường sắt tại Ban Quản lý dự án đường sắt Khu vực 2
Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình đường sắt tại Ban Quản lý dự án đường sắt Khu vực 2

2.2.2.1. Thực trạng công tác quản lý tổng mức đầu tư xây dựng.

Qua số liệu được tổng hợp ở bảng 2.6, hầu hết các dự án bị vượt TMĐT đến hàng chục tỷ đồng. Để làm rõ thực trạng công tác quản lý tổng mức đầu tư tại RPMU2, bằng các số liệu cụ thể quá trình thực hiện TMĐT dự án, tác giả đưa ra bảng tổng hợp so sánh chi tiết TMĐT trước và sau khi điều chỉnh của một số dự án nổi cộm như sau:

2.2.2.2. Thực trạng công tác quản lý dự toán xây dựng

Dự toán xây dựng công trình là một nội dung trong hồ sơ thiết kế công trình thuộc giai đoạn thưc hiện dự án, nó là hạn mức quyết định tới các chi phí trong lúc đấu thầu, trong giai đoạn thanh, quyết toán khi hoàn thành xây dựng công trình.

Qua bảng 2.9 ta thấy công tác giám sát kiểm tra, kiểm soát chi phí chưa được RPMU2 quan tâm đúng mức, tình trạng sai sót vẫn còn nhiều; kết quả sau thẩm định chênh lệch tương đối lớn.

2.2.2.3. Thực trạng công tác quản lý định mức, quản lý đơn giá XDCT

  1. Thực trạng công tác quản lý định mức:
  • Công tác lắp đặt ghi đường sắt khổ 1000mm theo mã hiệu định mức AD.52110 (ĐM 1776/2007) là ray P43, P38 tg1/10 dài ghi 24,414m đặt trên tà vẹt gỗ; đơn giá dự toán của công tác này bao gồm vật liệu, nhân công và các khoản mục chi phí tỷ lệ phần trăm (trực tiếp phí khác 2%, chi phí chung 5,5% và thu nhập chịu thuế tính trước 6%). Đối với các gói thầu lắp đặt ghi đường sắt do RPMU2 quản lý thì bộ ghi, tà vẹt và phụ kiện do RPMU2 tổ chức mua sắm, cung cấp cho nhà thầu thi công, tính chất kỹ thuật của bộ ghi này khác với bộ ghi trong định mức (là ray P50 tg1/10 dài ghi 24,984m đặt trên tà vẹt bê tông dự ứng lực) nhưng RPMU2 vẫn để tư vấn áp dụng mã định mức trên là chưa phù hợp với công nghệ mới, vật liệu mới và biện pháp thi công của gói thầu; tại khoản mục hao phí vật liệu RPMU2 vẫn chấp nhận đưa giá trị bộ ghi, tà vẹt, phụ kiện vào định mức để xác định đơn giá lắp đặt cho nhà thầu là chưa phù hợp dẫn đến chênh lệch tăng 230 triệu đồng/01 bộ do tăng các chi phí: trực tiếp phí khác 2%, chi phí chung 5,5% và thu nhập chịu thuế tính trước 6%;
  • Áp dụng mã hiệu định mức AB.11623 (ĐM 1776/2007) cho công tác đào đất đặt đường ống, đường cáp “không mở mái ta luy” là không phù hợp với phương án thi công chủ đạo đã được phê duyệt là “có mở mái ta luy” (mã hiệu AB.11613 – ĐM 1776/2007) do mức độ của công việc đào đất không mở mái ta luy khó hơn, nhân công cao hơn dẫn đến giá trị gói thầu bị đẩy lên nhưng không đúng với giá trị thực tế thực hiện;
  • Trong công tác sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn, hao phí định mức đã bao gồm việc xếp cấu kiện vào vị trí tại bãi sản xuất; đối với công tác bê tông dầm cầu đổ bằng cần cẩu, RPMU2 áp dụng định mức AG.12130 (ĐM 1776/2007) là chưa phù hợp với yêu cầu kỹ thuật;
  • Đối với các công trình sử dụng vốn Ngân sách, thực hiện hình thức chỉ định thầu thì phải thanh toán đúng định mức, đơn giá quy định của Nhà nước (thực thanh, thực chi).
  1. Thực trạng công tác quản lý đơn giá xây dựng công trình:
  • Không khảo sát bãi đổ đất thải nhưng tính cự ly vận chuyển là 7km đối với hầu hết các công trình; tính tỷ lệ đào, đắp đất 30% khối lượng bằng thủ công là không có cơ sở; tính tỷ lệ tận dụng đất đào ra để đắp không có cơ sở (tận dụng 50% đối với đất đào rãnh, đất đào nền đường); vật tư cũ thu hồi còn tốt sử dụng lại trong công trình tính bằng 50% giá trị vật tư mới là không có cơ sở.
  • Áp đơn giá khoan, đào đất không đúng với cấp đá, cấp đất theo hồ sơ báo cáo kết quả khảo sát địa chất đã được nghiệm thu; áp nhóm nhân công chưa phù hợp với tính chất công việc; mức lương cơ sở đầu vào tại một số công trình chưa phù hợp với mặt bằng giá nhân công xây dựng, không sử dụng đơn giá nhân công công bố của địa phương mà sử dụng mức lương tối thiểu vùng của Chính phủ ban hành để lập, quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
  • Đối với một số công tác đặc thù chưa có trong hệ thống định mức, hoặc loại vật liệu mới, ít thông dụng trên thị trường tư vấn thường tham khảo công trình tương tự để tạm tính (thường vo một cục) mà không phân tích, xem xét thấu đáo mức độ phù hợp đối với công trình, gây khó khăn trong quá trình quản lý chi phí, nghiệm thu và thanh quyết toán công trình.

2.2.2.4. Thực trạng công tác quản lý chi phí quản lý dự án, tư vấn đầu tư xây dựng công trình.

  1. Công tác quản lý chi phí quản lý dự án

– Khoản thu từ nguồn chi phí quản lý dự án trong tổng mức đầu tư của các dự án được giao nhiệm vụ quản lý.

– Khoản thu từ các hoạt động dịch vụ tư vấn đầu tư trong tổng mức đầu tư của dự án được giao nhiệm vụ quản lý;

– Khoản thu từ các hoạt động quản lý dự án, tư vấn đầu tư xây dựng được, chủ đầu tư, Ban QLDA khác ủy nhiệm, ủy thác. Mức thu theo hợp đồng được ký kết, không trái với quy định của pháp luật;

– Thu từ việc tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (ngoài khoản chi phí tổ chức thực hiện công tác GPMB thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư đã được tính trong chi phí quản lý dự án được giao);

– Các khoản thu hợp pháp khác (nếu có) như: tổ chức phân loại, đánh giá và bàn giao vật tư thu hồi của các dự án, thu từ tiền bán hồ sơ mời thầu. Các khoản thu này không tính vào chi phí đầu tư của các dự án được giao nhiệm vụ quản lý. Mức thu cụ thể không trái với quy định của pháp luật.

  1. Công tác quản lý chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình

Đối với tất cả các dự án được giao quản lý, theo trình tự quy định RPMU2 tổ chức lựa chọn nhà thầu tư vấn và ký kết hợp đồng dịch vụ tư vấn để thực hiện khảo sát, thiết kế kỹ thuật; thẩm tra thiết kế, dự toán và giám sát thi công xây dựng công trình; hình thức hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm (%) được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà thầu tư vấn chào giá dự thầu dựa vào chi phí xây dựng khái toán trong TMĐT được phê duyệt từ đó nội suy tỷ lệ phần trăm tương ứng theo định mức công bố ban hành theo Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng (ĐM 79/2017) để dự thầu. Quá trình thực hiện đồ án, hồ sơ thiết kế, dự toán được phê duyệt không còn đúng giá trị xây lắp như dự kiến ban đầu do có thay đổi về thiết kế, giá cả nguyên vật liệu xây dựng biến động, chế độ tiền lương thay đổi, đặc biệt đối với những dự án kéo dài thời gian thực hiện thì chênh lệch giá trị xây lắp giữa TMĐT và dự toán duyệt càng lớn.

2.2.2.5. Thực trạng công tác quản lý, thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng

Các hợp đồng khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng và các hợp đồng liên quan (giám sát thi công, bảo hiểm công trình, rà phá bom mìn, kiểm toán …), Ban quản lý dự án căn cứ vào giá trị khối lượng thực tế hoàn thành được nghiệm thu và phương thức thanh toán trong hợp đồng đã ký kết để tiến hành thanh quyết toán A-B.

Qua bảng 2.11 ta thấy hợp đồng của một số dự án có giá trị thanh quyết toán lớn hơn hợp đồng ban đầu đã ký và tiến độ quyết toán cũng chậm hơn tiến độ đặt ra, hầu hết đều rơi vào các hợp đồng thi công xây dựng.

2.2.2.6. Thực trạng công tác kiểm soát chi phí ĐTXD

Kiểm soát chi phí xây dựng được hiểu là điều khiển việc hình thành chi phí, giá xây dựng công trình sao cho không phá vỡ hạn mức được xác định trong từng giai đoạn đầu tư, nó là việc làm thường xuyên, liên tục điều chỉnh những phát sinh trong suốt quá trình quản lý dự án nhằm bảo đảm cho dự án đạt được hiệu quả kinh tế đầu tư, lợi ích xã hội được xác định.

Kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình tốt để đảm bảo việc chi tiêu phù hợp với kế hoạch ngân sách, khi có sự thay đổi giữa tiến độ chi tiêu thực tế so với kế hoạch thì phải xác định nguyên nhân, điều chỉnh việc thực hiện dự án để đảm bảo kế hoạch trong giới hạn chấp nhận được nếu quá trình thực hiện có sai sót dẫn đến sai lệch, hoặc chấp nhận bổ sung ngân sách hoặc cắt giảm phạm vi nếu thừa nhận việc dự toán ngân sách không chính xác, kịp thời ngăn chặn những thay đổi không đúng với dự án và kế hoạch ngân sách của dự án.

Tuy nhiên, công tác kiểm soát chi phí đầu tư ít được RPMU quan tâm chú trọng, chưa có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng nên chưa phát huy được tác dụng của công tác kiểm soát chi phí đầu tư, trong các giai đoạn đầu tư, công tác kiểm soát chi phí chưa được thực hiện tốt nên vẫn có dự án, công trình phải điều chỉnh TMĐT.

2.3. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐƯỜNG SẮT

2.3.1. Các kết quả đã đạt được trong công tác quản lý chi phí

Trong giai đoạn từ năm 2014-2018, RPMU2 đã nghiêm túc thực hiện đúng các nội dung quản lý chất lượng, quản lý chi phí theo Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng, Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về quản lý chất lượng, Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng … cho từng giai đoạn cụ thể, ngay từ bước đầu triển khai thực hiện dự án, RPMU2 đã đề ra kế hoạch, lên chương trình hành động, giao nhiệm vụ cho từng đồng chí Lãnh đạo, phòng Kế hoạch kỹ thuật, phòng Tư vấn giám sát, lập kế hoạch và điều hành với các nội dung cụ thể đối với từng giai đoạn, tăng cường trách nhiệm cá nhân.

Các dự án đường sắt được giao quản lý hầu hết điều kiện địa hình khó khăn, trải dài, địa chất phức tạp, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nhưng RPMU đã khắc phục từng bước thảo gỡ khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nhiều dự án đã hoàn thành đảm bảo tiến độ và chất lượng được đánh giá cao như dự án: Lập lại trật tự hành lang an toàn trên các tuyến đường sắt, tiểu dự án 1; dự án Khôi phục cầu Long Biên, dự án nâng cấp cải tạo các cầu yếu trên tuyến đường sắt Thống Nhất … các dự án này đã phát huy tốt hiệu quả đầu tư, đáp ứng nhu cầu vận tải đường sắt, mang lại hiệu quả thiết thực.

Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn một số dự án phải kéo dài thời gian thực hiện, điều chỉnh tổng mức đầu tư, chậm đưa vào khai thác sử dụng, chậm quyết toán hoàn thành, làm giảm hiệu quả, mục tiêu đầu tư điều đó thể hiện công tác quản lý chi phí của RPMU vẫn còn những hạn chế cần khắc phục.

2.3.2. Những hạn chế trong công tác quản lý chi phí

2.3.2.1. Hạn chế trong khâu quản lý, điều hành dự án của RPMU2

Khâu quản lý dự án hiện nay vẫn còn hạn chế, công tác lựa chọn nhà thầu tư vấn chưa đảm bảo, dẫn đến lựa chọn phải đơn vị tư vấn có năng lực kém. Chất lượng, năng lực, trình độ chuyên môn của một số cán bộ, chuyên viên tham gia công tác quản lý dự án còn hạn chế.

2.3.2.2. Hạn chế trong khâu khảo sát, lập dự án đầu tư, thiết kế bản vẽ thi công

Hồ sơ khảo sát xây dựng chưa phản ánh đúng hiện trạng mặt bằng xây dựng, địa hình, địa chất thực tế.

Một số dự án bản vẽ thiết kế thi công chất lượng còn chưa đạt yêu cầu.

2.3.2.3. Tồn tại trong khâu thẩm tra thiết kế, dự toán

Độ chính xác của công tác thẩm tra chưa cao do chất lượng hồ sơ dự án cũng như thiết kế, tổng dự toán chưa đề cập hết các nội dung của một dự án theo quy định về số liệu khảo sát, nghiên cứu hiện trạng, công tác dự báo…

Một số đơn vị tư vấn thẩm tra còn thiếu tinh thần trách nhiệm

2.3.2.4. Tồn tại trong khâu triển khai đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, quản lý hợp đồng, thanh quyết toán

Nhận thức, hiểu biết của một số người làm công tác đấu thầu còn chưa đúng, chưa đầy đủ.

Các quy định về điều kiện tiên quyết đối với các nhà thầu được áp dụng một cách tuỳ tiện

Công tác quản lý nhà thầu trong quá trình thi công chưa chặt chẽ, chất lượng một số công trình đưa vào sử dụng kém, không mang lại hiệu quả do năng lực nhà thầu yếu

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

    1. Đối với Ban Quản lý dự án đường sắt khu vực 2:
  • RPMU2 chưa tập trung đi sâu vào nghiên cứu, xác định, kiểm tra các số liệu do tư vấn cung cấp để làm cơ sở lập TMĐT, xây dựng phương án khả thi, đồng bộ, hợp lý về mặt kỹ thuật và kinh tế;
  • Năng lực cán bộ không đều và còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm; tính tự giác, tinh thần trách nhiệm trong công việc của một số bộ phận cán bộ chưa cao;
  • Việc điều chỉnh, bổ sung dự toán quá dễ dãi, không phân tích, đánh giá kỹ nguyên nhân bổ sung, một số nội dung điều chỉnh chưa phù hợp, bị thanh tra kiểm toán phát hiện nhưng không xử lý trách nhiệm, không kỷ luật ai dễ dẫn sai lầm tiếp theo trong kiểm soát chi phí của những dự án khác.
  • Chưa chú trọng quan tâm đúng mức việc xây dựng quy trình, sổ tay quản lý dự án để áp dụng thống nhất đến từng cá nhân trong đơn vị nhằm quản lý dự án được chặt chẽ, không bỏ sót thủ tục, trình tự thực hiện;
    1. Nhà thầu tư vấn:
  • Chưa nghiên cứu kỹ mục tiêu, phạm vi dự án, không nắm vững công nghệ, chưa tính kỹ hiệu quả dự án;
  • Các giải pháp thiết kế chính trong thiết kế cơ sở chưa được đầu tư nghiên cứu cẩn thận;
  • Tư vấn lập thiết kế cơ sở khi không được lập thiết kế kỹ thuật dễ dẫn tới tình trạng tư vấn bước sau chưa thực sự quan tâm đầy đủ tới bước trước, khi thiết kế chi tiết phải điều chỉnh nhiều lần so với dự án đã được duyệt;

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

  • Các văn bản pháp quy ban hành còn chưa kịp thời, chưa đồng bộ và chưa rõ ràng dẫn tới việc hiểu để vận dụng có khác nhau.
  • Công tác thẩm định, phê duyệt đầu tư, điều chỉnh thiết kế của cơ quan chuyên môn, quản lý Nhà nước mất rất nhiều thời gian, chậm trễ, …
  • Định mức chi phí tư vấn do Nhà nước ban hành còn nhiều bất cập.
  • Chưa có chế tài cụ thể, quy định rõ trách nhiệm đối với chủ đầu tư, ban quản lý dự án và tư vấn để sai sót dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp.
  • Việc giao kế hoạch năm của Bộ GTVT giao cho TCT ĐSVN chậm và giao theo nhiều đợt dẫn đến RPMU2 không chủ động được trong việc thực hiện
  • Vốn Nhà nước bố trí không đủ, các thủ tục hành chính chiếm nhiều thời gian.

2.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐƯỜNG SẮT KHU VỰC 2

3.1. CĂN CỨ ĐỂ HÌNH THÀNH GIẢI PHÁP

3.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT

3.2.1. Quy hoạch-Chiến lược

Trong giai đoạn 2020-2030 và các năm tiếp theo, để tạo bước thay đổi đột phá, ngành ĐS cần tập trung nguồn lực phát triển mạnh mẽ KCHT.

3.2.2. Nhu cầu huy động vốn

Từ năm 2020 đến năm 2030 cần thiết phải huy động nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước để đầu tư bảo trì, sửa chữa định kỳ kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia hiện có và đầu tư xây dựng mới các dự án đường sắt quốc gia tối thiểu là 205.000 tỷ đồng.

3.2.3. Các vấn đề giải quyết

  1. Tập trung các giải pháp để huy động nguồn vốn trong đó đặc biệt quan tâm huy động nguồn vốn xã hội hóa để đầu tư phát triển KCHT ĐS.
  2. Nâng cao trình độ, năng lực, tính chuyên nghiệp của các tổ chức tham gia vào quá trình xây dựng, phát triển KCHT như đội ngũ quản lý dự án.

3.3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG SẮT TẠI RPMU2

3.3.1. Nguyên tắc hoàn thiện công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng

– Đảm bảo mục tiêu chung của dự án;

– Đáp ứng yêu cầu thực tế;

– Tuân thủ các quy định của pháp luật;

– Giải pháp đưa ra đồng bộ, toàn diện;

3.3.2. Hoàn thiện công tác quản lý tổng mức đầu tư

3.3.2.1. Lựa chọn phương pháp xác định TMĐT phù hợp

3.3.2.2. Kiểm tra tính đúng, tính đủ trong việc lập tổng mức đầu tư (TMĐT)

3.3.3. Hoàn thiện công tác quản lý dự toán xây dựng công trình (XDCT)

Dự toán XDCT là cơ sở cho việc khống chế chi phí ở các giai đoạn sau, vì vậy cần phải thực hiện kiểm soát chi phí trong công tác lập dự toán XDCT:

* Kiểm tra tính đúng tính đủ, sự phù hợp của dự toán XDCT

– Bước 1: Kiểm tra tính đúng, tính đủ

– Bước 2: Kiểm tra kiểm soát chi phí trong công tác lập dự toán XDCT:

3.3.4. Hoàn thiện công tác thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng

3.3.4.1. Thanh quyết toán hợp đồng xây dựng

RPMU2 cần thống nhất quy trình thanh toán cụ thể, đơn giản hóa thủ tục nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật

3.3.4.2. Quyết toán vốn đầu tư xây dựng

Quyết toán vốn đầu tư xây dựng quyết định giá trị của công trình đối với người sử dụng.

Bộ phận trực tiếp được giao nhiệm vụ thẩm tra quyết toán phải có năng lực, trình độ chuyên môn về quản lý chi phí đầu tư xây dụng để phát hiện ra những sai sót có thể có trong quá trình thực hiện dự án.

Tích cực trao đổi, học hỏi, lắng nghe sự góp ý của Kho Bạc trong công tác tài chính kế toán chủ đầu tư.

3.3.5. Hoàn thiện công tác kiểm soát chi phí ĐTXD

Trong từng giai đoạn của dự án, kiểm soát chi phí phải là việc làm thường xuyên, liên tục điều chỉnh những phát sinh trong suốt quá trình quản lý chi phí của dự án nhằm đảm bảo cho dự án đạt được những hiệu quả kinh tế đầu tư và lợi ích xã hôi nhất định.

3.3.5.1. Kiểm soát chi phí tổng mức đầu tư (giai đoạn chuẩn bị đầu tư)

Thực hiện kiểm soát chi phí trong công tác lập tổng mức đầu tư để đảm bảo cho việc xác định kế hoạch chi phí có độ tin cậy cao, làm cơ sở cho việc khống chế chi phí ở các giai đoạn sau.

3.3.5.2. Kiểm soát chi phí trong giai đoạn thực hiện đầu tư

⮚ Kiểm soát chi phí thông qua phân tích ảnh hưởng của thiết kế đến chi phí.

⮚ Kiểm soát chi phí thông qua việc thẩm tra dự toán thiết kế.

⮚ Kiểm soát chi phí thông qua đấu thầu:

⮚ Xử lý biến động giá xây dựng công trình:

3.3.5.3. Kiểm soát chi phí giai đoạn thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng

  • Kiểm soát tính chính xác của khối lượng đã được nghiệm thu:
  • Kiểm soát việc áp dụng đơn giá thanh toán khối lượng hoàn thành và quyết toán công trình

3.3.5.4. Đề xuất áp dụng phương pháp giá trị thu được EVM để kiểm soát chi phí

Phương pháp giá trị thu được EVM (Earned value management) là một hệ thống đo lường đánh giá tổng thể hiệu quả thực hiện của dự án tại thời điểm xem xét. Chính vì vậy tác giả đề xuất áp dụng phương pháp gíá trị thu được EVM để kiểm soát chi phí trong quá trình thực hiện dự án.

3.3.6. Đổi mới công tác đấu thầu và hợp đồng

  • Thực hiện việc đầu thầu rộng rãi đối với tất cả các gói thầu, hạn chế tối đa hình thức chỉ định thầu hoặc đấu thầu hạn chế.
  • Thay đổi tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp thay vì phương pháp giá thấp nhất, tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa tiêu chí kỹ thuật và giá, nhà thầu được chọn là nhà thầu có khả năng thực hiện công trình tốt nhất với sự đánh giá tổng hợp của yếu tố giá cả và chất lượng.
  • Áp dụng cơ chế giảm giá ngay trong quá trình xác định giá gói thầu.
  • Ngăn chặn thông tin dò rỉ và thông thầu trong quá trình đấu thầu.
  • Hợp đồng ký két giữa Ban quản lý dự án và nhà thầu phải thỏa thuận cụ thể các trường hợp được điều chỉnh hợp đồng.
  • Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu cần thiết phải điều chỉnh thiết kế, dự toán cho phù hợp với thực tế hiện trường và giá cả thị trường, trước khi ký phụ lục hợp đồng điều chỉnh, bổ sung, chủ đầu tư phải phê duyệt dự toán đối với khối lượng công việc phát sinh và đơn giá điều chỉnh; trường hợp giá hợp đồng sau khi điều chỉnh cao hơn dự toán gói thầu cộng với tỷ lệ phần trăm giá trị dự phòng của hạng mục tương ứng trong tổng mức đầu tư (gồm dự phòng khối lượng và dự phòng trượt giá) thì chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư xém xét, chấp thuận trước khi thực hiện;
  • Trong hợp đồng tư vấn cần đưa ra điều khoản phạt hợp đồng thật rõ ràng, chi tiết, nếu chất lượng khảo sát, thiết kế không đảm bảo dẫn đến quá trình thực hiện phải khảo sát lại, thay đổi thiết kế, bổ sung khối lượng làm tăng chi phí, ngoài việc bị phạt theo quy định của hợp đồng, tư vấn phải đền bù thiệt hại theo quy định;

3.3.7. Nâng cao năng lực quản lý chi phí của cán bộ Ban quản lý dự án

3.3.7.1. Hoàn thiện, bộ máy tổ chức Ban quản lý dự án

3.3.7.2. Đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lý chi phí của cán bộ Ban quản lý dự án

3.3.7.3. Thường xuyên đánh giá năng lực của cản bộ Ban quản lý dự án

KẾT LUẬN

Trong quá trình quản lý dự án đầu tư xây dựng, công tác quản lý chi phí dự án được coi là một trong các nội dung của công tác quản lý dự án, là một yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả đầu tư của dự án.

Trong đề tài luận văn này, tác giả đã hệ thống hóa lý luận về quản lý chi phí trong các giai đoạn của dự án, phân tích thực trạng và đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng của Ban quản lý dự án đường sắt Khu vực 2:

  1. Nghiên cứu và hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về chi phí và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
  2. Phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng của Ban quản lý dự án đường sắt Khu vực 2. Từ đó tìm ra những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của những mặt tồn tại hạn chế đó.
  3. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng của Ban quản lý dự án đường sắt Khu vực 2, luận văn đã đề xuất những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án trong thời gian tới.

Những giải pháp đó là:

+ Hoàn thiện công tác quản lý tổng mức đầu tư.

+ Hoàn thiện công tác quản lý dự toán xây dựng.

+ Hoàn thiện công tác thanh quyết toán

+ Hoàn thiện công tác kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng.

+ Tăng cường kiểm tra giám sát trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư.

+ Nâng cao năng lực quản lý chi phí dự án của cán bộ Ban quản lý dự án.

Bằng phương pháp tiếp cận từ cơ sở, thu thập số liệu từ các ban ngành đánh giá khách quan thực trạng thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án đường sắt Khu vực 2. Với những giải pháp, kiến nghị hoàn thiện trong luận văn này, tôi hy vọng sẽ được triển khai thực hiện trong thực tế để có thể kiểm nghiệm tính đúng đắn, sự phù hợp. Đây vừa là kết quả của quá trình nghiên cứu lý thuyết, vừa là để trải nghiệm thực tế quá trình công tác của chính bản thân. Những ý tưởng, đề xuất trong luận văn này nếu được triển khai thực hiện và thành công sẽ góp phần nhỏ vào công tác quản lý dự án nói chung và thực hiện tốt công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng nói riêng.

Tuy vậy, do hạn chế trong lĩnh vực nghiên cứu mới và phương pháp nghiên cứu mới, luận văn không thể tránh khỏi những nhìn nhận chưa được toàn diện. Tác giả xin chân thành nghiêm túc tiếp thu các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các thầy cô và các bạn bè đồng nghiệp, để đề tài được tiếp tục hoàn thiện và phát triển nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN DUY TAN\LUAN VAN DUY TAN\TRAN THI LAM GIANG\SAU BAO VE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *