Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty CP Truyền thông Rồng Tiên Sa

Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty CP Truyền thông Rồng Tiên Sa

Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty CP Truyền thông Rồng Tiên Sa

1. Lý do lựa chọn đề tài

Công ty CP Truyền thông Rồng Tiên Sa là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực Tổ chức sự kiện, Đào tạo kỹ năng mềm và dịch vụ truyền thông.

Dù mới thành lập và hoạt động từ năm 2013 nhưng cũng đã trải qua rất nhiều giai đoạn thăng trầm, chính vì thế để đưa công ty vượt lên và phát triển dần dần khẳng định thương hiệu tại thị trường Thành phố Đà Nẵng và khu vực Miền trung – Tây nguyên, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty CP Truyền thông Rồng Tiên Sa”

2. Mục tiêu nghiên cứu

– Hệ thống hóa lý luận về hoạch định chiến lược kinh doanh trong daonh nghiệp.

– Đánh giá thực trạng hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty CP truyền thông Rồng Tiên Sa.

– Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty CP truyền thông Rồng Tiên Sa đến năm 2025.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

– Đối tượng nghiên cứu: Công tác hoạch định chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp.

– Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: Công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty CP truyền thông Rồng Tiên Sa

+ Về thời gian: Luận văn sử dụng hệ thống dữ liệu từ năm 2017 đến năm 2019. Giải pháp được đề xuất đến năm 2025.

4. Phương pháp nghiên cứu

    • Dùng các phương pháp: so sánh, tổng hợp, thống kê biểu bảng, Phương pháp chuyên gia để xử lý số liệu.
    • Sử dụng các ma trận bên trong, ma trận hình ảnh cạnh tranh, ma trận các yếu tố bên ngoài và kết hợp với ma trận SWOT để phân tích môi trường kinhdoanh, tìm ra các mặt mạnh, mặt yếu; các nguy cơ cũng như các cơ hội bên ngoài; từ đó đề ra chiến lược kinh doanh.

5. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 03 chương:

– Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược kinh doanh

– Chương 2: Thực trạng hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty CP Truyền thông Rồng Tiên Sa.

– Chương 3: Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty CP Truyền thông Rồng Tiên Sa đến năm 2025

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH

CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

1.1. Khái quát về chiến lược kinh doanh

1.1.1. Khái niệm về chiến lược kinh doanh

Chiến lược là tập hợp những quyết định và hành động có liên quan chặt chẽ với nhau để sử dụng hiệu quả các năng lực và nguồn lực của tổ chức nhằm hướng tới các mục tiêu mong muốn. {02; trang 58}

Chiến lược kinh doanh là tổng thể các cam kết và hành động giúp doanh nghiệp giành lợi thế cạnh tranh bằng cách khai thác các năng lực cốt lõi của họ vào những thị trường dịch vụ cụ thể. [03, tr.62]

1.1.2. Các cấp độ chiến lược

Chiến lược phát triển công ty ( doanh nghiệp) hay còn gọi là chiến lược kinh doanh của công ty.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, chiến lược có thể tiến hành ở 3 cấp cơ bản: Cấp Công ty, cấp đơn vị kinh doanh và cấp bộ phận chức năng.

1.1.2.1. Chiến lược cấp công ty

Chiến lược cấp Công ty xác định các hoạt động kinh doanh mà trong đó Công ty sẽ cạnh tranh và phân phối các nguồn lực giữa các hoạt động kinh doanh đó trong dài hạn nhằm hoàn thành các mục tiêu của Công ty. Ví dụ: Chiến lược tăng trưởng tập trung (thâm nhập thị trường, phát triển thị trường, phát triển dịch vụ mới), chiến lược tăng trưởng đa dạng hóa (đồng tâm, hàng ngang, hỗn hợp), chiến lược liên doanh …

1.1.2.2. Chiến lược cấp bộ phận kinh doanh

Chiến lược cấp kinh doanh được hoạch định nhằm xác định việc lựa chọn dịch vụ hoặc dạng cụ thể thị trường cho hoạt động kinh doanh riêng trong nội bộ Công ty, và nó xác định xem một Công ty sẽ cạnh tranh như thế nào với một hoạt động kinh doanh cùng với vị trí đã biết của bản thân Công ty giữa những người cạnh tranh của nó.

1.1.2.3. Chiến lược cấp chức năng

Chiến lược của một doanh nghiệp là tập hợp các quyết định ảnh hưởng lâu dài và sâu sắc đến vị trí của nó trong môi trường và vai trò của doanh nghiệp trong việc kiểm soát môi trường. Chiến lược của một doanh nghiệp bao gồm nhiều chiến lược chức năng mà P. Y Barreyre (1976) đã đưa ra sáu chiến lược chức năng trong đó chiến lược sản xuất và thương mại đóng vai trò trung tâm, là cơ sở để xây dựng các chiến lược chức năng khác:

1.1.3. Các loại chiến lược kinh doanh

Căn cứ vào mục tiêu tăng trưởng ta có các mô hình chiến lược tổng quát sau:

1.1.3.1. Chiến lược tăng trưởng

Mục tiêu của chiến lược này là tăng lợi nhuận, tăng thị phần của doanh nghiệp.

1.1.3.2. Chiến lược chuyên môn hoá

Trong lĩnh vực hoạt động đã được xác định, nếu doanh nghiệp lựa chọn hướng chiến lược chuyên môn hoá có thể có ba loại chiến lược cho phép tạo ra một lợi thế cạnh tranh trên thị trường, đó là:

– Chiến lược chi phối bằng chi phí.

– Chiến lược khác biệt hoá.

– Chiến lược chia nhỏ hoặc hội tụ.

1.1.3.3. Chiến lược bành trướng

a. Chiến lược thâm nhập thị trường
b. Chiến lược mở rộng thị trường

c. Chiến lược đa dạng hoá

1.1.3.4. Chiến lược hỗn hợp

1.1.4. Vai trò của chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp

Chiến lược có vai trò như sau:

Giúp cho doanh nghiệp thấy được mục đích và hướng đi của mình để lựa chọn phương hướng nhằm đạt được mục tiêu của mình và cho biết vị trí của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện mục tiêu đó.

Giúp doanh nghiệp nhận diện được cơ hội và nguy cơ từ môi trường bên ngoài, các điểm yếu và điểm mạnh của nội bộ doanh nghiệp hiện tại để từ đó phát huy điểm mạnh, giảm thiểu điểm yếu, nắm bắt lấy cơ hội và có các biện pháp đề phòng các đe dọa từ bên ngoài.

Giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp với môi trường kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và năng suất trong sản xuất kinh doanh.

Giúp doanh nghiệp lựa chọn lợi thế cạnh tranh thích hợp trong môi trường kinh doanh luôn thay đổi, tìm ra cách tồn tại và tăng trưởng để nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

1.2. Khái quát về hoạch định chiến lược kinh doanh

1.2.1. Khái niệm hoạch định chiến lược kinh doanh

Hiện nay tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau về hoạch định chiến lược kinh doanh.

Hoạch định chiến lược là quá trình sử dụng các phương pháp, công cụ và kỹ thuật thích hợp nhằm xác định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và từng bộ phận của doanh nghiệp trong thời kỳ chiến lược xác định.

1.2.2. Đặc điểm và ý nghĩa của hoạch định chiến lược kinh doanh

Hoạch định chiến lược có các đặc điểm sau:

– Hoạch định chiến lược dựa trên cạnh tranh nội bộ thì không phải là hoạch định chiến lược.

– Phân tích và định hướng chiến lược phải có tính chất lâu dài.

– Hoạch định chiến lược phải được tiến hành trên toàn bộ công ty hoặc ít ra cũng phải là những bộ phận quan trọng nhất.

– Năng lực và trách nhiệm của hoạch định chiến lược thuộc về những nhà quản lý cao nhất của công ty.

– Hoạch định chiến lược là đảm bảo thực hiện lâu dài những mục tiêu và mục đích trọng yếu của công ty.

1.3. Tiến trình hoạch định chiến lược kinh doanh

Lưu đồ 1.2: Lưu đồ các bước hoạch định chiến lược.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG

RỒNG TIÊN SA

2.1. Khái quát về công ty Cổ phần Truyền thông Rồng Tiên Sa

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Tên gọi: Công ty Cổ phần Truyền thông Rồng Tiên Sa

Trụ sở chính: 02A Phan Đăng Lưu, quận Hải Châu – TP.Đà Nẵng.

Số ĐT: 0975.202.909 – Email: info@rongtiensa.vn

Website: https://www.rongtiensa.vn

Ngày 18/4/2013, Công ty CP Truyền thông Rồng Tiên Sa được thành lập với Văn phòng đầu tiên tại 138 đường 2-9, quận Hải Châu – Đà Nẵng.

Ngày 06/08/2014 khai giảng lớp “Đào tạo Nghệ thuật Dẫn chương trình và tự tin giao tiếp” đầu tiên tại TP. Đà Nẵng.

Tiền thân là Công ty Cổ Phần truyền thông Tân Văn từ năm 2006 gắn với các sự kiện lớn như Trống hội Chi Lăng, Hội ngộ Gốm Sông Hồng, Festival Làng Nghề Việt, Festival giao lưu văn hóa Việt – Nhật… 

Tiếp nối ý tưởng, mở rộng tầm vóc, nâng cao chất lượng dịch vụ, Công ty Cổ phần Truyền thông Rồng Tiên Sa ra đời dựa trên tiêu chí gây dựng sức mạnh mới trong lĩnh vực quảng cáo và truyền thông đa phương tiện, đặc biệt lĩnh vực Đào tạo Nghệ thuật – Kỹ năng nhằm xây dựng giá trị và phong cách cá nhân cho khách hàng cũng như sự phát triển thương hiệu của mỗi doanh nghiệp.

Sứ mệnh 

Xây dựng hình ảnh công ty và thương hiệu khách hàng, phát triển kỹ năng của người Việt có bản sắc để hòa nhập và vươn tầm quốc tế. 

05 Giá trị cốt lõi

  • Vì khách hàng để hoàn thiện.
  • Lấy sáng tạo làm cốt lõi.
  • Lấy đoàn kết làm sức mạnh.
  • Xây nội lực làm điểm tựa.
  • Giữ thành công bền phát triển

2.1.2. Chức năng hoạt động

Các cổ đông sáng lập công ty là những người hoạt động lâu năm trong lĩnh vực nghệ thuật, tổ chức sự kiện, truyền thông và đào tạo kỹ năng. Do đó, khai thác thế mạnh của mình, chức năng hoạt động kinh doanh của công ty là:

– Đào tạo Nghệ thuật – Kỹ năng

– Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại – du lịch.

– Tổ chức Hội nghị – Sự kiện – Decor – Cung cấp nhân lực.

– Dịch vụ quà biếu vào các dịp lễ, Tết…

– Sản xuất chương trình truyền hình, ấn phẩm về giải trí, nghệ thuật.

Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty CP Truyền thông Rồng Tiên Sa
Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty CP Truyền thông Rồng Tiên Sa

2.1.3. Cơ cấu tổ chức

Ban giám đốc

Phòng

kế toán

Bộ phận

Đào tạo

Bộ phận

Truyền thống

Bộ phận

Sự kiện

Phòng Hành chính – Nhân sự

Lưu đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức nhân sự

2.1.4. Kết quả kinh doanh

Kết quả kinh doanh giai đoạn 2018 – 2019:

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh 2018 – 2019

Chỉ TiêuNăm 2018Năm 2019Mức chênh lệch
Gía TrịGía TrịMức tăng /giảmTỷ lệ

(%)

Doanh thu về Đào tạo và CCDV truyền thông8.200.020.6589.244.996.1701.044.975.51224,88
Doanh thu thuần8.200.020.6589.244.996.1701.044.975.51224,88
Doanh thu hoạt động tài chính1.586.82310.320.8468.734.023550,41
Chi phí bán hàng63.687.52071.531.6097.844.08933,11
Chi phí quản lý doanh nghiệp55.615.01468.686.7763.071.76219,67
Tổng lợi nhuận trước thuế744.067.241711.957.938(32.109.303)(4,51)
Chi phí thuế TNDN hiện

hành

59.636.49178.594.32818.957.83745,62
Lợi nhuận sau thuế TNDN652.109.518627.614.036(24.495.482)(9,72)

2.2. Thực trạng hoạch định chiến lƣợc kinh doanh của công ty CP Truyền thông Rồng Tiên Sa

2.2.1. Các yếu tố đã và đang ảnh hƣởng đến việc hoạch định chiến lƣợc kinh doanh của công ty

2.2.2. Xác định nhiệm vụ kinh doanh

Từ khi ra đời đến nay, Công ty đã luôn xác định rõ các nhiệm vụ cho doanh nghiệp của mình. Với tuyên bố sứ mệnh: “Cung cấp dịch vụ tốt nhất nhằm mang lại niềm vui và sự hạnh phúc cho khách hàng”, công ty đã định ra cho mình những nhiệm vụ sau:

– Công ty là công ty hoạt động trong thị trường tổ chức sự kiện, truyền thông và đào tạo kỹ năng cho khách hàng.

– Công ty phục vụ đối tượng khách hàng là những người có nhu cầu với các sản phẩm truyền thông hiệu quả và hiệu ứng lan tỏa tốt; giá trị cảm nhận của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ là hài lòng. Chất lượng chính là yếu tố cốt lõi để công ty cạnh tranh trên thị trường hiện nay.

– Ngoài sản xuất ra những dịch vụ tận tâm và sáng tạo, các chiến lược kinh doanh của công ty đều hướng tới khách hàng, chú trọng đến các dịch vụ để tạo ra trải nghiệm tốt cho khách hàng.

2.2.3. Xác định mục tiêu kinh doanh

Để cụ thể hóa những nhiệm vụ đã đặt ra, công ty đã vạch ra các mục tiêu chiến lược cho doanh nghiệp. Mục tiêu mà các cấp quản trị công ty cần thực hiện là:

– Mở rộng thị trường mục tiêu, gia tăng khả năng phục vụ để đưa ra ngày càng nhiều sản phẩm dịch vụ cho thị trường.

– Đầu tư nghiên cứu công nghệ mới, tìm kiếm các ý tưởng mới, phong cách phục vụ mới có chất lượng ngày càng cao.

– Đầu tư nghiên cứu thị trường, cập nhật các loại xu hướng nghệ thuật và giải trí mới để phục vụ cho nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

– Gia tăng lợi nhuận để có chi phí đầu tư trang thiết bị, phát triển dịch vụ và mở rộng kinh doanh.

2.2.2. Xác định nhiệm vụ kinh doanh

2.2.3. Xác định mục tiêu kinh doanh

2.2.4. Tổng quan về tình hình cạnh tranh

2.2.5. Các kênh quảng bá tiếp thị

2.2.6.. Khách hàng

2.2.7. Nhà cung cấp

2.2.8. Công tác nghiên cứu thị trường – khách hàng

2.2.9. Chiến lược kinh doanh hiện tại của Công ty

a. Dịch vụ

– Dịch vụ Chuyên Nghiệp – Sáng tạo – Tận tâm là yếu tố khác biệt hóa của công ty.

– Công ty luôn chú trọng tạo ra những phương án cho khách hàng lựa chọn, đa dạng, chất lượng ổn định và dịch vụ tốt nhất để đáp ứng mọi nhu cầu của tất cả các đối tượng khách hàng.

– Công ty có chế độ giữ liên hệ lâu dài với khách hàng. Mọi phát sinh sau khi sử dụng dịch vụ đều được công ty lắng nghe và đồng hành hỗ trợ khách hàng.

– Đối tượng khách hàng là tất cả các lứa tuổi từ trẻ em cho đến người lớn tuổi, công ty và doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, cơ quan đoàn thể,… tuy nhiên tập trung mạnh vào nhóm khách hàng là cán bộ viên chức và doanh nhân trẻ, tuổi đời từ 24 – 50.

b. Giá

– Chính sách giá cạnh tranh và linh hoạt phù hợp với từng đối tương khách hàng.

– Dịch vụ phong phú đa dạng, phù hợp với mọi lứa tuổi, giá cả linh hoạt và có nhiều khung giá cho nhiều khách hàng có thu nhập từ trung bình trở lên.

– Ngoài ra, thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi, giảm giá hàng bán đặc biệt là chương trình “ Khách hàng đầu tiên trong tháng” giảm giá 20% đối với tất cả các dịch vụ tạo cơ hội cho khách hàng tiếp cận và tin tưởng.

c. Thị trường

– Xây dựng hệ thống quảng bá trực tiếp và gián tiếp, online.

– Đưa thương hiệu RongTienSa Media ra thị trường khu vực và toàn quốc với hình thức tư vấn trực tuyến hoặc qua các kênh phân phối theo hình thức chuỗi giá trị, hợp tác cùng thực hiện dự án.

– Ổn định và đẩy mạnh hình thức bán hàng thương mại điện tử là xu thế phát triển tất yếu của thời đại công nghệ thông tin.

– Chú trọng xây dựng các Cá nhân Đại lý để khai thác mối quan hệ của các cá nhân uy tín, thu hút khách hàng và tăng qui mô, tăng mức độ chuyên nghiệp.

d. Tiếp thị

– Công ty xây dựng bộ phận IT riêng phục vụ cho truyền thông và quảng bá với nguồn nhân lực có chuyên môn thích ứng nhanh mọi yêu cầu với 03 nhân viên phụ trách.

– Hai tên miền Việt Nam: rongtiensa.vn và showvn.vn

– Email công ty: @rongtiensa.vn

– Sử dụng hệ thống camera quan sát, hệ thống phần mềm theo dõi khách hàng, nhà cung cấp, đại lý và chăm sóc kịp thời, đúng thời điểm.

– Truyền thông thương hiệu từ nội bộ ra bên ngoài:

Đối với nội bộ Công ty: Mỗi nhân viên đại diện cho hình ảnh của công ty, thường xuyên nâng cao nhận thức của nhân viên trong góp phần xây dựng thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp. Xây dựng và triển khai nhất quán bộ nhận diện thương hiệu của công ty đến toàn bộ nhân viên để bảo đảm thực hiện đúng và phát huy hiệu quả.

Đối với bên ngoài: Truyền thông rộng rãi thương hiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt đối với nhóm khách hàng mục tiêu. Tổ chức các chương trình khuyến mãi, sự kiện thu hút gắn với các ngày lễ, dịp kỷ niệm.

2.3. Đánh giá thực trạng hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty

2.3.1. Những ưu điểm & kết quả đạt được

Những kết quả đạt được trong phát triển kinh doanh

Triển khai mạng phát triển các dịch vụ:

+ Mảng Đào tạo: công ty đã tổ chức được hơn 50 khóa đào tạo cho mọi đối tượng. Tổ chức mở lớp trực tiếp tại Đà Nẵng, Quảng Nam. Ra mắt khóa học online phân phối trên toàn quốc và nước ngoài.

+ Mảng Truyền thông quảng bá: Công ty đã trở thành đối tác chiến lược của một số thương hiệu lớn trong và ngoài nước: BV Hoàn Mỹ, Dược phẩm Phúc Khang, Đại Thịnh Corp, Indriver Việt Nam, Subway Việt Nam,…

+ Mảng tổ chức sự kiện: Công ty đã là đối tác tổ chức các sự kiện lớn theo nhu cầu của khách hàng tại Đà Nẵng (Khai trường, Ra mắt sản phẩm mới, chăm sóc khách hàng, show nghệ thuật). Đồng thời công ty cũng chủ động phối hợp với các nhà tài trợ và đơn vị đồng hành tổ chức các sự kiện chủ động xin phép (Cuộc thi Hoa khôi du lịch Đà Nẵng)

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Công tác hoạch định chiến lược chưa được thực hiện một cách đúng đắn theo trình tự hoạch định chiến lược kinh doanh để có thể xây dựng cho công ty những chiến lược riêng phù hợp trong quá trình phát triển. Hiện thực chất chỉ triển khai các chiến lược cấp đơn vị kinh doanh do Công ty hoạch định sẳn, hoặc bị cuốn theo xu hướng thị trường do các đối thủ mạnh tạo nên.

Mức độ nhận biết thương hiệu RongTienSa tuy cao nhưng chưa đồng đều. Việc triển khai hệ thống phân phối và quảng bá thương hiệu chỉ tập trung ở Đà Nẵng, Quảng Nam mà các tình thành còn lại ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên chưa thực sự sâu rộng.

Chất lượng dịch vụ còn chưa ổn định do nhân dự xáo trộn nhiều.

Chưa có sự tiếp thu phản hồi hai chiều giữa khách hàng và doanh nghiệp. Các hoạt động kinh doanh hiện tại vẫn diễn ra một chiều từ cung cấp dịch vụ đến khách hàng mà chưa có sự phản hồi theo chiều ngược lại, do đó mà nhà cung cấp chưa nắm được tâm lý khách hàng, chưa hiểu được khách hàng cần gì để có những bước tiến thay đổi và thích nghi hợp lý.

Dịch vụ GTGT còn hạn chế và chưa được khai thác triệt để.

Chưa tận dụng được sức mạnh công nghệ thông tin để phát triển kinh doanh.

Công tác chăm sóc khách hàng, kênh phân phối, đại lý uỷ quyền còn nhiều hạn chế.

CHƯƠNG 3

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG RỒNG TIÊN SA

3.1. Sứ mệnh và mục tiêu phát triển của Công Ty

Công ty CP Truyền thông Rồng Tiên Sa xây dựng chiến lược kinh doanh là cơ sở tiền đề vững chắc cho sự phát triển sau này của công ty.

Công ty sẽ cung cấp dịch vụ chất lượng tốt nhất bằng nỗ lực và tâm huyết cao nhất để khách hàng hài lòng hơn mong đợi.

Sự tổn tại của công ty góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Giúp họ có cuộc sống ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống .

Riêng mảng Đào tạo: Công ty giúp các học viên thay đổi bản thân tích cực, động viên khích lệ họ sống thành công với đam mê và lan tỏa những giá trị tốt đẹp ra cộng đồng.

Mục tiêu của Công ty

Mục tiêu ngắn hạn

Với những dịch vụ chất lượng đáp ứng được nhu cầu khách hàng, công ty sẽ mở rộng thị trường ra 12 tỉnh miền Trung – Tây nguyên và thị phần thu hút được 50% khách hàng lớn.

Mục tiêu đến năm 2025

Từ tình hình kinh doanh năm 2020 và yêu cầu phát triển trong giai đoạn tới, BGĐ đề ra những nhiệm vụ chủ yếu sau :

Xây dựng Đội ngũ nhân lực có trình độ, kỹ năng quản lý, giao tiếp và tư vấn tốt.

Nâng cao năng lực cho các bộ phận phòng ban, văn phòng cũng như trình độ chuyên môn đủ sức tạo ra những thế mạnh và đặc thù riêng đủ sức cạnh tranh lâu dài trên thị trường.

Doanh thu phát triển tăng từ 15 – 20% mỗi năm, mục tiêu đến năm 2025 mức doanh thu đạt 30 tỷ/năm.

Xây dựng thành thương hiệu mạnh và chiến tỷ trọng 70% trong lĩnh vực trên thị trường.

3.2. Phân tích thực trạng môi trường kinh doanh của công ty

3.2.1. Phân tích môi trường bên ngoài

a. Phân tích môi trường vĩ mô

*) Điều kiện kinh tế

Tình hình kinh tế hiện nay biến động khó lường, do quá trình toàn cầu hóa xảy ra mạnh mẽ nên nền kinh tế giữa các nước ràng buộc với nhau là điều không thể tránh khỏi. Việc một quốc gia lớn gặp khó khăn sẽ gây ảnh hưởng không chỉ trong quốc gia đó mà còn ảnh hưởng đối với các quốc gia khác.

Ảnh hưởng của đại dịch Covid trên quy mô toàn cầu và chưa có dấu hiệu được khống chế, cho thấy sự suy thoái kinh tế toán cầu, thay đổi hoặc giảm quy mô đầu tư, dẫn đến giảm thu nhập trung bình của người lao động. Tất cả các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng của Công ty (bao gồm cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp).

Bên cạnh đó, diễn biến phức tạp của lạm phát, lãi suất có thể ảnh hưởng đến quy mô đầu tư, khả năng chi trả của khách hàng, giá trị hợp đồng kinh doanh, đồng thời tác động đến biên lợi nhuận của Công ty, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của Công ty.

Với vị thế là trung tâm kinh tế của khu vực miền Trung – Tây Nguyên, Đà Nẵng là nơi hội tụ các công ty lớn trong và ngoài nước của các ngành dệt may, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng…Ngành công nghiệp của thành phố Đà Nẵng đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 20% /năm.

b. Phân tích môi trường nghành

Áp lực đối thủ cạnh tranh hiện tại.

*) Áp lực nhà cung cấp

Các nhà cung cấp trong nước: Các nhà cung cấp trong nước được Công ty ký kết hợp đồng cung cấp dài hạn thường xuyên nên cung cấp cho công ty được những vật tư, dịch vụ chất lượng đảm bảo với giá cả khá ổn định.

*) Áp lực khách hàng

Khách hàng tổ chức: Chiếm 30% doanh thu trong công ty. Áp lực lớn nhất của nhóm khách hàng là: Chính sách tín dụng, độ tin cậy về chất lượng và số lượng hàng hoá, giao hàng đúng hẹn, giá chào hàng thấp.

Khách hàng cá nhân: Chiếm 70% doanh thu trong công ty. Áp lực lớn nhất của nhóm khách hàng là: Độ tin cậy về chất lượng, thương hiệu, giá cả, thái độ phục vụ.

*) Áp lực dịch vụ thay thế

Do loại hình dịch vụ là luôn thay đổi, ứng dụng công nghệ ngày càng phát triển cao hơn trong thời gian ngắn. Nên các ý tưởng và chất lượng dịch vụ luôn phải đi theo sát thời đại, nắm bắt được xu thế của môi trường hiện tại để kinh doanh.

*) Áp lực của đối thủ tiềm ẩn

Các doanh nghiệp mới và hộ kinh doanh tự phát mới thành lập rất nhiều tại thị trường hiện nay, kéo theo sự cạnh tranh diễn ra gay gắt và giá cả ngày giảm. Ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình doanh thu của doanh nghiệp hiện nay. Do đó chính sách doanh nghiệp luôn phải bám sát theo thị trường.

3.2.2. Phân tích môi trường bên trong

– Cơ cầu tổ chức: Cấu trúc quản trị điều hành, mô hình điều phối, kiểm soát hệ thống thông tin báo cáo nội bộ đã được xây dựng theo sơ đồ chức năng nhiệm vụ , đánh giá theo KPI và không ngừng hoàn thiện.

– Ứng dụng Công nghệ thông tin: Do đi sau nên có điều kiện lực chọn công nghệ mới tiến bộ hơn và phù hợp với trình độ công nghệ thế giới cũng như sự phát triển mới của công nghệ. Tuy nhiên, hiện nay muốn cạnh tranh được trong thị trường cung cấp dịch vụ sự kiện, truyền thông phải không ngừng đổi mới công nghệ.

Việc đổi mới công nghệ sẽ dẫn đến việc hình thành nhiều tiện ích, mang lại nhiều sự lựa chọn cho khách hàng, khác biệt hóa cho doanh nghiệp.

Một khi công nghệ nâng cấp, chất lượng dịch vụ được nâng cao, khách hàng sử dụng sẽ tăng phần thoả mãn, hài lòng hơn. Đây chính là nguồn lực mới của doanh nghiệp.

– Nguồn Nhân lực: Do tính chất đặc thù của ngành dịch vụ sự kiện truyền thông là công việc theo mùa vụ. Kế hoạch sự kiện hoạt động phần lớn không có kế hoạch trước theo năm. Quy mô và chất lượng nhân sự tại khu vực miền Trung còn nhiều hạn chế..

Hiện tại, công ty đang đối mặt với 1 vấn đề rất lớn về nhân sự là “chảy máu chất xám”. Do tình hình cạnh tranh khốc liệt, các nhà cung cấp dịch vụ khác ra đời không có nhiều thời gian đào tạo nguồn nhân lực, nên tìm mọi cách để thu hút nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm từ các doanh nghiệp sẳn có. Trong khi đó, cơ chế lương và chính sách của công ty không thay đổi nhiều so với cách đây 5 năm nên không bắt kịp với tốc độ thay đổi của thị trường nên đã không còn phù hợp.

a) Đánh giá Điểm mạnh

-Đơn vị có uy tín trên thị trường trong lĩnh vực hoạt động, đây là điều không phải đơn vị nào cũng có được

-Mô hình doanh nghiệp hiện đại, với cấu trúc tinh gọn, có một đội ngũ nhân viên kỹ thuật ổn định, trình độ cao, chuyên nghiệp, trẻ hóa và có kỷ luật.

-Được sự hỗ trợ từ các đối tác, nhà tài trợ trong tổ chức các sự kiện chủ động, không phụ thuộc chờ đợi đặt hàng từ khách hàng.

b) Đánh giá Điểm yếu

-Nguồn vốn hạn chế.

-Hệ thống máy móc thiết bị mới còn hạn chế, phải đi thuê ngoài phần lớn

-Nhân sự cấp trung còn thiếu

– Nhận biết của thị trường khu vực miền Trung còn hạn chế, chỉ tốt tại Đà Nẵng, Quảng Nam

3.3. Phân tích cơ sở lựa chọn phương án chiến lược

Từ kết quả ma trận ta có 4 nhóm chiến lược chính và 8 chiến lược bộ phận để công ty có thể lựa chọn thực hiện. Đó là:

Nhóm chiến lược S-O (nhóm chiến lược dung điểm mạnh nắm bắt cơ hội)

SOi: Chiến lược mở rộng thị trường trong và ngoài nước.

SO2: Chiến lược ổn định thị trường, ổn định nguồn nguyên liệu.

Nhóm chiến lược S-T (Dùng điểm mạnh khắc phục các nguy cơ)

ST1: Chiến lược xây dựng thương hiệu.

ST2: Chiến lược mở rộngthị trường xuất khẩu.

Nhóm chiến lược W-O (Tận dụng cơ hội để khắc phục các điểm yếu)

WOi: Chiến lược xây dựng hoàn thiện bộ máy tổ chức, đào tạo nguồn nhân lực

WO2: Chiến lược tăng cường đầu tư nghiên cứu, khác biệt hóa sản phẩm.

Nhóm chiến lược W-T (Khắc phục những điểm yếu, hạn chế những nguy cơ)

WT1: Chiến lược thu hẹp sản xuất.

WT2: Chiến lược ổn định tài chính.

Đến đây vấn đề đặt ra, các chiên lược này không thể tồn tại một cách độc lập mà tùy theo mức độ, chúng có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Nếu công ty thực hiện một trong số các chiến lược nêu trên thì không thể đạt mục tiêu đề ra. Mặt khác, do tính kinh tế và nguồn lực có hạn nên công ty cũng không thể thực hiện cùng lúc tất cả các chiến lược đề ra. Để giải quyết vấn đề này trong phạm vi luận văn tác giả sử dụng công cụ ma trận hoạch định có khả năng định lược QSPM thông qua việc lấy ý kiến chuyên gia nhằm lựa chọn các chiến lược chính thích hợp với tình hình thực tế của công ty.

3.4. Xác định các phương án và lựa chọn phương án chiến lƣợc

3.4.1. Phương án SOi

3.4.2. Phương án ST

3.4.3. Phương án WO

3.4.4. Phương án WT

3.4.5. Lựa chọn phương án chiến lược

Với kết quả từ các bảng ma trận QSPM, tác giả mạnh dạn chọn ra các chiến lược ưu tiên triển khai trong thời gian tới là:

3.4.5.1. Chiến lược mở rộng thị trường.

+ Về thị trường: Dựa vào khả năng và ưu thế hiện tại của mình, Công ty cần tập trung vào phân đoạn thị trường trọng điểm của mình, tìm hiểu và dự báo xu hướng tiêu dùng trong thời gian sắp tới. Công ty cần làm tốt công tác nghiên cứu thị trường, tạo được một mạng lưới tiếp thị phân phối rộng khắp, phản ứng nhanh nhạy trước những thay đổi của đối thủ cạnh tranh.

Cụ thể công ty lập kế hoạch phát triển 02 chi nhánh tại Bắc Trung Bộ và tại Nam Trung Bộ.

+ Về cung cấp: Công ty phải có biện pháp nâng cao chất lượng tư vấn kinh doanh, kể cả chất lượng dịch vụ trước và sau cho phù hợp với đặc điểm của thị trường tiêu dùng. Đa dạng hóa các kênh tiếp cận khách hàng, nhưng nên cố gắng phát triển kênh quảng bá trực tiếp, tránh phụ thuộc vào các đơn vị trung gian… Đưa thương mại điện tử vào như một kênh quảng bá mới, năng động, hiệu quả, thường xuyên tiến hành tuyên truyền quảng bá dịch vụ của mình qua nhiều phương thức khác nhau, thực hiện công tác phục vụ khi bán và sau bán sao cho thật thuận lợi để phục vụ tốt hơn đối với khách hàng.

3.4.5.2. Chiến lược xây dựng, hoàn thiện bộ máy tổ chức, đào tạo nguồn nhân lực

Xây dựng chương trình tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực trẻ theo tiêu chuẩn, tuyển nhân viên đúng trình độ chuyên môn, giỏi nghiệp vụ công tác, có hiệu quả và chất lượng cao.

Cần phải có sự gắn bó và thông tin phản hồi giữa bộ phận thiết kế và bộ phận kinh doanh Marketing để hiểu và nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của thị trường. Từ đó tạo ra nhiều dịch vụ mới, hợp thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Thực hiện chế độ đãi ngộ và thu hút lao động Thu hút nhân tài là chiến lược hàng đầu của Công ty nhất là trong các lĩnh vực quản lý, kinh doanh, tiếp thị, kỹ thuật và nghiệp vụ

Cải cách chế độ tiền lương, tiền thưởng phù hợp với thu nhập thị trường, đảm bảo cho cuộc sống, nhằm khuyến khích người lao động an tâm làm việc với năng suất cao, thu hút chất xám và người lao động có tay nghề cho công ty.

Xây dựng môi trường làm việc thoải mái, sạch sẽ an toàn, không ô nhiễm. Tạo cơ hội cho tất cả mọi người học tập, nghiên cứu để phát triển, thăng tiến trong nghề nghiệp.

Chủ động đề xuất nhiều phong trào thi đua phấn đấu lao động, tổ chức những cuộc giao lưu trao đổi văn hóa doanh nghiệp, lắng nghe sáng kiến của cán bộ công nhân viên. Điều này vừa làm cho người công nhân gắn bó chặt chẽ hơn với doanh nghiệp của mình, vừa giúp công ty tìm được người xuất sắc để đào tạo, bồi dưỡng.

3.5. Giải pháp tổ chức thực hiện chiến lược

3.5.1. Tổ chức công tác Marketing

a)Xây dựng chiến lược Marketing

b)Xây dựng thương hiệu:

c)Xây dựng kênh tư vấn bán hàng:

d) Công tác chăm sóc khách hàng:

e)Tìm kiếm thị trường:

3.5.2. Tổ chức công tác phát triển Sản phẩm – Dịch vụ

a)Thị trường mục tiêu:

b) Sản phẩm dịch vụ:

c) Sản phẩm, dịch vụ chiến lược

Tổ chức các gói sự kiện theo nhu cầu doanh nghiệp

Tổ chức sự kiện văn hóa – xã hội

Đào tạo nghệ thuật cho mọi lứa tuổi

Sản xuất chương trình truyền hình

Dịch vụ Quảng cáo

3.5.3. Tổ chức nhân sự

Kế hoạch tổ chức nhân sự các bộ phận – phòng ban

* Giai đoạn đầu tiên: đến 2022

TTPhòng – BanSố ngườiGhi chú
1Giám đốc01 ngườiPhụ trách Quản trị và Kinh doanh
2Phó Giám đốc02 ngườiPhụ trách hoạt động sự kiện
3Phòng Sự kiện03 ngườiĐiều phối, Lắp dựng, kỹ thuật, hỗ trợ
4Phòng Truyền thông03 ngườiMarketing, Kịch bản, SX nội dung
5Phòng Đào tạo03 ngườiTuyển sinh, QL đào tạo
6Phòng Tổ chức HC02 ngườiNhân sự, Lễ tân, Thủ kho
7Phòng Kinh Doanh02 ngườiSales, Marketing, QL Nhà cung cấp
8Phòng Kế toán03 ngườiKế toán, Trợ lý Giám đốc
Tổng19 người
  • Giai đoạn 2: đến 2025
TTPhòng – BanSố ngườiGhi chú
1Giám đốc02 ngườiPhụ trách: Quản trị; Nội dung
2Phó Giám đốc04 ngườiPhụ trách: 03 mảng KD & 01 Tài chính
3Phòng Sự kiện05 ngườiĐiều phối, Lắp dựng, kỹ thuật, hỗ trợ
4Phòng Truyền thông05 ngườiMarketing, Kịch bản, SX nội dung
5Phòng Đào tạo05 ngườiTuyển sinh, QL đào tạo
6Phòng Tổ chức HC03 ngườiNhân sự, Lễ tân, Thủ kho
7Phòng Kinh Doanh03 ngườiSales, Marketing, QL Nhà cung cấp
8Phòng Kế toán03 ngườiKế toán, Trợ lý Giám đốc
9Phòng Hậu cần02 ngườiVận chuyển, Kho bãi
Tổng32 người

3.5.4. Tổ chức thực hiện giải pháp Tài chính

a) Kế hoạch huy động vốn

Đơn vị: 1,000đ

TTNhu cầu vốnNăm 2021Năm 2025Năm 2030
1Cơ cấu vốn4.656.50110.606.30013.994.867
1.1– Vốn đầu tư ban đầu & tài sản phát sinh999.4843.544.2226,000,000
1.2– Vốn lưu động557.0172.405.4004.994.867
1.3-Lợi nhuận sử dụng300.0003.000.0003.000.000
1.4-Vốn góp cổ đông2.800.0001.656.6780

b) Lộ trình góp vốn

Đơn vị: 1,000đ

Cổ độngTỷ lệNăm2021Năm 2025Năm 2030
Cổ đông 115%420.000248.5010
Cổ đông 215%420.000248.5010
Cổ đông 370%1.960.0001.159.6740
Tổng100%2.800.0001.656.6780

3.6. Kiểm tra và đánh giá chiến lược

Sau khi chỉ đạo triển khai chiến lược những công việc cuối cùng cần phải làm là kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chiến lược, điều chỉnh chiến lược để đảm bảo cho chiến lược được thực hiện hiệu quả nhất.

KẾT LUẬN

Sau gần 08 năm hoạt động, Công ty CP Truyền thông Rồng Tiên Sa đã dần khẳng định được vị thế của mình trên thị trường.Trong những năm tới, nhu cầu Truyền thông quảng bá, tổ chức sự kiện và đào tạo kỹ năng tại miền Trung sẽ tiếp tục gia tăng cùng với sự bùng nổ tại thành phố Đà Nẵng. Việc hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty sẽ giúp công ty tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức, tiếp tục tăng trưởng và phát triển.

Từ đó cho thấy tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược kinh doanh vì nó giúp các công ty xác định rõ ràng được mục tiêu, vạch ra các con đường đi hợp lý và phân bổ các nguồn lực một cách tối ưu để đảm bảo đi đến mục tiêu đã định trong quỹ thời gian cho phép.

Trong phạm vi luận văn này, tác giả đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp cũng không ngoài mong muốn giúp Công ty CP Truyền thông Rồng Tiên Sa đạt được những mục tiêu quan trọng trong quá trình hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh đồng thời nâng cao vị thế của Công ty. Với góc nhìn chủ quan, chắc chắn tác giả sẽ chưa thể bao quát và giải quyết tất cả các vấn đề thực tế phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP Truyền thông Rồng Tiên Sa. Môi trường kinh doanh luôn biến đổi không ngừng nên chiến lược kinh doanh của công ty cũng phải thay đổi theo từng thời kỳ cho phù hợp. Với những thiếu sót không thể tránh khỏi đó, tác giả rất mong nhận được sự góp ý phê bình từ quý Thầy Cô, Ban Giám Đốc Công ty CP Truyền thông Rồng Tiên Sa để đề tài có thể ứng dụng vào thực tế và hoàn thiện hơn.

Do điều kiện thời gian và nguồn lực có hạn, đề tài không tránh khỏi những sai sót. Tác giả rất mong được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN DUY TAN\LUAN VAN DUY TAN\TRAN THI LE CHI\SAU BAO Ve

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *