phương pháp sử dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ xử lý ảnh để khảo sát mật độ xây dựng

Phương pháp sử dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ xử lý ảnh để khảo sát mật độ xây dựng tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam

Phương pháp sử dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ xử lý ảnh để khảo sát mật độ xây dựng tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam

1. Lý do chọn đề tài

Thế kỷ XXI được xem như là thế kỷ của đô thị. Theo Liên Hợp Quốc, hiện nay hơn một nửa dân số thế giới tập trung sống và làm việc ở các đô thị. Theo dự báo đến năm 2050 sẽ có khoảng trên 70% dân số sẽ tập trung ở các thành phố.

Mật độ dân số cao ở các thành phố gây ra sức ép ngày càng lớn cho các cơ quan quản lý nhà nước về các vấn đề: ô nhiễm môi trường; thiếu hụt nước sạch, tài nguyên đất đai; quá tải hạ tầng giao thông; thiếu hụt năng lượng…. 

Mặc dù số lượng đô thị tăng nhanh nhưng đa số đều đối mặt với các thách thức, như: chất lượng đô thị chưa bảo đảm, hạ tầng kỹ thuật chưa theo kịp tốc độ phát triển…dẫn đến những vấn đề cần phải giải quyết như: kẹt xe, thiếu nước sinh hoạt, ngập úng, ô nhiễm môi trường…

Các cơ quan quản lý nhà nước hướng đến việc xây dựng đô thị thông minh như là một giải pháp quan trọng để giải quyết các vấn đề này. Nhiều thành phố trên thế giới đã và đang triển khai xây dựng các mô hình thành phố thông minh cho riêng mình. Việc phát triển thành phố thông minh, gắn với bảo vệ môi trường đang trở thành xu thế phát triển của thời đại, đã và đang được các tỉnh, thành trong nước hướng đến.  

Tại Quảng Nam, việc phát triển đô thị, đô thị thông minh theo hướng bền vững đã được quan tâm từ sớm thông qua các Nghị quyết của Hội nghị Tỉnh ủy, Chỉ thị của Ban thường vụ Tỉnh ủy. Tam Kỳ là một đô thị loại 2 với vai trò là thành phố tỉnh lỵ, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế và khoa học kỹ thuật của tỉnh Quảng Nam. Những năm qua, Tam Kỳ đã không ngừng nỗ lực, phát huy các tiềm năng lợi thế để phát triển đô thị theo hướng “tăng trưởng xanh”, trong đó vừa chú trọng phát triển đô thị vừa chú trọng bảo tồn không gian sinh thái để hướng đến phát triển bền vững.

Muốn đạt được mục tiêu đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong khảo sát, giám sát trật tự xây dựng đô thị nói chung, mật độ xây dựng nói riêng là nhu cầu thiết yếu và phù hợp với xu hướng phát triển chung của cả nước. Ở luận văn này tôi xin trình bày phương pháp sử dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ xử lý ảnh để khảo sát mật độ xây dựng tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam để góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý trật tự xây dựng và kiến trúc đô thị tại Tam Kỳ nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung.

2. Mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu khảo sát, đánh giá về mật độ xây dựng tại thành Phố Tam Kỳ, giúp cho các nhà quản lý có giải pháp quản lý đô thị tốt hơn, đồng thời làm cơ sỏ để quy hoạch, phát triển đô thị một cách bền vững.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Ở luận văn này tôi tập trung thu thập và nghiên cứu dữ liệu về mật độ xây dựng trong phạm vi toàn bộ diện tích tự nhiên của thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.

4. Phương pháp nghiên cứu

– Nghiên cứu lý thuyết: Tìm hiểu qua tài liệu (sách chuyên ngành, bài báo khoa học…) về những nội dung cơ bản của trí tuệ nhân tạo, công nghệ xử lý ảnh và các ứng dụng trong công tác quản lý xây dựng

– Nghiên cứu thực nghiệm: Thông qua khảo sát thực tế về mật độ xây dựng tại thành phố Tam Kỳ, đánh dấu, chụp ảnh. Tiếp tục sử dụng phần mềm để xử lý, đánh giá nhằm đưa ra phương án quản lý kịp thời kịp thời.

5. Bố cục của luận văn

Luận văn tốt nghiệp của tôi bao gồm phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Phần mở đầu trình bày lý do chọn đề tài, mục đích và mục tiêu nghiên cứu của đề tài, nội dung nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và đóng góp của đề tài Phần nội dung gồm;

Chương 1: Tổng quan lý thuyết

Chương 2: Mạng nơ-ron nhân tạo và công nghệ xử lý ảnh

Chương 3: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ xử lý ảnh để khảo sát mật độ xây dựng tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.

Kết luận: Tổng kết những kết quả đã đạt được của luận văn và hướng phát triển nghiên cứu tiếp theo.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1. CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÔ THỊ HIỆN NAY

Với bất cứ quốc gia phát triển nào, đô thị hóa luôn là quá trình tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế. Trong thời điểm toàn cầu hóa và cạnh tranh kinh tế quốc tế ngày càng gia tăng, việc xác định và xây dựng các chính sách phát triển đô thị phù hợp đang trở thành mối quan tâm trọng tâm của nhiều quốc gia. Thống kê trong gần 20 năm qua cho thấy, hệ thống đô thị Việt Nam đã có nhiều chuyển biến rất tích cực và đóng góp đáng kể cho sự phát triển của đất nước. Tỷ lệ đô thị hóa tăng từ 23,7% (năm 1999) lên 37,5% (năm 2017). Với số lượng trên 800 đô thị hiện nay, mức tăng trưởng kinh tế trung bình ở khu vực đô thị nước ta đạt từ 10 – 15% (cao gần gấp 2 lần so với cả nước), nguồn thu từ các hoạt động kinh tế của đô thị ước đạt 70 – 75% trong cơ cấu GDP cả nước. Mặc dù số lượng đô thị tăng nhanh nhưng đa số đều đối mặt với các thách thức, như: chất lượng đô thị chưa bảo đảm, hạ tầng kỹ thuật chưa theo kịp tốc độ phát triển…dẫn đến những vấn đề cần phải giải quyết như: kẹt xe, thiếu nước sinh hoạt, ngập úng, ô nhiễm môi trường…

Quản lý phát triển đô thị là một trong những vấn đề chiến lược phát triển, là khâu then chốt trong quá trình hình thành bộ mặt của một đô thị. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng đã đặt ra nhiều khó khăn, thách thức cho công tác quản lý đô thị. Nhiều nhà quản lí đô thị cứ lay hoay đi tìm câu trả lời từ bài toán quản lí đô thị bằng việc làm thế nào để quản lí tốt việc xây dựng và phát triển đô thị, tức là coi công tác quản lí về qui hoạch đô thị và kiến thiết đô thị là nội hàm của quản lí đô thị. Thực ra, quản lí đô thị là một khái niệm cần phải hiểu theo hai tầng nghĩa. Theo nghĩa rộng, quản lí đô thị là toàn bộ tiến trình (chứ không phải quá trình) quản lí về thị chính, văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị…; trên nghĩa hẹp thì chỉ là quá trình quản lí thị chính, tức là quản lí quá trình qui hoạch, kiến thiết và vận hành trong tiến trình xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội cũng như cơ sở hạ tầng kĩ thuật của thành phố. Do điều kiện chủ quan và khách quan, công tác quản lí đô thị của chúng ta còn nhiều bất cập trong nhận thức cũng như thực thi. Trên nhận thức, nhiều lúc nhiều nơi chúng ta còn có những hiểu biết chưa đúng, chưa sâu, chưa thật sự khoa học về bài toán quản lí đô thị, điều này dẫn đến nhiều hệ lụy đáng tiếc mà cụ thể là không phát huy được các thành tố bên trong của đô thị, đô thị phát triển lộn xộn không theo chiều tích định sẵn…

Công tác quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng và kiến trúc ở các đô thị hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Quy trình xét duyệt đầu tư xây dựng còn phức tạp, phải qua nhiều cửa, nhiều đầu mối, công tác quản lý xây dựng tại cấp phường còn buông lỏng. Việc quản lý kiến trúc còn thiếu các chính sách và biện pháp đặc thù trong việc thẩm định thiết kế sơ bộ; cấp giấy phép xây dựng và lập hồ sơ hoàn công; bảo tồn, tôn tạo các di tích văn hoá – lịch sử, các công trình kiến trúc có giá trị, giữ diện tích ao hồ, các không gian công cộng. Trong đầu tư xây dựng còn thiếu các quy trình quản lý phù hợp với từng loại dự án và công trình. Các tiêu chuẩn, quy phạm, quy chuẩn đánh giá xây dựng còn áp dụng máy móc, chưa phù hợp với đặc thù từng địa phương. Trong quản lý trật tự xây dựng đô thị, còn lúng túng trong việc áp dụng các mức xử phạt và tổ chức lực lượng thanh tra, xử lý các vi phạm trật tự xây dựng đô thị. Nguồn nhân lực cho quản lý quy hoạch, xây dựng và kiến trúc còn yếu, chưa tiếp cận được phương pháp tiên tiến, hiện đại và bản địa hoá cho phù hợp với đặc thù của đất nước.

Trong quản lý đất đai, hầu hết chính quyền ở các đô thị đều đã tổ chức thống kê, phân loại, quy hoạch cho sử dụng lâu dài. Đất đô thị được phân thành các loại: đất sử dụng vào mục đích công cộng, đất sử dụng cho mục đích quốc phòng – an ninh, đất chuyên dùng, đất nông – lâm nghiệp, đất chưa sử dụng. Đo đạc, thống kê, phân loại là cơ sở để quy hoạch đất vào từng mục đích sử dụng khác nhau trước áp lực đô thị hoá, xác định tỷ lệ thích hợp đất đai cho đặc trưng không gian kiến trúc đô thị, đặc biệt là không gian trống và xây dựng các công trình phúc lợi công cộng, kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị. Tuy nhiên, khó khăn mà hầu hết các đô thị đều gặp phải là công tác đền bù, giải phóng mặt bằng; giải quyết tranh chấp, xử lý lấn chiếm và những tồn đọng về đất đai gắn với nhà cửa. Đây cũng là vấn đề thường dẫn đến các “điểm nóng” xã hội.

Khi quá trình đô thị hoá sẽ diễn ra nhanh, việc chuyển đổi chức năng sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất đô thị sẽ là tất yếu, nhiều ao hồ, đồng ruộng sẽ bị san lấp để lấy mặt bằng xây dựng. Như vậy, các đô thị sẽ phải đối mặt với vấn đề thiếu đất trồng cây lương thực, rau quả và thực phẩm. Vấn đề sử dụng đất đô thị đang có nguy cơ đối diện với xu hướng không bền vững. Bên cạnh việc đất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp bởi quá trình đô thị hoá, còn là hiện trạng lãng phí trong sử dụng tài nguyên đất. Việc mất đất nông nghiệp, ao hồ, diện tích cây xanh, không chỉ ảnh hưởng đến an toàn lương thực, xáo trộn cuộc sống của người nông dân như dư thừa lao động, giảm thu nhập, mà còn mất đi vành đai xanh nông nghiệp – một trong những thành phần của bộ khung bảo vệ thiên nhiên – môi trường của thành phố.

Quảng Nam là một tỉnh ven biển thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung. Phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế; phía Đông giáp biển Đông; phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi; phía Tây giáp tỉnh Kon Tum và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Trong khoảng từ năm 2010 đến nay, Quảng Nam là tỉnh có tỷ lệ đô thị hóa tương đối cao. Năm 2016, dân số đô thị toàn tỉnh đạt khoảng 360 ngàn người, tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 24,17%. Đến nay, toàn tỉnh có 17 đô thị, bao gồm 01 đô thị loại II, 01 đô thị loại III, 01 đô thị loại IV và 14 đô thị loại V.

Đặc trưng đô thị Quảng Nam có xuất phát điểm là trung tâm hành chính – chính trị cấp huyện, qua quá trình xây dựng và phát triển, kinh tế đô thị ngày càng phát triển bền vững, cơ cấu chuyển dịch đúng hướng sang dịch vụ (như Hội An, Tam Kỳ) và công nghiệp (như Điện Bàn, Núi Thành); hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị đang từng bước được xây dựng và hoàn thiện; về cơ bản đáp ứng các chỉ tiêu, tiêu chuẩn theo quy định về cấp loại đô thị.

Tuy nhiên, quá trình phát triển mạng lưới đô thị trên địa bàn tỉnh vẫn còn những tồn tại hạn chế như công tác xây dựng và quy hoạch đô thị còn chưa đồng bộ, phù hợp với thực tiễn; định hướng phát triển đô thị chưa rõ nét, chủ yếu tập trung cho việc đầu tư mở rộng đô thị, phát triển trung tâm hành chính cấp huyện, chưa đa dạng các loại hình phát triển dịch vụ đô thị. Chất lượng đô thị, nhất là các đô thị phía Tây còn thấp, nếp sống văn minh đô thị còn nhiều bất cập.

Thêm vào đó, Việt Nam nói chung, Quảng Nam nói riêng có điều kiện hạ tầng và tiếp cận ứng dụng khoa học và công nghệ thấp. Đặc biệt trong các lĩnh vực như sử dụng năng lượng, giao thông, y tế, môi trường, cơ sở hạ tầng, giáo dục,….

Việc định hướng phát triển đô thị song song cả về chất và lượng, xây dựng các đô thị phát triển hài hòa được xác định nhất quán, xuyên suốt trong công tác quy hoạch của tỉnh Quảng Nam. Kết luận số 38/KL-TU của Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ tư, khóa XXI về xây dựng và phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016-2020 đã xác định: “Ngoài công tác hoàn thiện hạ tầng đô thị, kiên trì quản lý và phát triển đô thị theo mô hình đô thị xanh, đô thị thông minh, đô thị sinh thái hướng đến phát triển bền vững, bảo vệ cảnh quan tự nhiên, dần hình thành các đô thị có bản sắc”[33]. Trên cơ sở đó, Tỉnh Quảng Nam đã thiết lập tương đối dầy đủ hệ thống các cơ sở để quản lý phát triển đô thị như: Quy hoạch xây dựng vùng: vùng tỉnh, liên huyện, vùng huyện; Quy hoạch chung các đô thị (100% các đô thị được lập QHC, hoặc đang điều chỉnh); Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh, chương trình phát triển các đô thị. Tuy nhiên, các định hướng, quy hoạch, chương trình trên vẫn chủ yếu dừng lại ở việc đáp ứng các chỉ tiêu, tiêu chuẩn về cấp loại đô thị theo quy định của Việt Nam. Chưa có những quy định bắt buộc và có hệ thống nhằm hướng đến việc xây dựng và hình thành các đô thị thông minh.

1.2. MẬT ĐỘ XÂY DỰNG

Bất cứ dự án nào cũng cần xây dựng dựa trên các quy chuẩn về thiết kế kỹ thuật xây dựng, quy chuẩn thiết kế nhà cao tầng và quy hoạch xây dựng. Mật độ xây dựng được hiểu là phần tỷ lệ diện tích chiếm đất trên tổng diện tích lô đất của các công trình kiến trúc xây dựng. Ngoại trừ các diện tích chiếm đất như bể bơi, tiểu cảnh, sân thể thao cố định,…

Hiện nay mật độ xây dựng được chia thành 2 loại gồm mật độ xây dựng thuần và mật độ xây dựng gộp.

Mật độ xây dựng thuần: là tỷ lệ chiếm đất của các công trình kiến trúc xây dựng trên tổng diện tích lô đất (không bao gồm diện tích chiếm đất của các công trình như: các tiểu cảnh trang trí, bể bơi, sân thể thao ngoài trời (trừ sân ten nit và sân thể thao được xây cố định và chiếm khối tích không gian trên mặt đất.

Mật độ xây dựng gộp: của một khu vực đô thị là tỷ lệ diện tích chiếm đất của các công trình kiến trúc trên tổng diện tích toàn khu đất (diện tích toàn khu đất bao gồm có cả sân đường, các khu cây xanh, không gian mở và các khu vực không xây dựng công trình trong khu đất đó).

1.2.1. Cách tính mật độ xây dựng hiện nay

Căn cứ Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/04/2008 của Bộ Xây dựng v/v Ban hành: “ Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng” (QCXDVN 01:2008/BXD). Cách tính mật độ xây dựng được xác định như sau:

(1.1)

Trong đó:

– Hình chiếu bằng của công trình được tính là diện tích chiếm đất của công trình kiến trúc (không bao gồm nhà phố, liên kế có sân vườn).

– Diện tích chiếm đất của công trình sẽ ngoại trừ các công trình bên ngoài như tiểu cảnh trang trí, sân thể thao ngoài trời (trừ sân tennis và sân thể thao được xây dựng cố định và chiếm khối tích không gian trên mặt đất, bể cảnh…), bể bơi,…

1.2.2. Các quy định về mật độ xây dựng

– Quy định mật độ xây dựng tại thành thị:

Bảng 1.1: Quy định số tầng

Chiều rộng lộ giới L (m)Tầng cao cơ bản (tầng)Số tầng cộng thêm nếu thuộc khu vực quận trung tâm thành phố hoặc trung ương cấp quậnSố tầng cộng thêm nếu thuộc trục đường thương mại dịch vụSố tầng cộng thêm nếu công trình xây dựng trên lô đất lớnCao độ tối đa từ nên vỉa hè đến sàn lầu 1Số tầng khối nền tối đa + số tầng giật lùi tối đaTầng cao tối đa (tầng)
L 255+1+1+17 m7+18
20≤L<255+1+1+17 m6+28
12≤L<204+1+1+15,8 m5+27
7≤L<124+1+15,8 m4+26
3.5≤L<73+15,8 m3+14
L<3.53+15,8 m3+03

– Quy định chiều cao và lộ giới

Bảng 1.2. Quy định về chiều cao và lộ giới

Chiều rộng lộ giới L (m)Cao độ tối đa từ nền vỉa hè đến sàn tầng 1 (m)Cao độ chuẩn tại vị trí chỉ giới xây dựng tại tầng cao tối đa (m)
Tầng 3Tầng 4Tầng 5Tầng 6Tầng 7Tầng 8
L 257 m21,62528,431,8
20≤L<257 m21,62528,431,8
12≤L<205,8 m1720,423,827,2
7≤L<125,8 m1720,423,8
3.5≤L<75,8 m13,617
L<3.55,8 m11,6

– Mật độ xây dựng thuần tối đa của ô đất xây dựng nhà ở liên kế, nhà ở riêng lẻ như biệt thự, nhà vườn, nhà cấp 4, nhà phố (xem bảng 1.3) và nhóm nhà chung cư theo diện tích lô đất và chiều cao công trình (xem bảng 1.4)

Bảng 1.3. Mật độ xây dựng thuần tối đa của ô đất xây dựng nhà ở liên kế, nhà ở riêng lẻ như biệt thự, nhà vườn, nhà cấp 4, nhà phố

Diện tích lô đất

(m2/căn nhà)

≤5075100200300500≥1000
Mật độ xây dựng tối đa (%)100908070605040

Bảng 1.4: Mật độ xây dựng thuần tối đa của nhóm nhà chung cư:

mat-do-xay-dung-tinh-nhu-the-nao-1

– Mật độ xây dựng thuần tối đa của các công trình công cộng như giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, chợ trong các khu vực xây dựng mới là 40%.

– Mật độ xây dựng thuần tối đa của các công trình dịch vụ đô thị khác và các công trình có chức năng hỗn hợp xây dựng trên lô đất có diện tích ≥3.000m2 cần được xem xét tùy theo vị trí trong đô thị và các giải pháp quy hoạch cụ thể và được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo các yêu cầu về khoảng cách tối thiểu giữa các dãy nhà:

+ Khoảng cách giũa các cạnh dài của hai dãy nhà có chiều cao <46m phải đảm bảo  ≥1.3 chiều cao công trình (≥1/2h) và không được <7m. Đối với các công trình có chiều cao ≥46m, khoảng cách giữa các cạnh dài của 2 dãy nhà phải đảm bảo ≥25m;

+ Khoảng cách giữa hai đầu hồi của hai dãy nhà có chiều cao <46m phải đảm bảo ≥1/3 chiều cao công trình (≥1/3h) và không được <4m. Đối với các công trình có chiều ≥46m, khoảng cách giữa hai đầu hổi của hai dãy nhà phải đảm bảo ≥15m;

+ Đối với dãy nhà bao gồm phần đế công trình và tháp cao phía trên thì các quy định về khoảng cách tối thiểu đến dãy nhà đối diện được áp dụng riêng đối với phần đế công trình và đối với phần tháp cao phía trên theo tầng cao xây dựng trương ứng của mỗi phần tính từ mặt đất (cốt vỉa hè);

Đồng thời đảm bảo khoảng lùi công trình theo quy định (xem bảng 1.5)

Bảng 1.5. Khoảng lùi quy định của các công trình

mat-do-xay-dung-tinh-nhu-the-nao-2

– Mật độ xây dựng tối đa phải phù hợp với quy định xây dựng giống như bảng mật độ xây dựng thuần tối đa của nhóm nhà dịch vụ đô thị và nhà sử dụng hỗn hợp theo diện tích lô đất và chiều cao công trình (xem bảng 1.6).

Bảng 1.6. Mật độ xây dựng thuần tối đa của nhóm nhà dịch vụ đô thị và nhà sử dụng hỗn hợp theo diện tích lô đất và chiều cao

mat-do-xay-dung-tinh-nhu-the-nao-3

Đối với các công trình dịch vụ đô thị và các công trình có chức năng hỗn hợp xây dựng trên lô đất có diện tích <3.000m2, sau khi trừ đi phần đất đảm bảo khoảng lùi theo quy định tại bảng trên, trền phần đất còn lại được phép xây dựng với mật độ 100%, nhưng vẫn phải đảm bảo các yêu cầu về khoảng cách tối thiếu giữa các dãy nhà và đảm bảo diện tích chỗ để xe theo quy định.

– Mật độ xây dựng gộp tối đa cho phép của đơn vị nhà ở là 60%

– Mật độ xây dựng gộp tối đa của các khu du lịch – nghỉ dưỡng tổng hợp (resort) là 25%

– Mật độ xây dựng gộp tối đa của các khu cây xanh chuyên dụng (bao gồm cả sân gôn), vùng vảo vệ môi trường tự nhiên được quy định tùy theo chức năng và các quy định pháp lý có liên quan, nhưng không quá 5%

– Mật độ xây dựng gộp tối đa toàn khu công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 50%

* Tỷ lệ đất trồng cây xanh trong các lô đất xây dựng công trình

Trong các lô đất xây dựng công trình, dù là biệt thự, nhà cấp 4 hay công trình nhà ở khác, phải đảm bảo quy định về tỷ lệ tối thiểu đất trồng cây xanh (xem bảng 1.7)

Bảng 1.7. Tỷ lệ đất trồng cây xanh trong các khu đô thị

mat-do-xay-dung-tinh-nhu-the-nao-5

Phương pháp sử dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ xử lý ảnh để khảo sát mật độ xây dựng tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
Phương pháp sử dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ xử lý ảnh để khảo sát mật độ xây dựng tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam

1.2.3. Các quy định về mật độ áp dụng riêng với nhà phố.

* Kích thước lô đất quy hoạch xây dựng nhà ở nói chung:

– Kích thước lô đất quy hoạch xây dựng nhà ở được xác định cụ thể theo nhu cầu và đối tượng sử dụng, phù hợp với các giải pháp tổ chức không gian và được quản lý theo quy định về quản lý xây dựng của khu vực lập quy hoạch.

– Lô đất xây dựng nhà ở trong các khu ở quy hoạch xây dựng mới, khi tiếp giáp với đường phố có lộ giới ≥20m, phải đồng thời đảm bảo các yêu cầu về kích thước tối thiểu như sau:

– Diện tích của lô đất xây dựng nhà ở gia đình ≥45m2

– Bề rộng của lô đất xây dựng nhà ở ≥5m

– Chiều sâu của lô đất xây dựng nhà ở ≥5m

– Lô đất xây dựng nhà ở trong các khu ở quy hoạch xây dựng mới, khi tiếp giáp với đường phố có lộ giới <20m, phải đồng thời đảm bảo các yêu cầu về kích thước tối thiểu như sau:

+ Diện tích của lô đất xây dựng nhà ở gia đình ≥36m2

+ Bề rộng của lô đất xây dựng nhà ở ≥4m2

+ Chiều sâu của lô đất xây dựng nhà ở ≥4m2

Chiều dài tối đa của một dãy nhà liên kế hoặc riêng lẻ có cả hai mặt tiếp giáp với các tuyến đường cấp đường chính khu vực trở xuống là 60cm. Giữa các dãy nhà phải bố trí đường giao thông phù hợp với các quy định về quy hoạch mạng lưới đường giao thông hoặc phải bố trí đường đi bộ với về rộng tối thiểu là 4m.

* Phần nhà được phép nhô quá chỉ giới đường đỏ trong trường hợp chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ

– Chỉ giới xây dựng là đường giới hạn cho phép xây dựng nhà, công trình trên lô đất.

– Chỉ giới đường đỏ là đường ranh giới phân định giữa phần lô đất để xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc các công trình kỹ thuật hạ tầng.

* Phần nhà được xây dựng vượt quá chỉ giới xây dựng trong trường hợp chỉ giới xây dựng lùi vào sau chỉ giới đường đỏ

– Không có bộ phận nào của nhà vượt quá chỉ giới đường đỏ

– Các bộ phận của công trình sau đây được phép vượt quá chỉ giới xây dựng trong các trường hợp sau:

+ Bậc thềm, vệt dắt xe, bậu cửa, gờ chỉ, cách cửa, ô văng, mái đua, mái đón, móng nhà

+ Riêng ban công được nhô quá chỉ giới xây dựng không quá 1,4m và không được che chắn tạo thành buồng hay lô gia

* Quan hệ với các công trình bên cạnh

Các công trình không được vi phạm ranh giới:

– Không bộ phận nào của ngôi nhà kể cả thiết bị, đường ống, phần ngầm dưới đất (móng, đường ống) được vượt quá ranh giới với lô đất bên cạnh

– Không được xả nước mua, nước thải các loại (kể cả nước ngưng tụ của máy lạnh), khí bụi, khí thải sang nhà bên cạnh

– Không được xả nước mưa, nước thải các loại (kể cả nước ngưng tụ của  máy lạnh), khí bụi, khí thải sang nhà bên cạnh.

1.3. THỰC TRẠNG MẬT ĐỘ XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM

Trên cơ sở Luật Xây dựng, Luật Nhà ở và các văn bản hướng dẫn có liên quan, hầu hết các thành phố lớn đều ban hành các quy định về quản lý kiến trúc và quy hoạch xây dựng đô thị, góp phần bổ sung, cụ thể hóa các quy chuẩn, tiêu chuẩn nhà nước về quy hoạch, kiến trúc và xây dựng phù hợp với điều kiện thực tế trong khu đô thị hiện hữu. Trong đó, có quy định cụ thể về mật độ xây dựng đối với từng loại công trình. Tuy nhiên thực tế cho thấy, khi mật độ dân số đô thị ngày càng đông, kéo theo nhu cầu về nhà ở tăng cao thì tình trạng vi phạm trật tự xây dựng, trật tự đô thị diễn ra khá phổ biến. Trong đó, chủ yếu là xây dựng công trình không có giấy phép; công trình sai giấy phép; công trình trên đất không được phép xây dựng; công trình vi phạm lộ giới …Các chủ đầu tư thường có xu hướng tận hưởng tối đa diện tích đất để tăng tối đa mật độ xây dựng. Suy nghĩ “tấc đất tấc vàng” khiến nhiều chủ đầu tư không muốn bỏ phí một phần đất nào vì giá trị bất động sản ngày càng đắt đỏ. Dần dần, các đô thị lớn trở thành thành phố ngột ngạt với những khu vực có mật độ dân số ngày càng gia tăng. Tình trạng kẹt xe, tắc đường, ngập úng ở các thành phố lớn ngày càng trở nên phổ biến.

Thành phố Tam Kỳ là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam, được công nhận là đô thị loại II theo Quyết định số 240/QĐ-TTg, ngày 15 tháng 2 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ. Theo thống kê năm 2019, thành phố Tam Kỳ có diện tích 100,26 km², dân số là 122.374 người, trong đó: dân số thành thị có 91.450 người chiếm 75% và dân số nông thôn có 30.924 người chiếm 25%, mật độ dân số đạt 1.221 người/km². Từ khi tái lập tỉnh Quảng Nam, thành phố Tam Kỳ đã huy động mọi nguồn lực để xây dựng và chỉnh trang kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị, trong đó tập trung xây dựng hoàn chỉnh các tuyến giao thông đô thị, xây dựng các công trình công cộng quan trọng (cải tạo, nâng cấp Quảng trường trung tâm, Công viên, Nhà văn hóa thiếu nhi, Trung tâm thể dục thể thao người cao tuổi, Nhà tang lễ,…), hoàn chỉnh hệ thống điện chiếu sáng, hạ tầng các khu dân cư, khớp nối các tuyến giao thông và thoát nước nội thị,… Hoàn thành các tuyến giao thông đối nội và đối ngoại quan trọng như đường Điện Biên Phủ, cầu Kỳ Phú I và II, mở rộng đường Tam Kỳ – Tam Thanh, đường Bạch Đằng, Nam Quảng Nam giai đoạn 2,…Triển khai các dự án xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp, nhà ở cho công nhân và nhà ở sinh viên, ngoài mục đích đảm bảo an sinh xã hội cũng là để kích thích các ngành kinh tế phát triển, tạo lập môi trường tốt cho đầu tư; đồng thời nhằm thu hút tăng dân số cơ học cho thành phố. Quy hoạch, kêu gọi đầu tư phát triển các khu đô thị mới có kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm tăng cường kết cấu hạ tầng đô thị, thu hút dân cư. Tam Kỳ hiện có 134 đồ án chi tiết xây dựng các khu dân cư, trong đó có 47 đồ án đã được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, 34 đồ án đang tập trung tập trung thực hiện, 44 đồ án đang chuẩn bị thực hiện, 9 đồ án đang được điều chỉnh. Kèm theo đó là Điều lệ quản lý quy hoạch và Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc được UBND tỉnh thông qua cuối năm 2015 là cơ sở để Tam Kỳ thực hiện tốt hơn công tác quy hoạch gắn với chỉnh trang đô thị và sắp xếp nhà ở dân cư.

Tuy nhiên, cũng giống như những địa phương khác, quá trình đô thị hóa cũng đặt ra cho chính quyền Thành phố Tam Kỳ những khó khăn, thách thức trong công tác quản lý đô thị. Thời gian qua, các đơn vị chức năng của Sở Xây dựng Quảng Nam cũng như thành phố Tam Kỳ đã tiến hành kiểm tra 158 công trình xây dựng thì đã có 83 công trình vi phạm, chiếm hơn 52%. Không chỉ vậy, số lượng vi phạm trật tự xây dựng, trật tự đô thị qua kiểm tra cũng khá cao, với 39 công trình. Trong đó, chủ yếu là xây dựng công trình không có giấy phép (5 công trình); công trình sai giấy phép (19 công trình); công trình trên đất không được phép xây dựng (5 công trình); công trình vi phạm lộ giới (10 công trình). Ngoài vi phạm trong xây dựng với số lượng khá lớn, tình hình các khu dân cư tự phát cũng đáng lo ngại do điều kiện kinh tế khó khăn, một bộ phận người dân, người thu nhập thấp dù biết việc mua bán đất tại các hẻm tự mở thiếu hạ tầng kỹ thuật, giao thông, điện, nước và xây dựng nhà vi phạm quy định pháp luật nhưng vẫn vi phạm do nhu cầu thiết yếu về nhà ở.

Trong khi đó, mặc dù có sự quyết tâm lớn nhưng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý xây dựng tại địa phương vẫn còn nhiều hạn chế. Các thủ tục liên quan đến quản lý đầu tư xây dựng, cấp sổ đỏ, giấy phép xây dựng… phần lớn vẫn bằng phương pháp thủ công là chính. Việc kiểm tra, giám sát và khảo sát mật độ xây dựng của các công trình xây dựng theo giấy phép chủ yếu được đo đạc bằng các dụng cụ thông thường và tính theo công thức nội suy như sau [34]:

https://shac.vn/wp-content/uploads/2018/06/cong-thuc-noi-suy.png (1.2)

Trong đó:

– Nt: mật độ xây dựng của khu đất cần tính;

– Ct: diện tích khu đất cần tính;

– Ca: diện tích khu đất cận trên;

– Cb: diện tích khu đất cận dưới;

– Na: mật độ xây dựng cận trên trong bảng tra tương ứng với Ca;

– Nb: mật độ xây dựng cận dưới trong bảng tra tương ứng với Cb”

Việc kiểm đếm, đo đạc và tính toán bằng thủ công như vậy vừa mất nhiều thời gian, công sức mà độ chính xác không cao. Trong khi đó, Sự phát triển của các công nghệ mới mà đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với Internet vạn vật (IOT), trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo… đã đưa công nghệ thông tin và truyền thông đóng vai trò quan trọng như là một giải pháp then chốt để giải quyết các áp lực mà các đô thị gặp phải.

Chính vì những lý do đó, tôi đề xuất giải pháp sử dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ xử lý ảnh để khảo sát mật độ xây dựng tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam để góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý trật tự xây dựng và kiến trúc đô thị tại Tam Kỳ nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN DUY TAN\LUAN VAN DUY TAN\NGUYEN NGOC HOANG VIET

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *