Phát triển thương hiệu bánh tráng Đại Lộc tại thị trường Quảng Nam

“Phát triển thương hiệu bánh tráng Đại Lộc tại thị trường Quảng Nam

Phát triển thương hiệu bánh tráng Đại Lộc tại thị trường Quảng Nam

1. Tính cấp thiết của đề tài

Kinh tế làng nghề của cả nước nói chung và Quảng Nam nói riêng có vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế nông thôn, nhất là trong giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy quá trình hiện đại hóa nông thôn; đồng thời bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, góp phần hạn chế di dân tự do và các vấn đề xã hội tiêu cực khác, tạo cơ hội giao lưu văn hóa thông qua du lịch.

Về các chính sách hỗ trợ của Nhà nước để các làng nghề truyền thống phát triển gắn với phục vụ phát triển du lịch, theo nhiều đại biểu, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, từ cấp Trung ương cho đến địa phương được đánh giá là yếu tố quyết định để tháo gỡ những rào cản, trở ngại, khó khăn hiện nay của các làng nghề. Và cho đến nay, hệ thống chính sách liên quan đến phát triển kinh tế làng nghề và du lịch làng nghề đã có rất nhiều nhưng còn chung chung, chồng chéo, nguồn lực thực thi hạn chế. Vì vậy, hiệu ứng của chính sách còn mờ nhạt. Dẫn tới du lịch tại các làng nghề vẫn còn yếu kém, hiệu quả thấp, dịch vụ còn đơn sơ, nghèo nàn, sản phẩm kém hấp dẫn, kém sức cạnh tranh.

Trong những năm qua, các cấp chính quyền địa phương trên địa bàn huyện Đại Lộc nói riêng và trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã ban hành nhiều chính sách để phát triển thương hiệu bánh tráng Đại Lộc tại thị trường Quảng Nam. Nhờ vậy, sản phẩm “Bánh tráng Đại Lộc” được chế biến từ gạo an toàn Ái Nghĩa, đó cũng chính là một trong các sản phẩm đặc trưng riêng của HTX Ái Nghĩa. Thành phần để làm nên một chiếc bánh tráng truyền thống chỉ gồm bột gạo, nước và muối. Chính quy trình sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến khép kín giúp sản phẩm đảm bảo vệ sinh, quá trình đóng gói hoàn toàn không chất bảo quản. Làm nên món ngon nức tiếng vùng đất – bánh tráng thịt heo Đại Lộc, buộc phải có được nguyên liệu ngon, chính gốc. Từ hơn trăm năm nay, người dân Đại Lộc cũng như Quảng Nam, đã quen với loại bánh tráng đặc biệt này. Phát triển sản phẩm ngày một hoàn hảo hơn, cũng chính là để giữ lại thương hiệu của vùng đất ven sông Thu. Hiện nay sản phẩm này đã có rất nhiều đại lý trên cả nước cũng như được kinh doanh trên các trang thương mại điện tử. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện, phát triển thương hiệu, quảng bá sản phẩm cũng gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Phát triển thương hiệu bánh tráng Đại Lộc tại thị trường Quảng Nam” làm đề tài luận văn nghiên cứu, qua đó để các cấp chính quyền địa phương có những chiến lược phát triển kinh tế, xây dựng thương hiệu bánh tráng Đại Lộc trên thị trường trong những năm đến.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn phát triển thương hiệu bánh tráng Đại Lộc trên địa bàn huyện nói riêng và phát triển thương hiệu bánh tráng Đại Lộc tại thị trường Quảng Nam nói chung; luận văn tập trung phân tích, đánh giá thực trạng phát triển thương hiệu bánh tráng Đại Lộc. Đồng thời phân tích, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại trong quá trình xây dựng thương hiệu, giới thiệu sản phẩm của địa phương. Qua đó, đề xuất những giải pháp phát triển thương hiệu bánh tráng Đại Lộc tại thị trường Quảng Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu phát triển thương hiệu bánh tráng Đại Lộc tại thị trường Quảng Nam.

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu thực trạng phát triển thương hiệu bánh tráng Đại Lộc tại thị trường Quảng Nam giai đoạn 2016 – 2019.

4. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn đã sử dụng tổng hợp các phương pháp sau:

Phương pháp thống kê

Phương pháp thu thập thông tin

Phương pháp luật học

5. Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển thương hiệu và thực hiện chương trình OCOP

Chương 2: Thực trạng phát triển thương hiệu bánh tráng Đại Lộc tại thị trường Quảng Nam.

Chương 3: Giải pháp phát triển thương hiệu bánh tráng Đại Lộc tại thị trường Quảng Nam.

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Liên quan đến vấn đề nghiên cứu và vấn đề phát triển thương hiệu bánh tráng Đại Lộc tại thị trường Quảng Nam đã được rất nhiều tác giả nghiên cứu.

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU

VÀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH OCOP

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU VÀ CHƯƠNG TRÌNH OCOP

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản

* Chính sách phát triển vùng kinh tế: Là tổng thể các quan điểm, nguyên tắc, hình thức, công cụ và giải pháp mà nhà nước áp dụng nhằm khai thác một cách có hiệu quả nhất tiềm năng kinh tế của mỗi vùng và tạo ra hiệu quả kinh tế  – xã hội của toàn bộ nền kinh tế quốc dân lớn nhất trong các giai đoạn phát triển của đất nước [28]

* Phát triển thương hiệu: Phát triển thương hiệu là dựa vào sự lớn mạnh của thương hiệu trong thị trường mà tiến tới mở rộng kinh doanh, làm tăng độ uy tín, tin cậy, chất lượng cho thương hiệu; đồng thời cũng tạo ra những chiều hướng mới hay những lĩnh vực kinh doanh đa dạng hơn cho thương hiệu xây dựng.

* Thị trường: Theo quan điểm kinh tế học, thị trường bao hàm mọi người mua và người bán trao đổi nhau các hàng hóa hay dịch vụ. Với một người làm marketing, thị trường là tập hợp những người hiện đang mua và những người sẽ mua một loại sản phẩm nhất định. Một thị trường là tập hợp những người mua và một ngành sản xuất là tập hợp những người bán.

1.1.2. Quy mô và tốc độ phát triển thị trường hiện nay

Quy mô của thị trường gắn liền với số lượng người mua có thể có đối với một loại sản phẩm nhất định nào đó mà người bán cống hiến cho thị trường. Những người tìm mua bất kỳ sản phẩm nào đó trong thị trường thường có ba đặc điểm như sự quan tâm, thu nhập và khả năng tiếp cận thị trường.

Trong những năm qua, để nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh, nhiều doanh nghiệp đã đẩy mạnh phát triển các sản phẩm kinh doanh tại các địa phương.

Năm 1986, Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam đã khởi sướng công cuộc đổi mới ở nước ta. Từ cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước là một bước ngoặt quan trọng trong lích sử phát triển kinh tế Việt Nam [64]

Đến Đại hội IX, Đảng ta đã khẳng định xây dựng mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và phải phát triển các loại thị trường.

Việc lưu thông hàng hóa đã từng bước chuyển sang cơ chế thị trường, giá cả được hình thành trên cơ sở giá trị theo quan hệ cung cầu. Thị trường từ trạng thái chia cắt, khép kín theo địa giới hành chính, “ tự cấp, tự túc” sang tự do lưu thông hàng hóa, làm thị trường trong nước sống động và phát triển, tổng mức lưu chuyển hàng hóa tăng nhanh. 

1.1.3. Ý nghĩa của việc phát triển thương hiệu và triển khai thực hiện chương trình OCOP

Những động lực kinh doanh nhiều khi chỉ đơn giản là kiếm nhiều tiền hơn, trở nên nổi tiếng hay đảm bảo an toàn… Động lực sẽ thúc đẩy các cá nhân, các thương hiệu và kể cả các tổ chức đạt được những điều họ muốn. Trên con đường phát triển của doanh nghiệp sẽ luôn có những thách thức, rủi ro khác cản đường. Khi đó, những động lực đơn thuần như kiếm nhiều tiền hơn không đủ lớn và mạnh mẽ để thúc đẩy họ. Đứng sau mỗi thương hiệu là những cá nhân riêng biệt, nên sẽ có những thất bại chất chồng khiến người ta mất động lực, buông xuôi và chọn cách bắt đầu lại từ đầu với một công việc nào đó thú vị hơn.

Động lực để lội ngược dòng và vượt qua những khó khăn, thử thách cần phải lớn lao hơn vậy, cần có ý nghĩa và đủ mạnh để ta có thể dùng làm lý do chống lại bất kì trở ngại nào, để thành công. Chính vì vậy đã tạo ra điểm khác biệt trong thế giới kinh doanh và hoạt động doanh nghiệp, và thường thì người ta gọi đó là ý nghĩa cho sự tồn tại của thương hiệu và phát triển thương hiệu.

Chúng ta đều biết hầu hết các thương hiệu đều hướng đến việc tạo ra lợi nhuận cho chủ sở hữu và thương hiệu được dùng để định vị khác biệt với những đối thủ khác trên thị trường. Chẳng hạn, doanh nghiệp, công ty sở hữu cơ sở sản xuất kinh doanh bánh tráng và có những khách hàng trung thành với công ty vì họ nhớ cách bạn phục vụ, vị thơm ngon đặc trưng bánh tráng nơi công ty sản xuất. Đây là một chức năng cơ bản của thương hiệu.

Việc triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm có một ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế – xã hội, đó là khi triển khai thành công nó sẽ giúp nâng cao thu nhập tạo ra nhiều công ăn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân và thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất” trong xây dựng nông thôn mới; làm thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu, hướng người dân vào kinh tế thị trường, tạo ra hướng đi mới trong sản xuất kinh doanh các sản phẩm truyền thống có lợi thế ở khu vực nông thôn góp phần tái cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp; góp phần làm giảm việc di dân từ nông thôn ra thành phố; thông qua chương trình góp phần đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Phát triển thương hiệu bánh tráng Đại Lộc tại thị trường Quảng Nam
Phát triển thương hiệu bánh tráng Đại Lộc tại thị trường Quảng Nam

1.2. MỘT SỐ NỘI DUNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU

1.2.1. Xây dựng thương hiệu

1.2.2. Kết nối đưa sản phẩm OCOP ra thị trường

1.2.3. Nhân rộng mô hình OCOP

1.2.4. Nghiên cứu thị trường

1.2.5. Tốc độ tăng trưởng của thị trường

1.2.6. Kế hoạch Maketing

Phân tích mục tiêu, môi trường marketing và thị trường hiện tại

Phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu

Lựa chọn chiến lược marketing

Xác định nội dung của marketing – mix và Kế hoạch hành động

1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU

1.3.1. Nhận thức, năng lực của ban lãnh đạo doanh nghiệp, HTX

1.3.2. Tốc độ tăng trưởng của thị trường

1.3.3. Năng lực của đội ngũ Maketing và quảng bá thương hiệu

1.3.4. Xây dựng cơ chế chính sách phát triển thương hiệu

1.3.5. Nguồn lực của tổ chức, doanh nghiệp, HTX

1.3.6. Sự hiểu biết và thói quen tâm lý của khách hàng

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU BÁNH TRÁNG ĐẠI LỘC TẠI THỊ TRƯỜNG QUẢNG NAM

2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỈNH QUẢNG NAM

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

2.1.3. Yếu tố tác động đến phát triển thương hiệu bánh tráng Đại Lộc tại thị trường Quảng Nam

Muốn phát triển thương hiệu bánh tráng Đại Lộc tại thị trường Quảng Nam cần xác định rõ các yếu tố tác động để định hướng, xây dựng chiến lược phù hợp. Các yếu tố tác động đến phát triển thương hiệu bánh tráng Đại Lộc tại thị trường Quảng Nam bao gồm:

Cơ chế, chính sách chuyển đổi hình thức sản xuất kinh doanh

Xây dựng chiến lược Maketting, quảng bá thương hiệu

Nguồn nhân lực

Nguồn vốn phát triển sản xuất kinh doanh tại HTX Ái Nghĩa

Chính sách tiền lương phù hợp đối với lực lượng lao động tại địa phương

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU BÁNH TRÁNG ĐẠI LỘC TẠI THỊ TRƯỜNG QUẢNG NAM

2.2.1. Xây dựng thương hiệu

UBND huyện Đại Lộc phối hợp với Sở KH&CN Quảng Nam tổ chức Hội nghị quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Bánh Tráng Đại Lộc” cho hơn 30 hộ sản xuất bánh tráng trên địa bàn huyện. Qua đó, các hộ sản xuất được giới thiệu quy trình, quy định, quy chế quản lý, hình mẫu logo bánh tráng Đại Lộc, nhằm đi đến thống nhất lựa chọn sản phẩm quy chuẩn đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ nhãn hiệu năm 2019. Bên cạnh việc xây dựng thương hiệu bánh tráng, Đại Lộc đã xây dựng thương hiệu “Gạo an toàn Ái Nghĩa” để tạo thành chuỗi sản phẩm an toàn từ khâu nguyên liệu đến quy trình sản xuất và thành phẩm có thương hiệu, từ đó góp phần giữ uy tín, gia tăng giá trị sản phẩm trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Cùng với việc xây dựng thương hiệu, HTX nông nghiệp Ái Nghĩa đang tiến tới xây dựng logo, nhãn mác, mã vạch, từng bước hướng tới truy xuất nguồn gốc sản phẩm…

Bánh Tráng Đại Lộc Quảng Nam 20 tấm - Đặc Sản Đất Quảng - P11424 | Sàn giao  dịch Thương mại điện tử của Bưu điện Việt Nam

Biểu đồ 2.1. Logo thương hiệu Bánh tráng Đại Lộc

Nguồn: Hợp tác xã nông nghiệp Ái Nghĩa

Để được công nhận đạt chuẩn OCOP, gạo an toàn Ái Nghĩa phải trải qua chặng đường hết sức gian nan, đòi hỏi tiềm lực đầu tư lớn, từ máy móc, thiết bị, thủ tục, hồ sơ, chứng nhận ISO, truy xuất nguồn gốc. Bên cạnh nỗ lực của ban quản trị, xã viên, còn có sự hỗ trợ, tiếp sức rất lớn của ngành chức năng của huyện và tỉnh. Việc đạt chuẩn OCOP đã mở ra hướng đi bền vững của một thương hiệu.

Năm 2019, HTX cung ứng ra thị trường trên 100 tấn gạo và 20 tấn  bánh tráng nhúng, một đặc sản truyền thống của tỉnh Quảng Nam. Thương hiệu “Gạo an toàn Ái Nghĩa” và “Bánh tráng Đại Lộc” của HTX nông nghiệp Ái Nghĩa được bán ở các cửa hàng thực phẩm sạch, siêu thị mini trên toàn quốc, siêu thị BigC Đà Nẵng, TPHCM, thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng do chất lượng gạo tốt, bao bì mẫu mã sản phẩm đáp ứng được thị hiếu khách hàng.

2.2.2. Kết nối đưa sản phẩm OCOP ra thị trường

Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo các doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở và chủ thể đăng ký dán tem cho 100% sản phẩm tham gia chương trình OCOP. Việc dán tem có ý nghĩa rất quan trọng vì giúp cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cũng như người tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, tránh việc mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng trà trộn vào các sản phẩm OCOP.

Mặc dù mới sản xuất kinh doanh hơn 3 năm nay, nhưng thương hiệu “bánh tráng Đại Lộc”, do HTX Ái Nghĩa sản xuất đã được khách hàng khắp cả nước ưa chuộng. Theo HTX, với đầu ra ổn định, thời gian tới, HTX Ái Nghĩa sẽ mở rộng lĩnh vực sản xuất kinh doanh bánh tráng, nhằm giữ gìn làng nghề truyền thống cũng như giải quyết lao động cho địa phương…

Bên cạnh việc hoạt động sản xuất, phát triển thương hiệu báng tráng Đại Lộc tại thị trường Quảng Nam, HTX nông nghiệp Ái Nghĩa còn hướng tới xây dựng thương hiệu gạo an toàn Ái Nghĩa. Sản phẩm gạo an toàn của HTX hiện có đầu ra tốt, bước đầu được một số doanh nghiệp lớn và một số cơ quan trên địa bàn Đại Lộc, thành phố Đà Nẵng tin dùng với sản lượng cung ứng cả trăm tấn mỗi năm. Với thành công trên, đơn vị đã nâng tầm sản phẩm gạo an toàn Ái Nghĩa lên thành sản phẩm OCOP đặc trưng và được gắn sao.

2.2.3. Nhân rộng mô hình OCOP

Năm 2018, Quảng Nam đánh dấu bước ngoặt khi phát triển thành công hệ thống sản phẩm OCOP, định hướng trở thành sản phẩm hàng hóa. Sau khi hoàn thành giai đoạn khởi đầu, Ban chỉ đạo Chương trình OCOP tỉnh cho biết, Chương trình OCOP của tỉnh đang phát triển theo chiều sâu, chú trọng chất lượng sản phẩm, tạo lực đẩy cho các sản phẩm OCOP có lợi thế trở thành sản phẩm chủ lực cấp tỉnh, quốc gia, đủ sức chiếm lĩnh thị trường trong nước, vươn tới thị trường xuất khẩu.

2.2.4. Nghiên cứu thị trường

Việc mở rộng thị trường và vươn đến những thị trường lớn như TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội, định kỳ tổ chức tham gia các phiên chợ nông sản tại Đà Nẵng, Hội An sẽ là mục tiêu mà chủ thể OCOP phải làm được thông qua hỗ trợ từ các ban ngành.

Nhiều sản phẩm OCOP nhờ sự liên kết, sản xuất theo quy mô tập trung đã nâng cao cả về sản lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường, mang lại doanh thu cho người sản xuất và người chế biến.

HTX cam kết không sử dụng hàn the và các chất phụ gia trong sản phẩm do đó sản phẩm đảm bảo an toàn cho người sử dụng. HTX đã chủ động sản xuất theo chuỗi giá trị, hình thành được hệ thống đầu vào đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp.

2.2.5. Tốc độ tăng trưởng của thị trường

HTX nông nghiệp Ái Nghĩa ra đời tại thời điểm nhà nước phát động phong trào hợp tác xã toàn dân. Trải qua nhiều nhiệm kỳ hoạt động, cũng có lúc thăng lúc trầm, có những thời điểm rơi vào khó khăn do dịch vụ ít, không đáp ứng được nhu cầu của thành viên. Ban lãnh đạo HTX đã nhạy bén, kịp thời chuyển đổi mô hình khi Luật HTX 2012 có hiệu lực.

Năm 2019, doanh thu của HTX Nông nghiệp Ái Nghĩa đạt hơn 23,7 tỷ đồng; trong đó dịch vụ nông nghiệp và liên kết sản xuất lúa giống đạt hơn 20,3 tỷ đồng, doanh thu ngành nghề thương mại – dịch vụ khác đạt 3,3 tỷ đồng, bánh tráng hơn 200 triệu đồng, mua bán lúa gạo hơn 1,1 tỷ đồng. Lãi suất sau thuế của HTX đạt hơn 350 triệu đồng. HTX cũng đầu tư 500 triệu đồng mua sắm máy móc, cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh…

2.2.6. Kế hoạch Maketing

Phân tích mục tiêu, môi trường marketing và thị trường hiện tại

HTX Nông nghiệp Ái Nghĩa đã xác định rõ nhiệm vụ và mục tiêu thị trường của đơn vị và đánh giá hoạt động marketing hiện tại. Qua đó định hướng cho hoạt động quản trị marketing của HTX trong những năm qua.

Đội ngũ nhân viên, người lao động tại các cơ sở sản xuất, Hợp tác xã, đã tổ chức Maketing, phân phối sản phẩm bánh tráng Đại Lộc thông qua các cơ chợ quê, các hệ thống siêu thị, các nhà hàng ăn nhanh, tiệm ăn vặt, cửa hàng bách hóa tổng hợp…. Qua đó mở rộng thị trường, xây dựng các chương trình khuyến mãi, tặng kèm, giảm giá….

Tiếp tục xây dựng thương hiệu Bánh tráng Đại Lộc được sản xuất từ sản phẩm gạo sạch, quy trình hiện đại. Từ đó hình thành nên đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, các thành viên HTX với kỹ thuật sản xuất cao, quản trị Marketing hiệu quả.

Thị trường Bánh tráng Đại Lộc được xác định là những thành viên trong HTX, người dân tại các vùng quê với những thói quen dùng sản phẩm Bánh tráng Đại Lộc, dùng vào các bữa ăn hàng ngày, làm quà biếu, tặng cho người thân, đồng nghiệp và với các mối quan hệ khác trong xã hội, cuộc sống.

Điểm mạnh của HTX là được hình thành từ những ý tưởng của những người nông dân tại địa phương, góp vốn của các thành viên HTX với các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng là sản phẩm gạo sạch, Bánh tráng Đại Lộc, thu hút nhiều lao động, tạo công ăn việc làm cho người dân tại địa phương và triển khai chính sách đãi ngộ, tuyển dụng những nguồn nhân lực trẻ với trình độ chuyên môn giỏi.

Điểm yếu của HTX là xuất phát điểm từ mô hình phát triển kinh tế nhỏ lẻ, quy trình sản xuất thủ công được thực hiện từ những người nông dân, sản phẩm được bán ra cho những người dân tại địa phương, thiếu vốn, thiếu kỹ thuật cao, chưa có đội ngũ Marketing chuyên nghiệp. Và hiện tại sản phẩm Đại Lộc đã được xây dựng phát triển thương hiệu, tuy nhiên áp lực cạnh tranh với các thương hiệu, sản phẩm khác của các doanh nghiệp trên thị trường là rất lớn.

Phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu

Năm 2018 bánh tráng Đại Lộc được công nhận sản phẩm OCOP hạng 4 sao cấp tỉnh, đây là động lực hết sức quan trọng để HTX tập trung mở rộng thị trường, nâng cao sản lượng tiêu thụ. So với khi chưa được công nhận sản phẩm OCOP, sản lượng tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tăng gấp đôi.

UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội chợ hàng nông nghiệp lần thứ nhất, năm 2019, Hội chợ được tổ chức với quy mô trên 70 gian hàng; Đến với hội chợ khách hàng sẽ được tham quan, mua sắm các mặt hàng nông sản sạch, các sản phẩm an toàn, sản phẩm OCOP… Ngoài các mặt hàng nông sản, thực phẩm hội chợ còn có các mặt hàng dân dụng, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các gian hàng ẩm thực; hoạt động văn hóa, văn nghệ, hô hát bài chòi phục vụ người dân đến tham quan, mua sắm. HTX Nông nghiệp Ái Nghĩa cũng tham gia trong hội chợ này để đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, tìm kiếm, lựa chọn các nhóm khách hàng, đoạn thị trường tiềm năng trên địa bàn, qua đó khẳng định hơn nữa mục tiêu quảng bá sản phẩm của HTX.

Từ những mục tiêu, kế hoạch marketing đặt ra, HTX đã phân công cho các thành viên, bộ phận kinh doanh, marketing xác định đúng nhu cầu của người tiêu dùng với những nhóm khách hàng tiềm năng từ những thành viên, người thân thành viên HTX, người dân địa phương, đến các Đại Lý phân phối, các đối tác Doanh nghiệp khác và đoạn thị trường như chợ quê, Hội chợ, Siêu thị…

Trong những năm qua, HTX đã từng bước khẳng định, phát triển thương hiệu bắt nguồn từ sản suất gạo an toàn đến sản phẩm Bánh tráng Đại Lộc, xây dựng quy trình sản xuất hiện đại, tăng cường nguồn vốn từ các thành viên HTX, nguồn vốn địa phương trong chương trình phát triển kinh tế, xây dựng nông mới, đồng thời cải tiến bao bì, nhãn mác, đăng ký sản phẩm thương hiệu.

HTX đã được những thành công như sản phẩm bánh tráng Đại Lộc đạt chuẩn 4 sao OCOP cấp tỉnh; sản phẩm gạo an toàn đạt chuẩn 3 sao OCOP cấp tỉnh. Mở rộng diện tích sản xuất của HTX là 612ha, diện tích sản xuất vụ đông xuân 306ha, xác định đúng phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, đáp ứng được yêu cầu trong xây dựng kế hoạch Marketing.

Lựa chọn chiến lược marketing

Tổ chức cho cán bộ, nhân viên và thành viên HTX tham quan học tập kinh nghiệm; mở các lớp tập huấn, chuyên gia của Agriterra trực tiếp tư vấn cho lãnh đạo HTX về công tác quản lý tài chính, quản trị, mycoop, marketing… tư vấn chiến lược phát triển kinh doanh cho HTX… Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, nhân viên, thành viên.

HTX đáp ứng đầy đủ dịch vụ đầu vào cho thành viên như hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, cung ứng phân bón, thuốc BVTV, dịch vụ thu hoạch, bao tiêu luôn sản phẩm, đến cuối vụ mới thu tiền. Do đó, HTX không lo về chi phí sản xuất và cũng yên tâm vì không rơi vào tình trạng được mùa mất giá.

Những điểm mạnh về thương hiệu Bánh tráng Đại Lộc cho thấy, sự liên tưởng thương hiệu, sản phẩm được hình thành trong tâm trí khách hàng được đánh giá rất cao về chất lượng, đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng trên thị trường.

Thương hiệu Bánh tráng Đại Lộc đang có mức độ trung thành của khách hàng rất cao tại địa phương.

Mức độ nhận biết thương hiệu thương hiệu Bánh tráng Đại Lộc là rất lớn, qua đó giúp cho việc tiếp cận tới khách hàng tiềm năng, khách hàng mới của HTX.

HTX đã thực hiện chiến lược truyền thông, Marketing đến thị trường, người tiêu dùng về sản phẩm, thương hiệu Bánh tráng Đại Lộc được sản xuất từ thương hiệu gạo sạch, an toàn, quy trình sản xuất hiện đại, dây chuyền khép kín, chất lượng sản phẩm được nhiều khách hàng tin dùng, phù hợp với mọi đối tượng có nhu cầu.

Xác định nội dung của marketing – mix và Kế hoạch hành động

HTX đã triển khai hiệu quả nội dung của marketing – mix đó là xây dựng logo, nhãn mác, mã vạch của sản phẩm, thương hiệu Bánh tráng Đại Lộc, với ưu thế là mặt hàng tiêu dùng, sản phẩm sạch nông nghiệp, không hóa chất, không có chất bảo quản, bảo đảm an toàn thực phẩm.

Những kết quả hoạt động kinh doanh của HTX cho thấy, trong những năm qua cho thấy, số lượng Đại lý ngày càng nhiều, số lượng đặt hàng, bán ra ngày càng lớn, đem lại doanh thu hàng năm tăng cao. Định hướng sẽ phát triển HTX thành Doanh nghiệp Nông nghiệp trong thời gian đến.

2.3. ĐÁNH GIÁ VIỆC PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU BÁNH TRÁNG ĐẠI LỘC TẠI THỊ TRƯỜNG QUẢNG NAM

2.3.1. Những kết quả đạt được

Mỗi năm HTX Ái Nghĩa xuất ra gần 30 tấn bánh tránh các loại, trong đó chủ yếu là bánh tráng cuốn, với giá bán sỉ hiện nay trên 22 nghìn đồng/kg.

Bảng 2.1. Kết quả doanh thu Bánh tráng Đại Lộc năm 2018 – 2020

Năm kinh doanhSố Đại lýSố lượng bán raDoanh thu
20182015 tấn450.000.000
20192520 tấn600.000.000
20203030 tấn900.000.000
Tổng doanh thu65 tấn 1.950.000.000

Nguồn: Hợp tác xã nông nghiệp Ái Nghĩa

Từ bảng 2.1, cho thấy, số lượng đại lý, số lượng bánh tráng Đại Lộc được bán ra thị trường với doanh thu tăng lên hàng năm. Đó là những thành công lớn của HTX nông nghiệp Ái Nghĩa trong những năm qua.

Với những thành tích nổi nét, HTX Nông nghiệp Ái Nghĩa được Bộ trưởng Bộ NN&PTNT tặng Bằng khen về HTX đã có thành tích xuất sắc trong đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể năm 2018 – 2019. Đồng thời, HTX đã khen thưởng nhiều cá nhân, tập thể xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2019 và trao nhiều suất quà đến xã viên.

2.3.2. Những hạn chế, tồn tại

Chưa khai thác hết được những tiềm năng sẵn có, lợi thế phát triển sản xuất kinh doanh báng tráng Đại Lộc ở các địa phương.

Chưa tận dụng nguồn nhân lực và tài chính, thu hút hỗ trợ tại các Chương trình mục tiêu quốc gia, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện, tỉnh.

Các cấp chính quyền chưa định hướng, chưa xác định được các dòng sản phẩm chủ lực, có lợi thế cạnh tranh trên thị trường; công tác xúc tiến thương mại còn hạn chế.

Chưa xây dựng cơ chế chính sách liên kết, hợp tác sản xuất kinh doanh giữa các nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nông dân, áp dụng vào thực tiễn HTX.

Tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo và năng suất lao động khu vực nông thôn đạt thấp.

Chất lượng đội ngũ cán bộ vẫn còn tư tưởng làm cho, làm thay, người dân chưa chú trọng phát triển sản phẩm truyền thống có lợi thế theo quy mô hàng hoá.

Do dịch bệnh, lũ lụt, thời tiết, khí hậu biến đổi thất thường nên việc sản xuất nông nghiệp tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Việc cạnh tranh sản phẩm trên thị trường ngày càng gay gắt, một số công nghệ, thiết bị còn cũ kỹ, lạc hậu chưa được đầu tư nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Diện tích đất sản xuất còn manh múm khó áp dụng cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao. Thành viên HTX có nhiều người lớn tuổi, không đáp ứng được sức khỏe và trí tuệ.

Cơ chế, chính sách để tiếp cận được các khoản vay còn gặp nhiều khó khăn, nguồn vốn hạn chế, một chính sách hổ trợ của nhà nước chồng chéo, bất cập chưa phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

Mô hình HTX cũ vẫn tồn tại nặng nề trong tư duy, còn thụ động lúng túng trong vấn đề tổ chức SXKD thích ứng chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, nhiệm vụ đặt ra trong kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm [16, tr.10].

2.3.3. Nguyên nhân những hạn chế, tồn tại

Một số địa phương chưa quan tâm, chỉ đạo quyết liệt trong việc xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm nông nghiệp, phát triển làng nghề trên địa bàn huyện, tỉnh.

Năng lực đội ngũ cán bộ công chức, kỹ thuật của công nhân, người lao động trong phát triển sản xuất kinh doanh của HTX chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện nay.

Chưa được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ tích cực và hướng dẫn kịp thời của các ngành chức năng trên địa bàn huyện, tỉnh.

Các cấp chính quyền địa phương chưa xây dựng cơ chế chính sách hướng dẫn tiếp cận và thụ hưởng các cơ chế chính sách.

Hoạt động SXKD của HTX chậm đổi mới, chưa theo kịp với xu thế phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương.

Chưa xây dựng cơ chế thu hút tuyển dụng người lao động trẻ có trình độ kỹ thuật cao, đáp ứng được yêu trong sản xuất kinh doanh.

Chưa phối hợp chặt chẽ, gắn kết với chính quyền địa phương các cấp trong việc hỗ trợ các nguồn vay, tạo điều mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển HTX thành doanh nghiệp quy mô lớn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU

BÁNH TRÁNG ĐẠI LỘC TẠI THỊ TRƯỜNG QUẢNG NAM

3.1. CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP

3.1.1. Thực hiện chính sách quảng bá, xây dựng thương hiệu bánh tráng Đại Lộc

3.1.2. Mục tiêu quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Bánh tráng Đại Lộc”

3.1.3. Bánh tráng Đại Lộc được bình chọn là sản phẩm đạt 4 sao OCOP cấp tỉnh

3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU BÁNH TRÁNG ĐẠI LỘC TẠI THỊ TRƯỜNG QUẢNG NAM

3.2.1. Thu hút nguồn lực phát triển kinh doanh, thực hiện Maketing, quảng bá sản phẩm OCOP

Cần phân công cán bộ phụ trách công tác phát triển làng nghề, phát triển thương hiệu bánh tráng Đại Lộc để tham mưu kịp thời cho lãnh đạo ban hành những chính sách mới, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở làng nghề, cơ sở sản xuất, HTX trong quá trình hoạt động.

Làm tốt công tác quy hoạch phát triển các làng nghề trên địa bàn.

Đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý ở các làng nghề, các cơ sở sản xuất.

Các cấp chính quyền địa phương phối hợp thực hiện công tác truyền thông thông tin, nâng cao nhận thức cho người dân hiểu được mục đích, ý nghĩa tốt đẹp của Chương trình OCOP.

Phát triển sản phẩm hàng hóa, dịch vụ phải đa dạng.

Triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới.

Các nhà đầu tư, các tổ chức tài chính, tín dụng trên địa bàn tỉnh xây dựng cơ chế chính sách, tạo nguồn vay, tín dụng hỗ trợ trực tiếp cho Chương trình OCOP.

Xác định mục tiêu trọng tâm phát triển thương hiệu bánh tráng Đại Lộc, sản phẩm OCOP trên cơ sở triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới và cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp ở địa phương; thực hiện phân công, giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành chuyên môn để xây dựng, thực hiện đề án, kế hoạch triển khai Chương trình OCOP.

Các thủ tục hành chính liên quan đến hỗ trợ người sản xuất phải thực hiện nhanh gọn, phát động phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, nông dân điển hình, tổng hợp lấy ý kiến, các đề xuất, sáng kiến về sản phẩm nông nghiệp sách từ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất trên địa bàn tỉnh.

Các cấp chính quyền địa phương cần tập trung phát triển các dự án mang tính trọng điểm, dự án liên kết vùng từ tỉnh đến xã.

Các ngành chức năng, tiếp tục rà soát, bổ sung các quy định, quy trình và hệ thống tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm OCOP; thực hiện tốt công tác tổ chức đào tạo, đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ quản lý Chương trình OCOP… để có kiến thức cơ bản về quản trị sản xuất, chiến lược marketing; mở rộng thị trường, xúc tiến thương mại. Qua đó, tạo điều kiện và góp phần phát triển thường hiệu bánh tráng Đại Lộc tại thị trường Quảng Nam.

3.2.2. Phát huy hiệu quả chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”

Các cấp, các ngành và chính quyền địa phương phải xây dựng các cơ chế chính sách phù hợp tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hộ gia đình và mọi người dân phát huy được năng lực, làm chủ trong phát triển kinh tế, sản xuất nông nghiệp, có cơ chế đặc thù về các khoản vay vốn, lãi xuất, tạo nguồn vốn cho mọi người dân thuận lợi phát triển làng nghề, phát triển sản phẩm truyền thống, nâng cao hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập, nâng cao đời sống nhân trên địa bàn tỉnh.

Ban hành cơ chế, chính sách mới theo hướng ưu tiên hỗ trợ để khuyến khích phát triển các sản phẩm được chế biến, chế biến sâu; hỗ trợ cho xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP.

Rà soát, đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh và việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường làng nghề theo các quy định của Nhà nước…

Quy hoạch làng nghề, làng nghề truyền thống, phát triển thương hiệu bánh tráng Đại Lộc gắn với các điểm, tuyến du lịch, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội….

Tiếp tục tuyên truyền về chương trình dưới nhiều hình thức, nhất là trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên website.

Xây dựng đề án Chương trình OCOP giai đoạn 2021 – 2025 trình HĐND tỉnh ban hành nghị quyết để triển khai thực hiện.

Chú trọng đến phát triển các nhóm sản phẩm OCOP chủ lực theo từng vùng; đi đôi với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cấp sản phẩm, khuyến khích phát triển sản phẩm mới, làm cho sản phẩm OCOP đa dạng và phong phú, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Hỗ trợ các tổ chức kinh tế đẩy mạnh sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ nông sản để gia tăng giá trị.

Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh OCOP, chương trình “mỗi xã một sản phẩm”, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP; xây dựng một số trung tâm OCOP cấp huyện; phát triển/nâng cấp các điểm bán hàng OCOP.

3.2.3. Phát triển thương hiệu bánh tráng Đại Lộc gắn với cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp

Tăng cường xúc tiến thương mại và phát triển thị trường.

Tiếp tục xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ làng nghề.

Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để tiếp nhận, thu hút nhiều xã viên, thành viên HTX tâm huyết, năng động, có trình độ

Hoàn thiện quy chế sử dụng thương hiệu bánh tráng Đại Lộc, Gạo an toàn Ái Nghĩa theo chương trình OCOP

Phối hợp với các cơ quan liên quan, Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật huyện, tỉnh thường xuyên tổ chức tuyên truyền luật HTX mới, các văn bản pháp luật liên quan đến vay vốn, đầu tư vốn, phát triển kinh doanh cho các thành viên nhằm nâng cao kỹ năng trong việc tiếp cận các chính sách mới, những nội dung liên quan đến đầu tư, xây dựng, phát triển HTX.

3.2.4. Đổi mới và hoàn thiện các chính sách phát triển làng nghề bánh tráng Đại Lộc

Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện các chính sách nhằm tạo thuận lợi cho sự phát triển của các làng nghề, các cơ sở sản xuất bánh tráng Đại Lộc.

Cần có chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư tín dụng về nông thôn lập nghiệp, tạo môi trường thuận lợi cho các tổ chức ngân hàng, tín dụng hoạt động nhằm hình thành và mở rộng thị trường tín dụng nông thôn…..

Ngoài ra, các địa phương trong khu vực cần trích ngân sách và sử dụng một phần quỹ khuyến công để tổ chức các hội chợ, triển lãm, festival về sản phẩm của làng nghề để qua đó làm cho các doanh nghiệp, người tiêu dùng và du khách có thêm nhiều thông tin về sản phẩm làng nghề ở địa phương mình.

Xây dựng và phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển làng nghề bánh tráng Đại Lộc gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030”.

Nghiên cứu tổ chức các Hội thi, hàng năm tổ chức trao giải: “Sản phẩm tiêu biểu của làng nghề bánh tráng Đại Lộc”; đề xuất phong tặng danh hiệu nghệ nhân.

Các tổ chức, hộ dân, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất bánh tráng Đại Lộc và được hưởng chính sách hỗ trợ lãi vay theo chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đô thị của huyện, tỉnh và các chính sách hỗ trợ khác theo quy định hiện hành.

Tiếp tục hỗ trợ kết nối thêm các đầu mối kinh doanh mở rộng thị trường tiêu thụ, xúc tiến đầu tư và đổi mới, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ.

Các cấp chính quyền cần ban hành chính sách khuyến khích phát triển thành lập các doanh nghiệp ở nông thôn, làng nghề với quy mô lớn, sản xuất tập trung để làm đòn bẩy thúc đẩy ngành nghề nông thôn phát triển.

3.2.5. Tạo mối liên kết giữa các hộ gia đình, cơ sở sản xuất của làng nghề bánh tráng Đại Lộc với các thành phần kinh tế khác

Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện các chính sách nhằm tạo thuận lợi cho sự phát triển của các làng nghề.

Có chính sách ưu đãi, tôn vinh nghệ nhân thực hiện phát triển thương hiệu bánh tráng Đại Lộc.

Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển làng nghề bánh tráng Đại Lộc.

Đẩy mạnh công tác triển khai giới thiệu, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ hợp tác, tổ ngành nghề, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân, cơ sở sản xuất của làng nghề bánh tráng Đại Lộc tham gia phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn huyện, tỉnh

Tạo mối liên kết giữa các hộ gia đình, cơ sở sản xuất của làng nghề bánh tráng Đại Lộc và các thành phần kinh tế khác được triển khai thực hiện phải có sự tham gia của các bên nhằm bảo đảm lợi ích của mỗi bên.

Quy hoạch diện tích để phát triển làng nghề, và đẩy nhanh tiến độ công nhận làng nghề, xã nghề, nghệ nhân làng nghề để tạo động lực thúc đẩy phát triển làng nghề truyền thống.

Tạo mối liên kết giữa cơ sở sản xuất của làng nghề với doanh nghiệp, đại lý tiêu thụ trên địa bàn để hình thành kênh tiêu thụ dưới hình thức đặt hàng, thu mua, bao tiêu sản phẩm.

Các hộ gia đình, cơ sở sản xuất của làng nghề bánh tráng Đại Lộc cần phối hợp chặt chẽ với các Hiệp hội làng nghề,… để tận dụng có hiệu quả sự hỗ trợ về xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, thu thập thông tin, mở rộng thị trường, phát triển thương hiệu.

Đẩy mạnh thương mại điện tử, hỗ trợ các cơ sở ngành nghề nông thôn, HTX, doanh nghiệp, các hộ gia đình, cơ sở sản xuất của làng nghề bánh tráng Đại Lộc xây dựng hệ thống thông tin nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp sạch; xây dựng thương hiệu, phát triển thương hiệu bền vững.

3.2.6. Xây dựng kế hoạch Marketing với những nội dung thiết thực, kế hoạch hành động cụ thể phù hợp với tình hình thực tế địa phương

HTX sẽ đổi mới những nội dung marketing – mix và xây dựng những hành động cụ thể hơn trên cơ sở xác định mức chi phí và nguồn chi phí cho từng biện pháp marketing và đặt ra mục tiêu, thời gian thực hiện của biện pháp marketing, sau đó đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, rút ra những kinh nghiệm để định hướng, xác định mục tiêu phù hợp với tình hình thực tế địa phương.

Cần xác định rõ chi phí cho các nội dung Marketing như chi phí nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, thiết kế bao gói, chi phí cho lực lượng bán hàng, quảng cáo, khuyến mại, phát triển kênh phân phối sản phẩm Bánh tráng Đại Lộc trên thị trường.

HTX tiếp tục khẳng định thương hiệu Bánh tráng Đại Lộc, tạo sự khác biệt và định vị khác hẳn so với các đối thủ cạnh tranh với những sản phẩm của các công ty, doanh nghiệp khác.

Xây dựng các kế hoạch, triển khai hoạt động xúc tiến bán hàng.

Xây dựng các chiến lược khuyến khích sự trung thành của khách hàng với sản phẩm của HTX, gửi tặng những phần quà đến với khách hàng quen, phối hợp làm ăn lâu năm.

Xây dựng website của HTX, mức độ phân giải, tốc độ lớn, giao diện rõ ràng, dễ tìm kiếm, dễ sử dụng và phù hợp với tất cả các đối tượng khách hàng.

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.1. Đối với chính quyền địa phương

3.3.2. Đối với UBND tỉnh Quảng Nam

3.3.2. Đối với các hộ gia đình, thành viên HTX

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

KẾT LUẬN

Việt Nam là đất nước nông nghiệp, với văn hóa vùng miền đa dạng, mỗi vùng miền có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, khí hậu khác biệt với những sản phẩm truyền thống, đặc trưng, lợi thế độc đáo khác nhau, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư tại địa phương, trong và ngoài nước. Vì thế, cơ hội khởi nghiệp, phát triển thương hiệu cho các doanh nghiệp, HTX trong lĩnh vực sản xuất chế biến sản phẩm nông nghiệp rất lớn….

Các cấp chính quyền địa phương cần có những giải pháp hữu hiệu, tăng cường tổ chức quảng bá, truyền thông sản phẩm, mở rộng quy mô, xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, các cơ sở sản xuất, hộ gia đình tham gia xúc tiến thương mại tại các hội chợ triển lãm, quảng bá sản phẩm…..

Từ những cơ sở lý luận và thực trạng phát triển thương hiệu bánh tráng Đại Lộc tại thị trường Quảng Nam, Luận văn đã tập trung phân tích, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế tồn tại, nguyên nhân hạn chế tồn tại và đề xuất những giải pháp như thu hút nguồn lực phát triển kinh doanh, thực hiện Maketing, quảng bá sản phẩm OCOP; Phát huy hiệu quả chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”; Phát triển thương hiệu bánh tráng Đại Lộc gắn với cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp; Đổi mới và hoàn thiện các chính sách, tạo mối liên kết giữa các hộ gia đình, cơ sở sản xuất của làng nghề bánh tráng Đại Lộc …. để phát triển thương hiệu bánh tráng Đại Lộc.

Hy vọng rằng với những quan điểm, đánh giá và đề xuất những giải pháp trong Luận văn, sẽ góp một phần ý tưởng để cho các cấp, các ngành, chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Nam tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo điều kiện cho Hợp tác xã Nông nghiệp Ái Nghĩa phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung, phát triển thương hiệu bánh tráng Đại Lộc nói riêng, góp phần xây dựng thành công Chương trình “mỗi xã một sản phẩm”, phấn đấu đạt chuẩn 5 sao Ocop tỉnh Quảng Nam trong thời gian đến.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN DONG A\LUAN VAN DONG A\LE TRAN THU HA

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *