Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người lao động tại huyện Krông Bông

Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người lao động tại huyện Krông Bông

Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người lao động tại huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và từng bước hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới thì hệ thống ASXH, nhất là BHXH phải được phát triển và hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu của NLĐ, của nhân dân, đây là một trong những nhu cầu rất cơ bản của con người. Bảo đảm ASXH, trước hết là về BHXH là một trong những mục tiêu rất quan trọng, thể hiện tính ưu việt của xã hội văn minh, phù hợp với xu thế chung của cộng đồng quốc tế hướng tới một xã hội phồn vinh, công bằng và an toàn. Luật BHXH ra đời có hiệu lực từ năm 2007. Riêng chính sách BHXH tự nguyện được áp dụng từ năm 2008. Đây là Luật đầu tiên ở Việt Nam đã thể chế hóa ở mức cao một nhu cầu rất cơ bản về ASXH của con người (bao gồm BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp), trong đó BHXH tự nguyện là chính sách an sinh áp dụng cho đối tượng là NLĐ không thuộc phạm vi tham gia BHXH bắt buộc.

Krông Bông là một huyện thuần nông đang chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu kết hợp với khai thách các dịch vụ du lịch sinh thái và di tích lịch sử. Do đó, lực lượng lao động trong độ tuổi rất đa dạng gồm NLĐ thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, NLĐ trong khu vực chính thức và NLĐ khu vực phi chính thức. Đa số NLĐ thuộc khu vực này có thu nhập thấp, thiếu ổn định và hầu như chưa tham gia BHXH.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện Krông Bông cũng đã có một số loại hình bảo hiểm nhân thọ của các Công ty bảo hiểm thương mại cũng đã được triển khai từ rất sớm, thu hút một bộ phận nhân dân tham gia. Nguyên nhân số lượng người tham gia BHXH tự nguyện còn ít là gì? Giải pháp nào cho bài toán phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện ở huyện Krông Bông? Chính vì vậy tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người lao động tại huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk” là hết sức cấp thiết nhằm nghiên cứu đưa ra những giải pháp đồng bộ, cụ thể và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội của huyện để phát triển người tham gia BHXH tự nguyện.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

3. Mục tiêu nghiên cứu

3.1. Mục tiêu chung:

Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển BHXH tự nguyện đối với người lao động trên địa bàn huyện Krông Bông từ đó đề xuất hệ thống giải pháp gia tăng số lượng và đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn này.

3.2. Mục tiêu cụ thể:

– Hệ thống hoá cơ sở lý luận về phát triển người tham gia BHXH tự nguyện khu vực phi chính thức;

– Đánh giá thực trạng phát triển người tham gia BHXH tự nguyện KVPCT tại huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk;

– Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH tự nguyện góp phần góp phần tăng tỷ lệ bao phủ người tham gia và ổn định quỹ BHXH.

– Nghiên cứu, đánh giá tình hình thực trạng của công tác phát triển người tham gia BHXH tự nguyện ở huyện Krông Bông.

– Đề xuất các giải pháp khả thi nhằm gia tăng, mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trong thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu:

– Quy định của Luật BHXH về chính sách BHXH tự nguyện, các văn bản của cấp ủy chính quyền địa phương trong việc chỉ đạo phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện tại huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk.

– Thực trạng phát triển BHXH tự nguyện đối với người lao động tại huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk.

– Là tất cả các mối quan hệ có ảnh hưởng đến việc triển khai chính sách BHXH, BHYT tại huyện Krông Bông: Thu nhập bình quân trên đầu người; khí hậu, thời tiết; trình độ dân trí; cơ cấu kinh tế của huyện; thực trạng việc triển khai BHXH tự nguyện của BHXH Krông Bông;

4.2. Phạm vi, quy mô của đề tài

– Về nội dung: nghiên cứu và đề ra giải pháp cho công tác phát triển BHXH tự nguyện đối với người lao động tại huyện Krông Bông.

– Về không gian: Tại huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk.

– Về thời gian: thực hiện đề tài từ tháng 7/2021 đến tháng 9/2021.

4.3. Cách tiếp cận:

– Nghiên cứu nội dung quy định của Luật BHXH về chính sách BHXH tự nguyện, các văn bản có liên quan và phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện tại huyện Krông Bông.

– Tiếp cận dữ liệu thứ cấp của cơ quan BHXH huyện Krông Bông về kết quả công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện giai đoạn 2008-2020.

– Tiếp cận nghiên cứu kết quả điều tra, khảo sát ý định tham gia BHXH tự nguyện của NLĐ trên địa bàn huyện.

5. Phương pháp nghiên cứu

– Nghiên cứu này được thực hiện thông qua 2 bước chính: định tính và định lượng.

– Phương pháp điều tra xã hội học

– Phương pháp tổng quan tài liệu, tổng hợp phân tích tài liệu, số liệu thống kê; phương pháp thống kê mô tả phân tích số lệu.

– Phương pháp phân tích, so sánh để lựa chọn những thông tin, tài liệu phù hợp phục vụ cho đề tài đồng thời cũng có những phân tích, đánh giá về thực trạng phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Krông Bông;

6. Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu và kiến nghị, luận văn gồm 03 chương:

– Chương 1: Một số vấn đề chung về phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện

– Chương 2: Thực trạng công tác bảo hiểm xã hội tự nguyện tại huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk.

– Chương 3: Giải pháp phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện tại huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk.

CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN

BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN

1.1. Các khái niệm về người lao động, khu vực phi chính thức, lao động khu vực phi chính thức, đặc điểm khu vực phi chính thức, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm xã hội tự nguyện

1.1.1. Khái niệm về người lao động

Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.

Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người lao động tại huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk
Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người lao động tại huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk

1.1.2. Khái niệm về khu vực phi chính thức

Khu vực phi chính thức (KVPCT) được định nghĩa là khu vực hoạt động của tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh (SXKD) không có tư cách pháp nhân, sản xuất ít nhất một hoặc một vài sản phẩm và dịch vụ để bán hoặc trao đổi, không đăng kí kinh doanh (không có giấy phép kinh doanh). Ở Việt Nam, các cơ sở SXKD hoạt động trong khu vực này chủ yếu là hộ sản xuất kinh doanh cá thể phi nông nghiệp và các tổ hợp tác.

1.1.3. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện

Khoản 1, 2, 3, Điều 3 Luật BHXH sửa đổi số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 quy định như sau:

– BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH

– BHXH bắt buộc là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.

– BHXH tự nguyện là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

1.2. Nội dung của bảo hiểm xã hội tự nguyện

1.2.1. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

1.2.2. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

1.2.3. Phương thức đóng

1.2.4. Chế độ BHXH của người tham gia BHXH tự nguyện

Người tham gia BHXH TN được hưởng chế độ BHXH hưu trí và tử tuất, được quy định như sau:

a. Chế độ hưu trí
b. Chế độ BHXH 1 lần
c. Chế độ tử tuất

1.3. Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện

1.3.1. Khái niệm phát triển

Phát triển là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của một sự vật. Quá trình vận động đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt để đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, quá trình diễn ra theo đường xoắn ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở mức (cấp độ) cao hơn

Chúng ta có thể hiểu phát triển BHXH tự nguyện là quá trình tổ chức, thực hiện chính sách BHXH tự nguyện để chính sách này ngày càng được củng cố và hoàn thiện hơn.

1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động khu vực phi chính thức ở huyện Krông Bông

a. Hành vi người tiêu dung

b. Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động ở huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk

1.3.3. Phát triển chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện

Với mục tiêu ngày càng có nhiều người được bảo đảm an sinh xã hội sau khi hết tuổi lao động. Chính sách BHXH tự nguyện ra đời từ năm 2008 nhằm tạo cơ hội cho mọi người lao động ở khu vực phi chính thức được tham gia BHXH. Sau 10 năm triển khai, đặc biệt là từ nửa cuối năm 2018 đến nay, cùng với định hướng thực hiện “BHXH toàn dân” được khẳng định tại chiến lược của ngành BHXH Việt Nam, công tác phát triển chính sách BHXH tự nguyện đã có nhiều bứt phá.

1.3.4. Phát triển hệ thống Đại lý thu bảo hiểm xã hội tự nguyện

Phát triển hệ thống Đại lý thu là tập trung vào phát triển về số lượng và chất lượng, trong đó chú trọng hơn cả về chất lượng của nhân viên Đại lý thu. Nhân viên Đại lý thu phải thiệu dịch vụ BHXH à những người có năng lực hành vi dân sự, có sự nhiệt tình, sự hiểu biết chuyên sâu về chính sách BHXH tự nguyện, khả năng giao tiếp, tuyên truyền vận động và thuyết phục, khả năng truyền cảm gây thiện cảm đối với khác hàng khi tư vấn giới thiệu về dịch vụ BHXH tự nguyện.

1.3.5. Phát triển phương thức giao dịch

Phương thức giao dịch giữa cơ quan BHXH và người tham gia cần phải phát triển từ phương thức truyền thống là giao dịch trực tiếp bằng hồ sơ giấy lên phương thức giao dịch điện tử thông qua dịch vụ công trực tuyến thông qua môi trường mạng Internet.

Phát triển phương thức giao dịch điện tử sẽ giảm được nhiều chi phí về tài chính, thời gian đi lại và vật tư văn phòng phẩm, đồng thời cũng đảm bảo việc tuân thủ quy trình tiếp nhận hồ sơ tránh được các biểu hiện tiêu cực của cán bộ đối với công dân.

Mặt khác, phát triển phương thức giao dịch cũng đồng nghĩa với việc thay đổi phương thức giao dịch tiền mặt sang giao dịch thông qua tài khoản cá nhân. Với hình thức giao dịch này sẽ tạo thuận tiện cho khách hàng tham gia dịch vụ BHXH tự nguyện, có thể ngồi ở nhà để chuyển tiền tham gia BHXH vào tài khoản của cơ quan BHXH mà không cần phải nộp tiền mặt cho nhân viên Đại lý. Phương thức giao dịch này sẽ tránh được những rủi ro khi nhân viên Đại lý cố tình hoặc vô tình làm thất thoát tiền thu BHXH, góp phần giảm tỷ lệ lưu thông tiền mặt trên thị trường hạn chế được hiện tượng làm phát có thể xảy ra.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TẠI HUYỆN KRÔNG BÔNG, TỈNH ĐĂK LĂK

2.1. khái quát đặc điểm tình hình huyện krông bông

2.2. thực trạng phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện tại huyện krông bông

2.2.1. Công tác tham mưu, phối hợp thực hiện

2.2.1.1. Công tác tham mưu chỉ đạo của các cấp đảng, chính quyền

Trong giai đoạn 2008-2020, BHXH huyện Krông Bông đã chủ động tham mưu cho Huyện ủy, UBND huyện ban hành nhiều văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện chính sách BHXH, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc mở rộng người tham gia BHXH tự nguyện đối với người lao động làm nghề tự do.

2.2.1.2. Công tác phối hợp

– Phối hợp với Ban tuyên giáo Huyện ủy tổ chức Hội nghị tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện đối với cán bộ, đảng viên trên toàn huyện. đây là đội ngũ trực tiếp triển khai đưa chính sách BHXH tự nguyện đi vào cuộc sống dân cư tại các địa phương.

– Phối hợp với Đài truyền thanh – truyền hình, phòng Văn hóa – Thông tin và UBND các xã, thị trấn trong công tác tuyên truyền chính sách BHXH trên hệ thống truyền thanh – truyền hình và xe loa lưu động, hoặc mở hội nghị khách hàng tại các thôn, buôn, tổ dân phố.

– Phối hợp với Bưu điện Huyện – cơ quan thực hiện dịch vụ công ích để thực hiện mở các hội nghị khách hàng, hợp đồng ủy quyền cho Bưu điện huyện thực hiện báo cáo viên tại các hội nghị.

– Phối hợp với UBND các xã để hướng dẫn thành lập ban chỉ đạo cấp xã, phân công lãnh đạo UBND phụ trách, cán bộ xã làm đầu mối triển khai, thực hiện và thông tin báo cáo đánh giá.

– Phối hợp với các tổ chức đoàn thể như Huyện đoàn, Hội nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh để tuyên truyền vận động hội viên tham gia BHXH tự nguyện, xây dựng các mô hình phát triển BHXH tự nguyện với các hội viên.

2.2.2. Thực trạng công tác tuyên truyền

2.2.2.1. Công tác tổ chức các hoạt động truyền thông

Truyền thông có thể là: Phương tiện truyền thông, Truyền thông kỹ thuật số, Phương tiện truyền thông điện tử, Truyền thông đại chúng, Truyền thông đa phương tiện, Truyền thông xã hội

Công tác truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chính sách BHXH nhất là chính sách BHXH tự nguyện. Thông qua truyền thông, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về BHXH tự nguyện đến được với NLĐ, từ đó tác động đến hành vi tham gia của họ.

Những năm qua và nhất là từ năm 2015 đến nay, công tác truyền thông chính sách BHXH tự nguyện được BHXH Việt Nam chỉ đạo đầu tư, chú trọng và có bước chuyển biến mạnh mẽ theo hướng thiết thực, hiệu quả với tần suất thông tin cao, phạm vi thông tin được thực hiện rộng rãi đến các nhóm đối tượng và địa bàn… Đồng thời, lồng ghép việc truyền thông, phổ biến rộng rãi đến tận người dân thông qua các cuộc họp tại các xã, thôn, xóm, khu dân cư… góp phần làm thay đổi nhận thức của cán bộ, đảng viên và NLĐ về chính sách BHXH tự nguyện. BHXH huyện Krông Bông đã thực hiện linh hoạt các hình thức tuyên truyền cho phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương, cụ thể như sau:

– Tuyên truyền trực quan: BHXH huyện đã làm mới và sửa chữa hệ thống panô, khẩu hiệu tại các vị trí trung tâm, tập trung đông dân cư, tại nơi dễ thấy. Về hình thức chất liệu in bằng bạt nên màu sắc sinh động, dễ trình bày nội dung phong phú, các thông điệp truyền tải ngắn gọn, ý nghĩa, xúc tích dễ đi vào lòng người như: “BHXH chỗ dựa vững chắc cho người lao động”, “Vì cuộc sống an lành, vì hạnh phúc tương lai hãy tham gia BHXH tự nguyện”, “ Tham gia BHXH tự nguyện để đảm bảo cuộc sống khi về già”, “ BHXH tự nguyện chỗ dựa vững chắc cho người nông dân” …

– Tuyên truyền qua các phương tiện truyền thông: trong những năm qua BHXH huyện Krông Bông đã tổ chức ký hợp đồng truyền thông và cung cấp nội dung phát sóng để Đài truyền thanh – truyền hình huyện phát sóng FM, sản xuất nhiều phóng sự về công tác phát triển BHXH tự nguyện, đưa tin nhiều mô hình đại lý thu tích cực và hiệu quả trong công tác khai thác người mua gói dịch vụ BHXH tự nguyện, phỏng vấn các đồng chí lãnh đạo đảng, chính quyền địa phương về ý nghĩa, tầm quan trọng và lợi ích khi tham gia mua gói dịch vụ BHXH tự nguyện nhằm mục đích ổn định đời sống cho người tham gia khi hết tuổi lao động. Ngoài ra, BHXH huyện Krông Bông còn sử dụng mạng xã hội như Zalô, Facebook để đăng tải tin, những điều cần biết và sự cần thiết tham gia gói dịc vụ BHXH tự nguyện …

– Mở hội nghị: BHXH hyện đã phối hợp với UBND các xã, thị trấn mở nhiều hội nghị đối thoại chính sách BHXH tự nguyện đối với nhân dân tại các thôn, buôn, tổ dân phố. Giao cho Đại lý Bưu điện mở nhiều hội nghị khách hàng để tư vấn hỗ trợ và vận động người tham gia mua gói dịch vụ BHXH tự nguyện.

– Phát tờ rơi, tờ gấp: Tờ rơi, tờ gấp được BHXH Việt Nam thiết kế và in để BHXH các địa phương cấp phát cho người lao động. Hình ảnh tờ rơi tờ gấp được thiết kế nhỏ gọn, có màu sắc sinh động, nội dung ngắn gọn nhưng đầy đủ thông tin và được thay đổi bổ sung cả về hình thức và nội dung hằng năm cho phù hợp với cơ chế chính sách và thị hiếu của người tiêu dùng (khách hàng).

2.2.2.2. Kinh phí công tác tuyên truyền

Trong giai đoạn 2008 – 2014, kinh phí truyền thông được giao còn hạn chế (bình quân khoảng 7,4 triệu đồng/năm). Do đó, kinh phí chỉ đủ chi cho các hình thức truyền thông như: đặt Báo BHXH, tạp chí BHXH, ấn phẩm truyền thông của BHXH Việt Nam phát hành để phát miễn phí cho các cơ quan, đơn vị; ký hợp đồng truyền thông với Đài Phát thanh – Truyền hình huyện đăng tin, bài hoạt động hàng quý; chưa tổ chức các cuộc hội thảo, đối thoại, chưa sử dụng kênh truyền thông qua các tổ chức chính trị – xã hội như Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ …

Từ năm 2015, công tác truyền thông được BHXH Việt Nam chú trọng, trong đó đầu tư kinh phí truyền thông tăng nhiều lần so với giai đoạn trước, đồng thời định hướng, chỉ đạo và hướng dẫn tương đối cụ thể các hoạt động truyền thông; đa dạng hóa về nội dung, hình thức truyền thông và hướng đến tính chuyên nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp triển khai đồng bộ, hiệu quả các hoạt động truyền thông, phổ biến chính sách, pháp luật
BHXH trên địa bàn huyện.

2.2.2.3. Nguồn nhân lực làm công tác tuyên truyền

BHXH huyện Krông Bông đã và đang sử dụng nguồn nhân lực làm công tác truyền thông về chính sách BHXH tự nguyện bao gồm nhân lực là Nhân viên BHXH huyện, nhân viên của các đại lý nhận ủy quyền thu, cán bộ trong hệ thống chính quyền cơ sở. Dựa vào nguồn nhân lực làm công tác truyền thông như hiện nay, công tác phát triển số người mua gói dịch vụ BHXH tự nguyện đã đạt được những kết quả nhất định. Thực trạng, nguồn nhân lực làm công tác truyền thông tại huyện Krông Bông, cụ thể như sau:

– Nhân viên cơ quan BHXH huyện: BHXH Krông Bông bố trí 01 nhân viên phụ trách công tác thu làm công tác truyền thông, nhân viên này được tập huấn, bồi dưỡng ngắn ngày những kỹ năng cơ bản về giao tiếp, xây dựng hình ảnh về tranh phục và cách tiếp cận các hộ gia đình để tử vấn hoặc thuyết trình trước các buổi hội thảo, hội nghị về gói dịch vụ BHXH tự nguyện. Do tình hình khó khăn về biên chế của ngành BHXH Việt Nam giao cho các tỉnh nên không thể bố trí một nhân viên chuyên làm công tác truyền thông, thực chất công tác truyền thông là nhiệm vụ kiêm nhiệm (không phải là nhiệm vụ chính) của nhân viên làm công tác thu. Do vậy, việc đầu tư nghiên cứu nâng cao khả năng và dành nhiều thời gian cho công tác tryền thông là hạn chế, mức độ chưa đạt được tính chuyên nghiệp.

– Các nhân viên đại lý: phần lớn là cán bộ ủy ban nhân dân xã kiêm nhiệm làm nhân viên đại lý hoặc người làm nghề tự do, chỉ tranh thủ làm nhân viên đại lý dựa vào sự quen biết và uy tín của bản thân để tiếp cận người thân, bạn bè tư vấn vận động tham gia dịch vụ BHXH tự nguyện. Số nhân viên này chỉ cần đạt bài Test nhanh gồm 25 câu hỏi tình huống, có sự giới thiệu của cơ quan, đơn vị là có thể trở thành nhân viên đại lý, sau đó định kỳ 6 tháng cơ quan BHXH huyện tổ chức bồi dưỡng thêm về quy trình thu. Đặc điểm của nhân viên đại lý là tranh thủ thời gian nhàn rỗi để khai thác thu, không có công cụ máy tính hỗ trợ để thao tác nghiệp vụ thu, thực hiện nghiệp vụ thu thủ công như ghi chép vào sổ sách, nhân viên đại lý chưa thực sự chủ động tìm hiểu nghiên cứu chính sách của dịch vụ BHXH tự ngyện, tìm tòi phương pháp tư vấn khai thác khách hàng, không có biểu thời gian làm việc cụ thể, không bị ràng buộc nhiều về chỉ tiêu số lượng cần phát triển trong tháng, trong năm và họ có thể nghỉ bất cứ lúc nào.

– Các cơ quan đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội chưa thực sự vào cuộc cùng ngành BHXH huyện để tuyên truyền vận động thân nhân của cán bộ, đảng viên và hội viên của tổ chức chính trị xã hội tham gia BHXH tự nguyện.

2.2.3. Thực trạng phát triển số lượng người tham gia dịch vụ BHXH tự nguyện

Dịch vụ BHXH tự nguyện được kỳ vọng là chỗ dựa cho người thu nhập thấp, người lao đông tự do đem đến cơ hội hưởng “lương hưu” cho hàng chục triệu người không nằm trong diện đóng BHXH bắt buộc, tuy nhiên trên thực tế số người tham gia hình thức bảo hiểm này vẫn còn thấp. Chính sách dịch vụ BHXH tự nguyện có hiệu lực từ 01/01/2008, mở ra cơ hội ổn định cuộc sống cho nhiều người lao động, nhất là người nghèo, thợ thủ công, nông dân, tiểu thương, kinh doanh nhỏ. Ưu việt như vậy, nhưng sau một thời gian triển khai loại hình này mới thu hút được một lượng nhỏ người tham gia. Tại hyện Krông Bông, sau 02 năm thực hiện cả huyện mới có 3 người tham gia, đến tháng 12/2018, sau 11 năm con số này tăng lên 316 người. Mặc dù là tăng nhưng có thể nói rằng đây là một con số ít trong tổng số hàng chục nghìn lao động không nằm trong diện tham gia BHXH bắt buộc tại tỉnh. Cụ thể theo báo cáo tổng hợp thu BHXH tự nguyện của BHXH huyện Krông Bông qua 11 năm thực hiện chính sách BHXH tự nguyện như sau:

Số người tham gia qua 02 bảng số liệu trên nhìn chung tăng qua các năm, trong 03 năm từ 2011- 2013 số lượng tham gia BHXH tự nguyện không tăng. Tốc độ tăng trưởng về số người tham gia BHXH tự nguyện năm đầu khi áp dụng Luật BHXH sửa đổi giảm sâu tới 62,27%. Tuy nhiên, năm 2017 có tốc độ tăng trưởng mạnh lên đến 183,33%, đến năm 2019 tốc độ tăng nhẹ chỉ đạt 56,94% đây là năm huyện Krông Bông bị cơn bão số 12 tàn phá hầu như hoàn toàn diện tích cây nông nghiệp, nhiều nhà dân bị sập và bị hư hỏng nặng, đời sống kinh tế của nhân dân gặp nhiều khó khăn, nhiều hộ gia đình phải cứu đói. Đến năm 2020, sau bão lũ nhân dân tập trung sản xuất có thu nhập ổn định đời sống, dành một khoản tham gia dịch vụ BHXH tự nguyện để chăm lo và đảm bảo anh sinh cho bản thân khi về già.

2.2.4. Thực trạng công tác tổ chức khai thác thu dịch vụ BHXH tự nguyện

Hiện nay BHXH huyện Krông Bông đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện giao dịch điện tử công tác thu BHXH tự nguyện. người tham gia BHXH tự nguyện có thể tự kê khai điện tử đẻ tham gia và đóng tiền trên hệ thống dịch vụ công của ngành BHXH. Hoặc có thể liên hệ với các đại lý thu đăng ký tham gia và đóng tiền, Đại lý thu tập hợp hồ sơ gử cơ quan BHXH huyện bằng hình thức giao dịch điện tử đồng thời nộp tiền vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH huyện tại Ngân hàng. Kết quả thu và ghi nhận quá trình tham gia BHXH tự nguyện được ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam công khai hỗ trợ người lao động tra cứu kiểm soát qua ứng dụng VssID – Bảo hiểm xã hội số. Công tác tổ chức thu được triển khai qua hệ thống đại lý trên địa bàn huyện, cụ thể như sau:

2.2.4.1. Hệ thống Đại lý thu xã, thị trấn

Là hệ thống đại lý truyền thống của ngành BHXH, hàng năm BHXH
huyện có văn bản triển khai, tham mưu trực tiếp với UBND huyện để chỉ đạo UBND các xã, thị trấn bố trí cán bộ đủ năng lực, phẩm chất để giới thiệu làm đi lý thu. BHXH huyện sau khi tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị làm đại lý thu sẽ ký hợp đồng theo quy định với các đại lý đủ điều kiện.

Kết quả thực hiện: Giai đoạn trước năm 2015, đã triển khai thực hiện hệ thống đại lý thu BHXH tại các xã, thị trấn nhưng mức độ bao phủ chưa toàn diện. Đại lý thu xã, thị trấn là đại lý thu BHXH tự nguyện truyền thống của cơ quan BHXH có thuận lợi về mức độ tin cậy của nhân dân trên địa bàn xã, có điều kiện tiếp cận tư vấn các hộ gia đình thuận tiện, lồng ghép các nhiệm vụ chính trị của chính quyền xã với công tác phát triển BHXH tự nguyện trên địa bàn.

2.2.4.2. Hệ thống đại lý thu Bưu điện:

Là hệ thống đại lý mới bắt đầu triển khai từ cuối năm 2013 đến nay, hàng năm BHXH tỉnh Đăk Lăk ký hợp đồng với Bưu điện tỉnh về việc làm đại lý thu BHXH, BHYT. BHXH tỉnh Đăk Lăk thường xuyên theo dõi việc thực hiện hợp đồng của đại lý Bưu điện thông qua công tác kiểm tra, yêu cầu báo cáo, thẩm định hồ sơ và xây dựng kế hoạch đào tạo nhân viên đại lý mới, đào tạo lại nhân viên đại lý cũ, thu hồi thẻ nhân viên đại lý không đủ điều kiện.

Kết quả thực hiện: Năm 2013 toàn huyện có 14 điểm thu với 16 nhân viên đại lý, đến năm 2017 sau khi BHXH tỉnh Đăk Lăk phối hợp với Bưu điện tỉnh rà soát, kiện toàn và đào tạo mới thì đại lý Bưu điện tăng lên 18 nhân viên đại lý tại 14 điểm thu đủ điều kiện hoạt động. Đại lý Bưu điện có điều kiện tốt về trang thiết bị và công cụ hỗ trợ như máy vi tính và văn phòng phẩm, hệ thống máy trình chiếu phụ vụ hội thảo hội nghị thực hiện công tác tư vấn, khai thác phát triển dịch vụ BHXH, nhân viên Bưu điện đã được đào tạo cơ bản về chuyên môn do vậy đáp ứng tốt yêu cầu về thực hiện quy trình nghiệp vụ thu dịch vụ BHXH tự nguyện.

Hệ thống mạng lưới đại lý thu Bưu điện huyện có độ bao phủ đến các xã, điểm thu đặt tại vị trí tốt thuận tiện cho những đối tượng có nhu cầu tham gia, nhân viên thường xuyên được đào tạo về nghiệp vụ, sử dụng mẫu biểu, cũng như quy trình thủ tục đăng ký hồ sơ.

2.2.4.3. Hệ thống Đại lý thu của các đơn vị sự nghiệp và tổ chức chính trị – xã hội

– Trung tâm y tế là loại hình đại lý thu của đơn vị sự nghiệp, cùng tham gia hệ thống đại lý để khai thác phát triển số người tham gia dịch vụ BHXH tự nguyện và BHYT hộ gia đình. Nhưng chủ yếu tập trung phát triển người tham gia dịch vụ BHYT đối với hộ gia đình để được hưởng quyền lợi BHYT khi đi khắm chữa bệnh tại cơ sở y tế.

– Đại lý thu của các tổ chức đoàn thể chính trị – xã hội như hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội nông dân. Các tổ chức đoàn thể luôn lồng ghép triển khai công tác hội để tuyên truyền vận động hội viên tham gia BHXH tự nguyện với mục đích ổn định cuộc sống và đảm bảo an sinh xã hội cho hội viên trong tương lai khi già yếu hết tuổi lao động được nhận trợ cấp hưu trí.

2.2.5. Những tồn tại hạn chế, nguyên nhân

2.2.5.1. Những tồn tại hạn chế

– Công tác truyền thông chính sách của dịch vụ BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Krông Bông còn mang tính dàn trải ở hầu hết các thôn buôn, tổ dân phố trong thời gian dài; Nội dung tuyên truyền còn sơ sài, chưa đi vào chiều sâu.

– Nhân sự làm công tác tuyên truyền chưa được đào tạo cơ bản, khả năng diễn thuyết và truyền đạt chưa thuyết phục.

– Người lao động trên địa bàn huyện có công việc không ổn định, thu nhật thì thất thường.

2.2.5.2. Nguyên nhân

– Do đặc thù chính sách dịch vụ BHXH tự nguyện do cơ quan nhà nước tổ chức thực hiện nên công tác triển khai tổ chức thực hiện còn mang tính hành chính, còn ràng buộc bởi các khung pháp lý.

– Với đặc điểm cơ cấu dân số trên địa bàn huyện, điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn.

– Thu nhập của người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH tự nguyện còn thấp, bấp bênh thiếu bền vững.

– Chính sách gói dịch vụ BHXH tự nguyện chưa hấp dẫn như thời gian đóng BHXH tự nguyện quá dài (20 năm sau), quyền lợi được hưởng còn ít.

Xuất phát từ những tồn tại hạn chế trên, bản thân tôi nhận thấy cần thiết phải khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH tự nguyện của người lao động khu vực phi chính thức để từ đó xây dựng giải pháp phù hợp trên cơ sở các yếu tố tác động nhằm phát triển đối tượng trong thời gian đến góp phần phát triển số lượng người tham gia dịch vụ BHXH tự nguyện.

2.3. khảo sát ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động tại huyện krông bông

2.3.1. Thống kê mô tả mẫu khảo sát về ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động tại huyện Krông Bông

Qua kết quả khảo sát cho thấy: Tổng số mẫu được tiến hành khảo sát là 335 phiếu, các phiếu được triển khai khảo sát hoàn toàn đối với người lao động ở KVPCT trong đó mghề nghiệp chính của họ là Tiểu thương và nghề tự do. Có 89,45% người được hỏi chưa tham gia BHXH tự nguyện và chỉ có 10,45% người đã tham gia BHXH tự nguyện trên tổng số người được hỏi.

Dữ liệu phân tích từ trên với sự trợ giúp của phần mềm SPSS 20.0 cho thấy rằng các chỉ báo đều có tính “phân phối chuẩn” khá tốt. Kết quả phân tích điểm trung bình của 18 biến quan sát đều được người lao động trong khu vực phi chính thức đánh giá mức trung bình; điểm trung bình thấp nhất là 0,10 (HBIET2– 14. Anh/Chị có cho rằng qui định thời gian tham gia BHXH tự nguyện tối thiểu từ 20 năm trở lên thì được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng là còn chưa hợp lý, có quá dài so với kỳ vọng hưởng lương hưu hàng tháng của anh chị. và điểm trung bình cao nhất là 1,0. Các biến mô tả có quan hệ chặt chẽ với nhau, để đảm bảo an sinh xã hội thì cần thiết phải nâng cao tỷ lệ bao phủ BHXH tự nguyện đối với người lao động tự do, muốn vậy thì người lao động phải có việc làm và có thu nhập ổn định, khi đó cần nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề khu vực nông thôn và ngược lại. Đây là vấn đề đặt ra cho tác giả khi xây dựng giải pháp cũng như kiến nghị để phát triển BHXH tự nguyện một cách bền vững trong tương lai.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN

TẠI HUYỆN KRÔNG BÔNG, TỈNH ĐĂK LĂK

3.1. mục tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội của huyện krông bông năm 2021

Mục tiêu phát triển số lượng người tham gia gói dịch vụ BHXH tự nguyện tại huyện Krông Bông năm 2021 là 1128 người, chếm tỷ 2,04% lực lượng lao động trên địa bàn huyện thế nên trong thời gian đến đòi hỏi phải có nhiều giải giáp hiệu quả mang tính đột phá để thực hiện thắng lợi mục tiêu Kế hoạch đặt ra trong đó vai trò nòng cốt là BHXH huyện Krông Bông.

3.2. giải pháp về phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại huyện krông bông.

3.2.1. Giải pháp về truyền thông

3.2.1.1. Giải pháp về hoạt động truyền thông

Xây dựng thương hiệu: Chú trọng truyền thông làm cho người lao động nhận diện rõ ràng và đầy đủ về thương hiệu BHXH

Trong công tác truyền thông, BHXH huyện Krông Bông cần gắn chiến lược marketing dịch vụ BHXH tự nguyện.

3.2.1.2. Giải pháp về nhân lực truyền thông

Đào tạo nhân viên truyền thông là một trong những hoạt động quan trọng mà BHXH huyện Krông Bông cần phải chú trọng nếu muốn sở hữu một đội ngũ nhân viên hội tụ đầy đủ các năng lực, phẩm chất cần thiết phục vụ cho yêu cầu công việc. Hơn thế nữa, marketing là một lĩnh vực rất vô cùng đa dạng nên khi xây dựng các chương trình đào tạo nhân viên, nhà quản lý phải lên một kế hoạch thực sự chi tiết và phù hợp cho từng vị trí, chức danh riêng.

3.2.2. Giải pháp kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới đại lý thu BHXH tự nguyện

– Sát hạch và tuyển dụng nhân viên đại lý có ngoại hình cân đối, ưa nhìn, tác phong nhanh nhẹn hoạt bát, tinh thần trách nhiệm cao, có khả diễn thuyết và có giọng nói truyền cảm…

– Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn quy trình, nghiệp vụ thu, bồi dưỡng kỹ năng khai thác, vận động thu, tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHXH tự nguyện.

– Bồi dưỡng cho nhân viên đại lý thu kỹ năng khai thác, quản lý tốt người lao động tham gia BHXH.

– Thường xuyên phối hợp với Bưu điện, UBND xã, phường, thị trấn rà soát, kiện toàn, mở rộng mạng lưới đại lý thu BHXH của huyện theo hướng thuận tiện và phù hợp với địa bàn dân cư đảm bảo NLĐ tham gia thuận lợi.

– Cơ quan BHXH quản lý chặt chẽ hoạt động của các đại lý thu; thẩm định kỹ hồ sơ trước khi ký hợp đồng đại lý thu; gắn với trách nhiệm của Giám đốc BHXH huyện trong việc quản lý cá nhân, đơn vị ký hợp đồng làm đại lý thu; thường xuyên tập huấn, đào tạo về các kỹ năng khai thác, công tác tuyên truyền, vận động cho hệ thống đại lý thu;

– Xây dựng quy chế thi đua khen thưởng thiết thực, kịp thời căn cứ trên kết quả hoạt động định kỳ hàng quý, sáu tháng, năm của từng đại lý thu nhằm tạo động lực những đại lý thu hoạt động có hiệu quả hơn, góp phần phát triển số lượng người lao động tham gia BHXH tự nguyện nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu BHXH huyện đề ra.

3.2.3. Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho công tác phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Trong vận động tuyên truyền cần lưu ý giới thiệu phương thức đóng linh hoạt (tương ứng theo mùa vụ) để họ cảm nhận việc tham gia BHXH tự nguyện dễ dàng hơn.

Xây dựng phần mềm theo dõi thông tin đóng nộp, quản lý người tham gia dành cho nhân viên đại lý thu để hỗ trợ việc quản lý và khai thác đối tượng tham gia.

3.2.4. Giải pháp về công tác phối hợp chỉ đạo

Trong việc phát triển BHXH tự nguyện đối với người lao động tại huyện Krông Bông cũng rất cần thiết phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, và sự phối hợp của các cơ quan liên quan.

Hằng năm, tham mưu cho Huyện ủy đưa chỉ tiêu tỷ lệ bao phủ BHXH tự nguyện trên lực lượng lao động vào Nghị quyết nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của huyện..

Phối hợp chặt chẽ với ngành Lao động TB&XH trong việc xây dựng kế hoạch, tham mưu kịp thời cho UBND huyện chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách BHXH tự nguyện.

Xây dựng các quy chế phối hợp với các hội đoàn thể, liên đoàn lao động… để tổ chức tuyên truyền, đối thoại trực tiếp với hội viên và doanh nghiệp về chính sách BHXH.

Xây dựng Kế hoạch thực hiện Kế hoạch liên tịch giữa BHXH tỉnh với Hội Nông dân tỉnh để phổ biến, tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện cho các hội viên thông qua các buổi hội nghị truyền thông, đối thoại trực tiếp.

Phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện tổ chức truyền thông, phổ biến, phát tờ rơi về chính sách của gói dịch vụ BHXH tự nguyện cho NLĐ.

Ngoài ra, cơ quan BHXH huyện tiếp tục phối hợp với các ban ngành, đoàn thể khác, phối hợp với các cơ quan báo chí, đài phát thanh, truyền hình thường xuyên truyền thông, phổ biến chính sách BHXH tự nguyện.

3.2.5. Giải pháp về tổ chức thực hiện

BHXH huyện cần nâng cao hiệu quả công tác tham mưu kịp thời cho cấp ủy chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo; tăng cường và thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị liên quan trong tổ chức thực hiện; chủ động tiếp tục và quyết quyết liệt trong công tác triển khai thực hiện từng nội dung cụ thể, như tăng cường thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chính sách BHXH để cán bộ, đảng viên, nhân dân hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu đầy đủ nội dung nhân văn của chính sách BHXH tự nguyện.

Bên cạnh đó, BHXH huyện cần xây dựng chiến lược phát triển cán bộ truyền thông ở mức độ chuyên nghiệp hơn, chủ động và linh hoạt theo hướng phát triển thị ttrường, tham mưu UBND huyện cần thiết phải đánh giá thường xuyên việc thực hiện chỉ tiêu hoàn thành kế hoạch phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện cùng kỳ với đánh gia thực hiện chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội thường kỳ của UBND huyện để có căn cứ xét thi đua khen thưởng tại huyện và các xã, thị trấn.

* Tổ chức hiệu quả công tác truyền thông, vận động các nhóm đối tượng có tiềm năng tham gia BHXH tự nguyện.

* Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính và nâng cao chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, viên chức cơ quan BHXH hyện Krông Bông.

* Đa dạng phương thức thu BHXH tự nguyện

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Mục đích của đề tài này là nghiên cứu tìm ra giải pháp phát triển BHXH tự nguyện đối với người lao động tại huyện Krông Bông. Đề tài đã thực hiện một quy trình nghiên cứu chặt chẽ, dựa trên tổng quan cơ sở lý luận, thực trạng phát triển về số lượng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện ở địa phương, các mô hình nghiên cứu đi trước và kháo sát mẫu đại diện của NLĐ khu vực này, đã xây dựng và mô tả trên cơ sở dựa vào mô hình hành vi dự định. Kết quả phân tích cũng khẳng định rằng, nhân tố của mô hình nghiên cứu đề xuất có ảnh hưởng dương đến ý định tham gia BHXH tự nguyện của NLĐ KVPCT. Từ kết quả nghiên cứu trên trên, đề tài đã đưa ra một số giải pháp cụ thể để cải thiện, nâng cao hơn nữa các nhân tố ảnh hưởng đến ý định của tham gia BHXH tự nguyện của NLĐ tại huyện Krông Bông, trong đó nhấn mạnh đến khía cạnh “truyền thông”, “thu nhập” và “ Nhận thức” nhằm nâng cao ý định của NLĐ trong việc tham gia BHXH tự nguyện, qua đó giải quyết bài toán về phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện của NLĐ KVPCT trên địa bàn huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk trong thời gian đến. Với những kết quả này, đề tài đã giải quyết tốt mục tiêu nghiên cứu đã đề ra./.

2. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

2.1. Kiến nghị về chính sách:

2.1.1 Quy định lại điều kiện được giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội một lần cho người lao động

2.1.2 Mở rộng các chế độ BHXH tự nguyện, tạo điều kiện chuyển đổi thuận lợi giữa BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc.

2.1.3 Sửa đổi điều kiện hưởng chế độ hưu trí về thời gian đóng BHXH tự nguyện.

2.2. Đối với cấp ủy, chính quyền địa phương.

Thực hiện các giải pháp về kinh tế và việc làm để người lao động có thu nhập tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Kiến nghị tỉnh Đăk Lăk và huyện Krông Bông xem xét bố trí nguồn để nâng cấp và làm mới các tuyến đường giao thông huyết mạch của huyện Krông Bông để tạo điều kiên giao thương thông suất, tạo điều kiện cho nhân dân tiêu thụ hàng hóa góp phần phát triển kinh tế.

Đề nghị huyện Krông Bông có nhiều giải pháp để góp phần cải thiện đời sống kinh tế cho nhân dân.

Ngoài ra, kiến nghị UBND huyện Krông Bông xem xét hỗ trợ thêm ngoài phần hỗ trợ của nhà nước, để các cán bộ thôn, buôn, tổ dân phố trên địa bàn có điều kiện tham gia BHXH tự nguyện.

Tăng cường sự lãnh đạo của đảng, chính quyền các cấp, huy động sự vào cuộc đầy trách nhiệm và đồng bộ của hệ thống chính trị trên địa bàn để làm tốt công tác phát triển BHXH tự nguyện đối với người lao động tại huyện Krông Bông.

2.3. Đối với ngành BHXH

Để gói dịch vụ BHXH tự nguyện đi nhanh, đi sâu vào cuộc sông xã hội đến từng hộ gia đình và từng người lao động thì công tác truyền thông là tiên quyết và xuyên suất.

Do vậy, kiến nghị ngành BHXH phải có chiến lược và cơ chế đào tạo nhân viên truyền thông để nâng cao tính chuyên nghiệp và hiệu quả, linh hoạt và nhạy bén.

Mặt khác, chủ động và kịp thời hơn trong công tác tham mưu cho các cấp đảng, chính quyền tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác BHXH nói chung, BHXH tự nguyện nói riêng.

Hơn nữa, chú trọng việc đào tạo và sát hạch các nhân viên Đại lý thu đảm bảo yêu cầu tinh thông nghiệp vụ, am hiểu chính sách và chu đáo với khách hàng.

2.4. Các hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu trong tương lai

Trong khuôn khổ thời gian hạn chế, với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và kéo dài, bản thân tôi đã cố gắng nghiên cứu tài liệu, các báo cáo thống kê của BHXH huyện Krông Bông, các văn bản chỉ đạo của các cấp, ngành BHXH. Tuy nhiên đề tài không tránh khỏi có những thiếu sót hành chế đó là:

Việc xây dựng bảng câu hỏi trên phiếu điều tra còn hạn chế về nội dung, số lượng phiếu triển khai còn thiếu (do tình hình dịch bệnh) chưa đạt số lượng phiếu yêu cầu.

Chất lượng phân tích, thống kê mô tả các số liệu sẽ không tránh khỏi tồn tại và sự không chặt chẽ.

Đề tài chỉ tập trung vào việc khám phá một số nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH tự nguyện của người dân trong khi có thể có nhiều nhân tố khác ảnh hưởng đến đến ý định tham gia của họ mà đề tài chưa đề cập đến, ví dụ: các nhân tố môi trường làm việc, điều kiện làm việc,…

Vì vậy, nghiên cứu tương lai có thể mở rộng về số lượng mẫu để xây dựng bảng hỏi, khám phá thêm một số nhân tố ảnh hưởng khác để có một mô hình hoàn thiện hơn.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN DONG A\LUAN VAN DONG A\TRAN VAN HUY

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *