Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nghèo hộ cận nghèo

Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nghèo hộ cận nghèo

Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo tại chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam

1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngân hàng Chính sách xã hội cũng là một tổ chức tín dụng nhưng là một tổ chức tín dụng đặc thù với hoạt động tín dụng chính sách không vì mục đích lợi nhuận. Đối tượng thụ hưởng nguồn vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội là những hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác được chính phủ quy định; là những hộ dân, những hộ đồng bào dân tộc thiểu số,… sinh sống ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Nói tóm lại, đối tượng cho vay của ngân hàng Chính sách xã hội đại đa số là những người có trình độ dân trí thấp; chưa biết tính toán làm ăn, sử dụng đồng vốn hiệu quả; bên cạnh đó những đối tượng vay vốn này khi vay vốn lại không cần phải thế chấp tài sản để bảo đảm cho ngân hàng mà chỉ cần bảo đảm vốn vay bằng hình thức tín chấp. Do đó, rủi ro tín dụng trong cho vay tại ngân hàng Chính sách xã hội rất dễ xảy ra với vô vàng các nguyên nhân.

Thực tế hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam hiện nay, với quy mô tín dụng ngày càng tăng cao, khối lượng khách hàng ngày càng lớn. Tuy nhiên, năng lực quản lý còn nhiều hạn chế, dẫn đến tình hình nợ quá hạn, nợ xấu có xu hướng gia tăng làm ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng. Chính vì vậy, vấn đề quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay mà trọng tâm là kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay, đảm bảo cung ứng vốn có hiệu quả cho các đối tượng thụ hưởng của Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Nam cần được quan tâm hàng đầu, đặc biệt là đối tượng hộ nghèo và hộ cận nghèo.

Xuất phát từ lý do trên, tôi quyết định chọn đề tàiKiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo tại chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Quảng Namlàm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình. Qua đó giúp cho bản thân nắm bắt đầy đủ và bao quát hơn hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam để có những giải pháp có thể áp dụng trong thực tế nghiệp vụ tại đơn vị.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu trọng tâm của nghiên cứu là tìm ra các giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam. Để đạt được mục tiêu trên, cần phải nghiên cứu và giải đáp các vấn đề sau:

– Hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam bao gồm những nội dung nào? Có thể dùng những tiêu chí nào để đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam.

– Đánh giá lại thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo đã và đang thực hiện tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam, những kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân của nó.

-Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

– Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề về lý thuyết và thực tiễn liên quan đến công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam

– Phạm vi nghiên cứu:

+ Về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung phân tích hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam.

+ Về không gian: Đề tài được thực hiện tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam.

+ Về thời gian: Thông tin và số liệu thống kê dùng để nghiên cứu chủ yếu trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2018 và đề xuất giải pháp trong thời gian tới.

4. Phương pháp nghiên cứu

Trước hết, đề tài nghiên cứu sẽ tìm hiểu về mặt cơ sở lý luận của rủi ro tín dụng, kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay của Ngân hàng Chính sách. Kế đến, đề tài tiến hành khảo sát, nghiên cứu thực tế hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam hiện nay. Sau cùng, qua những kết quả khảo sát, nghiên cứu thực tế sẽ được so sánh và kết hợp với các nghiên cứu lý thuyết để tìm ra những vấn đề còn yếu kém xuất phát từ phía ngân hàng (nguyên nhân bên trong), và những vấn đề còn tồn tại xuất phát từ môi trường bên ngoài, từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tại chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới. Do vậy đề tài sẽ sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau nhằm tận dụng tính hợp lý và ưu điểm của từng loại phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như sau:

Phương pháp thu thập dữ liệu

Phương pháp so sánh

– Phương pháp phân tích và tổng hợp

5. Bố cục đề tài

– Tên đề tài: “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo tại chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam”

– Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn bố cục thành 3 chương như sau:

Chương 1 : Cơ sở lý luận về kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tại ngân hàng Chính sách.

Chương 2 : Thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam.

Chương 3 : Giải pháp hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam.

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH

1.1. Rủi ro tín dụng trong cho vay của ngân hàng

1.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng trong cho vay của ngân hàng

Rủi ro tín dụng, theo định nghĩa bởi Hiệp ước Basel ra đời năm 2010 và Rose (2002), là khả năng mà ngân hàng sẽ mất một phần hoặc toàn bộ khoản vay từ những sự kiện đe dọa khả năng thanh toán của khách hàng. Các sự kiện không mong muốn này bao gồm phá sản của khách hàng hoặc sự cố tình từ chối thanh toán khoản nợ của khách hàng.

Rủi ro tín dụng có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nó là sự không chắc chắn trong việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của người được cấp tín dụng cho ngân hàng theo đúng cam kết đã ký. Rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, có thể nói rằng việc ngân hàng kinh doanh trong lĩnh vực tài chính tín dụng chính là hoạt động kinh doanh thu lợi dựa trên rủi ro phát sinh từ hoạt động đó.

1.1.2. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng trong cho vay của ngân hàng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng. Thông thường, người ta phân rủi ro tín dụng thành ba nhóm: nguyên nhân thuộc về ngân hàng, nguyên nhân thuộc về người vay, nguyên nhân khác.

1.1.3. Hậu quả của rủi ro tín dụng trong cho vay của ngân hàng

– Rủi ro tín dụng luôn tiềm ẩn trong kinh doanh ngân hàng và đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia, thậm chí có thể lan rộng trên phạm vi toàn cầu.

– Đối với ngân hàng bị rủi ro: làm cho lợi nhuận bị giảm sút, thậm chí nếu trầm trọng hơn thì có thể bị phá sản.

– Đối với hệ thống ngân hàng: nếu một ngân hàng có kết quả hoạt động xấu, thậm chí dẫn đến mất khả năng thanh toán và phá sản thì sẽ có những tác động dây chuyền ảnh hưởng xấu các ngân hàng và các bộ phận kinh tế khác

– Đối với nền kinh tế: rủi ro tín dụng gây nên sự phá sản một ngân hàng sẽ làm cho nền kinh tế bị rối loạn, hoạt động kinh tế bị mất ổn định và ngưng trệ, mất bình ổn về quan hệ cung cầu, lạm phát, thất nghiệp, tệ nạn xã hội gia tăng, an ninh chính trị bất ổn…

– Trong quan hệ kinh tế đối ngoại: Làm ảnh hưởng đến vị thế và hình ảnh của hệ thống ngân hàng – tài chính quốc gia cũng như toàn bộ nền kinh tế của quốc gia đó.

1.2. Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay của ngân hàng

1.2.1. Khái niệm Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay của ngân hàng

1.2.2. Nội dung Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay của ngân hàng

Nội dung của quản trị rủi ro tín dụng từ các ngân hàng hiện nay gồm có các nội dung chính sau: 

Hoạch định chiến lược tín dụng, xây dựng các quy trình, chính sách tín dụng

– Phân tích tín dụng

– Phân tán rủi ro tín dụng

1.3. Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay của ngân hàng chính sách

1.3.1. Đặc điểm hoạt động cho vay của ngân hàng chính sách

a. Khái quát về Ngân hàng chính sách:

* Khái niệm Ngân hàng chính sách: Quá trình phát triển của các trung gian tài chính gắn liền với quá trình phát triển kinh tế. Các ngân hàng, các tổ chức phi ngân hàng đóng vai trò ngày càng quan trọng, thu hút tiết kiệm từ dân cư và tài trợ cho phát triển, hạn chế rủi ro và tăng khả năng sinh lời cho hoạt động kinh tế. Mục tiêu chung của các tổ chức này là an toàn và sinh lời.

* Các loại hình Ngân hàng Chính sách:

– Ngân hàng Chính sách phục vụ các chính sách phát triển còn gọi là Ngân hàng phát triển.

– Ngân hàng Chính sách phục vụ các chính sách xã hội còn gọi là Ngân hàng Chính sách xã hội.

b. Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Chính sách:

NHCS là tổ chức tín dụng, thực hiện các hoạt động chủ yếu là khai thác nguồn vốn, cho vay và một số hoạt động khác.

Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo tại chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam
Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo tại chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam

c. Hoạt động cho vay của Ngân hàng Chính sách:

Cho vay theo các chương trình, chính sách (cho vay chính sách) của Nhà nước là hoạt động chủ yếu của NHCS, bao gồm các khoản cho vay bắt buộc để hỗ trợ chính sách kinh tế của Chính phủ và cho vay các hoạt động không đáp ứng các tiêu chí thương mại nhưng lại có tác dụng chính trị, xã hội quan trọng.

1.3.2. Đặc điểm rủi ro trong cho vay của ngân hàng chính sách:

a. Khái quát về rủi ro tín dụng trong cho vay của ngân hàng Chính sách: Cũng như các ngân hàng thương mại, rủi ro tín dụng trong cho vay của ngân hàng chính sách là khả năng xảy ra tổn thất mà ngân hàng phải chịu do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi.

Các khoản cho vay thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản có của ngân hàng, đặc biệt là đối với NHCS, mang lại phần lớn nguồn thu của ngân hàng song cũng có thể là những thiệt hại lớn nhất có thể dẫn đến đổ vỡ ngân hàng. Các ngân hàng thường cho vay khi thấy rủi ro tín dụng không xảy ra, kể cả với NHCS. Tuy nhiên không phải lúc nào ngân hàng cũng dự tính được các vấn đề rủi ro xảy ra, đặc biệt đối với NHCS rủi ro cao khi khách hàng là đối tượng chỉ định, thường được xếp vào loại rủi ro cao mà đó là nguyên nhân các đối tượng này khó tiếp cận được với nguồn vốn vay của các ngân hàng thương mại.

b. Hậu quả của rủi ro tín dụng trong cho vay đối với ngân hàng Chính sách:

– Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín của ngân hàng

  • Rủi ro tín dụng dẫn đến giảm nguồn thu cho NHCS

– Rủi ro tín dụng của NHCS có thể ảnh hưởng đến uy tín và khả năng thanh toán nợ nước ngoài của Chính phủ

– Rủi ro tín dụng có thể dẫn đến sự đổ vỡ của hệ thống tín dụng NHCS

1.3.3. Nội dung kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay của ngân hàng chính sách

a. Né tránh rủi ro

b. Ngăn ngừa rủi ro

c. Giảm thiểu tổn thất do rủi ro cho vay gây ra

d. Chuyển giao rủi ro và đa dạng hóa rủi ro

1.3.4. Tiêu chí đánh giá kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay của ngân hàng chính sách

a. Sự biến động trong cơ cấu nhóm nợ

b. Tỷ lệ nợ quá hạn

c. Tỷ lệ nợ xấu

d. Tỷ lệ xóa nợ

f. Số dư quỹ dự phòng rủi ro

1.3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay của ngân hàng chính sách

a. Nhân tố bên trong (từ phía ngân hàng)

b. Nhân tố bên ngoài:

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HỘ NGHÈO VÀ HỘ CẬN NGHÈO TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH

QUẢNG NAM

2.1. Tổng quan về chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam

2.1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam

2.1.2. Chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức quản lý của chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam

2.1.3. Tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam

a. Tình hình nguồn vốn giai đoạn 2015-2018:

Tính đến thời điểm 31/12/2018, tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn của chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam như sau:

– Về nguồn vốn: Đến ngày 31/12/2018: Tổng nguồn vốn của chi nhánh đạt 4.305 tỷ đồng với cơ cấu như sau:

Vốn trung ương: 3.566 tỷ đồng;

Vốn ngân sách địa phương: 186 tỷ đồng;

Vốn huy động (bảng 2.1)

Tổng nguồn vốn qua 16 năm hoạt động của chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam tăng 4.096 tỷ đồng, bình quân mỗi năm tăng 256 tỷ đồng; trong đó nguồn vốn Trung ương tăng 3.366 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 82,83%), nguồn vốn ngân sách địa phương chỉ tăng 178 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 4,32%), nguồn vốn huy động tại địa phương được Trung ương cấp bù tăng 538 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 12,85%). Như vậy, nguồn vốn hoạt động của chi nhánh vẫn chủ yếu là nguồn vốn điều chuyển từ NHCSXH Trung ương.

b. Tình hình cho vay vốn giai đoạn 2015-2018:

Sau 16 năm hoạt động, kể từ khi thành lập từ năm 2003, chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam trực tiếp quản lý từ 2 chương trình tín dụng ưu đãi là chương trình cho vay hộ nghèo (nhận bàn giao từ Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn) và chương trình cho vay giải quyết việc làm (nhận bàn giao từ Kho bạc nhà nước), đến nay tại chi nhánh đã có 17 chương trình cho vay.

Theo bảng số liệu 2.3 cho thấy tình hình cho vay tăng nhanh và ổn định qua các năm. Tổng dư nợ đến cuối năm 2018 là 4.287 tỷ đồng, tăng so với ngày đầu thành lập là 4.084 tỷ đồng, bình quân mỗi năm tăng khoảng 255 tỷ đồng. Cụ thể, tình hình cho vay tăng trưởng trong 4 năm gần đây là: Dư nợ đến 31/12/2018 đạt 4.287 tỷ đồng, tăng 316 tỷ đồng so với 31/12/2017, tăng 602 tỷ đồng so với 31/12/2016, tăng 807 tỷ đồng so với 31/12/2018. Nhìn chung quy mô tín dụng của chi nhánh ngày càng được mở rộng cả về khối lượng và đối tượng phục vụ, tổng số doanh số cho vay trong 5 năm trên 5.000 tỷ đồng, mức tăng trưởng tín dụng bình quân hàng năm từ 6-8%, tổng số khách hàng còn dư nợ 165.884 ngàn hộ.

c. Về kết quả tài chính

Bảng 2.4: Kết quả hoạt động tài chính qua các năm 2015-2018

Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêuNăm 2015Năm 2016Năm 2017Năm 2018Tổng cộng
I. Tổng thu260.367277.319295.176306.3821.382.565
1- Thu lãi cho vay253.955269.143285.220294.4541.340.583
2- Thu khác6.4128.1769.95611.92841.982
II. Tổng chi120.390128.016137.326153.454647.792
1- Chi trả lãi huy động vốn4.0825.53111.14919.78444.151
2- Chi trả phí uỷ thác51.99555.91159.80761.238279.584
3- Chi phí quản lý NHCSXH và các khoản chi khác64.31366.57466.37072.432324.057
Tr. đó: Chi sửa chữa trụ sở5282785133561.921
III. Chênh lệch Tổng thu-Tổng chi139.977149.303157.850152.928734.773

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động hằng năm của NHCSXH Quảng Nam)

Khi NHCSXH được thành lập từ năm 2003, việc giao kế hoạch tài chính hằng năm được thực hiện theo nguyên tắc khoán thu, khoán chi trên cơ sở định mức giao của Bộ Tài chính cho toàn ngành.

Việc áp dụng hình thức khoán định mức chi phí quản lý theo doanh thu đã khuyến khích cơ sở tăng cường thu nợ, thu lãi, tạo nguồn để đáp ứng nhu cầu chi phí nên tỷ lệ thu lãi hằng năm của chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam đạt trên 97%. Việc định mức chi phí là một trong những giải pháp điều hành có tác động tích cực đến việc tổ chức quản lý món vay, nâng cao hiệu quả tín dụng.

2.2. Thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nghèo và hộ cận nghèo tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam

2.2.1. Môi trường hoạt động cho vay hộ nghèo và hộ cận nghèo của chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam

Theo tình hình kinh tế xã hội thực tế hiện nay, tỉnh Quảng Nam vẫn còn là một trong những tỉnh nghèo của cả nước với số hộ nghèo toàn tỉnh. Tính đến cuối năm 2018 cả tỉnh vẫn còn 31.537 hộ nghèo, chiếm 7,57% cao hơn tiệm cận với tỷ lệ hộ nghèo bình quân chung của cả nước cuối năm 2018 là 5,35%. Đối với 6 huyện nghèo thuộc Chương trình 30a (3 huyện theo Nghị quyết 30a và 3 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao) còn 16.893 hộ nghèo (chiếm 38,91%/ tổng dân số); 66 xã nghèo đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 còn 17.009 hộ nghèo (chiếm 39,64%/ tổng dân số). Đồng thời, tổng số hộ cận nghèo toàn tỉnh vẫn còn 13.841 hộ. Trong điều kiện đó, với trong 17 chương trình tín dụng chính sách đã và đang được thực hiện tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam, chương trình cho vay hộ nghèo và hộ cận nghèo vẫn luôn được xem là 2 chương trình cho vay lớn được chi nhánh hết sức quan tâm. Theo bảng số liệu 2.3 cho thấy qua các năm, kết cấu dư nợ của toàn chi nhánh tương đối ổn định, không có nhiều biến động lớn. Trong đó, mặc dù tỷ trọng của 2 chương trình cho vay hộ nghèo và hộ cận nghèo có giảm theo từng năm nhưng vẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng dư nợ, cụ thể: tổng dư nợ của chương trình cho vay hộ nghèo và cho vay hộ cận nghèo năm 2015: chiếm 44,57%/ tổng dư nợ, tổng dư nợ của chương trình cho vay hộ nghèo và cho vay hộ cận nghèo năm 2016: chiếm 41,98%/tổng dư nợ, tổng dư nợ của chương trình cho vay hộ nghèo và cho vay hộ cận nghèo năm 2017: chiếm 38,78%/tổng dư nợ và tổng dư nợ của chương trình cho vay hộ nghèo và cho vay hộ cận nghèo năm 2018: chiếm 29,41%/tổng dư nợ.

NHCSXH tỉnh Quảng Nam thực hiện cho vay hộ nghèo theo Quyết định số 16/2003/QĐ-TTg ngày 22/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ và cho vay hộ cận nghèo theo quyết định số 15/2013/ QĐ-TTg ngày 23/03/2013 của Thủ tướng Chính phủ nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm, ổn định xã hội.

2.2.2. Mục tiêu kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nghèo và hộ cận nghèo tại chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam

Mục tiêu của tín dụng chính sách của NHCSXH tỉnh Quảng Nam là hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần thực hiện thành công Chương trình giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới bằng việc hỗ trợ hộ vay thoát nghèo bền vững, góp phần giảm thiểu tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo của tỉnh nhà.

Với mục tiêu trên, NHCSXH tỉnh Quảng Nam luôn không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, đặc biệt là tín dụng chính sách đối với hộ nghèo và hộ cận nghèo – một trong những công cụ nhằm thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững. Một trong những biện pháp được NHCSXH tỉnh Quảng Nam áp dụng để nâng cao chất lượng tín dụng trong cho vay hộ nghèo và hộ cận nghèo là phải chú trọng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nghèo và hộ cận nghèo đồng nghĩa với việc chi nhánh cần phải tăng cường công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nghèo và hộ cận nghèo.

2.2.3. Thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nghèo và hộ cận nghèo tại chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam

Hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nghèo và hộ cận nghèo tại chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam hiện nay được thực hiện thông qua các biện pháp né tránh rủi ro, ngăn ngừa rủi ro, giảm thiểu rủi ro và đa dạng hóa rủi ro (tại chi nhánh hiện chưa dùng biện pháp chuyển giao rủi ro trong hoạt động kiểm soát cho vay). Cụ thể:

a. Các biện pháp né tránh rủi ro trong cho vay hộ nghèo và hộ cận nghèo tại chi nhánh: Để né tránh các rủi ro trong cho vay hộ nghèo và hộ cận nghèo chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam đã áp dụng các biện pháp:

– Tiếp xúc, thu thập thông tin khách hàng trước khi vay vốn

– Thẩm định, xét duyệt hồ sơ vay vốn

b. Các biện pháp ngăn ngừa rủi ro trong cho vay hộ nghèo và hộ cận nghèo tại chi nhánh: Bằng cách loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro, đối với những khoản vay hộ nghèo và hộ cận nghèo mà yếu tố rủi ro được xác định nhưng có thể khắc phục được thì ngân hàng có thể xem xét, cân nhắc để cho vay và thực hiện việc giám sát nhằm không xảy ra các nguy cơ gây ra rủi ro như: sử dụng vốn sai mục đích, việc chậm trả gốc, lãi.

c. Các biện pháp giảm thiểu rủi ro trong cho vay hộ nghèo và hộ cận nghèo tại chi nhánh: Để giảm thiểu rủi ro trong cho vay hộ nghèo và hộ cận nghèo chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam đã thực hiện phân kỳ trả nợ theo kỳ con, thực hiện trích lập rủi ro theo quy định, vận động khách hàng tích cực thực hiện gửi tiền tiết kiệm thông qua các tổ TK&VV. Thực tế hiện nay tại chi nhánh, tỷ lệ khách hàng tham gia gửi tiền tiết kiệm chưa đạt tỷ lệ tối đa, hộ vay tham gia gửi tiền tiết kiệm chưa được đều đặn và bền vững, đồng thời số tiền gửi tiết kiệm bình quân hộ/tháng còn thấp; việc chấp hành trả nợ đến hạn phân kỳ con chưa được hộ vay quan tâm và thực hiện đúng nghĩa vụ.

d. Các biện pháp đa dạng hóa rủi ro trong cho vay hộ nghèo và hộ cận nghèo tại chi nhánh:

– Đối với hoạt động đa dạng hóa sản phẩm cho vay hộ nghèo và hộ cận nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam thực hiện đa dạng hóa danh mục cho vay theo kỳ hạn

– Quản lý danh mục cho vay bằng cách tuân theo các giới hạn dư nợ đối với khách hàng, nhóm khách hàng liên quan, từng loại sản phẩm cho vay, từng loại hình khách hàng, từng ngành kinh tế, từng thời hạn cho vay và thường xuyên theo dõi giám sát danh mục cho vay nhằm có cảnh báo kịp thời.

2.2.4. Kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nghèo và hộ cận nghèo tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam

a. Tỷ lệ nợ xấu:

Bảng 2.5: Tình hình nợ quá hạn, nợ khoanh và nợ xóa qua các năm

2015-2018

Đvt: tỷ đồng, %

Chỉ tiêuNămNămNămNăm
2015201620172018
1- Dư nợ3.4803.6843.9704.287
2- Dư nợ quá hạn11,21,41,6
3- Dư nợ khoanh7,52,31,84
4- Dư nợ xoá nợ ròng3,65,67,69
5- Tỷ lệ giữa dư nợ quá hạn/Tổng dư nợ (2/1)0,03%0,03%0,04%0,05%
6- Tỷ lệ giữa dư nợ xấu/Tổng dư nợ [(2+3)/1]0,24%0,10%0,08%0,17%
7- Tỷ lệ giữa dư nợ xoá nợ ròng/Tổng dư nợ (4/1)0,10%0,15%0,19%0,27%

(Nguồn: báo cáo tổng kết hoạt động hằng năm của NHCSXH Quảng Nam

Qua số liệu tại bảng 2.5 cho thấy nợ quá hạn của chi nhánh NHCSXH đến 31/12/2018 là 1,6 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,05%, nếu tính cả nợ khoanh 4 tỷ đồng, thì nợ xấu toàn chi nhánh là 5,6 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu cũng ở mức 0,17% trên tổng dư nợ, giảm so với năm 2003 là 0,97%. Năm 2018, nợ quá hạn tăng nhẹ so với năm trước và các năm khác nguyên nhân cơ bản là do một số khách hàng đến hạn khó khăn về tài chính, khách hàng bỏ đi khỏi nơi cư trú, và thiên tai dịch bệnh dẫn đến khả năng thu hồi vốn thấp.

* Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay hộ nghèo và hộ cận nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2015-2018:

Bảng 2.6: Tình hình nợ quá hạn, nợ khoanh và nợ xóa qua các năm

2015-2018

Đvt: tỷ đồng, %

Chỉ tiêuNăm

2015

Năm

2016

Năm 2017Năm 2018
1- Cho vay ưu đãi hộ nghèo, hộ cận nghèo1.5511.5451.5401.261
2- Dư nợ quá hạn0,4680,5390,6930,734
3- Dư nợ khoanh1,6581,5761,0071,288
4- Dư nợ xoá nợ ròng0,2880,6800,6170,473
5-Tỷ lệ giữa dư nợ quá hạn/Tổng dư nợ (2 /1)0,030,0350,0450,058
7- Tỷ lệ giữa dư nợ xấu/Tổng dư nợ [(2+3)/1]0,1370,1370,110,16
8- Tỷ lệ giữa dư nợ xoá nợ ròng/Tổng dư nợ (4/1)0,0180,0440,040,038

Theo số liệu tại bảng 2.6, cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu và nợ xóa ròng trong cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam trong 4 năm (2014-2018) luôn ở mức thấp. Tuy nhiên đang có chiều hướng tăng dần qua các năm.

Trong đó, cụ thể nợ quá hạn trong của cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo tại chi nhánh hiện nay là do nhiều nguyên nhân sau:

Bảng 2.7: Phân loại dư nợ và phân tích nguyên nhân nợ quá hạn trong cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015-2018 tại NHCSXH tỉnh Quảng Nam

Đvt: tỷ đồng

NămDư nợNợ quá hạnNguyên nhân quá hạn
Người vay chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự,…SXKD thua lỗ, rủi ro kinh doanhHộ vay chây ỳ, bỏ đi khỏi nơi cư trúNguyên nhân chủ quan khácThiên tai, lũ lụt, mất mùa, dịch bệnh, tai nạnNguyên nhân khác
20151.5510,4680,01920,0060,1980,0240,01960,201
20161.5450,5390,0850,00350,1880,1220,01410,126
20171.5400,6930,14500,2040,1340,02310,187
20181.2610,7340,098100,3640,1660,01210,093

Qua bảng số liệu 2.7, cho thấy, trong tổng khoản nợ quá của cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam thì nợ quá hạn do nguyên nhân khách quan (lũ lụt, hạn hán, mất mùa, người vay chết, mất tích…) chiếm tỷ lệ thấp; nợ quá hạn do nguyên nhân chủ quan (làm ăn thua lỗ, chây ỳ, bỏ đi khỏi địa phương,nguyên nhân chủ quan khác…) chiếm tỷ lệ đa số .

b. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro: Tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam không thực hiện trích lập dự phòng rủi ro mà việc trích lập dự phòng rủi ro là do NHCSXH Việt Nam thực hiện. Hiện nay, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và xử lý rủi ro của ngân hàng chính sách xã hội được theo quy định tại Điều 8 Thông tư 62/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Chính sách xã hội kèm theo Quyết định 180/2002/QĐ-TTg và 30/2015/QĐ-TTg do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

2.3. Đánh giá chung về hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo tại chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam

2.3.1. Những kết quả đạt được

– Hoạt động của chi nhánh luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện của lãnh đạo

– Mạng lưới hoạt động của chi nhánh ngày càng được mở rộng

– Ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin vào phục vụ cho công tác quản lý hiện đại ngân hàng

– Bên cạnh đó, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam cũng luôn nhận thấy được tầm quan trọng của công tác quản lý rủi ro tín dụng vì thế đã thực hiện giao chỉ tiêu thu lãi, thu tiết kiệm và thu nợ gốc khi đến hạn đến cụ thể từng cán bộ tín dụng, từng địa bàn phụ trách để làm căn cứ để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ từng đợt thi đua ngắn ngày, nữa năm và cả năm.

– Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam đã thực hiện quy trình cho vay cấp tín dụng theo đúng quy định của NHCSXH

– Mặc khác, việc đôn đốc thu nợ quá hạn, nợ đến hạn và phân tích nguyên nhân của việc nợ quá hạn từ đó tìm phương án xử lý kịp thời.

– Hàng năm, chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam đều tổ chức tập huấn nghiệp vụ tín dụng cho cán bộ nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ của mỗi cá nhân

– Năng lực cán bộ ngày càng được nâng cao

– Chi nhánh tổ chức thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, của các bộ ngành TW, địa phương, của NHCSXH về quản lý nợ tín dụng chính sách.

– Đặc biệt, với nhiệm vụ đặc trưng của mình, chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam luôn luôn góp phần tích cực trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của tỉnh nhà.

2.3.2. Những tồn tại hạn chế

– Hệ thống NHCSXH nói chung và chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam nói riêng hoạt động theo quy định của Chính phủ, không hoạt động theo cơ chế thị trường.

– Việc ủy thác qua các tổ chức chính trị – xã hội này vẫn còn nhiều hạn chế.

– Cho vay không đúng hoặc bỏ sót đối tượng theo quy định.

– Đối với khâu thẩm định, đánh giá đầu tiên là nhân lực vẫn còn thiếu và một số hạn chế về trình độ dẫn đến việc thẩm định, đánh giá khách hàng còn nhiều thiếu sót.

– Chưa xây dựng được mô hình thích hợp cho việc lượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng.

– Việc kiểm tra giám sát khoản vay sau khi cho vay của các tổ chức chính trị xã hội và ban quản lý tổ TK & VV chỉ thực hiện chiếu lệ, chưa được xem trọng và thực thi một cách nghiêm túc trên thực tế.

– Quản lý rủi ro tín dụng còn khá mới mẻ. Cần đào tạo cán bộ đủ năng lực xem xét vấn đề này.

– Một số trường hợp, Chi nhánh vẫn chưa quyết liệt trong việc khởi kiện vì việc kiện tụng sẽ tốn kém thời gian và tiền bạc.

2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại

a. Từ phía khách hàng vay vốn

* Nguyên nhân về chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV

* Nguyên nhân về vai trò quản lý, điều hành của các đơn vị nhận uỷ thác

b. Từ phía Chi nhánh NHCSXH:

– Việc bố trí cán bộ làm công tác xử lý nợ chưa được quan tâm đúng mức.

– Việc chấp hành chế độ và quy trình nghiệp vụ của một số cán bộ làm công tác tín dụng còn lỏng lẽo.

– Cơ chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ được thực hiện sau khi các nghiệp vụ thực hiện hoàn thành sau một thời gian nên việc phát hiện sai sót và yêu cầu chấn chỉnh, sửa chữa thường không kịp thời.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NAM

3.1. Định hướng hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam

Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam luôn nhận thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động quản trị rủi ro, mà trọng tâm là hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay, đặc biệt là cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo xuất phát từ đặc thù hoạt động cho vay của NHCSXH và kết quả nghiên cứu để từ đó đưa ra định hướng kiểm soát, hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, cụ thể:

– Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc quản lý, thực hiện các chương trình tín dụng và hoạt động của NHCSXH cấp tỉnh, cấp huyện, kịp thời phát hiện và đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, không để xảy ra việc lợi dụng chính sách của Nhà nước để trục lợi bất chính hoặc gây khó khăn cản trở các đối tượng chính sách tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ. Duy trì nghiêm túc chế độ họp Ban đại diện HĐQT theo định kỳ, đánh giá nghiêm túc việc chấp hành của các thành viên, việc thực hiện Nghị quyết và thực hiện các chỉ đạo của lãnh đạo các cấp đến hoạt động của NHCSXH.

– Tăng trưởng tín dụng đi đôi với việc duy trì và nâng cao chất lượng tín dụng, đáp ứng nhu cầu tín dụng hợp lý cho các khách hàng đúng đối tượng quy định, đảm bảo khả năng hoàn trả nợ vay ngân hàng.

– Củng cố chất lượng hiện có; thu hồi nợ đã xử lý rủi ro đang hạch toán ngoại bảng; giảm thấp tỷ lệ nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo cho hoạt động tín dụng của ngân hàng ổn định và phát triển bền vững.

– Thực hiện minh bạch và công khai hóa thông tin tín dụng tại các điểm giao dịch xã, phường. Chức năng này chính là cơ sở, động lực để nâng cao chất lượng kiểm soát rủi ro. Thường xuyên xem xét lại quy trình theo định kỳ, đảm bảo mọi công việc được xử lý một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời và đúng thẩm quyền.

– Nâng cao chất lượng tín dụng trên cơ sở: tăng cường vai trò lãnh đạo của UBND cấp xã; nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác của các tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác; Tăng cường củng cố, nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của các Tổ TK&VV, đồng thời cũng nâng cao chất lượng hoạt động của các điểm giao dịch xã.

– Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ với mục tiêu tìm kiếm, phát hiện những xu hướng tiềm ẩn tiêu cực, bất ổn và thiếu sót trong hoạt động cho vay của ngân hàng để đưa ra biện pháp chấn chỉnh để từ đó ngăn ngừa và chấn chỉnh kịp thời những sai sót trong quá trình thực hiện. Nhằm hạn chế tối đa nợ quá hạn và rủi ro tín dụng.

– Xây dựng một nền tảng công nghệ hiện đại, đảm bảo các yêu cầu về quản lý nội bộ của ngân hàng, thỏa mãn yêu cầu phát triển của các giao dịch ngày càng đa dạng, yêu cầu quản lý rủi ro, có khả năng kết nối với các ngân hàng khác. Phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại trên cơ sở đảm bảo phòng chống được rủi ro, bảo mật và hoạt động an toàn.

– Đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực ngân hàng với những tiêu chí như năng lực, trình độ, khả năng hội nhập, hiệu quả công tác và phẩm chất đạo đức tốt.

– Củng cố, xây dựng tổ chức bộ máy làm việc, thực hiện công tác đào tạo, sắp xếp cán bộ có năng lực, trách nhiệm, tâm huyết thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

– Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về các chương trình tín dụng chính sách, đẩy mạnh phong trào thi đua toàn diện và liên tục trong toàn đơn vị.

3.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam

3.2.1. Hoàn thiện các biện pháp né tránh rủi ro tín dụng hộ nghèo và hộ cận nghèo tại chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam

Nâng cao chất lượng trong hoạt động thẩm định, sàn lọc khách hàng

a. Nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định

b. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng phân loại và đánh giá khách hàng

c. Xây dựng cơ cấu dư nợ hợp lý

3.2.2. Hoàn thiện các biện pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nghèo và hộ cận nghèo tại chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam

a. Tăng cường công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay

b. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong ngân hàng

3.2.3. Hoàn thiện biện pháp giảm thiểu tổn thất trong cho vay hộ nghèo và hộ cận nghèo tại chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam

Để giảm thiểu các tổn thất trong cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo. Cán bộ tín dụng cần phải duy trì khoản vay bằng việc đi thăm và kiểm tra tình trạng sản xuất kinh doanh của hộ vay, đưa ra những lời khuyên, tư vấn giúp người vay và nhắc nhở khách hàng về ngày trả nợ tiếp theo theo phân kỳ. Việc kiểm tra, rad soát, tần suất rà soát các khoản vay được thực hiện trên cơ sở phân loại vốn vay theo thời hạn và khả năng rủi ro. NHCSXH tỉnh Quảng Nam cần rà soát các khoản vay có độ rủi ro cao, các khoản cho vay dài hạn và khoản cho vay quá hạn. Tùy theo mức độ, tần suất rà soát có thể là hằng năm, hàng quý,… nhưng nếu nợ quá hạn thì cần thiết phải rà soát, xử lý thu nợ hàng tháng.

3.2.4. Các biện pháp khác

a. Nâng cao chất lượng hoạt động của các đơn vị nhận ủy thác và tổ Tiết kiệm và vay vốn

* Tăng cường chất lượng hoạt động của các đơn vị nhận ủy thác

* Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ Tiết kiệm và vay vốn

b. Hoàn thiện công tác tổ chức bộ máy quản lý và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:

* Nâng cao năng lực, trình độ quản trị điều hành và kiểm soát của lãnh đạo ngân hang

* Nâng cao năng lực trình độ nghiệp vụ, trình độ quản lý khách hàng của cán bộ tín dụng

* Nâng cao công tác đào tạo, tuyển dụng, bồi dưỡng nghiệp vụ, chế độ tiền lương, đãi ngộ

* Nâng cao công nghệ, đầu tư hệ thống hiện đại hoá ngân hàng

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ, Nhà nước

3.3.2. Kiến nghị với NHCSXH

3.3.4. Kiến nghị với địa phương

KẾT LUẬN

Trong hoạt động tín dụng cho vay của ngân hàng việc đương đầu với các rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi. Do đó, yêu cầu xây dựng một mô hình quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay có hiệu quả và phù hợp với từng ngân hàng là một đòi hỏi bức thiết để đảm bảo hạn chế rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng. Trong đó, kiểm soát rủi ro tín dụng là một phần quan trọng của nội dung quản trị rủi ro, hoạt động này gắn liền với việc thực hiện quy trình cho vay, quản lý nợ vay các khoản vay cụ thể của cán bộ tín dụng trong lĩnh vực cấp tín dụng.

Đối với mỗi loại hình ngân hàng sẽ có những cách ứng xử khác nhau khi xảy ra rủi ro tín dụng bởi mức độ ảnh hưởng về mặt kinh tế, xã hội là khác nhau. Đối với rủi ro trong hoạt động của NHCSXH có những nét đặc thù riêng, không những ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế mà nó còn tác động và ảnh hưởng to lớn về mặt xã hội.

Luận văn “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo tại chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam” tập trung phân tích thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam từ đó thực hiện phân tích thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo tại chi nhánh thông qua các quy trình xử lý nghiệp vụ mà bộc lộ rõ những rủi ro tiềm ẩn ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của NHCSXH. Luận văn hướng đến chủ yếu là việc hoàn thiện các quy trình hiện tại trong nghiệp vụ ngân hàng nhằm giảm thiểu tối đa những sai sót có tính chủ quan từ các nhân tố bên trong của ngân hàng như cơ chế quản lý, quy trình nghiệp vụ, thao tác nghiệp vụ, trình độ năng lực của nhân viên, hướng đến hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam.

Hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay nói chung và cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải có một quá trình thực nghiệm lâu dài. Do thời gian và khả năng nghiên cứu hạn chế, cũng như số liệu thu thập chưa phản ánh đầy đủ tình hình thực tế tại ngân hàng, luận văn chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Tác giả luận văn rất mong được sự góp ý của độc giả.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN DONG A\LUAN VAN DONG A\TRAN THI THANH THUY

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *