Nghiên cứu ý định sử dụng ví điện tử VNPT Pay của khách hàng VNPT

Nghiên cứu ý định sử dụng ví điện tử VNPT Pay của khách hàng VNPT

Nghiên cứu ý định sử dụng ví điện tử VNPT Pay của khách hàng VNPT tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk

1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ bởi sự phát triển của khoa học kỹ thuật cùng sự phổ biến của Internet với khoảng 61 triệu người dùng ở Việt Nam, theo báo cáo của eConomy SEA 2019 của Google và Temasek. Kéo theo đó chính là sự gia tăng của của các giao dịch điện tử và thanh toán không dùng tiền mặt. Việt Nam đang có những bước phát triển vượt bậc khi thanh toán điện tử đạt tốc độ tăng trưởng ngoạn mục cả về số lượng lẫn giá trị giao dịch, trong quý I năm 2019, số lượng và giá trị giao dịch tài chính qua kênh Internet tăng 68,8% và 13,4% so với cùng kỳ năm 2018.

Theo thống kê từ Ngân hàng Nhà nước, đến 31/12/2018, cả nước có chỉ 4,24 triệu VĐT đã được xác thực và liên kết với tài khoản ngân hàng trong khi số lượng ví đăng ký sử dụng là 9 triệu. Bên cạnh đó, theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 27/06/2019, các đơn vị cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đã có tới 30 tổ chức không phải là ngân hàng được cấp phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán nhưng có tới khoảng 93% số lượng giao dịch và 94% giá trị giao dịch lại nằm trong top 5 VĐT Payoo, MoMo, SenPay, Moca và Airpay. Như vậy, có một số lượng lớn ví được đăng ký nhưng không sử dụng, và việc sử dụng chỉ tập trung vào một vài VĐT phổ biến.

VNPT Pay là ứng dụng tiện ích trong việc thanh toán điện tử, thanh toán online do Tổng Công ty Truyền thông VNPT – Media (đơn vị thuộc Tập đoàn Bưu Chính Viễn thông Việt nam – VNPT) phát hành năm 2017. Ra đời muộn hơn một số loại VĐT khác, trong bối cảnh các VĐT cạnh tranh với nhau khốc liệt để thu hút người dùng, thì việc hiểu biết về những yếu tố nào có tác động đến ý định sử dụng VĐT có thể giúp cho các nhà lãnh đạo của VNPT đề ra những chiến lược cần phải làm để bắt kịp xu hướng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, gia tăng sự hài lòng và thúc đẩy quyết định sử dụng VĐT VNPT Pay. Xuất phát từ những vấn đề cấp thiết nêu trên, tác giả quyết định chọn đề tài: Nghiên cứu ý định sử dụng ví điện tử VNPT Pay của khách hàng VNPT tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk để làm luận văn thạc sĩ.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận về ý định sử dụng VĐT và các nhân tố tác động đến vi điện tử.

Hai là, xây dựng và kiểm định mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng VĐT VNPT Pay của khách hàng VNPT tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk, từ đó đánh giá tầm quan trọng của các nhân tố này;

Ba là, đề xuất một số hàm ý nhằm gia tăng số lượng khách hàng VNPT tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk sử dụng VĐT VNPT Pay.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

– Đối tượng nghiên cứu: Ý định sử dụng VĐT VNPT Pay và các nhân tố tác động đến ý định sử dụng VĐT VNPT Pay của khách hàng VNPT tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk.

– Phạm vi nghiên cứu:

+ Về mặt không gian: Nghiên cứu thực tế tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk.

+ Về mặt thời gian: Các giải pháp được đề xuất trong luận văn có ý nghĩa từ nay đến năm 2025.

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính

Tác giả xây dựng thang đo nháp dựa trên Thuyết hợp nhất về chấp nhận sử dụng công nghệ (UTAUT) và kế thừa kết quả nghiên cứu của Phương (2013). Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua thảo luận nhóm tập trung với 5 người là đại diện Ban lãnh đạo và cán bộ quản lý của các bộ phận của VNPT trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk nhằm khám phá, điều chỉnh các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng VĐT VNPT Pay của khách hàng VNPT tại đây đồng thời phát triển thang đo những nhân tố này thành thang đo chính thức.

4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng

Phương pháp định lượng được thực hiện thông qua khảo sát 280 khách hàng sử dụng dịch vụ VNPT tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk bằng bảng hỏi chi tiết.

Nghiên cứu định lượng nhằm khẳng định các nhân tố cũng như giá trị và độ tin cậy của thang đo các nhân tố tác động đến ý định sử dụng VĐT VNPT Pay của khách hàng VNPT tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk.

5. Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục thì luận văn được bố cục thành 4 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về ý định sử dụng ví điện tử

Chương 2: Thiết kế nghiên cứu.

Chương 3: Kết quả nghiên cứu ý định sử dụng VĐT VNPT Pay của khách hàng VNPT tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk

Chương 4: Hàm ý quản trị

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ Ý ĐỊNH SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ

TỔNG QUAN VỀ VÍ ĐIỆN TỬ

Khái niệm ví điện tử

VĐT là một loại tài khoản thanh toán điện tử, nó đóng vai trò là thanh toán trực tuyến dành cho khách hàng, giúp người dùng thanh toán các loại chi phí trên Internet, gửi tiền và nhận tiền một cách nhanh chóng nhất. Sản phẩm dùng để nhận tiền và chuyển tiền dễ dàng qua mạng, dùng để chi trả trực tuyến, lưu trữ được tiền trên mạng Internet (Tiến, 2014).

Chức năng của ví điện tử

Nhìn chung các VĐT có các tiện ích, đặc trưng cơ bản chủ yếu sau: Chuyển và nhận tiền; Lưu trữ tiền trên tài khoản điện tử; Thanh toán trực tuyến; Truy vấn tài khoản

Ngoài ra các VĐT vẫn còn đang phát triển và tích hợp thêm nhiều chức năng phụ khác nhằm đem lại nhiều tiện ích hơn cho chủ tài khoản khi sử dụng VĐT của doanh nghiệp: Thanh toán hóa đơn; Nạp tiền điện thoại, thẻ cào điện thoại, thẻ game online, trả phí tham gia diễn đàn; Mua vé điện tử; Thanh toán học phí…

Quy trình thanh toán bằng ví điện tử

  1. Quy trình thanh toán bằng ví điện tử qua internet
  2. Quy trình thanh toán bằng ví điện tử qua điện thoại di động

Vai trò của ví điện tử

  1. Đối với nhà nước

Thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử của Việt Nam

Hạn chế tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế

  1. Đối với doanh nghiệp

Tăng doanh số bán hàng

Doanh nghiệp sẽ tránh được phát sinh các chi phí phát sinh do đơn hàng giả

Tránh thất thoát tiền hàng hóa/dịch vụ

  1. Đối với khách hàng

Khách hàng có thể hạn chế tối đa thiệt hại do mất thông tin tài khoản tài chính

Hạn chế bị lừa đảo khi mua sắm trực tuyến

Tránh thất thoát tiền

  1. Đối với ngân hàng

Tăng tính năng cho tài khoản ngân hàng

Giúp ngân hàng có lợi thế cạnh tranh

Các ngân hàng sẽ tận dụng được hạ tầng kỹ thuật, công nghệ.

Ngân hàng sẽ gia tăng doanh thu.

Nghiên cứu ý định sử dụng ví điện tử VNPT Pay của khách hàng VNPT tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk
Nghiên cứu ý định sử dụng ví điện tử VNPT Pay của khách hàng VNPT tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk

TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG VÍ ĐIỆN TỬ VÀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ VNPT PAY

Thị trường ví điện tử tại Việt Nam

Trong những năm gần đây, sự phát triển của công nghệ đi kèm với sự “lên ngôi” của các dịch vụ thương mại điện tử cùng với nhiều hình thức khác nhau, VĐT được xem là một trong những công cụ thanh toán điện tử hữu ích. Theo khảo sát tiêu dùng toàn cầu 2019, của PwC (một trong 4 công ty kiểm toán, tài chính ngân hàng hàng đầu thế giới) đối với 27 nước/vùng lãnh thổ cho thấy, Việt Nam là thị trường tăng trưởng nhanh nhất về thanh toán di động trong năm 2019, tỷ lệ người tiêu dùng thanh toán bằng di động ở Việt Nam tăng từ mức 37% của năm 2018 lên mức 61% năm 2019, là mức tăng cao nhất trong số 6 quốc gia Đông Nam Á tham gia khảo sát. Trong đó, Thái Lan tăng từ 19% lên 67%, Malaysia từ 17% lên 40% và Philippines từ 14% lên 47%. Năm 2018, thanh toán qua Internet của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 33,6% về số món và 19,5% về số tiền so với năm 2017. Thanh toán qua điện thoại di động còn đạt mức tăng trưởng án tượng hơn với 41,4% về số món và 169,5% về số tiền so với 2017.

Khái quát về hoạt động thanh toán điện tử VNPT Pay

VNPT Pay là sản phẩm thanh toán điện tử của Tổng Công ty Truyền thông VNPT-Media (thuộc Tập đoàn VNPT). Dịch vụ VNPT Pay được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực trung gian thanh, toán vào ngày 06/07/2017, cho phép khách hàng khi sử dụng dịch vụ VNPT Pay có thể thực hiện các giao dịch thanh toán trực tuyến, đồng thời các tổ chức, doanh nghiệp có kết nối với hệ thống VNPT Pay có thể thực hiện các giao dịch thương mại đầy đủ và thanh toán một cách dễ dàng, nhanh chóng, tiện lợi. 

VNPT Pay được cung cấp với 3 hình thức VĐT, thẻ nội địa (ATM) và thẻ quốc tế (credit/debit), VNPT Pay có thể được sử dụng trên ứng dụng điện thoại hoặc website http://vnptpay.vn.

CÁC MÔ HÌNH LÝ THUYẾT LIÊN QUAN

Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA)

Thuyết hành vi kế hoạch (Theory of Planned Behavior – TPB)

Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model – TAM)

Thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified Theory of Acceptance and Use of Technology – UTAUT)

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu nước ngoài

Nghiên cứu trong nước

Bình luận tổng quan

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 2

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu

(Nguồn: Tác giả đề xuất)

Theo đó, nghiên cứu được thực hiện thông qua hai giai đoạn: Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.

Nghiên cứu sơ bộ

Giai đoạn nghiên cứu sơ bộ được thực hiện với phương pháp nghiên cứu định tính.

Nghiên cứu chính thức

Giai đoạn nghiên cứu chính thức được thực hiện với phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua kỹ thuật khảo sát điều tra.

MÔ HÌNH VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Đề xuất mô hình nghiên cứu

Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất

(Nguồn: Phương, 2013)

Hệ thống giả thuyết nghiên cứu

  1. Hữu ích mong đợi

Giả thuyết H1: Hữu ích mong đợi có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng VĐT VNPT Pay của khách hàng VNPT tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk.

  1. Dễ sử dụng mong đợi

Giả thuyết H2: Dễ sử dụng mong đợi có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng VĐT VNPT Pay của khách hàng VNPT tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk.

  1. Ảnh hưởng xã hội

Giả thuyết H3: Ảnh hưởng xã hội có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng VĐT VNPT Pay của khách hàng VNPT tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk.

  1. Điều kiện thuận lợi

Giả thuyết H4: Điều kiện thuận lợi có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng VĐT VNPT Pay của khách hàng VNPT tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk.

  1. Tin cậy cảm nhận

Giả thuyết H5: Tin cậy cảm nhận có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng VĐT VNPT Pay của khách hàng VNPT tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk.

  1. Chi phí cảm nhận

Giả thuyết H6: Chi phí cảm nhận có ảnh hưởng tiêu cực đến ý định sử dụng VĐT VNPT Pay của khách hàng VNPT tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk.

  1. Hỗ trợ của chính phủ

Giả thuyết H7: Hỗ trợ của chính phủ có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng VĐT VNPT Pay của khách hàng VNPT tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk.

  1. Cộng đồng người dùng

Giả thuyết H8: Cộng đồng người dùng có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng VĐT VNPT Pay của khách hàng VNPT tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk.

Thang đo nghiên cứu

Thang đo được hình thành từ việc tổng hợp và kế thừa thang đo của Phương (2013) như được đề cập trong Bảng 2.1.

Tuy nhiên, sau khi tiến hành thảo luận nhóm chuyên gia tập trung nhằm mục đích vừa để khám phá, vừa để khẳng định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng VĐT VNPT Pay của khách hàng VNPT tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk đồng thời phát triển thang đo những yếu tố này và thang đo Ý định sử dụng (xem thêm tại Phụ lục 2.1 – Dàn bài thảo luận nhóm). Tác giả tổng hợp các ý kiến với việc tham khảo từ các chuyên gia về thang đo của các nhân tố theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu.

ĐIỀU CHỈNH MÔ HÌNH VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Như vậy, sau khi tổng hợp và tham khảo ý kiến từ các chuyên gia, mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng VĐT VNPT Pay của khách hàng VNPT tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk được điều chỉnh (chi tiết xem Hình 2.3) gồm 6 nhân tố tương ứng 6 biến độc lập ((1) Cảm nhận sự hữu ích; (2) Cảm nhận dễ sử dụng; (3) Ảnh hưởng xã hội; (4) Điều kiện thuận lợi; (5) Cảm nhận tin cậy; (6) Cảm nhận chi phí) và 01 nhân tố tương ứng biến phụ thuộc (Ý định sử dụng) được mô tả bởi tổng cộng 33 biến quan sát và được mã hóa cụ (xem thêm Bảng 2.2).

Hình 2.3. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh

(Nguồn: Tác giả điều chỉnh sau thảo luận nhóm chuyên gia)

THIẾT KẾ BẢNG HỎI

Dựa vào cơ sở lý thuyết đã được trình bày ở Chương 2 và kết quả của phương pháp thảo luận nhóm chuyên gia, bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế gồm 2 phần:

Phần 1: Nhằm thu thập các thông tin chung về đối tượng tham gia khảo sát gồm: Giới tính, Độ tuổi, Trình độ học vấn.

Phần 2: Nội dung khảo sát, nhằm mục đích xem xét, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng VĐT VNPT Pay của khách hàng VNPT tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk.

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH

Kiểm định thang đo

Theo Trọng & Ngọc (2005), Cronbach alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu. Do đó, trong nghiên cứu này, tác giả quyết định sử dụng tiêu chuẩn Cronbach alpha bằng 0,6 và các biến quan sát hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại.

Phân tích nhân tố

Điều kiện để phân tích yếu tố khám phá là phải thỏa mãn các yêu cầu:

Tiêu chuẩn 1: xem xét sự thích hợp của kích thước mẫu khi phân tích yếu tố thông qua Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin), theo Trọng & Ngọc (2005) thì 0,5 ≤ KMO ≤ 1.

Tiêu chuẩn 2: xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể thông qua kiểm định Bartlett. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0,05) thì các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể.

Tiêu chuẩn 3: Hệ số tải yếu tố > 0,5

Tiêu chuẩn 4: xem xét các hệ số tải phân biệt – tức là các hệ số tải lớn hơn 0,5 chỉ tải lên duy nhất cho 1 yếu tố. Nếu tải lên cho 2 yếu tố thì hiệu số phải lớn hơn 0,3 và nó được xếp vào nhóm yếu tố có giá trị tuyệt đối của hệ số tải lớn hơn.

Tiêu chuẩn 5: xem xét giá trị đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi yếu tố, các yếu tố có Eigenvalue > 1 sẽ được giữ lại trong mô hình phân tích.

Tiêu chuẩn 6: Xem xét sự biến thiên của các biến quan sát với phần trăm tổng phương sai trích phải lớn hơn 50%.

Phân tích hồi quy bội

Hồi quy tuyến tính đa biến bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường (Ordinal Least Squares – OLS) được thực hiện, trong đó biến phụ thuộc là Ý định sử dụng và các biến độc lập là 06 yếu tố trong mô hình nghiên cứu. Phương pháp lựa chọn biến là phương pháp đưa vào một lượt Enter. Hệ số xác định R2 hiệu chỉnh được dùng để xác định độ phù hợp của mô hình, kiểm định F dùng để bác bỏ giả thuyết các hệ số hồi quy của tổng thể bằng 0.

NGUỒN DỮ LIỆU

Dữ liệu thứ cấp

Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thu thập từ các tài liệu, báo cáo và thông tin nội bộ của VNPT trong thời gian từ năm 2019 – 2021, nguồn dữ liệu thu thập từ bên ngoài như cơ quan bộ ngành trung ương, các ấn phẩm đã được xuất bản (giáo trình, báo chí, bài báo, tạp chí, internet, luận văn,…).

Đây là phương pháp thu thập thông tin hoàn toàn gián tiếp, không tiếp xúc với đối tượng khảo sát. Trong Chương 1 của luận văn tác giả có nghiên cứu nhiều tài liệu tham khảo và chỉ ra vấn đề chưa được xem xét, từ đó hình thành hướng nghiên cứu cho toàn bộ luận văn. Phương pháp này còn được sử dụng khi tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng VĐT VNPT Pay của khách hàng VNPT tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk dựa trên lý thuyết và kết quả của các nghiên cứu trước.

Dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát điều tra, đây là một phương pháp phỏng vấn viết, được thực hiện cùng một lúc với nhiều người theo một bảng hỏi in sẵn. Người được hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô tương ứng theo một quy ước nào đó.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Ý ĐỊNH SỬ DỤNG VĐT VNPT PAY CỦA KHÁCH HÀNG VNPT TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT TỈNH ĐẮK LẮK

TỔNG QUAN VỀ VNPT TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT TỈNH ĐẮK LẮK

Lịch sử hình thành và phát triển của Trung tâm Viễn thông Buôn Ma Thuột

Các dịch vụ kinh doanh chính

Kết quả kinh doanh

MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU

Kết quả thu thập dữ liệu từ 267 phiếu câu hỏi được thu về hợp lệ. Mẫu khảo sát được thống kê cụ thể như sau:

Bảng 3.2. Mô tả mẫu nghiên cứu

BiếnSố ngườiTỷ trọng %
Giới tínhNam13349,8
Nữ13450,2
Độ tuổiDưới 2214654,7
Từ 22-459836,7
Trên 45238,6
Trình độ học vấnTrên đại học và đại học9234,5
Cao đẳng và trung cấp4918,4
Khác12647,2
Tổng267100,0

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)

PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MÔ TẢ

Ý định sử dụng VĐT VNPT Pay

Bảng 3.3 cho thấy, Ý định sử dụng VĐT VNPT Pay của khách hàng VNPT tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk với giá trị 3,72/ thang điểm 5, là ở mức khá. Trong đó, các câu hỏi thành phần giao động từ 3,63 với nội dung “YDSD1 – Tôi có cân nhắc đến việc sử dụng VĐT VNPT Pay trong tương lai” và cao nhất là nội dung “YDSD2 – Tôi nghĩ rằng tôi sẽ sử dụng VĐT VNPT Pay trong tương lai” ở mức 3,82. Điều này cho thấy, mặc dù các khách hàng VNPT trên địa bàn Thành phố đã có suy nghĩ về việc sẽ sử dụng VĐT VNPT Pay trong tương lai, song việc cần nhắc và ý định sử dụng VĐT VNPT Pay trong tương lai là chưa cao.

Các nhân tố tác động đến ý định sử dụng VĐT VNPT Pay

  1. Nhân tố Cảm nhận sự hữu ích

Kết quả thống kê mô tả cho nhân tố “Cảm nhận sự hữu ích” tại Bảng 3.4 cho thấy các khách hàng VNPT trên địa bàn Thành phố đã phần nào nhận thấy được sự hữu ích của dịch vụ VNPT Pay, song họ chưa thực sự thấy được việc VĐT VNPT Pay giúp họ quản lý và kiểm soát các giao dịch thanh toán trực tuyến hiệu quả hơn và mang lại nhiều lợi ích khác nữa.

  1. Nhân tố Cảm nhận dễ sử dụng

Bảng 3.5 cho thấy các khách hàng VNPT trên địa bàn Thành phố nhận thấy dịch vụ VNPT Pay chưa thực sự dễ sử dụng, việc học cách sử dụng và để sử dụng một cách thành thạo còn khó khăn.

  1. Nhân tố Ảnh hưởng xã hội

Kết quả trong Bảng 3.6 cho thấy, VNPT nói chung và các nhân viên trên địa bàn nói riêng chưa nhiệt tình trong công tác giới thiệu và thuyết phục các khách hàng VNPT của mình sử dụng VĐT VNPT Pay và các khách hàng cũng chưa thực sự nhận thấy sự khuyến khích sử dụng dịch vụ VNPT Pay trong cộng đồng.

  1. Nhân tố Điều kiện thuận lợi

Kết quả trong Bảng 3.7 cho thấy, các khách hàng VNPT trên địa bàn Thành phố chưa thực sự thấy thuận lợi trong việc sử dụng dịch vụ VNPT Pay về tất cả các điều kiện, trong đó nhấn mạnh các yếu tố về sự tương thích với các công nghệ khác, về việc hợp tác với các gian hàng/website thương mại điện tử tại Việt Nam chấp nhận thanh toán trực tuyến bằng VĐT VNPT Pay, về địa điểm và cách thức đăng ký sử dụng.

  1. Nhân tố Cảm nhận tin cậy

Bảng 3.8 cho thấy, các khách hàng VNPT trên địa bàn Thành phố nhận thấy chưa thực sự tin cậy đối với việc sử dụng dịch vụ VĐT VNPT Pay. Họ vẫn chưa thực sự yên tâm về vấn đề bảo mật thông tin và tiền trong tài khoản ngân hàng, nhất là các thông tin cá nhân và lo sợ bị lừa đảo khi mua sắm trực tuyến.

  1. Nhân tố Cảm nhận chi phí

Kết quả trong Bảng 3.9 cho thấy, chính sách giá cả của dịch vụ VNPT Pay chưa hấp dẫn nên chưa thực sự thu hút được các khách hàng VNPT của mình sử dụng dịch vụ này. Do đó, trong thời gian tới nhân tố này cần được VNPT quan tâm cải thiện.

Ý định sử dụng VĐT VNPT Pay

Giá trị Cronbach’s Alpha là 0,923 lớn hơn mức tối thiểu 0,6. Ngoài ra giá trị tương quan tổng với từng câu hỏi thành phần (Corrected Item-Total Correlation) đều lớn hơn 0,3 và đặc biệt giá trị của từng Cronbach’s Alpha nếu từng câu hỏi thành phần bị xóa bỏ (Cronbach’s Alpha if Item Deleted) đều nhỏ hơn 0,923. Vì vậy, 03 biến quan sát YDSD1, YDSD2, YDSD3 đảm bảo yêu cầu đo lường cho nhân tố Ý định sử dụng VĐT VNPT Pay của khách hàng VNPT tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk.

Các nhân tố tác động đến ý định sử dụng VĐT VNPT Pay

  1. Nhân tố Cảm nhận sự hữu ích
  2. Nhân tố Cảm nhận dễ sử dụng
  3. Nhân tố Ảnh hưởng xã hội
  4. Nhân tố Điều kiện thuận lợi
  5. Nhân tố Cảm nhận tin cậy
  6. Nhân tố Cảm nhận chi phí

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ

Ý định sử dụng VĐT VNPT Pay

Kết quả phân tích nhân tố khám phá biến phụ thuộc tại Bảng 3.17 cho thấy, trị số của KMO = 0,739 (> 0,5) đảm bảo điều kiện đủ để phân tích nhân tố là thích hợp. Đồng thời, giá trị sig. = 0,000 trong kiểm định Bartlett < 0,05 tức là ta bác bỏ giả thiết H0 cho rằng các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể.

Bên cạnh đó, tổng phương sai trích là 86,887% lớn hơn 50% và giá trị Eigenvalues của nhân tố = 2,607 > 1, do đó sử dụng phương pháp phân tích nhân tố là phù hợp. Như vậy, ta thu được nhân tố Ý định sử dụng VĐT VNPT Pay (YDSD) với 3 biến quan sát YDSD3, YDSD2, YDSD1.

Các nhân tố tác động đến ý định sử dụng VĐT VNPT Pay

Kết quả phân tích nhân tố khám phá các biến độc lập tại Bảng 3.18 cho thấy, trị số của KMO = 0,883 (> 0,5) đảm bảo điều kiện đủ để phân tích nhân tố là thích hợp. Đồng thời, giá trị sig. = 0,000 trong kiểm định Bartlett < 0,05 tức là ta bác bỏ giả thiết H0 cho rằng các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể.

Bên cạnh đó Bảng 3.19 cũng cho thấy, sau khi xoay 2 lần, các câu hỏi thành phần của các nhân tố đa phần đều có giá trị hệ số tải nhân tố (loading value) từ 0.7 trở lên và có 30 quan sát được rút trích thành 6 nhóm nhân tố đều có hệ số Eigenvalue >1 với giá trị Eigenvalue lớn nhất là 7,557 và giá trị Eigenvalue nhỏ nhất là 1,737, và tổng phương sai trích bằng 65,812% (xem Bảng 3.18). Như vậy, các nhân tố được rút trích phản ánh được 65,812% sự biến thiên của dữ liệu gốc.

Như vậy, sau quá trình kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá, tất cả 33 biến quan sát, trong đó 30 biến quan sát độc lập và 3 biến quan sát phụ thuộc đều đảm bảo và được đưa vào phân tích tiếp theo.

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY

Kết quả kiểm định tồn tại mô hình

Để kiểm định và ước lượng các nhân tố tác động đến ý định sử dụng VĐT VNPT Pay của khách hàng VNPT tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk, luận văn sử dụng mô hình kinh tế lượng.

Kết quả bảng 3.20 cho thấy giá trị F = 66,290 và mức ý nghĩa Sig. = 0,000 < 0,05. Do vậy, mô hình hồi quy tuyến tính đưa ra phù hợp với dữ liệu và có thể sử dụng được hay nói cách khác là mô hình tồn tại.

Kết quả kiểm định các giả thiết của mô hình

Để ước lượng và kiểm định sự tồn tại của mô hình nghiên cứu bằng mô hình kinh tế lượng dựa vào phương pháp ước lượng Bình phương nhỏ nhất (OLS) và để kết quả ước lượng đáng tin cậy, luận văn lần lượt kiểm định các giả thiết (rằng buộc) của mô hình.

– Kiểm định giả định liên hệ tuyến tính:

Đồ thị phân tán của giá trị dự báo và phần dư trong Hình 3.5 cho thấy, các giá trị phần dư phân tán một cách ngẫu nhiên trong một phạm vi quanh trục 0 (giá trị trung bình của phần dư), nghĩa là phương sai của phần dư không đổi và chứng tỏ rằng không bị vi phạm giả định liên hệ tuyến tính.

– Kiểm định phân phối chuẩn phần dư:

Hình 3.6 cho thấy đồ thị Histogram có dạng hình chuông (xấp xỉ). Như vậy phần dư có phân phối chuẩn.

– Kiểm định hiện tượng tự tương quan:

Bảng 3.21 cho thấy, kết quả kiểm định Durbin-Watson có giá trị 2,116, nằm trong miền chấp nhận từ 1 – 3, thỏa điều kiện không có tự tương quan chuỗi bậc nhất. Vì vậy, có thể kết luận không có hiện tượng tự tương quan xảy ra trong mô hình.

  • Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến:

Cũng theo kết quả hồi quy tuyến tính trong bảng 3.21, hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation factor – VIF) đạt giá trị lớn nhất là 1,288 và nhỏ nhất là 1,157 nên tất cả đều nhỏ hơn 10. Điều này cho thấy các biến độc lập không có quan hệ chặt chẽ với nhau nên không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra.

Kết quả kiểm định các nhân tố

Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu trong Bảng 3.22 cho thấy, tất cả 06 nhân tố trong mô hình nghiên cứu đều có ảnh hưởng đến ý định sử dụng VĐT VNPT Pay của khách hàng VNPT tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk. Cụ thể như sau:

– Cảm nhận tin cậy (CNTC) tác động mạnh nhất đến Ý định sử dụng VĐT VNPT Pay của khách hàng với hệ số β5 = 0,271 với Sig. = 0,000 < 0,05 nên giả thuyết H5 được chấp nhận.

– Cảm nhận hữu ích (CNHI) tác động mạnh thứ hai đến Ý định sử dụng VĐT VNPT Pay của khách hàng với hệ số β1 = 0,245 với Sig. = 0,000 < 0,05 nên giả thuyết H1 được chấp nhận.

– Ảnh hưởng xã hội (AHXH) tác động mạnh thứ ba đến Ý định sử dụng VĐT VNPT Pay của khách hàng với hệ số β3 = 0,232 với Sig. = 0,000 < 0,05 nên giả thuyết H3 được chấp nhận.

– Điều kiện thuận lợi (DKTL) tác động mạnh thứ tư đến Ý định sử dụng VĐT VNPT Pay của khách hàng với hệ số β4 = 0,182 với Sig. = 0,000 < 0,05 nên giả thuyết H4 được chấp nhận.

– Cảm nhận chi phí (CNCP) tác động mạnh thứ năm đến Ý định sử dụng VĐT VNPT Pay của khách hàng với hệ số β6 = -0,171 với Sig. = 0,000 < 0,05 nên giả thuyết H6 được chấp nhận.

– Cảm nhận dễ sử dụng (CNSD) tác động mạnh thứ sáu đến Ý định sử dụng VĐT VNPT Pay của khách hàng với hệ số β2 = 0,168 với Sig. = 0,000 < 0,05 nên giả thuyết H2 được chấp nhận.

Bình luận các nhân tố tác động đến ý định sử dụng VĐT VNPT Pay

Mô hình với 6 nhân tố trên chỉ phản ánh được 59,6% vấn đề nghiên cứu. Số liệu chứng tỏ có những yếu tố khác, biến quan sát khác có ảnh hưởng đến ý định sử dụng VĐT VNPT Pay của khách hàng VNPT tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk mà chưa được bao quát hết trong mô hình nghiên cứu. Kết quả phân tích hồi quy cũng cho thấy vai trò các nhân tố góp phần tăng cường ý định sử dụng VĐT VNPT Pay của khách hàng VNPT tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk có cấp bậc rõ ràng về mức độ ảnh hưởng.

Hình 3.7. Mô hình kết quả nghiên cứu

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÂN KHẨU ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG VĐT VNPT PAY

Về giới tính

Kiểm định sự khác biệt theo giới tính bằng T Test có Sig của Levene’s Test = 0,333 > 0,05 cho nên phương sai giữa 2 nhóm giới tính là đồng nhất (chi tiết xem bảng 3.24).

Đồng thời, kiểm định sự bằng nhau về giá trị trung bình trong Bảng 3.24 có Sig của t – test = 0,364 > 0,05, do đó có thể kết luận hai nhóm nam và nữ bằng nhau hay nói cách khác không có sự khác biệt về ý định sử dụng VĐT VNPT Pay của khách hàng VNPT tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk theo giới tính.

Về độ tuổi

Kiểm định sự khác biệt theo độ tuổi bằng One way ANOVA.

Kiểm định sự bằng nhau về phương sai giữa các nhóm độ tuổi có Sig = 0,001 < 0,05 cho nên phương sai giữa các nhóm tuổi không đồng nhất (xem bảng 3.25).

Căn cứ giá trị sig = 0,003 < 0,05 ở bảng 3.26 cho thấy giữa các nhóm độ tuổi không bằng nhau hay nói cách khác có sự khác biệt về ý định sử dụng VĐT VNPT Pay của khách hàng VNPT tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk theo độ tuổi.

Kiểm định Post Hoc để so sánh từng cặp theo nhóm độ tuổi tại bảng 3.27, dựa vào sig của các cặp so sánh ta thấy nhóm độ tuổi dưới 22 có ý định sử dụng VĐT VNPT Pay của khách hàng VNPT tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk thấp hơn phần còn lại (xem thêm hình 3.8).

Về trình độ học vấn

Kiểm định sự khác biệt theo trình độ học vấn bằng One way ANOVA.

Kiểm định sự bằng nhau về phương sai giữa các nhóm trình độ học vấn có Sig = 0,001 < 0,05 cho nên phương sai giữa các nhóm trình độ học vấn không đồng nhất (xem bảng 3.28).

Căn cứ giá trị sig = 0,000 < 0,05 ở bảng 3.29 cho thấy giữa các nhóm trình độ học vấn không bằng nhau hay nói cách khác có sự khác biệt về ý định sử dụng VĐT VNPT Pay của khách hàng VNPT tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk theo trình độ học vấn.

Kiểm định Post Hoc để so sánh từng cặp theo nhóm trình độ học vấn tại bảng 3.30, dựa vào sig của các cặp so sánh ta thấy nhóm có trình độ trên đại học và đại học có ý định sử dụng VĐT VNPT Pay của khách hàng VNPT tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk cao hơn phần còn lại (xem thêm hình 3.9).

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

CHƯƠNG 4

HÀM Ý QUẢN TRỊ

CĂN CỨ CỦA ĐỀ XUẤT HÀM Ý QUẢN TRỊ

Tổng kết kết quả nghiên cứu

Nghiên cứu được bắt đầu từ mục tiêu nghiên cứu và tham khảo cơ sở lý thuyết từ các nghiên cứu trước đây về VĐT, thị trường VĐT tại Việt Nam, hoạt động thanh toán điện tử VNPT Pay, tác giả đề xuất mô hình gồm 8 nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng VĐT VNPT Pay của khách hàng VNPT tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk là: (1) Hữu ích mong đợi; (2) Dễ sử dụng mong đợi; (3) Ảnh hưởng xã hội; (4) Điều kiện thuận lợi; (5) Tin cậy cảm nhận; (6) Chi phí cảm nhận; (7) Hỗ trợ của chính phủ; (8) Cộng đồng người dùng.

Tiếp đó, tác giả thực hiện thảo luận nhóm chuyên gia nhằm khám phá, điều chỉnh thang đo các nhân tố trong mô hình. Kết quả cho thấy, mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng VĐT VNPT Pay của khách hàng VNPT tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk được điều chỉnh với 6 nhân tố (gồm: (1) Cảm nhận sự hữu ích; (2) Cảm nhận dễ sử dụng; (3) Ảnh hưởng xã hội; (4) Điều kiện thuận lợi; (5) Cảm nhận tin cậy; (6) Cảm nhận chi phí) được đưa vào bảng hỏi khảo sát.

Với mẫu nghiên cứu từ 267 phiếu khảo sát thu về hợp lệ từ các khách hàng VNPT tại đây, đề tài tiến hành đánh giá thang đo nghiên cứu bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Tiếp đến, mô hình và giả thuyết nghiên cứu được phân tích hồi quy tuyến tính đa biến. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy 59,6% sự biến thiên của ý định sử dụng VĐT VNPT Pay của khách hàng VNPT tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk được giải thích bởi các biến độc lập là 06 nhân tố ảnh hưởng.

Sau khi phân tích hồi quy, tất cả 6/6 nhân tố có ý nghĩa trong mô hình và có ảnh hưởng đến đến ý định sử dụng VĐT VNPT Pay của khách hàng VNPT tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk theo thứ tự giảm dần là: Cảm nhận tin cậy, Cảm nhận sự hữu ích, Ảnh hưởng xã hội, Điều kiện thuận lợi, Cảm nhận chi phí, Cảm nhận dễ sử dụng với các hệ số β lần lượt là 0,271; 0,245; 0,232; 0,182; -0,171 và 0,168. Từ kết quả đạt được, đề tài đề xuất một số hàm ý quản trị, những hạn chế và hướng nghiên cứu sắp tới trong các phần tiếp theo.

Định hướng phát triển VĐT VNPT Pay

Sau hơn bốn năm xây dựng và phát triển, VNPT Pay luôn đặt mục tiêu ngày càng hoàn thiện hơn, hướng tới cung cấp cho khách hàng những lợi ích toàn diện và thiết thực hơn nữa trong tương lai. Với mục tiêu đó, từ 01/9/2021, VNPT Pay chính thức thay đổi nhận diện thương hiệu, mang trên mình một diện mạo mới và sứ mệnh mới của một dịch vụ tài chính số quốc dân.

Logo mới của VNPT Pay được thay đổi với thiết kế đơn giản và mang màu sắc mới mẻ, cách điệu từ biểu tượng chữ “V” – Chữ cái đầu của tên thương hiệu VNPT Pay và hình ảnh “đồng tiền vàng” – Biểu trưng cho dịch vụ tài chính. Màu sắc chủ đạo của logo gồm hai màu là màu xanh – tượng trưng cho sự an toàn, tin cậy và màu vàng – tượng trưng cho sự thịnh vượng, sung túc, trù phú. Logo sử dụng phông chữ không chân hiện đại, dày, nặng, vuốt tròn các góc để tạo ra một thông điệp mạnh mẽ, chắc chắn nhưng vẫn rất thân thiện, uyển chuyển. Sự kết hợp hài hòa, giao thoa tinh tế của màu sắc, hình khối hứa hẹn những khác biệt, bứt phá mới mạnh mẽ trong tương lai.

Và từ khi Mobile Money của VNPT ra mắt chính là thời điểm VNPT Pay được nối dài thêm cánh tay để tiếp cận gần nhất, phục vụ tốt nhất khách hàng trên mọi miền tổ quốc, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo – Nơi mà ở thời điểm hiện tại, người dân ít hoặc chưa có cơ hội tiếp cận những dịch vụ tài chính.

Tin rằng, VNPT đã từng thành công trong việc “bình dân hóa” dịch vụ viễn thông và sẽ tiếp tục thành công trong việc “bình dân hóa” dịch vụ tài chính số. Với VNPT Pay, đó không chỉ là giải pháp tài chính số mà còn là hệ sinh thái thanh toán – nền tảng thanh toán đa tiện ích của người dùng Việt.

ĐỀ XUẤT HÀM Ý QUẢN TRỊ

Đối với nhân tố Cảm nhận tin cậy

Đối với nhân tố Cảm nhận sự hữu ích

Đối với nhân tố Ảnh hưởng xã hội

Đối với nhân tố Điều kiện thuận lợi

Đối với nhân tố Cảm nhận chi phí

Đối với nhân tố Cảm nhận dễ sử dụng

KẾT LUẬN

  1. Kết quả đạt được của đề tài

Luận văn đã hệ thống các vấn đề lý luận về VĐT, thị trường VĐT tại Việt Nam, hoạt động thanh toán điện tử VNPT Pay, đặc biệt đã hệ thống được các mô hình lý thuyết nền tảng về hành vi tiêu dùng và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây. Đó là cơ sở quan trọng để xây dựng và phân tích mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng VĐT VNPT Pay của khách hàng VNPT tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk. Thông qua số liệu khảo sát, luận văn đánh giá tác động tích cực, tiêu cực và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định sử dụng VĐT VNPT Pay của khách hàng VNPT tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk.

Kết quả phân tích cho thấy, cả 6/6 nhân tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất đều có ảnh hưởng đến ý định sử dụng VĐT VNPT Pay của khách hàng VNPT tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk.

Kết quả giúp cho nhà quản trị của VNPT trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột thấy được cần phải quan tâm đến các khía cạnh nào để gia tăng ý định sử dụng VNPT Pay của khách hàng nói chung và khai thác tối đa lượng khách hàng VNPT hiện có tại đây.

  1. Hạn chế của đề tài

Một là, nghiên cứu về ý định sử dụng VĐT VNPT Pay của khách hàng VNPT tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk được thực hiện với cỡ mẫu là 280 khách hàng VNPT tại đây, và phương pháp lấy mẫu là thuận tiện, nên có thể tính đại diện của nghiên cứu chưa cao.

Hai là, kết quả phân tích hồi quy R2 hiệu chỉnh bằng 0,596 cho thấy mô hình chỉ giải thích được 59,6% sự biến thiên về ý định sử dụng VĐT VNPT Pay của khách hàng VNPT tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk, do đó sẽ còn nhiều nhân tố khác có thể ảnh hưởng đến ý định sử dụng VĐT VNPT Pay của khách hàng VNPT tại đây nhưng chưa được nghiên cứu trong mô hình.

  1. Hướng phát triển của đề tài

Nghiên cứu tiếp theo nên đưa thêm vào mô hình nghiên cứu các nhân tố khác như: sự tự chủ hay năng lực phục vụ,…

Đồng thời, để tăng tính khái quát của mô hình nghiên cứu, các nghiên cứu tiếp theo nên khảo sát với quy mô mẫu lớn hơn và/ hoặc trên phạm vi địa lý rộng hơn có thể là tại tỉnh Đắk Lắk hay vùng Tây Nguyên, miền Trung,…

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN DONG A\LUAN VAN DONG A\TRAN QUOC TOAN\New folder

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *