Nghiên cứu áp dụng biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế – kỹ thuật công tác đất

Nghiên cứu áp dụng biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế - kỹ thuật công tác đất

Nghiên cứu áp dụng biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế – kỹ thuật công tác đất trong thi công hạ tầng kỹ thuật công trình xây dựng tại Đà Nẵng

  1. 1. Tính cấp thiết của đề tài

Việc thi công công tác đất đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi nó là cơ sở để thi công các công trình (nhà cửa, đường, hệ thống thoát nước, cấp nước, …) trên nền đất đã được thi công. Để thi công công tác đất đảm bảo chất lượng và tuân thủ theo quy trình thi công và nghiệm thu TCVN 4447-2012 Công tác đất – Thi công & Nghiệm thu, đồng thời vận dụng định mức để giảm giá trị xây lắp của gói thầu, cũng như thay đổi biện pháp thi công để tiết kiệm được chi phí thi công làm tăng lợi nhuận cho nhà thầu trong quá trình thi công công tác đất. Với lý do đó tác giả chọn đề tài: “Nghiên cứu áp dụng biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế – kỹ thuật công tác đất trong thi công hạ tầng kỹ thuật công trình xây dựng tại Đà Nẵng” nhằm đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế – kỹ thuật trong quá trình thi công công tác đất.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

– Mục đích nghiên cứu:

+ Nghiên cứu biện pháp thi công thực tế nhằm vận dụng định mức để đưa ra biện pháp cho phù hợp với quá trình thi công công tác đất giảm giá thành xây lắp;

+ Thay đổi biện pháp thi công để tiết kiệm được chi phí thi công làm tăng lợi nhuận cho nhà thầu trong quá trình thi công công tác đất.

Mục tiêu của đề tài: Thông qua phân tích rút ra một số kết luận và kiến nghị trong quá trình thi công công tác đất với mục tiêu giảm giá thành xây lắp cho gói thầu cũng như tiết kiệm được chi phí thi công làm tăng lợi nhuận cho nhà thầu.

  1. 3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
  2. + Đối tượng nghiên cứu

– Nghiên cứu cơ sở lý thuyết và quy trình thi công công tác đất theo “TCVN 4447-2012 Công tác đất – Thi công & Nghiệm thu”;

– Nêu những thực trạng thi công công tác đất tại các dự án Hạ tầng kỹ thuật hiện nay;

– Đưa ra các biện pháp thi công công tác đất tại dự án Khu Công nghệ cao Đà Nẵng, từ đó để xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế – kỹ thuật trong quá trình thi công công tác đất;

– Đưa ra kết luận và kiến nghị về việc thay đổi các biện pháp thi công công tác đất ở nước ta.

  1. + Phương pháp nghiên cứu

Dùng phương pháp nghiên cứu lý thuyết cùng với các kết quả thực tế đã thi công để đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế – kỹ thuật trong quá trình thi công công tác đất.

  1. 4. Đóng góp của đề tài: Để xuất được các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế – kỹ thuật trong quá trình thi công công tác đất ở nước ta.

5. Bố cục của đề tài: Nội dung của đề tài được thực hiện theo các bước tóm tắt:

5.1 Phần mở đầu

5.2 Phần nội dung

Chương 1: Tổng quan về công tác đất

Chương 2: Cách tính toán khối lượng trong công tác thi công công tác đất hiện nay.

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong quá trình thi công công tác đất ứng dụng vào thi công hạng mục san nền tại dự án Khu Công nghệ cao Đà Nẵng

5.3 Kiến nghị & kết luận.

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC THI CÔNG ĐẤT

1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG TÁC ĐẤT

1.1.1. Công tác đào đất

a. Khái niệm chung.

b. Khái niệm về đào cắt đất

1.1.2. Công tác vận chuyển đất

a. Khái niệm chung

b. Các phương pháp vận chuyển đất:

1.1.3. Công tác đầm đất

1.2. ĐẤT VÀ CÔNG TÁC ĐẤT TRONG XÂY DỰNG

      1. . Các loại công trình và công tác đất

a. Các loại công trình bằng đất

b. Các loại công tác đất

1.2.2. Các tính chất của đất ảnh hưởng đến tiến độ thi công

a.Trọng lượng riêng của đất

b. Độ ẩm của đất

c. Độ dốc tự nhiên của đất

d. Độ tơi xốp

e. Lưu tốc cho phép

1.2.3. Phân cấp đất trong thi công xây dựng

a. Cấp đất

b. Phân loại cấp đất (theo ĐM 1776-2007)

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH THI CÔNG CÔNG TÁC ĐẤT

1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đáo cắt đất

Việc đào xúc đất khó hay dễ phụ thuộc vào lực lớn hay nhỏ, năng suất cao hay thấp phụ thuộc vào lực cản mà lực cản lớn hay nhỏ phụ thuộc vào hai vấn đề cơ bản sau:

a. Tính chất cấu tạo của đất

Độ ẩm của đất

Độ ẩm của đất lớn ởtrạng thái bão hòa, đất ởtrạnh thái nửa lỏng sức chịu tải thấp gây khó khăn cho thi công nên năng suất thấp.

Độ ẩm nhỏ: đất khô cứng thì đào xúc khó khăn.

b. Cấu tạo và sử dụng dao cắt đất

Thực tế cho thấy rằng trởlực cắt đất càng lớn khi góc cắt đất γ, độvát lưỡi dao ε, góc lệch giữa lưỡi dao và mặt phương cắt đất αvà độ dày lưỡi dao h do đó thường dùng lưỡi dao thép cứng và mỏng để đào đất có lực cản lớn và cắt từng lớp mỏng và α< 900 Ngoài ra chu vi lưỡi dao, độcong lưỡi dao cũng ảnh hưởng lớn đến lực cản.

1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển đất

+ Điều kiện địa hình ở hiện trường thi công;

+ Sự phân bố các bãi lấy đất, khối lượng, cường độ vận chuyển và thời kỳ thi công; Cự ly vận chuyển;

+ Hình dạng, kích thước khối đào, đắp, sự quan hệ với công cụ đào đắp;

+ Yêu cầu về chất lượng đào phá;

+ Tình hình cung ứng nhân, vật lực vận chuyển.

1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đầm đất và thi công đắp đất

Lượng ngậm nước, loại đất, sự tổ thành của đất, áp suất đầm, số lần đầm, độ dày rải đất v. v . . .

a. Ảnh hưởng của lượng ngậm nước

– Lượng ngậm nước trong đất là 1 nhân tố ảnh hưởng lớn đến việc nén chặt của đất. Nước có tác dụng làm trơn các hạt đất, làm cho trở lực di động tương đối giữa các hạt đất (lực ma sát, keo kết) giảm nhỏ.

Kết luận: Lượng ngậm nước nhỏ nhất hay lớn nhất đều ảnh hưởng đến hiệu quả đầm nén tốt hay xấu. Chỉ có lượng ngậm nước tốt nhất mới đưa đén hiệu quả dầm nén tốt nhất.

b. Ảnh hưởng của loại đất

– Đối với đất có tính dính (sét, thịt) lực keo kết dùng lớn , lực ma sát nhỏ, dưới tác dụng của lực đầm nén đất dễ bị co ép, giản nở nhưng do tính thoát nước yếu → quá trình co ép tương đối chậm → khó đầm chặt. – Đất không có tính dính ngược lại.

c. Ảnh hưởng sự tổ thành của đất

– Hạt càng nhỏ thì độ phân tán càng cao và tỷ lệ rỗng càng lớn. Thường γk của đất dính sau khi đầm nén nhỏ hơn γKT của đất không dính sau khi đầm nén. Đối với đất dính γk = 1,5 – 1,76 đất không dính γk = 1,77 – 1,92 Đất có cấu tạo hạt to nhỏ khác nhau, cấp phối hạt phân bố càng không đều. khi đầm nén các hạt nhỏ dễ chui vào kẽ rỗng giữa các hạt làm cho tỷ lệ rỗng giảm xuống, độ chặt tăng nên γk tăng và ngược lại.

1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ THI CÔNG CÔNG TÁC ĐẤT

1.4.1. Điều kiện tự nhiên

Thi công công tác đât thường được tiến hành ngoài trời, do đó nó chịu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu. Ở mỗi vùng, mỗi lãnh thổ có điều kiện tự nhiên khác nhau, từ đó mà nó cho phép đưa ra các biện pháp thi công cho phù hợp với điều kiện thực tế thực tế thi công đảm bảo đem lại hiệu quả trong quá trình thi công và đạt chất lượng tốt nhất.

1.4.2. Điều kiện địa hình

Thi công công tác đât phụ thuộc rất nhiều đến yếu tố địa hịnh (địa hình đồi núi, đồng bằng, trung du …) ảnh hưởng đến biện pháp thi công, sử dụng thiết bị trong quá trình thi công.

1.4.3. Biện pháp thi công và thiết bị thi công cho công tác đất

+ Biện pháp thi công là cơ sở để thi công hạng mục công tác đất, nếu biện pháp thi công hợp lý phù hợp với điều kiện tự nhiện và địa hình tại khu vực thi công thi sẽ nâng cao được hiệu quả trong việc thi công công công tác đất.

+ Biện pháp thi công cũng là cơ sở để nâng cao công tác quản lý và giám sát quá trình thi công để đê lại chất lượng cho quá trình thi công.

+ Việc bố trí thiết bị phu hợp với biện pháp thi công và bố trí loại thiết bị phù hợp với mục công việc của biện pháp thi công cũng là một yếu tố đem lại hiệu quả cho công tác thi công công tác đất.

1.4.4. Công tác quản lý trong quá trình thi công công tác đất

Nhân tố này tác động trên các khía cạnh là:

– Khi xây dựng biện pháp thi công trên cơ sở tối ưu hóa nhất so với điều kiện thực tế thi công;

– Nâng cao tính chủ động và tự chịu trách nhiệm đối với các cá nhân tham gia thi công công tác đất trong hoạt động thi công, quản lý chất lượng và đêm lại hiệu quả thi công;

– Nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu: Đấu thầu là một quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng được yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu. Lợi ích của hình thức này là chọn được nhà thầu có phương án đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật của công trình và có chi phí tài chính thấp nhất. Đâu là yếu tố quan trong trong việc đề xuất biện pháp thi công cũng như giá thành thi công để đáp ứng được yêu cầu của Chủ đầu tư và đêm lại hiêu quả cho danh nghiệp.

1.4.5. Nguồn nhân lực phục vụ trực tiếp cho thi công công tác đất

Đây là nhân tố tác động trực tiếp đến công tác thi công và nghiêm thu. Hoạt động thi công công trình rất phức tạp và đa dạng, liên quan đến nhiều lĩnh vực. Vì vậy, cán bộ, công nhân lao động trong xây dựng cần phải có khả năng, đào tạo kỹ, hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao.

Kết luận Chương 1

Thi công công tác đất phải tuân thu đúng các quy trình, quy phạm, việc áp dụng đúng biện pháp thi công cho từng loại đất, từng loại địa hình và từng loại công trình có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả trong quá trình thi công công tác đất. Tuy nhiên trong thưc tiển hiện nay việc thi công công tác đất không tuân thủ đúng quy trình, quy phạm và áp dụng biện pháp thi công không hợp lý gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình, không đêm lại hiệu quả trong công tác thi công và gây thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản. Do đó, để nâng cao chất lượng công trình, đêm lại hiệu quả trong công tác thi công và không gây thất thoát, lãng phí trong xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Tác giả nghiên cứu và đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình thi công công tác đất hiện nay.

CHƯƠNG 2

CÁCH TÍNH TOÁN KHỐI LƯỢNG TRONG CÔNG TÁC THI CÔNG CÔNG TÁC ĐẤT HIỆN NAY

2.1. QUY TRÌNH THI CÔNG CÔNG TÁC ĐẤT HIỆN NAY

2.1.1.Công tác chuẩn bị mặt bằng thi công đất

a. Giải phóng mặt bằng

b. Tiêu nước bề mặt

c. Đường vận chuyển

d. Định vị dựng khuôn công trình

2.1.2. Thi công công tác đất

a. Đào và đắp

b. San mặt bằng

c . Đầm nén đất

2.2. CÁCH TÍNH TOÁN KHỐI LƯỢNG THI CÔNG CÔNG TÁC ĐẤT CỦA CÔNG CHO CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT

2.2.1. Mục đích và nguyên tắc của việc tính toán khối lượng công tác đất

2.2.2. Tính toán khối lượng công tác đất theo hình khối

2.2.3. Tính toán khối lượng công tác đất trong san

3.2.4. Các phương pháp san bằng theo điều kiện cân bằng đào đắp.

3.2.5. Xác định hướng và cự ly vận chuyển đất trung bình khi san đất

2.4. NHỮNG HẠN CHẾ, TỒN TẠI TRONG QUẢN LÝ VÀ THI CÔNG CÔNG TÁC ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.4.1. Một số công trình HTKT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có khối lượng thi công công tác đất lớn

2.4.2. Nhưng hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý và thi công công tác đất.

a. Công tác lập lựa chọn Tư vấn thiết kế, lập hồ sơ và thẩu định hồ sơ thiết kế dự toán

Công tác lựa chọn nhà thầu Tư vấn thiết kế trong công trình HTKT chưa khách quan, chưa đủ kinh nghiệm, năng lực phù hợp với từng hạng mục công việc tham gia thiết kế. Dẫn các Tư vấn thiết kế sau khi trúng thầu phải thuê lại các đơn vị tư vấn phụ lập hồ sơ thiết kế mà mình không có năng lực.

Công tác chuẩn bị đầu tư chưa được quan tâm đúng mức, việc lập thiết kế, dự toán còn mang tính chất lý thuyết chưa sát với tình hình thực tế, chưa đưa ra được biện pháp thi công hợp lý, vận dụng áp dụng các định mức chưa phù hợp với biện pháp thi công làm thất thoát vốn đầu tư xây dựng cơ bản, ảnh hưởng đến tiến độ thi công và chất lượng công trình

Công tác thẩm định hồ sơ còn nhiều thiếu sót, chưa phê duyệt các các biện pháp thi công hợp lý, áp dụng các định mức chưa phù hợp để tiết kiểm kinh phí đầu tư, việc này thường khoán cho Tư vấn thiết kế (Tư vấn thiết kế lập sao thì duyệt vậy).

Hình 2.4. Thất thoát, lãng phí trong thiết kế xây dựng công trình

b. Công tác đấu thầu và lựa chọn nhà thầu thi công

Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để đáp ứng yêu cầu của bên mời thầu. Do đặc điểm của hoạt động đầu tư xây dựng rất phức tạp, nên mối quan hệ giữa chủ đầu tư và nhà thầu được thực hiện dưới hai hình thức đấu thầu và chỉ định thầu.

Hình thức chỉ định thầu: đây là việc chủ đầu tư trực tiếp lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu cơ bản của gói thầu để thương thảo hợp đồng. Như vậy trong khâu chỉ định thầu, thì cơ quan có thẩm quyền hoặc chủ đầu tư chỉ định ai? Phải chăng là những người đem lại lợi ích cho chủ đầu tư. Chủ thầu nào đem lại lợi ích cho người có thẩm quyền chỉ định thầu thì sẽ được trúng thầu công trình., hiện tượng này diễn ra phổ biến chứ không phải là cá biệt.

Hình 2.5. Thất thoát vốn trong công tác chỉ định thầu

Trong công tác đấu thầu: Do trình độ chuyên môn, nhận thức chưa đồng bộ và các điều kiện để thực hiện đấu thầu nên chất lượng thầu còn thấp. Mặt khác công tác kiểm tra kiểm soát, quản lý công tác đấu thầu còn thiếu nên nhiều trường hợp đấu thầu chỉ là mua bán thầu. Mục đích của đấu thầu là tạo ra sự cạnh tranh giữa các nhà thầu (bên B) với nhau để hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng công trình, tránh sự làm dối, làm ẩu,…. Từ đó sẽ hạn chế được sự móc ngoặc, thông đồng không có lợi cho bên A, tức nhà nước. Nhưng trên thực tế hình thức này đã bị biến dạng, tạo ra nhiều kẽ hở gây ra thất thoát và lãng phí vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Hiện tượng này thể hiện dưới hai góc độ sau:

+ Sự móc ngoặc, sự thông đồng của chủ đầu tư với một nhà thầu nào đó.

+ Sự móc ngoặc của các nhà thầu với nhau để ép giá chủ đầu tư.

Hai hình thức này biến cuộc đấu thầu chỉ là hình thức để được các cơ quan có thẩm quyền chấp nhận ra quyết định đầu tư mà thôi, chứ thực ra không mang lại lợi ích gì từ công tác đấu thầu

c. Công tác giám sát quản lý chất lượng công trình

Hiện tượng móc ngoặc giữa tư vấn và nhà thầu làm không đúng theo thiết kế, đây cũng là một khâu gây thất thoát trong xây dựng cơ bản.

Cụ thể tại cuộc họp tổng kết 10 năm giai đoạn từ năm 2002 – 2012 về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản đồng chí Nguyễn Bá Thanh – Nguyên Trưởng ban nội chính TW, nguyên Bi thư thành uỷ TP Đà Nẵng nêu rõ “Tư vấn giám sát của ta thì nhận phong bì của nhà thầu rồi kéo nhau ra quán cà phê, quán nhậu ký đại nghiệm thu. Công trình không nhanh hư, nhanh hỏng mới lạ”

Thực tế trong quá trình thi công công tác đất việc móc ngoặc giữa tư vấn và nhà thầu bỏ qua công tác đầm lền để đạt độ chặt K0,85 đối với hạng mục san nền là khá phổ biến gây ảnh hương đến chất lượng thi công công tác đất.

d. Công tác nghiệm thu, hoàn công và thanh quyết toán công trình

Đây là khâu cuối cùng, những tiêu cực trong khâu này như nghiệm thu và quyết toán không phản ánh đúng hiện thực về giá cả, chủng loại nguyên vật liệu… Tất cả những tiêu cực gây thất thoát và lãng phí nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản làm cho hiệu quả đầu tư thấp. Do vậy, vấn đề đặt ra cho mọi ngành mọi cấp là tìm cách khắc phục tình trạng này.

2.4.3 Nguyên nhân hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý và thi công công tác đất

a. Về khách quan

Việc ban hành cơ chế chính sách về quản lý xây dựng còn nhiều nội dung chưa phù hợp, song việc sửa đổi bổ sung chậm được ban hành làm cho các chủ đầu tư phải lập lại hồ sơ thủ tục trình duyệt, dẫn đến chậm trễ trong đầu tư.

b. Về chủ quan

Năng lực chuyên môn của các cơ quan Tư vấn về đầu tư xây dựng cơ bản còn bất cập, chất lượng thiết kế các công trình chưa đạt yêu cầu dẫn đến tiến độ thực hiện còn chậm, hiệu quả còn thấp, hoặc phải duyệt lại dự án, thiết kế, dự toán.

Công tác thẩm định còn yếu, thậm chí còn mang tính hình thức, thiếu các cán bộ có năng lực chuyên môn đảm nhiệm khâu thẩm định dự án, thiết kế và dự toán tại các cơ quan quản lý nhà nước dẫn đến chất lượng dự án và thiết kế chưa bảo đảm.

Công tác xét thầu còn nhiều phiền hà, phức tạp. Vai trò trách nhiệm của các cấp, các ngành, sự phối hợp chưa đồng bộ, chưa nhịp nhàng, ăn khớp. Mặt khác, do thay đổi các chính sách về quản lý đầu tư và xây dựng, đấu thầu và chỉ định thầu nên việc triển khai các thủ tục còn chậm.

Kết luận Chương 2

Công tác quản lý và thi công công tác đất trong thời gian qua còn nhiều bất cập, chất lượng công trình chưa đảm bảo, hiệu quả kinh tế chưa cao. Mặc dù đây là một trong những hạng mục dể quản lý, thi công và đêm lại hiệu quả kinh tế cao. Để khắc phụ những tồn tại nêu trên tác giả xin đề xuất biện pháp thi công mới và so sánh với biện pháp thi công thông thương nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác lựa chọn biển pháp thi công để đảm bảo hiệu quả kinh tế và không để thất thoát, lãng phí trong đầu tư XDCB tại thành phố Đà Nẵng ứng dụng tại hạng mục San nền dự án Khu Công nghệ cao Đà Nẵng.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ VÀ THI CÔNG CÔNG TÁC ĐẤT ỨNG DỤNG VÀO THI CÔNG HẠNG MỤC SAN NỀN TẠI DỰ ÁN KHU CÔNG NGHỆ CAO ĐÀ NẴNG

3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN KHU CÔNG NGHỆ CAO ĐÀ NẴNG

3.1.1. Sự cần thiết phải đầu tư vào Khu Công nghệ cao Đà Nẵng

3.1.2. Quy mô và tổng mức đầu tư vào Khu Công nghệ cao Đà Nẵng

3.2. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH BIỆN PHÁP THI CÔNG SÁN NỀN TẠI DƯ ÁN KHU CÔ NG NGHỆ CAO ĐÀ NẴNG

Để lựa chọ được biện pháp thi công hợp lý cho gói thầu san nền tại dự án Khu công nghệ cao với địa hình tạp khối lượng san nền là khối lượng tận dụng khối lượng đào vận chuyển để đắp nội bộ phần khối lượng thừa còn lại cho phép nhà đầu tư khác vào khai thác. Tác gải xin chứng minh và so sánh biện pháp thi công cho khu vực san nền 247ha (thuộc hạng mục san nền giai đoạn 1, Khu Công nghệ cao Đà Nẵng).

3.2.1. Biện pháp thi công thông thường cho gói thầu san nền được điều phối đất nội bộ:

Bước 1: Phát quang dọn dẹp mặt bằng phạm vi đào, đắp và chuẩn bị đường công vụ cho vận chuyển;

Bước 2: Sử dụng tở hợp máy đào đào, ủi xúc lên xe vận chuyển;

Bước 3: Vận chuyển đến vị trí đắp (Đối với khu vực san nền 247ha cự ly vận chuyển trung bình tính toán 300m);

Bước 4: Lu len từng lớp đạt độ chặt K95 (đối với phạm vi trong nền đường, K85 (đối với phạm ô đất doanh nghiêp).

Hình 3.3. Trình tự thi công san nền đối với các công trình điều phối nội bộ

3.2.2. Đề xuất các biện pháp thi công hợp lý cho hạng mục san nền với điều phối đất nội bộ:

Bước 1: Phát quang dọn dẹp mặt bằng phạm vi đào, đắp và chuẩn bị đường công vụ cho vận chuyển;

Bước 2: Sử dụng máy ủi có công suất 75CV điều phố đất trong cự ly 50m;

Bước 3: Sử dụng máy đào đào xúc lên xe vận chuyển;

Bước 4: Phần phần phạm vi đào còn 0,5m đến cao độ san nền mới sử dụng máy đào kết hợp với máy ủi để xúc lên xevận chuyển;

Bước 5: Vận chuyển đến vị trí đắp (Đối với khu vực san nền 247ha cự ly vận chuyển trung bình tính toán 300m);

Bước 6: Lu len từng lớp đạt độ chặt K95 (đối với phạm vi trong nền đường, K85 (đối với phạm ô đất doanh nghiêp).

Để lựa chọ được biện pháp thi công hợp lý tác giả đã chọn 03 vị trí để tiến hành thực nghiệm. Sử dụng máy ủi thực nghiệm có công suất 75CV, máy và công nhân vận hành máy bậc 3,5/7, thực nghiệm điều phối đất ở hai cự ly 50m, có thể giả định cao trình thiết kế để thuận tiện cho việc đo đạc khối lượng trước và sau khi thi công thử nghiệm. Sau khi điều phối đất bằng máy ủi trong phạm vi cự ly 50m và 100m đối với cự ly lớn hơn 100m sử dung tổ hợp đào xúc lên xe vân chuyển đến vị trí đắp và san ủi.

Sau khi đo đạc địa hình tỷ lệ 1/200, lập phương án Quy trình ủi cho từng vị trí và khoan thăm dò địa chất (3mũi). Đồng thời, Hợp đồng với Công ty cổ phần Xây dựng và Thương mại 1/5 thuê máy ủi KOMATSU công suất 80HP (tương ứng 75cv), thời hạn đăng kiểm đến 9/2015 và kiểm tra bằng cấp thợ lái máy ủi, đáp ứng yêu cầu công nhân bậc 3,5/7.

Việc thực nghiệm được tiến hành đúng một ca máy để so sánh với biện pháp thi công thông thường đánh giá được hiệu quả của thi công công tác đất hiện nay.

3.2.3. Tổng quan về vị trí thực thực nghiệm

3.2.3. Kết quả thi công thực nghiệm san nền bằng máy ủi 75CV

a. Kết quả

– Năng suất ca máy xác định theo định mức công bố kèm theo Công văn số 1776/BXD-VP ngày 16 tháng 8 năm 2007 của Bộ Xây Dựng, mã AB.22113 và mã AB.22114

– Một ca máy là 8 giờ bao gồm thời gian khởi động vận hành máy, di chuyển máy đến điểm công tác, giải lao giữa ca, kiểm tra bảo trì máy móc và thời gian máy trực tiếp thực hiện công tác san ủi đất là 7 giờ.

– Cự ly san ủi được xác định gần đúng theo phương pháp cự ly trung bình. Vị trí thi công thử nghiệm chỉ thử nghiệm được ở cự ly ≤ 50m (Công tác san ủi ở đây chưa bao gồm công việc phát dọn tạo mặt bằng, việc dọn dẹp mặt bằng được thực hiện trước khi tiến hành san ủi)

Bảng 3.7. Kết quả thi công thực nghiệm được thể hiện theo bảng

TTĐịa điểm thực nghiệmCấp đất

thi công

Thời gian
thi công

(giờ)

Phạm vi thi côngKhối lượng
đất đã đào (m3)
Khối lượng
đất đắp

(m3)

Ca quy đổi (m3)Khối lượng theo định mức (m3/ca)
1Vị trí 01cấp 37≤50m221287,75221170
2Vị trí 02cấp 36h50≤50m214,31268,99219,55170
3Vị trí 03cấp 47≤50m121,35150,31121,35126

b. Đánh giá kết quả: Sau khi so sánh năng suất máy ủi thi công tại hiện trường và năng suất máy ủi theo định mức như sau:

– Tại khu vực số 1 và khu vực số 2, đất thi công thử nghiệm là loại đất cấp 3 (trong thời gian của một ca máy chưa đào san được đến độ sâu của đất cấp 4), thi công đào san trong phạm vi cự ly ≤ 50m đạt yêu cầu năng suất ca máy theo mã định mức AB.22113 (áp dụng cho loại đất cấp III).

– Tại khu vực số 3, đất thi công thử nghiệm là loại đất cấp IV có lẫn đá mồ côi và đá phong hóa, thi công đào san trong phạm vi cự ly ≤ 50m năng suất ca máy nhỏ hơn so với yêu cầu mã định mức AB.22114 (áp dụng cho loại đất cấp 4). Với địa chất là loại đất cấp 4 theo quy định thì máy sẽ làm việc đạt 100% so với định mức, nhưng do thực tế hiện trạng thì đất cấp 4 ở đây có lẫn đá mồ côi và đá phong hóa nên máy chỉ làm đạt 96%.

– Do vậy, qua thực nghiệm tại 03 vị trí cho thấy việc lựa chọn sử dụng máy ủi công suất 75CV trong công tác san nền tại khu vực 247ha thuộc hạng mục san nền khu công nghệ cao là phù hợp. Do pham vi đất dùng để san nền là đất cấp III, một phần nhỏ đất cấp IV là đất thừa không dùng để điều phố nội bộ mà đây là khối lượng kêu gọi nhà đầu tư và khai thác để vận chuyển ra ngoài công trường.

3.2.3 So sánh hiệu quả kinh tế của hai biện pháp thi công.

– Tính toán đánh giá hiệu quả cho một khu vực tại dự án Khu công nghệ cao Đà Nẵng (Khu vực san nền 247ha thuộc giai đoạn 1)

a. Khối lượng San nền giai đoạn 1 theo biện pháp thi công thông thường

STTHạng mụcĐơn vịKhối lượng
1Đào san đất bằng máy đào <=2,3 m3 và máy ủi <=110 CV, đất cấp III100m329.103,250
2Vận chuyển đất đến vị trí cần đắp bằng ôtô tự đổ, phạm vi <=300m, ôtô 12T, đất cấp II (Tận dụng từ kè chắn đất nhánh đ­ờng số 2: 231,018,95 m3)100m331.413,439
3San đầm đất mặt bằng bằng máy đầm 16 tấn, độ chặt yêu cầu K=0,85100m327.344,060
4San đầm đất mặt bằng bằng máy đầm 16 tấn, độ chặt yêu cầu K=0,95100m34.069,380

+ Giá trị tính toán theo định mức công bố kèm theo Công văn số 1776/BXD-VP ngày 16 tháng 8 năm 2007 (Đính kèm bảng phân tích đơn giá tại phụ lục)

TTNội dung công việcĐơn vịKhối lượngĐơn giáThành tiền
TỔNG94.493.410.972,172
1Đào san đất bằng máy đào <=2,3 m3 và máy ủi <=110 CV, đất cấp III100m329.103,2501.602.75946.645.488.302,369
2Vận chuyển đất đến vị trí cần đắp bằng ôtô tự đổ, phạm vi <=300m, ôtô 12T, đất cấp II (Tận dụng từ kè chắn đất nhánh đ­ờng số 2: 231,018,95 m3)100m331.413,439928.29229.160.836.901,961
3San đầm đất mặt bằng bằng máy đầm 16 tấn, độ chặt yêu cầu K=0,85100m327.344,060538.40114.722.058.905,048
4San đầm đất mặt bằng bằng máy đầm 16 tấn, độ chặt yêu cầu K=0,95100m34.069,380974.3573.965.026.862,795

b. Khối lượng San nền giai đoạn 1 theo biện pháp kết hợp tổ hợp đào vận chuyển bằng máy ủi 75CV, đào san, đào xúc vận chuyển và lu lèn

STTHạng mụcĐơn vịKhối lượng
1Đào ủi đất bằng máy ủi phạm vi <= 50m, bằng máy ủi <=75CV, đất cấp III100m35.820,65
2Đào xúc đất bằng máy đào <=2,3 m3100m318.917,112
3Đào san đất bằng máy đào <=2,3 m3 và máy ủi <=110 CV, đất cấp III100m34.365,487
4Vận chuyển đất đến vị trí cần đắp bằng ôtô tự đổ, phạm vi <=300m, ôtô 12T, đất cấp II (Tận dụng từ kè chắn đất nhánh đ­ờng số 2: 231,018,95 m3)100m323.282,600
5San đầm đất mặt bằng bằng máy đầm 16 tấn, độ chặt yêu cầu K=0,85100m327.344,060
6San đầm đất mặt bằng bằng máy đầm 16 tấn, độ chặt yêu cầu K=0,95100m34.069,380

+ Giá trị tính toán theo định mức công bố kèm theo Công văn số 1776/BXD-VP ngày 16 tháng 8 năm 2007 (Đính kèm bảng phân tích đơn giá tại phụ lục)

SttNội dung công việcĐơn vịKhối lượngĐơn giáThành tiền
Tổng79.966.616.511,256
1Đào ủi đất bằng máy ủi phạm vi <= 50m, bằng máy ủi <=75CV, đất cấp III100m37.275,811.114.0528.105.635.090,523
2Đào xúc đất bằng máy đào <=2,3 m3100m321.245,3721.505.21031.978.753.979,361
3Đào san đất bằng máy đào <=2,3 m3 và máy ủi <=110 CV, đất cấp III100m3582,0651.602.759932.909.766,047
4Vận chuyển đất đến vị trí cần đắp bằng ôtô tự đổ, phạm vi <=300m, ôtô 12T, đất cấp II (Tận dụng từ kè chắn đất nhánh đ­ờng số 2: 231,018,95 m3)100m321.827,437928.29220.262.230.271,359
5San đầm đất mặt bằng bằng máy đầm 16 tấn, độ chặt yêu cầu K=0,85100m327.344,060538.40114.722.058.905,048
6San đầm đất mặt bằng bằng máy đầm 16 tấn, độ chặt yêu cầu K=0,95100m34.069,380974.3573.965.028.498,917

+ So sánh sánh giá trị trong việc áp hai biện pháp thi công cho thấy nếu áp dung biện pháp thi công sử dụng kết hợp tổ hợp đào vận chuyển bằng máy ủi 75CV, đào san, đào xúc vận chuyển và lu lèn thì tiết kiệm ngân sách 15,7 % so với biện pháp thi công thông thường.

3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NĂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ VÀ THI CÔNG CÔNG TÁC ĐẤT

3.3.1. Trong công tác lập hồ sơ thiết kế dự toán

Đây là bước rất quan trọng, chất lượng của hồ sơ thiết kế dự toán ảnh hưởng đến các công tác khác có liên quan đến công tác quản lý thi công, do đó cần phải chú trọng các nội dung sau:

+ Lựa chọn đơn vị Tư vấn phải phù hợp với công việc cần giao thầu, có năng lực và đã từng đảm nhận các công trình tương tự.

+ Cán bộ tham gia công tác Tư vấn thiết kế phải đảm bảo đủ năng lực, trình độ chuyên môn và có kinh nghiệm trong công tác thiết kế các công trình tương tự.

+ Đưa ra được giải pháp thiết kế, thi công phù hợp với tình hình thực tế (phù hợp về điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa hình, địa chất …)

+ Áp đụng các mả hiệu định mức, đơn giá phù hợp với từng nội dung công việc đề ra.

3.3.2. Trong công tác thậm định, phê duyệt hô sở thiết kế dự toán

Công tác thẩm đinh hồ sơ thiết kế dự toán là yếu tố quyết định đến chất lượng các nội dung được Tư vấn đưa ra có phù hợp với tình hình thực tế của gói thầu (Giải pháp thiết kế, biện pháp thi công, …) ngoài ra, việc thẩm định hồ sơ thiết kế dự toán còn phải xét đến hiệu quả đêm lại trong quá trình thực hiện đây là mục dích hết sức quan trọng trong thẩm định thiết kế dự toán.

3.3.3. Công tác đấu thầu và lựa chọn nhà thầu thi công

Khi tổ chức đấu thầu và xét thầu phải căn cứ vào quy chế đấu thầu về quản lý đầu tư và xây dựng. Phải thực sự khách quan và công khai mở thầu. Không được tổ chức đấu thầu một cách hình thức như một màn kịch dựng sẵn, từ đó ép giá chủ đầu tư.

Hình 3.13. Thực trạng trong công tác đấu thầu hiện nay

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và thi công công công tác đất nói chung và trong XDCB nói riêng là một thách thức đối với đối với chúng ta. Do vậy, phải có chiến lược và giải pháp, với lý do đó luận văn đã giải quyết được các nội dung:

a. Trên cơ sở lý luận chung về công tác thi công công tác đất, phân tích các chỉ tiêu phản ánh và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả trong quá trình quản lý và thi công công tác đất.

b. Về thực tiễn đã nhận xét đánh giá thực trạng về thi công công tác đất và nêu ra những hạn chế tồn tại trong công tác quản lý thi công công tác đất.

c. Trên cở sở thực tiển, luận văn đã chỉ ra sự cần thiết trong việc lựa chọn biện pháp thi công hợp lý ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản. Việc ảnh hưởng đến hiệu quả trong quản lý và thi công ở đây không thể tập trung xử lý một vài khâu nào đó, một vài đối tượng nào đó, mà phải làm toàn diện từ khâu chuẩn bị đầu tư đến thanh quyết toán.

2. Kiến nghị:

Trong những năm vừa qua việc chú trong trong công tác quản lý và điều hành thi công các hạng mục đầu tư xây dựng luôn được thành phố Đà Nẵng chú trọng. Tuy nhiên, vẩn còn một số tồn tại, để nâng cao hiệu quả trong quản lý và điều hành thi công bản thành phố cần chú trọng:

– Chú trọng lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế, quan tâm vào giải pháp thiết kế, biện pháp thi công để đưa ra được kết cấu hợp lý và biện pháp thi công tối ưu nhất;

– Thực hiện chưa tốt công tác đấu thầu, tránh tình trạng móc ngoặc dẫn đến ép giá chủ đầu tư hoặc nhà thầu năng lực kém vẫn trúng thầu;

– Tập trung thu hút và đào tạo lại nguồn nhân lực phục vụ cho XDCB chú trọng cả về đức và tài;

– Nghiêm trị đối với những hành vi lóng phớ, thất thoát và tham nhũng;

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN DUY TAN\LUAN VAN DUY TAN\DUC NAM K9

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *