Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh

1. Tính cấp thiết của đề tài

Hoạt động trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn,và trong số đó, việc làm sao để sử dụng nguồn vốn một hiệu quả nhất là vấn đề nan giảiđối với hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

Thực tế đã chỉ ra rằng: Việc sử dụng vốn không có hiệu quả là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất bại của các doanh nghiệp cho dù đó là một tập đoàn kinh tế đa quốc gia hay là một công ty nhỏ nội địa. Việc cung cấp thông tin chính xác, kịp thời về tình hình sử dụng vốn kinh doanh sẽ giúp các nhà quản lý ra những quyết định đúng đắn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.Bên cạnh đó, quản lý vốn kinh doanh cũng cung cấp thông tin cho các nhà quản lý biết chính xác về thực trạng tài chính, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Do vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là tiền đề quan trọng để doanh nghiệp dành ưu thế trong cạnh tranh với các đối thủ ở hiện tại cũng như tăng trưởng và phát triển trong tương lai.

Công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh có trụ sở tại Tổ 33 Phường Hà Khánh – Thành phố Hạ Long – Tỉnh Quảng Ninh là một trong những doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh chuyên về sản xuất Điện thương phẩm. Mô hình công ty cổ phần là một mô hình mới của Tập Đoàn điện lực Việt Nam (EVN) tức là Công ty vừa quản lý đầu tư xây dựng dự án và quản lý vận hành dự án. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vấn đề đặt ra cho công ty là huy động tối đa các nguồn lực tài chính để phát triển sản xuất, đồng thời tiến hành quản lý, sử dụng vốn chặt chẽ đạt hiệu quả cao nhất

Xuất phát từ nhu cầu tối ưu hoá việc sử dụng nguồn vốn đối với công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh, đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh” được tác giả chọn làm đề tài luận văn thạc sỹ.

2. Mục tiêu nghiên cứu

– Hệ thống hóa lý luận về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp.

– Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh.

– Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

– Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp.

– Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: Tình hình sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh trong giai đoạn 2011 đến 2016.

+ Về thời gian: Luận văn sử dụng hệ thống số liệu đã được kiểm toán từ năm 2011 đến 2016 tại Công ty Cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh; Hệ thống giải pháp được đề xuất áp dụng đến năm 2022, định hướng đến năm 2025.

4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh…

Bên cạnh đó, còn sử dụng phương pháp phỏng vấn, hỏi ý kiến chuyên gia của Công ty Cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh và các công ty sản xuất điện khác.

5. Kết cấu của luận văn

Luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh.

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh.

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP

1.1. VỐN KINH DOANH

1.1.1. Khái niệm

Tại Việt Nam cũng còn những cách hiểu khác nhau về vốn kinh doanh, trong đó định nghĩa được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất là: “Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản hữu hình và tài sản vô hình được đầu tư vào sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời”.[8]

1.1.2. Đặc trưng của vốn kinh doanh

Trong nền kinh tế thị trường, vốn có 6 đặc trưng cơ bản

1.1.3. Vai trò của vốn kinh doanh đối với hoạt động của doanh nghiệp: Rất quan trọng

1.1.4. Phân loại vốn kinh doanh:

1.1.4.1. Căn cứ vào nguồn hình thành vốn kinh doanh của doanh nghiệp:

a. Căn cứ vào mối quan hệ sở hữu

b. Căn cứ vào phạm vi huy động:

c. Căn cứ vào thời gian sử dụng vốn

1.1.4.2. Căn cứ vào phương thức chu chuyển của vốn:

a. Vốn cố định của doanh nghiệp

b. Vốn lưu động của doanh nghiệp

1.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH

1.2.1. Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn

Có thể hiểu khái niệm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng và tính hữu ích của việc sử dụng vốn kinh doanh, được xác định bằng mối quan hệ so sánh giữa kết quả kinh doanh và vốn kinh doanh của doanh nghiệp.[8]

1.2.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

1.2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

1.2.2.2.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

1.2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

  • Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh =

Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh cho biết một đồng vốn được doanh nghiệp đầu tư vào tài sản đem lại mấy đồng doanh thu thuần. Hiệu suất sử dụng vốn càng lớn, trong các điều kiện khác không đổi có nghĩa là hiệu quả quản lý toàn bộ tài sản càng cao.

  • Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh =

Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu đồng lợi nhuận được tạo ra khi bỏ ra một đồng vốn kinh doanh.Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ việc sử dụng vốn kinh doanh càng hiệu quả.

1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn KD:

1.2.3.1. Nhóm nhân tố chủ quan

  • Con người
  • Công tác quản lý vốn trong doanh nghiệp
  • Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành sản xuất kinh doanh

1.2.3.2. Nhóm nhân tố khách quan

  • Sự ổn định của nền kinh tế
  • Chính sách kinh tế của Nhà nước đối với các doanh nghiệp
  • Thị trường tài chính
  • Mức độ lạm phát
  • Rủi ro bất thường trong kinh doanh

1.3. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH

1.3.1. Tăng quy mô kết quả đầu ra

1.3.2. Sử dụng tiết kiệm và hợp lý vốn kinh doanh

1.3.3. Bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh

1.4. KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI MỘT SỐ CÔNG TY TRONG NGÀNH:

1.4.1. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại

1.4.1.1. Mở rộng sản xuất kinh doanh

1.4.1.2. Sớm đưa cổ phiếu của Công ty lên giao dịch trên sàn chứng khoán để thu hút vốn đầu tư nhằm huy động vốn

1.4.2. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Trung tâm điện lực Vĩnh Tân: Sản xuất gạch không nung từ xỉ than, sản phẩm thải của nhà máy nhiệt điện

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN QUẢNG NINH

2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN QUẢNG NINH

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

2.1.3. Quy trình sản xuất

2.1.4. Vị thế của công ty trong ngành: Chiếm khoảng 11%

2.1.5. Các rủi ro liên quan trong quá trình sản xuất

2.1.5.1. Rủi ro về kinh tế

2.1.5.2. Rủi ro về tỷ giá và lãi suất

2.1.5.3. Rủi ro đặc thù

2.1.5.4. Rủi ro về nguyên vật liệu

2.1.5.5. Rủi ro khác

2.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN QUẢNG NINH

2.2.1. Tình hình tài chính công ty giai đoạn 2011 – 2016

Tài sản ngắn hạn (TSNH) của công ty có sự tăng giảm đáng kể qua các năm. Năm 2011, TSNH của công ty là 1.859 tỷ đồng, đến năm 2012, TSNH đã giảm 21% so với năm 2011, năm 2013 TSNH có tăng lên nhưng vẫn còn thấp hơn so với năm 2011.Năm 2014, TSNH lại giảm 10% so với năm 2013 và có giá trị tương đương so với năm 2012. Đến năm 2015, TSNH tăng lên đến 2.276 tỷ đồng và năm 2016 là 1.986 tỷ đồng. Nguyên nhân là do trong năm 2012, các khoản phải thu ngắn hạn giảm xuống, chỉ còn 55% so với năm 2011, trong khi đó các khoản mục khác cũng có sự biến động nhưng không đáng kể dẫn đến TSNH của năm 2012 giảm so với năm 2011. Năm 2013, các khoản phải thu ngắn hạn tăng lên, trong khi các mục khác thay đổi không nhiều nên TSNH năm 2013 cũng tăng lên. Sự sụt giảm của TSNH trong năm 2014 là do khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền giảm chỉ còn 62% so với năm 2013, và khoản mục tài sản ngắn hạn khác thì giảm đến 99% so với năm trước. Năm 2015, khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền tăng lên 79% đồng thời các khoản phải thu ngắn hạn tăng lên 68% so với năm 2014 trong khi các khoản mục khác không có sự biến động lớn, điều này dẫn đến TSNH năm 2015 tăng cao.

Tài sản dài hạn (TSDH) của công ty qua các năm không có sự biến động lớn. TSDH tăng lên trong 2 năm 2012; 2013 lần lượt là 116% và 117% và giảm xuống ở các năm 2014; 2015; 2016 lần lượt chỉ còn 94%; 91% và 86% so với năm trước đó. Các biến động này đều vì sự thay đổi của tài sản cố định trong các năm đó.

Vì tỷ lệ TSNH chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng tài sản, nên sự biến động của tổng tài sản sẽ phụ thuộc vào sự thay đổi của TSDH qua các năm.Cho nên có thể dễ dàng nhận thấy rằng tổng tài sản sẽ tăng lên trong 2 năm 2012; 2013 và giảm xuống trong các năm 2014; 2015; 2016.

Giải thích cho điều này là vì công ty chỉ vừa bắt đầu hoạt động sản xuất nên trong những năm đầu sẽ có số lượng tài sản lớn, sau đó qua các năm trong quá trình sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các tài sản cố định sẽ được trích khấu hao dần nên giá trị còn lại ở những năm sau sẽ nhỏ hơn các năm trước. Điều này dẫn đến tài sản dài hạn của công ty giảm dần ở những năm sau và dẫn đến tổng tài sản cũng thay đổi tương đương.

Nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu có sự thay đổi khá giống nhau trong giai đoạn 2011–2016.Các khoản mục này tăng lên trong năm 2012; 2013 và giảm xuống trong năm 2014; 2015; 2016, riêng vốn chủ sở hữu thì vào năm 2015 tăng lên nhưng không đáng kể. Điều này có thể lý giải được là do trong những năm đầu đi vào hoạt động sản xuất, đặc biệt là đối với ngành điện thì công ty cần mức đầu tư ban đầu khá lớn để xây dựng và mua sắm máy móc, trang thiết bị… Khi hoạt động sản xuất đã được ổn định thì công ty sẽ phải trả dần các khoản nợ, đặc biệt là nợ ngắn hạn nên tổng nguồn vốn sẽ giảm dần trong các năm sau này.

2.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011 – 2016

Doanh thu của công ty tăng dần qua các năm 2011 – 2016, đặc biệt trong giai đoạn 2, doanh thu của công ty tăng cao vượt bậc. Doanh thu năm 2014 tăng 115% so với năm 2013, cụ thể doanh thu trong 2 năm đó lần lượt là 8.050 tỷ đồng và 8.703 tỷ đồng trong khi năm 2011, doanh thu của công ty chỉ đạt 2.072 tỷ đồng.

Doanh thu tăng dẫn đến lợi nhuận gộp của giai đoạn 2014 – 2016 cũng gia tăng cách biệt so với 3 năm trước. Năm 2011 – 2013, lợi nhuận gộp của công ty đạt khoảng một nghìn tỷ đồng, cụ thể 2011 đạt 769 tỷ đồng, 2012 đạt 1.071 tỷ đồng và 2013 đạt 1.027 tỷ đồng. Đến năm 2014, lợi nhuận gộp của công ty đã lên đến 1.623 tỷ đồng; 2015 là 2.043 tỷ đồng và 2016 là 1.451 tỷ đồng.

Trong các khoản chi phí của công ty thì chi phí lãi vay chiếm một tỷ trọng rất lớn, điều này làm giảm đáng kể lợi nhuận sau thuế của công ty.

Chi phí lãi vay tăng cao khiến cho lợi nhuận sau thuế của năm 2014 – 2016 không có sự cách biệt đáng kể so với các năm trước dù rằng lợi nhuận gộp của hai năm này rất cao. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của công ty 2011 – 2016 luôn dương và năm sau tăng lên so với năm trước, cụ thể trong 6 năm là 246 tỷ đồng, 280 tỷ đồng, 410 tỷ đồng, 506 tỷ đồng, 679 tỷ đồng và 366 tỷ đồng cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã dần ổn định và hiệu quả ngày càng cao.

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN QUẢNG NINH

2.3.1. Thực trạng quản lý và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Công ty nhiệt điện có đặc điểm là giá trị tài sản cố định rất lớn, chiếm tỷ trọng cao trong tổng số tài sản. Do đó việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định rất cần thiết khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của một công ty nhiệt điện.

Bảng 2.5. Hiệu quả sử dụng vốn cố định giai đoạn 2011 – 2016

Chỉ tiêu201120122013201420152016
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định0,160,220,200,470,520,65
Hiệu suất sử dụng vốn cố định0,170,240,220,450,510,58
Hệ số huy động vốn cố định5,934,144,512,211,961,73
Hệ số sinh lợi của vốn cố định0,020,020,020,030,040,02

(Nguồn: Báo cáo tài chính tài chính của công ty giai đoạn 2011-2016 và tính toán của tác giả)[3]

Qua Bảng 2.5, ta nhận xét: Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (TSCĐ) phản ánh một đồng TSCĐ trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Có thể thấy rằng chỉ tiêu này của công ty có xu hướng tăng dần. Năm 2011, hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty chỉ đạt 0,16; năm 2012 tăng lên 0,22; năm 2013 giảm nhẹ còn 0,20; năm 2014 tăng lên đến 0,47; năm 2015 tăng lên 0,52 và năm 2016 đạt 0,65. Điều này cho thấy công ty đang sử dụng TSCĐ hợp lý và hiệu quả.

Hiệu suất sử dụng vốn cố định phản ánh một đồng vốn cố định có thể đảm bảo tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này của công ty cũng tăng dần qua các năm khi nhìn vào bảng 2.5. Nếu trong năm 2011, hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty chỉ đạt 0,17 thì đến năm 2016 tăng lên 0,58. Tương ứng khi xét đến chỉ tiêu hệ số huy động vốn cố định, là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định, phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thì cần bao nhiêu đồng vốn cố định. Chỉ tiêu này là 5,93 năm 2011 và giảm chỉ còn 1,73 năm 2016 chứng tỏ những năm về sau, để tạo ra cùng một doanh thu thì công ty phải dùng ít vốn cố định hơn. Điều này cho thấy công ty đang sử dụng vốn cố định hợp lý và hiệu quả.

Hệ số sinh lợi của vốn cố định cho biết một đồng vốn cố định tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ. Chỉ tiêu này đạt 0.02 trong 3 năm 2011, 2012, 2013; tăng lên 0,03 trong năm 2014 và 0,04 trong năm 2015 và giảm xuống 0,02 trong năm 2016. Hệ số sinh lợi của vốn cố định của công ty tăng dần qua các năm chứng tỏ việc sử dụng vốn cố định hiệu quả đã góp phần làm tăng lợi nhuận của công ty. Vì vậy công ty cần duy trì và tiếp tục gia tăng việc sử dụng hiệu quả vốn cố định trong những giai đoạn kinh tế tiếp theo.

2.3.1.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty giai đoạn 2011 – 2016

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của một công ty sẽ được đánh giá qua 2 chỉ tiêu là: hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh và tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh.

Qua biểu đồ 2.1 cho thấy hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của công ty tăng dần qua các năm 2011 – 2016. Vào năm 2011, cứ 1 đồng vốn kinh doanh được công ty đầu tư thì sẽ thu về 0,13 đồng lợi nhuận. Đến năm 2012, mức lợi nhuận đạt được là 0,19 đồng, các năm 2013, 2014, 2015 và 2016 đạt được mức lợi nhuận là 0,18; 0,40; 0,45 và 0,57 đồng khi đầu tư 1 đồng vốn kinh doanh.

Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2011 – 2016 cũng có xu hướng tăng dần. Trong năm 3 năm đầu tiên từ 2011 – 2013 là giai đoạn chạy thử nghiệm tin cậy nên tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh chỉ đạt được 0,02. Đồng nghĩa với việc cứ đầu tư 1 đồng vốn kinh doanh thì sẽ tạo ra được 0,02 đồng lợi nhuận. Sang năm 2014; 2015, chỉ tiêu này đã tăng lên lần lượt 0,03; 0,04 và giảm xuống 0,02 vào năm 2016 cho thấy giá trị lợi nhuận công ty đạt được khi đầu tư 1 đồng vốn kinh doanh đang tăng lên dần.

Như vậy cho thấy rằng, công ty đã và đang sử dụng vốn kinh doanh rất hiệu quả, mang lại doanh thu và lợi nhuận ngày càng cao trong quá trình sản xuất kinh doanh, gia tăng giá trị của công ty trên thị trường.

Hình 2.3. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh giai đoạn 2011 – 2016

(Nguồn: Báo cáo tài chính tài chính của công ty giai đoạn 2011-2016 và tính toán của tác giả)[3]

2.3.1.3. So sánh chỉ số tài chính so với các công ty trong ngành

Qua bảng 2.6 có thể nhận thấy mặc dù hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh năm 2015 tốt hơn so với các năm trước nhưng chưa cao so với mức trung bình ngành.

Công ty Cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh có chỉ số ROA là 4%, thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình của các công ty cùng sản xuất điện là 10% và công ty có chỉ số ROA cao nhất là Công ty Cổ phần Thủy điện – Điện lực 3 với 26%; chỉ số ROE là 16% thì bằng với mức trung bình ngành nhưng vẫn còn thấp hơn so với công ty có chỉ số ROE cao nhất cũng là Công ty Cổ phần Thủy điện – Điện lực 3 với 32%.

Điều này cho thấy công ty sử dụng vốn kinh doanh mà đặc biệt là vốn vay vẫn chưa thật sự hiệu quả so với các công ty trong ngành. Công ty cần nâng cao hiệu quả sử dụng tổng vốn trong các năm tiếp theo để có thể đạt được các mức tăng trưởng tương đương hoặc cao hơn so với trung bình ngành cũng như các công ty khác.

Bảng 2.6. Chỉ số tài chính so với công ty trong ngành

Mã CPCông ty2015
ROEROA
BTPCông ty Cổ phần Nhiệt điện Bà Rịa5%9%
DRLCông ty Cổ phần Thủy điện – Điện lực 326%32%
HJSCông ty Cổ phần Thủy điện Nậm Mu6%14%
KHPCông ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa7%16%
NBPCông ty Cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình13%19%
PPCCông ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại5%10%
SBACông ty Cổ phần Sông Ba4%8%
SEBCông ty Cổ phần ĐT và Phát triển Điện miền Trung8%22%
SJDCông ty Cổ phần Thủy điện Cần Đơn13%17%
TBCCông ty cổ phần Thủy điện Thác Bà12%13%
TICCông ty Cổ phần Đầu tư Điện Tây Nguyên13%14%
TMPCông ty cổ phần Thủy điện Thác Mơ13%20%
VSHCông ty Cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh6%9%
Trung bình ngành10%16%
Công ty Cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh4%16%

(Nguồn: cophieu68.vn)[19]

2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

2.3.2.1. Nhóm các nhân tố chủ quan

2.3.2.2. Nhân tố khách quan

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG

VỐN KINH DOANHTẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN QUẢNG NINH

3.1. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020

3.1.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty

  • Về đầu tư: Phối hợp với Viện Khoa học vật liệu (thuộc Viện Khoa học Việt Nam)và Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tiến hành nghiên cứu mở rộng dự án: gạch không nung từ tro xỉ, tro bay…
  • Về công nghệ: Xây dựng công ty với công nghệ sản xuất tiên tiến, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên, bảo đảm hài hòa với bảo vệ môi trường.
  • Về nguồn vốn: Bảo toàn và phát triển nguồn vốn tham gia hoạt động sản xuất.

3.1.2. Định hướng phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty:

    • Ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh;
    • Tích cực tìm kiếm đối tác thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh sản phẩm thừa của quá trình sản xuất: tro bay, tro xỉ…tăng doanh thu cho công ty.
    • Doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng từ 20%-30%;
    • Không ngừng cải tiến mô hình quản lý phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ của chiến lược kinh doanh;

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN QUẢNG NINH:

3.2.1.Chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch huy động và sử dụng vốn kinh doanh

Việc lập kế hoạch huy động và sử dụng vốn có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Do vậy, việc lập kế hoạch luôn là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết đối với công tác quản lý tài chính nói chung và công tác quản lý, sử dụng vốn nói riêng.

Hiệu quả đạt được: Với giải pháp này, sẽ giúp công ty có một cơ cấu vốn linh hoạt và hiệu quả, giúp lành mạnh hoá tình hình tài chính của công ty, góp phần quan trọng vào sự phát triển của công ty trong thời gian tới.

3.2.2. Đổi mới cơ chế quản lý, tổ chức hợp lý lao động khuyến khích nâng cao năng suất lao động

Do đặc thù là doanh nghiệp sản xuất với lực lượng lao động trực tiếp chiếm đến 90% số lao động toàn công ty với đa phần là trẻ cả tuổi đời lẫn tuổi nghề, trình độ chuyên môn và tay nghề thấp mà lại quản lý vận hành công nghệ hiện đại.

Năm 2015, trong số 18 lần sự cố phải ngừng lò thì có 4 sự cố là do lỗi vận hành của công nhân với thiệt hại là 28 tỷ đồng. Trong đó phải khởi động lại từ trạng thái lạnh là 1 lần với chi phí 10 tỷ đồng, từ trạng thái nóng là 3 lần với chi phí là 6 tỷ; Trong năm 2016, trong số 15 lần sự cố phải ngừng lò thì có 5 sự cố là do lỗi vận hành của công nhân với thiệt hại là 27 tỷ đồng. Trong đó phải khởi động lại từ trạng thái lạnh là 2 lần với chi phí 20 tỷ đồng, từ trạng thái nóng là 2 lần với chi phí là 4 tỷ.

Do vậy, công ty cần tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên, nâng cao nghiệp vụ quản lý, trình độ của các cán bộ quản lý. Thực hiện tốt chính sách khen thưởng bằng vật chất đối với cán bộ công nhân viên đem lại lợi ích cho công ty.

Hiệu quả đạt được: Với giải pháp trên, bộ máy quản lý của công ty sẽ đạt hiệu quả hơn, đúng người đúng việc và giảm thiểu chi phí. Trình độ tay nghề của người lao động được nâng cao, tăng năng suất lao động, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nếu áp dụng biện pháp này sẽ tiết kiệm được chi phí sự cố ngừng lò là 14 – 16 tỷ đồng/ năm.

3.2.3. Tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh, giảm giá thành

Trong hoạt động kinh doanh, các khoản chi phí luôn phát sinh, vì vậy đòi hỏi công ty phải quản lý chi phí một cách chặt chẽ. Quản lý chặt chẽ chi phí sẽ là một điều kiện tiên quyết đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao. Để quản lý chi phí đạt hiệu quả cần quan tâm đến một số vấn đề sau:

  • Lập dự toán chi phí hàng năm:.
  • Tiến hành loại bỏ các chi phí bất hợp lý, hợp lệ.
  • Xây dựng quy chế về kế hoạch mua sắm vật tư thiết bị;
  • Kiểm soát quy trình tiếp nhận than dầu về số lượng, chất lượng;

Hiệu quả đạt được: Với giải pháp này, công ty sẽ tiết kiệm được tối đa các khoản mục chi phí, hạ giá thành sản xuất điện, theo kinh nghiệm và tham khảo ý kiến chuyên gia nếu công ty làm được biện pháp này sẽ giúp tổng giá thành thực hiện năm 2016 có thể giảm 2-3% tương ứng khoảng 80-121 tỷ đồng, từ đó tăng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

3.2.4. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Do đặc thù kinh doanh nên vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn của công ty, trong đó phải kể đến là khoản mục các khoản phải thu, đây cũng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng ứ đọng vốn. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì buộc phải đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý và sử dụng vốn lưu động.

  • Tăng cường công tác quản lý công nợ phải thu, hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng;
  • Quản lý chặt chẽ hàng tồn kho, giảm thiểu chi phí lưu kho

Hiệu quả đạt được: Với các biện pháp nêu trên, Công ty sẽ giảm được các khoản phải thu, tránh trình trạng bị chiếm dụng vốn; quản lý tốt hàng tồn kho, không gây ứ đọng, giảm chi phí lưu kho; tăng khả năng thanh toán, tăng số vòng quay vốn lưu động.

3.2.5. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

Do đặc thù kinh doanh nên vốn cố định chiếm tỷ trọng không cao trong tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhưng hiệu quả sử dụng vốn cố định cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung. Vì vậy, để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn cố định công ty cần thực hiện tốt các vấn đề sau:

  • Quản lý chặt chẽ, huy động tối đa TSCĐ hiện có vào hoạt động sản xuất;
  • Lập kế hoạch đầu tư mua sắm, tăng giảm và khấu hao tài sản cố định hàng năm;
  • Thực hiện việc bảo dưỡng và sửa chữa TSCĐ thường xuyên kịp thời;

Hiệu quả đạt được: Với các biện pháp nêu trên, công ty sẽ sử dụng tối đa và có hiệu quả nhất giá trị của tài sản cố định, đáp ứng được tình hình sản xuất kinh doanh, từ đó tăng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

3.2.6. Khai thác có hiệu quả các hình thức huy động vốn

Trong thời gian tới công ty cần chú trọng những nội dung sau:

3.2.6.1. Khai thác có hiệu quả các hình thức huy động vốn hiện nay của công ty:

Thời gian qua Công ty chủ yếu vay vốn từ ngân hàng, Công ty hoàn toàn chưa khai thác nguồn vốn tín dụng thương mại trong thời gian qua. Vì thế trong thời gian tới công ty cần khai thác tốt nguồn vốn tín dụng thương mại nhằm giảm bớt vốn vay ngắn hạn ngân hàng.

3.2.6.2. Sử dụng các hình thức huy động vốn mới: Nhu cầu vốn đầu tư và vốn đầu tư của Công ty trong thời gian tới là rất lớn vì vậy Công ty có thể cân nhắc huy động vốn bằng các hình thức như sau:

– Huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu ;

Ngày 13/11/2015, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư số 180/2015/TT-BTC về việc hướng dẫn đăng ý giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm trên hệ thống giao dịch có quy định “Công ty đại chúng không đủ điều kiện niêm yết phải đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom” tức trênthị trường giao dịch cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCoM).

Chiếu theo khoản 2 điều 7 của thông tư số 180/2015/TT-BTC: Công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh đã là công ty đại chúng quy mô lớn nên phải phải hoàn tất thủ tục đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom, thời hạn chậm nhất là ngày 31/12/2016.

3.2.6.3. Thuê dài hạn tài sản

Đây cũng là một phương thức tài trợ tín dụng trung và dài hạn, tuy nhiên nó có những ưu thế hơn so với vay vốn tín dụng ngân hàng. Việc sử dụng phương thức này sẽ giúp công ty có được thiết bị, công nghệ hiện đại phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty mà không nhất thiết phải đầu tư một lần với số lượng vốn lớn. Với hình thức này, công ty có thể được tài trợ 100% nhu cầu vốn mà không bị đòi hỏi về thế chấp, bảo lãnh cũng như không bị hạn chế bởi hạn mức tín dụng.

3.2.7. Lập dự án nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu xỉ than, sản phẩm thải ra từ dây chuyền sản xuất điện của Công ty:

Hiện nay, Chính phủ cũng đã có Quyết định 567/QĐ-TTg phê duyệt chương trình phát triển vật liệu xây dựng tới năm 2020 với mục tiêu phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây dựng không nung thay thế cho gạch đất sét nung. Theo đó, mục tiêu cụ thể là phải phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu không nung thay thế gạch đất sét nung, đạt tỷ lệ: 20-25% vào năm 2015; 30-40% vào năm 2020. Hàng năm sử dụng khoảng 15-20 triệu tấn phế thải tro xỉ từ các nhà máy nhiệt điện để sản xuất vật liệu xây dựng không nung, tiến tới xoá bỏ hoàn toàn các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công.

Công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh đã phối hợp với Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và Viện Khoa học vật liệu thuộc Viện Khoa học Việt Namđể tiến hành nghiên cứu mở rộng dự án gạch không nung từ tro xỉ, tro bay….

Mỗi năm Công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh sử dụng 3,5 triệu tấn than; lượng tro bay thải ra được bán với giá khoảng 23.000 đồng/tấn, tạo doanh thu khoảng 6 tỷ đồng/năm;lượng xỉ than thải ra khoảng 0,7triệu tấn (gần20% lượng than tiêu thụ). Hiện nay lượng xỉ than thải ra này Công ty không bán được mà phải chôn tại các bãi thải xỉ, trước đây Công ty đã đầu tư 251 tỷ đồng để đầu tư bãi thải xỉ (giai đoạn 1) nhưng hiện nay đang phải thực hiện dự án mở rộng bải thải xỉ giai đoạn 2 với tổng mức đầu tư 55 tỷ đồng, dự kiến sẽ hoàn thành để kịp đưa vào sử dụng cuối năm 2017 do lượng xỉ thải ra quá nhiều, gây tràn và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh có thể thành lập thêm 1 phân xưởng sản xuất gạch không nung từ xỉ thải của từ các nhà máy nhiệt điện.

Theo đó, Công ty đầu tư khoảng 300 tỉ đồng để xây dựng một phân xưởng vị trí ngay cạnh bãi thải xỉ (giai đoạn 1) của Công ty để tận dung nguồn nguyên liệu tro xỉ trước mắt từ nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh 1, Quảng Ninh 2 nhằm sản xuất vật liệu xây dựng không nung trong giai đoạn đầu và trong giai đoạn tiếp theo sẽ bổ sung các công đoạn sản xuất xi măng, bê tông từ nguyên liệu tro xỉ nhiệt điện than.

Nhà máy sẽ giúp xử lý khối lượng xỉ 2.500 đến 3.000 tấn/ngày, tương đương 0,9-1,08 triệu tấn xỉ mỗi năm để sản xuất khoảng 700 nghìn viên gạch không nung mỗi năm (loại 2 lỗ, kích thước 180x80x80). Với giá bán gạch không nung khoảng 100 đồng/viên, tạo doanh thu khoảng gần 70 tỷ đồng/năm.

Phân xưởng này được thành lập sẽ bố trí khoảng 200 lao động, giải quyết cơ bản vấn đề sắp xếp lại lực lượng lao động hiện nay tại Công ty.

3.2.8. Tiến hành các thủ tục hợp nhất hợp đồng mua bán điện của 2 nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh 1 và nhiệt điện Quảng Ninh 2

Do đặc điểm Công ty đầu tư theo hình thức cuốn chiếu nên nhà máy Nhiệt điện Quang Ninh 1 được đầu tư xây dựng trước, chuẩn bị hoàn thành đóng điện mới bắt đầu triển khai đầu tư xây dựngnhà máy Nhiệt điện Quảng Ninh 2. Chính vì vậy hiện nay Công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh có 2 hợp đồng mua bán điện riêng biệt với Tập đoàn Điện lực Việt Nam(EVN).

Việc tồn tại hai hợp đồng mua bán điện nhà máy điện Quảng Ninh 1 và Quảng Ninh 2 không chỉ gây khó khăn trong vận hành thị trường điện đối với Công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh mà còn có một số bất lợi trong tính toán thị trường điện, cụ thể như sau:

  • Trong việc lập kế hoạch vận hành hệ thống điện, thị trường điện: Với quy định vận hành thị trường điện hiện nay, việc hợp nhất 2 hợp đồng Quảng Ninh 1 và Quảng Ninh 2 sẽ thuận lợi trong tính toán tối ưu hệ thống, dễ dàng hơn trong phân bổ biểu đồ hợp đồng sản lượng hợp đồng (Qc giờ) để đạt mục tiêu tối ưu chung của hệ thống.
  • Trong vận hành thời gian thực: Cho phép Trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia chủ động lập lịch huy động thời gian thực. Trường hợp sự cố 1 tổ máy, nhà máy có thể huy động các tổ máy còn lại (tối đa 3 tổ thay vì 1 tổ) để đáp ứng sản lượng hợp đồng Qc đã cam kết.
  • Linh hoạt trong vận hành: Thực tiến vận hành cho thấy việc 02 nhà máy tham gia thị trường một cách độc lập như hiện nay bộc lộ nhiều hạn chế, đặc biệt là khi một trong các tổ máy gặp sự cố buộc phải ngừng phát điện thì sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các tổ máy của 02 nhà máy là không thể trong việc tham gia thị trường điện dẫn tới không bảo đảm tối đa lợi ích của Công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh.

Như vậy nếu được EVN, Bộ Công thương thông qua hợp đồng mua bán điện hợp nhất như đã phân tích trên đây, theo sự tính toán của tác giả cùng Ông Ngô Sinh Nghĩa, Phó Tổng Giám đốc phụ trách kỹ thuật và Ông Vũ Thanh Hải, Phó Tổng Giám đốc phụ trách kinh tế Công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh, việc hợp nhất giá điện của 02 hợp đồng mua bán điện Nhà máy Nhiệt điện Quảng Ninh 1 và Quảng Ninh 2 sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho Công ty khoảng 150 tỷ đồng, ngoài ra việc hợp nhất cũng góp phần nâng cao sự ổn định dài hạn của thị trường điện cạnh tranh như hiện nay.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng thì các doanh nghiệp đang đứng trước những cơ hội và thách thức không nhỏ. Vấn đề đặt ra không chỉ là sự tồn tại mà còn phải tăng trưởng, phát triển trong sự cạnh tranh gay gắt. Vốn kinh doanh là một trong các yếu tố không thể thiếu đối với sự hình thành, tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp.Việc quản lý và sử dụng vốn luôn đóng một vai trò quan trọng trong công tác quản lý sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Là một công ty sản xuất điện và bán điện, Công ty Cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh đã có những phát triển vượt bậc cả về quy mô lẫn chất lượng.Với tiềm năng của mình, công ty hoàn toàn có thể từng bước khẳng định hơn nữa vị thế của mình trên thị trường trong nước.Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một việc làm hết sức cần thiết và cấp bách, có tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, đến sự tồn tại và phát triển bền vững của công ty.

Luận văn “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần nhiệt điện Quảng Ninh”đã có kết quả và đóng góp chủ yếu sau đây:

– Làm rõ những nội dung chủ yếu của hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

– Góp phần hệ thống hóa các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp.

– Tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh trong giai đoạn 2011 – 2016. Trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN DUY TAN\LUAN VAN DUY TAN\HOANG XUAN QUI\SAU BAO VE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *