luận văn quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Việt Á Chi Nhánh Đà Nẵng

luận văn quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Việt Á Chi Nhánh Đà Nẵng

luận văn quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Việt Á Chi Nhánh Đà Nẵng

  1. Tính cấp thiết của đề tài.

Xu hướng tự do hoá trong lĩnh vực tài chính đã tạo ra cơ hội cho các NHTM mở rộng hoạt động về mặt địa lý, giúp cho các ngân hàng hạn chế được những tổn thương do những thay đổi điều kiện kinh tế trong nước. Tuy nhiên, cạnh tranh giữa các tổ chức tài chính trên thế giới cũng tạo ra một thị trường tài chính rủi ro hơn. Trong bối cảnh đó, không một ngân hàng hay tổ chức tài chính nào có thể tồn tại lâu dài mà không có hệ thống quản trị rủi ro hữu hiệu. Việc xây dựng một hệ thống quản trị nói trung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng có vai trò sống còn đối với hoạt động ngân hàng.

Hoạt động tín dụng hiện nay đóng vai trò quan trọng đối với các NHTM Việt Nam và mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro, đặc biệt là trong xu hướng hòa nhập với thông lệ quốc tế các NHTM Việt Nam đã bộc lộ nhiều mặt hạn chế. Vì vậy, hoàn thiện chính sách quản trị rủi ro tín dụng là góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng, nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM.

Xuất phát từ thực tiễn đó, việc nghiên cứu công tác quản trị rủi ro tín dụng và đề xuất các giải pháp là hết sức cần thiết. Vì thế, việc chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Việt Á Chi Nhánh Đà Nẵngcho luận văn tốt nghiệp là rất cần thiết, với mong muốn hoàn thiện lý luận chuyên môn của bản thân, tiếp cận nghiên cứu thực trạng quản trị rủi ro tín dụng và bước đầu đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Việt Á Chi Nhánh Đà Nẵng, góp phần đẩy mạnh sự phát triển hoạt động tín dụng trong điều kiện hội nhập.

  1. Mục đích nghiên cứu

– Hệ thống hoá lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của hệ thống Ngân Hàng Thương Mại.

– Định hình và hệ thống các dạng thức về thực trạng trong công tác quản trị rủi ro tín dụng.

– Đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách quản trị rủi ro tín dụng đối với Ngân hàng Việt Á CN Đà Nẵng nói riêng và đối với các NHTM nói chung.

  1. Đối tượng nghiên cứu

Xuất phát từ sự cần thiết của vấn đề cần nghiên cứu, trên cơ sở yêu cầu và với khả năng nghiên cứu, luận văn lựa chọn đối tượng nghiên cứu chính là “Rủi ro tín dụng” và “Quản trị rủi ro tín dụng”.

  1. Phạm vi nghiên cứu

–  Nội dung và phương pháp quản trị rủi ro tín dụng đối với các NHTM.

– Thực trạng trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Việt Á Chi Nhánh Đà Nẵng

– Chủ yếu đề cập tới việc hoàn thiện chính sách quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Việt Á Chi Nhánh Đà Nẵng.

  1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Ngân hàng được xem là mạch máu của nền kinh tế. Hoạt động của ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của kinh tế đất nước, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Thực tế trong những năm gần đây rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay và đặc biệt là cho vay trung dài hạn của Ngân hàng là khá phổ biến và đã để lại cho Ngân hàng nhiều hậu quả khó lường, hàng loạt Ngân hàng phải sáp nhập hoặc tái cơ cấu. Tuy nhiên công tác quản trị rủi ro tín dụng trong hệ thống Ngân hàng vẫn chưa được quan tâm đúng mức, còn tồn tại nhiều bất cập và hạn chế. Vì vậy vấn đề quản trị rủi ro tín dụng Ngân hàng là một vấn đề khiến các nhà quản trị Ngân hàng luôn đặt lên hàng đầu.

Xuất phát từ những lý do đó nhiều công trình nghiên cứu đã đưa ra các giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng Ngân hàng, với mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế thấp nhất các RRTD

1.1. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

1.1.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng

Tín dụng Ngân hàng thương mại là giao dịch tài sản giữa Ngân hàng (TCTD) với bên đi vay (là các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nền kinh tế) trong đó Ngân hàng (TCTD) chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận, và bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả vốn gốc và lãi cho Ngân hàng (TCTD) khi đến hạn thanh toán (Nguồn: Quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng-tác giả Nguyễn Văn Tiến (2006), Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội ).

Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. Quan hệ này được thể hiện qua 3 đặc điểm cơ bản như sau:

– Có sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này sang người khác.

–  Sự chuyển giao này mang tính chất tạm thời.

– Khi hoàn lại giá trị đã chuyển giao cho người sở hữu phải đi kèm một lượng giá trị dôi thêm gọi là lợi tức

Vậy có thể nói tín dụng Ngân hàng đó là quan hệ tín dụng phát sinh giữa các Ngân hàng, các tổ chức tín dụng với các đối tác kinh tế – tài chính của toàn xã hội, bao gồm doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước.

1.1.2. Bản chất của tín dụng

Về mặt hình thức, tín dụng là sự chuyển nhượng quyền sử dụng một lượng giá trị nhất định dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ trong một thời hạn nhất định từ người sở hữu sang người sử dụng và khi đến hạn, người sử dụng phải hoàn trả lại cho người sở hữu một lượng giá trị lớn hơn. Khoản giá trị dôi ra này được gọi là lợi tức tín dụng.

Trong nền kinh tế thị trường, đồng tiền phản ánh quan hệ cung cầu và quy luật giá trị. Mọi vận hành kinh tế đều được tiền tệ hóa. Mỗi chủ thể tham gia nền kinh tế đều cần nguồn vốn để hoạt động trên thị trường hoặc nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình. Tuy nhiên nguồn vốn tự có thường không đủ, trong khi đó, ở một nơi khác lại có người đang có vốn nhàn rỗi. Sự tương tác giữa các chủ thể kinh tế giúp các khoản vốn được luân chuyển từ nơi thừa vốn tới nơi thiếu vốn, giúp cho người thừa vốn sử dụng nguồn vốn dư thừa của mình sao cho có lợi nhất, đồng thời người thiếu vốn tìm cách bù đắp được sự thiếu hụt vốn của mình với chi phí thấp nhất. Vì vậy, tín dụng trở thành một yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy xã hội loài người đi tới văn minh thịnh vượng trong nền kinh tế thị trường dựa trên nền sản xuất lớn hiện đại.

1.1.3. Chức năng

  1. Chức năng phân phối lại tài nguyên

Tín dụng là sự chuyển nhượng vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác, thông qua sự chuyển nhượng này tín dụng góp phần phân phối lại tài nguyên, thể hiện ở chỗ:

– Người cho vay có một số tài nguyên tạm thời chưa dùng đến, thông qua tín dụng, số tài nguyên đó được phân phối lại cho người đi vay.

– Ngược lại, người đi vay cũng thông qua quan hệ tín dụng nhận được phần tài nguyên phân phối lại.

  1. Chức năng thúc đẩy lưu thông hàng hóa và phát triển sản xuất

Nhờ tín dụng mà quá trình tuần hoàn vốn trong từng đơn vị nói riêng và trong toàn bộ nền kinh tế nói trung được thể hiện một cách bình thường và liên tục. Tín dụng là công cụ tích tụ, tập trung vốn và tài trợ vốn cho các ngành kinh tế góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.

Góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả và kiềm chế lạm phát

Ổn định đời sống công ăn, việc làm cho người dân và ổn định xã hội.

 

1.2. RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng

Dù đã có nhiều cải cách trong lĩnh vực tài chính, rủi ro tín dụng vẫn là nguyên nhân chủ yếu gây ra thất thóat và dẫn đến nguy cơ phá sản ngân hàng. Có rất nhiều khái niệm khác nhau về rủi ro tín dụng như sau:

Theo Thomas P.Fitch: Rủi ro tín dụng là lọai rủi ro xảy ra khi người vay không thanh tóan được khoản nợ đúng trong thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ. Cùng với rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro chủ yếu trong họat động cho vay của ngân hàng.

Theo Hennie van Greuning –Sonja B rajovic Bratanovic: Rủi ro tín dụng được định nghĩa là nguy cơ mà người đi vay không thể chi trả tiền lãi, hoặc hoàn trả vốn gốc so với thời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng. Điều này gây ra sự cố đối với dòng luân chuyển tiền tệ và gây ảnh hưởng tới khả năng thanh khỏan của ngân hàng.

Từ các định nghĩa chúng ta có thể rút ra các nội dung cơ bản về rủi ro tín dụng như sau: Rủi ro tín dụng xảy ra khi người đi vay trễ hẹn hoặc tồi tệ hơn là không thanh toán trong nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng, bao gồm vốn gốc và/hoặc lãi phát sinh. Rủi ro tín dụng sẽ dẫn đến tổn thất tài chính, tức là giảm thu nhập ròng và giảm giá trị thị trường của vốn. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến phá sản.

TÓM LẠI: “Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của TCTD do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình đúng trong cam kết

1.2.2. Đặc điểm của rủi ro tín dụng

–  Rủi ro tín dụng ngân hàng mang tính chất gián tiếp

Đặc điểm này xuất phát từ nguyên nhân là trong quan hệ tín dụng, ngân hàng chuyển giao quyền sử dụng vốn cho khách hàng trong một thời gian nhất định nên những thiệt hại, thất thoát về vốn xẩy ra trước hết là trong quá trình sử dụng vốn của khách hàng. Biểu hiện rõ ràng của đặc điểm này là trong thực tế, ngân hàng thường là biết sau cũng như không đầy đủ và chính xác những khó khăn, thất bại trong hoạt động kinh doanh của của khách hàng có thể gây ra rủi ro tín dụng.

Xuất phát từ đặc điểm này, biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng muốn hiệu quả cần tập trung nghiên cứu các thông tin về khách hàng, thiết lập hệ thống thông tin theo dõi dấu hiệu rủi ro, xây dựng và đảm bảo mối quan hệ mimh bạch giữa cán bộ tín dụng và khách hàng vay vốn.

      –  Rủi ro tín dụng ngân hàng có tính chất đa dạng và phức tạp

Đây là đặc điểm tất yếu của rủi ro tín dụng do đặc trung ngân hàng là trung gian tài chính kinh doanh tiền tệ. Đặc điểm này cũng là hệ quả của đặc điểm thứ nhất vì mối liên hệ gián tiếp với rủi ro tín dụng khiến sự đa dạng và phức tạp của rủi ro tín dụng ngân hàng càng thể hiện rõ hơn.

Nhận thức và vận dụng quan điểm này, khi thực hiện phòng ngừa rủi ro cần áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp, không chủ quan với bất cứ một dấu hiệu rủi ro nào để đưa ra biện pháp cho phù hợp.

      Rủi ro tín dụng ngân hàng có tính tất yếu vì nó luôn luôn gắn liền với sự vận động của nền kinh tế thị trường

Trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất kinh doanh không thể biết trước được thị trường sẽ tiêu thụ sản phẩm của họ vói số lượng là bao nhiêu và giá cả như thế nào, vì vậy chỉ khi họ sản xuất xong và đưa sản phẩm vào thị trường tiêu thụ họ mới biết họ thành công hay thất bại. Nếu thành công họ sẽ trả nợ cho ngân hàng đúng hạn, nếu thất bại việc trả nợ sẽ khổ khăn và gây rủi ro cho ngân hàng cho vay. Do đó ngân hàng cần chủ động có các biện pháp tích hợp xử lý vấn đề thông tin không cân xứng để đối phó vói rủi ro.

1.2.3. Phân loại rủi ro tín dụng ngân hàng

Rủi ro tín dụng ngân hàng được phân ra 2 loại đó là rủi ro hệ thống và rủi ro không hệ thống

1.2.3.1. Rủi ro hệ thống

Rủi ro hệ thống: là rủi ro tác động đến toàn bộ hoặc hầu hết các khỏan vay của ngân hàng. Sự bấp bênh của môi trường kinh tế nói trung như sự sụt giảm GDP, biến động lãi suất, tốc độ lạm phát thay đổi… là những minh chứng cho rủi ro hệ thống, những biến đổi này tác động đến khả năng trả nợ của các khách hàng.

– Trong rủi ro hệ thống trước hết phải kể đến rủi ro thị trường. Rủi ro thị trường xuất hiện do phản ứng của các nhà kinh doanh đối với các hiện tượng trên thị trường.Chẳng hạn như sự thiếu quy họach phân bổ đầu tư một cách hợp lý, công khai đã dẫn đến khủng hỏang thừa về đầu tư trong một số ngành. Nền kinh tế thị trường tất yếu sẽ dẫn đến cạnh tranh, các nhà kinh doanh sẽ tìm kiếm ngành nào có lợi nhất để đầu tư và sẽ rời bỏ những ngành không mang lại lợi nhuận, và do đó dẫn đến sự chuyển dịch vốn từ ngành này sang ngành khác. Nếu để sự cạnh tranh phát triển một cách tự phát mà không có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước sẽ dẫn đến sự gia tăng quá đáng vốn đầu tư ở một số ngành, gây khủng hỏang thừa, lãnh phí tài nguyên quốc gia.

–  Kế đến là rủi ro về lãi suất tín dụng: Rủi ro này xảy ra khi biến đổi của lãi suất thay đổi không theo như dự tính của ngân hàng. Sự thay đối lãi suất thị trường có thể tác động mạnh đến thu nhập và chi phí của ngân hàng. Rủi ro lãi suất có thể biểu hiện dưới dạng rủi ro xác định lại lãi suất, rủi ro đường cong lãi suất, rủi ro tương quan lãi suất, rủi ro quyền chọn đính kèm. Rủi ro xác định lại lãi suất xảy ra khi có sự khác biệt giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động. Trong trường hợp lãi suất cho vay cố định trong suốt thời gian vay mà lãi suất huy động lại phụ thuộc vào biến động thị trường. Khi lãi suất huy động tức là giá vốn đầu vào biến động theo chiều hướng tăng mà lãi suất đầu ra cố định hoặc cho dù có thay đổi nhưng không theo như ý ngân hàng thì ngân hàng gánh chịu thiệt hại về lợi nhuận. Rủi ro đường cong lãi suất phát sinh khi có sự thay đổi về độ dốc và hình dạng của đường cong lãi suất. Đây chính là rủi ro về mặt kỳ hạn của các khoản tín dụng. Ví dụ Ngân hàng cấp tín dụng 10 năm nhưng lại dùng nguồn vốn trung hạn 3 năm để tài trợ thì ngân hàng sẽ thua lỗ nếu có sự gia tăng không cân xứng của lãi suất với thời hạn ngắn hơn.

D:\NGHỀ LUẬN VĂN\ĐÃ HOÀN THÀNH ALL\ĐÃ HOÀN THÀNH 2\Anh Lâm k9 MBA

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *