Lập luận trong các bài tranh luận văn học(khảo sát qua cuộc tranh luận nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh)

Lập luận trong các bài tranh luận văn học(khảo sát qua cuộc tranh luận nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh)

Lập luận trong các bài tranh luận văn học(khảo sát qua cuộc tranh luận nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh)

1. Tính cấp thiết của đề tài

Lập luận là một thao tác tư duy đã được nhắc tới trong nghệ thuật hùng biện của mỗi cá nhân trước một vấn đề, sự việc nào đó trong đời sống hằng ngày. Sau này lập luận đã được miêu tả trong logic học, được nghiên cứu trong thao tác làm văn nghị luận và được tìm hiểu ở ngữ dụng học. Tuy nhiên, lập luận trong văn nghị luận ở nhà trường hiện nay chưa được phân tích một cách thấu đáo. Cũng như vậy, lập luận trong các bài tranh luận văn học hầu như chưa được chạm đến trong các công trình nghiên cứu nào. Do đó, tìm hiểu về lập luận trong các bài tranh luận hướng đến một đối tượng mà ở đó lập luận là phương thức tranh biện chủ yếu.

Trong lịch sử văn học Việt Nam, đặc biệt vào những năm đầu của thế kỷ XX đã nảy sinh khá nhiều cuộc tranh luận văn học như cuộc tranh luận về: Thơ mới, thơ cũ; Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh; Dâm hay không dâm… Những cuộc tranh luận này đã được ghi nhận trong các công trình của Vũ Đức Phúc, Mã Giang Lân và được tập hợp trong cuốn: “Tranh luận văn nghệ Thế kỷ XX”, NXB Lao động Hà Nội, 2002. Tuy nhiên thực tế cho thấy rằng, các nhà nghiên cứu văn học chỉ hướng đến việc tái hiện trình tự cuộc tranh luận, quan điểm của các cá nhân chứ không phân tích về nghệ thuật tranh luận, cách thức lập luận của mỗi tác giả.

Trong nghị luận văn học ở nhà trường, lập luận chủ yếu được chú trọng ở công đoạn trình bày văn bản và đoạn văn với các thao tác như: diễn dịch, quy nạp, tổng phân tổng. Đối với ngữ dụng học, lập luận thường được phân tích qua ngôn ngữ hội thoại, lập luận trong các đoạn thoại giữa các nhân vật đối thoại trực tiếp theo hệ thống từ luận cứ đến kết luận. Trong khi đó dưới góc độ logic, các công trình nghiên cứu như: Khoa học lôgich của Hêghen, Giáo trình Logic học đại cương của Nguyễn Như Hải đã miêu tả lập luận hết sức phong phú như: suy lí, khẳng định, phủ định, chứng minh, bác bỏ…qua đó diện mạo của lập luận trong văn bản sẽ rất rõ ràng, minh bạch.

Đó cũng là lí do mà chúng tôi muốn nghiên cứu đề tài: Lập luận trong các bài tranh luận văn học(khảo sát qua cuộc tranh luận nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh). Dưới góc độ logic học, chúng tôi hy vọng đề tài sẽ làm sáng tỏ nghệ thuật lập luận trong các bài tranh luận văn học.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn nhằm mục đích mô tả, khái quát hóa được các cách thức lập luận và chiến lược lập luận trong các bài tranh luận văn học (khảo sát qua một cuộc tranh luận cụ thể) của hai nhóm tác giả. Về chủ trương nghệ thuật vị nghệ thuật có các tác giả tiêu biểu như: Hoài Thanh, Thiếu Sơn, Lê Tràng Kiều…; nhóm tác giả nghệ thuật vị nhân sinh có các “”cây bút” như: Hải Triều, Hải Thanh, Hồ Xanh…Trên cơ sở đó bước đầu phân tích vai trò, hiệu quả của các hình thức lập luận đối với nghệ thuật tranh luận.

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

4. Phương pháp nghiên cứu

5. Bố cục luận văn

Ngoài phần MỞ ĐẦU, KẾT LUẬN và TÀI LIỆU THAM KHẢO, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung

Chương 2: Phương pháp lập luận và cấu trúc lập luận trong các bài tranh luận nghệ thuật vị nghệ thuật, nghệ thuật vị nhân sinh

Chương 3: Vai trò của các hình thức lập luận đối với nghệ thuật tranh luận

6.Tổng quan tài liệu nghiên cứu

CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

1.1. CÁC QUAN NIỆM VỀ LẬP LUẬN

1.1.1. Lập luận theo logic học

– Trong triết học, thuật ngữ logic được dùng với nghĩa: Logic chỉ những mối liên hệ tất yếu của các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan. Quá trình nhận thức đi “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng” (Lênin), do đó con người có được tri thức về những sự vật, hiện tượng tồn tại riêng lẻ tiến tới nhận thức cái chung, khái quát về những sự vật và mối liên hệ giữa các sự vật đó với nhau.

Từ định nghĩa về logic, khái niệm ngành Logic học được G.W.F. Hegel lý giải rằng: Logic học là khoa học về tư duy, về những quy định và những quy luật của nó, nhưng tư duy như là tư duy (nói chung) chỉ cấu thành tính xác định phổ quát hay cái tố chất, trong đó ý niệm thể hiện như là ý niệm lôgích [17,tr 101]. Do đó, ý niệm cũng chính là tư duy, là một chỉnh thể đang phát triển của các quy định và các quy luật riêng mà tự nó mang lại, chứ không phải được tìm thấy ở bản thân từ trước.

– Ở phương diện cấu trúc, tư duy tồn tại thành hai trạng thái là nội dung và hình thức. Trong đó, nội dung của tư duy là kết quả của sự phản ánh những đặc tính bản chất của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan vào trí óc con người. Còn hình thức của tư duy chính là kết cấu bên trong của nó, tồn tại dưới các dạng: Khái niệm, phán đoán và suy luận các phương pháp suy luận (trực tiếp, gián tiếp, tam đoạn luận, suy luận tương tự…).

(1) Trong đó, khái niệm được hiểu là hình thức của tư duy phản ánh các dấu hiệu bản chất, sự tồn tại khác biệt của một sự vật riêng lẻ. Hình thức thể hiện ra bên ngoài của khái niệm được biểu thị bằng từ hay cụm từ.

(2) Phán đoán là hình thức của tư duy nhằm nêu lên sự khẳng định hay phủ định về các thuộc tính, các mối quan hệ của đối tượng. Trong ngôn ngữ, phán đoán được biểu thị bằng câu. Về tính chất, phán đoán có thể chân thực hay mang tính giả dối.

(3) Suy luận là hình thức của tư duy, từ một hay nhiều phán đoán (gọi là tiền đề) ta có thể rút ra kết luận theo các quy tắc xác định.

Trong Logic học, lập luận được hiểu gần giống suy luận. Nguyễn Đức Dân trong cuốn Logich và Tiếng Việt đã định nghĩa: “Suy luận là một quá trình nhận thức hiện thực một cách gián tiếp: Từ một hoặc một số phán đoán đã biết chúng ta suy ra một phán đoán mới” [10, tr.143]. Khi người nói tham gia tranh luận một vấn đề gì đó, không ít người khăng khăng bảo vệ quan điểm của mình mà lập luận một cách luẩn quẩn, vòng vo hay thiếu kiến thức logic để phản bác sự vô lý của đối phương. Do đó vai trò của lập luận nhằm để “phát hiện sự kiện, để chứng minh, để bảo vệ quan điểm của mình, để bác bỏ những ý kiến đối lập” [10,tr. 144]. Cơ sở của lập luận có thể dựa vào văn hóa của một cộng đồng, tâm lý và quan niệm của xã hội hay cá nhân, dựa theo nền tảng tri thức khoa học, vốn từ ngữ và những thao tác logic được vận dụng trong quá trình tư duy.

Theo Logic học đại cương của Vương Tất Đạt, để rút ra kết luận đúng đắn trong quá trình lập luận, cần phải tuân theo hai điều kiện:

(1) Các tiên đề dùng để xây dựng lập luận phải chân thực.

(2) Sử dụng chính xác các quy luật (và các quy tắc) của tư duy [13, tr.13].

Như vậy, kết luận trong logic được suy ra từ sự tất yếu của tiền đề, dựa vào tính đúng/sai của tiền đề để quyết định. Tính chân thực của tư duy được quyết định bởi sự phù hợp của hiện thực, còn tính đúng đắn của nó phải tuân theo các quy luật và các quy tắc của logic học (còn trong lập luận thường, kết luận được suy ra phụ thuộc vào ngữ cảnh cũng như định hướng của người nói).

1.1.2. Lập luận trong ngôn ngữ học

a. Lập luận theo quan điểm ngữ dụng học

– Trong giao tiếp hằng ngày, chúng ta thường dùng thao tác lập luận để thuyết phục, tranh biện, chứng minh hay giải thích một vấn đề nào đó nhằm dẫn dắt người nghe đến một kết luận mà người nói muốn đề cập tới. Giáo trình Ngữ dụng học của tác giả Đỗ Thị Kim Liên, lập luận được định nghĩa là: Một chiến lược hội thoại nhằm dẫn dắt người nghe, người đọc đến một kết luận mà người nói, người viết có định hướng, có chủ đích nêu ra [20,tr.141]. Cái mà người nói hướng tới ngoài thông tin miêu tả còn là sự thể hiện một thái độ, tình cảm, sự đánh giá, nhận định, hành động nào đó.

Lập luận có hai thành phần, đó là: Lý lẽ của lập luận, còn được gọi là luận cứ (ký hiệu p,q); kết luận (được ký hiệu là r). Mối quan hệ của các thành phần lập luận được thể hiện như sau: q, p →r.

Lập luận là hành vi ở lời có đích thuyết phục, đây là hoạt động ngôn ngữ có thể xuất hiện trong một diễn ngôn đơn thoại (như trong phát ngôn, văn bản viết), đoạn hội thoại giữa các nhân vật.

Đặc điểm về quan hệ của lập luận: Trong bất cứ diễn ngôn nào cũng chứa yếu tố lập luận, ở đó có thể là lập luận đơn giản hay lập luận phức tạp. Chẳng hạn trong văn bản, tư tưởng chủ đề của diễn ngôn là tư tưởng chủ đề của từng đoạn văn, trong tổng thể bài viết thì các lập luận bộ phận (ký hiệu r) hợp thành lập luận chung cho diễn ngôn, được biểu diễn như sau: r1, r2, r3…→ R.

– Trong ngữ dụng học, lập luận là cách mà người nói đưa ra một số lý lẽ (hay còn gọi là luận cứ) nhằm dẫn dắt người nghe đến một kết luận nào đó mà người nói muốn hướng tới. Tuy nhiên lập luận với thuyết phục và lập luận với logic lại có sự khác nhau cần phân biệt rõ.

(1) Lập luận và thuyết phục đều là chiến lược hội thoại. Nếu lập luận gồm có hai thành phần: Luận cứ và kết luận thì màn thuyết phục muốn đạt được thành công thì đòi hỏi các yếu tố như: Cơ hội, lý lẽ (luận cứ), tính biểu cảm của lời, thái độ người nghe. Theo đó, trong quá trình thuyết phục một đối tượng cụ thể, lập luận chỉ là một nhân tố lý lẽ, góp phần quan trọng làm nên sự thành công của thuyết phục.

(2) Trong ngữ dụng học, lập luận là một hoạt động ngôn ngữ do các hành vi ở lời tạo ra, kết luận được rút ra từ các luận cứ và mang tính chiêm nghiệm, phụ thuộc ngữ cảnh hay định hướng của người nói, lập luận có tính tranh biện và không có tính tất yếu. Trong khi đó, theo logic học, lập luận có tính tất yếu dựa trên các quy tắc logic, quan hệ lập luận xảy ra giữa các mệnh đề, trên những chân lý được đánh giá đúng/ sai. Một kết luận đúng chỉ khi có các luận cứ đúng.

b. Lập luận trong văn nghị luận ở nhà trường

– Văn nghị luận nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Do đó khi trình bày ý kiến, người viết phải đưa ra hệ thống lý lẽ, dẫn chứng thuyết phục nghĩa là phải biết lập luận. Trong Luyện cách lập luận trong đoạn văn nghị luận cho học sinh phổ thông, Nguyễn Quang Ninh đã trình bày các yếu tố của lập luận như sau:

(1) Trong đó, luận cứ là những lí lẽ, những dẫn chứng được rút ra từ thực tiễn của đời sống xã hội được nhiều người thừa nhận để làm cơ sở cho việc dẫn tới kết luận. Những lí lẽ, dẫn chứng ấy đưa ra nhằm mục đích giải thích, phân tích và chứng minh tạo nên tính giá trị cho kết luận.

Trong quá trình lập luận, số lượng luận cứ không hạn định và được sử dụng một cách phù hợp, miễn sao đảm bảo rằng các luận cứ không đối lập, mâu thuẫn nhau để góp phần làm sáng tỏ kết luận. Trong thực tế, nếu các luận cứ đồng hướng nhau sẽ giúp người đọc tin vào kết luận, khẳng định kết luận. Còn đối với các luận cứ đi ngược chiều với kết luận (nghịch hướng) sẽ giảm hiệu lực của kết luận. Tuy nhiên trong các văn bản nghị luận, việc đưa ra luận cứ nghịch hướng có tác dụng làm người tranh luận không thể lật lại vấn đề, buộc phải chấp nhận những gì mà người viết đưa ra. Việc sắp xếp trật tự các luận cứ trong khi lập luận là rất cần thiết và có tính định hướng. Thông thường các luận cứ đồng hướng được sắp xếp gần kết luận, luận cứ càng mạnh càng đứng gần vị trí kết luận hơn. Trong khi lập luận. nếu số lượng luận cứ nghịch hướng nhiều hơn số lượng luận cứ đồng hướng thì kết luận sẽ bị giảm giá trị.

(2) Kết luận lập luận: Là cái đích mà người viết muốn người đọc chấp nhận. Nó được rút ra sau khi được giải thích, phân tích và chứng minh trong quá trình lập luận. Kết luận đó có thể là một sự khẳng định, một sự phủ định hay bộc lộ một tình cảm, thái độ đánh giá…của người viết.

(3) Cách thức lập luận: Là sự phối hợp, tổ chức, liên kết các luận cứ theo những cách thức suy luận nào đó để dẫn tới kết luận.

Các thao tác trình bày lập luận thường gặp như: Giải thích, chứng minh, bác bỏ, bình luận, phân tích, tổng hợp, so sánh…

Lập luận trong các bài tranh luận văn học(khảo sát qua cuộc tranh luận nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh)
Lập luận trong các bài tranh luận văn học(khảo sát qua cuộc tranh luận nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh)

1.2. GIỚI THIỆU VỀ CÁC BÀI TRANH LUẬN TRONG TUYỂN TẬP TRANH LUẬN VĂN NGHỆ THẾ KỶ XX

1.2.1. Tổng quan về cuộc tranh luận nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh

1.2.2.Trình tự các cuộc tranh luận về nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong chương 1, chúng tôi đã trình bày về khái niệm của lập luận dưới góc độ nghiên cứu của Logic học, ngữ dụng học, trong văn nghị luận sách giáo khoa ở nhà trường…Chính vì đây là các bài viết được đăng tải trên các tờ báo, sách nghiên cứu …hình thức trình bày dưới dạng văn bản, do đó trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi đã phân tích lập luận theo Logic học và trong văn nghị luận ở sách giáo khoa. Còn đối với ngữ dụng học, lập luận chủ yếu là bàn về hội thoại, hành vi tại lời trong giao tiếp hàng ngày nên chúng tôi loại trừ khảo sát nghiên cứu lập luận theo hướng đi này.

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN VÀ CẤU TRÚC LẬP LUẬN TRONG CÁC BÀI TRANH LUẬN NGHỆ THUẬT VỊ

NGHỆ THUẬT, NGHỆ THUẬT VỊ NHÂN SINH

Trong cuốn Tranh luận văn nghệ thế kỷ XX thì thao tác trình bày lập luận của các tác phẩm được vận dụng phổ biến đó là: Diễn dịch, quy nạp, tổng- phân- tổng, song hành và móc xích.

(1) Thao tác lập luận diễn dịch: Cách thức lập luận đi từ cái chung, khái quát, phổ biến để suy ra cái riêng. Đoạn văn có câu chủ đề đứng ở đầu đoạn, các câu mang nội dung được suy ra từ nội dung của câu chủ đề được gọi là các luận cứ của lập luận.

(2) Thao tác lập luận quy nạp: Cách thức lập luận đi từ cái riêng đến cái chung. Đoạn văn có câu chủ đề đứng ở vị trí kết thúc đoạn, là câu mang nội dung tổng quát được rút ra từ nội dung của các câu luận cứ, đây chính là kết luận của lập luận.

(3) Thao tác lập luận tổng- phân- tổng: Là cách thức bắt đầu bằng lập luận quy nạp đến diễn dịch và kết thúc là lập luận quy nạp. Đoạn văn thường bắt đầu bằng một câu có tính khái quát, tiếp theo là những câu triển khai nội dung cụ thể và kết thúc là câu kết thúc nội dung đang trình bày.

(4) Thao tác lập luận song hành: Là phương thức lập luận tạo nên sự bình đẳng giữa các luận cứ (trong đoạn văn) và các luận điểm (trong văn bản).

(5) Thao tác lập luận móc xích: Đây là đoạn văn mà các câu văn nối tiếp nhau về ý, ý câu trước là tiền đề cho câu sau. Là phương thức lập luận tạo nên sự tiếp nối phát triển nghĩa về mặt nội dung giữa các luận cứ (trong đoạn văn) hoặc giữa các luận điểm (trong văn bản) nằm liền kề nhau.

2.1. LẬP LUẬN TRONG CÁC BÀI NÊU QUAN ĐIỂM

Trong quá trình khảo sát, chúng tôi tiến hành phân tích các yếu tố lập luận của một tác phẩm dựa trên kết cấu văn bản, phương thức lập luận ở cấp độ văn bản, phương thức lập luận ở cấp độ đoạn văn. Từ đó rút ra cách thức lập luận phổ biến nhất mà các tác giả vận dụng trong khi nêu quan điểm tranh luận.

2.1.1. Lập luận trong toàn văn bản

a. Kết cấu trong các bài nêu quan điểm

Chúng tôi thấy rằng: 75 bài viết nêu quan điểm trong cuộc tranh luận Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh có bố cục chủ yếu là 2 dạng: Một là dạng Mở đầu – Nội dung – Kết luận (xuất hiện 40 lần – chiếm 53.3%), hai là dạng Mở đầu – Nội dung (xuất hiện 16 lần – chiếm 21.3%). Các dạng kết cấu văn bản nghị luận như: Phần nội dung, Nội dung- Kết luận thường chiếm số lượng nhỏ.

Đối với dạng Mở đầu- Nội dung- Kết luận: Vì mục đích để người đọc hiểu được ý tưởng của mình cho nên người viết phải trình bày đầy đủ các phần: dẫn nhập, phần triển khai, phần thâu tóm vấn đề hoặc nâng cao vấn đề. Dạng này xuất hiện trong các bài viết như: Nghệ thuật với đời người; Văn học bình dân; Nói về thi ca bình dân; Kép Tư Bền một tác phẩm thuộc về cái triều lưu “nghệ thuật vị dân sinh” ở nước ta; Bệnh của nhà văn; Câu chuyện văn chương tả chân chủ nghĩa…

Dạng Mở đầu – Nội dung: Các bài viết thường không có kết luận, vì hệ thống luận điểm ở phần nội dung đã rõ và người viết tin rằng người đọc sẽ nắm được ý tưởng của mình nên không cần thêm đoạn kết. Dạng này xuất hiện ở các bài viết như: Cần phải có một thứ văn chương mạnh mẽ hơn; Nghệ thuật với nhân sinh; Ngoại cảnh trong văn chương; Mặt trận văn chương: Nội dung và hình thức – Chức vụ của nhà văn; Phan Văn Dật mang cái mặt nạ cãi cho bọn Hoài Thanh; Nhà văn với dân cày và dân thợ…

b. Cách thức lập luận ở cấp độ văn bản

Cách thức lập luận của 75 bài viết nêu quan điểm thường xuất hiện hai dạng lập luận ở cấp độ văn bản như: Xuất hiện nhiều nhất là dạng lập luận tổng- phân- hợp và dạng lập luận diễn dịch. Với cấu trúc tổng- phân- tổng được xem là kiểu kết cấu văn bản nghị luận kinh điển, thể hiện đầy đủ chức năng của văn bản, truyền tải nội dung bài viết một cách rõ ràng, trọn vẹn. Còn ở dạng lập luận diễn dịch giúp người viết bộc lộ quan điểm và thái độ đánh giá ngay từ đầu, sau đó tiến hành phân tích, giải thích chứng minh quan điểm khi tham gia cuộc “bút chiến” về nghệ thuật.

2.1.2. Cách thức lập luận ở cấp độ đoạn văn

Đoạn văn là một kết cấu văn bản, tập hợp các cụm câu liên kết chặt chẽ với nhau về mặt nội dung và hình thức nhằm thể hiện một chủ đề bộ phận trong chủ đề chung của văn bản. Đây là sự phân đoạn văn bản về mặt logic- ngữ nghĩa, ngữ pháp vừa là kết quả của việc thể hiện biểu cảm, thẩm mĩ. Về mặt nội dung: đoạn văn làm thành một chỉnh thể thông báo, làm nên chủ đề bộ phận của kết cấu văn bản. Về hình thức, cách xác định đoạn văn nhờ dấu hiệu ngăn cách các đoạn thường là dấu chấm qua hàng, thụt đầu dòng và viết hoa, nhưng đây không phải là dấu hiệu hình thức tiên quyết.

Đối với các văn bản nghị luận, ngoài lý do quy tắc ngữ pháp còn có lý do phong cách cá nhân và đặc điểm thể loại nên việc nhận diện đoạn văn còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác. Như vậy trong quá trình khảo sát, tùy theo cách lập luận của mỗi tác giả, chúng tôi vừa dựa vào nội dung của từng đoạn văn, vừa dựa vào sự phân đoạn hình thức của văn bản để chia tách một cách hợp lý và mạch lạc.

Qua khảo sát, chúng tôi thấy rằng: Cách thức lập luận ở cấp độ đoạn văn của 75 bài viết nêu quan điểm thì dạng lập luận quy nạp xuất hiện nhiều nhất (230 lần), thứ hai là dạng lập luận diễn dịch (156 lần), thứ ba là dạng lập luận tổng- phân- tổng (81 lần), còn dạng lập luận song hành và móc xích xuất hiện với số lượng khá ít.

2.2. LẬP LUẬN TRONG CÁC BÀI PHẢN BÁC

Thao tác bác bỏ nghĩa là dùng lí lẽ và chứng cứ để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác,…từ đó nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe (người đọc).

2.2.1. Lập luận trong toàn văn bản

a. Kết cấu tác phẩm

Trong 17 bài có mục đích phản bác, kết cấu văn bản được trình bày dưới 2 dạng phổ biến: Một là dạng Mở đầu – Nội dung – Kết luận (xuất hiện 8 lần, chiếm 47%), hai là dạng Mở đầu- Nội dung ( xuất hiện 5 lần, chiếm 29.4%).

b. Cách thức lập luận ở cấp độ văn bản

Trong 17 bài viết có mục đích phản bác quan điểm thì dạng lập luận diễn dịch và quy nạp (đều xuất hiện 8 lần, chiếm 47%) là hai phương thức lập luận chủ yếu. Bởi hai thao tác này giúp việc bác bỏ ý kiến của đối phương một cách thuyết phục, sắc bén nhất. Trong lập luận diễn dịch, câu chủ đề thường nằm ở đầu đoạn, những câu sau triển khai ý của câu chủ đề. Tác giả nêu rõ thái độ, quan điểm không đồng tình lên đầu văn bản, sau đó tiến hành bác bỏ từng luận điểm, luận cứ ở phần nội dung, cách thức lập luận này mang lại giá trị hiệu quả cao, cuộc tranh luận vì thế càng trở nên hấp dẫn và gay cấn. Đối với thao tác quy nạp, tác giả lần lượt bác bỏ hệ thống luận điểm, luận cứ trong phần nội dung, sau đó tiến hành khái quát và bày tỏ thái độ nhận xét, đánh giá ở cuối văn bản.

2.2.2. Chiến lược lập luận trong các bài phản bác

Để bác bỏ một ý kiến sai, có thể thực hiện bằng các cách như: Bác bỏ luận điểm tức là chỉ ra cái sai của bản thân luận điểm đó; Bác bỏ luận cứ tức là chỉ ra tính chất sai lầm, giả tạo trong lí lẽ và dẫn chứng được sử dụng; Bác bỏ cách lập luận là chỉ ra sự mâu thuẫn, không nhất quán, phi logic trong lập luận của đối phương. Từ đó chỉ ra sự đổi thay, đánh tráo khái niệm trong quá trình lập luận. Tùy theo tính chất đúng sai của các ý kiến mà vận dụng lập luận bác bỏ một cách thích hợp và đưa ra kết luận đúng đắn, thuyết phục, khách quan.

Trong chiến lược lập luận của các bài phản bác, chúng tôi nhận thấy có hai cách thức bác bỏ được các tác giả vận dụng chủ yếu, đó là: bác bỏ luận cứ và luận điểm. Chiến lược bác bỏ cách thức lập luận và bác bỏ luận đề chiếm số lượng rất ít.

2.3. TÍNH LIÊN KẾT CỦA VĂN BẢN TRONG CÁC TÁC PHẨM TRANH LUẬN

Để tạo nên tính chặt chẽ giữa các câu văn trong đoạn văn, giữa các đoạn văn với nhau trong một văn bản, cần phải có những phương thức liên kết nhất định về các phương tiện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp để kết nối các câu, các đoạn với nhau. Trong phương thức liên kết các câu, ta sử dụng các phương tiện chủ yếu như: Lặp, thế, nối, đặt câu hỏi, liên tưởng, đối. Còn đối với việc liên kết các đoạn văn với nhau chủ yếu sử dụng các phương tiện phổ biến như: Câu nối (là loại câu không mang thông tin, có chức năng chuyển ý); Dùng từ ngữ chỉ trình tự; Dùng các từ ngữ có ý nghĩa tổng kết hoặc khái quát; Dùng các từ ngữ chỉ sự độc lập, tương phản; Dùng các đại từ thay thế.

2.3.1. Phương tiện liên kết câu

2.3.2. Phương tiện liên kết đoạn văn

Theo kết quả khảo sát của chúng tôi, phương thức liên kết giữa các câu văn trong đoạn văn và giữa các đoạn văn xuất hiện 1510 lần. Trong đó ở phương tiện liên kết câu thì phương thức nối xuất hiện nhiều nhất (396 lần), phương thức thế xuất hiện thứ hai (241 lần), phương thức dùng dấu hỏi xuất hiện nhiều thứ ba (232 lần), phương thức lặp xuất hiện nhiều thứ tư (231 lần) và cuối cùng là phương thức liên tưởng (65 lần) và phương thức đối (50 lần). Ở phương tiện liên kết các đoạn văn thì phương thức dùng các từ ngữ chỉ sự độc lập, tương phản xuất hiện nhiều nhất (125 lần); thứ hai là phương thức dùng các đại từ thay thế (xuất hiện 88 lần).

TIẾU KẾT CHƯƠNG 2

Trên cơ sở khảo sát ở những nội dung đã trình bày, bước đầu chúng tôi rút ra một số ý trọng yếu như sau:

(1) Qua số liệu khảo sát có thể thấy rằng đối với các bài nêu quan điểm hay phản bác thì bố cục bài viết thường trình bày theo hai dạng: Mở đầu- Nội dung- Kết luận và dạng Mở đầu- Nội dung. Đây là các dạng kết cấu phổ biến, phù hợp với văn nghị luận, giúp người viết nêu rõ vấn đề, triển khai vấn đề, khái quát, nhấn mạnh thông điệp nội dung muốn truyền đạt đến người đọc.

(2) Ở cấp độ văn bản, trong những bài nêu quan điểm thường xuất hiện cấu trúc tổng phân tổng và diễn dịch. Điều này phù hợp đối với những bài lập luận mục đích là chứng minh, làm sáng tỏ một vấn đề nào đó. Trường hợp câu chủ đề nằm đầu văn bản (thao tác lập luận diễn dịch) giúp người viết nêu rõ ý kiến, quan điểm ngay từ đầu khi tham gia cuộc “bút chiến” về nghệ thuật. Tác giả đi từ cái chung, cái khái quát đến cái riêng lẻ, bóc tách từng đặc điểm, tính chất của sự việc một cách cụ thể. Cũng như vậy, với cấu trúc tổng- phân- tổng được xem là kiểu kết cấu văn bản nghị luận kinh điển, thể hiện đầy đủ chức năng của văn bản, truyền tải nội dung bài viết một cách rõ ràng, trọn vẹn.

(3) Ở cấp độ đoạn văn, các bài viết nêu quan điểm có cách thức lập luận chủ yếu là dạng quy nạp (xuất hiện 230 lần) và dạng diễn dịch ( xuất hiện 156 lần).

(4) Đối với các bài viết có mục đích phản bác thì cấu trúc văn bản thường sử dụng thao tác lập luận diễn dịch (chiếm 47%) và quy nạp (chiếm 47%). Bởi hai thao tác này giúp việc bác bỏ ý kiến của đối phương một cách thuyết phục, sắc bén nhất. Trong lập luận diễn dịch, câu chủ đề thường nằm ở đầu đoạn, những câu sau triển khai ý của câu chủ đề. Tác giả nêu rõ thái độ, quan điểm không đồng tình lên đầu văn bản, sau đó tiến hành bác bỏ từng luận điểm, luận cứ ở phần nội dung, cách thức lập luận này mang lại giá trị hiệu quả cao, cuộc tranh luận vì thế càng trở nên hấp dẫn và gay cấn. Đối với thao tác quy nạp, tác giả lần lượt bác bỏ hệ thống luận điểm, luận cứ trong phần nội dung, sau đó tiến hành khái quát và bày tỏ thái độ nhận xét, đánh giá ở cuối văn bản.

(5) Trong thao tác lập luận bác bỏ, thao tác bác bỏ luận cứ và luận điểm được vận dụng một cách triệt để, thể hiện năng lực tranh biện sắc sảo, lập luận logic của mỗi tác giả khi tham gia trận tranh luận.

(6) Để tạo nên những cách thức lập luận trên, giữa các câu văn trong đoạn văn và giữa các đoạn văn trong văn bản phải có những phương tiện liên kết nhất định. Theo kết quả khảo sát của chúng tôi, phương thức liên kết giữa các câu văn trong đoạn văn và giữa các đoạn văn trong văn bản xuất hiện 1510 lần, trong đó ở phương tiện liên kết câu thì phương thức nối xuất hiện nhiều nhất, thứ hai là phương thức thế; ở phương tiên liên kết giữa các đoạn văn thì phương thức dùng từ ngữ chỉ sự đối lập, tương phản và dùng đại từ thay thế xuất hiện phổ biến nhất.

CHƯƠNG 3

VAI TRÒ CỦA CÁC HÌNH THỨC LẬP LUẬN ĐỐI VỚI NGHỆ THUẬT TRANH LUẬN

3.1. NÊU BẬT HỆ THỐNG LUẬN ĐIỂM

Suy cho cùng mọi quan điểm về văn học nghệ thuật đều là vấn đề quan niệm của cá nhân hay xã hội trong một giai đoạn lịch sử nào đó. Cái đúng, cái sai trong các quan niệm sẽ được thực tiễn chứng minh. Nói cách khác, quan điểm đó có tỏ ra thuyết phục hay không thì khi mới xuất hiện, người ta chú ý trước tiên là ở cách thức lập luận của người trình bày, tác giả đó căn cứ vào đâu để kết luận như vậy, những căn cứ đó có đủ sức thuyết phục hay không. Vì thế trong chương này chúng tôi sẽ phân tích về vai trò của các hình thức lập luận hay hiệu quả của chiến lược lập luận đối với nghệ thuật tranh luận trong các bài tranh luận nghệ thuật vị nghệ thuật, nghệ thuật vị nhân sinh.

3.1.1. Chú trọng vào tính logic trong lập luận

Tính logic của một bài văn nghị luận phụ thuộc vào việc tổ chức, sắp xếp hệ thống các luận điểm, luận cứ theo một phương thức lập luận nhất định.

3.1.2. Lựa chọn các luận điểm, luận cứ để rút ra kết luận một cách hiệu quả

Tùy mục đích của bài viết mà người trình bày có thể lựa chọn số lượng luận điểm, luận cứ phù hợp với nội dung đồng thời chính bản thân luận điểm, luận cứ đó sẽ đảm nhiệm vai trò làm bật lên kết luận, ý tưởng của tác phẩm.

3.1.3. Xây dựng hướng lập luận khéo léo

+ Các luận điểm/ luận cứ đồng hướng lập luận (cùng hướng về kết luận).

+ Các luận điểm/ luận cứ nghịch hướng lập luận (trái hướng với kết luận).

Do đó, đối với các luận cứ đồng hướng kết luận thường đạt được sự phù hợp, có giá trị lớn trong việc thuyết phục người đọc tin vào kết luận, khẳng định kết luận là đúng. Còn đối với các luận cứ nghịch hướng thường xuất hiện trong văn nghị luận do tính chất tranh luận mạnh mẽ, có tác dụng ngăn sự lật lại vấn đề của người tranh luận.

3.2. TẠO NÊN TÍNH THUYẾT PHỤC CỦA CÁC BÀI VIẾT TRANH LUẬN

3.2.1. Sử dụng linh hoạt các thủ pháp lập luận

a. Thủ pháp chứng minh

Là thao tác không thể thiếu trong làm văn nghị luận, nhằm tạo niềm tin và thuyết phục người đọc đồng tình với quan điểm, ý kiến của người viết trình bày. Thao tác này đòi hỏi người viết phải đưa ra những dẫn chứng chân thực “nói có sách mách có chứng”, chính xác, logic để làm sáng tỏ vấn đề. Trong hầu hết 92 bài viết đều sử dụng thao tác chứng minh. Việc đưa ra dẫn chứng lại được sử dụng khác nhau, có khi nó xuất hiện trực tiếp để chứng minh cho luận điểm, có khi lại đứng độc lập thành một văn bản tách biệt nhằm chứng minh gián tiếp cho các quan điểm trình bày ở trước đó.

b. Thủ pháp bình luận

Đây là thao tác bàn bạc và đánh giá sự đúng/ sai, hay/ dở, lợi/ hại, thật/ giả của một chủ trương, ý kiến nào đó. Tác giả phải xác định và giới thiệu đối tượng bình luận, sau đó đề xuất ý kiến, quan điểm cá nhân trước vấn đề cần bàn. Bên cạnh việc sử dụng thao tác bình luận, tác giả đã kết hợp linh hoạt các thao tác khác như: chứng minh, giải thích, phân tích, đặt vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau. Tác giả bài viết đã đánh giá ý kiến, chủ trương của phái nghệ thuật vị nhân sinh là sai trái.

c. Thủ pháp phản biện

Là thao tác dùng lí lẽ và chứng cứ để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác,…từ đó nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe (người đọc). Để bác bỏ một ý kiến sai, có thể thực hiện bằng các cách như: Bác bỏ luận đề, luận điểm, bác bỏ luận cứ, bác bỏ cách thức lập luận. Sau đó chỉ ra sự đổi thay, đánh tráo khái niệm trong quá trình lập luận. Tùy theo tính chất đúng sai của các ý kiến mà vận dụng lập luận bác bỏ một cách thích hợp và đưa ra kết luận đúng đắn, thuyết phục, khách quan.

d. Thủ pháp so sánh

Là thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, hoặc là các mặt trong cùng một sự vật nhằm thấy rõ đặc điểm và giá trị của mỗi sự vật, hiện tượng. So sánh để chỉ ra những nét giống nhau gọi là so sánh tương đồng, còn so sánh để chỉ ra sự khác biệt gọi là so sánh tương phản. Vì vậy, khi so sánh, phải đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá cùng một tiêu chí mới thấy được sự giống và khác nhau giữa chúng. Qua đó, người viết phải nêu rõ quan điểm, nhận xét, đánh giá của mình trước vấn đề đang trình bày. Đối với các bài viết tranh luận về văn nghệ, thao tác so sánh, đối chiếu có vai trò cực kì quan trọng giúp người đọc thấy rõ bản chất khác biệt của hai quan điểm, chủ trương về thuyết nghệ thuật.

e. Thủ pháp nêu phản đề

Là cách tác giả đưa ra một ý kiến trái ngược với ý kiến của mình đang cần bàn. Trên cơ sớ đó mình dùng lập luận để bác bỏ ý kiến, khẳng định quan điểm mình đang trình bày.

3.2.2. Chiến lược đánh vào tâm lý của đối phương

a. Thủ pháp cương nhu

Đây là thủ pháp sắp xếp, kết hợp các luận điểm/ luận cứ một cách mềm dẻo, đanh thép vận dụng linh hoạt để rút ra kết luận. Cũng có khi bài viết chỉ sử dụng thủ pháp lập luận thuần cương thể hiện thái độ cương quyết, cứng rắn của người viết. Hệ thống luận điểm, luận cứ này khiến đối phương bị dồn vào thế “bí” buộc phải thừa nhận quan điểm của người trình bày đưa ra.

b. Thủ pháp đòn bẩy

Là thao tác mượn vấn đề A để cố ý nhấn mạnh, liên tưởng đến vấn đề B. Buộc đối phương phải chấp nhận A đúng dẫn đến B đúng, đồng thời sử dụng lý lẽ của đối phương để làm dẫn chứng phục vụ cho việc trình bày của người viết trong lập luận.

c. Sử dụng hành văn, giọng điệu sắc sảo trong lập luận

Do đặc điểm và tính chất thể loại nên hành văn trong văn nghị luận ít dùng kiểu câu mô tả, trần thuật sự việc mà chủ yếu sử dụng kiểu câu khẳng định, phủ định đối với nội dung là các phán đoán chắc chắn. Giọng điệu mềm dẻo, cứng rắn, có khi lại mỉa mai sâu cay, đả kích, châm chọc ý kiến, quan điểm của đối phương. Qua đó trực tiếp bày tỏ tư tưởng, thái độ yêu ghét rõ ràng trong khi tham gia tranh luận. Có thể nói với giọng điệu mỉa mai, sâu cay người viết đã công kích đánh vào tâm lý của đối phương, thẳng thắn chỉ ra sai trái, nhầm lẫn của đối phương khi phê bình văn nghệ.

Bên cạnh đó, do nhu cầu lập luận, văn nghị luận thường dùng hệ thống từ ngữ có tính lập luận như: Thật vậy, bởi thế, tóm lại, bởi lẽ, không chỉ, mà còn, hễ, thì, sở dĩ, tuy nhiên…Chúng không những có tác dụng liên kết các câu văn trong văn bản mà còn thể hiện mối quan hệ nhân quả của luận điểm, luận cứ và làm cho lập luận trở nên chặt chẽ, giọng điệu trở nên mạnh mẽ, dứt khoát.

d. Đặt mình vào vị trí của đối phương trong cuộc tranh luận từ đó bác bỏ luận điểm sai trái

Mục đích của thủ pháp này để chứng tỏ khả năng hiểu biết, trình độ bao quát, phân tích cặn kẽ nhiều chiều của người viết, coi đây là cơ sở để tiến tới thao tác.

3.3. HẤP DẪN NGƯỜI ĐỌC BẰNG TÍNH TRÍ TUỆ

3.3.1. Khả năng định hướng và chất lượng nội dung tác phẩm

Đối với văn nghị luận, tính hấp dẫn của tác phẩm chính là sự cuốn hút đọc giả vào vấn đề mình đang trình bày. Có những vấn đề được tác giả lần đầu khai thác và cũng có những vấn đề được bàn đi bàn lại nhiều lần lại được người viết đi sâu phân tích, mở ra chiều hướng khai thác mới nên vẫn hấp dẫn, có ích cho người đọc. Do đó một “cây bút” có kiến thức sâu rộng, phương pháp tư duy khoa học và lựa chọn trúng chủ đề trọng điểm sẽ có cái nhìn sâu sắc, nắm rõ bản chất của đối tượng, từ đó hấp dẫn công chúng khi đón nhận “đứa con tinh thần” của mình.

3.1.2. Thể hiện vốn tri thức uyên bác của người viết

Trong hệ thống luận điểm, luận cứ và lý lẽ mà người viết đưa ra đều được minh chứng một cách khách quan, chính xác và cụ thể. Trong nhiều bài viết có sự so sánh, đối chiếu về các quan niệm nghệ thuật của các trường phái, học thuyết khác nhau trên thế giới. Có khi việc tranh luận không chỉ thu hẹp trong đề tài về nghệ thuật mà còn mở rộng ra về các vấn đề như: Giai cấp, chính sách phát triển con người phù hợp với thời đại mới…Chính cách thưởng thức văn chương, quan niệm sáng tác, mục đích sáng tác của các nhà văn đều mang đặc trưng của đời sống tinh thần, thái độ chính trị của các giai tầng trước thời cuộc của đất nước. Qua các bài viết tham gia cuộc tranh luận đã giúp người đọc được cung cấp, mở mang sự hiểu biết về nền văn học nghệ thuật trong nước, các trào lưu văn học nghệ thuật trên thế giới, từ đó cho thấy sự am hiểu tường tận, sâu sắc, tiếp thu văn hóa tinh hoa của nhân loại của các văn sĩ trong nước.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Vai trò của yếu tố hình thức lập luận vô cùng quan trọng để tạo nên sức thuyết phục cho tác phẩm. Đối với các bài viết có mục đích là chứng minh nêu quan điểm thì thao tác lập luận được vận dụng chủ yếu là: Chứng minh, giải thích, phân tích, bình luận…Còn những bài viết lập luận mục đích là phản bác thường vận dụng tối đa các thao tác như: Bác bỏ, nêu phản đề, so sánh, bình luận kết hợp với thao tác chứng minh, giải thích…Với mục đích này, các tác giả đã kết hợp linh hoạt nhiều thao tác lập luận hơn, thể hiện tư duy, khả năng phản biện sắc sảo của người viết. Bên cạnh mục đích thuyết phục người đọc, tính thuyết phục của tác phẩm còn nhằm buộc đối phương (người tham gia tranh luận) sẽ phải thừa nhận quan điểm của người trình bày là đúng, chiến lược đánh vào tâm lý người tranh luận còn được thể hiện bằng các thủ pháp lập luận như: Thủ pháp cương nhu, thủ pháp đòn bẩy, giọng điệu sắc sảo, mạnh mẽ có khi quyết liệt hay tác giả lại đặt mình vào vị trí của đối phương, sử dụng lí lẽ của người tranh luận để tiến hành lập luận bác bỏ…Qua đó khẳng định quan điểm, thái độ, lập trường vững vàng, cứng rắn của người viết khi đưa ra vấn đề cần bàn. Bên cạnh đó, do nhu cầu lập luận, văn nghị luận thường dùng hệ thống từ ngữ có tính lập luận như: Thật vậy, bởi thế, tóm lại, bởi lẽ, không chỉ, mà còn, hễ, thì, sở dĩ, tuy nhiên...Chúng không những có tác dụng liên kết các câu văn trong văn bản mà còn thể hiện mối quan hệ nhân quả của luận điểm, luận cứ và làm cho lập luận trở nên chặt chẽ, giọng điệu mạnh mẽ, dứt khoát.

Mỗi bài viết khi được đăng tải trên mặt báo mục đích cuối cùng và quan trọng nhất là được công chúng đón nhận, hoan nghênh. Để đạt được điều đó, người viết phải đầu tư chất lượng bài viết, cung cấp nội dung thông tin chính xác, dẫn chứng khách quan, thuyết phục, hấp dẫn nhằm đáp ứng nhu cầu được biết của công chúng. Do đó đòi hỏi mỗi tác phẩm phải có tính trí tuệ, trúng chủ đề dư luận quan tâm, chất lượng bài viết tốt và đặc biệt có khả năng định hướng xã hội. Ngoài ra tác giả bài viết phải cân nhắc, lựa chọn đảm bảo số lượng luận điểm, luận cứ phù hợp với từng chủ đề, trong đó đi sâu phân tích các luận điểm “mấu chốt” để làm nổi bật nội dung cần trình bày.

KẾT LUẬN

Trong đời sống hàng ngày, văn bản nghị luận đóng một vai trò hết sức quan trọng. Dù ở dạng nói (thường xuất hiện ở các câu trả lời, bàn luận, thảo luận, phát biểu ý kiến trong cuộc họp…) hay dưới dạng viết (trong các bài xã luận, chính luận, phê bình trên sách, báo…) thì phương thức nghị luận chiếm vai trò chủ đạo giúp con người phát triển năng lực tư duy, bộc lộ những nhận định, suy nghĩ, quan niệm, tư tưởng, thái độ của mình trước một vấn đề, sự việc, hiện tượng trong xã hội.

Khi phân tách các loại văn bản theo tiêu chí phương thức biểu đạt, người ta thường kể đến các loại văn bản như: Văn bản tự sự, văn bản biểu cảm, văn bản thuyết minh …Còn khi đã nói đến văn bản nghị luận, người ta đã xem tiêu chí lập luận trong văn bản là yếu tố hàng đầu.

Nếu phân chia các loại văn bản theo chức năng ngôn ngữ, người ta phải kể đến phong cách ngôn ngữ trong các văn bản chính luận. Thực chất dù là loại văn bản chính luận nào thì phương thức biểu đạt nghị luận vẫn là phương thức chủ yếu. Do đó chúng tôi nghĩ rằng khảo sát văn bản tranh luận chính là tìm đến một đối tượng điển hình cho thao tác lập luận trong nghị luận văn học.

Tóm lại, văn nghị luận là thể loại văn học dùng hệ thống lý lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận về một vấn đề nào đó trong các lĩnh vực như: Chính trị, xã hội, triết học, nghệ thuật…Muốn xây dựng được một văn bản nghị luận đòi hỏi người viết phải có ngôn ngữ lí luận sắc bén, lập luận chặt chẽ, có đầu óc tư duy logic, vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận như: Phân tích, tổng hợp, giải thích, suy luận, chứng minh, bác bỏ…Do vậy, việc tìm hiểu nghệ thuật lập luận trong các bài tranh luận văn học cũng là một trong những hướng tiếp cận văn học rất hiệu quả, giúp việc phân tích tác phẩm trở nên mạch lạc, rõ ràng, chính xác hơn.

Chính vì lập luận là thao tác được sử dụng phổ biến khi bàn về một vấn đề nào đó thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống, do đó hiện nay rất cần những công trình nghiên cứu chuyên sâu thu thập và bổ sung các cách thức lập luận. Chúng ta không chỉ tìm hiểu lập luận trong địa hạt văn chương mà còn mở rộng ra ở các phạm vi khác nhằm hiểu lập luận một cách đầy đủ và toàn diện hơn. Mặt khác, trong xã hội hiện đại này, con người luôn đặt mình trong nhiều mối quan hệ phức tạp như: mối quan hệ giữa cá nhân- cá nhân, cá nhân- gia đình, cá nhân- xã hội… Vậy nên lợi ích của mỗi cá nhân, tầm quan trọng của việc tự do ngôn luận luôn là yếu tố đòi hỏi sự tư duy, năng lực biểu đạt để bộc lộ rõ quan điểm của họ về cuộc sống, thể hiện trí tuệ, năng lực của người nói (người viết) trước đám đông hay rộng hơn là trước công chúng. Những công trình nghiên cứu về nghệ thuật lập luận sẽ càng có giá trị đối với việc đáp ứng nhu cầu nghị luận, từ đó phát triển khả năng tư duy, hùng biện hay tranh luận của một cá nhân, tập thể trước một vấn đề nào đó trong xã hội.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC DA NANG\LUAN VAN KHOA HỌC XH&NV\HA

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *