Hoàn thiện chuỗi cung ứng về tour Cù Lao Chàm tại Công ty TNHH một thành viên

Hoàn thiện chuỗi cung ứng về tour Cù Lao Chàm tại Công ty TNHH một thành viên

Hoàn thiện chuỗi cung ứng về tour Cù Lao Chàm tại Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ Du lịch Phong Cảnh Phương thành phố Hội An

1. Tính cấp thiết của đề tài

Sự phát triển của ngành Du lịch đã và đang góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xuất khẩu tại chỗ; bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, tài nguyên thiên nhiên; tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Vì vậy, cần phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người về du lịch và giúp Du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Trong chuỗi cung ứng du lịch, các doanh nghiệp lữ hành đóng vai trò là cầu nối giữa cung và cầu trong hoạt động du lịch. Tại Việt Nam trong thời gian qua, các doanh nghiệp lữ hành chính là các đơn vị đi đầu trong việc thu hút hàng triệu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và thúc đẩy tăng trưởng du lịch nội địa, đáp ứng nhu cầu đi du lịch trong nước của hàng chục triệu lượt người dân trong cả nước. Các hãng lữ hành tổ chức các chương trình du lịch trọn gói (tour) để cung cấp cho khách du lịch. Các tour thường được coi là sản phẩm du lịch cụ thể, trong đó đã bao gồm các dịch vụ cơ bản đáp ứng nhu cầu đi du lịch của mọi người. Như vậy, khi xây dựng các tour, các hãng lữ hành đã phải liên kết chặt chẽ với các cơ sở lưu trú du lịch, các hãng vận chuyển du lịch (kể cả hàng không) và các doanh nghiệp dịch vụ khác trên cơ sở hợp đồng kinh doanh. Khi một tour được thực hiện thì trong đó đã có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp với các ngành nghề khác nhau. Trước đây trong mối liên kết này, các doanh nghiệp lữ hành thường nắm vai trò chính trong việc phân phối khách và phân chia lợi ích cho các doanh nghiệp khác tham gia vào chuỗi cung ứng du lịch. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, hiện nay xu hướng khách du lịch tự sắp xếp cho chuyến đi của mình không thông qua các hãng lữ hành hoặc mua chương trình tour ngày càng gia tăng. Với xu hướng này, vai trò của các doanh nghiệp lữ hành ngày càng hạn chế trong chuỗi giá trị du lịch.

Trong chuỗi cung ứng du lịch, vai trò của các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, lưu trú ngày càng tăng trong mối liên kết kinh doanh du lịch. Hầu hết các khách sạn đều đã thiết lập hệ thống tiếp thị trực tiếp tới khách du lịch, giảm sự phụ thuộc vào các doanh nghiệp lữ hành thông qua các kênh quảng bá, đặt chỗ trên mạng Internet. Các khách sạn đã chủ động tập trung vào việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách du lịch, chú trọng tới các đối tượng khách thường xuyên.

Theo tiến trình phát triển, trong những năm qua sự liên kết giữa các bên tham gia trong chuỗi cung ứng du lịch đã được hình thành trên cơ sở hướng tới đạt được các lợi ích chung và phát triển theo hướng hiệu quả, bền vững, tạo ra khả năng cạnh tranh cao hơn cho sản phẩm du lịch Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay Du lịch Việt Nam vẫn thiếu các mô hình liên kết tốt, hiệu quả, có sự định hướng của Nhà nước, tạo ra giá trị và sức cạnh tranh cao hơn của sản phẩm. Chính vì vậy, mặc dù sản phẩm du lịch hiện nay đang phát triển một cách ồ ạt nhưng phần lớn trùng lặp và nghèo nàn về nội dung.

Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ Du lịch Phong Cảnh Phương là một công ty trong lĩnh vực du lịch với quy mô vừa và nhỏ với một sản phẩm kinh doanh duy nhất tour du lịch Cù Lao chàm. Với quy mô nhỏ, việc truyền thông quảng bá trở nên khó khăn hơn, nhưng lại có lợi thế về sản phẩm dịch vụ. Nên thiết nghĩ, nếu có sự liên kết thành chuỗi cung ứng hoàn chỉnh về tour Cù Lao Chàm tại công ty Phong Cảnh Phương TP. Hội An thì hiệu quả kinh tế đem lại sẽ rất lớn. Do đó, tác giả đã chọn đề tài “Hoàn thiện chuỗi cung ứng về tour Cù Lao Chàm tại Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ Du lịch Phong Cảnh Phương thành phố Hội An” làm đề tài nghiên cứu trong luận văn của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu và hệ thống cơ sở lý luận có liên quan đến các hoạt động quản trị chuỗi cung ứng trong một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

Phân tích thực trạng các hoạt động quản trị chuỗi cung ứng dịch vụ tour Cù Lao Chàm của công ty Phong Cảnh Phương

Đề xuất một số giải pháp nhằm ứng dụng cơ sở lý thuyết quản trị chuỗi cung ứng dịch vụ tour Cù Lao Chàm của công ty Phong Cảnh Phương nhằm hoàn thiện hệ thống quản trị chuỗi trong điều kiện mức độ cạnh tranh của ngành ngày càng cao.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu.

Luận văn tập trung vào các vấn đề sau:

– Lý luận chung về chuỗi cung ứng.

– Thực trạng chuỗi cung ứng của Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ du lịch Phong Cảnh Phương.

– Giải pháp để ứng dụng cơ sở quản trị chuỗi cung ứng tour du lịch Cù lao chàm tại Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ du lịch Phong Cảnh Phương.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình phát triển cũng như hoạt động của chuỗi cung ứng về về tour Cù Lao Chàm tại công ty Phong Cảnh Phương thành phố Hội An

Thời gian:Từ năm 2016 cho đến nay

4. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp như:

+ Phương pháp thống kê mô tả,

+ Phương pháp phân tích tổng hợp…

5. Bố cục đề tài

Chương 1: Cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng và chuỗi cung ứng du lịch

Chương 2: Thực trạng chuỗi cung ứng về tour Cù Lao Chàm tại Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ Du lịch Phong Cảnh Phương thành phố Hội An

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng về tour Cù Lao Chàm tại Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ Du lịch Phong Cảnh Phương thành phố Hội An.

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

* Công trình nghiên cứu tại nước ngoài

* Các nghiên cứu trong nước.

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA DOANH NGHIỆP

Khái quát về quản trị chuỗi cung ứng

Khái niệm

Quản trị chuỗi cung ứng là quá trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát có hiệu lực, hiệu quả việc chu chuyển và dự trữ hàng hoá, dịch vụ … và những thông tin có liên quan, từ điểm đầu đến điểm cuối cùng với mục tiên thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng.

1.1.2. Phân biệt quản trị chuỗi cung ứng và logistics

Trong nhiều trường hợp, thuật ngữ “logistics” và “chuỗi cung ứng” được dùng để thay thế cho nhau mặc dù về bản chất, đây là hai khái niệm riêng biệt.

Có nhiều quan điểm Quản trị chuỗi cung ứng (SCM) và logistics:

+ Quan điểm “tái định vị” lại cho rằng logistics nên được đặt tên lại bởi một thuật ngữ chính xác hơn là quản trị chuỗi cung ứng.

+Quan điểm “hợp nhất” xem logistics là một phần của một thực thể rộng lớn hơn, SCM.

+ Quan điểm “kết hợp” đề xuất việc có một phần giao nhau giữa logistics và SCM, nhưng mỗi khái niệm lại có một phần khác tách rời và phân biệt.

1.1.3. Quá trình phát triển

Quản trị chuỗi cung ứng đã được phát triển qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Phân phối vật chất

Giai đoạn 2: Hệ thống logistics

Giai đoạn 3: Quản trị chuỗi cung ứng (dây chuyền cung ứng)

1.1.4. Tầm quan trọng

Cấu trúc và các quá trình

Một dây chuyền cung ứng sản xuất bao gồm ba yếu tố: Nhà cung cấp, bản thân đơn vị sản xuất và khách hàng.

Tương ứng với cấu trúc của chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng bao gồm 3 quá trình chủ yếu: Quản trị quan hệ khách hàng (Customer Relationship Management); Quản trị chuỗi cung cấp nội bộ (Internal Supply Chain Management; Quản trị quan hệ nhà cung ứng (Supplier Relationship Management).

Hoàn thiện chuỗi cung ứng về tour Cù Lao Chàm tại Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ Du lịch Phong Cảnh Phương thành phố Hội An
Hoàn thiện chuỗi cung ứng về tour Cù Lao Chàm tại Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ Du lịch Phong Cảnh Phương thành phố Hội An

Nội dung quản trị chuỗi cung ứng

1.3.1. Dịch vụ khách hàng

Dịch vụ khách hàng là quá trình diễn ra giữa người mua, người bán, và bên thứ ba (các nhà thầu phụ). Kết quả của quá trình này là tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm hay dịch vụ được trao đổi cho người tiêu dùng. Nói ngắn gọn hơn, dịch vụ khách hàng là quá trình cung cấp các tiện ích từ giá trị gia tăng cho dây chuyền cung ứng với chi phí hiệu quả nhất.

Các yếu tố dịch vụ khách hàng:

  • Các yếu tố trước giao dịch.
  • Các yếu tố trong giao dịch.
  • Các yếu tố sau giao dịch.

1.3.2. Hệ thống thông tin

Hệ thống thông tin trong chuỗi cung ứng bao gồm ba nhân tố: Đầu vào, cơ sở dữ liệu và các kỹ thuật xử lý có liên quan, đầu ra.

1.3.3. Quản trị dự trữ

Sự tích luỹ, ngưng đọng nguyên vật liệu, sản phẩm, hàng hoá ở các giai đoạn vận động của quá trình quản trị chuỗi cung ứng được gọi là dự trữ.

1.3.4. Hoạt động vận tải

Vận tải là hoạt động kinh tế có mục đích của con người nhằm hoán chuyển vị trí của hàng hoá và bản thân con người từ nơi này đến nơi khác bằng các phương tiện vận tải.

1.3.5. Kho bãi

Vai trò quan trọng của kho bãi như sau sau:

  • Nâng cao tính chủ động trong sản xuất kinh doanh.
  • Tiết kiệm được chi phí vận tải: nhờ có kho, có thể mua hàng với số lượng lớn, giảm được chi phí vận tải;
  • Tiết kiệm chi phí trong sản xuất kinh doanh: kho bãi giúp bảo quản tốt nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, giảm bớt hao hụt, mất mát, hư hỏng, kho giúp cung cấp nguyên vật liệu đúng lúc, tạo điều kiện cho sản xuất tiến hành liên tục, nhịp nhàng, giảm được chi phí kinh doanh;
  • Có thể được giảm giá do mua được nhiều hàng trong một đơn hàng;
  • Đảm bảo nguồn cung hàng hóa ổn định;
  • Có thể tránh được những tác động tiêu cực như tính thời vụ, thời tiết, rủi ro, nhu cầu, ….

1.4. Chuỗi cung ứng trong ngành du lịch:

“Một chuỗi cung ứng du lịch là một mạng lưới các tổ chức du lịch tham gia vào các hoạt động khác nhau, từ cung cấp các thành phần khác nhau của các sản phẩm/dịch vụ du lịch như các chuyến bay và chỗ ở cho đến việc phân phối và tiếp thị sản phẩm du lịch cuối cùng tại một điểm đến cụ thể, và có sự tham gia của nhiều cá nhân hoặc tổ chức trong cả lĩnh vực tư nhân và công cộng”.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN DỊCH VỤ DU LỊCH PHONG CẢNH PHƯƠNG THÀNH PHỐ HỘI AN

2.1. Giới thiệu tổng quan về công ty

2.1.1. Sự ra đời và phát triển của công ty

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ du lịch Phong Cảnh Phương

2.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:

ĐVT: Tỷ đồng

Diễn giải201620172018
  1. Lượt khách
6,5007,2009,000
2. Tổng doanh thu8,3758,9079,129
3. Tổng chi phí, giá vốn4,9794,6995,888
4. LN trước thuế3,3964,2083,241
5. LN sau thuế2,5473,1562,431

2.2. Thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ du lịch Phong Cảnh Phương

2.2.2. Thực trạng quản trị chuỗi cung ứng tour du lịch cù lao chàm của công ty TNHH DV-DL Phong Cảnh Phương:

2.2.2.1. Nguồn khách đầu vào của Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ du lịch Phong Cảnh Phương.

Đơn vị tính: %

STTNguồn kháchTỷ lệ %
1Trực tiếp qua mạng30
2Qua công ty tour38
3Qua đại lý du lich32

Chiến lược của Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ du lịch Phong Cảnh Phương phát triển đồng đều và phù hợp với từng mùa khách

a. Nguồn khách trực tiếp qua mạng

b. Nguồn khách qua công ty đối tác

c. Khách hàng qua các đại lý du lịch

Tỳ theo theo đặc điểm, tính chất, sở thích nguồn khách mà Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ du lịch Phong Cảnh Phương sẽ xây dưng tour du lich Cù lao chàm và chuỗi cung ứng phù hợp, đáp ứng nhu cầu của từng loại du khách.

2.2.2.2. Đầu ra của chuỗi cung ứng tour Cù Lao Chàm thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ du lịch Phong Cảnh Phương.

a. Tham quan:

Khách tham quan có thể chọn tham quan theo điểm hoặc hỗn hơp. Hướng dẫn viên luôn thường xuyên theo đoàn để thực hiện nhiệm vụ giới thiệu các thông tin về phong tục, văn hóa, tín ngưỡng, quy định riêng của địa phương (không sử dụng túi nilong, không xả rác ở bãi biển…), lịch sử hìnhthành và phát triển…để mang đến sự hài lòng cho du khách.

b. Nghỉ dưỡng:

* Năng lực cung ứng Phòng của các homestay khi tham gia chuỗi cung ứng tour du lịch Cù Lao Chàm của Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ du lịch Phong Cảnh Phương:

Hai dịch vụ nghỉ dưỡng chính trong tour Cù Lao Chàm là:

– Nghỉ dưỡng ở homestay của đối tác liên kết (06 đối tác)

– Nghỉ dưỡng bằng lều cá nhân trên bãi biển.

* Năng lực cung ứng lều cá nhân của công ty cho du khách tham gia tour du lịch Cù lao chàm của Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ du lịch Phong Cảnh Phương

Trước đây, công ty chỉ xem đây là dịch vụ thêm (mỗi năm thu chừng 10 triệu đồng) nên đa số dành làm khoảng thu nhập tăng thêm cho nhân viên. Tuy nhiên, hiện nay đó là nguồn thu chính của doanh nghiệp (312 triệu đồng trong năm 2018) bởi công ty nhận thấy và bắt kịp xu hướng mới của thị trường.

c. Ăn uống:

* Năng lực đáp ứng nhu cầu của tour du lịch Cù lao chàm

+ Hệ thống đối tác gồm 04 nhà hàng với sức chứa lớn

+ Công ty tổ chức sự kiện tại địa phương: 04 công ty.

d. Vận tải:

– Vận tải đường bộ.

– Vận tải đường thủy.

e. Bảo hiểm:

Để phục vụ lợi ích tối đa cho du khách tham quan tour du lịch Cù lao chàm đồng thời đảm bảo đúng quy định của pháp luật, Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ du lịch Phong Cảnh Phương luôn mua bảo hiểm du lịch cho khách lẻ book tour.

Đối với khách từ các Công ty lữ hành khác book tour lại của công ty, doanh nghiêp đều yêu cầu phải mua bảo hiểm cho khách trước khi nhận, đề phòng trường hợp khi xảy ra tai nạn người chịu thiệt thòi nhiều nhất là du khách.

f. Các dịch vụ gia tăng:

Đây là các dịch vụ mang đến giá trị lợi nhuận đáng kể nhưng do vấp phải sự cạnh tranh từ các hộ gia đình trên đảo tận dụng phương tiện nhàn rỗi để đẩy giá xuống thấp, chi phí đầu tư, thuê nhân công cao, tình trạng ăn cắp kịch bản.

2.3. Sự liên kết giữa các thành phần của chuỗi cung ứng trong tour du lịch Cù Lao Chàm của Công ty TNHH dịch vụ du lịch Phong Cảnh Phương.

– Đối với nguồn khách đầu vào của Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ du lịch Phong Cảnh Phương: Một số khuyết điểm như sau:

+ Việc khách đặt chuyến đi qua công ty tour và qua đại lý sẽ gia tăng chi phí hoa hồng, từ đó làm giảm lợi nhuận kinh doanh của Công ty.

+ Khách hàng không đặt trực tiếp qua mạng đồng nghĩa với giá thành chuyến đi bị đẩy lên cao do các công ty hay đại ly thường gom người từ các chuyến lẻ, đôi lúc là qua một đại lý cấp hai. Qua mỗi tầng đại lý là một lần tăng giá nên sẽ giảm tính cạnh tranh trên thị trường.

– Đối với đầu ra của Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ du lịch Phong Cảnh Phương:

– Về tham quan.

– Về nơi nghỉ dưỡng.

– Về ăn uống.

Về vận tải.

– Về bảo hiểm.

– Về dịch vụ gia tăng.

2.4. Đánh giá chung về chuỗi cung ứng dịch vụ tour du lịch Cù lao chàm của Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ du lịch Phong Cảnh Phương

2.4.1. Ưu điểm

2.4.2. Hạn chế

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ Du lịch Phong Cảnh Phương thành phố Hội An

Công ty chưa thật quan tâm đến việc đầu tư, ứng dụng hệ thống thông tin trong quản lý, điều hành, tác nghiệp.

Các chi phí hành chính, đối ngoại, bảo dưỡng, nhân công ngày càng tăng cao dẫn đến tổng chi phí tăng theo

Sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ. Họ sẵn sàng trả hoa hồng cao để tìm hiểu, cạnh tranh trên từng mảng của chuỗi cung ứng như: Trả hoa hồng để được ưu tiên sắp xếp nơi nghỉ dưỡng tốt nhất, tăng chi phí đối ngoại để được đậu cano, thuyền ở vị trí thuận tiện đón khách, mời các quản trò có kinh nghiệm của công ty về làm nhân viên cho họ…

Thay đổi liên tục các quy định của cơ quan quản lý nhà nước ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng của công ty như Vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định về kiểm định cano, thuyền, xe ô tô…

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG TOUR DU LỊCH CÙ LAO CHÀM TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN DỊCH VỤ DU LỊCH PHONG CẢNH PHƯƠNG

3.1. Định hướng phát triển của chính quyền địa phương

3.2. Định hướng kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ du lịch Phong Cảnh Phương

3.2.1. Tầm nhìn và sứ mệnh

Tầm nhìn: Là nơi đặt trọn sự tin cậy của du khách

Sứ mệnh: Tạo dựng giá trị cao nhất cho khách hàng và người lao động.

3.2.2. Phương hướng phát triển kinh doanh.

3.3. Kế hoạch kinh doanh trong hai năm tới của Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ du lịch Phong Cảnh Phương

3.5. Các giải pháp cụ thể để hoàn thiện chuỗi cung ứng tour du lịch Cù Lao Chàm của Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ du lịch Phong Cảnh Phương

3.5.1. Xây dựng chương trình quản lý khách hàng hợp lý, tăng cường công tác dịch vụ khách hàng

Một nội dung rất quan trọng của quản trị chuỗi cung ứng là đảm bảo sự tham gia rộng rãi và chủ động, tích cực của toàn bộ lực lượng lao động của doanh nghiệp, kể cả cán bộ quản lý lẫn công nhân, nhân viên trực tiếp hay là người cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng. Các đối tác trong chuỗi cung ứng đều cần được xem là khách hàng (chứ không phải chỉ là người tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp). Do vậy, khi thực hiện quản lý chuỗi cung ứng, dịch vụ khách hàng được mở rộng và đòi hỏi chất lượng của nó phải được nâng cao, hoàn thiện không ngừng.

Hiện nay tại khâu quả lý khách hàng cũng như bộ phận tiếp nhận thông tin đơn hàng của Công ty còn nhiều bất cập, mang tính thủ công. Đặc biệt là nhóm bán hàng trực tiếp qua mạng (chỉ chiếm 30% tỏng số nguồn khách), bởi nhóm này có nhiều đầu mối khách hàng, nhiều thông tin cần lưu trữ. Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 sắp diễn ra tại Việt Nam như hiện nay nhưng việc rất nhiều trường hợp khách hàng chỉ biết điện thoại của Công ty qua các công ty tour hoặc đại lý du lịch là bất hợp lý. Việc lưu trữ thông tin, nghiên cứu sự hài lòng và tạo ấn tượng tốt để khách hàng tiếp tục sử dụng dịch vụ hay giới thiệu bạn bè trong tương lai chưa được tốt. Từ đó dẫn đến dòng thông tin bị nhiễu hoặc sai lệch cho định hướng kinh doanh của doanh nghiệp.

Để khắc phục được hạn chế này, Công ty nên xây dựng một chương trình quản lý khách hàng.

Nội dung chương trình: Chương trình quản lý khách hàng là một phần mềm chạy trên máy tính, được kết nối với điện thoại của bộ phận tiếp nhận tour. Khi khách hàng gọi điện đến bộ phận tiếp nhận đơn hàng, máy tính sẽ hiện lên tất các thông tin về khách hàng, như:

    • Tên khách hàng
    • Mã khách hàng
    • Địa chỉ khách hàng
    • Điện thoại, Fax
    • Tùy chọn tour du lịch Cù lao chàm (khách hàng có thể chọn thêm điểm du lịch hoặc bỏ những điểm đến chưa cần thiết hoặc không đủ khả năng tài chính như âu thuyền, lặn biển…
    • Là khách hàng mới hay cũ.
    • Đi theo đoàn hay đi lẻ
    • Khuyến mãi.
    • Các yêu cầu khác
    • ….

Ngoài ra, tại một thời điểm bất kỳ, chương trình có thể chạy ra bản báo cáo tài chính, trong đó có cả thông tin về các đối tượng mua tour của khách hàng và ý kiến góp ý của khách hàng. Với công dụng này, công ty có thể biết được số lượng khách hàng của từng nguồn khách, số lượng khách của từng đại lý, quốc tịch của khách theo từng mùa, sở thích hoặc góp ý của khách, số khách quay lại đặt tour du lịch Cù lao chàm ….Nếu có trường hợp các đại lý, công ty hay qua lạng lâu hơn book tour theo tần suất thông thường thì sẽ có kế hoạch gặp gỡ khách hàng, kiểm tra chất lượng dịch vụ để tìm ra nguyên nhân, khắc phục ngay tức thì đề phòng mất uy tín trong tương lai.

Qua tìm hiểu thông tin tại một số công ty tin học trên như toàn cầu xanh, Chất lượng cao, tin học tốt…thì việc viết chương trình này là hoàn toàn thực hiện được với tài chính ở mức vừa phải. Hơn nữa, giám đốc Công ty lại có xuất thân từ ngành công nghệ thông tin của đại học Bách khoa Đà Nẵng nên hoàn toàn có thể tự kiểm tra chất lượng dịch vụ. Do vậy, Công ty nên thành lập một bộ phận trực tiếp đi khảo sát, đặt hàng các đơn vị chuyên viết phần mềm máy tính để thực hiện.

3.5.2. Tổ chức lại công tác vận tải hàng hoá

Sản phẩm hàng hoá, dịch vụ sẽ không còn nhiều giá trị, thậm chí là không có giá trị khi được cung cấp cho khách hàng không đúng thời gian, địa điểm. Chẳng hạn, một chiếc vé xem chương trình ca nhạc đến được tay khách hàng trước thời điểm diễn ra chương trình mấy phút thì dù chương trình có hay đến đâu thì chiếc vé đó cũng không còn giá trị nữa; một khách hàng đang đun nấu thì hết Gas, nhưng khi gọi nhà cung cấp thì mất 1h đồng hồ mới được phục vụ, trường hợp này giá trị hàng hoá (bình Gas) sẽ bị giảm xuống; Một ly nước đá được cung cấp tại một nơi vui chơi thể thao, giải trí (nơi mà nhu cầu tiêu dùng trở nên bức thiết) sẽ có giá trị hơn nhiều khi được cung cấp tại nhà khách hàng… Tương tự như vậy, một khách hàng khi tham gia tour du lịch Cù lao chàm du lịch Cù Lao Chàm dù xe hay cano đưa đón chậm vài phút cũng tạo cảm giác thiếu chuyên nghiệp, không đem đến sự hài lòng, thoải mái cho du khách, đặc biệt khách đến từ các nước phát triển công nghiệp như Nhật Bản, Hàn Quốc…

Hiện tại, khâu vận tải hành khách của Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ du lịch Phong Cảnh Phương tuy có nhiều cố gắng hoàn thiện nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Tỷ lệ vận tải thuê ngoài còn cao là hợp lý nhưng với điều kiện doanh nghiệp du lịch nở rộ như ở thành phố Hội An thì trong mùa cao điểm rất khó khăn trong việc thuê xe hoặc cano ngoài do các đơn vị khác sẵn sàng trả giá cao hơn để khách của họ được ưu tiên vận chuyển trước.

Mặt khác, do là ngành hàng đặc thù nên thời gian, địa điểm đón và trả khách là rất quan trọng, và đa số lái xe cùng với hướng dẫn viên sẽ là người đại diện cho Công ty trực tiếp đứng ra đón trả khách hàng đúng theo chương trình tour. Do vậy, tính chuyên nghiệp của lái xe là rất cần thiết. Một mặt giữ được uy tín với khách hàng, mặt khác tạo hiệu quả từ việc giảm thiểu chi phí vận tải. Hiện tại các đơn vị vận tải thuê ngoài đều hoạt động tốt, có hiệu quả; họ sẵn sàng đáp ứng nhu đủ mọi nhu cầu thuê vận tải của Công ty. Do vậy, việc Công ty tự tổ chức vận tải chắc chắn hiệu quả sẽ cao hơn, giảm được chi phí vận tải so với đi thuê phương tiện từ bên ngoài. Tuy nhiê, cần ràng buộc họ với một bản hợp đồng với chi phí hợp lý, tránh tình trạng vận chuyển hành khách chậm trong mùa cao điểm, đặc biệt là một số nơi có lượng khách tập trung cao tại một thời điểm là bến Cửa Đại và Cù Lao Chàm.

Ngoài ra, việc cập nhật thông tin cho tài xê, lái tàu là hết sức phức tạp. Ngoài các quy định của pháp luật về vận tải hành khách, thành phố Hội An còn có một số quy định riêng về khung giờ xuất bến của bến của cano. Nếu quá khung giờ này thì các Đồn biên phòng 270 ở Cửa Đại và 276 ở Cù lao chàm không ký lệnh xuất bến. Do đó, toàn bộ số nhân viên tham gia vận tải bao gồm cả điều hành tour phải theo dõi, nghiên cứu các quy định của pháp luật, đảm bảo tiết kiệm chi phí và hiệu quả tối đa trong công việc.

3.5.3. Hoàn thiện các kênh thông tin giữa các bộ phận, phục vụ công tác điều hành, tác nghiệp

Một trong những yếu tố quan trọng nữa của quản trị chuỗi cung ứng là mặt kỹ thuật – công nghệ. Về nguyên tắc, do tiến bộ khoa học- công nghệ diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, trong chuỗi cung ứng có thể có những thay đổi nhất định về kỹ thuật- công nghệ. Tuy nhiên, những thay đổi này chỉ dẫn tới sự thay đổi thành viên cấu thành chuỗi khi có những thay đổi lớn, làm biến đổi toàn bộ quy trình. Việc nhận dạng, đánh giá lại chuỗi về mặt kinh tế- tổ chức đòi hỏi phải định kỳ phân tích mối quan hệ kinh doanh giữa các đơn vị cấu thành chuỗi cung ứng. Về lý luận cũng như thực tiễn, muốn kinh doanh một cách thuận tiện, doanh nghiệp cần có những đối tác quen thuộc, có thái độ hợp tác tích cực. Sự cạnh tranh trong một nền kinh tế thị trường làm cho bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng có khả năng lựa chọn đối tác thích hợp cho mình.

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, vấn đề thông tin liên lạc ngày một dễ dàng hơn đối với chúng ta. Tuy vậy, nếu như không quan tâm, ứng dụng được những thành tựu này thì sẽ không mang lại được hiệu quả trong công việc.

Vấn đề cập nhật thông tin quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp, tổ chức. Đối với Công ty Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ du lịch Phong Cảnh Phương , vấn đề đó lại còn quan trọng hơn do quy mô thị trường du lịc rộng lớn, mức độ biến động của các yếu tố môi trường rất nhanh và nhiều. Ví dụ như: Chính sách bán hàng của Công ty, của các hãng đối thủ cạnh tranh; thông tin cập nhật về tình hình biến động giá theo tour; thông tin về môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh.

Để từng bước hoàn thiện hệ thống thông tin, trước hết Công ty cần xây dựng, kết nối thống nhất toàn bộ hệ thống tin học cho toàn bộ chuỗi. Trong đó, yêu cầu toàn bộ các thành phần tham gia phải luôn cập nhật để công ty kịp thời điều chỉnh, gia tăng năng lực cạnh tranh với các đối thủ.

3.5.4. Giải pháp đào tạo, tập huấn cho các đối tượng trong chuỗi cung ứng

Nhìn chung, đôi ngũ cán bộ công nhân viên Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ du lịch Phong Cảnh Phương được đào tạo bài bản, có bằng cấp, kinh nghiệm trong xử lý tình huống trong quá trình kinh doanh. Tuy nhiên, do làm việc lâu trong một môi trường quá lâu, nhiều người sẽ có sức ỳ, tư duy kém hiệu quả, ứng xử theo bài bản đã học trong khi thị trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh khốc liệt; chất lượng tour tham quan luôn được nâng cao; nguồn khách ở nước truyền thống trở nên khó tính hơn, pháp luật thay đổi liên tục…Vì vậy, công ty cần dành ra một khoản kinh phí hằng năm để đào tạo, tập huấn, nâng chuẩn đối với các thành phần tham gia chuỗi cung ứng.

3.5.5. Tìm kiếm đối tác mới tham gia chuỗi cung ứng tour du lịch Cù Lao Chàm nhằm đảm bảo hoạt động thông suốt

Hiện nay, một vấn đề khó khắc phục của công ty là các đối tác cung ứng trong chuỗi như nhà hàng, homestay, công ty bảo hiểm…đều muốn gia tăng giá trị lợi nhuận trong khi giá thị trường đã bão hòa. Nếu công ty tiếp tục hợp tác với họ thì nguy cơ bị chèn ép giá, từ chối nhận khách trong mùa cao điểm sẽ rất cao. Vì vậy, công ty cần tìm kiếm những đối tác mới để tham gia vào chuỗi ổn định nguồn cung, đảm bảo hoạt động thông suốt.

Trong đó, Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ du lịch Phong Cảnh Phương cần chia ra làm hai nhóm như sau:

Nhóm thứ nhất: gồm những thành phần trong chuỗi mà công ty đã tham gia một phần như hướng dẫn viên du lịch, lái xe, cano, xây dựng chương trình tham quan, cho thuê lều bạt…

Đối với nhóm này, công ty cần có hợp đồng ràng buộc trách nhiệm rõ ràng nhằm ràng buộc trách nhiệm. Công ty có thể có một số ưu đãi đặc biệt như tài trợ tiền học phí cho con; chiết khấu cao hơn; quan tâm tổ chức các ngày nghỉ, lễ, sinh nhật nhằm giữ chân.

Nhóm thứ hai: Gồm những thành phần công ty công ty không tự chủ được buộc phải thuê ngoài như homestay, nhà hàng, bảo hiểm…

Thường xuyên tìm kiếm những đối tác mới, đặc biệt là liên quan đến ăn ở và lưu trú bởi vì đây là nhu cầu thiết yếu của một chuyến du lịch. Khách hàng có thể không chi tiêu nhiều mua sắm nhưng việc ăn ngon và ngủ nghỉ luôn được họ quan tâm đánh giá trên các trang website du lịch nổi tiếng. Vì vậy, cần phải luôn quan tâm đển vấn đề này.

3.5.6. Gia tăng các dịch vụ giá trị gia tăng để tối đa hóa lợi nhuận.

Như đã trình bày ở chương 2, đây là lĩnh vực có mức lợi nhuận hấp dẫn do đem lại luận cao. Tuy nhiên, việc cạnh tranh với các hộ trên đảo có phương tiện nhàn rỗi rất khó khăn. Thay vì cạnh tranh, công ty có thể đề nghị họ cùng tham gia chuỗi cung ứng theo dang hợp đồng thời vụ. Như vậy, công ty vừa tiết kiệm được chi phí vừa bớt đi đối thủ cạnh trạnh.

3.5.7. Rà soát, đánh giá liên tục các thành phần trong chuỗi cung ứng tour du lịch Cù lao chàm để kịp thời điều chỉnh, thay đổi nhằm tăng doanh thu tối đa cho doanh nghiệp.

Hiện nay, doanh nghiệp cần phân ra ba nhóm chính cần được rà soát, đánh giá hằng năm. Gồm:

Nhóm 1: Bao gồm những thành phần đang hoạt đông tốt, đảm bảo doanh thu cho công ty.

Vì dụ: Trong năm 2018 đó là: Đại lý bán tour, công ty bán tour du lịch Cù lao chàm, các điểm tham quan, vận tải,

Nhóm 2: Bao gồm các thành phần hoạt động tuy tốt nhưng chưa hiệu quả tối đa.

Vì dụ: Trong năm 2018 đó là: Bán vé qua mạng, nghỉ dưỡng, nhà hàng, dịch vụ gia tăng.

Nhóm 3: Những thành phần hoạt động chưa tốt, cần thay đổi điều chỉnh, thay đổi nhà cung ứng hoặc kiến nghị cơ quan cấp trên xem xét.

Ví dụ: Trong năm 2018 đó là: Bảo hiểm.

Hằng năm, công ty cần rà soát, bổ sung các tiêu chí đánh giá. Từ đó tìm ra nguyên nhân để đề xuất các hướng giải quyết như: Thay đổi nha cung ứng sản phẩm, điều chỉnh thành phần cung ứng, mở rộng các dịch vụ gia tăng…Các nhóm này có thể thay đổi nên việc phản ứng tức thời của lãnh đạo công ty sẽ quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trong năm đó.

Cụ thể:

Nhóm 1: Không thay đổi nhưng cần giám sát chặt chẽ.

Nhóm 2: Tìm kiếm nhà cung ứng mới để mở rộng thị trường nhằm đảm bảo hoạt động thông suốt của cả chuỗi.

Nhóm 3: Thay đổi thành phần cung ứng tức thì.

Tuy nhiên, với nhóm này có thể sẽ xuất hiện một số trường hợp khách quan mà Công ty không thể tác động được như môi trường pháp luật (như bảo hiểm), điều kiện bất khả kháng (mưa bão ảnh hưởng đến vận tải, dịch bệnh…) nên cần tìm hiểu nguyên nhân trước khi đưa ra phản ứng cuối cùng.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. Kết luận:

1. Những kết quả đạt được của đề tài

Nhờ sự nỗ lực của bản thân và sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Nguyễn Phúc Nguyên và toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty, em đã hoàn thành đề tài “Hoàn thiện chuỗi cung ứng về tour Cù Lao Chàm tại Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ Du lịch Phong Cảnh Phương thành phố Hội An” làm đề tài nghiên cứu trong luận văn của mình. Nhìn chung, đề tài đã đạt được những kết quả sau:

– Thứ nhất là, đề tài đã giải quyết được mục tiêu chính là đưa ra một số giải pháp doàn thiện chuỗi cung ứng về tour Cù Lao Chàm để nâng cao năng lực cạnh tranh cho tour này.

– Thứ hai là, đề tài đã tìm hiểu được đặc điểm của các đối tượng tham gia trong chuỗi cung ứng, sự phân phối lợi ích giữa các bên liên quan.

– Thứ ba là, đề tài đã tìm hiểu được một số xu hướng khi đi du lịch của các nguồn khách. Qua đó có thể giúp các đối tượng hoạt động trong chuỗi hiểu rõ thêm sở thích, tập quán, thói quen khi đi du lịch của du khách. Từ đó đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của họ và có được những quyết định đúng đắn hơn trong hoạt động kinh doanh lữ hành của mình.

2. Những hạn chế của đề tài

Mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng, song đề tài không tránh khỏi những hạn chế. Đó là:

– Thứ nhất là, do hạn chế về thời gian và tài chính nên đề tài chưa sử dụng một phương pháp phân tích số liệu tổng hợp bằng các phần mềm hiện đại nào, mới chỉ dừng lại ở việc thống kê mô tả. Mẫu thu thập còn nhỏ nên tính đại diện không cao.

Thứ hai là, do điều kiện hạn chế thông tin về doanh nghiệp du lịch lữ hành nên đề tài chưa tìm hiểu được mức độ rủi ro khi cạnh tranh trực tiếp với họ.

3. Đề xuất hướng nghiên cứu mới

Qua quá trình nghiên cứu đề tài với những kết quả đạt được cùng với những hạn chế của đề tài, em xin mạnh dạn đưa ra một vài hướng nghiên cứu tiếp theo như sau:

Thứ nhất, sử dụng những công cụ phân tích sâu hơn để có thể thấy được sự ảnh hưởng rõ rệt hơn của các đối tượng liên quan trong chuỗi và mối quan hệ giữa các đối tượng ấy.

Thứ hai, phân tích sâu hơn nữa về tác động của các đối tượng trong chuỗi cung ứng, các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng sự hài lòng và quyết định quay lại sử dụng dịch vụ của công ty.

II. Kiến nghị:

+ Đối với cơ quan quản lý Nhà nước:

Trong bối cảnh của nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới, trong khi thực trạng chung của ngành du lịch Việt Nam hiện nay còn yếu về nhiều mặt. Do đó rất cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương để du lịch của Việt Nam nói chung cũng như dịch vụ lữ hành ở thành phố Hội An nói riêng có thể đứng vững trên thị trường toàn cầu, em xin kiến nghị một số ý kiến sau:

– Nhà nước, chính quyền địa phương thường xuyên hỗ trợ bằng cơ chế, kinh phí…để thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh Cù Lao Chàm đến với thế giới; tìm hiểu khách hàng, tổ chức các cuộc hội thảo tại nước ngoài nhằm tạo điều kiện mở rộng thị trường.

– Thường xuyên tổ chức điều tra, cập nhật cho doanh nghiệp số lượng và dự báo xu hướng của nguồn khách theo quốc tịch trong từng tháng bởi vì đây là cở sở để các công ty xây dựng, điều chỉnh kế hoạch kinh doanh kịp thời.

– Công bố các quy định riêng (không sử dụng túi nilong, số giờ xe ô tổ chở khách có số lượng lớn ra vào các tuyến đường cấm…)của Thành phố trên các phương tiện thông tin đại như đài phát thanh, truyền hình, tờ rơi áp phích…chúng theo tần suất nhiều hơn để doanh nghiệp biết và thực hiện.

+ Đối với Hiệp hội du lịch Quảng Nam

– Vận động, thu hút hội viên tham gia vào hội, gắn kết các đối tượng trong chuỗi cung Thúc đẩy, mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Giúp hội viên kinh doanh có hiệu quả, bền vững, tăng thu nhập. Quan hệ hợp tác, thu hút sự hỗ trợ về vật chất và phi vật chất của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức phi chính phủ để tăng cường năng lực hoạt động. Tuyên truyền, phát triển hội viên theo hướng kết nạp những hội viên mới có chất lượng. Xây dựng bộ máy của Hiệp hội có tổ chức phù hợp với sự phát triển của ngành hàng.

– Tổ chức cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực lữ hành tham gia các cuộc triển lãm, hội chợ thương mại, các đoàn đi tìm thị trường trong và ngoài nước. Giới thiệu khách hàng cho hội viên.. Cung cấp thông tin giúp hội viên định hướng hoạt động theo sát các yêu cầu của thị trường, đạt hiệu quả cao. Thường xuyên cập nhật những thông tin mới cho trang Web của Hiệp hội để quảng bá, giới thiệu về ngành du lịch Quảng Nam nói chung, thành phố Hội An và Cù Lao Chàm nói riêng.

+ Đối với lãnh đạo Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ du lịch Phong Cảnh Phương:

– Cần nghiên cứu các ưu điểm, chỉ rõ nhưng mặt hạn chế theo từng tháng trong năm để kịp thời điều chỉnh kế hoạch kinh doanh.

– Theo dõi, cập nhật các quy định của Pháp luật thường xuyên.

– Tham gia nhiều hội thảo, triển lãm du lịch trên địa bàn Tỉnh cũng như cả nước nhằm tiếp thu kinh nghiệm, mở rộng đối tác kinh doanh.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN DONG A\LUAN VAN DONG A\TRAN THI CAM THANH

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *