Hoàn thiện chiến lược kinh doanh sản phẩm dịch vụ di động trả trước

Hoàn thiện chiến lược kinh doanh sản phẩm dịch vụ di động trả trước

Hoàn thiện chiến lược kinh doanh sản phẩm dịch vụ di động trả trước tại Trung tâm kinh doanh VNPT – Đắk Lắk

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong nền kinh tế thị trường khốc liệt hiện nay, việc thành công của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào việc xác định đúng đắn chiến lược kinh doanh của mình, trong đó có thị trường viễn thông. Trong đó dịch vụ điện thoại di động là phân đoạn thị trường viễn thông bị tư nhân hóa và cạnh tranh sớm nhất ở nhiều quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Vì vậy muốn giữ vững và gia tăng thị phần, các doanh nghiệp buộc phải phát huy lợi thế cạnh tranh và có những chiến lược kinh doanh đúng đắn. Những sai lầm về mặt chiến lược trong kinh doanh có thể dẫn tới những hệ lụy lớn cho một doanh nghiệp. Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay khi công nghệ thay đổi nhanh chóng, khi chất lượng vùng phủ sóng của các nhà cung cấp đều đảm bảo, khi giá cước không quá khác biệt, việc lựa chọn những yếu tố cạnh tranh trở thành nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Từ đầu năm 2021 trở lại đây, tình hình dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh tại Việt Nam với nhiều diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp lại phải gồng mình chống lại và phát triển. Đối với doanh nghiệp viễn thông như VNPT, dịch bệnh Covid-19 vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội để các doanh nghiệp này phát triển dịch vụ di động, viễn thông của mình, một trong những dịch vụ giúp người dùng hạn chế tiếp xúc.

Trung tâm kinh doanh VNPT Đắk Lắk là một đợn vị thuộc VNPT Đăk Lăk. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ, nhiệt huyết, sáng tạo, năng động, tác phong làm việc chuyên nghiệp, VNPT Đắk Lắk luôn hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, những năm gần đây, do cạnh tranh gay gắt giữa các tập đoàn viễn thông trong và ngoài nước, đặc biệt là trong lĩnh vực thuê bao di động trả trước, VNPT Đắk Lắk cũng đang gặp khó khăn trong kinh doanh và thu hút khách hàng. Để đạt được những chỉ tiêu kinh doanh, trung tâm cần phải có chiến lược rõ ràng để phát huy thế mạnh cạnh tranh, khắc phục các nhược điểm, hạn chế trong quá trình hoạt động.

Vì các lý do trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài:Hoàn thiện chiến lược kinh doanh sản phẩm dịch vụ di động trả trước tại Trung tâm kinh doanh VNPT – Đắk Lắklàm đề tài luận văn thạc sĩ.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu chung: Đề tài phân tích thực trạng thực thi chiến lược kinh doanh dịch vụ di động trả trước tại trung tâm kinh doanh VNPT- Đăk Lăk, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược này.

Mục tiêu cụ thể:

– Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp;

– Phân tích thực trạng triển khai chiến lược kinh doanh dịch vụ di động trả trước tại Trung tâm kinh doanh VNPT – Đắk Lắk;

– Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh dịch vụ di động trả trước tại Trung tâm kinh doanh VNPT – Đắk Lắk trong tương lai.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu thực trạng chiến lược kinh doanh dịch vụ di động trả trước tại Trung tâm kinh doanh VNPT – Đắk Lăk.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

+ Phạm vi không gian: Trung tâm kinh doanh VNPT – Đắk Lắk.

+ Phạm vi thời gian: Luận văn phân tích thực trạng chiến lược kinh doanh dịch vụ di động trả trước tại Trung tâm kinh doanh VNPT – Đắk Lắk giai đoạn 2019- 2021, đề xuất chiến lược đến năm 2025.

+ Phạm vi nội dung: Luận văn nghiên cứu thực trạng chiến lược kinh doanh sản phẩm dịch vụ di động trả trước tại Trung tâm kinh doanh VNPT – Đắk Lăk.

4. Phương pháp nghiên cứu

Trong luận văn, tác giả đã sử dụng các biện pháp sau:

– Phương pháp luận cơ bản của chủ nghĩa Mac – Lênin là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.

– Phương pháp phân tích

– Phương pháp tổng hợp các số liệu thứ cấp

– Phương pháp so sánh chiến lược kinh doanh.

5. Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng chiến lược kinh doanh dịch vụ di động trả trước tại Trung tâm kinh doanh VNPT – Đăk Lăk

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh dịch vụ di động trả trước tại Trung tâm kinh doanh VNPT – Đắk Lắk trong thời gian tương lai.

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP

1.1. TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

1.1.1. Các khái niệm cơ bản

a. Chiến lược

Chiến lược là một kế hoạch thống nhất; toàn diện và được liên kết, được thiết kế để đảm bảo các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp thực hiện được. Chiến lược giúp liên kết tất cả các phần của doanh nghiệp với nhau, bao phủ toàn bộ các lĩnh vực của doanh nghiệp và giúp các thành phần của kế hoạch ăn khớp với nhau. Việc lựa chọn mục tiêu chiến lược gì có ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp. Một doanh nghiệp lựa chọn lợi nhuận cao là mục tiêu chiến lược sẽ tập trung vào phục vụ các nhóm khách hàng hay phân khúc thị trường đem lại lợi nhuận cao bằng các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hoặc hiệu suất chi phi phí vượt trội.

b. Lợi thế cạnh tranh

Theo Michael Porter (2985), lợi thế cạnh tranh “về cơ bản xuất phát từ giá trị mà một xí nghiệp có thể tạo ra cho người mua, có giá trị đó vượt quá phí tổn của xí nghiệp” [26]. Theo ông, cái mà xí nghiệp tạo ra lớn hơn chi phí xí nghiệp bỏ ra và khách hàng đã tìm thấy lợi khi quyết định chọn sản phẩm của xí nghiệp đó chính là lợi thế cạnh tranh mà xí nghiệp biết tận dụng và đạt được mục đích.

c. Các cấp chiến lược

Theo Garry D. Smith (1985), có 03 cấp chiến lược như sau [26]:

– Chiến lược cấp công ty

– Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh

– Chiến lược cấp bộ phận hay chiến lược chức năng

Đối với một số công ty, còn có thêm một loại chiến lược, chiến lược toàn cầu.

d. Chiến lược kinh doanh

Theo Fred.R. David (1995), chiến lược kinh doanh là tập hợp những quyết định và hành động kinh doanh hướng mục tiêu để các nguồn lực của công ty đáp ứng được các cơ hội và thách thức từ bên ngoài [23].

e. Dịch vụ di động trả trước

Theo Khoản 1 Điều 3 Thông tư 04/2012/TT-BTTTT quy định về quản lý thuê bao di động trả trước do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành, “dịch vụ di động trả trước (hay Dịch vụ viễn thông di động mặt đất trả trước) là dịch vụ mà người sử dụng dịch vụ phải trả tiền trước cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông di động thông qua hình thức nạp tiền vào tài khoản thuê bao di động được gán với thẻ SIM trả trước hoặc máy đầu cuối di động trả trước (loại không dùng thẻ SIM) hoặc các hình thức tương tự khác” [5].

1.1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chiến lược kinh doanh

– Mục tiêu của chiến lược: xây dựng tiềm năng thành công của doanh nghiệp trong tương lai.

– Yêu cầu của chiến lược gồm:

+ Chiến lược kinh doanh phải xác định rõ những mục tiêu cơ bản cần phải đạt được trong từng thời kỳ và phải được quán triệt ở mọi cấp, mọi lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.

+ Chiến lược kinh doanh phải đảm bảo huy động tối đa và kết hợp tối ưu các nguồn lực của doanh nghiệp.

+ Chiến lược kinh doanh phải đảm bảo được ưu thế cạnh tranh hơn đối thủ, đảm bảo an toàn trong kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Chiến lược kinh doanh phải dự báo được xu thế phát triển và phải có tính linh hoạt đáp ứng được sự thay đổi của môi trường kinh doanh để tạo ra ưu thế lâu dài.

+ Chiến lược được phản ánh như một quá trình liên tục từ việc xây dựng chiến lược đến việc thực hiện, kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh chiến lược.

+ Chiến lược kinh doanh phải có tính khả thi, phù hợp thực tế của doanh nghiệp và lợi ích của mọi người trong doanh nghiệp.

+ Chiến lược kinh doanh được lập ra cho một khoảng thời gian tương đối dài trong tương lai thường từ 5 đến 10 năm.

1.1.3. Vai trò của chiến lược đối với doanh nghiệp

– Giúp doanh nghiệp nhìn thấy các cơ hội, thách thức để đưa ra các chính sách phù hợp, đạt được các mục tiêu đề ra.

– Giúp các nhà quản trị dự báo các rủi ro ở hiện tại và tương lai.

– Giúp các nhà quản trị sử dụng nguồn lực hiện có một cách hiệu quả và phân bổ hợp lý.

– Giúp các bộ phận trong doanh nghiệp phối hơp với nhau nhịp nhàng, phát huy được tính chủ động để đạt được mục tiêu chung.

1.2. TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

Hoàn thiện chiến lược kinh doanh sản phẩm dịch vụ di động trả trước tại Trung tâm kinh doanh VNPT - Đắk Lắk
Hoàn thiện chiến lược kinh doanh sản phẩm dịch vụ di động trả trước tại Trung tâm kinh doanh VNPT – Đắk Lắk

Xác định tầm nhìn và sứ mệnh

Phân tích môi trường bên ngoài

Phân tích môi trường bên trong

Xác định mục tiêu

Lựa chọn chiến lược

Tổ chức thực thi chiến lược

1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP LỰA CHỌN VÀ QUYẾT ĐỊNH CHIẾN LƯỢC

– Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE)

Ma trận EFE – External Factor Evaluation Matrix – được dùng để đánh giá các yếu tố bên ngoài như kinh tế, xã hội, văn hóa, nhân khẩu, địa lý, chính phủ, luật pháp, công nghệ và cạnh tranh.

– Ma trận các yếu tố bên trong (IFE) [19]

Ma trận này dùng để đánh giá các yếu tố bên trong và được sử dụng nhiều trong quản trị chiến lược. Việc lập ma trận này giúp các nhà quản trị chiến lược biết được khả năng phản ứng, các điểm mạnh, điểm yếu của doan nghiệp mình, từ đó giúp doanh nghiệp điều chỉnh được các điểm yếu và tìm ra giải pháp khắc phục, cải tiến.

– Ma trận SWOT [19]

Ma trận SWOT là công cụ kết hợp quan trọng giúp các nhà quản trị kết hợp các điểm mạnh (S), điểm yếu (W), cơ hội (O), thách thức (T) để hình thành bốn nhóm chiến lược sau:

– Chiến lược SO (điểm mạnh – cơ hội): Các chiến lược này dựa trên điểm mạnh của doanh nghiệp để khai thác các cơ hội bên ngoài.

– Chiến lược ST (điểm mạnh – thách thức): Các chiến lược này dựa trên điểm mạnh của doanh nghiệp để ngăn chặn hoặc hạn chế các nguy cơ từ bên ngoài.

– Chiến lược WO (điểm yếu – cơ hội): Các chiến lược này giảm điểm yếu bên trong nội bộ để tận dụng các cơ hội từ bên ngoài.

– Chiến lược WT (điểm yếu – thách thức): Các chiến lược này cải thiện điểm yếu bên trong nội bộ để ngăn chặn hoặc hạn chế các nguy cơ bên ngoài.

– Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael M. Porter (1985) [26]

Mô hình này được sử dụng để phân tích môi trường ngành và cạnh tranh của doanh nghiệp. 05 lực lượng cạnh tranh:

Hình 1.2: Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael M. Porter (1985)

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH DỊCH VỤ DI ĐỘNG TRẢ TRƯỚC TẠI TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT – ĐĂK LĂK

2.1. GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT ĐĂK LĂK

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của TTKD VNPT Đăk Lăk

2.1.3. Cơ cấu tố chức của TTKD VNPT Đăk Lăk

2.1.4. Các dịch vụ viễn thông cung cấp

Bảng 2.1: Thống kê phát triển thuê bao của các loại dịch vụ của VNPT Đăk Lăk từ năm 2019-2021

Chỉ tiêuĐVT201920202021
Tổng phát triển thuê baoThuê bao104,377128,591132,250
Điện thoại cố địnhThuê bao604571500
Điện thoại GphoneThuê bao273260250
Vinaphone trả sauThuê bao8,0009,51011,500
Vinaphone trả trướcThuê bao53,00057,00061,000
FiberVNNThuê bao20,00030,25027,000
MyTVThuê bao22,50031,00032,000
Tổng thuê bao hiện cóThuê bao608,520647,226763,500
Điện thoại cố địnhThuê bao11,0009,5328,000
Điện thoại GphoneThuê bao7,5206,5425,000
Vinaphone trả sauThuê bao62,50065,53270,500
Vinaphone trả trướcThuê bao357,000368,000430,000
FiberVNNThuê bao115,000127,500150,000
MyTVThuê bao55,50070,120100,000

Nguồn: VNPT Đăk Lăk

2.2. THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH DỊCH VỤ DI ĐỘNG TRẢ TRƯỚC CỦA TTKD VNPT – ĐĂK LĂK

2.2.1. Chiến lược hiện tại

Hiện tại, TTKD VNPT – Đắk Lắk đang thực hiện hai chiến lược đó là chiến lược chi phí thấp và chiến lược khác biệt hóa.

a. Khách hàng hiện tại của trung tâm

Hiện tại, TTKD VNPT – Đăk Lăk có hơn 760.000 khách hàng, trong đó khách hàng thân thiết, đã và đang sử dụng nhiều dịch vụ của trung tâm chiếm tới 60%. Nhìn chung, tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ di động trả trước tại Đăk Lăk khá cao, điều này được thể hiện qua thời gian và tỷ lệ khách hàng sử dụng các dịch vụ của TTKD VNPT – Đăk Lăk với nhiều dịch vụ khác nhau như di động, mạng Internet, truyền hình cáp,…

b. Đối thủ cạnh tranh

Hai đối thủ cạnh tranh lớn nhất trong dịch vụ di động trả trước của TTKD VNPT – Đắk Lắk là Vietel và Mobifone.

c. Điểm khác biệt dịch vụ hiện tại của dịch vụ di động trả trước

Các hoạt động chức năng để thực hiện chiến lược khác biệt hóa và chi phí thấp:

* Marketing

Hoạt động marketing đang được TTKD VNPT Đắk Lắk triển khai mạnh mẽ, đặc biệt trên mạng xã hội Facebook. Hiện tại, trên trang Facebook https://www.facebook.com/vinaphonefan/ đang được cập nhật từ 1-3 bài viết mỗi ngày với các chủ đề như khuyến mại, giới thiệu gói cước mới, chính sách mới hay những thông tin nóng hổi, cập nhật…. Nhờ làm tốt điều này, ngày càng có nhiều khách hàng biết đến doanh nghiệp hơn.

Tuy nhiên, với thị trường Đăk Lăk, trung tâm chưa có kế hoạch marketing cụ thể, riêng biệt cho thị trường này, nhiều khách hàng vẫn giữ tâm lý thích doanh nghiệp viễn thông nhà nước như Vietel, và chưa tin dùng mạng Vinaphone. Các chương trình khuyến mại cũng chưa thu hút được sự chú ý của khách hàng như Vietel.

Về hoạt động quan hệ công chúng, TTKD VNPT Đắk Lắk thông qua các hoạt động, sự kiện để tăng cường hơn nữa quảng bá cho các sản phẩm, tên tuổi và thương hiệu của mình . Nhìn chung, các hoạt động quan hệ công chúng được Trung tâm chú trọng nhưng số lượng và tần suất chưa thực sự thường xuyên và đủ để thu hút được nhiều sự chú ý của khách hàng.

* Chính sách giá

Giá là một trong những ưu điểm hàng đầu của dịch vụ di động trả trước của TTKD VNPT Đăk Lăk. Nhất là trong thời điểm Dịch COVID-19 đã khiến nhu cầu làm việc trực tuyến, làm việc từ xa ngày càng tăng. Cũng từ đó mà nhu cầu gọi thoại của các thuê bao Vinaphone ngày càng tăng. Để vừa có thể làm việc hiệu quả, vừa gọi thoại với cước phí ưa đãi nhất thì người dùng thường tìm kiếm gói cước gọi giá rẻ. Giá cước của dịch vụ di động trả trước Vinaphone đang được coi là rẻ nhất trong các nhà mạng. Khách hàng gọi tất cả các mạng chỉ 690 đồng/phút, nắm bắt được nhu cầu khách hàng theo từng nhóm đối tượng khách hàng sử dụng ưu đãi theo tuần, tháng, năm… VinaPhone đã thực hiện cung cấp nhiều gói cước gọi với mức giá đa dạng đi kèm nhiều khuyến mãi hấp dẫn.

* Khuyến mãi

Triển khai nhiều chương trình khuyến mãi cho dịch vụ di động trả trước cũng là một trong những điểm khác biệt của Vinaphone. Nhằm thu hút thuê bao trả trước khi chuyển mạng đến VinaPhone giữ nguyên số, VinaPhone đã ra mắt loạt gói cước với nhiều ưu đãi về lưu lượng 4G/5G và cước thoại với nhiều mức khác nhau tuỳ theo nhu cầu của khách hàng. Cụ thể, Với gói cước D500S chỉ với 500.000đ/ tháng khách hàng trải nghiệm Internet trọn gói cả năm, hàng tháng 5GB data 4G 5G với cú pháp đơn giản DV D500S gửi về 1543

* Tài chính

Kết quả hoạt động kinh doanh tại TTKD VNPT khá ổn định, nếu như năm 2019 TTKD VNPT đạt 1.005 tỷ thì đến năm 2020 doanh thu đạt 1,027. Đến năm 2021 doanh thu có giảm nhẹ còn 1.025 tỷ. Dịch vụ điện thoại di động trả trước của VNPT được phổ cập rộng rãi đến mọi tầng lớp dân cư trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. VNPT trở thành nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động số một tại Đắk Lắk.

* Nghiên cứu và phát triển

Hoạt động nghiên cứu và phát triển được TTKD VNPT Đăk Lăk chú trọng triển khai để có thể tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của khách hàng để kịp thời đưa ra các chương trình khuyến mại hấp dẫn.

Hoạt động R&D (Research & Development) là hoạt động nghiên cứu và phát triển trong các doanh nghiệp nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và thị trường, dịch vụ VT-CNTT được trung tâm giao cho phòng Phát triển thị trường – Khối quản lý thực hiện việc NCTT. Trung tâm còn ban hành nhiều cơ chế, chính sách, chế độ nhằm thu hút, khuyến khích nhân viên tại các phòng ban chức năng và trung tâm viễn thông tích cực tham gia đóng góp sáng kiến cải tiến áp dụng vào thực tiễn sản xuất kinh doanh dịch vụ.

Tuy nhiên, vẫn còn một số kết quả của hoạt động R&D dịch vụ viễn thông hiện vẫn chưa chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của TTKD VNPT Đăk Lăk cho dịch vụ di động trả sau, các đề xuất, sáng kiến không phù hợp với năng lực của TTKD VNPT Đăk Lăk và đòi hỏi của thị trường cạnh tranh.

* Hệ thống thông tin

Là một doanh nghiệp viễn thông nên công nghệ thông tin được VNPT rất quan tâm. Tại TTKD VNPT Đăk Lăk, hệ thống thông tin được xây dựng hiện đại về mặt kỹ thuật, tuy nhiên xử lý thông tin còn hạn chế, trao đổi thông tin nội bộ chồng chéo, trình độ nhân sự xử lý thông tin còn hạn chế.

Hiện nay đối với lĩnh vực viễn thông, TTKD VNPT Đắk Lắk đã và đang triển khai công nghệ 4G/LTE, công nghệ này cung cấp băng thông rộng hơn, truyền tải dữ liệu nhanh hơn, dung lượng lớn hơn, được đánh giá là điều kiện lý tưởng để triển khai các dịch vụ truyền hình trực tuyến, video HD, game online, đem lại các ứng dụng đa dạng.

TTKD VNPT Đắk Lắk còn phát triển công nghệ điện toán đám mây và được ứng dụng trong việc kinh doanh, quản lý giúp cho hiệu suất kinh doanh cũng như quản lý của doanh nghiệp được cải thiện đáng kể.

* Chăm sóc khách hàng

Công tác CSKH sử dụng dịch vụ đi động trả trước thời gian qua đã được TTKD VNPT Đắk Lắk quan tâm thực hiện bằng các hình thức như CKTM, và các chính sách CSKH.

Trong những năm gần đây, trung tâm cũng đã quan tâm nhiều đến công tác chăm sóc khách hàng. Bằng chứng cho thấy khách hàng tham gia các chương trình chăm sóc khách hàng từ năm 2021 đến tháng 10/2021 có xu hướng tăng

Về chăm sóc khách hàng, hình thức chăm sóc khách hàng cũng được Trung tâm quan tâm, chú trọng, thực hiện đa dạng.

Trong những năm gần đây, trung tâm cũng đã quan tâm nhiều đến công tác chăm sóc khách hàng. Bằng chứng cho thấy khách hàng tham gia các chương trình chăm sóc khách hàng từ năm 2019 đến 2021 có xu hướng tăng.

Về chăm sóc khách hàng, hình thức chăm sóc khách hàng cũng được Trung tâm quan tâm, chú trọng, thực hiện đa dạng.

* Kênh phân phối

Hệ thống phân phối của VNPT là các VNPT tỉnh thành trong cả nước. Tại địa bàn tỉnh Đăk Lăk là do VNPT Đăk Lăk đảm nhiệm về kênh phân phối, gồm các điểm giao dịch chuyên vinaphone, giao dịch tại các chi nhánh của VNPT, hệ thống đại lý, điểm bán lẻ.

Ngoài kênh phân phối thông qua các cửa hàng và đại lý, Vinaphone còn phát triển hình thức phân phối qua dịch vụ nạp tiền cho thuê bao trả trước như nhắn tin nhắn SMS, thông qua ngân hàng hay thanh toán trực tuyến và cào thẻ cào trả trước trả cước cho thuê bao trả sau, qua ví điện từ VNPT Pay.

2.2.2. Tổng hợp các yếu tố môi trường của công ty

– Môi trường chính trị – pháp luật

Những năm gần đây, nền kinh tế và chính trị của nước ta tương đối ổn định và phát triển mạnh, tạo niềm tin đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Điều này mở ra cơ hội lớn cho các công ty cũng như TTKD VNPT Đăk Lăk, bởi sẽ có nhiều đối tác liên doanh, liên kết làm ăn, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.

Bộ Bưu chính Viễn thông tiếp tục duy trì chính sách khuyến khích cạnh tranh, giảm độc quyền bằng nhiều chính sách, quản lý bằng Pháp lệnh bưu chính viễn thông tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mới đi lên. Về xu hướng quản lý giá cho thấy giá cước sử dụng dịch vụ di động cũng như cước viễn thông liên tục giảm.

Xu hướng giảm giá cước viễn thông vừa là cơ hội nhưng cũng vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp tham gia khai thác thị trường di động.

Như vậy, môi trường chính trị ổn định tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh ổn định. Pháp luật ngày càng tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp

Tuy nhiên, văn bản pháp luật quy định về viễn thông chưa hoàn thiện dẫn tới việc thực hiện chưa đạt hiệu quả cao: lãng phí tài nguyên số, tần số, cơ sở hạ tầng chưa được khai thác tối ưu

– Môi trường văn hóa – xã hội

Dân số Đăk Lăk theo thống kê năm 2020 là 1.896.322 người, trong đó dân số ở khu vực đô thị là 464.357 người (tỷ lệ đô thị hóa 24,48%).

Các hộ dân tại đây nhìn chung có mức sống khá cao nên ảnh hưởng đến mức độ sử dụng các dịch vụ di động và khả năng chi trả tiền sử dụng dịch vụ cho đơn vị cung cấp.

Như vậy, đời sống của người dân ngày một tăng cao, nên nhu cầu thông tin liên lạc tăng lên tạo điều kiện để phát triển các dịch vụ viễn thông. Thu nhập của người dân ngày càng cao mức độ sử dụng các dịch vụ di động cũng sẽ tăng. Người dân trong điạ bàn có nhận thức về tầm quan trọng của thông tin liên lạc do vậy nhu cầu sử dụng các dịch vụ di động đã trở nên thông dụng đối với mỗi gia đình. Tuy nhiên, sự phân bố dân cư một số nơi quá dàn trải, là một điều thách thức trong huy động cũng như thu hồi vốn đầu tư để cung cấp dịch vụ mạng di động ở khu vực này.

– Môi trường khoa học công nghệ

Nhìn chung, xu hướng phát triến công nghệ của TTKD VNPT Đăk Lăk đã theo những xu hướng phát triển công nghệ tiên tiến trên thế giới do đó chất lượng dịch vụ sẽ ngày càng nâng cao, nhiều dịch vụ mới sẽ ra đời với chi phí ngày càng giảm. Tuy nhiên, sự phát triển của khoa học công nghệ cũng là lý do tất yếu của sự dư thừa số lao động năng lực và trình độ thấp. Việc sắp xếp, bố trí công ăn việc làm cho số lao động này là một bài toán khó cho TTKD VNPT Đăk Lăk. Vì vậy, việc tiếp tục khai thác các lợi thế của kỹ thuật công nghệ sẽ phải thực hiện song song với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ, thoả mãn các yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Hiện tại Viettel, VNPT, Mobifone cũng vừa thử nghiệm thành công dịch vụ 5G. Các nhà mạng đang đẩy mạnh hoạt động kinh doanh nhằm thu hồi vốn nhanh công nghệ 3G để tiến tới nâng cấp hoàn toàn lên công nghệ 4G và 5G. Như vậy doanh nghiệp khai thác dịch vụ viễn thông phải chú ý đến xu hướng thay đổi công nghệ của thị trường thế giới để lựa chọn và đầu tư công nghệ cho mình, tránh trở thành người đi sau trong cung cấp dịch vụ di động.

Như vậy, kỹ thuật công nghệ phát triển tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao được chất lượng dịch vụ, mở rộng nhiều dịch vụ giá trị gia tăng. Kỹ thuật công nghệ phát triển giúp cho công ty quản lý, điều hành hiệu quả hơn. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh nâng cấp công nghệ mới vượt trội hơn trong trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông di động.

Từ phân tích trên, có thể xây dựng ma trận các yếu tố bên ngoài của TTKD VNPT – Đăk Lăk cho dịch vụ di động trả trước

b. Phân tích ngành và cạnh tranh

* Nhà cung cấp

Nhà cung cấp chủ yếu thiết bị viễn thông và di động cho TTKD VNPT Đăk Lăk là các hãng viễn thông nổi tiếng trên thế giới như: Motorola của Mỹ, Siemen của Đức, Alcatel của Pháp, Ericson của Thụy Điển, Fujitsu của Nhật, Huawei, ZTE của Trung Quốc… Một số nhà cung cấp trong nước và liên doanh với nước ngoài nhưng chủ yếu là sản xuất các thiết bị phụ trợ hoặc lắp ráp như cáp đồng, cáp quang, card tổng đài, antenna, trạm BTS… Mỗi nhà cung cấp đều có một lợi thế nhất định về chủng loại thiết bị và dịch vụ mà mình cung ứng và khi đã sử dụng thiết bị của một nhà cung cấp sau thời gian cần nâng cấp mở rộng đa phần phải sử dụng thiết bị của nhà cung cấp đang dùng. Điều này, các nhà khai thác phần nào cũng bị động và lệ thuộc nhà cung cấp nhất là việc mở rộng, nâng cấp các hệ thống phần mềm.

Hơn nữa, với tiến trình mở cửa, thị trường viễn thông tại Việt Nam càng trở nên sôi động và gây được sự chú ý đối với nhiều tập đoàn trên thế giới. VNPT Đăk Lăk với quy mô, tiềm lực mạng lưới của mình và được sự hậu thuẫn của tập đoàn VNPT sẽ càng có khả năng gây sức ép cho các nhà cung cấp thiết bị về giá cả cũng như các điều kiện cung cấp.

* Khách hàng

Khách hàng của các doanh nghiệp Viễn thông nói chung và TTKD VNPT Đăk Lăk nói riêng rất đa dạng phong phú, từ người dân đến các tổ chức (doanh nghiệp trong và ngoài nước, tổ chức phi kinh tế) vì thế TTKD VNPT Đăk Lăk phải nắm bắt nhu cầu cũng như những thói quen tiêu dùng của họ để có những biện pháp thích ứng đối với từng nhóm đối tượng khách hàng. Yêu cầu của khách hàng đối với dịch vụ viễn thông ngày một tăng cao cả về chất lượng dịch vụ cũng như giá cước dịch vụ. Thực tế hoạt động của TTKD VNPT Đăk Lăk trong những năm qua chịu ảnh hưởng của khách hàng trong những nội dung sau:

– Chất lượng sản phẩm: chất lượng thông thoại; thời gian kết nối, chờ đợi; vùng phủ sóng; tỷ lệ cuộc gọi thành công; tốc độ truy cập 3G,…

– Chất lượng phục vụ

– Giá cước

– Các hoạt động hỗ trợ bán hàng

– Các dịch vụ giá trị gia tăng phải phong phú, đa dạng hơn

Số lượng khách hàng phân theo cước doanh thu từ 1 triệu đến dưới 10 triệu đều tăng t­ 2019-2021. Tuy nhiên, số lượng khách hàng trên 10 triệu và trên 20 triệu có giảm nhẹ,. Nhìn chung, số lượng khách hàng lớn của trung tâm có tăng nhưng trung tâm chưa có kế hoạch rõ ràng và hấp dẫn để giữ chân các đối tượng này

* Đối thủ cạnh tranh

Một số đối thủ cạnh tranh trực tiếp của TTKD VNPT Đăk Lăk gồm:

– Tổng công ty viễn thông quân đội Viettel.

– Công ty Cổ phần Viễn thông FPT

– Tổng công ty Viễn thông MobiFone

* Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Ngoài một số đối thủ cạnh tranh trực tiếp như đã nêu ở trên vẫn còn một số đối thủ tiềm ẩn sẽ cạnh tranh với TTKD VNPT Đăk Lăk trong thời gian tới như sau:

– Hà Nội Telecom

– SCTV

– CMC

Như vậy, TTKD VNPT Đăk Lăk cần nhanh chóng xây dựng kế hoạch tái cấu trúc và phát triển, tận dụng ưu thế hiện có để chiếm lĩnh những mảng thị trường đang cung cấp, đảm bảo giữ vững thị trường. Hơn nữa cũng cần có sự đánh giá sát sao về các đối thủ tiềm ẩn để có những hướng đi cụ thể của mình trong tương lai nhằm cạnh tranh thắng lợi trong lĩnh vực cung cấp và kinh doanh dịch vụ viễn thông.

Như vậy, đây chính là cơ hội nhìn ra thế giới, học tập cách quản lý đầu tư của một số đối thủ có kinh nghiệm quản lý viễn thông, có tiềm lực tài chính lớn. Tuy nhiên, thị phần của Vinaphone có thể bị suy giảm do những chính sách mới có hiệu quả của đối thủ.

* Sản phẩm thay thế

Sản phẩm thay thế đối với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông là các gói cước, các chính sách ưu đãi. Tập đoàn VNPT nói chung và VNPT Đăk Lăk nói riêng rất quan tâm tới vấn đề này. Hiện nay cần phải phản ứng nhanh trước những thay đổi giá cước, gói cước của đối thủ, chính sách mới của bộ thông tin và truyền thông tránh tình trạng khách hàng chuyển sang dùng gói cước khách của nhà mạng khác.

Hiện tại VNPT Đăk Lăk đã thiết lập một bộ phận chuyên nghiên cứu thông tin thị trường của đối thủ cạnh tranh và thông tin về lĩnh vực viễn thông. Bộ phận này có nhiệm vụ báo cáo cho ban giám đốc những thông tin thu thập được để từ đó phân tích đưa giải pháp chiến lược phản ứng nhanh trước những thay đổi của thị trường dịch vụ VT-CNTT.Như vậy, TTKD VNPT Đăk Lăk đã thiết lập hệ thống thông tin thị trường hiệu quả để phản ứng nhanh trước những thay đổi của thị trường trong nước và thế giới. Tuy nhiên, ngày càng nhiều sản phẩm thay thế được ra đời gây nguy cơ khách hàng rời mạng của Vinaphone sang các mạng của đối thủ.

c. Phân tích môi trường nội bộ

– Nguồn lực tài chính

Do có sự hậu thuẫn của Tập đoàn VNPT nên nguồn lực tài chính của VNPT Đăk Lăk có thể coi là một lợi thế so với đối thủ. Tình hình tài chính của VNPT trong thời gian qua được duy trì ổn định, năng lực tự chủ về tài chính được nâng lên. Các chỉ tiêu cơ bản như doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, vốn kinh doanh được bảo toàn và phát triển. Khả năng thanh toán đảm bảo mức an toàn cho phép, chủ động thanh toán các khoản nợ đến hạn.

– Nguồn lực con người

Đa số cán bộ, nhân viên của TTKD VNPT Đắk Lắk đều có trình độ từ đại học trở lên. Tuy nhiên, số lượng lao động có trình độ dưới đại học vẫn chiếm tỷ lệ khá lớn, tới 26.8%. Tỷ lệ này có xu hướng giảm từ năm 2019-2021 nhưng vẫn ở mức cao, cụ thể là năm 2019 là 31.2%. Về cơ cấu theo giới tính, tỷ lệ nhân viên nữ nhiều hơn nam.

– Cơ sở vật chất

Sự tồn tại và phát triển của TTKD VNPT Đăk Lăk không thể thiểu cơ sở vật chất. Nếu có nguồn nhân lực, có hệ thống quản lý tốt nhưng không có cơ sở vật chất vững mạnh, TTKD VNPT Đăk Lăk không thể phát triển được. Về cơ sở vật chất phục vụ các dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin thì mạng internet băng rộng của VNPT Đăk Lăk đã và đang được triển khai trên nền công nghệ cáp đồng ADSL và cáp quang FTTx hoạt động ổn định, chất lượng đường truyền tốt. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại như: thiếu cáp, thiếu số, thiếu cổng ADSL ở một số khu vực, việc đầu tư mở rộng truyền dẫn nội tỉnh một số nơi chưa kịp thời đồng bộ, vẫn còn hiện tượng nghẽn mạng. Để đáp ứng nhu cầu phát triển thuê bao băng rộng trong năm tiếp theo, TTKD VNPT Đăk Lăk đang tiếp tục rà soát mạng lưới và đề xuất bổ sung năng lực mạng ODN đợt 4 giai đoạn tiếp theo.

– Hệ thống quản lý

Nhìn chung, hệ thống quản lý chính sách và văn bản quy phạm pháp luật trong ngành viễn thông thời gian qua đã được xây dựng, hoàn thiện theo cơ chế đổi mới tổ chức và quản lý, thúc đẩy cạnh tranh trên toàn bộ các mặt: kinh doanh các dịch vụ VT-CNTT, xây dựng công trình VT-CNTT và đặc biệt là trong việc marketing và chăm sóc khách hàng sử dụng các dịch vụ VT-CNTT.

– Uy tín của VNPT

Uy tín của VNPT đã được khẳng định từ rất lâu có lẽ bởi từ khi thành lập tới nay nó là đơn vị chủ chốt trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin. Nói đến viễn thông và công nghệ thông tin, khách hàng hiện nay không thể không nhắc tới VNPT.

Đặc biệt, việc VNPT được vinh danh “Top 100 thương hiệu nổi tiếng Asean” còn bởi là một đơn vị tiêu biểu về các mặt như năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế, xã hội và đã có đóng góp nhất định vào sự phát triển của đất nước.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH DỊCH VỤ DI ĐỘNG TRẢ TRƯỚC TẠI TTKD VNPT – ĐĂK LĂK

3.1. ĐỊNH HƯỚNG KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỦA VNPT ĐĂK LĂK

3.1.1. Định hướng phát triển dịch vụ viễn thông của nhà nước

3.1.2. Định hướng phát triển của Tập đoàn VNPT

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT ĐẮK LẮK

3.2.1. Xác định nhu cầu khách hàng

– Số lượng khách hàng của dịch vụ di động trả trước hiện nay rất lớn và thường xuyên gia tăng. Tính đến tháng 1/2020, cả nước có 126 triệu thuê bao di động, trong đó có khoảng 8 triệu thuê bao trả sau, còn lại là trả trước.

– Cùng với sự phát triển của khoa học, CNTT, đa số khách hàng hiện nay đều sử dụng điện thoại thông minh có kết nối Internet và biết cách sử dụng Internet cũng như cần sử dụng mạng Internet mọi lúc, mọi nơi để đáp ứng các nhu cầu công việc, giao lưu nên việc sử dụng các loại sim có kết nối mạng 4G/5G đang rất phổ biến và tăng nhanh.

– Với ưu điểm kiểm soát được chi phí sử dụng nên các thuê dịch vụ di động trả trước vẫn đang chiếm ưu thế, được nhiều khách hàng sử dụng.

– Khách hàng rất thích khuyến mãi, nếu mạng di động nào không có nhiều chương trình khuyến mãi mới độc đáo và mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng thì khách hàng sẽ dễ dàng bỏ đi.

– Phân đoạn thị trường dành cho giới trẻ là phân đoạn thị trường rất lớn nhưng cũng rất dễ thay đổi. Những khách hàng có thu nhập cao và ổn định là những khách hàng trung thành, ít chạy theo các chương trình khuyến mãi và không dễ thay đổi dịch vụ mạng nếu độ chênh lệch về giá cước và chất lượng dịch vụ giữa các mạng không đáng kể.

=> Nhu cầu của khách hàng đối với dịch vụ di động trả trước đang là rất lớn.

3.2.2. Đánh giá đối thủ cạnh tranh

– Viễn thông là một trong số ít ngành vẫn giữ được đà tăng trưởng khi nền kinh tế suy thoái. Trong khi điện thoại cố định đang phát triển cầm chừng, thậm chí phát triển âm thì dịch vụ di động và dữ liệu ngày càng phát triển mạnh mẽ.

– Hiện tại, cả nước có khoảng 118 triệu thuê bao di động trả trước. Như vậy thị trường của dịch vụ di động trả trước rất lớn và nhiều tiềm năng phát triển.

– Hiện tại, MobiFone, VNPT và Vietel đang là 3 nhà mạng có nhiều thuê bao nhất. Để chiếm lĩnh thị trường, các nhà mạng thi nhau đưa ra các chương trình khuyến mại để thu hút thêm nhiều khách hàng.

=> Thị trường rộng, tiềm năng nhưng cạnh tranh rất khốc liệt bởi nhà mạng nào cũng muốn thu hút thêm nhiều khách hàng và giành được nhiều thị phần.

3.2.3. Hoàn thiện chiến lược của dịch vụ di động trả trước của Vinaphone

Trong xu hướng bùng nổ dịch vụ data trên di động, tốc độ tăng trưởng data dịch vụ di động Vinaphone năm 2019 tại Đắk Lắk dự kiến đạt 48%. Trong khi đó tiêu dùng thoại giảm 5,4% và SMS giảm 16%, tiêu dùng dịch vụ GTGT tăng gần 15%. Tuy nhiên, trong cuộc chạy đua về giá dịch vụ data, mặc dù có sự tăng trưởng tốt về data nhưng tổng tiêu dùng tài khoản chính dịch vụ di động trả trước chỉ tăng 4,7% so với năm 2017 chính vì thế cần phải triển khai các chiến lược sau:

Phát triển mới các gói cước Data vào tập khách hàng giới trẻ có như cầu sử dụng 4G nhiều.

– Phát triển bằng cách hút thuê bao nhà mạng khác qua Vinaphone giữ nguyên số (Chuyển mạng giữ số). Đây là một đặc điểm khác biệt mà chỉ có ở Vinaphone. Do đó, VNPT cần đẩy mạnh hơn nữa chiến lược này.

– Với từng nhóm đối tượng khách hàng khác nhau, VNPT Đăk Lăk có những chiến lược phát triển riêng

– Chính sách sản phẩm Tập trung triển khai gói chính VD149.

­– Kênh bán hàng: Tăng cường hoạt động bán hàng khách hàng hiện hữu qua kênh Telesales PBH Online, phòng bán hàng trực thuộc.

– Nâng cao chất lượng phủ sóng

– Nâng cao chất lượng thiết bị, công nghệ mới

– Chính sách kênh phân phối: Có chính sách quản lý điều hành các kênh phân phối, đảm bảo cho chúng hoạt động trôi chảy và hiệu quả

– Tăng cường chính sách xúc tiến cổ động

– Nâng cao chính sách con người

­ – Tăng cường chính sách cơ sở vật chất

3.3. MỘT SÔ KIẾN NGHỊ

3.3.1. Với UBND tỉnh Đăk Lăk

3.3.2. Với Tập đoàn Bưu chính-Viễn thông Việt Nam.

3.3.3. Với Công ty Vinaphone

3.3.4 Một số kiến nghị đối với VNPT Đăk Lăk

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

KẾT LUẬN

Trong xu thế mở cửa và hội nhập với khu vực và quốc tế hiện nay, cạnh tranh là một thực tế tất yếu mà không một doanh nghiệp nào tránh khỏi. Vì thế vấn đề xây dựng chiến lược kinh doanh và phân tích chiến lược đã và đang được các ngành, các doanh nghiệp dành sự quan tâm nghiên cứu nhất định. Chiến lược kinh doanh đã thực sự đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, trong đó có TTKD VNPT Đăk Lăk cũng là điều tất yếu vì tất cả đã nhận thức được rằng muốn tồn tại phát triển và đủ sức cạnh tranh thì phải sử dụng các công cụ quản trị hữu hiệu phù hợp với môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp hoạt động.

Trong khuôn khổ đề tài, dựa trên cơ sở lí luận về chiến lược, luận văn đã đi sâu phân tích môi trường hoạt động kinh doanh của TTKD VNPT Đăk Lăk, phân tích đánh giá được những đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh với những điểm mạnh, điếm yếu, thời cơ và thách thức trong giai đoạn sắp tới. Từ đó, xây dựng một chiến lược kinh doanh tổng thể bao gồm nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược kinh doanh dịch vụ di động trả trước của TTKD VNPT Đăk Lăk trong giai đoạn tới. Đồng thời, luận văn cũng đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm thực hiện được chiến lược kinh doanh này. Tuy nhiên do môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp, biến động liên tục và có khả năng xuất hiện các biến cố bất ngờ nhất là đối với ngành có công nghệ thay đổi nhanh là viễn thông – công nghệ thông tin, cho nên cần phải có sự thu thập thông tin một cách thường xuyên để có những điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp. Chiến lược kinh doanh dù có tốt đến đâu cũng không có ý nghĩa nếu nó không được tổ chức triển khai thực hiện. Do vậy, cần phải tổ chức triển khai biến đổi các chiến lược kinh doanh đã nêu thành chính sách, các chương trình hành động cụ thể thông qua một cơ cấu tổ chức hữu hiệu nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN DONG A\LUAN VAN DONG A\VU THI THANH TAM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *