Giải pháp chính sách phát triển cán bộ công chức từ thực tiễn

Giải pháp chính sách phát triển cán bộ công chức từ thực tiễn

Giải pháp chính sách phát triển cán bộ, công chức từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam

l. Tính cấp thiết của đề tài

Chất lượng nguồn nhân lực, trong đó bao hàm đội ngũ cán bộ, công chức có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Cán bộ là gốc của mọi công việc, thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. Từ thực tiễn qua hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử” có sự đóng góp rất quan trọng của đội ngũ CB,CC.

Giải pháp chính sách phát triển CB,CC là một bộ phận quan trọng của chính sách phát triển CB,CC là công cụ và biện pháp để xây dựng đội ngũ CB,CC. Thực tiễn cho thấy, có giải pháp chính sách CB,CC đúng đắn, phù hợp sẽ thúc đẩy nâng cao chất lượng, hiệu quả các mặt công tác cán bộ, tạo điều kiện, động lực cho sự phát triển về đội ngũ CB,CC; ngược lại, nếu không có hệ thống giải pháp chính sách CB,CC phù hợp thì sẽ gây khó khăn, cản trở sự phát triển CB,CC, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước, của địa phương, cơ quan, đơn vị. Đảng và Nhà nước ta nhận thức sâu sắc về vai trò quan trọng của chính sách trong việc phát triển đội ngũ CB,CC; coi đây là khâu rất quan trọng, là điều kiện không thể thiếu để xây dựng đội ngũ CB,CC. Đồng thời Đảng và Nhà nước cũng đã ban hành và thực hiện nhiều chủ trương, chính sách về tổ chức bộ máy và cán bộ, đã tác động rất lớn đến việc xây dựng, phát triển đội ngũ CB,CC trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến xã, phường, thị trấn ( gọi chung là xã). Nghị quyết Đại hội lần thứ VI, Đại hội của Đổi mới đã xác định: “Đổi mới cán bộ lãnh đạo các cấp là mắt xích quan trọng nhất mà Đảng ta phải nắm chắc để thúc đẩy những cuộc cải cách có ý nghĩa cách mạng [4] và lần đầu tiên Đảng ta ban hành Nghị quyết chuyên đề về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước ( Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 BCH TW, Khóa VIII – 1997); qua các kỳ Đại hội, Đảng ta luôn xác định CB,CC là vấn đề trọng yếu trong đường lối phát triển của đất nước. Nghị quyết Đại hội XII của Đảng tiếp tục nhấn mạnh: “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thể chế hóa, cụ thể hóa các nguyên tắc về: quan hệ giữa đường lối chính trị và đường lối cán bộ; quan điểm giai cấp và chính sách đại đoàn kết rộng rãi trong công tác cán bộ; quan hệ giữa tiêu chuẩn và cơ cấu; giữa đức và tài; giữa kế thừa và phát triển; giữa sự quản lý thống nhất của Đảng với phát huy đầy đủ trách nhiệm của các cơ quan trong hệ thống chính trị; giữa thẩm quyền, trách nhiệm cá nhân và tập thể; giữa phân cấp, phân quyền và kiểm tra, giám sát, kiểm soát để thực hiện thống nhất, đồng bộ trong Đảng và hệ thống chính trị. Quán triệt và nghiêm túc thực hiện quan điểm Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đi đôi với phát huy quyền và trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị về công tác cán bộ. Tiếp tục ban hành và thực hiện các quy định, quy chế, cơ chế trong công tác cán bộ bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và chặt chẽ giữa các khâu, liên thông giữa các cấp; trong đó có quy chế về việc đánh giá đúng đắn, khách quan đối với cán bộ, để có cơ sở sử dụng, bố trí cán bộ… Có cơ chế, chính sách phát hiện, thu hút, sử dụng nhân tài”[5].

Đối với tỉnh Quảng Nam, các cấp ủy đảng, chính quyền, ban ngành, Mặt trận, đoàn thể CT-XH đã quán triệt, thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về CB,CC; thực hiện nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị về công tác cán bộ; triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp chính sách CB,CC; đặc biệt tổ chức thực hiện các giải pháp chính sách về nhận xét, đánh giá, quy hoạch cán bộ, giải pháp chính sách đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng đến thực hiện chế độ, chính sách đối với CB,CC; đặc biệt, tỉnh đã ban hành và thực hiện một số chủ trương, cơ chế, chính sách đối với CB,CC thông qua Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và các quyết định của UBND tỉnh… Nhờ đó, đội ngũ CB,CC của tỉnh đã có bước phát triển về chất lượng; phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn, lý luận chính trị và năng lực thực tiễn được nâng lên; có đạo đức, lối sống tốt, có tinh thần phục vụ nhân dân; góp phần rất quan trọng vào việc tổ chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2010-2015.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện giải pháp chính sách phát triển CB,CC tại tỉnh Quảng Nam vẫn còn những bất cập, hạn chế: việc thực hiện giải pháp trong đánh giá cán bộ vẫn còn là khâu yếu, vẫn còn tình trạng nể nang, xuê xoa, ngại va chạm, né tranh trong nhận xét, đánh giá CB,CC; một số nơi chất lượng công tác quy hoạch chưa đảm bảo yêu cầu, tính khả thi không cao, chưa gắn quy hoạch với đề bạt, bổ nhiệm; thực hiện giải pháp đào tạo, bồi dưỡng chưa gắn với yêu cầu nhiệm vụ, còn mang tính tự phát, đào tạo chưa gắn với tiêu chuẩn chức danh cán bộ, ngạch công chức, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng chưa cao; công tác đào tạo lại, cập nhật kiến thức cho cán bộ chuyên môn, cán bộ quản lý chưa được quan tâm đúng mức. Việc thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước đối với cán bộ gặp khó khăn: chế độ nghỉ hưu trước tuổi, chế độ đối với cán bộ luân chuyển, việc thực hiện liên thông đối với cán bộ, công chức xã,…

Trước yêu cầu nhiệm vụ phát triển đội ngũ CB,CC để đáp ứng mục tiêu phát triển tỉnh Quảng Nam trong tình hình mới; việc đánh giá đúng thực trạng thực hiện giải pháp phát triển cán bộ, công chức; đề ra và việc thực hiện đồng bộ các giải pháp chính sách CB,CC của tỉnh để từ đó đưa ra giải pháp chính sách phát triển CB,CC tỉnh Quảng Nam trong thời gian đến. Đây là vấn đề thực tiễn đặt ra cần giải quyết, nên tác giả đã chọn và nghiên cứu đề tài “Giải pháp chính sách phát triển cán bộ, công chức từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam” để làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Chính sách công.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về giải pháp chính sách phát triển CB,CC và đánh giá thực trạng thực hiện giải pháp chính sách sách phát triển CB,CC tại tỉnh Quảng Nam, từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện các giải pháp chính sách phát triển CB,CC ở nước ta trong thời gian đến.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để giải quyết được mục đích nghiên cứu, luận văn đi vào các nhiệm vụ nghiên cứu sau: Nghiên cứu cơ sở lý luận về giải pháp chính sách phát triển cán bộ, công chức; Nghiên cứu thực trạng thực hiện giải pháp chính sách phát triển cán bộ, công chức tại tỉnh Quảng Nam; Đề xuất hoàn thiện các giải pháp chính sách phát triển cán bộ, công chức ở nước ta trong thời gian đến.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn thực hiện giải pháp chính sách phát triển CB,CC dưới góc độ khoa học chính sách công.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Giải pháp chính sách phát triển CB,CC thực tiễn tại tỉnh Quảng Nam, tức là trong phạm vi CB,CC đang công tác trong các cơ quan hành chính của tỉnh Quảng Nam, không bao gồm viên chức trong các cơ quan sự nghiệp và CB,CC ngành dọc trực thuộc trung ương trên địa bàn (Công an, Quân sự, Viện kiểm sát, Tòa án, Thi hành án, Kho bạc, Thuế).

Về thời gian: Tập trung đánh giá thực trạng việc thực hiện giải pháp chính sách phát triển CB,CC từ năm 2011 đến năm 2015 và đề xuất giải pháp hoàn thiện giải pháp chính sách phát triển CB,CC giai đoạn 2016 – 2021.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận

Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển đội ngũ CB,CC.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả Luận văn sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh, đối chiếu, hệ thống hóa, phương pháp phân tích chi phí lợi ích; phương pháp phân tích đa mục tiêu; nghiên cứu các văn bản báo cáo của tỉnh ủy, UBND tỉnh.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

    1. Ý nghĩa lý luận

Luận văn hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về giải pháp chính sách phát triển CB,CC; qua đó góp phần làm rõ hơn các lý thuyêt về chính sách công, từ đó đề xuất các giải pháp chính sách nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả chính sách đã ban hành.

    1. Ý nghĩa thực tiễn

Từ thực tiễn việc thực hiện giải pháp chính sách CB,CC ở tỉnh Quảng Nam, luận văn phân tích và làm sáng tỏ thực trạng thực hiện giải pháp chính sách phát triển CB,CC ở tỉnh Quảng Nam; qua đó Luận văn góp phần cung cấp cơ sở thực tiễn để giúp các cấp của tỉnh Quảng Nam tham khảo nhằm làm tốt hơn công tác CB,CC trong thời gian đến.

7. Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được cơ cấu thành ba chương:

Chương 1. Những vấn đề lý luận về giải pháp chính sách phát triển cán bộ, công chức ở Việt Nam

Chương 2. Thực trạng thực hiện các giải pháp chính sách phát triển cán bộ, công chức tại tỉnh Quảng Nam

Chương 3. Hoàn thiện các giải pháp chính sách phát triển cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay.

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH

PHÁT TRIỂN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở VIỆT NAM

1.1. Khái quát về các giải pháp chính sách công

1.1.1. Khái niệm chính sách công

Chính sách công là những quyết sách mang tính chính trị của nhà nước mà các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để dẫn dắt sự phát triển xã hội, đáp ứng nhu cầu xã hội của người dân. Chính sách công có thể chi phối chung, song cũng có những chính sách công chi phối cụ thể riêng đến từng ngành, từng lĩnh vực đời sống xã hội.

1.1.2. Vấn đề chính sách và giải pháp chính sách công

Vấn đề chính sách có thể hiểu đơn giản là những mâu thuẩn, trở ngại, khó khăn, vướng mắc nảy sinh trong đời sống kinh tế-xã hội, các lĩnh vực hoạt động cần giải quyết bằng chính sách để thỏa mãn những nhu cầu nhất định của xã hội. Vấn đề chính sách sinh ra từ những hoạt động kinh tế-xã hội, nguyện vọng của người dân, tác động của chủ thể quản lý xã hội, do quá trình toàn cầu hóa hoặc can thiệp từ bên ngoài.

Giải pháp chính sách công, đó là cách thức sử dụng trong quá trình hành động để tối đa hóa kết quả về lượng và chất của mục tiêu chính sách công. Xác định giải pháp chính sách công là việc tìm ra cách giải quyết cho các nguyên nhân của vấn đề chính sách mang tính đồng bộ. Việc đầu tiên là phải thiết lập danh mục các vấn đề ưu tiên cần xử lý sau khi xác định vấn đề chính sách công một cách minh bạch, dựa trên nguyên nhân cốt lõi, mức độ nghiêm trọng, tần suất xuất hiện, quy mô, mục tiêu xử lý, cách thức tác động, nguồn lực sẳn có, tùy theo hoàn cánh cụ thể.

1.2. Khái quát về các giải pháp chính sách phát triển CB, CC

1.2.1. Khái niệm cán bộ, công chức

1.2.2. Khái niệm giải pháp chính sách phát triển cán bộ, công chức

Giải pháp chính sách phát triển CB,CC là tổng thể những hành động, cách thức giải quyết của cơ quan của Đảng, Nhà nước, các tổ chức trong hệ thống chính trị đối với đội ngũ cán bộ, công chức nhằm góp phần đạt được mục tiêu xây dựng đội ngũ CB,CC trong sạch, vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

1.2.3. Vai trò của giải pháp chính sách phát triển cán bộ, công chức

Giải pháp chính sách phát triển CB,CC có vai trò tác động đến chính sách phát triển CB,CC, đến việc xây dựng, phát triển đội ngũ CB,CC. Những nơi nào thực hiện tốt giải pháp chính sách trong quy hoạch, đào tạo, đánh giá cán bộ, trong bầu cử, bổ nhiệm cán bộ; trong thực hiện chế độ chính sách đối với CB,CC, thì ở những nơi đó đẩy lùi, ngăn chặn được các hiện tượng tiêu cực trong công tác cán bộ và xây dựng được đội ngũ CB,CC vững mạnh về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và chuyên môn, năng lực, tinh thần trách nhiệm. Thực hiện tốt giải pháp chính sách về tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ CB,CC tốt thì mới thu hút được cán bộ có tài, có đức; đồng thời mới tạo động lực cho CB,CC nỗ lực học tập, rèn luyện, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ; làm cho CB,CC yên tâm công tác, toàn tâm, toàn ý cho nhiệm vụ được giao; góp phần phòng, chống tiêu cực, tham nhũng.

1.2.4. Các loại giải pháp chính sách phát triển cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay

1.2.4.1. Giải pháp chính sách về công tác bầu cử, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ và tuyển dụng công chức

1.2.4.2. Giải pháp chính sách về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

1.2.4.3. Giải pháp chính sách nâng cao chất lượng trong quy hoạch cán bộ và bố trí, sử dụng đúng cán bộ, công chức

1.2.4.4. Giải pháp chính sách đổi mới chính sách tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ, công chức.

1.2.5. Công cụ chính sách phát triển cán bộ, công chức

Công cụ chính sách phát triển CB,CC của Việt Nam hiện nay bao gồm các công cụ chủ yếu: công cụ pháp luật; công cụ tổ chức; công cụ tài chính; công cụ thông tin, truyền thông.

Giải pháp chính sách phát triển cán bộ, công chức từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam
Giải pháp chính sách phát triển cán bộ, công chức từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH

PHÁT TRIỂN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI

TỈNH QUẢNG NAM

2.1. Việc thực hiện giải pháp chính sách phát triển cán bộ, công chức tại tỉnh Quảng Nam

2.1.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các giải pháp chính sách phát triển cán bộ, công chức tại tỉnh Quảng Nam

2.1.2. Mục tiêu giải pháp chính sách phát triển cán bộ, công chức tại tỉnh Quảng Nam

2.1.3.Thực trạng tổ chức thực hiện các giải pháp chính sách phát triển cán bộ, công chức tại tỉnh Quảng Nam

2.1.4. Các công cụ để thực hiện giải pháp chính sách phát triển cán bộ, công chức tại tỉnh Quảng Nam

2.1.5. Kết quả thực hiện mục tiêu các giải pháp chính sách phát triển cán bộ, công chức tại tỉnh Quảng Nam

2.2. Đánh giá thực trạng thực hiện các giải pháp chính sách phát triển cán bộ, công chức tại tỉnh Quảng Nam

2.2.1. Đánh giá kết quả tác động của các nhân tố ảnh hướng đến việc thực hiện các giải pháp chính sách phát triển cán bộ, công chức

2.2.2. Đánh giá sự tham gia của các chủ thể chính sách trong việc thực hiện các giải pháp chính sách phát triển cán bộ, công chức

2.2.3. Đánh giá việc thực hiện các giải pháp chính sách phát triển CB,CC tại tỉnh Quảng Nam

Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Nam đã kịp thời quán triệt, triển khai, cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác CB,CC; đã đề ra và tổ chức thực hiện các giải pháp chính sách phát triển CB,CC một cách tương đối đồng bộ, sâu rộng đến các cấp, các ngành, các địa phương và đạt được những kết quả quan trọng; góp phần phát triển đội ngũ CB,CC từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn đảm bảo về số lượng, ngày càng nâng cao về chất lượng. Hầu hết các cấp, các ngành thể hiện rõ quyết tâm chính trị cao trong việc phát triển đội ngũ CB,CC.

Chỉ đạo thực hiện khá tốt giải pháp chính sách trong quy hoạch cán bộ, chú trọng chất lượng cán bộ, cán bộ trẻ, cán bộ nữ được quy hoạch; việc quy hoạch cán bộ của tỉnh được tiến hành đồng bộ với các khâu trong công tác cán bộ, quy trình chặc chẽ hơn so với trước đây. Vì vậy, tỉnh và các cơ quan, ngành, địa phương trong tỉnh đã tạo được sự chủ động trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng- chủ động được nguồn cán bộ trong bố trí, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ cán bộ; chuẩn bị công tác nhân sự cho đại hội đảng bộ các cấp. Công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC đạt được kết quả khá tích cực, đây là khâu quan trọng nhất để nâng cao chất lượng CB,CC; quan tâm đẩy mạnh công tác luân chuyển cán bộ. Giải pháp chính sách trong tuyển dụng được chỉ đạo chặc chẽ, đúng quy định, đề cao chất lượng trong khâu tuyển dụng công chức. Công tác đề bạt, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử được thực hiện đúng quy trình, thủ tục, đảm bảo tiêu chuẩn; bước đầu thực hiện chủ trương thi tuyển lãnh đạo ở một số nơi. Việc thực hiện chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với CB,CC cơ bản đảm bảo; bên cạnh đó, tỉnh và các địa phương còn thực hiện nhiều chế độ, chính sách đối với CB,CC trong thu hút người giỏi, trong đào tạo CB,CC…, đã tạo động lực thu hút, khuyến khích đội ngũ CB,CC phấn đấu vươn lên trong công tác.

Nhờ thực hiện các giải pháp chính sách phát triển CB,CC, nên chất lượng đội ngũ CB,CC trong tỉnh được nâng lên đáng kể (các phụ lục thống kê trình độ các mặt và các cán bộ các cấp kèm theo).

Tuy vậy, việc thực hiện các giải pháp chính sách cán bộ, công chức tại tỉnh Quảng Nam bộc lộ những bất cập và còn những tồn tại, hạn chế. Đây là những vấn đề giải pháp chính sách phát triển đội ngũ CB,CC cần đặt ra để giải quyết của các chủ thể chính sách trong thời gian tới, cụ thể đó là:

* Về bầu cử, bổ nhiệm và tuyển dụng công chức:

* Việc đào tạo, bồi dưỡng CB,CC:

* Về công tác quy hoạch cán bộ:

* Về việc thực hiện chế độ, chính sách tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ, công chức:

Giải pháp chính sách phát triển cán bộ, công chức từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam
Giải pháp chính sách phát triển cán bộ, công chức từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam

CHƯƠNG 3

HOÀN THIỆN CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN

CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

3.1. Quan điểm, định hướng hoàn thiện các giải pháp chính sách phát triển cán bộ, công chức

3.1.1. Quan điểm hoàn thiện giải pháp chính sách phát triển CB,CC ở nước ta hiện nay

Phát triển đội ngũ CB,CC phải trên cơ sở đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Phát triển đội ngũ CB,CC phải xuất phát từ chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc, từ yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Quán triệt quan điểm giai cấp công nhân của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, truyền thống yêu nước, đại đoàn kết và gắn bó mật thiết với nhân dân; tập hợp rộng rãi các loại cán bộ, trọng dụng nhân tài, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, người ở trong nước hay người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Đại hội XII của Đảng tiếp tục xác định “Thể chế hóa, cụ thể hóa các nguyên tắc về: quan hệ giữa đường lối chính trị và đường lối cán bộ; quan điểm giai cấp và chính sách đại đoàn kết rộng rãi trong công tác cán bộ”.

Gắn việc xây dựng đội ngũ cán bộ với xây dựng tổ chức và đổi mới cơ chế, chính sách. Quan điểm nầy được Đại hội XII của Đảng tiếp tục nhấn mạnh “ rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách đối với CB,CC; xây dựng cơ chế, chính sách đãi ngộ, thu hút, trọng dụng nhân tài”.

Thông qua hoạt động thực tiễn và phong trào cách mạng của nhân dân, nâng cao trình độ dân trí phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để tuyển chọn, giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng cán bộ. Phải dựa vào nhân dân để phát hiện, kiểm tra và giám sát cán bộ.

3.1.2. Định hướng hoàn thiện giải pháp chính sách phát triển cán bộ, công chức ở nước ta

Hoàn thiện, thể chế hóa quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về bầu cử, bổ nhiệm cán bộ; về tuyển dụng, bố trí, sử dụng công chức phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường của công chức được tuyển dụng; thực hiện chế độ thi nâng ngạch theo nguyên tắc cạnh tranh; thi tuyển cạnh tranh để bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý từ cấp vụ trưởng và tương đương (ở trung ương), giám đốc sở và tương đương (ở địa phương) trở xuống; Xây dựng cơ chế thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy loại xuất sắc; người tốt nghiệp sau đại học về công tác, làm việc tại các cơ quan hành chính, sự nghiệp.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC; đổi mới nội dung và chương trình đào tạo, bồi dưỡng CB,CC; đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý, tiêu chuẩn ngạch, bậc công chức; bồi dưỡng bắt buộc kiến thức, kỹ năng tối thiểu trước khi bổ nhiệm và bồi dưỡng hàng năm để cập nhất kiến thức; đạo tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thông qua nhiều hình thức nhằm “ học để làm việc ”, “làm việc gì thì học để làm việc ấy cho tốt”.

Thực hiện tốt công tác nhận xét, đánh giá CB,CC và quy hoạch cán bộ; chủ động tạo nguồn cán bộ để nâng cao chất lượng quy hoạch cán bộ; đảm bảo cơ cấu ba độ tuổi, tỉ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ theo quy định; đồng thời đưa ra khỏi quy hoạch những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân. Trên cơ sở quy hoạch được phê duyệt, tổ chức tốt công tác luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ.

Xây dựng và hoàn thiện các chế độ, chính sách tiền lương, phụ cấp đối với CB,CC phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế- xã hội của đất nước; xây dựng thang bảng lương, hệ số phụ cấp ở các ngành, các lĩnh vực bảo đảm công bằng, hợp lý để làm đòn bẩy thúc đẩy nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của CB,CC.

3.1.3. Mục tiêu hoàn thiện giải pháp chính sách phát triển CB,CC ở nước ta

Mục tiêu trong công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC tại Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng CB,CC, viên chức, giai đoạn 2016 – 2025 xác định “Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng góp phần xây dựng đội ngũ CB,CC, viên chức chuyên nghiệp có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế”. Các mục tiêu cụ thể bao gồm:

Xây dựng hệ thống thể chế thống nhất, đồng bộ cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CB,CC, phù hợp với điều kiện của Việt Nam và yêu cầu hội nhập quốc tế; hệ thống chính sách khuyến khích CB,CC, viên chức học tập và tự học để không ngừng nâng cao trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao. Tổ chức hệ thông quản lý và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CB,CC, viên chức gọn nhẹ, khoa học, phù hợp với mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực hoạt động thực hiện nhiệm vụ, công vụ của CB,CC, viên chức, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

+ Đối với CB,CC ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện: Tập trung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn quy định về trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức quốc phòng – an ninh, tin học, ngoại ngừ. Phấn đấu đến năm 2020, 100% CB,CC đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn quy định trước khi bồ nhiệm ngạch, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý. Bảo đảm hàng năm ít nhất 80% CB,CC được cập nhật kiến thức pháp luật, được bồi dưỡng về đạo đức công vụ; 70% được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực thi công vụ.

+ Đối với CB,CC cấp xã: Đến năm 2020, 100% CB,CC cấp xã có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên; 90% công chức cấp xã có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí đảm nhiệm. Hàng năm, ít nhất 60% CB,CC cấp xã được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp, đạo đức công vụ.

3.2. Hoàn thiện các giải pháp chính sách cụ thể phát triển cán bộ, công chức

3.2.1. Hoàn thiện giải pháp chính sách trong việc đổi mới công tác bầu cử, bổ nhiệm cán bộ và tuyển dụng công chức

3.2.2. Hoàn thiện giải pháp chính sách về quy hoạch cán bộ

3.2.3. Hoàn thiện giải pháp chính sách nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC

3.2.4. Hoàn thiện giải pháp chính sách về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức

3.3. Đề xuất hoàn thiện một số giải pháp chính sách phát triển cán bộ, công chức đối với tỉnh Quảng Nam

3.3.1. Đối với giải pháp chính sách về bầu cử, bổ nhiệm và tuyển dụng công chức

3.3.2. Về giải pháp chính sách trong quy hoạch cán bộ

3.3.3. Đối với giải pháp chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

3.3.4. Đối với giải pháp chính sách về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức

KẾT LUẬN

Đội ngũ CB,CC có vai trò rất quan trọng trong việc hoạch định, triển khai và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; CB,CC quyết định sự thành công hay thất bại của đường lối, chính sách, nhiệm vụ do cơ quan, tổ chức, địa phương vạch ra; trực tiếp thực thi các chính sách, kế hoạch, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, địa phương; thực hiện các giao tiếp giữa các cơ quan Nhà nước với nhau và với các doanh nghiệp và người dân. Vì vậy, cần phải có giải pháp chính sách đồng bộ để phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ CB,CC. Có hệ thống giải pháp chính sách cán bộ đúng sẽ góp phân hỗ trợ, thúc đẩy các mặt công tác cán bộ, tạo động lực cho sự phát triển của đội ngũ CB,CC, đáp ứng yêu cầu yêu cầu của thòi kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.

Đề tài Luận văn “Giải pháp chính sách phát triển cán bộ, công chức từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam” đã làm rõ những vấn đề lý luận về giải pháp chính sách phát triển CB,CC ở Việt Nam; tập trung nghiên cứu thực trạng thực hiện giải pháp chính sách phát triển CB,CC tại tỉnh Quảng Nam; cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn; đề xuất hoàn thiện các giải pháp chính sách: bầu cử, bổ nhiệm cán bộ, tuyển dụng công chức; nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và quy hoạch cán bộ; thực hiện chế độ, chính sách đối với CB,CC nhằm hoàn thiện giải pháp chính sách phát triển CB,CC hiện nay.

Thực tiễn xây dựng đội ngũ CB,CC ngày càng đặt ra nhiều vấn đề mới, đòi hỏi phải có quan điểm và phương pháp đánh giá đúng thực trạng thực hiện các giải pháp chính sách; để có được giải pháp chính sách giải quyết kịp thời những vấn đề nới đặt ra.

Qua nghiên cứu, có thể thấy rằng việc thực hiện các giải pháp chính sách phát triển CB,CC ở tỉnh Quảng Nam đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải tiếp tục hoàn thiện; những vấn đề đó có cả trong việc ban hành giải pháp chính sách của các chủ thể chính sách và cả ở các khâu tổ chức thực hiện giải pháp chính sách; các công cụ chính sách như tổ chức bộ máy con người làm công tác CB,CC, về nguồn lực tài chính trong thực hiện giải pháp chính sách. Vì vậy, cần lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đồng bộ các khâu từ việc ban hành giải pháp chính sách, tổ chức thực hiện, đánh giá kết quả thực hiện và bổ sung, hoàn chỉnh giải pháp chính sách.

Tác giả Luận văn đã đề xuất các nhóm giải pháp chính sách để các cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt là với Tỉnh ủy, HĐND, UBND và các cơ quan chuyên môn, các địa phương của tỉnh Quảng Nam tiếp tục hoàn thiện các giải pháp chính sách phát triển CB,CC tỉnh Quảng Nam.

Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là cơ sở góp phần hoàn thiện giải pháp chính sách phát triển CB,CC tỉnh Quảng Nam nhằm xây dựng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh Quảng Nam có phẩm chất, trình độ, năng lực, tận tụy, chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng tỉnh Quảng Nam “đến năm 2020 trở thành tỉnh khá của cả nước và sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại .

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\VIEN HAN LAM DOT 5\CHINH SACH CONG\DANG HUU LEN\SAU BAO VE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *