Đánh giá chính sách phát triển nhân lực từ thực tiễn huyện Hoài Nhơn

Đánh giá chính sách phát triển nhân lực từ thực tiễn huyện Hoài Nhơn

Đánh giá chính sách phát triển nhân lực từ thực tiễn huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

1. Tính cấp thiết của đề tài

Nhân tố con người là một trong ba nhân tố “Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa” dẫn đến thành công. Bởi lẽ bất kỳ tổ chức xã hội nào muốn đạt được thành công trong hoạt động của mình đều phải chú trọng đến yếu tố con người. Đại hội Đảng lần thứ XI ngày 12/01/2011 đã ban hành Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, trong đó xác định: “Phải bảo đảm quyền con người, quyền công dân và các điều kiện để mọi người được phát triển toàn diện. Nâng cao năng lực và tạo cơ chế để nhân dân thực hiện đầy đủ quyền làm chủ, nhất là dân chủ trực tiếp để phát huy mạnh mẽ mọi khả năng sáng tạo và bảo đảm đồng thuận cao trong xã hội, tạo động lực phát triển đất nước. Phát huy lợi thế dân số và con người Việt Nam, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trọng dụng nhân tài, chăm lo lợi ích chính đáng và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của mọi người dân, thực hiện công bằng xã hội”. Thực hiện chiến lược đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các chính sách pháp triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, cụ thể như: Chiến lược Phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020; Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020; Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020; Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030; ”Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020; Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020. Song song với đó, tỉnh Bình Định, huyện Hoài Nhơn cũng đã ban hành nhiều văn bản thực hiện chính sách phát triển nhân lực tại địa phương.

Là một huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Bình Định, Hoài Nhơn có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp và còn nhiều bất cập, nhất là công tác đào tạo cho nguồn nhân lực của các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn tại địa phương, do đó chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của địa phương trong hiện tại và tương lai.

Xuất phát từ yêu cầu đó, tôi chọn đề tài: “Đánh giá chính sách phát triển nhân lực từ thực tiễn huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình. Hy vọng rằng, luận văn có thể góp phần hoàn thiện công tác phát triển nhân lực của huyện trong thời gian tới.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận về thực hiện chính sách phát triển nhân lực ở huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, luận văn đề xuất định hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển nhân lực ở huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định hiện nay.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ cụ thể sau đây:

– Hệ thống hóa một số các vấn đề lý luận cơ bản về đánh giá chính sách phát triển nhân lực ở nước ta hiện nay.

– Đánh giá chính sách phát triển nhân lực trên địa bàn huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.

– Đề xuất định hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển nhân lực ở huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định hiện nay.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về đánh giá chính sách phát triển nhân lực từ thực tiễn huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu về đánh giá chính sách phát triển nhân lực trên địa bàn huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định từ năm 2011 đến năm 2015 và đề xuất định hướng, giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển nhân lực đến năm 2020, tầm nhín đến năm 2030. Luận văn không thực hiện các nội dung đánh giá hoạch định chính sách và đánh giá việc đánh giá chính sách mà tập trung vào nội dung đánh giá thực hiện chính sách phát triển nhân lực trên địa bàn huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận

Luận văn vận dụng cách tiếp cận đa ngành, liên ngành xã hội học và phương pháp nghiên cứu chính sách công. Đó là cách tiếp cận quy phạm chính sách công về chu trình chính sách từ hoạch định đến xây dựng, thực hiện và đánh giá chính sách công có sự tham gia của các chủ thể chính sách. Lý thuyết chính sách công được soi sáng qua thực tiễn của chính sách công giúp hình thành lý luận về chính sách chuyên ngành.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ mà đề tài đặt ra, luận văn vận dụng các phương pháp: phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp thống kê, thu thập thông tin, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp điều tra trực tiếp bằng bảng hỏi, phương pháp phân tích đánh giá chính sách… nhằm làm sáng tỏ vấn đề và trình bày khóa luận một cách khoa học.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận

Làm rõ những đặc điểm của nguồn nhân lực và điều kiện khách quan của việc phát triển nguồn nhân lực nói chung, nhân lực huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định nói riêng trong thời kỳ mới.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Qua phân tích, so sánh, đánh giá thực trạng, rút ra những mặt mạnh; những hạn chế và nguyên nhân của thực trạng. Từ đó, làm tiền đề để xây dựng chính sách đối với nhân lực huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, nhằm đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế của đất nước.

7. Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1: Lý luận về đánh giá chính sách phát triển nhân lực.

Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách phát triển nhân lực ở huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.

Chương 3: Đánh giá, định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách phát triển nhân lực huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH

PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC

1.1. Một số vấn đề chung về đánh giá chính sách phát triển nhân lực

1.1.1. Các khái niệm liên quan

1.1.1.1. Khái niệm nhân lực

Là nguồn lực của mỗi con người gồm thể lực, trí lực của họ được vận dụng trong quá trình lao động sản xuất. [39].

1.1.1.2. Khái niệm nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là tổng thể số l­ượng và chất lượng con ng­ười với tổng hoà các tiêu chí về trí lực, thể lực và những phẩm chất đạo đức – tinh thần tạo nên năng lực mà bản thân con người và xã hội đã, đang và sẽ huy động vào quá trình lao động sáng tạo vì sự phát triển và tiến bộ xã hội.

1.1.1.3. Khái niệm phát triển nguồn nhân lực

Nói một cách khái quát nhất, phát triển nguồn nhân lực chính là quá trình tạo lập và sử dụng năng lực toàn diện con người vì sự tiến bộ kinh tế- xã hội và sự hoàn thiện bản thân mỗi con người. Như vậy, phát triển nguồn nhân lực với nội hàm này thực chất là đề cập đến vấn đề chất lượng nguồn nhân lực và khía cạnh xã hội của nguồn nhân lực của một quốc gia.

1.1.1.4. Khái niệm chính sách

Thuật ngữ Chính sách được hiểu thông dụng là: “Chủ trương và các biện pháp của một đảng phái, một chính phủ trong các lĩnh vực chính trị – xã hội” [38, tr.155].

1.1.1.5. Khái niệm chính sách phát triển nguồn nhân lực

1.1.1.6. Khái niệm thực hiện chính sách phát triển nhân lực

1.1.1.7. Đánh giá chính sách phát triển nhân lực

1.1.2. Vai trò của đánh giá chính sách phát triển nguồn nhân lực

– Giúp cho việc ra quyết định phân bổ nguồn lực:

– Giúp cân nhắc lại các nguyên nhân của vấn đề:

– Giúp xác định các vấn đề nảy sinh:

– Giúp xác định được những đóng góp của thực hiện và thiết kế vào các kết quả đầu ra:

– Cung cấp bằng chứng về sự mâu thuẫn của các kết quả đầu ra:

– Hỗ trợ cải cách và đổi mới khu vực công:

– Xây dựng sự đồng thuận về những nguyên nhân của một vấn đề và cách thức giải quyết:

1.1.3. Yêu cầu đối với đánh giá chính sách phát triển nhân lực

Một đánh giá chính sách phát triển nguồn nhân lực phải thỏa mãn sáu tiêu chí dưới đây: Không thiên vị; Hữu dụng; Đầy đủ kỹ thuật; Sự tham gia của các bên liên quan; Thông tin phản hồi và phổ biến; Tiết kiệm.

1.2. Nội dung đánh giá chính sách phát triển nguồn nhân lực

– Đánh giá kết quả chính sách phát triển nguồn nhân lực: Đánh giá mức độ đạt được kết quả dự kiến của chính sách;

– Đánh giá các giải pháp công cụ chính sách phát triển nguồn nhân lực: Đánh giá chi phí về nguồn lực để đạt được kết quả chính sách;

– Đánh giá sự phù hợp chính sách phát triển nguồn nhân lực: Đánh giá kết quả và mục tiêu chính sách công có phù hợp?

– Đánh giá công bằng trong thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực: Đánh giá sự công bằng trong phân bổ chi phí và lợi ích chính sách được phân bổ ?

– Đánh giá tính đầy đủ trong thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực: Đánh giá các kết quả chính sách giải quyết được đầy đủ vấn đề chính sách không?

1.3. Các nhân tố tác động đến đánh giá chính sách phát triển nhân lực

Theo phân cấp quản lý nhà nước, Quốc hội và Chính phủ là cơ quan có thẩm quyền ban hành chính sách công trên cơ sở đệ trình chính sách của các cơ quan quản lý ngành và chính quyền địa phương.

Chủ thể phân tích đánh giá chính sách chuyên nghiệp thường là các bộ phận phân tích đánh giá chính sách của các tổ chức CT-XH, các tổ chức nghiệp đoàn, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức tư vấn, những chuyên gia cố vấn.

Ý thức của chủ thể có vai trò quan trọng trong kết quả của việc đánh giá thực hiện chính sách. Chủ thể ở đây có thể trong chính quyền, các bộ phận trực tiếp như Bộ hay Ủy ban, nhóm lợi ích, các Ủy ban và tiểu ban của Quốc hội, giới chuyên gia, hay chủ thể ngoài chính quyền như cử tri, nhân dân và truyền thông…

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC Ở HUYỆN HOÀI NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.1. Tình hình kinh tế – xã hội của địa phương tác động đến thực hiện chính sách phát triển nhân lực

Đánh giá chính sách phát triển nhân lực từ thực tiễn huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định
Đánh giá chính sách phát triển nhân lực từ thực tiễn huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

Huyện Hoài Nhơn là huyện duyên hải miền Trung, nằm ở phía Bắc tỉnh Bình Định. Phía Bắc giáp huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi), phía Nam giáp huyện Phù Mỹ, phía Tây giáp 2 huyện An Lão và Hoài Ân, phía Đông giáp Biển Đông. Hoài Nhơn hiện có l7 đơn vị hành chính cấp xã (15 xã và 02 thị trấn), diện tích tự nhiên là 42.084,37 ha. Trong đó: đất nông nghiệp 35.287,51 ha, chiếm 83,8% diện tích tự nhiên; đất phi nông nghiệp: 6.381,81 ha, chiếm 15,2% diện tích tự nhiên, đất chưa sử dụng: 415,05 ha, chiếm 1% diện tích tự nhiên. Có Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc – Nam chạy suốt chiều dài của huyện, có 2 cửa biển Tam Quan Bắc và Hoài Hương là đầu mối giao thông đường thủy và là trung tâm của nghề khai thác, đánh bắt hải sản, đặc biệt là đánh bắt cá ngừ đại dương.

2.1.2. Đặc điểm về Lịch sử – Văn hóa

Dân số trung bình toàn huyện năm 2015 là 210.547 người. Đội ngũ nhân lực công tác trong ngành y tế là 339 người, trong đó có 43 bác sĩ, bình quân có 3,19 bác sĩ/1 vạn dân; tuổi thọ bình quân là 74 tuổi.

Về truyền thống văn hóa, sự hình thành và phát triển của Hoài Nhơn gắn với các giai đoạn lịch sử của Việt Nam. Tên gọi Hoài Nhơn chính thức có từ đời nhà Lê. Tháng 7 năm 1471, vua Lê cho lập phủ Hoài Nhơn, lúc mới thành lập, phủ Hoài Nhơn có 3 huyện (Bồng Sơn, Phù Ly, Tuy Viễn) gồm 33 xã. Đến năm 1490, tức chưa đầy 20 năm sau, dưới thời Hồng Đức, Phủ Hoài Nhơn có 19 tổng và hơn 100 xã. Tháng 8 năm Mậu Ngọ (1498), nhà Lê cho đặt các sở hiệu của 3 vệ Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hoài Nhơn thuộc đô ty Quảng Nam. Sau một thế kỷ mở đất, người Việt đã vào lập làng ở các vùng đất của phủ Hoài Nhơn nay là tỉnh Bình Định.

Thời Pháp thuộc, Hoài Nhơn là một trong 7 phủ, huyện của tỉnh Bình Định – Bình Phú – Bình Định. Giai đoạn chống Pháp (1945-1954) và chống Mỹ (1945-1975), huyện Hoài Nhơn thuộc tỉnh Bình Định. Sau khi thống nhất đất nước, từ 1975-1989, huyện Hoài Nhơn thuộc tỉnh Nghĩa Bình, từ 1989 đến nay, huyện Hoài Nhơn thuộc tỉnh Bình Định.

2.1.3. Đặc điểm về kinh tế

Năm 2015, giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp đạt 1.325,2 tỷ đồng, tăng 5,3% so với năm 2014, trong đó: Nông nghiệp 604,49 tỷ đồng (chiếm 45,6%); lâm nghiệp 38 tỷ đồng (chiếm 2,9%), thủy sản 682,72 tỷ đồng (chiếm 51,5%) (theo giá cố định 1994). Tổng sản lượng lương thực 93.388 tấn (trong đó, thóc 84.260 tấn). Tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện năm 2015 đạt 869,183 tỷ đồng, bình quân thu nhập đầu người đạt 46,8 triệu đồng/năm.

Tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong giai đoạn 2010-2015 là 590,529 tỷ .

2.1.4. Thực trạng nguồn nhân lực và việc thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

Dân số huyện Hoài Nhơn chủ yếu là dân tộc kinh. Dân số năm 2015 là 210.547 người (nam chiếm 48,48%, nữ chiếm 51,52%). Dân số thị trấn chiếm 13,89% dân số toàn huyện.

Bảng 2.1: Số lượng và cơ cấu LLLĐ

 Năm 2011Năm 2015
Nguồn lao động (Người)155.155159.513
LLLĐ (Người)120.011131.026
Nam (%)47,6854,86
Nữ (%)52,3245,14
Thành thị (%)15,1214,39
Nông thôn (%)84,8885,61

(Nguồn: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định; Kết quả điều tra cung lao động năm 2011, năm 2015)

Bảng 2.2. Lao động trong độ tuổi có việc làm thường xuyên chia theo ngành chủ yếu trong giai đoạn 2011 – 2015 của huyện Hoài Nhơn.

Ngành20112012201320142015
Nông, lâm, thủy sản5758957889579255716557699
Công nghiệp và xây dựng2203222000222632352223964
Thương mại – dịch vụ2723827361278322979830003
Tổng106859107250108020110485111666

Bảng 2.3. Lao động trong độ tuổi có việc làm thường xuyên chia theo thành phần kinh tế trong giai đoạn 2011 – 2015 của huyện Hoài Nhơn.

Ngành20112012201320142015
Nhà nước71497156710673927314
Ngoài Nhà nước9944999830100630101968104067
Vốn nước ngoài261264284285285
Tổng106859107250108020109645111666

Mang những đặc điểm chung của nguồn nhân lực cả nước, nhân lực huyện Hoài Nhơn trong giai đoạn 2011 – 2015 tăng cả về số lượng và trình độ chuyên môn kỹ thuật được đào tạo.

Năm 2011 số lượng công chức, viên chức ngành y tế và nhân lực hoạt động y tế tư nhân của huyện Hoài Nhơn là 414 người, trong đó nhân lực hoạt động y tế tư nhân là 135 người chiếm 32,61%, năm 2015 số lượng công chức, viên chức ngành y tế và nhân lực hoạt động y tế tư nhân của huyện Hoài Nhơn là 446 người, trong đó nhân lực hoạt động y tế tư nhân là 146 người chiếm 32,74%. Trình độ chuyên môn của công chức, viên chức ngành y tế và nhân lực hoạt động y tế tư nhân của huyện cũng được nâng lên: số lượng bác sỹ năm 2011 là 36 người (chiếm 8,7% so với tổng số nhân lực ngành y tế của huyện), đến năm 2015 là 44 người (chiếm 9,87% so với tổng số nhân lực ngành y tế của huyện); số lượng y sỹ năm 2011 là 91 người (chiếm 21,98% so với tổng số nhân lực ngành y tế của huyện), đến năm 2015 là 101 người (chiếm 22,65% so với tổng số nhân lực ngành y tế của huyện); số lượng y tá, điều dưỡng, hộ sinh năm 2011 là 172 người (chiếm 41,55% so với tổng số nhân lực ngành y tế của huyện), đến năm 2015 là 176 người (chiếm 39,46% so với tổng số nhân lực ngành y tế của huyện); số lượng dược sỹ năm 2011 là 03 người (chiếm 0,72% so với tổng số nhân lực ngành y tế của huyện), đến năm 2015 là 04 người (chiếm 0,9% so với tổng số nhân lực ngành y tế của huyện); số lượng dược sỹ trung cấp, dược tá năm 2011 là 112 người (chiếm 27,05% so với tổng số nhân lực ngành y tế của huyện), đến năm 2015 là 121 người (chiếm 27,13% so với tổng số nhân lực ngành y tế của huyện) (thể hiện ở Bảng 1.8, Phụ lục 1).

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân của huyện cũng còn nhiều khó khăn, thách thức: Việc huy động nguồn lực xã hội hóa y tế tại các cơ sở chưa đạt kết quả cao, còn có sự chênh lệch giữa các xã và thị trấn; công tác vệ sinh môi trường bị ảnh hưởng bởi các dự án sản xuất công nghiệp, chăn nuôi chưa đúng quy định; chất lượng phục vụ khám, chữa bệnh vẫn còn hạn chế… Bởi vậy, thời gian tới, huyện tiếp tục triển khai nhiều giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của địa phương để thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế.

2.2. Thực tiễn đánh giá việc thực hiện chính sách phát triển nhân lực huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

2.2.1. Cơ sở pháp lý của chính sách phát triển nhân lực huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

2.2.1.1. Các văn bản Trung ương

Huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định nói riêng, các quận, huyện trên cả nước nói chung đều căn cứ các văn bản của Trung ương để thực hiện chính sách phát triển nhân lực, cụ thể các văn bản:

– Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2011-2020, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI ngày 12/01/2011;

– Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 15/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020;

– Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020;

– Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020;

– Quyết định số 2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020;

– Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030

– Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt ”Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020″;

– Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 03/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020.

2.2.1.2. Các văn bản của tỉnh Bình Định

Cùng với các văn bản của Trung ương, huyện Hoài Nhơn thực hiện những văn bản chính sách của UBND tỉnh Bình Định, cụ thể là:

– Chương trình hành động số 08-Ctr/TU ngày 30/8/2011 của Tỉnh ủy Bình Định về thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Đại hội XVIII Đảng bộ tỉnh về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 – 2015;

– Quyết định số 531/QĐ-UBND ngày 28/9/2012 của UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt Quy hoạch Phát triển nhân lực tỉnh bình Định giai đoạn 2011 – 2020;

– Quyết định số 299/QĐ-UBND ngày 18/6/2012 của UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động tỉnh Bình Định giai đoạn 2012 – 2015;

– Quyết định số 44/2007/QĐ-UBND ngày 17/12/2007 UBND tỉnh Bình Định về việc ban hành Quy định chế độ trợ cấp đối với cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh Bình Định được cử đi học;

– Quyết định số 45/2007/QĐ-UBND ngày 17/12/2007 UBND tỉnh Bình Định về việc ban hành Quy định một số chính sách đào tạo cán bộ khoa học – công nghề trình độ coa tỉnh Bình Định.

– Quyết định số 30/2008/QĐ-UBND ngày 15/9/2008 của UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt chế độ đãi ngộ hàng tháng và chế độ trợ cấp đối với giám định viên thuộc Tổ chức giám định pháp y và Tổ chức giám định pháp y tâm thần;

– Quyết định số 28/2009/QĐ-UBND ngày 11/8/2009 của UBND tỉnh Bình Định về việc ban hành chế độ đãi ngộ đối với bác sĩ công tác tại trạm y tê trên địa bàn tỉnh.

2.2.1.2. Các văn bản của huyện Hoài Nhơn

Để cụ thể hóa các văn bản của Trung ương và tỉnh Bình Định, huyện Hoài Nhơn để ban hành các văn bản để thực hiện chính sách phát triển nhân lực huyện nhà:

– Chương trình hành động số 15-CTr/TU ngày 01/6/2011 của Huyện ủy Hoài Nhơn về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh và Đảng bộ huyện lần thứ XVIII về đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 – 2015;

– Quyết định số 5869/QĐ-UBND ngày 11/9/2011 của UBND huyện Hoài Nhơn về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 15-CTr/HU ngày 01/6/2011 của Huyện ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh và Đảng bộ huyện lần thứ XVIII về đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 – 2015.

– Nghị quyết 13/2010/NQ-HĐND ngày 24/12/2010 của Hội đồng nhân dân huyện Hoài Nhơn về kế hoạch phát triển Kinh tế – Xã hội năm 2011;

– Nghị quyết 09/2011/NQ-HĐND ngày 26/7/2011 của Hội đồng nhân dân huyện Hoài Nhơn về tình hình Kinh tế – Xã hội 6 tháng đầu năm 2011 và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2011;

– Nghị quyết 13/2011/NQ-HĐND ngày 22/12/2011 của Hội đồng nhân dân huyện Hoài Nhơn về kế hoạch phát triển Kinh tế – Xã hội năm 2012;

– Nghị quyết 01/2012/NQ-HĐND ngày 25/7/2012 của Hội đồng nhân dân huyện Hoài Nhơn về nhiệm vụ phát triển Kinh tế – Xã hội 6 tháng cuối năm 2012;

– Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐND ngày 19/12/2012 của Hội đồng nhân dân huyện Hoài Nhơn về kế hoạch phát triển Kinh tế – Xã hội năm 2013;

– Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐND ngày 17/7/2017 của Hội đồng nhân dân huyện Hoài Nhơn về nhiệm vụ phát triển Kinh tế – Xã hội 6 tháng cuối năm 2013;

– Nghị quyết 14/2013/NQ-HĐND ngày 18/12/2013 của Hội đồng nhân dân huyện Hoài Nhơn về kế hoạch phát triển Kinh tế – Xã hội năm 2014;

– Nghị quyết 03/2014/NQ-HĐND ngày 16/7/2014 của Hội đồng nhân dân huyện Hoài Nhơn về nhiệm vụ phát triển Kinh tế – Xã hội 6 tháng cuối năm 2014;

– Nghị quyết 09/2014/NQ-HĐND ngày 18/12/2014 của Hội đồng nhân dân huyện Hoài Nhơn về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2015;

– Nghị quyết 01/2015/NQ-HĐND ngày 16/7/2015 của Hội đồng nhân dân huyện Hoài Nhơn về nhiệm vụ phát triển Kinh tế – Xã hội 6 tháng cuối năm 2015;

Đánh giá chính sách phát triển nhân lực từ thực tiễn huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định
Đánh giá chính sách phát triển nhân lực từ thực tiễn huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

2.2.2. Đánh giá thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực từ thực tiễn huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

2.2.2.1. Tính hiệu quả của chính sách

Trong giai đoạn 2011 – 2015, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Hoài Nhơn đã đạt được nhiều kết quả khả quan, tổng sản phẩm địa phương (GDP) tăng bình quân hàng năm 12,6% (NQ 12 – 13%/năm), tăng 1,2% so với giai đoạn 2005 – 2010. GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 46,8 triệu đồng (NQ 28 – 30 triệu), tăng 3 lần so với năm 2010; tỷ trọng công nghiệp – xây dựng – dịch vụ 70% (NQ 62%), nông – ngư – lâm nghiệp 30% (NQ 38%); giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm 19,1% (NQ 19%), thương mại – dịch vụ 25% (NQ 25%), nông – ngư – lâm nghiệp 6,1% (NQ 5,8%) (thể hiện ở Bảng 2, Phụ lục 1).

– Đến năm 2015, các chỉ tiêu đã đạt được:

+ Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện còn 7,24%.

+ 100% người nghèo được cấp bảo hiểm y tế để khám chữa bệnh. 100% con em gia đình chính sách có công cách mạng được miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo qui định.

+ 100% hộ nghèo có nhà ở đơn sơ, tạm bợ, dột nát được hỗ trợ kinh phí để xây dựng, sửa chữa nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ- TTg.

+ 100% các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển được hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng bao gồm: đường bê tông, hệ thống điện, chợ, trường học, trạm y tế và một số công trình công cộng khác, đến nay cơ bản các công trình công cộng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.

+ 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cấp huyện, cấp xã được tập huấn công tác giảm nghèo hàng năm.

+ Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập bình quân đầu người hộ nghèo năm 2015 cao gấp 02 lần so với năm 2010. (Chuẩn nghèo theo Quyết định 170/2005/QĐ-TTg: hộ nghèo nông thôn dưới 200.000 đồng/người/tháng; Hộ nghèo thành thị dưới 260.000 đồng/người/tháng)

Tuy nhiên, trong giai đoạn 2011 – 2015 huyện đã thực hiện chưa đạt một số mục tiêu theo kế hoạch đã đề ra như:

+ Cử về công tác tại mỗi xã, thị trấn ít nhất 01 cán bộ dự nguồn; luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý theo quy hoạch; chọn cán bộ trẻ có phẩm chất chính trị tốt, tốt nghiệp đại học chính quy, có năng lực, triển vọng đưa đi đào tạo chương trình trên đại học.

+ Đến năm 2015, có trên 80% cán bộ công chức xã, thị trấn có trình độ trung cấp trở lên, trong đó có 40% cao đẳng, đại học chuyên môn và trung cấp lý luận chính trị trở lên (năm 2015, có 79,25% cán bộ, công chức đạt trình độ trung cấp trở lên)

+ Đến năm 2015, đạt mục tiêu 01 bác sĩ/ 2000 dân (năm 2015, huyên có 0,64 bác sĩ/ 2000 dân)

+ Đến năm, 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn theo quy định (đến năm 2015 có 0,63% CCVC ngành Giáo dục và Đào tạo chưa đạt trình độ chuẩn theo quy định).

Theo khảo sát bằng phiếu điều tra xã hội học, với 2000 phiếu phát ra cho các đối tượng lao động ở huyện Hoài Nhơn và thu vào 1995 phiếu, kết quả cho thấy lực lượng lao động đánh giá hiệu quả chính sách như sau: Với câu hỏi “Theo bạn, những năm qua ở đơn vị, địa phương bạn đã triển khai các nghị quyết của Đảng, chính sách Nhà nước sau đây ở mức độ nào”

Bảng 2.4. Đánh giá việc triển khai và mức độ hiệu quả chính sách của lực lượng lao động ở huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

SttNội dung chính sáchChưa tổ chức thực hiệnĐã tổ chức thực hiện và kết quả
TốtBình thườngChưa tốt
1Chính sách xóa đói giảm nghèo. 58.518.223.3
2Chính sách tín dụng: Vay vốn để lập nghiệp và phát triển kinh tế – xã hội. 9.447.742.9
3Chính sách tín dụng: Vay vốn đi học nghề, học Cao đẳng, Đại học. 23.945.630.5
4Chính sách xóa mù chữ và chống tài mù chữ. 55.732.212.1
5Chính sách đầu tư cho y tế câp xã phường, thị trân. 62.116.221.7
6Chính sách hỗ trợ cho các gia đình khó khăn. 56.728.424.9
7Chính sách cử tuyển vào đại học cho học sinh dân tộc miền núi, bãi ngang, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn 9.832.557.7
8Chính sách đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề, chuyên môn kĩ thuật cho lực lượng lao động. 5.454.140.5
9Chính sách dạy nghề và giới thiệu việc làm.1.335.540.923.6
10Chính sách chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em. 2158.320.7
11Chính sách khuyến khích trồng trọt và phát triển chăn nuôi. 28.238.931.9
12Chính sách đầu tư các khu công nghiệp, cụm công nghiệp thu hút lao động, việc làm2.261.831.14.9
13Chính sách phát triển nghề tiểu thủ công nghiệp và nghề truyền thống. 25.537.836.7
14Chính sách đầu tư các khu vui chơi giải trí. 28.149.322.6
15Chính sách phát triển giữ gìn bản săc văn hóa dân tộc. 39.242.818
16Chính sách phòng chống các tội phạm xã hội. 48.819.630.6
17Hoạt động khác (ghi rõ ).   

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả luận văn

+ Căn cứ trên kết quả khảo sát cho thấy 96,5% các chính sách của Đảng và Nhà nước đã được triển khai tại các địa phương, đơn vị. Đây là một kết quả khả quan, nhưng nếu xem xét hiệu quả việc triển khai thực hiện chính sách ở huyện Hoài Nhơn cho thấy: Số chính sách được người lao động đánh giá là triển khai ở mức tốt chỉ có ba loại là: Chính sách xóa đói giảm nghèo, Chính sách xóa mù chữ và chống tài mù chữ, Chính sách đầu tư cho y tế câp xã phường, thị trân, Chính sách hỗ trợ cho các gia đình khó khăn, Chính sách dạy nghề và giới thiệu việc làm, Chính sách đầu tư các khu công nghiệp, cụm công nghiệp thu hút lao động, việc làm, Chính sách phòng chống các tội phạm xã hội, Chính sách về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, chính sách xóa mù chữ và chống tái mù và chính sách ưu tiên đào tạo con em dân tộc, nhưng cũng có chính sách đước đánh giá tốt nhưng ở tỷ lệ thấp, trên 30% và dưới 40%.

Bảng 2.5. Tổng chi ngân sách để thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện, cấp xã của huyện Hoài Nhơn

giai đoạn 2011 – 2015:

Stt Năm 2011Năm 2012Năm 2013Năm 2014Năm 2015
1Cấp huyện32,185,500168,062,720233,332,000249,567,5001,323,240,111
2Cấp xã660,541,720804,224,500842,461,100859,443,000784,989,000

(Nguồn Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Hoài Nhơn)

Qua bảng số liệu về kinh phí chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2011 – 2015 ta thấy kinh phí chi cho công tác này khá lớn tuy nhiên hiệu quả mang lại cũng rất khả quan. Công tác đào tạo bồi dưỡng cơ bản đáp ứng được các mục tiêu đề ra.

CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC HUYỆN

HOÀI NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

3.1. Định hướng hoàn thiện chính sách phát triển nhân lực

3.1.1. Quán triệt quan điểm, định hướng của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Bình Định về chính sách phát triển nhân lực

3.1.1.1. Quán triệt quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về chính sách phát triển nhân lực

Một là, đặc trưng về con người XHCN nêu trong Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) được diễn đạt gọn hơn song vẫn đảm bảo đúng bản chất của xã hội XHCN mà chúng ta xây dựng. Đó là: “con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện” [3, Tr 70]

Hai là, Đảng ta lựa chọn phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, là khâu đột phá của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội từ nay đến năm 2020. Đại hội Đảng lần thứ X (2006) đã chỉ rõ, để thực hiện thắng lợi công cuộc đẩy mạnh CNH-HĐH gắn với kinh tế tri thức phải phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Ba là, đặt ra yêu cầu phải “gắn kết chặt chẽ giữa phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ” [3, tr 106]

3.1.1.2. Quán triệt quan điểm của Nhà nước về chính sách phát triển nhân lực

Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 đã xác định các mục tiêu liên quan đến chính sách phát triển nhân lực đó là:

– Đẩy mạnh công tác giảm nghèo theo hướng bền vững; tạo việc làm bền vững; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội

– Ổn định quy mô, cải thiện và nâng cao chất lượng dân số

– Phát triển văn hóa hài hòa với phát triển kinh tế, xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam

– Phát triển bền vững các đô thị, xây dựng nông thôn mới, phân bố hợp lý dân cư và lao động theo vùng

– Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo để nâng cao dân trí và trình độ nghề nghiệp thích hợp với yêu cầu của sự phát triển đất nước, vùng và địa phương

– Phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe; bảo đảm an toàn thực phẩm; cải thiện điều kiện và vệ sinh môi trường lao động

– Giữ vững ổn định chính trị – xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế

3.1.1.3. Quán triệt quan điểm của tỉnh Bình Định về chính sách phát triển nhân lực

Thực hiện các văn bản của Trung ương và quan điểm tỉnh Bình Định đưa ra quan điểm về phát triển nguồn nhân lực như sau:

– Phát triển nhân lực nhằm thực hiện thành công các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh giai đoạn 2011 – 2020.

– Phát triển nhân lực phải có tầm nhìn dài hạn và phải có bước đi thích hợp theo yêu cầu phát triển của giai đoạn 2011 – 2020.

– Phát triển nhân lực phải đảm bảo tính hài hòa về cơ cấu và cân đối nhân lực theo ngành, lĩnh vực, vùng, miền trong tỉnh. [46, tr.1]

3.1.2. Định hướng phát triển nhân lực huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

Để có được nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực của huyện cần quán triệt các quan điểm sau:

Thứ nhất, phát triển nguồn nhân lực huyện Hoài Nhơn phải phù hợp với Chiến lược phát triển nhân lực tỉnh Bình Định, Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Bình Định giai đoạn 2011 – 2020.

Thứ hai, phát triển toàn diện nguồn nhân lực về các mặt trí lực, thể lực, đạo đức, kỹ năng nghề nghiệp là một trong các khâu đột phá để thực hiện thắng lợi mục tiêu Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2020 của huyện, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII. – Về thể lực: Phải phát triển thể lực cho người lao động: tăng chiều cao, cân nặng, sức khỏe thể chất và tinh thần. Cải thiện chế độ ăn của người dân theo hướng tăng tỷ lệ đạm, chất béo, giảm tinh bột…Phấn đấu đến năm 2020, giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống dưới 5%.

Thứ ba, phát triển nguồn nhân lực phải đảm bảo mục tiêu trước mắt và lâu dài. Đồng thời với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của các cấp học, ngành học, tập trung đào tạo đội ngũ lao động để đáp ứng đủ cả về số lượng và chất lượng với cơ cấu hợp lý cho yêu cầu phát triển của huyện; gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.

Thứ tư, phát triển nguồn nhân lực là sự nghiệp, là trách nhiệm của toàn xã hội, của từng gia đình và mọi người dân. Vì vậy cần coi trọng và thu hút sự tham gia của cả cộng đồng; phát động phong trào toàn dân học tập, khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp uỷ đảng, quản lý của chính quyền các cấp và chú trọng vai trò của các nhà trường trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.

3.1.3. Mục tiêu cụ thể thực hiện chính sách phát triển nhân lực huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định đến năm 2020

– Giáo dục

+ Giáo dục mầm non

+ Giáo dục phổ thông

– Đào tạo:

+ Giáo dục nghề nghiệp

+ Giáo dục đại học – cao đẳng

+ Giáo dục thường xuyên

+ Đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng lao động

– Nâng cao trình độ chuyên môn cho các nhóm đối tượng đặc thù:

Nhóm cán bộ công chức:

Nhóm khu vực sự nghiệp của một số ngành, lĩnh vực:

Đổi mới và hoàn thiện hệ thống tuyển chọn, đào tạo tài năng thể thao, gắn kết đào tạo các tuyến, các lớp kế cận; thống nhất quản lý phát triển thể thao thành tích cao theo hướng tiên tiến, bền vững, phù hợp với đặc điểm thể chất và trình độ phát triển kinh tế – xã hội của huyện và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tinh thần của nhân dân.

3.2. Một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển nhân lực huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

Về khoa học có thể có nhiều cách phân định hoặc phân loại cách nhóm giải pháp tùy theo ý định, mục tiêu nghiên cứu của từng loại đề tài. Để xây dựng các luận cứ trong phân chia các nhóm giải pháp, tác giả luận văn đã dựa vào các căn cứ, cơ sở sau trong quá trình xây dựng các giải pháp:

Căn cứ vào những quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và của xã hội về phát triển nguồn nhân lực làm cơ sở đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường và hoàn thiện hệ thống chính sách về phát triển nguồn nhân lực:

Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, xã hội, kinh tế, văn hóa và trình độ dân trí của con người huyện Hoài Nhơn hay nói cách khác là những khả năng về nội lực huyện Hoài Nhơn: duyên hải, có cửa biển, có đường sắt và quốc lộ chạy qua, kinh tế – văn hóa – xã hội phát triển.

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu của tác giả và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng công tác triển khai, tổ chức thực hiện, hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính sách liên quan đến phát trển nguồn nhân lực huyện Hoài Nhơn: Thực trạng về kết quả, những tồn tại cùng những nguyên nhân của những tồn tại trong chính sách phát triển nguồn nhân lực huyện Hoài Nhơn những năm qua để xây dựng các nhóm giải pháp phù hợp.

Căn cứ vào nhu cầu thực tiễn của người lao động huyện Hoài Nhơn: Theo kết quả điều tra xã hội học, khi đặt câu hỏi “ Theo bạn để phát triển toàn diện cho người lao động, Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương cần quan tâm đến những chính sách nào trong thời gian tới?”. Kết quả thu được như sau:

Các nhóm chính sách được ưu tiên với mức cao là: Chính sách xóa đói giảm nghèo (89,2%), chính sách vay vốn lập nghiệp (78,7%), chính sách vay vốn học tập (88,6%), chính sách cử tuyển Đại học (87,9), chính sách dạy nghề (75,6), chính sách đầu tư vui chơi giả trí (68,8%), chính sách y tế (66,1%).

Các nhóm chính sách được đánh giá mức trung bình là chính sách xóa mù và chống tái mù chữ (48,2%), chính sách hỗ trợ gia đình khó khăn (43,8%), chính sách nâng cao tay nghề (48,8%), chính sách chăm sóc bà mẹ trẻ em (39,3%), sách phát triển nghề truyền thống (37,8%), chính sách giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc (50,6%), chính sách phòng chống tội phạm (38,3%) [Phụ lục 2].

Với mục đích, nhiệm vụ của đề tài luận văn và kết quả nghiên cứu, điều tra cùng các căn cứ trên đây tác giả đã phân chia các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách phát triển nguồn nhân lực huyện Hoài Nhơn theo các giải pháp sau:

Một là, nâng cao nhận thức của các cấp, ngành và người lao động về phát triển nguồn nhân lực. Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển, yêu cầu sử dụng lao động chất lượng cao là vấn đề bức thiết, đó là giải pháp quan trọng, cơ bản và lâu dài để Hoài Nhơn đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH. Do vậy, cần phải nâng cao nhận thức của các cấp, ngành và người lao động về vị trí, vai trò của nguồn nhân lực. Đồng thời, có sự thống nhất, đồng bộ giữa đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực để khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực của huyện.

Hai là, hoàn thiện bộ máy quản lý, phát triển nguồn nhân lực. Bộ máy quản lý nguồn nhân lực phải được hoàn thiện về năng lực và hiệu quả hoạt động, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của huyện. Thường xuyên đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tham mưu, giúp việc về công tác quản lý và phát triển nguồn nhân lực.

Ba là, tăng cường phát triển mạng lưới đào tạo. Trước hết, cần tuyên truyền cho người lao động hiểu rõ yêu cầu cấp thiết phải nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH của huyện, cũng như của đất nước. Bên cạnh đó, tăng cường phát triển mạng lưới đào tạo nghề theo chiều rộng và chiều sâu, như đầu tư cho các cơ sở dạy nghề, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên dạy nghề, đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức đào tạo phù hợp với yêu cầu phát triển, tăng cường sự gắn kết trong đào tạo nghề với doanh nghiệp, đặc biệt đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong công tác đào tạo nghề.

Bốn là, tập trung phát triển thị trường lao động. Theo đó, cần tập trung nâng cao năng lực hoạt động của các trung tâm giới thiệu việc làm, xây dựng các sàn giao dịch việc làm, củng cố và phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, phát triển các dịch vụ về đào tạo, tìm kiếm, giới thiệu việc làm, mạng lưới này sẽ thực hiện chức năng làm cầu nối liên kết giữa cung và cầu lao động, giữa người lao động, cơ sở đào tạo và người sử dụng lao động.

Năm là, tăng cường hợp tác các bộ, ngành trung ương, các địa phương và các tổ chức quốc tế để phát triển nguồn nhân lực. Trong thời gian tới, huyện Hoài Nhơn cần tập trung hợp tác với các ban, ngành tỉnh, các địa phương khác và các tổ chức quốc tế trong việc đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực. Khai thác tốt nội lực và ngoại lực trong phát triển nguồn nhân lực.

Sáu là, xây dựng chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài. Trước mắt, rà soát, xây dựng chính sách đãi ngộ về tiền lương, nhà ở nhằm thu hút nhân tài, nhất là những lĩnh vực mà huyện xác định có khâu đột phá về phát triển kinh tế – xã hội trong thời gian tới. UBND huyện cần cân đối ngân sách hàng năm để có tính đột phá mức hỗ trợ kinh phí ban đầu một lần lên ngang với các tỉnh thành lân cận đến năm 2020 và đến năm 2030 sẽ cao hơn từ 10% đến 20% để đủ điều kiện cho đối tượng yên tâm tiếp nhận công tác trong thời gian đầu không phải lo toan đời sống; nâng mức hỗ trợ đất ở hoặc nhà ở cho đối tượng được thu hút bảo đảm điều kiện tối thiểu bằng với giá thị trường hoặc đầu tư xây dựng nhà ở tập trung ưu tiên hỗ trợ cho đối tượng này hỗ trợ các điều kiện khác đối với gia đình của đối tượng được thu hút như việc làm, trường học… đồng thời với việc rà soát, lựa chọn đối tượng, lĩnh vực thu hút đảm bảo có chất lượng, không nhất thiết phải tăng số lượng thu hút.

Bảy là, cần có cơ chế sử dụng cán bộ, công chức, viên chức một cách hợp lý, nhằm thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực. Tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích người lao động tham gia học tập nâng cao trình độ.

Tám là, cần đổi mới phương thức quản lý của Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực, chuyển một phần công việc của Nhà nước cho nhân dân và các tổ  chức kinh tế, tổ chức xã hội thực hiện, nhưng Nhà nước không giảm trách nhiệm, không giảm ngân sách cho các hoạt động phát triển nguồn nhân lực. Đầu tư của Nhà nước tập trung cho các mục tiêu ưu tiên, các chương trình quốc gia và hỗ trợ các đối tượng chính sách. Nói cách khác, xã hội hóa chính là quá trình Nhà nước và nhân dân cùng làm để thực hiện định hướng chung, quy hoạch chung về phát triển nguồn nhân lực. Để thực hiện tốt giải pháp này, UBND huyện cần thực hiện một số công tác sau:

– Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức về xã hội hóa. Tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn về xã hội hóa trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, đào tạo, thể dục – thể thao; xây dựng và chỉ đạo nhân rộng các mô hình điểm. Phát động các phong trào thi đua, xây dựng và nhân rộng mô hình điểm về xã hội hóa thể dục – thể thao.

– Tiếp tục nghiên cứu, triển khai chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xã hội hóa trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, đào tạo, thể dục – thể thao phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương.

– Về cơ chế quản lý, tập trung vào việc chuyển cơ chế hoạt động của các cơ sở công lập sang  cơ chế cung ứng dịch vụ, trước mắt là thí điểm ở các đơn vị sự nghiệp công lập có thu.

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước

– Thành lập ban chỉ đạo chiến lược phát triển nguồn nhân lực trực thuộc Chính phủ, có cơ quan thường trực là Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Thành lập các vụ chiến lược phát triển nguồn nhân lực thuộc các bộ và các phòng quản lí điều hành chính sách phát triển nguồn nhân lực tại các Ban Chỉ đạo vùng miền Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ, Đồng bằng sông Hồng, miền Trung Duyên Hải và miền Đông Nam bộ

– Tăng cường chính sách trong giáo dục mần non, giáo dục tiểu học: Chính sách về đầu tư và nâng cấp các trường nội trú; nâng cao chế độ ăn, ở, sinh hoạt cho học sinh các trường nội trú.

3.3.2. Kiến nghị đối với các cấp chính quyền tỉnh, huyện

– Phát triển nguồn nhân lực phải gắn với nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân, bảo đảm an sinh xã hội. Để cho nhân lực tại địa phương có thể lực tốt, tầm vóc cường tráng, phát triển toàn diện về trí tuệ, ý chí, năng lực và đạo đức, có năng lực tự học, tự đào tạo, năng động, chủ động, tự lực, sáng tạo, có tri thức và kỹ năng nghề nghiệp cao, có khả năng thích ứng và nhanh chóng tạo được thế chủ động trong môi trường sống và làm việc, cần phải triển khai đồng bộ các chính sách phát triển nguồn nhân lực của trung ương.

– Hoàn thiện quy hoạch chiến lược đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nguồn nhân lực cho tỉnh và mỗi huyện.

– Có chính sách đầu tư cho các hoạt động chính trị – xã hội nhằm tập hợp sức mạnh toàn dân trong quản lí, đào tạo nguồn nhân lực: Đoàn Thanh niên, Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Công Đoàn…

– Chủ động trong việc ban hành các cơ chế chính sách trên cơ sở chỉ đạo của Trung ương và điều kiện địa phương nhằm thu hút nguồn nhân lực chất lượng về địa phương.

– Xây dựng đội ngũ cán bộ có chất lượng cao (đào tạo trong và ngoài nước) trong thực thi chính sách.

– Khai thác mọi tiềm năng nguồn nhân lực tại chỗ kết hợp với kêu gọi nguồn nhân lực bên ngoài.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu chính sách phát triển nguồn nhân lực từ thực tiễn huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định giai đoạn 2011 – 2015, có thể rút ra một số kết luận chủ yếu sau:

Nhân lực luôn luôn là nguồn lực cơ bản nhất, quan trọng nhất, quyết định sự phát triển đối với mọi hình thái kinh tế – xã hội. Nguồn lực con người là nội lực cơ bản nhất, động lực không thể thiếu và là nhân tố quyết định sự thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, phát triển nhân lực là nhân tố cơ bản nhất để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội.

Từ những lý luận và thực tiễn thấy rằng muốn có được một nguồn nhân lực dồi dào, đảm bảo chất lượng, phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn hiện nay thì các chính sách phát triển nguồn nhân lực phải được xây dựng, triển khai một cách toàn diện và đồng bộ cả bên trong lẫn bên ngoài cơ quan, tổ chức; từ đào tạo, thu hút, đãi ngộ và tạo động lực lao động; sử dụng lao động hợp lý và thiết thực; tạo dựng môi trường và điều kiện làm việc cũng như tạo cơ hội đào tạo và phát triển hợp lý; chăm sóc sức khỏe nhân dân…

Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, việc nâng cao chất lượng dân số và phát triển nguồn nhân lực là một trong những trọng điểm của chiến lược phát triển đất nước, là chính sách xã hội cơ bản, là hướng ưu tiên hàng đầu trong toàn bộ chính sách phát triển kinh tế – xã hội của Đảng, Nhà nước ta nói chung và của huyện Hoài Nhơn nói riêng. Hệ thống chính sách hiện hành của huyện Hoài Nhơn đã tạo sự phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực so với những năm về trước. Tuy vậy, các chính sách vẫn chưa đủ mạnh chưa thực sự tạo động lực hấp dẫn thu hút nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Huyện Hoài Nhơn có một nguồn nhân lực dồi dào nhưng tỷ lệ lao động được đào tạo kỹ thuật chuyên môn vẫn còn thấp, phần lớn là lao động thủ công. Cơ cấu của nguồn nhân lực còn rất lạc hậu. Nguồn nhân lực của huyện Hoài Nhơn phân bố tập trung ở khu vực nông nghiệp, các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ lệ nhỏ. Để có một nguồn nhân lực tốt đáp ứng được những yêu cầu của xã hội trong thời kỳ đổi mới của đất nước, huyện Hoài Nhơn cần không ngừng cải tiến, sửa đổi, bổ sung những biện pháp thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn huyện, nhằm đưa chính sách vào thực tiễn địa phương một cách hợp lý phù hợp với từng thời kỳ phát triển.

Từ thực tiễn huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, tác giả luận văn đã làm rõ thực trạng chính sách phát triển nhân lực; đồng thời đưa ra một số định hướng và giải pháp đó là: quan điểm, mục tiêu thực hiện chính sách phát triển nhân lực; một số giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách phát triển nhân lực đã được trình bày trong luận văn, nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện chính sách phát triển nhân lực ở nước ta hiện nay.

Mặc dù với sự nỗ lực, cố gắng nghiên cứu song việc đánh giá chính sách phát triển nhân lực là nội dung lớn nên trong quá trình nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiểu sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được sự góp ý quý báu của quý thầy, cô giáo và Hội đồng khoa học của Học viện KHXH, để những nghiên cứu của tác giả ngày càng hoàn thiện hơn./.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\VIEN HAN LAM DOT 6\CHINH SACH CONG\TRAN THE NGUYEN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *