ĐẶC ĐIỂM THUẬT NGỮ HÀNH CHÍNH CÔNG TIẾNG VIỆT

ĐẶC ĐIỂM THUẬT NGỮ HÀNH CHÍNH CÔNG TIẾNG VIỆTĐẶC ĐIỂM THUẬT NGỮ HÀNH CHÍNH CÔNG TIẾNG VIỆT

ĐẶC ĐIỂM THUẬT NGỮ HÀNH CHÍNH CÔNG TIẾNG VIỆT

1. Lí do chọn đề tài

Trải qua hơn 70 năm, kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đến nay nền hành chính công vụ Việt Nam đã có sự chuyển biến và phát triển về mọi mặt. Cùng với sự phát triển và hoàn thiện về thể chế, việc sử dụng công cụ là các văn bản hành chính đã được chú trọng cả về nội dung và hình thức.

Nghiên cứu thuật ngữ là xu hướng được chú ý trong ngôn ngữ học hiện nay. Mặt khác, nghiên cứu cấu tạo và phương thức định danh trong thuật ngữ còn có ý nghĩa rất lớn trong thực tiễn giảng dạy ngôn ngữ và thực tiễn ứng dụng trong từng chuyên ngành cụ thể: ngôn ngữ hành chính. Chính vì vậy, chúng tôi chọn vấn đề Thuật ngữ hành chính công tiếng Việt làm đề tài nghiên cứu nhằm góp phần vào mục tiêu thúc đẩy sự phát triển của ngành khoa học hành chính công, đáp ứng yêu cầu đổi mới nền công vụ của đất nước.

2. Nhiệm vụ của đề tài

– Tổng quan tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới và ở Việt Nam.

– Đưa ra cách thức nhận diện thuật ngữ hành chính công trong tiếng Việt.

– Phân tích đặc điểm ngôn ngữ của thuật ngữ hành chính công tiếng Việt.

– Nghiên cứu đặc điểm định danh của thuật ngữ hành chính công tiếng Việt.

– Chỉ ra một số tồn tại trong hệ thống thuật ngữ hành chính công và đề xuất một số giải pháp chuẩn hóa.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Thuật ngữ hành chính công tiếng Việt, xét trên hai bình diện nghiên cứu sau:

– Đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ hành chính công tiếng Việt.

– Đặc điểm định danh của thuật ngữ hành chính công tiếng Việt.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Trong khuôn khổ có hạn, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu những thuật ngữ hành chính công có mặt trong một số văn bản được Ủy ban nhân dân quận Thanh Khê ban hành trên 06 lĩnh vực tổng hợp với tổng cộng 431 thuật ngữ được khảo sát.

4. Lịch sử vấn đề

5. Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu

– Phương pháp miêu tả.

– Thủ pháp phân tích thành tố trực tiếp.

– Thủ pháp thống kê.

– Thủ pháp so sánh khi đối chiếu.

6. Đóng góp của luận văn

– Tiếp tục bổ sung, mở rộng những vấn đề lí luận về thuật ngữ học trên cơ sở ngữ liệu thuộc chuyên ngành hành chính công.

– Cung cấp một bức tranh cơ bản về thuật ngữ hành chính công tiếng Việt.

– Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tài liệu tham khảo có ích cho việc giảng dạy bộ môn Từ vựng học, Ngữ dụng học, Phong cách học và Ngôn ngữ học xã hội trong các trường đại học.

– Đối với công việc hiện tại, việc thực hiện luận văn giúp người viết hoàn thiện kĩ năng soạn thảo văn bản hành chính công. Từ đó, đề xuất hướng chuẩn hóa thuật ngữ hành chính công trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

7. Cấu trúc của luận văn

Ngoài hai phần Mở đầu và Kết luận, phần chính luận văn được triển khai trong ba chương:

Chương 1: Những vấn đề lí luận có liên quan.

Chương 2: Đặc điểm ngôn ngữ của thuật ngữ hành chính công tiếng Việt.

Chương 3: Đặc điểm định danh của thuật ngữ hành chính công tiếng Việt.

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CÓ LIÊN QUAN

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ THUẬT NGỮ

1.1.1. Khái niệm thuật ngữ

1.1.1.1. Định nghĩa thuật ngữ gắn với khái niệm

Trong giáo trình Từ vựng học tiếng Việt, Nguyễn Thiện Giáp viết “Thuật ngữ là bộ phận từ ngữ đặc biệt của ngôn ngữ. Nó bao gồm những từ và cụm từ cố định là tên gọi chính xác của các loại khái niệm và các đối tượng thuộc các lĩnh vực chuyên môn của con người” [18, tr. 270].

1.1.1.2. Định nghĩa thuật ngữ gắn với chức năng

Đa số các nhà khoa học người Nga như G.O. Vinôcua, V.V.Vinôgrađốp… tán đồng quan điểm cho rằng: Chức năng định danh là chức năng cơ bản và duy nhất của thuật ngữ.

1.1.1.3. Định nghĩa thuật ngữ trong sự phân biệt với các “từ ngữ phi thuật ngữ”

Qua trình bày các quan niệm khác nhau về định nghĩa thuật ngữ, luận văn rút ra định nghĩa: Thuật ngữ là những từ ngữ chuyên môn được sử dụng trong phạm vi một ngành khoa học, một nghề nghiệp, một ngành kĩ thuật hay một lĩnh vực chuyên môn nào đấy…

ĐẶC ĐIỂM THUẬT NGỮ HÀNH CHÍNH CÔNG TIẾNG VIỆT
ĐẶC ĐIỂM THUẬT NGỮ HÀNH CHÍNH CÔNG TIẾNG VIỆT

1.1.2. Tiêu chuẩn của thuật ngữ

a. Tính khoa học

* Tính chính xác

* Tính hệ thống

b. Tính quốc tế

c. Tính dân tộc

1.1.3. Phương thức xây dựng thuật ngữ

a. Phương thức thuật ngữ hóa từ thông thường

Con đường thuật ngữ hóa từ ngữ thông thường là con đường biến đổi và phát triển nghĩa của một từ để tạo ra một nghĩa mới – nghĩa thuật ngữ.

b. Phương thức sao phỏng và dịch nghĩa

“Sao phỏng là phương thức sử dụng những yếu tố và mô hình cấu tạo của từ vựng tiếng Việt để dịch nghĩa những thuật ngữ tương ứng trong tiếng nước ngoài [27, tr.128-129].

Phương thức sao phỏng bao gồm sao phỏng cấu tạo từ và sao phỏng ý nghĩa.

c. Phương thức tiếp nhận thuật ngữ nước ngoài

Một số thuật ngữ nước ngoài được tiếp nhận vào tiếng Việt dưới ba hình thức: phiên âm, chuyển tự và nguyên dạng.

Phiên âm là ghi lại cách phát âm các từ ngữ của một ngôn ngữ bằng hệ thống kí hiệu riêng hoặc bằng hệ thống chữ cái của một ngôn ngữ khác [29, tr.779]. Ví dụ: bu lông, in-tơ-nét,..

Chuyển tự là chuyển cách viết từ ngữ một hệ thống chữ cái này bằng một hệ thống chữ cái khác, theo quy tắc tương ứng giữa hai hệ thống chữ cái [29, tr.189].

Giữ nguyên dạng gốc thường áp dụng cho những từ ngữ nước ngoài nói chung, thuật ngữ nước ngoài nói riêng của những ngôn ngữ có chữ viết sử dụng hệ thống chữ cái La tinh.

Ví dụ: maketting, radio,

1.2. NGÀNH HÀNH CHÍNH CÔNG VIỆT NAM VÀ THUẬT NGỮ HÀNH CHÍNH CÔNG TIẾNG VIỆT

1.2.1. Giới thiệu về ngành hành chính công Việt Nam

Hành chính công – hành chính nhà nước – “là hoạt động của nhà nước, sử dụng quyền lực của nhà nước để quản lí công việc của nhà nước nhằm phục vụ lợi ích chung hay lợi ích riêng hợp pháp của công dân” [dẫn theo 11, tr.29].

1.2.2. Thuật ngữ hành chính công tiếng Việt

Thuật ngữ hành chính công là những từ biểu thị khái niệm hoặc đối tượng nhất định thuộc lĩnh vực hành chính công hay lĩnh vực hoạt động quản lý, tổ chức, điều hành công tác của cơ quan, tổ chức nhà nước.

1.3. TIỂU KẾT

CHƯƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA THUẬT NGỮ

HÀNH CHÍNH CÔNG TIẾNG VIỆT

2.1. DẪN NHẬP

Để phân tích, miêu tả đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ, chúng tôi đã sử dụng khái niệm thuật tố của Nguyễn Đức Tồn. Thuật tốlà đơn vị cơ sở để cấu tạo thuật ngữ tiếng Việt. Mỗi thuật tố biểu hiện một khái niệm/ đối tượng hoàn chỉnh hoặc có thể biểu hiện khái niệm bộ phận hay đặc trưng của khái niệm/ đối tượng được thuật ngữ định danh trong lĩnh vực khoa học hay chuyên môn” [32, tr. 125-126].

Kết quả khảo sát

431 thuật ngữ hành chính công, được thể hiện qua bảng thống kê dưới đây:

Bảng 2.1. Đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ hành chính công

Thuật ngữ HCCSố lượngTỉ lệ (%)
Thuật ngữ là từTừ đơn2770,4617,9
Từ ghép7517,4
Thuật ngữ là cụm từHai thuật tố15635436,1282,1
Ba thuật tố9922,97
Bốn thuật tố5513,25
Năm thuật tố204,18
Sáu thuật tố246,77
Tổng431100

2.2. THUẬT NGỮ HÀNH CHÍNH CÔNG LÀ TỪ

2.2.1. Giới thuyết

Luận văn xác định đã dựa trên quan điểm về từ cũng như cách phân loại từ của Nguyễn Tài Cẩn để làm cơ sở cho việc phân tích ngữ liệu. Theo đó, từ được chia làm ba kiểu: từ đơn, từ ghép (từ ghép nghĩa và từ láy), từ ngẫu hợp.

Tuy nhiên dựa trên kết quả khảo sát, không tồn tại thuật ngữ hành chính công là từ láy hoặc từ ngẫu hợp nên chúng tôi không nghiên cứu những kiểu từ này.

2.2.2. Thuật ngữ hành chính công là từ đơn

Thuật ngữ hành chính công là từ đơn chiếm tỉ lệ khá ít ỏi, chỉ 2/77 đơn vị (ngạch, đê), chiếm 2,6%. Điều này là do từ đơn thường chỉ định danh khái niệm về các sự vật hiện tượng, tính chất một cách rất chung chung, không phù hợp với yêu cầu của ngôn ngữ hành chính công về tính khoa học, chính xác.

2.2.3. Thuật ngữ hành chính công là từ ghép

Trong số 77 thuật ngữ hành chính công là từ, số lượng thuật ngữ là từ ghép chiếm số lượng hầu như tuyệt đối: 75 đơn vị, trong đó có

22 thuật ngữ là từ ghép đẳng lập (29,3%), còn lại là từ ghép chính phụ, 53 đơn vị (chiếm 70,7%).

a. Thuật ngữ hành chính công là từ ghép đẳng lập

Về từ loại, có 14/22 thuật ngữ là danh từ, 8/22 thuật ngữ là động từ, không có thuật ngữ là tính từ hay các từ loại khác.

Về nguồn gốc:

Có 19/22 thuật ngữ có nguồn gốc Hán Việt: đào tạo, bồi dưỡng, thẩm tra…,

có 3/22 thuật ngữ có nguồn gốc thun Việt: thi đua, khen thưởng, xây lắp.

b. Thuật ngữ hành chính công là từ ghép chính phụ

Về từ loại, có 37/53 thuật ngữ từ ghép chính phụ danh từ, còn lại 16/53 thuật ngữ là động từ.

Về nguồn gốc:

Có 8/53 thuật ngữ có nguồn gốc thuần Việt: thửa đất, giá đất, đường bộ…, 8/53

thuật ngữ được cấu tạo từ một tiếng thuần Việt và một tiếng Hán Việt: đường cao tốc, đường ưu tiên…, có 37 thuật ngữ

cấu tạo từ hai tiếng Hán Việt: miễn nhiệm, giáng chức, cổ vật

* Nhận xét: Qua việc phân tích thuật ngữ hành chính công là từ, có thể rút ra một số nhận xét sau:

Trong số 77 thuật ngữ hành chính công là từ, chỉ có 2 thuật ngữ là từ đơn, còn lại là từ ghép. Có thể thấy rằng, sự phong phú, đa dạng của số lượng thuật ngữ là từ ghép trong hệ thuật ngữ hành chính công là do tính “năng động” và thích ứng của mô hình cấu tạo.

Trong số 75 thuật ngữ hành chính công là từ ghép, số lượng thuật ngữ có cấu tạo là từ ghép chính phụ chiếm số lượng lớn 53 đơn vị (70,7%). Sở dĩ từ ghép chính phụ chiếm số lượng cao hơn vì đây là mô hình phù hợp với quan niệm của người Việt, phù hợp cho việc truyền đạt những nội dung mang tính cụ thể, biệt loại.

Về từ loại, thuật ngữ hành chính công là danh từ chiếm số lượng nhiều hơn, 55/77 đơn vị (chiếm 71,42 %), còn lại là động từ, không có thuật ngữ là tính từ và các từ loại khác.

Về nguồn gốc, thuật ngữ hành chính công có nguồn gốc là từ Hán Việt chiếm đa số, 59/75 đơn vị, còn lại là các thuật ngữ có nguồn gốc thuần Việt hoặc được tạo ra từ tổ hợp yếu tố Hán Việt + thuần Việt.

2.3. THUẬT NGỮ HÀNH CHÍNH CÔNG LÀ CỤM TỪ

Dựa trên quan niệm về cụm từ (đoản ngữ) của Nguyễn Tài Cẩn, chúng tôi đã tiến hành khảo sát và nghiên cứu các thuật ngữ hành chính công là cụm từ. Trong số 431 thuật ngữ hành chính công, thuật ngữ là cụm từ chiếm đa số, 354 đơn vị (chiếm 82,13%).

Thuật ngữ hành chính công là cụm từ có cấu tạo từ 2 đến 11 thuật tố. Tuy nhiên trong quá trình phân tích ngữ liệu, chúng tôi chỉ tập trung đi vào khảo sát các mô hình cấu tạo của thuật ngữ hành chính công là cụm từ có từ 2 đến 4 thuật tố. Còn cụm từ từ 5 thuật tố trở lên chúng tôi chủ yếu đi vào khảo sát đặc điểm từ loại và nguồn gốc mà không đi sâu vào phân tích mô hình cấu tạo của chúng.

Chúng tôi kí hiệu T là thuật tố cấu tạo của thuật ngữ, trong đó T1 là thuật tố cấu tạo thứ nhất, T2 là thuật tố cấu tạo thứ hai,… và Tn là thuật tố cấu tạo thứ n của thuật ngữ.

2.3.1. Thuật ngữ hành chính công – cụm từ hai thuật tố

a. Về từ loại và mô hình cấu tạo

Thuật ngữ là cụm từ hai thuật tố chiếm số lượng nhiều nhất – 156 đơn vị (chiếm 44,07%).

Các thuật ngữ hành chính công hai thuật tố đại đa số được cấu tạo theo mô hình:

Mô hình cấu tạo C – P

T1 + T2

Người khiếu nại

Người tố cáo

Về từ loại:

100/156 thuật ngữ là cụm danh từ (Ví dụ: quy tắc ứng xử, hợp đồng làm việc…),

56/156 thuật ngữ là cụm động từ (Ví dụ: thu thập tài liệu, phòng chống thiên tai…)

b. Về nguồn gốc

– Có 1/156 thuật ngữ có thuật tố thuần Việt: giá đất

– Có 31/156 thuật ngữ có thuật tố thuần Việt ghép lai với thuật tố Hán Việt. Ví dụ: chủ tịch/ nước (H+TV), hủy hoại/ đất (H+TV),…

– Có 124/156 thuật ngữ có thuật tố đều có nguồn gốc Hán Việt. Ví dụ: thủ tướng chính phủ, viên chức quản lý…

2.3.2. Thuật ngữ hành chính công – cụm từ ba thuật tố

a. Về từ loại và mô hình cấu tạo

Số lượng thuật ngữ là cụm từ ba thuật tố gồm 99/ 354 đơn vị (chiếm 27,97%).

Tất cả các thuật ngữ này đều là ngữ chính phụ, chiếm 100%. Trong đó:

76/99 thuật ngữ là cụm danh từ (Ví dụ: tiền sử dụng đất, hệ thống thông tin đất đai…);

23/99 thuật ngữ là cụm động từ (Ví dụ: quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược…).

Về mô hình cấu tạo, chiếm số lượng nhiều nhất là mô hình 1:

T1 T2 T3

Ngoài ra còn các mô hình khác.

Có thể thống kê số lượng thuật ngữ ba thuật tố thuộc các mô hình qua bảng dưới đây:

Bảng 2.2. Các mô hình cấu tạo của thuật ngữ ba thuật tố

Mô hình cấu tạoSố lượngTỉ lệ (%)
Mô hình 16262,63
Mô hình 22727,27
Mô hình 3527,27
Mô hình 433,03
Mô hình 522,02
Tổng99100

b. Về nguồn gốc

– Có 58 thuật ngữ là các ngữ ghép lai các thuật tố Hán Việt và thuần Việt. Ví dụ: bồi thường/ về/ đất (H+TV+TV), quy hoạch/ sử dụng/ đất (H+H+TV), kè/ bảo vệ/ đê (TV+H+H)…

– Có 41/99 thuật ngữ trong đó có ba thuật tố đều có nguồn gốc Hán Việt: hoạt động bảo vệ môi trường, dự án đầu tư xây dựng, đơn vị dự toán ngân sách, chương trình mục tiêu quốc gia…

– Không có thuật ngữ hành chính công ba thuật tố có nguồn gốc thuần Việt.

2.3.3. Thuật ngữ hành chính công – cụm từ bốn thuật tố

a. Về từ loại và mô hình cấu tạo

Số lượng thuật ngữ là cụm từ ba thuật tố gồm 55/354 đơn vị (chiếm 15,54%). Trong đó: 44/55 thuật ngữ là

cụm danh từ (Ví dụ: kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ…), 11/55 thuật ngữ là

cụm động từ (Ví dụ: bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch, bồi dưỡng theo vị trí việc làm…)

Về mô hình cấu tạo, phổ biến nhất là mô hình

cấu tạo 1.

T1 + T2 + T3 + T4

Ví dụ :

Thời kì ổn định ngân sách địa phương

2.3.3.2. Về nguồn gốc

– Có 39 thuật ngữ là các ngữ ghép lai các thuật tố Hán Việt và thuần Việt. Ví dụ: bồi dưỡng/ theo/ vị trí/ việc làm (H+TV+H+TV), chuyển/ quyền/ sử dụng/ đất (H+H+H+TV)…

– Có 16/55 thuật ngữ trong đó bốn thuật tố đều có nguồn gốc Hán Việt: hạ tầng kĩ thuật bảo vệ môi trường, hệ thống công trình hạ tầng kĩ thuật,

– Không có thuật ngữ bốn thuật tố có nguồn gốc thuần Việt.

2.3.4. Thuật ngữ hành chính công – cụm từ năm thuật tố

a. Về từ loại và mô hình cấu tạo

Số lượng thuật ngữ là cụm từ năm thuật tố gồm 20/354 đơn vị (chiếm 5,65%).

Trong đó:

có 15/20 thuật ngữ là cụm danh từ (Ví dụ: cơ quan quản lí nhà nước về xây dựng, người có quyền, nghĩa vụ liên quan)

, 2/20 thuật ngữ là cụm động từ (Ví dụ: quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù; hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất…)

, có 3/20 thuật ngữ là cụm chủ vị (Ví dụ: nhà nước giao quyền sử dụng đất, nhà nước chứng nhận quyền sử dụng đất…)

Về mô hình cấu tạo, thuật ngữ là cụm từ năm thuật tố tuy có số lượng ít, song lại cấu tạo với rất nhiều mô hình khác nhau.

b. Về nguồn gốc

– Có 13/20 thuật ngữ là các ngữ ghép lai các thuật tố Hán Việt và thuần Việt. Ví dụ: chỉ tiêu/ sử dụng/ đất/ quy hoạch/ xây dựng (H+H+TV+H+H), đội/ phòng cháy/ và/ chữa cháy/ cơ sở (TV+TV+TV+TV+H),…

– Còn lại là 7 thuật ngữ cả bốn thuật tố đều có nguồn gốc Hán Việt. Ví dụ: quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù,…

2.3.5. Thuật ngữ hành chính công – cụm từ từ sáu thuật tố trở lên

a. Về từ loại

Thuật ngữ hành chính công là cụm từ từ sáu thuật tố trở lên gồm 24/354 đơn vị (chiếm 6,78%), trong đó có 15 thuật ngữ có 6 thuật tố và 9 thuật ngữ có từ 7 thuật tố trở lên.

Ví dụ:

Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (6 thuật tố)

Đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo (7 thuật tố)

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (11 thuật tố)

Trong đó: có 17/24 thuật ngữ là cụm danh từ (Ví dụ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất…), 7/24 thuật ngữ là cụm động từ (Ví dụ: bảo quản di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật…).

b. Về nguồn gốc

Trong 24 thuật ngữ có cấu tạo từ sáu thuật tố trở lên:

– Có 20/24 thuật ngữ là các ngữ ghép lai các thuật tố Hán Việt và thuần Việt. Ví dụ: cổng/ thông tin/ quốc gia/ về/ đăng kí/ doanh nghiệp (TV+H+H+TV+H+H)

– Có 4 thuật ngữ có các thuật tố đều có nguồn gốc Hán Việt: báo cáo nghiên cứu tiến khả thi đầu tư xây dựng

Có thể tổng hợp kết quả khảo sát đặc điểm từ loại và đặc điểm nguồn gốc của thuật ngữ hành chính công là cụm từ qua bảng sau:

Bảng 2.4. Đặc điểm từ loại của thuật ngữ hành chính công

là cụm từ

Thuật ngữ là cụm từCụm

danh từ

Cụm động từCụm

chủ vị

Tổng
Hai thuật tố10056156
Ba thuật tố762399
Bốn thuật tố441155
Năm thuật tố153220
Từ sáu thuật tố trở lên17724
TổngSố lượng2521002354
Tỉ lệ71,2%28,24%0,56%100

Bảng 2.5. Đặc điểm nguồn gốc của thuật ngữ hành chính công là cụm từ

Thuật ngữ là cụm từThuần ViệtThuần Việt+ Hán ViệtHán ViệtTổng
Hai thuật tố131124156
Ba thuật tố584199
Bốn thuật tố391655
Năm thuật tố13720
Từ sáu thuật tố trở lên20424
TổngSố lượng1161192354
Tỉ lệ0,3%45,5%54,2%100

Nhận xét:

Kết quả nghiên cứu đặc điểm cấu tạo của các thuật ngữ hành chính công là cụm từ cho thấy:

Thứ nhất, có thể khẳng định rằng thuật ngữ hành chính công là cụm từ có cấu tạo đa dạng về hình thức, phong phú về kiểu cấu tạo, từ hai thuật tố cho đến 11 thuật tố, trong đó cụm từ hai thuật tố chiếm số lượng nhiều nhất, 156/354 đơn vị (44,07%). Tiếp đến là cụm từ ba thuật tố: 99 đơn vị (27,97%), cụm từ bốn thuật tố: 55 đơn vị (15,54%)…

Thứ hai, xét theo quan hệ ngữ pháp giữa các thuật tố cấu tạo thuật ngữ, chỉ có 3/354 thuật ngữ có cấu tạo theo quan hệ đẳng lập, còn lại là các thuật ngữ có cấu tạo theo quan hệ chính phụ.

Thứ ba, xét về mô hình cấu tạo, phần lớn thuật ngữ tiếng Việt là cụm từ được cấu tạo chủ yếu theo hai mô hình sau:

Mô hình A. T1 T2

Mô hình B. T1 T2 T3 Tn

Mô hình A là mô hình gần như duy nhất của loại thuật ngữ là cụm từ hai thuật tố, mô hình B là mô hình phổ biến của loại thuật ngữ từ ba thuật tố trở lên. Như vậy, có thể thấy, đối với thuật ngữ có nhiều thuật tố, thuật tố thứ nhất có nghĩa khái quát nhất giữ vai trò nòng cốt, các thuật tố tiếp theo cụ thể hóa dần đặc điểm, tính chất, thuộc tính của sự vật hiện tượng được biểu hiện bằng thuật tố thứ nhất.

Thứ tư, sau khi khảo sát 354 thuật ngữ hành chính công là cụm từ, chúng tôi nhận thấy rằng các thuật ngữ hành chính công chủ yếu được cấu tạo từ các yếu tố thuần Việt và Hán Việt. Trong đó thuần ngữ được cấu thành bởi các yếu tố thuần Việt chiếm số lượng nhỏ, còn lại chủ yếu là thuật ngữ ghép lai các thuật tố thuần Việt và các thuật tố Hán Việt hoặc các thuật ngữ được cấu tạo hoàn toàn bằng các thuật tố Hán Việt.

2.4. TIỂU KẾT

Chương 2 của luận văn đã trình bày đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ hành chính công, chúng tôi nhận thấy:

1. Thuật ngữ hành chính công có thể là từ (từ đơn, từ ghép) hoặc cụm từ, trong đó thuật ngữ là từ chiếm số lượng ít, chỉ 77/431 thuật ngữ (17,87%), còn lại đại đa số các thuật ngữ hành chính công là cụm từ – 354/431 (82,13%).

Thuật ngữ hành chính công là cụm từ có thể có từ hai đến nhiều thuật tố (tối đa 11 thuật tố). Các thuật ngữ có cấu tạo là cụm từ thường có cấu trúc hình thức lỏng lẻo, bao gồm số lượng âm tiết lớn nên không đáp ứng yêu cầu về mặt hình thức cấu tạo giống như từ.

2. Về cấu tạo, đa số các thuật ngữ hành chính công là danh từ hoặc cụm danh từ (308/431 thuật ngữ, chiếm 71,5%). Điều này hoàn toàn phù hợp với tính chất định danh khái niệm của thuật ngữ.

3. Về nguồn gốc, các thuật ngữ hành chính công chủ yếu được tạo thành từ các thuật tố có nguồn gốc thuần Việt và Hán Việt.

Số lượng thuật ngữ thuần Việt chiếm tỉ lệ thấp. Sở dĩ như vậy là do đặc điểm của từ thuần Việt thường mang ý nghĩa cụ thể, mang tính biểu cảm hoặc tính khẩu ngữ nên không phù hợp trong lĩnh vực hành chính vốn có tính công vụ, trang trọng, nghiêm túc và lí trí cao.

Số lượng thuật ngữ có nguồn gốc Hán Việt hoặc ghép lai yếu tố thuần Việt và Hán Việt có số lượng lớn, chiếm tới 99,7 %. Việc ưu tiên sử dụng thuật tố có nguồn gốc Hán Việt trong việc cấu tạo thuật ngữ là do các lí do sau:

Thứ nhất, từ ngữ Hán Việt có sắc thái trang trọng hơn từ thuần Việt tương ứng, vì vậy nó sẽ phù hợp với đặc thù của hoàn cảnh giao tiếp hành chính vốn mang tính quy thức cao.

Thứ hai, từ ngữ Hán – Việt thường có ý nghĩa trừu tượng, khái quát, cô đọng, hàm súc hơn là các thuật ngữ thuần Việt.

CHƯƠNG 3

ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH

CỦA THUẬT NGỮ HÀNH CHÍNH CÔNG TIẾNG VIỆT

3.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÍ THUYẾT ĐỊNH DANH

3.1.1. Khái niệm định danh

Trong Từ điển giải thích Thuật ngữ ngôn ngữ học, tác giả Nguyễn Như Ý cho rằng: Định danh là “sự cấu tạo các đơn vị ngôn ngữ có chức năng dùng để gọi tên, chia tách các đoạn của hiện thực khách quan trên cơ sở đó hình thành những khái niệm tương ứng về chúng dưới dạng các từ, cụm từ, ngữ cú và câu”[34, tr 89].

Trong Cấu tạo từ tiếng Việt hiện đại, tác giả Hồ Lê cho rằng: “Chức năng định danh phi liên kết hiện thực là chức năng gọi tên những mẩu nhỏ nhất trong hiện thực mà một cộng đồng ngôn ngữ quan niệm là đã chia cắt ra được và nắm bắt lấy được từ hiện thực”[25, tr.116-117].

Tác giả Nguyễn Đức Tồn trong công trình Thuật ngữ học tiếng Việt hiện đại đã định nghĩa rất giản dị về định danh: “Hiểu một cách đơn giản nhất thì đây chính là chức năng gọi tên: gọi tên những đối tượng, thuộc tính hoặc những hành động”[32, tr.55].

Tác giả Nguyễn Chí Hòa trong bài viết Hiện tượng định danh trong ngôn ngữ hội thoại tiếng Việt cho rằng: định danh là “việc tổ chức các đơn vị ngôn ngữ mang chức năng định danh, có nghĩa là phục vụ cho việc gọi tên và phân chia các khúc đoạn hiện thực và sự hình thành của những khái niệm tương ứng trong hình thức từ, tổ hợp từ, thành ngữ và câu”[35].

Dù giới hạn phạm vi từ loại cho chức năng định danh có khác nhau, song các tác giả đều nhất quán ở quan niệm xem định danh là chức năng gọi tên sự vật, hiện tượng.

3.1.2. Đơn vị định danh

Trong công trình Cấu tạo từ tiếng Việt hiện đại [25], Hồ Lê có sự khu biệt giữa chức năng định danh phi liên kết hiện thực và chức năng định danh liên kết hiện Trong khi từ chỉ có chức năng định danh phi liên kết hiện thực thì cụm từ lại có khả năng biểu thị chức năng định danh liên kết hiện thực khi nó có thể phản ánh hiện thực khách quan một cách đầy đủ, không chỉ gọi tên từng mẩu hiện thực nhỏ nhất một cách rời rạc mà gọi tên những tập hợp gồm nhiều mẩu hiện thực liên kết lại.

Nguyễn Đức Tồn thì cho rằng đơn vị tối thiểu có chức năng định danh là từ, nhưng chỉ là thực từ. Chúng tôi tán đồng với quan niệm này.

Đơn vị định danh tối thiểu là từ (thực từ), đơn vị định danh lớn hơn là các cụm từ (ngạn ngữ là câu, không phải cụm từ nên không phải là đơn vị định danh).

3.1.3. Cơ chế định danh

Theo tác giả Nguyễn Đức Tồn, quá trình định danh diễn ra gồm hai bước: quy loại khái niệm và chọn đặc trưng khu biệt mà các khái niệm và đặc trưng khu biệt này đã có tên gọi hay phương tiện ngôn ngữ biểu hiện; sau đó, dùng các phương thức cấu tạo từ để kết hợp các phương tiện ngôn ngữ này để tạo ra các đơn vị định danh.

Bức tranh định danh của từ toàn dân mang tính dân tộc, còn bức tranh định danh ở thuật ngữ mang tính quốc tế. Nếu các ngôn ngữ không có cùng nguồn gốc, có văn tự khác nhau thì tính quốc tế của thuật ngữ trong ngôn ngữ này được thể hiện ở mặt thứ hai: lựa chọn đặc trưng giống nhau vốn thuộc bản chất của khái niệm làm cơ sở định danh khi xây dựng thuật ngữ.

Như vậy, đặc điểm khác biệt về định danh giữa từ thông thường và thuật ngữ thể hiện ở cách lựa chọn đặc trưng của khái niệm, đối tượng được định danh và ở tính chất dân tộc hay quốc tế về hình thức và nội dung của chúng.

3.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH CỦA THUẬT NGỮ HÀNH CHÍNH CÔNG TIẾNG VIỆT

3.2.1. Con đường hình thành thuật ngữ hành chính công tiếng Việt

a. Thuật ngữ hóa từ thường

Thuật ngữ hóa từ ngữ thông thường là làm biến đổi và phát triển nghĩa của từ đã có trong ngôn ngữ toàn dân để tạo ra một nghĩa mới (nghĩa thuật ngữ).

Nhìn qua các thuật ngữ được hình thành bằng con đường thuật ngữ hóa từ thường, có thể thấy, chúng đa phần là các từ được cấu tạo bởi một thuật tố, bởi vì khi có sự kết hợp nhiều thuật tố với nhau để tạo nên các đơn vị định danh là cụm từ thì đã có chủ ý của người sử dụng nhằm biến nó thành một thuật ngữ thuộc một địa hạt nào đấy mà nó phản ánh trong lĩnh vực hành chính công.

b. Cấu tạo mới

Con đường hình thành thuật ngữ hành chính công tiếng Việt bằng cách cấu tạo mới chủ yếu là ghép các yếu tố ngôn ngữ sẵn có.

Yếu tố sẵn có trước hết là các từ thông thường, hoặc cũng có thể yếu tố sẵn có là các thuật ngữ của chính ngành hành chính công và thuật ngữ tiếng Việt của một số ngành khoa học khác.

c. Vay mượn từ thuật ngữ nước ngoài

Vay mượn là chuyển thuật ngữ nước ngoài vào tiếng Việt.

Trong 431 thuật ngữ chúng tôi khảo sát, không có thuật ngữ có nguồn gốc Ấn – Âu mà phần lớn là từ có gốc Hán. Mặt khác, các thuật ngữ vay mượn tiếng Hán đều là những thuật ngữ một thuật tố, những thuật ngữ có cấu tạo phức tạp nhiều hơn một thuật tố là sự kết hợp có chủ ý từ kinh nghiệm sử dụng ngôn ngữ và đặc trưng ngôn ngữ mang bản sắc riêng của người Việt.

Thế nhưng về mặt nguồn gốc kí tự, tiếng Việt và tiếng Hán không giống nhau, do đó việc giữ nguyên dạng hình thức ngữ âm và ngữ nghĩa khi vay mượn tiếng Hán là không thể có.

Thuật ngữ hành chính công tiếng Việt được vay mượn bằng hình thức phiên âm chủ yếu có cấu tạo là từ và cũng chiếm tỉ lệ rất ít trong hệ thống thuật ngữ hành chính công.

Sao phỏng – cách cấu tạo một ngữ, một từ mới hay một nghĩa mới của từ bằng cách chuyển y nguyên một đơn vị ngôn ngữ ngoại tương ứng sang tiếng mẹ đẻ – có lẽ là con đường phổ biến nhất trong các con đường vay mượn thuật ngữ nước ngoài của hệ thống thuật ngữ hành chính công tiếng Việt. Trong hệ thống thuật ngữ hành chính công tiếng Việt, có nhiều yếu tố gốc Hán có mức độ Việt hóa cao, hoàn toàn đầy đủ chất liệu và khả năng để cấu tạo nên phần lớn thuật ngữ vừa đảm bảo tính chính xác, vừa có tính hệ thống.

d. Tiếp nhận thuật ngữ từ các ngành khoa học khác trong tiếng Việt

Đây là con đường cơ bản trong quá trình hình thành hệ thuật ngữ hành chính công tiếng Việt. Điều này xuất phát từ chính bản chất của ngành hành chính công.

Quá trình tiếp nhận thuật ngữ từ các ngành khác của ngành hành chính công diễn ra theo hai cách: một là tiếp nhận thuật ngữ của các ngành khác mà không làm thay đổi ngữ nghĩa của chúng, hai là giữ nguyên hình thái nhưng thay đổi ngữ nghĩa của thuật ngữ được tiếp nhận từ ngành khác.

3.2.2. Đặc điểm định danh của thuật ngữ hành chính công tiếng Việt- đơn vị định danh đơn giản

Xét về nội dung biểu đạt, các thuật ngữ hành chính công được sử dụng có hai loại: một là các thuật ngữ có một thuật tố (thuật ngữ nguyên cấp); hai là thuật ngữ được tạo ra trên cơ sở loại thứ nhất, kèm theo các thuật tố mô tả đặc điểm, tính chất, thuộc tính cơ bản của những khái niệm và sự vật, hiện tượng… được biểu thị bằng các thuật ngữ loại thứ nhất gọi là thuật ngữ thứ cấp.

Về mặt cấu tạo, việc định danh đối với các thuật ngữ có đơn vị định danh đơn giản trước hết phụ thuộc vào cấu tạo và từ loại của thuật ngữ. Phần cấu tạo như chúng ta vừa đề cập ở trên, chỉ bao gồm 1 thuật tố, 1 từ. Xét về từ loại, các thuật ngữ này trước hết là các thực từ (danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ), hai là qua quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy không có thuật ngữ là số từ, đại từ, tính từ, chỉ có danh từ và một số ít động từ. Vậy thì cơ sở định danh đối với loại thuật ngữ này là sự vật, hoạt động.

Về mặt ngữ nghĩa, các thuật ngữ hành chính công – đơn vị định danh đơn giản có đặc điểm ngữ nghĩa và đặc điểm định danh không tách rời nhau.

Tóm lại, đơn vị định danh đơn giản là những thuật ngữ nguyên cấp, có cấu tạo là một thuật tố đóng vai trò nền tảng trong chuyên ngành hành chính công. Qua thống kê số liệu, ta thấy:

1) Số lượng thuật ngữ hành chính công – đơn vị định danh đơn giản chiếm tỉ lệ khá thấp trong tổng số thuật ngữ hành chính công được khảo sát (17.4%).

2) Những thuật ngữ hành chính công – đơn vị định danh đơn giản là những thuật ngữ “không chuyên” và có tính phổ biến cũng như hoạt động rộng rãi.

3.2.3. Đặc điểm định danh của thuật ngữ hành chính công tiếng Việt- đơn vị định danh phức hợp

Khái niệm thuật ngữ hành chính công tiếng Việt – đơn vị định danh phức hợp được dùng với hàm ý giới hạn phạm vi định danh theo ngữ nghĩa là những đối tượng có tên gọi gián tiếp, về cách thức biểu thị là những đối tượng có cấu tạo gồm hai thuật tố trở lên.

a. Đặc điểm định danh của thuật ngữ chỉ việc quản lí tổ chức hành chính

Các đơn vị, tổ chức hành chính công

Các hoạt động, chức năng của các đơn vị hành chính công

Các sản phẩm liên quan đến ngành hành chính công

b. Đặc điểm định danh của thuật ngữ hành chính công về quản lí tài nguyên, môi trường

Thuật ngữ biểu thị các yếu tố hoặc tình trạng của môi trường

Thuật ngữ biểu thị các hoạt động tác động đến môi trường

Thuật ngữ biểu thị các yếu tố liên quan đến tài nguyên đất

Thuật ngữ biểu thị các yếu tố liên quan đến thiên tai

c. Đặc điểm định danh của thuật ngữ hành chính công về quản lí đô thị, hạ tầng, giao thông

Thuật ngữ hành chính công về xây dựng hạ tầng đô thị

Thuật ngữ hành chính công về giao thông đô thị

Thuật ngữ hành chính công về quản lí đê điều

Thuật ngữ hành chính công về quản lí đô thị theo tiêu chí khác

d. Đặc điểm định danh của thuật ngữ hành chính công về quản lí kinh tế, tài chính, khoa học công nghệ

Thuật ngữ hành chính công về quản lí tài chính

Thuật ngữ hành chính công về quản lí kinh tế

Thuật ngữ hành chính công về quản lí khoa học công nghệ

e. Đặc điểm định danh của thuật ngữ hành chính công về quản lí văn hóa, xã hội

Thuật ngữ hành chính công về quản lí văn hóa, du lịch

Thuật ngữ hành chính công về quản lí xã hội

f. Đặc điểm định danh của thuật ngữ hành chính công về quản lý nội chính, quốc phòng, an ninh

Thuật ngữ hành chính công về quản lí quốc phòng, an ninh

Thuật ngữ hành chính công về quản lí nội chính

3.3. TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

1. Xét về cấu tạo lẫn nội dung định danh, thuật ngữ hành chính công chia làm hai loại: đơn vị định danh đơn giản (17.4%) và đơn vị định danh phức hợp (82.6%).

2. Nhìn vào hệ thống mô hình thuật ngữ hành chính công được khái quát ở trên, có thể thấy chúng vừa có tính quy luật, vừa có tính tự do.

3. Ở mỗi lĩnh vực, ngoài phần nhiều những thuật ngữ được xếp vào các mô hình khái quát vẫn có những thuật ngữ “ngoại đạo”, được xếp vào mô hình khái quát: “A + X” hoặc “X + A” chiếm tỉ lệ 11.4% trong tổng số thuật ngữ được khảo sát. Sự tồn tại của những thuật ngữ này ít nhiều làm phá vỡ tính hệ thống của thuật ngữ hành chính công.

KẾT LUẬN

Khoa học hành chính công tiếng Việt đã có lịch sử hơn 70 năm phát triển. Cùng với sự hoàn thiện của ngành hành chính công, hệ thống thuật ngữ hành chính cũng đã phát triển và không ngừng hoàn thiện để theo kịp xu thế phát triển chung của xã hội.

Trong luận văn, chúng tôi đã giải quyết được cơ bản những vấn đề mấu chốt sau:

1. Giới thuyết về thuật ngữ với những khái niệm mới nhất, cập nhật nhất theo nhiều quan niệm khác nhau từ các nhà Việt ngữ; khu biệt thuật ngữ với các từ ngữ phi thuật ngữ; chỉ ra những tiêu chuẩn của thuật ngữ; làm rõ một số nguyên tắc tạo lập thuật ngữ; tóm tắt quá trình hình thành thuật ngữ tiếng Việt và sự hình thành hệ thống thuật ngữ hành chính công trong tiếng Việt… , góp phần đem đến cái nhìn tổng quan về thuật ngữ trên thế giới nói chung, thuật ngữ trong tiếng Việt nói riêng và những đặc thù của thuật ngữ hành chính công tiếng Việt.

2. Nghiên cứu đặc điểm của thuật ngữ hành chính công tiếng Việt trên phương diện hình thức cấu tạo, nguồn gốc đã cho thấy sự đa dạng về cấu tạo của thuật ngữ hành chính công. Chính quá trình khảo sát đó đã cho thấy tính phức tạp cũng như con đường hình thành thuật ngữ hành chính công tiếng Việt, đồng thời cho thấy cả những bất cập trong hệ thống hành chính công tiếng Việt cần được kiến nghị để tìm cách khắc phục.

3. Nghiên cứu đặc điểm định danh của thuật ngữ hành chính công, chúng tôi đồng thời đã tổng hợp những lí thuyết về định danh một cách cơ bản nhất. Luận văn cũng đã chỉ ra 4 con đường hình thành thuật ngữ hành chính công tiếng Việt, từ đó thấy được, giữa các con đường hình thành thuật ngữ hành chính công có sự giao thoa, xâm lấn vào nhau một cách tự nhiên và đôi khi có chủ ý. Trọng tâm của phần này là nghiên cứu cách thức định danh của các thuật ngữ hành chính công. Trên cơ sở đó, chúng tôi kiến nghị về cách thức hoàn thiện và khắc phục những bất cập trong cơ chế định danh của hệ thống thuật ngữ hành chính công.

4. Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài chính là vấn đề chuẩn hóa thuật ngữ hành chính công tiếng Việt trong giai đoạn hiện nay, góp phần chuẩn hóa thuật ngữ tiếng Việt nói chung. Đó cũng là điều mà chúng tôi nhận thấy chưa đặt vấn đề và chưa nghiên cứu được trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ.

Chúng tôi biết rằng, việc nghiên cứu thuật ngữ hành chính công trên 6 lĩnh vực với 431 thuật ngữ được khảo sát chưa phải là con số cuối cùng và đầy đủ nhất so với nhu cầu thực tiễn. Sự đóng góp ý kiến của quý vị sẽ là vô cùng cần thiết để hoàn thiện phần nghiên cứu của chúng tôi.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC DA NANG\NGON NGU HOC\HOANG THI KIM LOAN\New folder\TOM TAT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *