ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ – VĂN HÓA ĐỊA DANH THÀNH PHỐ TAM KỲ (QUẢNG NAM)

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ - VĂN HÓA ĐỊA DANH THÀNH PHỐ TAM KỲ (QUẢNG NAM)

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ – VĂN HÓA ĐỊA DANH THÀNH PHỐ TAM KỲ (QUẢNG NAM)

  1. Lí do chọn đề tài nghiên cứu địa danh

1.1. Địa danh là một hiện tượng xã hội, nhằm để phân biệt các thực thể địa lý mà trong sinh hoạt, sản xuất con người đã tạo nên. Địa danh có quan hệ mật thiết với cuộc sống thường nhật của chúng ta, có liên hệ rộng rãi, gắn bó với các lĩnh vực ngoại giao, quốc phòng, thương mại, dân chính, trắc họa và nghiên cứu khoa học, ghi lại dấu ấn phản ánh các giá trị văn hóa lịch sử và đời sống xã hội.

1.2. Trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc, cùng với sự thay đổi của tổ chức hành chính đất nước, Tam Kỳ cũng có những thay đổi về địa giới và tên gọi. Trước thế kỷ XV, đây vốn là vùng đất Chiêm Động của vương quốc cổ Chămpa. Thế rồi trong quá trình mở nước vào phương Nam của dân tộc, vùng đất này từng bước được sáp nhập vào lãnh thổ của Đại Việt. Ngày nay, Tam Kỳ là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học của tỉnh Quảng Nam, và là địa phương có bề dày truyền thống yêu nước và cách mạng sâu sắc.

1.3. Nghiên cứu địa danh là một lĩnh vực hấp dẫn của ngôn ngữ học. Tuy nhiên ở nước ta, những nghiên cứu đã có cũng chỉ có thể là những công trình giải quyết những nội dung cụ thể thuộc một vùng lãnh thổ. Vì thế, nghiên cứu Đặc điểm ngôn ngữ-văn hóa địa danh thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam) mà chúng tôi tiến hành cũng đi theo định hướng ấy, và nhằm góp phần từng bước hoàn thiện lý thuyết nghiên cứu địa danh trên phạm vi cả nước.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tên gọi các đối tượng địa lý tồn tại trên địa bàn toàn thành phố Tam Kỳ.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu địa danh ở thành phố Tam Kỳ trên các mặt: đặc điểm cấu tạo, phương thức định danh, đặc điểm về ý nghĩa của các yếu tố, một vài đặc điểm về nguồn gốc biến đổi địa danh, một số đặc trưng văn hóa gắn với địa danh thành phố Tam Kỳ.

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Mục đích

– Thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng ta sẽ góp phần bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống của một vùng lãnh thổ.

– Thông qua việc miêu tả và phân tích địa danh ở thành phố Tam Kỳ trên các mặt: đặc điểm cấu tạo, phương thức định danh, đặc điểm ý nghĩa, nguồn gốc và sự biến đổi địa danh, những nét đặc trong ngôn ngữ – văn hóa gắn với địa danh ở thành phố Tam Kỳ, đề tài sẽ góp phần nghiên cứu văn hóa xã hội của vùng đất này, cung cấp những dữ liệu góp phần cho việc nghiên cứu lý thuyết về địa danh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và cả nước.

4.2. Nhiệm vụ

Để thực hiện mục đích trên, luận văn có 4 nhiệm vụ cần được giải quyết:

– Trình bày cơ sở lí luận về địa danh học và tổng quan nghiên cứu địa danh, vấn đề địa danh, địa bàn nghiên cứu, phương pháp, cách tiếp cận đặc điểm ngôn ngữ – văn hóa các địa danh ở thành phố Tam Kỳ.

– Điền dã, khảo sát địa danh thuộc các loại hình khác nhau được phân bố và tồn tại theo các đối tượng địa lí trong phạm vi địa bàn thành phố Tam Kỳ.

– Thống kê, miêu tả đặc điểm cấu trúc các địa danh ở thành phốTam Kỳ trên các phương diện: mô hình phức thể địa danh, các đặc điểm ngữ pháp, nguồn gốc của thành tố chung và tên riêng địa danh.

– Miêu tả đặc điểm định danh các địa danh thành phố Tam Kỳ ở các khía cạnh phương thức định danh, đặc điểm ngữ nghĩa và giá trị phản ánh hiện thực của địa danh; đặc trưng văn hóa thể hiện qua thành tố chung và tên riêng của phức thể địa danh.

5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu

5.1. Phương pháp nghiên cứu

5.1.1. Phương phương miêu tả

5.1.2. Phương pháp ngôn ngữ học điền dã

5.2. Nguồn tư liệu của luận văn

5.2.1. Tư liệu thành văn được lưu trữ tại các đơn vị hành chính ở thành phố, phường, xã, khối phố, trên các loại bản đồ.

5.2.2. Tư liệu điền dã trực tiếp ở dưới địa phương trong phạm vi thành phố Tam Kỳ.

6. Đóng góp của đề tài

– Nghiên cứu địa danh thành phố Tam Kỳ sẽ là sự phản ánh chung địa danh của người Việt ở Quảng Nam, vừa là sự phản ánh nét kế thừa của cư dân đã cư trú ở vùng đất này từ thời xa xưa.

Luận văn sẽ lập được danh mục địa danh thành phố Tam Kỳ và phân loại địa danh theo các tiêu chí cụ thể.

7. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về địa danh và những vấn đề hữu quan về địa danh thành phố Tam Kỳ.

Chương 2: Đặc điểm về cấu tạo và ý nghĩa của địa danh thành phố Tam Kỳ.

Chương 3: Một vài đặc điểm văn hóa của địa danh thành phố Tam Kỳ.

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỊA DANH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ HỮU QUAN VỀ ĐỊA DANH THÀNH PHỐ TAM KỲ

1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỊA DANH

1.1.1. Về khái niệm địa danh

Hiện vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về địa danh. Do đó, khái niệm được chúng tôi sử dụng: Địa danh là những từ, cụm từ dùng làm tên riêng cho các đối tượng địa lý khác nhau, có vị trí xác định thiên về không gian hai chiều trên bề mặt trái đất.

1.1.2. Vấn đề phân loại địa danh

Luận văn đã giới thiệu cách phân loại địa danh của các tác giả trong và ngoài nước:G.P.Xmolixkaja, A.V.Superanskaja, A.Dauzat, Ch.Rostaing, Nguyễn Văn Âu, Lê Trung Hoa, Nguyễn Kiên Trường, Từ Thu Mai, Phan Xuân Đạm. Mỗi tác giả tùy theo mục đích và phương pháp nghiên cứu riêng mà đưa ra những tiêu chí phân loại khác nhau.

Căn cứ vào mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và tình hình thu thập cứ liệu địa danh ở Thành phố Tam Kỳ, luận văn phân loại địa danh Thành phố Tam Kỳ theo 2 tiêu chí tự nhiên – không tự nhiên và nguồn gốc ngôn ngữ.

1.1.3. Về chức năng của địa danh

Địa danh có ba chức năng cơ bản: Chức năng cá thể hóa đối tượng; chức năng phản ánh hiện thực; chức năng bảo tồn.

1.1.4. Vị trí của địa danh học trong ngôn ngữ học

Luận văn đã mô hình hóa vị trí của địa danh học trong ngôn ngữ học theo quan điểm tán đồng với sơ đồ vị trí địa danh của Lê Trung Hoa.

1.1.5. Hướng tiếp cận khi nghiên cứu địa danh thành phố Tam Kỳ

Hướng tiếp cận địa danh dưới góc độ ngôn ngữ – văn hóa là vấn đề thời sự hiện nay, nó phân tích xem địa danh đã phản ánh những đặc điểm văn hóa, thực tiễn cuộc sống như thế nào, và ngược lại, văn hóa được phản ánh qua địa danh ra sao. Nghiên cứu địa danh thành phố Tam Kỳ trong sự tìm hiểu khả năng tương tác giữa địa danh và các thành tố văn hóa là điểm đến của chúng tôi với mong muốn góp phần bổ sung cho sự nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa trong từng vùng lãnh thổ.

1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ ĐỊA BÀN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊA DANH THÀNH PHỐ TAM KỲ

Luận văn đã trình bày những đặc điểm chính về văn hóa, lịch sử, địa lý, địa giới hành chính, nguồn gốc dân cư, tiếng địa phương tỉnh Quảng Nam.

– Lịch sử Quảng Nam là lịch sử đầy biến động vì sự nghiệp mở mang bờ cõi của dân tộc.

– Văn hóa Quảng Nam là kết quả giao thoa tiếp biến, phân chia và hội tụ của nhiều luồng văn hóa.

– Tiếng địa phương Quảng Nam còn lưu giữ những đảo thổ ngữ, thể hiện một quá trình tiếp xúc ngôn ngữ riêng ở địa bàn.

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ - VĂN HÓA ĐỊA DANH THÀNH PHỐ TAM KỲ (QUẢNG NAM)
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ – VĂN HÓA ĐỊA DANH THÀNH PHỐ TAM KỲ (QUẢNG NAM)

1.3. KẾT QUẢ THU THẬP VÀ PHÂN LOẠI ĐỊA DANH THÀNH PHỐ TAM KỲ

TTLoại hình địa danhSô lượngTỷ lệ %
1Các đối tượng địa lý tự nhiên211.9%
2Các đối tượng địa lý cư trú-hành chính77071.2%
3Các công trình xây dựng827.6%
4Các công trình giao thông20919.3%
Cộng1082100%

Luận văn đã thu thập được 1082 địa danh, các địa danh này được xác định trên sự phân bố theo không gian trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam).

1.4. TIỂU KẾT

1. Luận văn đã cung cấp một bức tranh toàn cảnh lí luận về vấn đề địa danh học, tình hình nghiên cứu địa danh ở Việt Nam nói chung và những vấn đề hữu quan về địa danh thành phố Tam Kỳ nói riêng.

2. Tam Kỳ là vùng đất có nhiều đặc điểm riêng về lịch sử, văn hóa, đặc biệt về ngôn ngữ

3. Khảo sát địa danh thành phố Tam Kỳ theo tiêu chí tự nhiên – không tự nhiên, chúng ta nhận ra các đặc trưng về địa hình tự nhiên với đầy đủ các loại hình: đồi, núi, sông, suối, đồng bằng và biển.

4. Kết quả thống kê các địa danh ở thành phố Tam Kỳ theo nguồn gốc ngôn ngữ cho thấy rằng, ở Tam Kỳ chứa một tỷ lệ lớn các địa danh có nguồn gốc Hán Việt. Trong đó có cả địa danh thuần Việt trong tiếng Việt toàn dân (tiếng Việt văn hóa) và cả những địa danh thuần Việt là tiếng địa phương. Tuy nhiên, số lượng các yếu tố có nguồn gốc Hán Việt là lớn nhất, đặc biệt trong địa danh cư trú hành chính.

CHƯƠNG 2

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ CẤU TẠO VÀ Ý NGHĨA CỦA

ĐỊA DANH THÀNH PHỐ TAM KỲ (QUẢNG NAM)

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CẤU TẠO ĐỊA DANH VÀ PHƯƠNG THỨC ĐỊNH DANH

– Về bản chất, phương thức định danh là nhằm trả lời câu hỏi dựa vào đâu và bằng cách nào để định danh.

– Thao tác định danh gồm: xác định những đặc tính chung để phân nhóm, tức là lựa chọn thành tố chung (danh từ chung) cho đối tượng.

– Phương thức định danh, cấu tạo và ý nghĩa của địa danh luôn có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó. Tìm hiểu cấu tạo và ý nghĩa của địa danh cũng có nghĩa là phân tích cấu tạo của nó về ngữ pháp, từ vựng – ngữ nghĩa và ngữ âm. Cấu tạo của một địa danh bao giờ cũng liên quan đến hai yếu tố: cấu trúc nội bộ và nguyên tắc đặt tên. Cấu trúc nội bộ là đặc điểm về cấu tạo (hình thức), nguyên tắc đặt tên là đặc điểm về ý nghĩa (nội dung).

2.2. CẤU TẠO ĐỊA DANH THÀNH PHỐ TAM KỲ

2.2.1. Mô hình cấu trúc phức thể địa danh

Khi xem xét mô hình cấu trúc của một phức thể địa danh, quan điểm của luận văn là một địa danh, hay một phức thể địa danh luôn gồm 2 thành tố: thành tố chung chỉ loại và tên riêng cụ thể hóa loại hình địa danh. Cả hai thành tố đều có vai trò và chức năng khác nhau trong việc tạo lập một phức thể địa danh. Mô hình hoá cấu trúc phức thể địa danh ở thành phố Tam Kỳ như sau:

Thành tố chung (A)

(loại hình địa danh)

Tên riêng (B)

(địa danh – đối tượng khu biệt)

Số lượng âm tiết tối đaSố lượng âm tiết tối đa
12341234567
NghĩatrangliệtTượngĐàiMẹViệt NamAnh Hùng

2.2.2. Thành tố chung

a. Về khái niệm thành tố chung

Theo chúng tôi: thành tố chung trong phức thể địa danh là những danh từ (hay danh ngữ) dùng để chỉ một lớp sự vật, đối tượng cùng loại hình và cùng thuộc tính bản chất.

b. Cấu tạo của thành tố chung trong địa danh thành phố Tam Kỳ

Dựa vào các nguồn tư liệu, chúng tôi đã thu thập 1082 địa danh ghi bằng tiếng Việt với 61 thành tố chung, được thống kê và phân loại ở Bảng 2.4.

Bảng 2.4. Thống kê cấu tạo thành tố chung của địa danh thành phố Tam Kỳ

TTSô lượng âm tiêtSô lượng thành tố chungTỷ lệ%
1Một âm tiết3049,2
2Hai âm tiết1727,9
3Ba âm tiết914,7
4Bốn âm tiết58,2
Cộng61
  • Kết quả thống kê tần số xuất hiện của các địa danh thành phố Tam Kỳ đi kèm với các loại thành tố chung:
TTSố lượng

âm tiết

Tỷ lệ

xuất hiện

Tỷ lệ %Ví dụ
1Một âm tiết61556.8Làng Bún

Thôn Thạch Tân

2Hai âm tiết35132.4Địa đạo Ngọc Mỹ
3Ba âm tiết847.8Khu dân cư quốc phòng
4Bốn âm tiết322.9Nghĩa trang liệt sỹ thành phố Tam Kỳ
Cộng1082100%

c. Chức năng của thành tố chung

– Chức năng phân biệt các loại hình đối tượng địa lí.

– Chức năng hạn định cho thành tố riêng.

– Chức năng chuyển hóa

2.2.3. Tên riêng (địa danh)

Trong phức thể địa danh, tên riêng là bộ phận đứng thứ hai sau thành tố chung, có chức năng cụ thể hóa các đối tượng địa lí mà thành tố chung đã khái quát.

a. Về số lượng các âm tiết trong tên riêng

Trong tổng số 1082 địa danh thu thập được ở thành phố Tam Kỳ, số lượng các âm tiết trong tên riêng là khác nhau, tên riêng dài nhất có 7 âm tiết.

b. Các kiểu cấu tạo tên riêng

Tên riêng trong địa danh thành phố Tam Kỳ có hai kiểu cấu tạo: cấu tạo đơn và cấu tạo phức. Căn cứ vào số lượng các loại hình địa danh thu thập được, có thể lập bảng thống kê địa danh theo kiểu cấu tạo như sau:

Tên riêng có cấu tạo đơn

Kiểu cấu tạo đơn trong tên riêng là kiểu cấu tạo chỉ có một âm tiết. Trong tổng số địa danh ở thành phố Tam Kỳ, có 615 /1082 trường hợp tên riêng có cấu tạo đơn, chiếm 56,8 %, được phân bố khác nhau theo loại hình như kết quả thống kê.

Tên riêng có cấu tạo phức

Tên riêng có cấu tạo phức thường có nhiều âm tiết. Các âm tiết này tồn tại ở dạng cấu trúc một từ ghép hoặc một cụm từ. Loại này có 467 /1082 trường hợp, chiếm tới 43,2% tổng số tên riêng trong phức thể địa danh ở thành phố Tam Kỳ.

* Tên riêng có cấu tạo phức theo quan hệ chính phụ

Số lượng tên riêng có cấu tạo phức theo quan hệ chính phụ là 275/467 trường hợp, chiếm 58,9 % tổng số địa danh thu thập.

* Tên riêng có cấu tạo phức đẳng lập

Tên riêng có cấu tạo phức theo quan hệ đẳng lập trong địa danh Tam Kỳ theo kết quả khảo sát là 180/467 trường hợp, chiếm 38,5% .

* Tên riêng có cấu tạo phức theo quan hệ chủ – vị

Tên riêng có cấu tạo phức theo quan hệ chủ-vị trong hệ thống địa danh ở Tam Kỳ chiếm số lượng rất ít so với các kiểu quan hệ chính phụ và đẳng lập (12 trường hợp, chiếm 2,6 %).

2.3. PHƯƠNG THỨC ĐỊNH DANH

2.3.1. Phương thức tự tạo

– Định danh dựa vào đặc điểm chính của bản thân đối tượng

– Định danh dựa vào các đặc điểm có liên quan đến đối tượng

2.3.2. Phương thức chuyển hóa

Phương thức chuyển hóa “là phương thức chuyển một địa danh này thành một hoặc nhiều địa danh khác. Trong quá trình chuyển hóa, địa danh mới có thể giữ nguyên dạng của địa danh cũ, hoặc thêm một vài yếu tố mới.Sau khi chuyển hóa, địa danh cũ có thể mất đi hoặc cùng tồn tại với địa danh mới” [22, tr.69].

Định danh theo cơ chế chuyển hoá thực chất là phương thức định danh theo lối gián tiếp. Phương thức định danh này luôn tuân theo một nguyên tắc: yếu tố được định danh luôn được phái sinh, tạo ra một yếu tố địa danh sẵn có. Đây là một phương thức biến một địa danh này thành một địa danh hay nhiều địa danh kia. Có hai loại định danh theo lối chuyển hoá: chuyển hoá trong nội bộ một địa danh, chuyển hoá giữa các loại địa danh khác nhau.

– Định danh theo lối chuyển hoá trong nội bộ một loại địa danh

– Định danh theo lối chuyển hoá giữa các loại địa danh khác nhau

2.4. ĐẶC ĐIỂM VỀ Ý NGHĨA CỦA CÁC YẾU TỐ CẤU TẠO ĐỊA DANH THÀNH PHỐ TAM KỲ

2.4.1. Vấn đề ý nghĩa của địa danh

– Vấn đề “ ý nghĩa” của địa danh chỉ mang tính tương đối. Trong cách nhìn chung nhất, mỗi địa danh ra đời đều gắn với một lí do nhất định.Hay nói cách khác, mỗi địa danh đều mang một ý nghĩa khác nhau trong việc phản ánh hiện thực.

2.4.2. Đặc điểm ý nghĩa của các yếu tố trong địa danh

a. Tính rõ ràng về nghĩa của các yếu tố thể hiện qua nguồn gốc ngôn ngữ của địa danh thành phố Tam Kỳ

Những địa danh có ý nghĩa rõ ràng là những địa danh được tất cả mọi người bản ngữ hiểu một cách dễ dàng. Đây chính là những kiểu tên gọi rõ lí do tuyệt đối, thường được tạo ra từ sự lựa chọn các đặc trưng lí do khách quan để định danh. Phần lớn các địa danh thành phố Tam Kỳ mà chúng tôi khảo sát có ý nghĩa rõ ràng trong sự nhận biết được đối với cư dân bản địa. Trong tổng số 1082 địa danh thu thập, có 92,8 % (1004/1082) địa danh rõ lí do tuyệt đối, có nghĩa rõ ràng trên bình diện đồng đại. Đa số các địa danh Hán Việt, thuần Việt trên địa phận Tam Kỳ đều rõ về nghĩa.

b. Về hiện tượng địa danh chưa được xác định rõ ràng về nghĩa

Địa danh chưa được xác định rõ ràng về nghĩa là những địa danh có ý nghĩa mờ nhạt, nghĩa của chúng không rõ ràng ngay cả với những người bản ngữ, thường chứa các yếu tố ngôn ngữ cổ, ngoại lai, những yếu tố ngôn ngữ bị biến âm, hoặc các đặc điểm có liên quan đến đối tượng được định danh cũng không còn hiện diện. Một số địa danh mang yếu tố của tiếng địa phương Quảng Nam và nhiều địa danh có nghĩ ngỡ là có nguồn gốc ngôn ngữ các dân tộc thiểu số, gốc Chăm cổ thường không rõ ràng về nghĩa.

c. Vấn đề phân loại ý nghĩa địa danh thành phố Tam Kỳ

* Về tiêu chí phân loại ý nghĩa địa danh

Luận văn sử dụng tiêu chí phân loại ý nghĩa địa danh của tác giả A.V. Superanskaja phân chia ý nghĩa địa danh thành 4 loại:

– Địa danh kí hiệu

– Địa danh mô tả

– Địa danh đăng kí

– Địa danh ước vọng

* Các nhóm ý nghĩa trong địa danh thành phố Tam Kỳ

Căn cứ vào tư liệu thu thập, luận văn phân chia địa danh ở thành phố Tam Kỳ thành:

– Nhóm địa danh không có nghĩa từ vựng

– Nhóm các địa danh mang ý nghĩa mô tả (ý nghĩa từ vựng)

– Nhóm các địa danh mang ý nghĩa liên tưởng (ý nghĩa ngữ dụng)

2.5. TIỂU KẾT

1. Cũng như các nơi khác, địa danh ở Tam Kỳ (Quảng Nam) được tạo ra chủ yếu bởi hai phương thức định danh phổ biến: phương thức tự tạophương thức chuyển hoá. Phương thức tự tạo đóng vai trò chủ đạo trong việc tạo ra phần lớn các địa danh ở Thành phốTam Kỳ (Quảng Nam).

2. Mô hình cấu trúc địa danh Tam Kỳ (Quảng Nam) thể hiện đặc trưng chung của địa danh trên cả nước. Mỗi phức thể địa danh luôn có hai thành tố: thành tố chung và tên riêng. Giữa chúng có quan hệ gắn bó qua lại lẫn nhau, giữa cái chung và cái riêng, cái tổng thể và cái cụ thể, cái hạn định và cái được hạn định.

3.Tên riêng trong địa danh Tam Kỳ (Quảng Nam) được cấu tạo bởi các từ đơn, từ ghép hoặc cụm từ phái sinh với ba kiểu quan hệ: chính phụ, đẳng lập, chủ-vị.

CHƯƠNG 3

MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ – VĂN HÓA CỦA

ĐỊA DANH THÀNH PHỐ TAM KỲ

3.1. DẪN NHẬP

Địa danh tuy là một hiện tượng ngôn ngữ học, nhưng nó chính là hình thức thể hiện văn hóa của một cộng đồng cư dân đã từng hiện diện trong vùng lãnh thổ có các địa danh. Địa danh được sinh ra, phát triển cùng văn hóa và cũng là một hiện tượng văn hóa, bởi vì ngôn ngữ là sản phẩm/ thành phần của văn hóa: “chính trị đi qua, văn hóa ở lại” (Les poliques passent, les cultures restent).

Đặc trưng văn hóa của địa danh thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam) trong chương này được trình bày từ cách tiếp cận liên ngành ngôn ngữ – văn hóa về một vùng địa lý có sự giao thoa, tiếp biến, phân chia, hội tụ từ nhiều nền văn hóa của các lớp cư dân sinh sống trên địa bàn. Đây là những nội dung liên quan mật thiết với đặc điểm ý nghĩa của các thành tố cấu tạo nên địa danh.

3.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA VÀ NGÔN NGỮ TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊA DANH

3.2.1.Về khái niệm văn hóa

Để có một khái niệm công cụ nghiên cứu địa danh, chúng tôi lựa chọn cách định nghĩa về văn hóa sau đây của Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” .

3.2.2. Ngôn ngữ trong mối quan hệ với văn hóa

Từ góc độ ngôn ngữ học cho thấy, mối quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ, thường được thể hiện trong 3 phương diện sau:

  1. Ngôn ngữ biểu hiện (express) hiện thực văn hóa.
  2. Ngôn ngữ là hiện thân (embody) của hiện thực văn hóa.
  3. Ngôn ngữ biểu trưng (symbolize) hiện thực văn hóa.

3.2.3. Địa danh và văn hóa

Địa danh là một hiện tượng ngôn ngữ, về bản chất nó là một hiện tượng văn hóa. Địa danh phát triển cùng văn hóa. Khi tìm hiểu đặc trưng văn hóa thể hiện trong địa danh, chúng ta thường đề cập đến những khía cạnh cụ thể sau:

  • Đặc trưng văn hóa thể hiện qua thành tố ngôn ngữ trong địa danh.
  • Sự thể hiện các dạng tồn tại của văn hóa trong địa danh.
  • Sự thể hiện các phương diện văn hóa trong địa danh qua ngữ nghĩa và giá trị phản ánh hiện thực.

3.3. ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ-VĂN HOÁ THỂ HIỆN TRONG ĐỊA DANH THÀNH PHỐ TAM KỲ

3.3.1. Thành tố chung trong phức thể địa danh phản ánh đặc trưng địa – văn hóa của vùng đất

Với 61 thành tố chung được thống kê và phân chia theo các loại hình địa danh và nguồn gốc ngôn ngữ ở Tam Kỳ (Quảng Nam), chúng ta có được bức tranh địa danh sinh động, phản ánh đặc trưng địa hình địa vật của không gian văn hóa nơi đây, có sự phong phú về các đối tượng địa lý gồm: núi, sông, ruộng, đồng, gò, bãi, đồi, biển, hồ,…

3.3.2. Đặc trưng văn hóa thể hiện qua ý nghĩa và sự phản ánh hiện thực của tên riêng địa danh

a. Sự phản ánh phương diện không gian văn hóa trong địa danh

– Phản ánh đặc điểm địa hình tự nhiên

– Phản ánh tên các loài động- thực vật có trên địa bàn cư trú

b. Sự phản ánh các giá trị văn hóa lịch sử của địa danh ở Tam Kỳ

– Phản ánh quá trình di trú

Phản ánh các biến cố lịch sử đã xảy ra trên vùng đất chứa địa danh

Phản ánh những thay đổi về địa giới hành chính trên địa bàn

c. Sự phản ánh đặc điểm chủ thể văn hóa của địa danh ở thành phố Tam Kỳ

– Địa danh phản ánh tên người

Phản ánh đặc điểm tâm lý văn hóa tộc người

– Phản ánh những tác động về mặt chính trị, xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng trong cách đặt địa danh

Phản ánh đặc trưng văn hóa sản xuất

d. Đặc trưng văn hóa thể hiện qua các yếu tố ngôn ngữ của địa danh ở thành phố Tam Kỳ

Địa danh, sản phẩm của tư duy con người thông qua ngôn ngữ của một hay nhiều dân tộc, chịu sự tác động mạnh mẽ của qui luật ngôn ngữ. Ngôn ngữ tạo ra địa danh có thể thay đổi nhưng địa danh vẫn bảo tồn nguyên vẹn những giá trị ngôn ngữ học như thủa ban đầu mới đặt tên. Vì vậy, địa danh là nguồn ngữ liệu quý giá để nghiên cứu ngôn ngữ trên phương diện xã hội-ngôn ngữ học đặc thù. Liên quan đến sự phản ánh đặc trưng văn hóa của địa bàn qua các yếu tố ngôn ngữ trong địa danh, chúng tôi sẽ đề cập đến các yếu tố mang tính cá thể, riêng biệt đã làm nên màu sắc, diện mạo và những đặc trưng văn hóa riêng của thành phố Tam Kỳ. Đó là các yếu tố thuộc tiếng địa phương thể hiện rõ nét trong địa danh ở Tam Kỳ với những đặc điểm về ngữ âm, từ vựng và chữ viết.

Địa danh phản ánh sự biến âm của tiếng địa phương Tam Kỳ so với tiếng Việt phổ thông.

Địa danh thể hiện quá trình biến đổi, tiếp xúc, vay mượn ngôn ngữ tạo nên các tên gọi, các biến thể ngữ âm – chữ viết của cùng một địa danh.

3.4. TIỂU KẾT

Việc nghiên cứu đặc trưng ngôn ngữ – văn hóa của địa danh ở Tam Kỳ đã góp phần đào sâu những tầng văn hóa ẩn chứa đằng sau các địa danh qua các thời kỳ khác nhau trong lịch sử của một vùng đất, thể hiện ở những điểm chính sau:

  • Có sự hội nhập, đan xen văn hóa của những lớp cư dân có nguồn gốc ngôn ngữ khác nhau sinh sống trên địa bàn: văn hoá Việt, văn hóa Hán, văn hóa Chăm. Đây là hệ quả của quá trình cộng cư của các lớp cư dân đến từ các vùng văn hóa khác nhau và lớp cư dân bản địa từ ngàn xưa.
  • Địa danh Tam Kỳ, với chức năng bảo tồn, được xem như những tấm bia hóa thạch, đã lưu giữ và phản ánh những giá trị ngôn ngữ – văn hóa của các tộc người từng hiện diện trên địa bàn, thể hiện sự biến âm của tiếng Tam Kỳ so với TPT, là nguồn cứ liệu quý giá cho việc nghiên cứu lịch sử tiếng Việt, đặc biệt là các quá trình biến đổi ngữ âm của tiếng Việt qua từng giai đoạn.
  • Nghiên cứu cũng cho thấy việc quốc ngữ hóa về cách viết địa danh ở nước ta là cần thiết và có giá trị về mặt tổng thể. Tuy nhiên, điều đó sẽ là khó khăn cho việc nhận diện những đặc trưng của ngữ âm địa phương phản ánh trong địa danh, làm “mờ” đi nét nghĩa của địa danh tiếng địa phương, đặc biệt các địa danh tiếng dân tộc thiểu số, nếu không nói là làm sai lệch cách hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa các địa danh này đối với những người không phải là chủ thể sáng tạo ra các địa danh đó.

KẾT LUẬN

Xuất phát từ cách tiếp cận liên ngành, nghiên cứu địa danh dưới góc nhìn ngôn ngữ học; từ thực tế khảo sát, mô tả và phân tích hệ thống địa danh thu thập ở thành phố Tam Kỳ, luận văn đi đến những kết luận sau:

1. Luận văn đã cung cấp một bức tranh toàn cảnh lí luận về vấn đề địa danh học, tình hình nghiên cứu địa danh ở Việt Nam và ở địa phương Tam Kỳ, xác định cách tiếp cận hợp lý để nghiên cứu địa danh Tam Kỳ, góp phần khẳng định vai trò và giá trị của phương pháp miêu tả nội dung địa danh trên cơ sở vận dụng tri thức của nhiều ngành khoa học như: văn hóa, lịch sử, địa lí và ngôn ngữ. Địa danh Tam Kỳ là sự phản ánh chung địa danh của người Việt, vừa là sự phản ánh nét kế thừa của cư dân ở vùng đất này thời xa xưa. Lần đầu tiên, toàn bộ địa danh Tam Kỳ được thống kê, mô tả và khái quát một cách toàn diện.

2. Về đặc điểm cấu tạo, luận văn đã nêu rõ những nét khu biệt của các thành tố trong địa danh ở Tam Kỳ. Mỗi phức thể địa danh luôn luôn có hai thành tố: thành tố chung và tên riêng (địa danh), tồn tại gắn bó với nhau theo quan hệ giữa cái được hạn định và cái hạn định. Trong đó, thành tố chung là cái được hạn định, có chức năng khái quát hóa đối tượng địa lí, tên riêng là cái hạn định, có chức năng cụ thể hóa, khu biệt những đối tượng thuộc loại hình địa danh mà thành tố chung đã khái quát.

3. Về mặt định danh và đặc điểm ngữ nghĩa, địa danh thành phố Tam Kỳ sử dụng phương thức định danh tự tạo, phương thức chuyển hóa, trong đó, phương thức tự tạo là phổ biến, dựa trên những cơ sở định danh khác nhau (về màu sắc, động thực vật, hình dáng, kích thước, cấu trúc, các sự kiện, sự vật liên quan đến đối tượng,.). Trong địa danh tiếng Việt, lối định danh gián tiếp có tính chất ẩn dụ hóa, hoán dụ hóa thường chiếm tỉ lệ cao hơn rất nhiều so với lối định danh trực tiếp, nhất là địa danh gốc Hán Việt; trong khi đó, đối với địa danh thuần Việt, lối định danh trực tiếp lại chiếm đa số. Điều này cho thấy địa danh tiếng Việt, nhất là địa danh Hán Việt, có xu hướng lựa chọn mỹ từ với ý nghĩa tốt đẹp, trừu tượng để định danh; còn địa danh gốc thuần Việt lại thiên về sử dụng các từ ngữ có ý nghĩa trung hòa, mộc mạc, dễ hiểu đối với người bản ngữ. Điều này phản ánh lối tư duy khác nhau của mỗi tộc người trong cách định danh.

Địa danh Tam Kỳ hầu hết có “nghĩa” và được quy về 3 loại ý nghĩa: ý nghĩa từ vựng-mô tả, ý nghĩa ngữ pháp và ý nghĩa liên tưởng. Bất cứ địa danh có nghĩa nào cũng có ý nghĩa từ vựng-mô tả và ý nghĩa ngữ pháp (về từ loại), nhưng không phải địa danh nào cũng có ý nghĩa liên tưởng. Địa danh kí hiệu thường không có ý nghĩa từ vựng, nhưng vẫn có thể có ý nghĩa liên tưởng. Mỗi địa danh ra đời ít nhiều đều có tính lí do, đó có thể là lí do khách quan dễ nhận biết, song cũng có thể là lí do chủ quan, liên quan đến chủ thể định danh, khó nhận biết. Điều này chỉ ra rằng những địa danh có ý nghĩa rõ ràng thường là những địa danh mà các lí do định danh cũng được tìm ra dễ dàng; còn những địa danh không rõ ràng về nghĩa thì việc chỉ ra lí do định danh của những địa danh ấy là không đơn giản.

Một đặc điểm khác về ý nghĩa trong địa danh Tam Kỳ liên quan đến mảng địa danh được cấu tạo bởi các yếu tố thuộc tiếng địa phương. Từ địa phương Tam Kỳ với những sắc thái biểu đạt vừa tương đồng vừa khác biệt với TPT, đã tạo nên một bức tranh về ý nghĩa độc đáo trong địa danh ở Tam Kỳ. Sự phong phú của các từ khác nhau trong việc truyền tải cùng một nội dung trong phương ngữ Tam Kỳ cho phép chủ thể định danh có nhiều lựa chọn trong việc gọi tên sự vật hiện tượng. Trong địa danh Tam Kỳ, trường hợp cùng một đối tượng địa lí nhưng được định danh với nhiều tên gọi khác nhau khá phổ biến. Chính điều này giúp chúng ta nhận diện được giá trị phản ánh hiện thực thông qua các địa danh đó.

4.Về đặc trưng văn hóa, địa danh Tam Kỳ phản ánh sự hội nhập, đan xen ngôn ngữ – văn hoá của những lớp cư dân có nguồn gốc khác nhau sinh sống trên địa bàn. Những sự giao thoa, tiếp xúc và vay mượn ngôn ngữ – văn hoá giữa các tộc người (gốc thuần Việt, gốc Hán, gốc Chăm) qua địa danh trở thành những vật dẫn văn hoá, ký thác nhiều giá trị lịch sử quan trọng cũng như đặc điểm tâm lí tộc người của các chủ thể định danh. Đặc điểm của thành phố Tam Kỳ là tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam, nên loại hình địa danh tự nhiên không nhiều (phản ánh qua các thành tố chung) như: biển, sông, suối, hồ, mương… nhưng cũng cho thấy sự hài hìa hòa sông – núi, với tên nhiều loài động thực vật được phản ánh một cách sinh động qua địa danh ở Tam Kỳ.

Liên quan đến giá trị phản ánh hiện thực, quá trình khảo sát hệ thống địa danh ở Tam Kỳ còn cho thấy có những đối tượng địa lý ở Tam Kỳ vẫn chưa có tên gọi, hoặc có tên gọi, nhưng chỉ tồn tại trong tâm thức đời sống cộng đồng, chưa chính thức đi vào văn bản nhà nước. Ngoài ra có những địa danh tiếng địa phương Tam Kỳ bị “biến dạng” qua thời gian, không còn ý nghĩa, lý do đặt tên ban đầu cũng mờ nhạt, chỉ được sử dụng theo “thói quen” để đánh dấu, phân biệt đối tượng. Những địa danh cổ, địa danh thuần Việt gốc các vùng thổ ngữ ở Tam Kỳ rất có giá trị cho việc nghiên cứu đặc trưng văn hóa vùng miền và ngữ âm lịch sử tiếng Việt, nhưng đa số đã “bị” chuẩn hóa theo chính tả tiếng Việt, có nguy cơ bị “lãng quên” dần. Đối với những trường hợp này, để đưa địa danh về đúng giá trị, chức năng vốn có của nó, luận văn đề xuất những giải pháp sau:

Thứ nhất, khảo sát toàn diện những vùng/đối tượng địa lý trên địa bàn tỉnh Tam Kỳ chưa có tên gọi chính thức, thống kê phân loại và đề xuất cách đặt tên cho chúng sao cho phù hợp với văn hóa – ngôn ngữ của địa phương.

Thứ hai, thu thập tối đa, bảo tồn nguyên dạng các địa danh tiếng Việt cổ, địa danh tiếng địa phương và tiếng DTTS (nếu có, chẳng hạn gốc Chăm cổ) ở Tam Kỳ, điều chỉnh lại các địa danh bị sai lạc về âm và chữ viết để nhận diện chính xác về các giá trị phản ánh hiện thực của chúng.

Thứ ba, trên cơ sở kết quả của luận văn, căn cứ vào tư liệu hệ thống địa danh thu thập được, tiến hành xây dựng Từ điển từ nguyên địa danh Tam Kỳ, hướng tới xây dựng Từ điển từ nguyên địa danh Quảng Nam.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC DA NANG\NGON NGU HOC\DOAN THI MY DUNG\SAU BAO VE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *