Chiến lược Marketing đối với dịch vụ FTTH trên địa bàn Viettel

Chiến lược Marketing đối với dịch vụ FTTH trên địa bàn Viettel

Chiến lược Marketing đối với dịch vụ FTTH trên địa bàn Viettel Huyện Cư M’Gar, Tỉnh Đắk Lắk

1. Tính cấp thiết của đề tài

– Cuộc Cách mạng 4.0 (CM 4.0) đang diễn ra trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh cũng như đời sống của người dân. Đối với cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, chuyển đổi số là yếu tố sống còn mang lại tính cạnh tranh cao. Đối với hộ gia đình, Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã thay đổi cách tiếp cận thông tin, giải trí, học tập. Ứng dụng vạn vật kết nối (internet of things- IOT) trong sản xuất của hộ gia đình, trang trại hay an ninh xã hội đều cần kết nối mạng internet chất lượng cao đảm bảo dữ liệu trong thời gian thực trong các hệ thống mạng thực.

– Chính vì vậy, cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP) trong đó có internet cáp quang (FTTH) là đặc biệt khốc liệt. Công ty FPT với các gói Super khác nhau, VNPT đưa ra các gói HOME với giá và tốc độ truyền đa dạng, Tập đoàn Công nghiệp viễn thông Quân Đội Viettel đưa ra một loạt các lựa chọn gồm NETPLUS hay SUPERNET hay Mobiphone đưa ra các gói dịch vụ MOBIFIRE đối khách hàng là hộ gia đình về FTTH làm cho thị trường dịch vụ internet cáp quan đặc biệt sinh động. Điều này cho thấy thị trường cho dịch vụ FTTH được các nhà mạng ngày càng quan tâm, là một trong các dịch vụ có tiềm năng lớn, có thể tạo nên một hệ sinh thái lớn, bổ sung cho sự giảm về doanh thu dịch vụ viễn thông truyền thống như dịch vụ thoại và SMS.

– Xác định thị trường dịch vụ FTTH là một trong những lĩnh vực có mức độ cạnh tranh rất cao song khả năng sinh lợi rất lớn với lợi thế là một trong những nhà cung cấp dịch vụ FTTH hàng đầu tại Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp -Viễn thông Quân đội (VIETTEL) luôn nỗ lực trong các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của mình và đi đầu trong việc tiếp cận và cung cấp các sản phẩm dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu khách hàng. Sự đa dạng về gói cước và chất lượng dịch vụ, Viettel đã và đang chiếm vị trí đứng đầu trong cạnh tranh cung cấp dịch vụ này ở Việt Nam. Xác định vùng nông thôn là thị trường tiềm năng, Viettel đã và đang mở rộng dịch vụ của mình đến các nông thôn, vùng sâu vùng xa với phương châm “nông thôn bao vây thành thị”.

– Huyện Cư Mgar là một huyện tập trung nhiều doanh nghiệp cũng như hộ gia đình ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. Có thể nói, Cư Mgar là trung tâm ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Đăk Lăk. Chính vì vậy, nhu cầu về dịch vụ internet cáp quang tốc độ cao trên địa bàn tăng nhanh trong thời gian vừa qua. Nếu tính trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk, thị trường Cư Mgar llà thị trường lớn thứ 4 về dịch vụ FTTH. Chính vì vậy sự cạnh tranh gay gắt giữa bốn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ FTTH lớn nhất là Viettel, VNPT, FPT và SCTV cũng diễn ra gay gắt ở nơi đây. Viettel huyện Cư Mgar xác định thị trường này là đặc biệt quan trong vì vậy song hành với chất lượng dịch vụ, công ty đã xây dựng chiến lược cạnh tranh phù hợp với cấu trúc thị trường nơi đây. Với cấu trúc độc quyền nhóm ngày càng lớn, thực tiễn đòi hỏi Viettel Huyện Cư Mgar phải có chiến lược Marketing phù hợp với từng phân khúc khách hàng nhằm chiếm lĩnh thị trường.

Xuất phát từ các vấn đề trên, chúng tôi xin thực hiện đề tài: ” Chiến lược Marketing đối với dịch vụ FTTH trên địa bàn Viettel Huyện Cư M’Gar, Tỉnh Đắk Lắk” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung:

– Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chiến lược Marketing dịch vụ từ đó đánh giá thực trạng chiến lược marketing đối với dịch vụ FTTH của Viettel Huyện Cư Mgar và đề xuất giải pháp hoàn thiện chiến lược này trên thị trường huyện Cư Mgar.

2.2 Mục tiêu cụ thể:

– Hệ thống hóa cơ sở lý luận chiến lược Marketing dịch vụ FTTH .

– Đánh giá thực trạng chiến lược Marketing dịch vụ FTTH hiện tại và phân tích các yếu tố cạnh tranh trong Marketing dịch vụ FTTH tại Viettel Huyện Cư M’Gar.

– Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược Marketing đối với dịch vụ FTTH tại Viettel Huyện Cư M’Gar trong thời gian tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

– Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chiến lược Marketing đối với các gói cước dịch vụ FTTH tại Viettel Huyện Cư M’Gar .

– Về mặt không gian và thời gian: Đề ra chiến lược Marketing đối với các gói cước dịch vụ FTTH tại Viettel Huyện Cư M’Gar cho giai đoạn từ 2023-2025.

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp thu thập số liệu

– Sử dụng số liệu thứ cấp từ các báo cáo công tác Marketing dịch vụ FTTH, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh thời gian qua tại Viettel Huyện Cư M’Gar.

– Tiến hành khảo sát, thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp bằng các phương pháp định tính và định lượng.

+ Sơ cấp được thu thập và tổng hợp từ các bên liên quan: Phía chi nhánh đơn vị thực thi tham vấn, lấy ý kiến trực tiếp từ BGĐ, Phòng ban, Giám đốc huyện, cán bộ Marketing. Phía khách hàng khảo sát tham vấn ý kiến trực tiếp của khách hàng sử dụng dịch vụ (500 phiếu).

Để có sở cứ khách quan và cái nhìn tổng quan sát với thực tế tác giả lựa chọn 6 nhóm đối tượng để khảo sát nghiên cứu trong đó hướng đến nhóm khách hàng có khả năng sử dụng dịch vụ cao sẽ chọn để từ đó có những phương pháp tiếp cận phù hợp cho công tác Marketing và bán hàng hiệu quả:

• 30% khách hàng là công chức có nhu cầu sử dụng cao cho công việc

• 30% khách hàng trẻ là học sinh, sinh viên có tính cộng đồng cao, ưa khám phá công nghệ và rất dễ tiếp cận cái mới

• 24% khách hàng là Công nhân 14%

• 12% khách hàng là hưu trí, nội trợ

• 12% khách hàng là tiểu thương

• 10% khách hàng là nông dân

Bảng 1. Tổng hợp các nhóm đối tượng tiến hành nghiên cứu

Nghề nghiệpSố lượng (người)Tỉ lệ (%)
Học sinh, sinh viên12024
Cán bộ công chức15030
Công nhân7014
Tiểu thương5010
Nông dân5010
Nội trợ, hưu trí6012
TỔNG500100

4.2. Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu

4.2.1.Phương pháp thống kê mô tả

– Bảng câu hỏi trong phiếu khảo sát được thiết kế gồm 2 phần:

+ Phần 1: Thông tin cá nhân người được phỏng vấn

+ Phần 2: Đánh giá mức độ nhận biết

– Bảng câu hỏi khảo sát sử dụng thang đo Likert, thang đo thứ tự và thang định danh.

– Câu hỏi khảo sát được thiết kế dưới dạng câu hỏi đóng và câu hỏi mở.

4.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

– Sử dụng một số phần mềm chuyên dụng được cài đặt sẵn trên máy tính để xử lý số liệu điều tra như phần mềm Excel 2013 và SPSS…

5. Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 3 chương, cụ thể như sau:

– Chương 1: Cơ sở lý luận về chiến lược Marketing và dịch vụ FTTH.

– Chương 2: Thực trạng chiến lược Marketing cho dịch vụ FTTH của Viettel Huyện Cư M’Gar.

– Chương 3: Giải pháp hoàn thiện chíến lược Marketing cho dịch vụ FTTH của Viettel Huyện Cư M’Gar.

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING VÀ DỊCH VỤ FTTH

1.1. TỔNG QUAN VỀ MARKETING

1.1.1. Một số khái niệm về Marketing

– Thuật ngữ marketing được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1902 trên giảng đường trường Đại học Michigan ở Mỹ. Đến năm 1910, tất cả các trường Đại học tổng hợp ở Mỹ bắt đầu giảng dạy môn học này.

– Suốt trong gần nửa thế kỷ, marketing chỉ được giảng dạy trong phạm vi các nước nói tiếng Anh. Mãi đến sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, vào những năm 50 và 60 của thế kỷ XX, nó mới được truyền bá sang Tây Âu và Nhật Bản. Quá trình quốc tế hoá của marketing đã phát triển rất nhanh. Ngày nay, các doanh nghiệp muốn kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao đều cần phải có sự hiểu biết và vận dụng marketing hiện đại.

+ McCarthy định nghĩa: marketing là quá trình thực hiện các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức thông qua việc đoán trước các nhu cầu của khách hàng hoặc người tiêu thụ để điều khiển các dòng hàng hóa dịch vụ thỏa mãn các nhu cầu từ nhà sản xuất tới các khách hàng hoặc người tiêu thụ. (McCarthy, 1975)

+ Theo Gronroos (1990): marketing là thiết lập, duy trì và củng cố các mối quan hệ với khách hàng và các đối tác liên quan để làm thỏa mãn mục tiêu của các thành viên này.

+ Hiệp hội marketing Hoa Kỳ, American Marketing Associate, gọi tắt là AMA (2007): đưa ra định nghĩa chính thức rằng marketing là hoạt động, tập hợp các thể chế và quy trình nhằm tạo dựng, tương tác, mang lại và thay đổi các đề xuất có giá trị cho người tiêu dùng, đối tác cũng như cả xã hội nói chung.

+ Stone et al (2007): nhận định rằng “Marketing là một hệ thống các hoạt động kinh doanh thiết kế để hoạch định, định giá, xúc tiến và phân phối sản phẩm thỏa mãn mong muốn của những thị trường mục tiêu nhằm đạt được những mục tiêu của tổ chức”.

+ Philip Kotler: “Marketing là tiến trình qua đó các cá nhân và các nhóm có thể đạt được nhu cầu và mong muốn bằng việc sáng tạo và trao đổi sản phẩm và giá trị giữa các bên” (Kotler et al, 1994, p. 12).

1.1.2. Công cụ Marketing

– Công cụ Marketing (Marketing tools) là những công cụ mà các công ty sử dụng để phát triển và quảng bá sản phẩm, dịch vụ của họ. Trong bối cảnh này, công cụ được hiểu là những kỹ thuật, chiến lược và tài liệu. Các dạng công cụ Marketing:

+ Quảng cáo rao vặt

+ Social Media (Truyền thông xã hội)

+ Survey (Khảo sát)

+ Google Analytics

+ Direct Mail

1.1.3. Quy trình Marketing

– Bước 1: Xác định mục tiêu Marketing 

– Bước 2: Phân tích thị trường mục tiêu 

– Bước 3: Xây dựng chiến lược Marketing 

– Bước 4: Xây dựng chiến lược phân phối

– Bước 5: Xây dựng chiến lược Marketing

1.1.4. Vai trò của Marketing

– Đối với doanh nghiệp:

+ Là công cụ cạnh tranh giúp doanh nghiệp xâm nhập thị trường mới, giữ vững thị phần.

+ Giúp cải thiện doanh số, điều chỉnh nhu cầu thị trường, tìm khách hàng mới.

+ Là công cụ truyền thông giới thiệu sản phẩm, doanh nghiệp và hỗ trợ cho chiến lược định vị.

+ Tạo sự thuận tiện cho phân phối, thiết lập quan hệ và khuyến khích trung gian phân phối.

+ Giúp xây dựng hình ảnh tích cực của doanh nghiệp đối với các nhóm công chúng, giải quyết những khủng hoảng tin tức xấu, tạo điều kiên thu hút sự chú ý.

– Đối với người tiêu dùng:

+ Cung cấp thông tin cho người tiêu dùng, giúp tiết kiệm công sức, thời gian khi mua sắm.

+ Cung cấp kiến thức, giúp người tiêu dùng nâng cao nhận thức về sản phẩm trên thị trường.

+ Cung cấp các lợi ích kinh tế cho người tiêu dùng.

+ Tạo áp lực canh tranh buộc doanh nghiệp cải tiến hoạt động marketing nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu người tiêu dùng.

– Đối với xã hội:

+ Xúc tiến hỗ trợ cho các phương tiện truyền thông nâng cao chất lượng và giảm chi phí phát hành cũng như đa dạng hóa sản phẩm phục vụ xã hội tốt hơn.

+ Tạo công việc cho nhiều người trong lĩnh vực sản xuất và các lĩnh vực liên quan (nghiên cứu thị trường, quảng cáo, PR…) tạo động lực cạnh tranh.

+ Là yếu tố đánh giá sự năng động của nền kinh tế.

1.1.5. Các mô hình về tiến trình tiếp nhận Marketing

Người làm marketing có thể tìm kiếm ở công chúng mục tiêu phản ứng đáp lại về nhận thức, cảm thụ hay hành vi. Nghĩa là người làm marketing có thể muốn khắc sâu vào tâm trí người tiêu dùng một điều gì đó thay đổi thái độ của họ hay thúc đẩy người tiêu dùng đến chỗ hành động.

Ở đây ta sẽ giả thiết rằng người mua để tâm rất nhiều vào loại sản phẩm và nhận thức rõ sự khác biệt trong loại sản phẩm đó. Vì vậy ta sẽ sử dụng mô hình “phân cấp tác động” (nhận thức, cảm thụ, hành vi) và mô tả sáu trạng thái sẵn sàng của người mua – biết, hiểu, thích, chuộng, tin chắc và mua.

1.1.6. Nội dung tiến trình Marketing

Để quá trình chiến lược marketing có hiệu quả thì một tiến trình truyền thông thường bao gồm các bước:

(1) Định dạng công chúng mục tiêu

(2) Xác định mục tiêu Marketing

(3) Thiết kế thông điệp Marketing

(4) Lựa chọn phương tiện Marketing

(5) Xây dựng ngân sách Marketing

(6) Quyết định về hệ thống Marketing

(7) Đánh giá kết quả công tác Marketing

1.2. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ FTTH

1.2.1. Sơ lược về dịch vụ FTTH

– Gói cước FTTH Viettel với đường truyền internet được dẫn bằng cáp quang tới tận địa điểm của khách hàng, cùng với công nghệ kết nối hiện đại nhất trên thế giới sẽ là sự lựa chọn của nhiều khách hàng yêu thích tốc độ. Dù bạn làm việc hay giải trí, cá nhân hay doanh nghiệp nhỏ lẻ, thì các gói cước FTTH Viettel đảm bảo cung cấp cho bạn đường truyền Internet tốt nhất.

– Gói cước FTTH Viettel có tốc độ đường truyền cao hơn nhiều so với công nghệ ADSL, tốc độ truyền tải download hay upload cực nhanh, giúp tiết kiệm thời gian. Với tính năng ưu việt, FTTH Viettel đáp ứng được hầu hết nhu cầu sử dụng internet của khách với mức giá hợp lý.

– Việc FTTH Viettel sử dụng công nghệ kết nối GPON đã khẳng định chất lượng đường truyền của dịch vụ: ổn định, tốc độ kết nối cao. Ngoài ra, giá cả rẻ chính là một trong những điểm thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ này.

1.2.2. Các gói cước FTTH trong hoạt động Marketing của Viettel Huyện Cư M’Gar

Hiện tại Viettel Huyện Cư M’Gar có rất nhiều gói cước FTTH theo từng nhóm đối tượng khách hàng khác nhau, trong khuôn khổ thời gian có hạn tác giả chọn 8 gói cước cơ bản nhất làm đại diện để nghiên cứu gồm;

Bảng 1.1: Danh mục các gói cước dịch vụ FTTH marketing tập trung

STTGói cướcTính năngInternet đơn lẻCombo Truyền hình Smart TVCombo Truyền hình đầu thu
1Net1Plus40Mbps165,000175,000219,000
2Net2Plus80Mbps180,000190,000234,000
3Net3Plus110Mbps210,000220,000264,000
4Net4Plus140Mbps260,000270,000314,000
5Supernet1100Mbps + 01 Thiết bị Homewifi225,000235,000279,000
6Supernet2120Mbps + 02 Thiết bị Homewifi245,000255,000299,000
7Supernet4200Mbps + 02 Thiết bị Homewifi350,000360,000404,000
8Supernet5250Mbps + 03 Thiết bị Homewifi

Miễn phí 2 Thuê bao truyền hình đầu thu

430,000

(Nguồn: Bộ phận truyền thông, khối hỗ trợ – Viettel Đắk Lắk)

Theo kết quả bảng 1.2 cho thấy các gói cước FTTH trên đều có những tính năng, giá và tốc độ riêng biệt. Mỗi gói cước đều hướng đến nhóm khách hàng khách nhau tùy thuộc vào hành vi tiêu dùng của từng khách hàng có thể chọn các gói cước phù hợp.

Chiến lược Marketing đối với dịch vụ FTTH trên địa bàn Viettel Huyện Cư M’Gar, Tỉnh Đắk Lắk
Chiến lược Marketing đối với dịch vụ FTTH trên địa bàn Viettel Huyện Cư M’Gar, Tỉnh Đắk Lắk

1.2.3. Đặc thù của chiến lược Marketing đối với dịch vụ FTTH

– Dịch vụ FTTH trong lĩnh vực cố định băng rộng cũng có các đặc tính chung của dịch vụ: tính toàn cầu, tính tương tác, tính dễ tiếp cận, tính công cộng, tính cập nhật, tính lưu trữ, tính đa dạng, tính ẩn danh.

– Khi Marketing dịch vụ FTTH thì đồng nghĩa với việc truyền thông các gói cước, tính năng, cách thức sử dụng dịch vụ, chất lượng dịch vụ, những tiện ích khi sử dụng để khách hàng hiểu và dễ dàng đăng ký sử dụng dịch vụ FTTH. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này tác giả tập trung Marketing đặc điểm nổi bật của FTTH so với các công nghệ khác, cụ thể như:

– Tính khác biệt: Tốc độ truyền tải siêu tốc, lên đến 300.000km/s.

– Gói cước sử dụng truyền dẫn tín hiệu bằng ánh sáng giúp tiết kiệm năng lượng.

– Không bị ảnh hưởng bởi từ trường, ít tiêu hao và suy giảm.

– Không cháy nổ, chập điện, an toàn.

– Chính sách giá: Giá cước của gói FTTH trên 01 đơn vị chu kỳ sử dụng (đóng hàng tháng hoặc 6 tháng hoặc 12 tháng hoặc 18 tháng)

– Tính tiện ích và lợi ích khi sử dụng dịch vụ: Ứng dụng của FTTH trong cuộc sống:

+ Sử dụng dịch vụ gọi trên nền nền tảng OTT, mạng xã hội: gọi thấy được hình ảnh, gọi nhóm, gọi qua tài khoản mạng xã hội…

+ Sử dụng trên công nghệ FTTH để truy cập vào các Website hoặc trang mạng xã hội để truy cập thông tin, học tập, giải trí… thông qua thiết bị đầu cuối kết nối

+ Sử dụng Data dựa trên công nghệ FTTH để kết nối giữa máy và máy, máy với thiết bị để theo dõi và quản lý toàn bộ quá trình vận hành, sản xuất…

– Ta thấy, dịch vụ FTTH là gói cước công nghệ nên nó có những đặc thù riêng từ tên gọi đến các tính năng, tiện ích sẽ ảnh hưởng rất lớn tới công tác Marketing vì thế khi triển khai Marketing Viettel Huyện Cư M’Gar cần phải thiết kế các thông điệp dễ hiểu, nội dung Marketing cần phải gắn với các tính năng và tiện ích của sản phẩm , dịch vụ thì hiệu quả Marketing mới cao.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Việc kinh doanh phát triển với tốc độ nhanh đi kèm với đó là những khó khăn cũng trở nên phổ biến hơn thì việc có dịch vụ tốt thôi vẫn chưa đủ, các doanh nghiệp cần phải xây dựng thương hiệu, hình ảnh của mình thành một thương hiệu được khách hàng ưa chuộng. Để đạt được điều đó doanh nghiệp phải có chiến lược Marketing để khách hàng biết được những tính năng ưu việt, lợi ích của dịch vụ mà mình cung cấp, ngoài ra các doanh nghiệp cần phải xây dựng các mối quan hệ với khách hàng từ đó đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có chiến lược Marketing hiệu quả.

Chương 1 của luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về Marketing. Các cơ sở lý luận được lựa chọn một số nội dung căn bản của một số tài liệu tham khảo vì thế các khái niệm, quan điểm… mang tính khái quát chung và phù hợp với tình hình hoạt động của Viettel Huyện Cư M’Gar. Dựa trên nền tảng cơ sở lý thuyết này để Viettel Huyện Cư M’Gar đưa ra các chiến lược Marketing cho dịch vụ FTTH nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO

DỊCH VỤ FTTH CỦA VIETTEL HUYỆN CƯ M’GAR

2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ VIETTEL ĐẮK LẮK – CHI NHÁNH TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP – VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI

2.1.1. Giới thiệu chung về Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội

a. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngày 01/06/1989: Hội đồng bộ trưởng ra Nghị định số 58/HĐBT do phó chủ tịch HĐBT Võ văn Kiệt, ký theo quyết định số 189 QĐ-QP: Thành lập Tổng công ty điện tử thiết bị thông tin do Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng và kinh tế thuộc Bộ Quốc phòng được ủy quyền quản lý. Đây là dấu son lịch sử đánh dấu sự ra đời và ngày 01/06 đã trở thành ngày truyền thống hàng năm của Tập đoàn Viễn thông Quân đội.

Ngày 07/1993: Tổng Điện tử thiết bị thông tin được tổ chức lại thành Chi nhánh điện tử thiết bị thông tin.

Ngày 27/07/1993: Bộ Quốc Phòng ra quyết định số 336/QĐ-QP Thành lập lại doanh nghiệp nhà nước: Chi nhánh Điện tử thiết bị thông tin, tên giao dịch là SIGELCO, trụ sở chính tại 16 Cát Linh, Hà Nội.

Ngày 14/07/1995: Bộ Quốc Phòng ra Quyết định số 615/QĐ- QP đổi tên Chi nhánh Điện tử thiết bị thông tin thành Chi nhánh Điện tử – Viễn thông Quân đội, tên giao dịch quốc tế là VIETEL (Lúc này cụm chữ chỉ có 01 chữ T).

Ngày 27/04/2004: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra quyết định số 51/QĐ-QP: từ 01/07/2004 điều chuyển Chi nhánh Viễn thông Quân đội từ Bộ Tư lệnh thông tin về trực thuộc Bộ Quốc Phòng với tên gọi Chi nhánh Viễn thông Quân đội tên giao dịch là VIETTEL.

Ngày 06/04/2005: Bộ Quốc Phòng có quyết định số 45/2005/BQP về việc thành lập Tổng Công ty Viễn thông Quân đội, tên giao dịch quốc tế tiếng Anh là VIETTEL CORPORATION, viết tắt là VIETTEL.

Ngày14/12/2009: Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 2078/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án thí điểm thành lập Tập đoàn Viễn thông Quân đội và Quyết định số 2079/QĐ-TTg thành lập Tập đoàn Viễn thông Quân đội.

Ngày12/01/2018: Tập đoàn Viễn thông Quân đội đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội, là doanh nghiệp quốc phòng, an ninh, do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

b. Triết lý kinh doanh, triết lý thương hiệu của Viettel

– Triết lý kinh doanh: Mỗi khách hàng là một con người – một cá thể riêng biệt, cần được tôn trọng, quan tâm, lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ theo một cách riêng biệt. Liên tục đổi mới, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng để sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo. Nền tảng cho một doanh nghiệp phát triển là xã hội. VIETTEL cam kết tái đầu tư lại cho xã hội thông qua việc gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động xã hội đặc biệt là hoạt động nhân đạo.

– Triết lý thương hiệu: Ngày 7/1/2021, Viettel công bố tái định vị thương hiệu Vietel, với bộ nhận diện gồm logo và slogan mới. Đây là lần thứ hai Viettel chủ động thực hiện tái định vị thương hiệu sau lần đầu tiên vào năm 2004.

+ Việc tái định vị giúp thương hiệu Viettel phù hợp với chiến lược và tầm nhìn mới đã được tuyên bố và thực hiện trong thực tế; khẳng định Viettel không còn là một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đơn thuần.

+ Trước đây, giá trị cốt lõi của thương hiệu Viettel là quan tâm (caring) và sáng tạo (innovative) và hai giá trị này vẫn được Viettel tiếp tục gìn giữ, phát triển trong giai đoạn mới. Bên cạnh đó, giá trị cốt lõi của thương hiệu được bổ sung thêm nhân tố mới là khát khao (passionate) – nhân tố thúc đẩy mạnh mẽ nguồn năng lượng, sức trẻ cho thương hiệu. Cả ba giá trị được Viettel kết tinh trong 1 từ thể hiện cho triết lý thương hiệu là “Diversity” – Cộng hưởng tạo sự khác biệt.

+ Về thiết kế, logo mới lược bỏ “dấu ngoặc kép” bao quanh chữ Viettel và phát triển thành khung hội thoại điện tử nhằm gìn giữ tinh thần tôn trọng, lắng nghe và phục vụ con người như những cá thể riêng biệt. Đây cũng là cách thể hiện sự chuyển dịch của Viettel từ công ty viễn thông trở thành một công ty cung cấp dịch vụ số. Hình khối của logo được giản lược và sử dụng cách viết thường nhằm thể hiện sự cởi mở, thân thiện.

+ Được xây dựng với cấu trúc mở, slogan mới “Theo cách của bạn” và phiên bản tiếng Anh là “Your way” giúp Viettel truyền tải thông điệp khuyến khích mỗi người sáng tạo hơn và thể hiện bản thân, cùng nhau tạo ra những giá trị tốt đẹp hơn cho cuộc sống. Bên cạnh đó, slogan mới cũng thể hiện thông điệp mở cho nhiều dịch vụ số mới của Viettel chứ không chỉ là viễn thông như slogan trước đó là “Hãy nói theo cách của bạn – Say it your way”.

+ Thay đổi logo, slogan và bổ sung giá trị cốt lõi cho thương hiệu nhưng tinh thần và giá trị cốt lõi quan trọng nhất của Viettel vẫn được gìn giữ và duy trì xuyên suốt trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai là tầm nhìn “Sáng tạo vì con người”. Đây là điều mà Viettel sẽ tiếp tục thực hiện, không bao giờ thay đổi. Bên cạnh đó, Tập đoàn vẫn giữ tên gọi Viettel – một doanh nghiệp lớn của quốc gia, một tổ chức luôn tự nhận những trọng trách với dân tộc. Cuối cùng, đó là tinh thần tôn trọng con người, phục vụ con người như những cá thể riêng biệt. Tinh thần kinh doanh gắn với trách nhiệm với xã hội. Tinh thần đoàn kết, gắn bó máu thịt của Viettel.

2.1.2. Giới thiệu về Viettel Đắk Lắk

a. Lịch sử về sự ra đời của Viettel Đắk Lắk

Viettel Đắk Lắk là chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel tại tỉnh Đắk Lắk được thành lập ngày 01/10/2004, với vị trí là nhà cung cấp dịch vụ Viễn thông số 1 tại Việt Nam. Viettel Đắk Lắk cung cấp đầy đủ các sản phẩm dịch vụ do Tập đoàn ủy quyền.

b. Mô hình tổ chức của Viettel Huyện Cư M’Gar

Đến hết tháng 08/2022, Viettel Huyện Cư M’Gar được tổ chức thành 07 kênh: Kênh BHTT, CHTT, ĐB, Bưu cục, Kỹ thuật, SME, Viettel Pay. Quân số gồm 51 cán bộ công nhân viên, cộng tác viên.

c. Một số chỉ tiêu hoạt động của Viettel Huyện Cư M’Gar từ 2018-2022

– Kết quả hoạt động của Viettel Huyện Cư M’Gar từ 2018-2021, tổng doanh thu FTTH có tỷ lệ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, mức tăng trưởng trung bình 9,3% năm trong khi đó tổng chi phí cho các hoạt động Marketing lại giảm.

– Về doanh thu: Cho đến hết năm 2021, tổng doanh thu Viettel Huyện Cư M’Gar đạt hơn 12,3 tỷ đồng, tăng 9,3% so với năm 2020.

– Về thuê bao: Tổng thuê bao của Viettel Huyện Cư M’Gar hiện có là hơn 10.000 thuê bao FTTH.

2.2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG MARKETING ẢNH HƯỞNG ĐẾN MARKETING DỊCH VỤ FTTH

2.2.1. Môi trường vĩ mô

a. Môi trường chính trị – pháp luật

– Tình hình an ninh chính trị trên địa bàn được đảm bảo, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.

– Huyện Cư M’Gar đã có chủ trương đẩy mạnh việc chuyển đổi số trong tất cả cơ quan, các tổ chức, doanh nghiệp, quyết định thành lập tổ chuyển đổi số đến mức thôn/ tổ đây sẽ là cú hích cho sự phát triển của công nghệ.

b. Môi trường kinh tế

– Theo báo cáo kỳ họp thứ 03 HĐND Huyện Cư M’Gar khóa IX, nhiệm kỳ năm 2021-2026: Năm 2021, là năm có ý nghĩa đăc biệt quan trọng, là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết đại hội Đảng các cấp, và cũng là năm khởi đầu cho hoạt động của HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026.

– Nhìn lại cả năm 2021 bên cạnh những thuận lợi so với những năm trước đây, huyện Cư M’Gar phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội. Đặc biệt đại dịch Covid 19 bùng phát trở lại, và diễn biến khó lường. Đối với huyện Cư M’gar, đến 16h ngày 21.12.2021 đã có 1.236 ca bệnh, chỉ tính từ ngày 22/10/2021 đến nay đã có hơn 4.000 lao động từ các vùng dịch trở về địa phương. Bên cạnh đó việc thực hiện giãn cách xã hội ở một số thời điểm, việc phong tỏa các khu dân cư, các ổ dịch đã gây ảnh hưởng lớn đến đời sống, lao động, sản xuất, kinh doanh của nhân dân. Đồng thời giá vật tư đầu vào của sản xuất nông nghiệp tăng cao bất thường, trong khi một số mặt hàng nông sản như bơ, sầu riêng vừa mất mùa, vừa mất giá, khó khăn trong tiêu thụ. Các cháu học sinh phải học trực tuyến trong thời gian dài, trong khi điều kiện học trực tuyến còn gặp nhiều khó khăn gây ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Những tác động tiêu cực ấy dẫn đến kinh tế xã hội và đời sống nhân dân khó khăn hơn. Ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trong năm 2021 và những năm tiếp theo.

– Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, giám sát của HĐND, sự chỉ đạo điều hành của UBND huyện và nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân, cộng đồng các doanh nghiệp, nền kinh tế – xã hội của huyện Cư M’gar tiếp tục được duy trì ổn định và phát triển.

– Có 12/18 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra, giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn tăng 8,34% so với năm 2020; thu ngân sách vượt 45% dự toán tỉnh giao, và vượt 36% dự toán HĐND huyện giao. Cơ cấu kinh tế tiếp tục được chuyển biến theo hướng tích cực, cung cầu hàng hóa trên địa bàn huyện cơ bản đảm bảo. Sản xuất kinh doanh được duy trì, tiếp tục có những chuyển biến tốt, nhất là trong sản xuất nông nghiệp. Chương trình Quốc gia về xây dựng nông thôn mới tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, chất lượng các tiêu chí được nâng lên; sử dụng ngân sách tiết kiệm, hiệu quả.

– Các dự án lớn như: dự án khu chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao Đắk Lắk, tại xã Ea M’droh được chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện và đã đi vào hoạt động; dự án khu dân cư kết hợp du lịch sinh thái của tại xã Cư Suê, và dự án nông nghiệp công nghệ cao Xuân Thiện tại xã Ea Kpam bắt đầu xúc tiến thủ tục đầu tư khởi công xây dựng.

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử Huyện Cư M’Gar)

c. Môi trường văn hóa, xã hội

– Huyện Cư M’gar hiện có khoảng 189.000 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 43% dân số, gồm 24 dân tộc anh em chung sống ở 17 xã và thị trấn. Trước đây, tình trạng tảo hôn và sinh đông con thường xuyên diễn ra trên địa bàn huyện khiến nhiều gia đình luẩn quẩn trong đói nghèo, trẻ em không được ăn học đến nơi đến chốn, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em luôn ở mức cao.

– Nhờ thực hiện tốt các hoạt động truyền thông nên những năm gần đây, công tác dân số ở huyện Cư M’gar đã chuyển biến mạnh mẽ và chất lượng dân số ngày càng được nâng cao. Trong năm 2019, tỷ suất sinh và tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên đều giảm xuống. Theo đó, tổng số trẻ sinh ra là 2.581 trẻ (giảm 153 trẻ so với năm 2018); tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên giảm còn 16% (giảm 0,7% so với năm 2018); tỷ số giới tính khi sinh bảo đảm mức cân bằng tự nhiên. Trong năm, đã vận động được 63 người sử dụng biện pháp tránh thai đình sản (đạt 157,5% kế hoạch); 2.083 ca đặt vòng tránh thai (đạt 112,6% kế hoạch); tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại chiếm 68%.

– Cùng với đó, công tác xóa đói giảm nghèo luôn được huyện chú trọng, bằng nhiều biện pháp như: hỗ trợ về vốn, khoa học kỹ thuật, giống cây trồng, tạo việc làm. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, đến nay, hộ nghèo trên toàn huyện còn 5,18%, hộ cận nghèo chiếm 8,9%.

– Năm 2020, có 100 thuê bao điện thoại/100 dân; 22 thuê bao internet băng thông rộng/100 dân; 100% số xã có hệ thống thông tin thông suốt. – Diện tích nhà ở bình quân đạt 25m2 sàn/người, trong đó, diện tích nhà ở bình quân tại đô thị là 29m2, diện tích nhà ở bình quân tại nông thôn là 22 m2 .

– Theo số liệu từ Trung tâm Dịch vụ việc làm Đắk Lắk, trong năm 2020, toàn tỉnh có trên 9.000 người nộp hồ sơ thất nghiệp, có 8.844 người đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp. Số tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp lên tới trên 127 tỷ đồng. Trong đó, số người làm ở địa phương khác nộp hồ sơ thất nghiệp là 5.136 người.

– Tất cả những người nộp hồ sơ thất nghiệp đều được Trung tâm Dịch vụ việc làm giới thiệu các việc làm phù hợp. Trong số này, có trên 1.100 người đã tìm được việc làm phù hợp và chi 834 triệu đồng để hỗ trợ học nghề đối với các trường hợp thất nghiệp. Chỉ tính riêng trong tháng 12/2020, số lượng người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp là 566 người, tăng 23 người so với tháng trước. Số người làm việc ở địa phương khác chuyển về là 314 người chiếm 56% trên tổng số người nộp hồ sơ.

– Y tế:   Bệnh viện đa khoa huyện Cư M’gar có quy mô 160 giường bệnh với 155 cán bộ, nhân viên y tế, trong đó có 31 bác sĩ… Trong thời gian qua, công tác chăm sóc người bệnh toàn diện luôn được Bệnh viện đa khoa huyện coi là giải pháp cơ bản để nâng cao sự hài lòng của người bệnh, nâng cao uy tín của Bệnh viện đối với nhân dân trên địa bàn.

+ Sau khi Quyết định số 861/QĐ-TTg, ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách các xã khu vực I, II, III thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 được ban hành, huyện Cư M’gar có 11 xã, thị trấn được công nhận là khu vực I. Như vậy, thẻ BHYT của người dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và người dân sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn ở 11 xã, thị trấn này sẽ hết giá trị sử dụng. Trước tình hình trên ngành Bảo hiểm xã hội huyện đã tích cực phối hợp để tuyên truyền, vận động người dân ở các địa phương tham gia mua BHYT nhằm đảm bảo quyền lợi khám chữa bệnh cho bản thân. Tuy nhiên hiện nay việc vận động người dân mua BHYT đang gặp rất nhiều khó khăn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

– Văn hóa: Dưới sự lãnh đạo của cấp ủy và chính quyền địa phương, thời gian qua, phong trào xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn huyện đã nhận được sự tích cực tham gia hưởng ứng của quần chúng nhân dân trên địa bàn. Ngay từ đầu năm 2016, toàn huyện có 34.610 hộ gia đình tham gia đăng ký thực hiện tốt các tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa. Qua phấn đấu và bình xét, đến nay toàn huyện đã có gần 32.970 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa, trong đó có 20.390 hộ đạt gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa liên tục 03 năm liền. Từ phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cơ sở luôn được đảm bảo, tinh thần đoàn kết được phát huy mạnh mẽ, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao và đặc biệt là hoạt động hỗ trợ, giúp nhau xóa đói giảm nghèo đã thật sự trở thành phong trào thi đua sôi nổi trong cộng đồng dân cư./.

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử Huyện Cư M’Gar)

d. Môi trường công nghệ

– Thế giới chuyển sang thời kỳ công nghiệp 4.0 IOT sẽ thúc đẩy nền kinh tế theo hướng chuyển dịch số sẽ làm cho các công nghệ cũ trở nên lạc hậu.

– Dịch vụ FTTH sẽ tạo ra một nền tảng kết nối vạn vật, tạo nên một hệ sinh thái với các công nghệ khác: Với số trạm FTTH lớn gấp 1,5 lần đối thủ, vùng phủ node thuê bao rộng khắp tới vùng sâu, vùng xa đã làm bùng nổ về xu hướng sử dụng FTTH trên địa bàn.

– Các dịch vụ OTT phát triển bùng nổ: Zalo, FaceBook, Whatsapp phát triển mạnh mẽ, ngày càng bổ sung, cải tiến thêm nhiều tính năng hiện đại đã tác động mạnh mẽ đến hành vi tiêu dùng di động đặc biệt là luồng data ngày càng mở rộng sẽ cần băng thông lớn để đáp ứng.

– Có thể thấy, mỗi một doanh nghiệp công nghệ Việt Nam đang có cách tiếp cận riêng của mình để đổi mới và phát triển, đóng góp cho sự nghiệp phát triển đất nước. Để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp CNTT, đẩy mạnh thu hút đầu tư phục vụ cho phát triển CNTT, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã đặc biệt quan tâm xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển CNTT, đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ tiên tiến, tận dụng thời cơ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0). Điều này đã được thể hiện qua các văn bản pháp luật, như: Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14-10-2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử; Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22-3-2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045… Ngày 27-9-2019, Bộ Chính trị cũng ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW (Nghị quyết 52) về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0. Ngay đầu năm 2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày…….. về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.

2.2.2. Môi trường vi mô

a. Viettel Huyện Cư M’Gar

– Tiềm lực tài chính mạnh, năng lực đầu tư cao, có cơ sở hạ tầng trạm FTTH lớn, vùng phủ node TB rộng gấp 1,5 lần so với đối thủ thứ 2.

– Ngân sách dành cho Marketing được ưu tiên, thông điệp truyền thông dễ hiểu.

– Nguồn nhân lực trẻ có trình độ cao, được đào tạo, văn hóa tổ chức tốt.

b. Khách hàng

Viettel Huyện Cư M’Gar sở hữu tập khách hàng lớn nhất trên địa bàn, chiếm đến 57% thị phần, là cơ sở thuận lợi cho công tác Marketing.

– Khách hàng hiểu biết và yêu cầu sự nỗ lực cao hơn từ các nhà cung cấp dịch vụ đồng thời ngày càng ít trung thành và đòi hỏi cao về chất lượng.

c. Đối thủ cạnh tranh

– Vinaphone đẩy mạnh bán hàng cố định (internet + TV application) hộ dân nhằm vào KH Viettel để lôi kéo sử dụng internet và truyền hình. Gói cước thông báo đại trà là 144k/ tháng, kể cả gói hàng tháng. Có 1 số trường hợp đơn lẻ do nhân viên Vina tự áp dụng gói này nhưng sử dụng đầu box android.

– Đối thủ SCTV triển khai bán hàng tại khu vực dọc theo tỉnh lộ 8. Tuy số lượng KH chưa nhiều nhưng đối thủ đã bắt đầu lấn sân sang lĩnh vực internet+ THS, thay dần truyền hình cáp truyền thống.

+ Về Chính sách: Khách hàng đóng trọn gói 3 tivi: 89k, đầu thu SD 19k, đầu thu HD: 49k.

+ Về công nghệ: sử dụng Set top box lắp tối đa 3 tivi.

+ Gói cước internet xuất phát điểm gói thấp nhất 150k (chỉ có 20Mbps) + TH analog

– Đối thủ FPT triển khai bán hàng tại các xã: Cuôr Đăng và dọc tỉnh lộ 8

+ Về chính sách: Khách hàng có 2 gói cước để lựa chọn là gói 215k và gói 185k. KH đóng 6 tháng trước tặng 2 tháng cước, đóng 12 tháng tặng 3 tháng cước.

+ Đối với KH từ đối thủ qua FPT sẽ áp dụng gói cước ngang với giá gói cước hiện hành mà KH đang sử dụng.

+ Về công nghệ: Đối với gói 215k dùng được truyền hình số (xem được 190 kênh truyền hình – tốc độ 80Mb), đối với gói 185k dùng được TV application (tốc độ 45Mb).

– Ngoài việc tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng rộng khắp thì các đối thủ cũng tập trung tung ra các gói cước có giá cước cạnh tranh.

– Về Marketing đối thủ chủ yếu thực hiện theo phương pháp truền thồng sử dụng kênh bán để thực hiện Marketing dán Poster và tờ rơi …. nên hiệu quả không cao.

2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THỰC THI MARKETING CHO DỊCH VỤ FTTH CỦA VIETTEL HUYỆN CƯ M’GAR

2.3.1. Căn cứ thực tiễn cho chiến lược Marketing

a. Mục tiêu Marketing

– Tất cả người dân tại Huyện Cư M’Gar (bao gồm các khách hàng đang dùng dịch vụ FTTH Viettel và đối thủ) biết đến các chính sách, chất lượng và sự tiện ích của dịch vụ FTTH của Viettel đồng thời kích thích khách hàng tham gia trải nghiệm công nghệ mới và phổ cập dịch vụ FTTH tới tất cả người dân trên địa bàn với mục tiêu là Chiếm lĩnh thị phần, tăng doanh thu, lợi nhuận tạo dựng vị thế cạnh tranh và uy tín, thương hiệu của Viettel trong khách hàng.

b. Phân đoạn thị trường

Đối với khách hàng doanh nghiệp: Phân đoạn theo lĩnh vực hoạt động (các ngành nghề, đặc biệt là các ngành nghề liên quan đến ứng dụng CNTT, IoT…), theo quy mô thuê bao, theo hành vi tiêu dùng và khả năng chi trả của cá nhân.

Đối với khách hàng cá nhân: Phân đoạn theo loại hình thuê bao, theo vị trí địa lý, theo độ tuổi, theo nghề nghiệp, theo mức cước sử dụng hàng tháng, theo thiết bị đầu cuối, theo hành vi sử dụng.

c. Lựa chọn thị trường mục tiêu

Với khách hàng cá nhân và hộ gia đình: Định hướng là dịch vụ bình dân, đến với mọi khách hàng nên khách hàng mục tiêu là các cá nhân tập trung từ 15-55 tuổi, sử dụng điện thoại Smartphone 4G.

Với khách hàng doanh nghiệp: Định hướng các tiện ích mang lại cho công việc có tính đặc thù cần cập nhật thông tin, kết nối giữa TBĐC với internet để quản lý và phục vụ công việc như: Ngân hàng, điện lực, giao thông vận tải, giáo dục, camera an ninh, SmartHome…

d. Định vị trên thị trường mục tiêu

– Viettel định vị dịch vụ FTTH theo định hướng Dịch vụ chất lượng cao, giá rẻ, nhiều tiện ích và phù hợp với mọi nhu cầu của khách hàng.

2.3.2. Nguồn lực cho hoạt động Marketing

a. Nguồn nhân lực

– Là một đơn vị hoạt động trong ngành thông tin và truyền thông, có lực lượng nhân sự trẻ, nhiệt tình, năng động và làm việc rất chuyên nghiệp. Công tác Marketing trực tiếp do Giám đốc Huyện triển khai đến tất cả các kênh bán hàng thực hiện.

– Với nhóm khách hàng là KHDN: Công tác Marketing do chính nhân viên KHDN triển khai, đồng thời đối với một vài tổ chức lớn là khách hàng đặc biệt, sẽ do đích thân Giám đốc Huyện phụ trách.

– Với nhóm khách hàng cá nhân và hộ gia đình: Việc Marketing đến nhóm khách hàng này do 23 nhân sự trong kênh BHTT hỗ trợ đảm nhiệm tương tác hỗ trợ khách hàng trực tiếp hoặc qua internet, fanpage… theo nhiệm vụ tương tác với khách hàng theo từng địa bàn.

b. Nguồn lực cơ sở vật chất, hạ tầng mạng lưới

– Tính đến hết tháng 08 năm 2022, Viettel Huyện Cư M’Gar có đến hơn 62 trạm FTTH phủ khắp 15 xã , 2 thị trấn và phủ đến 95% diện tích khu vực dân cư.

– Hiện nay Viettel Huyện Cư M’Gar có đến 2 cửa hàng giao dịch trên địa bàn. Ngoài ra, Viettel Huyện Cư M’Gar còn có hệ thống gồm hơn 470 điểm bán, 23 cộng tác viên bán hàng fulltime đây là điều kiện thuận lợi để triển khai công tác marleting, bán hàng trực tiếp đến khách hàng.

c. Nguồn lực về chất lượng sản phẩm

– Hiện tại Viettel Huyện Cư M’Gar có rất nhiều các gói cước FTTH với nhiều tính năng, tiện ích để đáp ứng cho từng nhu cầu sử dụng của khách hàng.

– Viettel Huyện Cư M’Gar kinh doanh đầy đủ các dịch vụ viễn thông, Công nghệ thông tin, các dịch vụ giải pháp, thanh toán điện tử nên có lợi thế về hạ tầng với vùng phủ sóng gần 100% diện tích toàn tỉnh cùng với đội ngũ kỹ thuật có mặt tại tất cả các xã, thị trấn sẵn sàng xử lý sự cố 24/7 đảm bảo chất lượng dịch vụ cho khách hàng sử dụng.

– Với chiến lược cung cấp các sản phẩm dịch vụ giá rẻ, chất lượng lại cao hướng đến khách hàng có thu nhập trung bình và thấp đã tạo nên một kênh Marketing truyền miệng vô cùng hiệu quả là tiền đề để tiếp tục truyền thông tốt dịch vụ FTTH.

d. Nguồn lực về kênh Marketing

– Kênh trực tiếp:

+ Kênh chuyên viên: Đội ngũ 01 chuyên viên bán hàng doanh nghiệp và 23 chuyên viên bán hàng trực tiếp.

+ Kênh giới thiệu: 470 đại lý và điểm bán.

+ Kênh xã hội: Có gần 10.000 khách hàng là cơ hội để tận dụng sử dụng kênh Marketing truyền miệng.

– Kênh gián tiếp: Viettel Huyện Cư M’Gar đồng sở hữu 01 mạng xã hội trực tuyến: MOCHA, 01 mạng xã hội âm nhạc: Keeng.vn, 01 mạng giáo dục trực tuyến: Viettel Study và 01 kênh truyền hình “Quốc Phòng Việt Nam” rất thuận lợi cho công tác Marketing. Đồng thời sở hữu Quảng cáo ngoài trời với hệ thống 03 pano tấm lớn (KT 3x5m), 150 pano kết hợp tuyên truyền các chủ trương của Nhà nước (Xã hội hóa), trên 17 xã/ thị trấn: Viettel Huyện Cư M’Gar có hệ thống Bảng hiệu: Truyền thông dịch vụ qua 470 bảng hiệu tại kênh bán hàng.

+ Hệ thống cửa hàng trực tiếp của Viettel Huyện Cư M’Gar với 02 cửa hàng là nơi tập trung chủ yếu cho công tác chăm sóc khách hàng và trải nghiệm dịch vụ đây là điều kiện lý tưởng để marketing dịch vụ FTTH.

e. Nguồn lực về vốn

– Viettel Huyện Cư M’Gar hiện đang là đơn vị dẫn đầu về viễn thông và công nghệ thông tin trên địa bàn, doanh thu lớn, kinh phí tái đầu tư cao, cơ chế khoán chủ động và cơ chế linh hoạt, tự quyết…giúp cho Viettel Huyện Cư M’Gar luôn triển khai nhanh mọi chương trình và đảm bảo hiệu quả kinh doanh.

– Viettel Huyện Cư M’Gar được phân bổ 1,25% (trên 1 tỷ đồng) trên tổng doanh thu trong năm để thực hiện công tác Marketing chung. Tuy nhiên, chưa phân bổ kinh phí cố định cho hoạt động Marketing FTTH.

f. Nguồn lực về hình ảnh thương hiệu

Viettel Huyện Cư M’Gar là đơn vị trực thuộc, được thừa hưởng tất cả những hình ảnh thương hiệu của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội. Được biết đến là đơn vị bình dân hóa các dịch vụ viễn thông, tiên phong đầu tư và kinh doanh rất hiệu quả ở nước ngoài, là đơn vị phá thế độc quyền về viễn thông FTTH; là đơn vị kinh doanh vì xã hội, vì khách hàng, là đơn vị quân đội làm kinh tế gắn với nhiệm vụ Quốc phòng an ninh.

2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MARKETING DỊCH VỤ FTTH QUA SỰ NHẬN BIẾT CỦA KHÁCH HÀNG VIETTEL HUYỆN CƯ M’GAR

2.4.1. Thông tin nghiên cứu về độ tuổi, nghề nghiệp của khách hàng tiến hành điều tra

Nghiên cứu mức độ nhận biết, cảm nhận của khách hàng về dịch vụ FTTH của Viettel, đối tượng được khảo sát là các khách hàng đã sử dụng dịch vụ FTTH trên địa bàn Huyện Cư M’Gar. Kích thước mẫu đưa ra điều tra là 500 phiếu điều tra, hình thức điều tra cả trực tiếp trên các ứng dụng Google docs. của Google và được đưa vào nghiên cứu. Số liệu được mã hóa, nhập và làm sạch thông qua phần mềm Excel. Sau khi tiến hành điều tra thu thập thông tin tác giả tiến hành tổng hợp phân tích thực trạng về cảm nhận của khách hàng đối với công tác Marketing dịch vụ FTTH của Viettel Huyện Cư M’Gar.

2.4.2. Thông tin khách hàng biết Viettel có dịch vụ FTTH qua các phương tiện marketing

Để đánh giá được cảm nhận của khách hàng về dịch vụ FTTH của Viettel Huyện Cư M’Gar tác giả tiến hành tổng hợp phân tích theo các nhóm khách hàng.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN DONG A\LUAN VAN DONG A\LE DUC HUNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *