Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tại Việt Nam

Xác lập quyền SHCN đối với NH

Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tại Việt Nam

1. Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, theo xu hướng ngày càng phát triển của đất nước thì nhãn hiệu (NH) đóng một vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường. Bởi hàng hóa ngày một đa dạng khiến người tiêu dùng cần phải có những chỉ dẫn cụ thể để có thể lựa chọn được chính xác sản phẩm mong muốn.Đây cũng chính là một ý nghĩa quan trọng của NH, điều khiến NH trở thành tài sản vô giá của mỗi doanh nghiệp trên thị trường.Tuy nhiên, không phải các tổ chức, cá nhân đều có quyền đương nhiên đối với một NH. Để  được hưởng quyền bảo hộ một cách đầy đủ nhất về NH, chủ sở hữu NH phải tiến hành xác lập quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) đối với NH đó. Ở mỗi quốc gia đều có sự quy định khác nhau về việc xác định quyền SHCN đối với NH nhưng tất cả đều nhằm mục đích bảo đảm quyền lợi cho chủ sở hữu NH, của đông đảo người tiêu dùng và cả người thứ ba trong quá trình xác lập quyền SHCN đối với NH.

Việt Nam hiện nay là một nước đang phát triển và được thế giới đánh giá cao về tốc độ tăng trưởng kinh tế, song song với trình độ nhận thức pháp luật ngày càng được nâng cao. Nhiều chủ thể kinh doanh đã thấy rõ vai trò, ý nghĩa của việc xác lập quyền SHCN đối với NH. Thể hiện cụ thể theo Thống kê số lượng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp và văn bằng bảo hộ cấp ra của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Quý III năm 2014, số lượng đơn đăng ký cũng như giấy chứng nhận bảo hộ NH ở hầu hết các tỉnh, thành phố luôn luôn chiếm ưu thế. Số lượng NH xin đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) quốc gia cũng tăng lên không ngừng, cụ thể năm 2014 đã có khoảng 37.000 NH của doanh nghiệp trong và ngoài nước nộp đơn xin đăng ký bảo hộ ở Việt Nam (bao gồm cả đơn quốc tế nộp qua WTO), cao gấp 5 lần so với năm 2005. Và cũng có 110 NH của doanh nghiệp Việt Nam đăng ký quốc tế qua Hệ thống Madrid tới gần 130 quốc gia khác nhau trên thế giới, cao gấp hơn 15 lần so với năm 2005. Trong tổng số đơn NH xin đăng ký bảo hộ tại Việt Nam thì lượng NH của doanh nghiệp trong nước đã chiếm tới 70% – vượt xa tỷ lệ 30% của năm 2005.

Tuy nhiên, nếu xem xét một cách cụ thể và chi tiết, có sự không đồng đều trong nhận thức của các doanh nghiệp đối với vai trò của việc đăng ký bảo hộ quyền SHCN đối với NH. Theo thống kê, chỉ mới khoảng 25% tổng số các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm thực hiện việc xây dựng và bảo hộ NH, phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ chi rất ít hoặc không quá 5% chi phí cho công tác NH3.Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp thường chú trọng đến khâu sản xuất sản phẩm, mở rộng thị trường mà chưa chú trọng đến việc xác lập quyền SHCN đối với NH, để từ đó NH được bảo hộ. Điều này dẫn đến tình trạng sau khi NH có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế rồi lại không được đăng ký và bảo hộ thích hợp và bị các chủ thể khác lợi dụng. Nhiều NH của Việt Nam đã bị “mất” khi mở rộng ra thị trường nước ngoài khi không đăng ký bảo hộ NH đó tại các nước này trong khi các doanh nghiệp tại nước ngoài lại “nhanh chân” đăng ký trước. Chúng ta có thể đưa ra hàng loạt các ví dụ như: NH “nước mắm Phú Quốc”, một loại nước mắm có tiếng của Việt Nam, bị công ty KIM SENG tại CALIFORNIA đăng ký bảo hộ NH từ tháng 2/1998, NH “Nước mắm Phan Thiết” cũng do một doanh nghiệp tại Mỹ đăng ký từ năm 1999; Công ty RICE FIELD đã đăng ký NH: “TRUNG NGUYÊN, Cà phê hàng đầu Buôn Mê Thuột” bằng Tiếng Việt vào tháng 11/2001. Sự việc này đã làm cho cà phê Trung Nguyên không thể đưa vào thị trường Mỹ mặc dù hợp đồng đã được thỏa thuận… Như vậy, các công ty trên không được sử dụng NH của mình trên các thị trường đã bị doanh nghiệp nước ngoài đăng ký.Phải chăng các việc xác lập quyền SHCN đối với NH trong thời điểm hiện tại còn gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc khiến các doanh nghiệp còn dè dặt, e ngại thực hiện thủ tục hợp pháp hóa quyền đối với NH của mình?

Với tình hình thực tế trên, người viết lựa chọn đề tài: “Xác lập quyền SHCN đối với NH” với mong muốn có cơ hội nghiên cứu một cách có trọng tâm vấn đề xác lập quyền SHCN đối với NH, từ đó chỉ ra những tồn tại trong thực thi pháp luật, các lỗi doanh nghiệp thường mắc phải khi thực hiện thủ tục này. Người viết mong được góp phần nhỏ bé giúp các chủ thể có nhu cầu có thể tham khảo tìm hiểu sâu hơn về vấn đề xác lập quyền SHCN đối với NH.

2. Mục đích nghiên cứu

Thứ nhất, khóa luận nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật Việt Nam về NH, xác lập quyền SHCN đối với NH;

Thứ hai, từ việc tìm hiểu quy định pháp luật nói trên, người viết đưa ra những nhận xét về những bất cập trong các quy định của pháp luật SHTT về xác lập quyền SHCN đối với NH;

Thứ ba, trên cơ sở tìm hiểu và nêu rõ những nguyên nhân trong thực tế xác lập quyền SHCN đối với NH để từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện vấn đề xác lập quyền SHCN đối với NH.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

–  Đối tượng nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận về xác lập quyền SHCN đối với NH được quy định trong luật SHTT năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành, cũng như các quy định tại một số Điều ước quốc tế (ĐƯQT) liên quan đến NH như Hiệp định TRIPs, hệ thống Madrid… Bên cạnh đó, khóa luận cũng tìm hiểu những vấn đề mang tính chất thực tiễn, đặc biệt tập trung đi sâu nghiên cứu những nguyên nhân trong việc xác lập quyền SHCN đối với NH.

–  Phạm vi nghiên cứu: Với mục đích trên, khóa luận tập trung đi sâu vào nghiên cứu bất cập trong quy định của pháp luật SHTT Việt Nam về xác lập quyền SHCN đối với NH, đồng thời phản ánh thực trạng và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện những quy định của pháp luật về xác lập quyền SHCN đối với NH.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành khóa luận này, người viết đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử nhằm tìm ra mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng một cách khách quan và logic. Ngoài ra, khóa luận cũng vận dụng các phương pháp nghiên cứu khóa học chuyên ngành như: phân tích chứng minh, phân tích tổng hợp, so sánh, diễn giải,… để làm sáng tỏ vấn đề xác lập quyền SHCN đối với NH trên cơ sở đó đưa ra được những hạn chế và một số giải pháp hoàn thiện.

5. Kết cấu khóa luận

Ngoài các phần: Lời cảm ơn, Mở đầu và Kết luận, khóa luận được bố cục gồm 03 chương như sau:

Chương 1: Khái quát chung về NH và quy định của pháp luật Việt Nam về xác lập quyền SHCN đối với NH.

Chương 2: Những bất cập trong việc xác lập quyền SHCN đối với NH.

Chương 3: Một số kiến nghị nhằm khắc phục những hạn chế trong việc xác lập quyền SHCN đối với NH.

CHƯƠNG 1

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÃN HIỆU VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ XÁC LẬP QUYỀN SHCN

ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU

    1. 1.1. Khái quát chung về nhãn hiệu
      1. 1.1.1. Khái niệm

Khái niệm NH đã ra đời và tồn tại từ lâu, song hành cùng sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa, đặc biệt là sự phát triển của nền kinh tế thị trường và thương mại quốc tế. Nguồn gốc của NH đã có từ hàng ngàn năm trước, khi những người thợ hoặc công trường thủ công dùng những dấu hiệu riêng trên đồ gốm, đồ trang sức, vũ khí… để phân biệt sản phẩm của mình với sản phẩm của người khác khi thực hiện việc trao đổi, buôn bán các sản phẩm đó. Cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hóa, đặc biệt là sự phát triển của nền kinh tế thị trường tiền tư bản, NH chuyển thành một công cụ quan trọng hơn là giúp người mua, người tiêu dùng dễ dàng phân biệt hàng hóa của một nhà sản xuất này với nhà sản xuất khác, giúp họ dễ dàng chọn lựa hàng hóa theo nhu cầu và sở thích. Do vậy, NH dần trở thành một tài sản vô hình quan trọng, có giá trị lớn của nhà sản xuất, giúp làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa mang NH. Từ đó, nhu cầu xác lập và bảo hộ quyền đối với NH cũng trở nên rất cần thiết.

Khái niệm NH được quy định trong các ĐƯQT và được nội luật hóa trong pháp luật SHTT của các quốc gia. Các hiệp ước quốc tế quy định các nguyên tắc chung về đăng ký và bảo hộ NH trên phạm vi toàn cầu được ký kết, ví dụ điển hình là Công ước Paris về bảo hộ SHCN, Hiệp định TRIPs của WTO…

Theo định nghĩa của Tổ chức SHTT thế giới (WIPO) thì NH là “các dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Dấu hiệu này có thể là một hoặc nhiều từ ngữ, hình, hình ảnh, biểu tượng, màu sắc hoặc sự trình bày đặc biệt trên bao bì, bao gói sản phẩm. Dấu hiệu này có thể là sự kết hợp nhiều yếu tố nói trên. NH hàng hóa chỉ được chấp nhận bảo hộ nếu nó chưa được cá nhân hoặc doanh nghiệp nào khác ngoài chủ sở hữu NH đó sử dụng hoặc NH đó không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với một NH khác được đăng ký trước đó cho cùng loại sản phẩm”.

Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tại Việt Nam
Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tại Việt Nam

Khoản 1 điều 15b, Hiệp định TRIPs quy định: “Bất kì một dấu hiệu, hoặc một tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp khác, đều có thể là NH. Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình họa và tổ hợp màu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó, phải có khả năng được đăng ký làm NH…”.

Như vậy, theo các ĐƯQT nêu trên, NH được ghi nhận cấu thành từ bất kỳ dấu hiệu nào với điều kiện đảm bảo khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của các chủ thể khác nhau. Có thể nói, đây là khái niệm mang tính khái quát và mềm dẻo trong pháp luật quốc tế. Từng quốc gia khác nhau sẽ có những quy định riêng biệt phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của mình.Pháp luật về SHTT ở Việt Nam hiện nay chưa có điều luật cụ thể nào quy định khái niệm NH. Tại Khoản 16 Điều 4 Luật SHTT năm 2005 có giải thích: “NH là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”. Quy định này hoàn toàn mang tính khái quát, ngắn gọn giải thích về chức năng chính của NH. Cụ thể hơn, tại Điều 72 Luật SHTT quy định về điều kiện chung đối với NH được bảo hộ, các nhà làm luật Việt Nam chỉ cho phép một loại dấu hiệu có thể được bảo hộ khi đó là dấu hiệu “nhìn thấy được”. Quy định này hẹp hơn quy định của TRIPs là “bất cứ dấu hiệu nào”. Điều này có nghĩa rằng, các dấu hiệu như âm thanh, mùi vị … không thể đăng ký là NH theo quy định của pháp luật SHTT Việt Nam.

Do đó, thay vì việc giải thích từ ngữ, Luật SHTT Việt Nam nên xây dựng khái niệm NH để tránh các cách hiểu không thống nhất. Nếu theo quy định tại Điều 4 Luật SHTT (giải thích từ ngữ) thì sẽ bị hiểu rằng dấu hiệu chỉ cần đáp ứng chức năng phân biệt là đủ để được đăng ký NH, trong khi luật SHTT Việt Nam, chỉ chấp nhận các dấu hiệu nhìn thấy được. Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam về SHTT cũng cần quan tâm tới các dấu hiệu “phi truyền thống”, tức là không chỉ nhìn thấy mà còn có khả năng phân biệt được qua cả các giác quan khác.

      1. 1.1.2. Phân loại

Việc phân loại NH có ý nghĩa quan trọng cả trong lý luận và thực tiễn. Theo quy định pháp luật Việt Nam về SHTT hiện hành, có thể phân loại NH dựa trên các căn cứ sau đây:

– Căn cứ vào dấu hiệu được sử dụng làm NH thì có ba loại NH: NH chữ, NH hình và NH kết hợp.

  +NH chữ: Đây là loại NH được sử dụng khá phổ biến, bao gồm các chữ cái, có thể kèm theo cả chữ số; từ có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa; có thể là tên gọi, từ tự đặt…; Ngữ có thể là một cụm từ hoặc một khẩu hiệu trong kinh doanh…

Ví dụ: NIKE, VITAL…

+ NH hình: bao gồm hình vẽ, ảnh chụp, biểu tượng, hình khối (hình không gian ba chiều). Tuy nhiên, những dấu hiệu hình cũng chỉ được đăng ký làm NH khi nó không phải là những hình và hình học đơn giản như hình vuông, hình tròn, hình bình hành…

Ví dụ: NH gắn trên xe ô tô audi

Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tại Việt Nam
Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tại Việt Nam

+ NH kết hợp: Nghĩa là NH được kết hợp cả từ ngữ và hình ảnh. Những NH này có thể được thể hiện trắng đen hoặc kết hợp cả màu sắc. Sự kết hợp này cũng tạo thành một tổng thể gây ấn tượng, dễ nhận biết, có khả năng phân biệt và đáp ứng được yêu cầu của việc đăng ký bảo hộ NH. Chính vì thế loại NH này cũng thường được nhà sản xuất lựa chọn.

Ví dụ: NH thời trang cao cấp Chanel

Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tại Việt Nam
Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tại Việt Nam

– Căn cứ vào tính chất, chức năng của NH, có các loại NH sau:

+ Nhãn hiệu hàng hóa (trademarks): là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa của những người sản xuất khác nhau. Thông thường, nhãn hiệu hàng hóa chỉ dùng cho những hàng hóa là sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên hoặc sản phẩm do con người sản xuất ra. Nhãn hiệu hàng hóa có thể dán ngay trên hàng hóa hoặc thể hiện trên bao bì, sản phẩm để giúp người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận biết để phân biệt hàng hóa của các cơ sở sản xuất khác nhau. Ví dụ: a) Nhãn hiệu HAIHA cho sản phẩm bánh kẹo; b) Nhãn hiệu AquafinA cho sản phẩm nước uống.

Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tại Việt Nam
Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tại Việt Nam

Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tại Việt Nam
Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tại Việt Nam
a)b)

+ Nhãn hiệu dịch vụ (service marks): là dấu hiệu để phân biệt các dịch vụ do các chủ thể kinh doanh khác nhau cung cấp. Sản phẩm gắn nhãn hiệu dịch vụ là những sản phẩm vô hình do một người hay một doanh nghiệp đứng ra thực hiện nhằm phục vụ nhu cầu của mọi người trong xã hội. Dịch vụ có thể là bất kỳ loại hình nào, như tài chính, ngân hàng, du lịch… Ví dụ: Nhãn hiệu dịch vụ vận chuyển của hai hãng hàng không a) Vietnam Airlines; b) AirMekong.

Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tại Việt Nam
Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tại Việt Nam

Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tại Việt Nam
Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tại Việt Nam
a)b)

+ Nhãn hiệu tập thể (collective marks): là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải thành viên của tổ chức đó. Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu của một tập thể các nhà sản xuất (thường là một hiệp hội, hợp tác xã, tổng công ty…), trong đó tổ chức xây dựng các quy chế chung về việc sử dụng nhãn hiệu tập thể (như các chỉ tiêu chung về chất lượng, nguồn gốc, phương pháp sản xuất…) và các thành viên có quyền sử dụng nhãn hiệu nếu hàng hóa, dịch vụ của họ đáp ứng được các tiêu chuẩn đó.

  Ví dụ: Nhãn hiệu chè Thái Nguyên và hình nhãn hiệu tập thể do Hội nông dân Việt Nam tỉnh Thái Nguyên đăng ký và cấp văn bằng bảo hộ năm 2006;

b) “Nhãn hiệu tập thể rau an tòan An Hải” do Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN) cấp cho Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Tuấn Tú (xã An Hải – Ninh Phước).

Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tại Việt Nam
Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tại Việt Nam

Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tại Việt Nam
Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tại Việt Nam
a)b)

– Nhãn hiệu chứng nhận (certification marks): là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận về các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa dịch vụ mang nhãn hiệu. Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu do các tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính…của hàng hóa, dịch vụ đăng ký, sau đó tổ chức này có quyền cấp phép sử dụng cho bất kỳ chủ thể sản xuất, kinh doanh nào nếu hàng hóa, dịch vụ của họ đáp ứng các tiêu chuẩn do chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận đặt ra. Ví dụ: a) Nhãn hiệu chứng nhận trà Blao đã được cục SHTT cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu ngày 09/11/2009; b) Nhãn hiệu chứng nhận BAVI COWS MIKL sữa bò BA VÌ, hình được cục SHTT cấp ngày 20/01/2009 (nguồn: www.noip.gov.vn)

a)b)

+ NH liên kết: là NH do cùng một chủ thể  đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan đến nhau7. Việc đăng ký NH liên kết mang lại nhiều lợi ích cho chủ sở hữu NH. Chủ sở hữu các NH liên kết được độc quyền sử dụng dấu hiệu có khả năng phân biệt cho nhiều loại hàng hóa, dịch vụ. Bằng việc đăng ký liên kết, chủ NH sẽ không cần phải xây dựng uy tín cho từng mặt hàng, từng NH riêng biệt, vì thế có thể tiết kiệm được các chi phí quảng cáo. NH liên kết làm cho những sản phẩm dịch vụ mới dễ dàng thâm nhập thị trường, bởi NH đã từng được biết đến và chiếm được sự tín nhiệm của người tiêu dùng.

NH liên kết có hai loại, loại thứ nhất là NH liên kết gồm một loạt các NH tương tự nhau được một chủ sở hữu đăng ký cho các hàng hóa cùng loại hay tương tự nhau (ví dụ LIOA). Loại thứ hai là NH liên kết bao gồm các NH giống hệt nhau nhưng đăng ký cho nhiều sản phẩm dịch vụ tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau, ví dụ chuỗi các sản phẩm của DOVE.

+ NH nổi tiếng: Khoản 20 Điều 4 Luật SHTT: “NH nổi tiếng là NH được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam”. Đối với NH nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký9. Tại Việt Nam, cà phê Trung Nguyên là một ví dụ thành công mang lại của một NH nổi tiếng đã được xây dựng trên thị trường trong và ngoài nước. Chỉ trong vòng mấy năm, từ một xưởng sản xuất nhỏ ở Buôn Ma Thuột, với một chiến lược xây dựng và phát triển, Trung Nguyên đã có mặt ở khắp mọi miền đất nước, chiếm thị phần lớn và trở thành một NH cà phê nổi tiếng được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến.

Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tại Việt Nam
Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tại Việt Nam

+ NH được sử dụng và thừa nhận rộng rãi: Trong hệ thống pháp luật về SHTT Việt Nam hiện hành, chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định chi tiết về loại NH này. Tuy nhiên, tại Điểm g Khoản 2 Điều 74 Luật SHTT cũng như trong văn bản hướng dẫn thi hành Luật SHTT có đề cập tới thuật ngữ: “NH được sử dụng và thừa nhận rộng rãi” và coi như đây là một dấu hiệu để đánh giá khả năng phân biệt của NH.

      1. 1.1.3. Điều kiện bảo hộ  đối với NH

Theo quy định tại điều 72 Luật SHTT thì NH được bảo hộ nếu đáp ứng hai điều kiện sau:

“1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;

2. Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu NH với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác”.

Điều kiện 1: Là dấu hiệu nhìn thấy được:

Pháp luật Việt Nam chỉ bảo hộ những nhãn hiệu có thể nhận biết bằng thị giác. Cho nên, dấu hiệu nhìn thấy được phải được thể hiện dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó và dược thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Dấu hiệu nhìn thấy được nhưng chỉ là một màu sắc đơn lẻ, không kết hợp với dấu hiệu chữ hoặc dấu hiệu hình hoặc không thể hiện dưới dạng dấu hiệu chữ hoặc dấu hiệu hình sẽ không được bảo hộ là nhãn hiệu. Dấu hiệu trái với trật tự công cộng hoặc trái với đạo đức cũng không được bảo hộ. Hiện nay, tại nhiều quốc gia những dấu hiệu mà con người có khả năng “tri giác” được đều có thể sử dụng như là một nhãn hiệu.

Vì vậy, ngoài những dấu hiệu truyền thống (như từ ngữ, hình ảnh, màu sắc, sự kết hợp các yếu tố này), thì những dấu hiệu nghe thấy được (như âm thanh), ngửi thấy được (như mùi vị) hay nhãn hiệu đơn thuần chỉ được thể hiện thông qua một màu sắc nhất định…cũng được pháp luật của một số quốc gia trên thế giới bảo hộ. Năm 1991, một phụ nữ ở California đã đăng ký nhãn hiệu là mùi hương cho chỉ khâu và chỉ thêu, nhãn hiệu này được mô tả là gợi lại hương thơm ấn tượng, tươi trẻ của hoa Plimeria. Cũng là dấu hiệu không nhìn thấy được, NOKIA – một thương hiệu lớn trong lĩnh vực điện thoại cũng đã đăng ký dấu hiệu là âm thanh mở/tắt máy điện thoại di động NOKIA, nhãn hiệu này được công nhận và bảo hộ tại nhiều quốc gia.

Điều kiện 2: NH phải có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu NH với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

Điều kiện này bao hàm hai yêu cầu: Nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác. Điều kiện này bao hàm hai yêu cầu:

– Thứ nhất: Nhãn hiệu phải có khả năng tự phân biệt:

Theo khoản 1, Điều 74, Luật SHTT quy định: “Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ…”. “Yếu tố” ở đây được hiểu là một bộ phận của dấu hiệu chứ không phải toàn bộ hay bản thân dấu hiệu. Nhãn hiệu có khả năng tự phân biệt nếu có một hoặc một số yếu tố tạo nên được sự “dễ nhận biết” và “dễ ghi nhớ” của nhãn hiệu.

Dấu hiệu dễ nhận biết, dễ ghi nhớ là dấu hiệu tạo nên ấn tượng nhất định, có khả năng giúp người tiếp xúc với chúng có thể lưu giữ trong trí nhớ, dễ dàng tri giác, nhận biết và phân biệt chúng với các nhãn hiệu khác.Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng tự phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2, Điều 74 Luật SHTT năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009. Nếu dấu hiệu được dùng làm nhãn hiệu rơi vào một trong những trường hợp bị coi là không có khả năng tự phân biệt sẽ không được chấp nhận bảo hộ với danh nghĩa là nhãn hiệu. Cụ thể là:

+ Các dấu hiệu là hình và hình học đơn giản không có khả năng phân biệt và gây ấn tượng cho thị giác. Tuy nhiên, nếu dấu hiệu là hình vẽ quá rắc rối, phức tạp khiến cho người tiêu dùng không thể nhận biết, ghi nhớ được thì cũng không có khả năng được bảo hộ.

+ Các chữ số, chữ cái, chữ thuộc ngôn ngữ thông dụng. Ngôn ngữ không thông dụng là những ngôn ngữ sử dụng ký tự có nguồn gỗ Latinh mà người Việt Nam có nhận biết thông thường có thể nhận biết và ghi nhớ được. Những ký tự không sử dụng chữ cái Latinh như chữ Ả- rập, chữ Thái Lan, chữ Nhật Bản…có thể coi là ngôn ngữ không thông dụng và bị coi là không có khả năng phân biệt. Tuy nhiên, trường hợp dấu hiệu chữ này đi kèm với các thành phần khác tạo nên tổng thể có khả năng phân biệt hoặc trình bày dưới dạng đồ họa thì có thể được bảo hộ là nhãn hiệu.

+ Dấu hiệu, biểu tượng quy ước đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến như: biểu tượng năm vòng tròn lồng vào nhau của thế vận hội thể thao, hình cán cân công lý biểu tượng cho ngành tư pháp, hình chữ thập biểu tượng cho ngành y tế,…sẽ không được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

+ Hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của chính hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu thuộc bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến. Ví dụ: không thể đăng ký hình ảnh chiếc giầy cho sản phẩm giầy dép; không thể đăng ký từ “computer” cho sản phẩm máy tính vì từ này là tên gọi trong tiếng Anh của chính sản phẩm. Những từ ngữ, hình ảnh chỉ chủng loại không có khả năng phân biệt nguồn gốc của hàng hóa với người tiêu dùng sẽ không được bảo hộ là nhãn hiệu.

Tuy nhiên, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hóa vẫn có thể đăng ký cho những sản phẩm hoàn toàn khác loại, không liên quan. Ví dụ: hãng máy tính Apple đăng ký nhãn hiệu Apple và hình quả táo cho các sản phẩm máy tính, I – Phone của mình.

+ Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, tính chất thành phần, công dụng, giá trị hoặc đặc tính mô tả hàng hóa, dịch vụ. Đây là dấu hiệu chỉ chức năng thông tin về các vấn đề cần thiết và chủ yếu liên quan đến hàng hóa nên chúng không có khả năng phân biệt và không thể sử dụng làm nhãn hiệu. Các cụm từ mô tả hàng hóa như: “nước khoáng thiên nhiên”, “sữa tươi nguyên chất”…không thể đăng ký là nhãn hiệu.

+ Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh là dấu hiệu dùng chung cho tất cả các chủ thể khi tham gia kinh doanh dưới một hình thức như là: Công ty TNHH, Công ty cổ phần hoặc lĩnh vực kinh doanh như: thương mại, xây dựng, bất động sản…Một chủ thể sẽ không được độc chiếm dấu hiệu trên để đăng ký nhãn hiệu vì nó không đảm bảo được chức năng phân biệt của một nhãn hiệu.

+ Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm, dịch vụ…Việc sử dụng dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý làm nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ không được sản xuất, cung cấp tại địa phương đó sẽ làm cho người tiêu dùng hiểu nhầm về nguồn gốc xuất sứ của hàng hóa, dịch vụ cho nên sẽ không được chấp nhận bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu. Tuy nhiên, những dấu hiệu này có thể được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận.

– Thứ hai: Nhãn hiệu phải không trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với một trong các đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ quyền SHTT của người khác.

Chức năng cơ bản của nhãn hiệu là để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Do đó, nếu nhãn hiệu đăng ký lại trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với dấu hiệu của người khác đã được bảo hộ hoặc nộp đơn đăng ký sớm hơn thì nó sẽ không được bảo hộ vì nó không bảo đảm chức năng phân biệt của nhãn hiệu. Có thể chia thành 2 loại nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt:

Loại thứ nhất: Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác dùng cho hàng hóa và dịch vụ trùng hoặc tương tự trong các trường hợp sau:

+ Nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và đã được thừa nhận một cách rộng rãi từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp được hưởng quyền ưu tiên.

+ Nhãn hiệu mà Giấy chứng nhận đăng ký (CNĐKNH) nhãn hiệu đó hết hiệu lực hoặc bị đình chỉ hiệu lực bảo hộ nhưng thời gian tính từ khi hết hiệu lực hoặc bị đình chỉ hiệu lực chưa quá 5 năm, trừ trường hợp hiệu lực bị đình chỉ vì lý do nhãn hiệu không được sử dụng.

+ Nhãn hiệu được coi là nổi tiếng, cả trong trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng đó được đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu có khả năng làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng.

Loại thứ hai: Một nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu trùng hoặc tương tự với các đối tượng SHCN sau:

+ Tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa dịch vụ.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC LUAT HUE\XÁC LẬP QUYỀN SỠ HỮU CÔNG NGHIỆP

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *