Thực trạng quản lý chất thải rắn xây dựng và những đề xuất cải thiện.

Thực trạng quản lý chất thải rắn xây dựng và những đề xuất cải thiện.

Thực trạng quản lý chất thải rắn xây dựng trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng và những đề xuất cải thiện

1. Lý do chọn đề tài

Hải Châu là quận trung tâm của thành phố Đà Nẵng, với tổng diện tích tự nhiên toàn quận là 23,2827 km2, dân số trung bình là 209,641 người, gồm 13 đơn vị hành chính trực thuộc. Là trung tâm lịch sử truyền thống, tập trung chủ yếu các cơ quan ban ngành và là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị và giáo dục của thành phố Đà Nẵng [1].

Công tác chỉnh trang đô thị cùng với việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa trên toàn địa bàn thành phố Đà Nẵng nói chung và quận Hải Châu nói riêng đã ảnh hưởng đến lớn đến môi trường và các hệ sinh thái, đặc biệt là việc thành phố Đà Nẵng hay quận Hải Châu chưa xây dựng được cơ chế quản lý, kiểm soát, xử lý chất thải rắn xây dựng – một sản phẩm tất yếu của quá trình xây dựng hay đô thị hóa.

Theo Báo cáo khảo sát của Hiệp hội Môi trường đô thị và KCN Việt Nam, năm 2009, tại Đà Nẵng, mỗi ngày thải ra 500 – 600 tấn chất thải rắn xây dựng và tỷ lệ thu gom đạt 60%. Mặc dù khối lượng chất thải rắn xây dựng là một vấn đề lớn đối với môi trường đặc biệt là tại các đô thị, tuy nhiên hiện nay vấn đề về xử lý chất thải tại Đà Nẵng còn khá hạn chế, chất thải rắn xây dựng chưa được phân loại tại nguồn, tất cả đều được chôn lấp tại bãi rác Khánh Sơn đã làm giảm tuổi thọ của bãi rác, tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, mất lượng rác có khả năng tái chế và tái sử dụng.

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nêu trên, tôi chọn đề tài luận văn cao học là Thực trạng quản lý chất thải rắn xây dựng trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng và những đề xuất cải thiện.

2. Mục tiêu nghiên cứu

a) Mục tiêu tổng thể

Góp phần kiểm soát tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động đổ, thải bỏ chất thải rắn xây dựng trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

b) Mục tiêu cụ thể

– Đánh giá được thực trạng quản lý chất thải rắn xây dựng trên địa bàn quận;

– Dự đoán được lượng chất thải rắn xây dựng phát sinh ở địa bàn quận Hải Châu giai đoạn 2017-2020;

– Đề xuất được các giải pháp khả thi nhằm cải thiện công tác quản lý chất thải rắn xây dựng cho quận Hải Châu.

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

– Xây dựng được thông tin, cái nhìn tổng quan về chất thải rắn xây dựng, các tác động đến chất lượng môi trường;

– Xác định hệ số phát thải, dự báo được lượng phát thải trong tương lai;

– Đề xuất các giải pháp khả thi trong công tác quản lý chất thải rắn xây dựng.

Thực trạng quản lý chất thải rắn xây dựng trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng và những đề xuất cải thiện
Thực trạng quản lý chất thải rắn xây dựng trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng và những đề xuất cải thiện

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN XÂY DỰNG

1.1.1. Khái niệm chất thải rắn xây dựng

Theo Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16/5/2017  của Bộ Xây dựng về quy định quản lý chất thải rắn xây dựng (CTRXD): CTRXD là chất thải rắn phát sinh trong quá trình khảo sát, thi công xây dựng công trình (bao gồm công trình xây dựng mới; sửa chữa, cải tạo; di dời, tu bổ; phục hồi, phá dỡ).

1.1.2. Quản lý chất thải rắn xây dựng

Hoạt động quản lý CTRXD là các hoạt động kiểm soát CTRXD trong suốt quá trình từ phát sinh, phân loại đến thu gom, vận chuyển, lưu giữ tạm thời, tái chế, xử lý hoặc tái sử dụng nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người.

1.1.3. Nguyên tắc quản lý chất thải rắn xây dựng

– Quản lý CTRXD phải tuân thủ các nguyên tắc chung về quản lý chất thải có liên quan quy định tại Điều 4 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.

1.1.4. Phân loại, lưu giữ, thu gom và vận chuyển chất thải rắn xây dựng

1.1.4.1. Phân loại chất thải rắn xây dựng

– CTRXD phải được phân loại ngay tại nơi phát sinh theo quy định tại Khoản 1, Điều 50 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP 

– CTRXD sau khi phân loại không được để lẫn với các chất thải khác và phải được lưu giữ riêng theo quy định.

1.1.4.2. Lưu giữ chất thải rắn xây dựng

– Khi tiến hành thi công xây dựng công trình, chủ nguồn thải phải bố trí thiết bị hoặc khu vực lưu giữ CTRXD trong khuôn viên công trường hoặc tại địa điểm theo quy định của chính quyền địa phương.

– Địa điểm lưu giữ CTRXD phải bố trí ở nơi tránh bị ngập nước, hoặc nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào, đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh khu vực lưu giữ.

– Thiết bị, khu vực lưu giữ CTRXD phải đảm bảo không gây cản trở giao thông của khu vực và đảm bảo mỹ quan đô thị; phải ghi hoặc dán nhãn thông tin về loại CTRXD.

– Thời gian lưu giữ CTRXD phù hợp theo đặc tính của loại chất thải và quy mô, khả năng lưu chứa của thiết bị, địa điểm lưu giữ.

1.1.4.3. Thu gom, vận chuyển chất thải rắn xây dựng

– CTRXD phải được thu gom, vận chuyển đến điểm tập kết, trạm trung chuyển và cơ sở xử lý được đầu tư xây dựng theo quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc cơ sở tái chế, công trình khác để tái chế, tái sử dụng.

– Việc vận chuyển phải theo thời gian và lộ trình về tuyến đường, an toàn giao thông và tuân thủ các quy định của cơ quan có thẩm quyền về phân luồng giao thông tại địa phương.

1.2. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN XÂY DỰNG

1.2.1. Trên thế giới

1.2.2. Ở Việt Nam

1.3. SƠ LƯỢC VỀ QUẬN HẢI CHÂU

1.3.1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội

Quận Hải Châu là quận trung tâm của thành phố Đà Nẵng, có vị trí địa lý nằm ở 10802’ kinh độ Đông, 16003’ vĩ độ Bắc, phía Bắc giáp Vịnh Đà Nẵng, phía Tây giáp quận Thanh Khê và quận Cẩm Lệ, phía Đông giáp quận Sơn Trà và quận Ngũ Hành Sơn, phía Nam giáp quận Cẩm Lệ. Tổng diện tích tự nhiên toàn quận là 23,289 km2 với 13 đơn vị hành chính trực thuộc [8].

Thực trạng quản lý chất thải rắn xây dựng trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng và những đề xuất cải thiện
Thực trạng quản lý chất thải rắn xây dựng trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng và những đề xuất cải thiện

Thực trạng quản lý chất thải rắn xây dựng trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng và những đề xuất cải thiện
Thực trạng quản lý chất thải rắn xây dựng trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng và những đề xuất cải thiện

Hình 1.5. Vị trí địa lý quận Hải Châu

Ranh giới hành chính của quận được xác định như sau:

– Phía Bắc giáp Biển Đông;

– Phía Nam giáp quận Cẩm Lệ;

– Phía Tây giáp quận Thanh Khê;

– Phía Đông giáp Sông Hàn,

Tổng diện tích đất tự nhiên là 2,328,2710ha

Tổng đơn vị hành chính là 13 phường, bao gồm: Thuận Phước, Thạch Thang, Thanh Bình, Hải Châu 1, Hải Châu 2, Phước Ninh, Nam Dương, Bình Hiên, Bình Thuận, Hoà Thuận Đông, Hoà Thuận Tây, Hoà Cường Bắc, Hoà Cường Nam.

1.3.3. Định hướng phát triển về đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2017-2020

Giai đoạn 2016 – 2020, với mục tiêu đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và có trọng điểm; tập trung xây dựng và phát triển văn hóa, văn minh đô thị, xây dựng thành phố môi trường, Đà Nẵng đã xây dựng kế hoạch đầu tư XDCB nguồn vốn ngân sách nhà nước là 25143,991 tỷ đồng. Trong đó, với định hướng xây dựng quận Hải Châu trở thành trung tâm đô thị của Đà Nẵng, là địa bàn có ý nghĩa chiến lược về quốc phòng an ninh, UBND quận Hải Châu dự kiến tổng nguồn vốn đầu tư công trung hạn nguồn vốn ngân sách nhà nước, giai đoạn 2016-2020 cho XDCB là 781740 triệu đồng, với tổng số công trình đầu tư xây dựng mới là 671 công trình (xem tại bảng 1.9) [7]; chiếm 3,1% tổng số vốn đầu tư XDCB giai đoạn 2016-2020 của thành phố Đà Nẵng là 25143991 triệu đồng [4]; tăng 12,65 lần so với giai đoạn 2011-2015 là 61760 triệu đồng [1].

Bảng 1.8. Định hướng đầu tư XDCB trên địa bàn quận Hải Châu giai đoạn 2016-2020

NămMức đầu tư XDCB

(triệu đồng)

Số lượng công trình XDCB
201675989178
2017163135181
201816321791
2019182750116
2020196650105
Tổng cộng781741671

(Nguồn: Quyết định số 196/QĐ-UBND ngày 26/5/2017 của UBND quận Hải Châu về kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn vốn ngân sách nhà nước, giai đoạn 2016 – 2020 của quận Hải Châu)

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chất thải rắn xây dựng.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành chỉ trên địa bàn quận Hải Châu. thành phố Đà Nẵng, với một số thông tin về quận Hải Châu như sau [1]:

+ Diện tích tự nhiên: 23,289 km2

+ Dân số trung bình: 209641 người

+ Mật độ dân số: 9002 người/km2

+ Tốc độ gia tăng dân số trung bình: 1,503% (tốc độ tăng tự nhiên: 0.913%)

+ Tổng số hộ gia đình: 51.944 hộ

(số liệu tính đến tháng 12/2015)

– Phạm vi thời gian: Trong luận văn, thực trạng phát sinh và quản lý CTRXD được nghiên cứu đến năm 2016; các dự báo phát sinh CTRXD được thực hiện cho thời kỳ 2017-2020.

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Các nội dung nghiên cứu của luận văn gồm có:

– Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn xây dựng trên địa bàn quận Hải Châu năm 2016;

– Xác định hệ số phát sinh CTRXD;

– Dự báo khối lượng CTRXD phát sinh giai đoạn 2017-2020 ở quận Hải Châu;

– Đề xuất các giải pháp cải thiện công tác quản lý CTRXD ở quận Hải Châu.

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Loại dữ liệu thứ cấp, nguồn dữ liệu thu thập được trình bày tóm tắt ở Bảng 2.1.

Bảng 2.1. Tóm tắt phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Loại dữ liệuMô tảNguồn thu thập dự kiếnGhi chú
Thông tin về kinh tế-xã hội của quận Hải ChâuNăm 2015-2016UBND quận. Niên giám Thống kê 2015
Thông tin về cấp Giấy phép xây dựngCác công trình. nhà ở được cấp phép cải tạo. nâng cấp. xây dựng mớiPhòng Quản lý Đô thị quận. Sở Xây dựng…thống kê được số hộ gia đình và doanh nghiệp đã có hoạt động sữa chữa. nâng cấp. cải tạo hoặc xây dựng mới trong năm 2016
Số liệu về giá trị đầu tư xây dựng cơ bảnCác năm trước. hiện tại. kế hoạch các năm sauThuyết minh Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
Các văn bản về quản lý chất thải rắn xây dựngCủa Trung ương. thành phố. quận
Số liệu xử phạt do đổ chất thải rắn xây dựngUBND quận Hải Châu

2.3.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

– Xác định lượng phát thải năm 2016 theo từng nguồn phát sinh:

+ Cỡ mẫu điều tra được tính toán theo công thức Yamane (Yamane. 1967):

(2.1)

Trong đó:

n: cỡ mẫu cần thiết

N: tổng thể đối tượng điều tra

e: sai số mong muốn.

(Công thức Yamane hay còn gọi là công thức Slovin là dạng đơn giản. dẫn xuất từ công thức tính cỡ mẫu để ước lượng một tỷ lệ và công thức hiệu chỉnh Cochran)

+ Theo số liệu thống kê từ UBND quận Hải Châu và Sở Xây dựng thành phố: trong năm 2016, trên địa bàn quận Hải Châu có 1207 trường hợp được cấp giấy phép xây dựng, thực hiện các hoạt động cải tạo, nâng cấp, sữa chữa và xây dựng mới (trường hợp hộ gia đình là 1083 và trường hợp cơ sở sản xuất kinh doanh xây dựng mới là 126 trường hợp)

– Do hạn chế về thời gian nên luận văn đã chọn sai số chấp nhận là 7,5%. ứng với cỡ mẫu sẽ điều tra là 155 phiếu (vì nếu sai số 5% như thông thường thì cỡ mấu sẽ đến 300, quá khả năng của luận văn):

2.3.3. Phương pháp ước tính hệ số phát sinh chất thải rắn xây dựng

Trong luận văn này, hệ số phát sinh CTRXD được ước tính theo 02 dạng: hệ số phát sinh tính trên đơn vị chi phí xây dựng và hệ số phát sinh tính trên đơn vị diện tích sàn xây dựng.

– Với dạng thứ nhất, hệ số phát sinh có đơn vị là m3 chất thải hay tấn chất thải trên mỗi 100 triệu đồng đầu tư xây dựng:

Hệ số phát sinh =

(m3 hay tấn/100 triệu đồng)

Lượng CTRXD phát sinh (m3 hay tấn)

Chi phí đầu tư xây dựng (100 triệu đồng)

– Và dạng thứ hai, hệ số phát sinh có đơn vị là m3 chất thải hay tấn chất thải trên mỗi 100m2 diện tích sàn xây dựng:

Hệ số phát sinh =

(m3 hay tấn/100 m2 diện tích xây dựng)

Lượng CTRXD phát sinh (m3 hay tấn)

Chi phí đầu tư xây dựng (100 m2 diện tích xây dựng)

)

– Để chuyển từ m3 CTRXD sang tấn CTRXD, sử dụng giá trị khối lượng riêng CTRXD là 2,4 tấn/m3 cho bởi Dakwale và Ralegaonkar [20].

– Hệ số phát sinh được tính cho từng công trình đã điều tra, sau đó tính giá trị trung bình cho từng nhóm công trình (phá dỡ – xây mới, cải tạo – sửa chữa nhỏ và xây dựng mới) và tính trung bình cho tất cả công trình.

2.3.4. Phương pháp dự báo phát sinh chất thải rắn xây dựng

Phát sinh CTRXD ở Quận Hải Châu được dự báo cho từng năm trong giai doạn 2017-2020.

Phương pháp dự báo dựa trên hệ số phát sinh CTRXD và tổng chi phí đầu tư xây dựng:

(2.4)

Trong đó:

LX : Khối lượng CTRXD phát sinh trong năm X (tấn)

PX : Tổng vốn đầu tư xây dựng trong năm X (100 triệu đồng)

H: Hệ số phát sinh CTRXD (tấn/100 triệu đồng)

Tống vốn đầu tư xây dựng được ước tính từ vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo kế hoạch, với giả thiết tỷ lệ vốn đâu tư xây dựng khu vực công (vốn xây dựng cơ bản) và vốn đầu tư xây dựng dân sinh-dân doanh bằng tỷ lệ số công trình giữa 2 nhóm. Phần tính toán chi tiết sẽ được mô tả ở mục 3.3, Chương 3.

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN XÂY DỰNG Ở QUẬN HẢI CHÂU

3.1.1. Nguồn phát sinh

Qua quá trình phỏng vấn và khảo sát thực tế tại 155 đối tượng điều tra của luận văn, đã xác định được chất thải rắn xây dựng trên địa bàn quận Hải Châu phát sinh từ các hoạt động xây dựng sau đây:

– Cải tạo và sữa chữa nhỏ (quy mô hộ gia đình);

– Phá dỡ, xây dựng mới (quy mô hộ gia đình và các công trình hạ tầng nhỏ);

– Xây dựng công trình (trên nền lô đất trống).

3.1.2. Thành phần

– Theo kết quả khảo sát thực tế tại công trình đang xây dựng, kết quả điều tra tại 155 phiếu điều tra, thành phần CTRXD chủ yếu là gạch vỡ, đất, cát, sỏi, xà bần, bê tông, gỗ, kim loại, nhựa và các loại khác.

– Đối với hoạt động phá dỡ, xây mới thì CTRXD phát thải với khối lượng tương đối lớn, thành phần đa dạng. Ngoài gạch sỏi, xà bần, sắt, thép vụn, gỗ vụn, ống nhựa, vỏ dây điện, ống nước, la phông nhựa, xốp cách nhiệt, đinh, vít bắn tôn, bao bì, giấy vụn… còn có lượng đất đào móng tương đối lớn và các vật dụng gia đình thải bỏ như bàn ghế, giường cũ thải…

Thực trạng quản lý chất thải rắn xây dựng trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng và những đề xuất cải thiện
Thực trạng quản lý chất thải rắn xây dựng trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng và những đề xuất cải thiện

Hình 3.1. Chất thải rắn xây dựng phát sinh từ hoạt động phá dỡ. xây mới

– Đối với hoạt động cải tạo, sữa chữa nhỏ thì thành phần CTRXD phát thải chủ yếu là giả hạ, xà bần, gạch nền…Lượng CTRXD phát thải không lớn so với hoạt động xây dựng mới hay phá dỡ, xây mới công trình.

Thực trạng quản lý chất thải rắn xây dựng trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng và những đề xuất cải thiện
Thực trạng quản lý chất thải rắn xây dựng trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng và những đề xuất cải thiện
Thực trạng quản lý chất thải rắn xây dựng trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng và những đề xuất cải thiện
Thực trạng quản lý chất thải rắn xây dựng trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng và những đề xuất cải thiện

Hình 3.2.Chất thải rắn xây dựng phát sinh từ hoạt động cải tạo, sữa chữa nhỏ

– Đối với việc xây dựng công trình mới: thành phần CTRXD cũng giống như hoạt động phá dỡ, xây mới. Tuỳ thuộc vào nhu cầu cũng như điều kiện của loại công trình thì lượng đất, cát này được sử dụng để san lấp hố móng của công trình hay nhà ở. Tuy nhiên, một số hộ gia đình khi xây dựng nhà ở sẽ đưa phần đất, cát này tập kết chung với CTRXD phát sinh trong quá trình xây dựng.

Thực trạng quản lý chất thải rắn xây dựng trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng và những đề xuất cải thiện
Thực trạng quản lý chất thải rắn xây dựng trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng và những đề xuất cải thiện
Thực trạng quản lý chất thải rắn xây dựng trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng và những đề xuất cải thiện
Thực trạng quản lý chất thải rắn xây dựng trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng và những đề xuất cải thiện

Hình 3.3. Chất thải rắn xây dựng phát sinh từ hoạt động xây dựng công trình mới

3.1.3. Công tác thu gom, vận chuyển

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói chung, địa bàn quận Hải Châu nói riêng vẫn chưa xây dựng được một Phương án thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn xây dựng cụ thể, rõ ràng và thống nhất. Theo kết quả khảo sát, hiện tại trên địa bàn quận đang diễn ra 03 phương thức thu gom, xử lý như ở hình 3.1.

Chủ nguồn thải liên hệ Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Đà Nẵng thu gom, vận chuyển với đơn giá thỏa thuận

Trạm trung chuyển giá hạ, xà bần phường Hòa Cường Nam

Chôn lấp tại Bãi rác Khánh Sơn

Đơn vị tư nhân hoạt động thu gom, xử lý

San lấp công trình lớn v.v..

Đơn giá vận chuyển do UBND thành phố quy định là 72.000đ/1m3

Chủ nguồn thải liên hệ đơn vị tư nhân bất kỳ thu gom, vận chuyển với đơn giá thỏa thuận

– Chi phí cao: trung bình 500.000-600.000đ/1 xe 4m3;

– Xúc dọn bằng xe cơ giới nên nhanh chóng, gọn gàng, sạch sẽ.

– Chi phí trung bình từ 300.000-400.000đ/1 xe 4m3;

– Xúc dọn thủ công lên xe 4 m3 nên tốn nhiều thời gian và không đảm bảo vệ sinh môi trường;

– Áp dụng cho quy mô vừa và nhỏ.

Nguồn phát sinh

Hình 3.4. Các phương thức thu gom CTRXD trên thực tế ở Quận Hải Châu

3.1.4. Tình hình xử lý chất thải rắn xây dựng

Hiện tại, phương thức xử lý CTRXD tại thành phố Đà Nẵng hay quận Hải Châu là phương thức chôn lấp hợp vệ sinh tại bãi rác Khách Sơn. Và chôn lấp cũng là phương thức được xác định áp dụng cho giai đoạn 2030-2050 [6].

– Tại công trình xây dựng, những thành phần có thể tái chế, tái sử dụng như sắt, thép, nhôm, nhựa..sẽ được thu gom, tận dụng bán lại cho các cơ sở thu mua phế liệu. Những thành phần không thể tái chế, tái sử dụng như giả hạ, xà bần, đá, sỏi, gạch men, gỗ, bùn đất khi đào hố móng, xi măng, hồ rơi vãi…sẽ được tập kết thành bãi, đống tại công trình, sau đó sẽ được chôn lấp hợp vệ sinh tại bãi rác Khánh Sơn hoặc tận dụng san lấp công trình xây dựng khác hoặc đổ, thải lén tại các lô đất trống chưa bố trí, đầu tư xây dựng công trình, tại các điểm tập kết thùng rác tạm thời của Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Đà Nẵng, tại các gốc cây, trụ điện…

Thực trạng quản lý chất thải rắn xây dựng trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng và những đề xuất cải thiện
Thực trạng quản lý chất thải rắn xây dựng trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng và những đề xuất cải thiện

3.1.5. Đánh giá thực trạng quản lý CTRXD trên địa bàn quận Hải Châu

Qua kết quả điều tra, khảo sát, lấy ý kiến của 155 đối tượng điều tra về công tác quản lý CTRXD trên địa bàn quận Hải Châu hiện nay, thì công tác quản lý CTRXD vẫn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế về cơ chế quản lý, quy trình thu gom, xử lý, cơ sở pháp lý, nhân lực, kênh thông tin truyền thông, đơn vị thu gom, xử lý. Cụ thể như sau:

– Về cơ chế quản lý, quy trình thu gom, xử lý

+ Đến thời điểm hiện tại thì thành phố Đà Nẵng hay quận Hải Châu vẫn chưa xây dựng được quy trình thu gom, vận chuyển, xử lý thống nhất, rõ ràng, hoàn chỉnh để thông báo, hướng dẫn người dân thực hiện. Khi Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16 tháng 5 năm 2017 của Bộ Xây dựng về quy định quản lý chất thải rắn xây dựng được ban hành, Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng đã có văn bản đề nghị UBND các quận huyện và các đơn vị triển khai thực hiện. Song, không có sự hướng dẫn cụ thể hay ban hành được một quy trình thu gom, xử lý có thể khắc phục được bất cập trong công tác quản lý CTRXD hiện nay. Đồng thời, nhiệm vụ quản lý, kiểm soát, thống kê số liệu về CTRXD vẫn chưa được sự quan tâm đúng mức của các cơ quan quản lý nhà nước.

+ Qua điều tra, 54,4% tổ chức, hộ gia đình trên địa bàn quân lựa chọn phương thức tiếp cận thông tin về quản lý chất thải rắn xây dựng là được hướng dẫn khi đăng ký Giấy phép xây dựng tại UBND thành phố/UBND quận. Tuy nhiên, trong Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng không đề cập nội dung về quàn lý CTRXD, chỉ yêu cầu trách nhiệm của chủ đầu tư là “Bảo đảm an toàn, vệ sinh, môi trường trong quá trình thi công xây dựng công trình”. Đồng thời. theo Thông tư 10/2012/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng, nội dung của Giấy phép xây dựng không đề cập đến quản lý CTRXD. Do vậy, trong thời gian qua, cơ quan chức năng không hướng dẫn tổ chức, công dân về trách nhiệm thu gom, xử lý CTRXD. Khi xin cấp phép xây dựng, cải tạo, sữa chữa công trình xây dựng, nhà ở tại UBND quận Hải Châu thì người dân không được cung cấp thông tin về quy định thu gom,vận chuyển, xử lý chất thải rắn xây dựng.

– Về kênh thông tin truyền thông: Một hạn chế trong công tác quản lý CTRXD tại địa bàn quận Hải Châu là chưa có một kênh thông tin nào giúp người dân tiếp cận và hiểu rõ được trách nhiệm của mình trong việc thu gom, xử lý CTRXD. Do vậy, 23,7% đối tượng được điều tra phản ánh khó khăn lớn nhất của họ trong việc thu gom, xử lý chất thải rắn xây dựng là họ không biết các quy định của nhà nước và vì diện tích đất ở trung bình trên địa bàn quận tương đối nhỏ, hẹp nên 61,2% người dân tập kết CTRXD trên vỉa hè, đến khi lượng CTRXD phát thải đủ lớn, có thể gom được ít nhất 01 xe 4 tấn thì đơn vị thu gom sẽ đến vận chuyển, xử lý. Thời gian tập kết chất thải thường kéo dài, đa phần vượt qua 48h như quy định. Điều đó khiến mỹ quan đô thị trên địa bàn quận không đảm bảo và gây ô nhiễm môi trường cụ bộ tại điểm tập kết chất thải xây dựng.

– Về nhân lực quản lý: Tình trạng đổ lén chất thải rắn xây dựng diễn ra trong suốt thời gian qua khó có thể kiểm soát, ngăn chặn, xử phạt. Vì các đối tượng thường thực hiện hành vi vào nữa đêm, khi lực lượng chức năng không làm việc và phân bố trên địa bàn quá rộng. Trong khi đó, lực lượng cán bộ công chức có đủ thẩm quyền kiểm tra, xử phạt và có chuyên môn trong lĩnh vực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của UBND quận Hải Châu khá hạn chế. Do vậy, thời gian qua, UBND quận Hải Châu đã có văn bản chỉ đạo Đội Kiểm tra quy tắc đô thị quận chủ trì, phối hợp với Tổ kiểm tra quy tắc của UBND 13 phường thuộc quận tăng cường công tác mật phục, tuần tra, ghi nhận hình ảnh, bắt tang vật, lập biên bản vi phạm hành chính và ra Quyết định xử phạt ngay tại thời điểm công dân thực hiện hành vi đổ lén CTRXD. Tổng kết trong năm 2016 thì chỉ có trường hợp cảnh cáo, nhắc nhở, không có trường hợp bị xử lý vi phạm hành chính.

– Về đơn vị thu gom, xử lý: Một thực tế đang diễn ra là dù Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Đà Nẵng là đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý được cơ quan quản lý nhà nước ký hợp đồng và có tính pháp lý. Tuy nhiên, 64,7% tổ chức, hộ gia đình trên địa bàn quận Hải Châu được điều tra đã lựa chọn thuê đơn vị thu gom, xử lý khác, không phải Cty CP MTĐT ĐN; mặc dù đơn giá thu gom, xử lý của các đơn vị tư nhân cao hơn đơn giá của Cty CP MTĐT ĐN. Và khi được hỏi về đơn vị thu gom, xử lý sẽ lựa chọn trong tương lai thì 46,8% người dân vẫn lựa chọn đơn vị tư nhân, hoặc lựa chọn phương pháp tự thu gom, đổ nơi bãi đất trống (26.6%). Cty CP MTĐT ĐN chiếm số phiếu rất thấp: 3,6%. Điều này dẫn đến hệ quả là cơ quan quản lý không thể kiểm soát được tổng lượng CTRXD phát thải trong năm và CTRXD được xử lý như thế nào: chôn lấp theo quy định hay được tận dụng để san lấp công trình hay đổ. thải như bãi đất trống gây ô nhiễm môi trường.

+ Đồng thời, ta cũng cần phân tích tại sao Cty CP MTĐT ĐN với đơn giá thấp hơn đơn vị tư nhân, vẫn không được người dân lựa chọn? Nguyên nhân chủ yếu vì họ thu gom, xúc dọn CTRXD bằng thủ công: người công nhân xúc thủ công lên xe tải. Việc này chiếm nhiều thời gian, thu gom không triệt để và chỉ phù hợp với quy mô nhỏ. Đối với công trình vừa và lớn thì cần thu gom, xúc dọn bằng xe múc cơ giới.

+ Những ưu điểm của đơn vị tư nhân: đơn giá cố định, cụ thể, rẻ; thông tin liên hệ rõ ràng; dịch vụ nhanh, liên hệ dễ dàng; thu gom nhanh chóng, triệt để.

+ Nhược điểm của Cty CP MTĐT ĐN: khó liên hệ hoặc thông tin liên hệ không có; đơn giá cao; thu gom không triệt để, chậm, thu gom bằng thủ công; áp dụng với quy mô nhỏ.

+ Một kết quả đáng ghi nhận là 23% người dân lựa chọn cách thức: thuê xe vận chuyển giả hạ, xà bần lên Trạm trung chuyển giả hạ, xà bần Hòa Cường Nam, để Công ty Cổ phần MTĐT Đà Nẵng vận chuyển đi xử lý và chấp nhận trả chi phí xử lý cho công ty là 72.000đ/1m3 như quy định của UBND thành phố.

3.2. HỆ SỐ PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN XÂY DỰNG Ở QUẬN HẢI CHÂU

Bảng 3.3. Hệ số phát sinh CTRXD tính trên cơ sở chi phí xây dựng

Công trình phá dỡ, xây mới (n= 16)

Công trình sửa chữa, cải tạo nhỏ (n= 51)

Công trình xây dựng mới (n = 88)

TB các loại công trình (n = 155)

Khoảng giá trị

m3/100 triệu đồng

0,91 – 2,06

0,87 – 1,91

0,87 – 2,02

0,87 – 2,06

tấn/100 triệu đồng

2,19 – 4,94

2,09 – 4,58

2,09 – 4,84

2,09 – 4,94

TB ± S

m3/100 triệu đồng

1,45 ± 0,33

1,43 ± 0,29

1,46 ± 0,31

1,45 ± 0,31

tấn/100 triệu đồng

3,49 ± 0,79

3,42 ± 0,71

3,50 ± 0,74

3,47 ± 0,73

Ghi chú: – TB: trung bình, S: độ lệch chuẩn

Bảng 3.4. Hệ số phát sinh CTRXD tính trên cơ sở diện tích sàn xây dựng

Công trình phá dỡ, xây mới (n= 16)

Công trình sửa chữa, cải tạo nhỏ (n= 51)

Công trình xây dựng mới (n = 88)

TB các loại công trình

(n = 155)

Khoảng giá trị

m3/100 m2

5,15 – 20,23

1,45 – 14,03

1,77 – 14,32

1,45 – 20,24

tấn/100 m2

12,37 – 48,57

3,48 – 33,68

4,25 – 34,36

3,48 – 48,57

TB ± S

m3/100 m2

11,87 ± 4,80

6,52 ± 2,97

7,32 ± 2,12

7,53 ± 3,16

tấn/100 m2

28,48 ± 11,52

15,65 ± 7,12

17,58 ± 5,09

18,07 ± 7,58

Ghi chú: – TB: trung bình, S: độ lệch chuẩn

Qua tính toán, tổng lượng CTRXD phát thải của 155 công trình được khảo sát trong luận văn là 10866,82 tấn. Như vậy, trung bình 01 công trình được điều tra phát thải 70,1 tấn (với độ lệch chuẩn là 288 tấn).

Trong Quy hoạch xử lý chất thải rắn thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Viện Quy hoạch thành phố xây dựng, hệ số phát sinh CTRXD tính trên cơ sở công trình xây dựng là 76 tấn/công trình. Như vậy, lượng phát thải CTRXD trên địa bàn quận Hải Châu thấp hơn so với mức phát thải chung của toàn thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, vấn đề là việc sử dụng hệ số phát sinh CTRXD theo đầu công trình là không phù hợp, do sự khác nhau về quy mô công trình, được thể hiện rõ qua giá trị độ lệch chuẩn tính từ 155 công trình đã khảo sát nêu trên.

Như vậy, việc sử dụng hệ số phát sinh CTRXD trung bình 3,5 tấn/100 triệu đồng chi phí xây dựng hay 18 tấn/100 m2 sàn xây dựng tính được trong luận văn này là hợp lý hơn.

3.3. DỰ BÁO PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN XÂY DỰNG TỪ NĂM 2017-2020

– Về nguyên tắc, với hệ số phát sinh dựa trên kinh phí xây dựng thu được ở phần 3.2, nếu có số liệu về tổng vốn đầu tư xây dựng hàng năm của quận Hải Châu, sẽ dự báo được lượng CTRXD phát sinh trên địa bàn quận từng năm. Tuy nhiên, dự báo tổng vốn đầu tư xây dựng của cả quận, gồm cả đầu tư công và đầu tư dân sinh và dân doanh là không thể. Số liệu có được từng năm giai đoạn 2016-2020 là vốn đầu tư xây dựng cơ bản của quận, tức đầu tư công, như đã nêu ở bảng 1.8.

– Với giả thiết tỷ lệ giữa vốn đầu xây dựng công và vốn đầu từ xây dựng dân sinh-dân doanh bằng tỷ lệ giữa số công trình công và số công trình dân sinh-dân doanh, có thể ước tính tổng vốn đầu tư xây dựng từ số liệu quy hoạch đầu tư xây dựng cơ bản (đầu tư công) ở bảng 1.8, từ đó ước tính phát sinh CTRXD từng năm ở quận Hải Châu.

– Trước hết, sẽ sử dụng số liệu của năm 2016 để kiểm chứng. Năm 2016, theo bảng 1.8, vốn đầu tư công cho XDCB của quận Hải Châu là 75.989 triệu đồng, với số công trình đầu tư công là 178. Với tổng số công trình xây dựng dân sinh-dân doanh được cấp phép ở quận Hải Châu (như đã nêu ở mục 2.3.2) là 1207, ước tính tổng vốn đầu tư xây dựng (cả công và người dân) năm 2016 của quận Hải Châu sẽ là 75.989 + 75989*(1207/178) = 591.262 triệu đồng. Với hệ số phát sinh CTRXD là 3,5 tấn/100 triệu đồng, tổng lượng phát sinh CTRXD năm 2016 của quận ước tính là 20.694 tấn. So sánh với số liệu điều tra được 10.866 tấn là có thể chấp nhận được.

– Trên cơ sở đó, dự báo phát sinh CTRXD ở quận Hải Châu cho các năm 2017 – 2020 được tính toán như ở bảng 3.5

Bảng 3.5. Dự báo phát sinh CTRXD ở quận Hải Châu giai đoạn 2017-2020

NămVốn đầu tư XDCB (triệu đồng)Tổng vốn đầu tư xây dựng ước tính (triệu đồng)Tổng CTRXD phát sinh (tấn)
2017163.1351.269.33744.427
2018163.2171.269.97544.449
2019182.7501.421.95949.769
2020196.6501.530.11453.554

– Như vậy, khối lượng CTRXD phát sinh trên địa bàn quận Hải Châu từ gần 45 nghìn tấn/năm (khoảng 120 tấn/ngày) các năm 2017-2018 sẽ tăng lên khoảng 50 nghìn tấn/năm (khoảng 135 tấn/ngày) vào năm 2019 và gần 53,5 nghìn tấn/năm (khoảng 150 tấn/ngày) vào năm 2020.

– Do không có số liệu về tổng diện tích sàn xây dựng nên trong luận văn này không thể sử dụng hệ số phát sinh trên cơ sở 100 m2 diện tích xây dựng để dự báo phát sinh CTRXD ở quận Hải Châu.

3.4. CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN XÂY DỰNG

3.3.1. Đề xuất giải pháp truyền thông

– Trong quá trình xác nhận Giấy phép xây dựng cho tổ chức, công dân: Sở Xây dựng thành phố/ UBND quận Hải Châu phải cung cấp và hướng dẫn người dẫn về trách nhiệm quản lý chất thải rắn xây dựng, cụ thể:

+ Quy trình thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy định của UBND thành phố

+ Thời gian tập kết: không quá 48h

+ Thông tin về đơn vị thu gom, xử lý: tên đơn vị thu gom, thông tin liên hệ, đơn giá, hình thức thu gom…

+ Quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp đổ, thải chất thải rắn xây dựng sai quy định: căn cứ pháp lý, mức phạt, cơ quan xử phạt.

– Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát, thống kê các đơn vị tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hoạt động trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn xây dựng. Quản lý, đưa họ vào hệ thống các đơn vị thu gom, vận chuyển như Cty CP MTĐT ĐN. Đồng thời, quản ký, kiểm soát tổng lượng CTRXD đã thu gom, cũng như biện pháp xử lý: tái sử dụng san lấp công trình hoặc chôn lấp tại bãi rác Khánh Sơn, theo quy định của UBND thành phố Đà Nẵng. Xây dựng được một liên hợp các đơn vị thu gom, xử lý CTRXD được UBND thành phố quản lý.

– Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với UBND quận, huyện xây dựng, hoàn chỉnh quy trình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn xây dựng. Đề nghị UBND phường/xã cung cấp quy trình, cũng như trách nhiệm của chủ nguồn thải trong cuộc họp tổ dân phố, phát thanh trên đài truyền thanh của phường, xã hoặc tuyên truyền bằng xe tuyên truyền.

– Xây dựng số điện thoại đường dây nóng hoặc kênh thông tin cố định giúp giải đáp các vướng mắc của người dân, cũng như cung cấp các thông tin liên quan đến quản lý chất thải rắn xây dựng.

Thực trạng quản lý chất thải rắn xây dựng trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng và những đề xuất cải thiện
Thực trạng quản lý chất thải rắn xây dựng trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng và những đề xuất cải thiện

3.3.2. Đề xuất giải pháp quản lý

– Đề xuất UBND thành phố bố trí thêm 01 Trạm trung chuyển CTRXD tại khu vực cuối đường 3 tháng 2, dưới chân cầu Thuận Phước, phường Thuận Phước, quận Hải Châu (phía Bắc quận).

– Sở Xây dựng, UBND quận Hải Châu phải tăng cường công tác tuần tra, mật phục, kiểm tra, xử phạt đối với các trường hợp đổ, thải CTRXD sai quy định, được quy định tại Điều 20, Nghị định số 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

– Sở Xây dựng, UBND quận, Chi cục thuế hướng dẫn Tổ liên hợp các đơn vị thu gom, xử lý CTRXD mẫu hợp đồng, hoá đơn, biên lai về phí thu gom, xử lý CTRXD. Khi tổ chức, cá nhân thuê đơn vị thu gom hoặc vận chuyển CTRXD đến Trạm trung chuyển chất thải rắn xây dựng Hoà Cường Nam thì đơn vị thu gom thực hiện ký hợp đồng thu gom hoặc gửi lại hoá đơn, biên lai về phí thu gom, xử lý CTRXD cho chủ nguồn thải.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

2. Kiến nghị

Do thời gian giới hạn nên đề tài chỉ nghiên cứu trên phạm vi địa bàn quận Hải Châu. Để có cái nhìn tổng quan nhất nhằm đánh giá một cách chính xác thực trạng công tác quản lý CTRXD trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, một số kiến nghị được đề xuất như sau:

– Triển khai nghiên cứu tại địa bàn 5 quận huyện còn lại của thành phố Đà Nẵng;

– Nghiên cứu, đánh giá tính khả thi khi áp dụng các biện pháp tái chế CTRXD trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn 2020 – 2030

– Cụ thể hoá các giải pháp đã đề xuất, nhằm đẩy mạnh, nâng cao công tác quản lý CTRXD của cơ quan quản lý nhà nước

– Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về CTRXD trên địa bàn mỗi quận huyện và của toàn thành phố Đà Nẵng. Công khai, cung cấp dữ liệu cho các hoạt động nghiên cứu

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC LUAT HUE\Quản lý chất thải rắn xây dựng trên địa bàn quận Hải Châu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *