Quản trị rủi ro các Dự án đầu tư Khu chung cư hỗn hợp tại Công ty Cổ phần

Quản trị rủi ro các Dự án đầu tư Khu chung cư hỗn hợp tại Công ty Cổ phần

Quản trị rủi ro các Dự án đầu tư Khu chung cư hỗn hợp tại Công ty Cổ phần Vinaconex 25

1. Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hơn cùng với sự chuyển mạnh sang kinh tế thị trường, các Dự án đầu tư xây dựng công trình chịu ảnh hưởng nhiều hơn tác động không ổn định từ môi trường xung quanh và ngay trong quá trình thực hiện dự án.Tuy nhiên, việc nhận dạng, đánh giá, kiểm soát nhằm hạn chế tác động xấu từ các ảnh hưởng nêu trên tới dự án chưa được chúng ta chú trọng, còn đối phó bị động. Chính các tác động không ổn từ môi trường xung quanh và điều chỉnh từ nội tại dự án dẫn tới phải thay đổi nhiều tiêu chí cơ bản được dự tính ban đầu và làm thay đổi hiệu quả đầu tư của dự án. Đó chính là sự tồn tại của rủi ro đối với dự án. Quản trị rủi ro ngày càng trở nên quan trọng trong nhiều hoạt động của nền kinh tế, đặc biệt là trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu như hiện nay.

Trong đầu tư dự án xây dựng nói chung, đầu tư vào các dự án khu chung cư hỗn hợp là một loại hình được nhiều nhà đầu tư quan tâm, vì nó mang lại nhiều lợi ích cho chủ đầu tư như: Lợi ích tài chính, đây là lợi ích cơ bản của nhà đầu tư. Công ty Cổ phần Vinaconex 25 là một trong những doanh nghiệp có uy tín, thương hiệu lâu năm trong lĩnh vực xây lắp các công trình xây dựng. Những năm gần đây, công ty đã và đang tiến nhanh vào thị trường đầu tư và kinh doanh phát triển nhà ở – một lĩnh vực được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm sâu sắc. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, thị trường xây lắp ngày càng cạnh tranh gay gắt, thị trường đầu tư đầy biến động rủi ro. Công ty Cổ phần Vinaconex 25 đang gặp phải các vấn đề về rủi ro các dự án đầu tư xây dựng các khu chung cư trong suốt quá trình thực hiện các hoạt động hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm soát các giai đoạn của dự án. Xuất phát từ thực tiễn này, nhận thức rõ vai trò quan trọng của vấn đề quản lý rủi ro đối với dự án đầu tư xây dựng công trình nên thời gian qua với những kiến thức đã học tập, nghiên cứu, nhằm để phân tích, đánh giá một cách định tính cũng như định lượng các yếu tố rủi ro khi thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, tác giả chọn đề tài: “Quản trị rủi ro các Dự án đầu tư Khu chung cư hỗn hợp tại Công ty Cổ phần Vinaconex 25” làm đề tài nghiên cứu của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của luận văn đi sâu nghiên cứu 3 nội dung:

– Hệ thống hóa cơ sở lý luận về rủi ro và quản trị rủi ro trong các Dự án đầu tư xây dựng;

– Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro các Dự án đầu tư Khu chung cư hỗn hợp tại Công ty Cổ phần Vinaconex 25;

– Đề xuất một số giải pháp tăng cường quản trị rủi ro các Dự án đầu tư Khu chung cư hỗn hợp tại Công ty Cổ phần Vinaconex 25.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng

Đối tượng nghiên cứu đề tài: Các loại rủi ro, nguy cơ rủi ro xảy ra các dự án đầu tư Khu chung cư hỗn hợp của Công ty và các biện pháp, công cụ tài chính quản trị rủi ro đã và đang áp dụng tại các dự án này ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư và giai đoạn thực hiện đầu tư.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các Dự án Khu chung cư hỗn hợp của Công ty Cổ phần Vinaconex 25 đã và đang thực hiện.

Thời điểm thực hiện nghiên cứu thu thập số liệu: Từ tháng 6 năm 2011 đến tháng 12 năm 2016.

4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp được sử dụng để nghiên cứu cơ sở lý luận

Phương pháp nghiên cứu dữ liệu sơ cấp được sử dụng nhằm thu thập và phân tích thông tin liên quan đến thực trạng của quản trị rủi ro tại các dự án đầu tư xây dựng tại Công ty.

Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn giải, sử dụng chỉ tiêu đo lường tài chính để phân tích, đánh giá và đo lường định lượng các rủi ro trong phạm vi nghiên cứu để trình bày kết quả nghiên cứu.

5. Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn được cấu trúc từ 3 chương nội dung chính:

Chương 1: Tổng quan về rủi ro và quản trị rủi ro trong các Dự án đầu tư xây dựng.

Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro các Dự án đầu tư Khu chung cư hỗn hợp tại Công ty Cổ phần Vinaconex 25.

Chương 3: Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro trong các Dự án đầu tư Khu chung cư hỗn hợp tại Công ty Cổ phần Vinaconex 25.

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

1.1. KHÁI NIỆM, VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒCỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

1.1.1. Khái niệm dự án đầu tư

Dự án là một tập hợp các công việc nối tiếp nhau được thực hiện trong một khoảng thời gian có hạn, với những nguồn lực đã được giới hạn, nhất là nguồn tài chính có giới hạn để đạt được những mục tiêu cụ thể, rõ ràng, làm thỏa mãn nhu cầu của đối tượng mà dự án hướng đến.

1.1.2. Khái niệm dự án đầu tư xây dựng

Dự án đầu tư là tổng thể các chính sách, các hoạt động và các chi phí có liên quan với nhau được hoạch định trước nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong một khoảng thời gian nhất định.

1.1.3. Vị trí và vai trò của Dự án đầu tư xây dựng

Mỗi đối tượng khác nhau, vai trò và vị trí của dự án khác nhau. Đối với nhà đầu tư là cơ sở để xây dựng kế hoạch đầu tư, theo dõi, đôn đốc và kiểm tra tình hình thực hiện dự án. Đối với Nhà nước là tài liệu để các cấp có thẩm quyền xét duyệt cấp giấy phép đầu tư. Đối với tổ chức tài trợ vốn là căn cứ để cơ quan này xem xét tình khả thi của dự án để quyết định nên tài trợ hay không.

1.2. RỦI RO VÀ QUÁ TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

1.2.1. Khái niệm, sự tồn tại và tác động của rủi ro trong Dự án đầu tư xây dựng

1.2.1.1. Khái niệm rủi ro trong Dự án đầu tư xây dựng

Rủi ro dự án là toàn bộ các yếu tố ngẫu nhiên xảy ra gây nên các thiệt hại và làm cho dự án không đạt được mục tiêu đề ra”.

1.2.1.2. Sự tồn tại của rủi ro trong Dự án đầu tư xây dựng

Các tác động không ổn từ môi trường xung quanh và điều chỉnh từ nội tại dự án dẫn tới phải thay đổi nhiều tiêu chí cơ bản được dự tính ban đầu và làm thay đổi hiệu quả đầu tư của dự án. Đó chính là sự tồn tại của rủi ro đối với dự án.

1.2.1.3. Tác động tích cực và tiêu cực của rủi ro trong Dự án đầu tư xây dựng: Tính không chắc chắn là một sự thiếu vắng thông tin, kiến thức hoặc sự hiểu biết về kết quả của một hành động, quyết định hoặc sự kiện. Trong khi đó rủi ro là một số đo mức độ không chắc chắn tồn tại. Càng thiếu thông tin thì mức độ rủi ro càng cao. Rủi ro liên quan đến cả các mối đe dọa và cơ hội.

1.2.2. Các loại rủi ro phổ biến trong các Dự án đầu tư xây dựng

Có khá nhiều loại rủi ro liên quan đến các dự án đầu tư xây dựng, tuy nhiên, trong giới hạn nghiên cứu của luận văn, tác giả chỉ xin được trình bày một số rủi ro phổ biến được phân chia thành: Rủi ro quản lý điều hành, rủi ro về tài chính – kính tế, rủi ro thị trường, rủi ro pháp lý và hợp đồng, rủi ro về kỹ thuật, rủi ro chính sách – pháp luật và rủi ro môi trường.

1.2.3. Quản trị rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng

1.2.3.1. Khái niệm quản trị rủi ro dự án

Quản trị rủi ro là một hệ thống các phương pháp được tiến hành nhằm giảm thiểu thiệt hại do rủi ro, tăng cường tính bền vững của các Dự án, đồng thời kiểm soát, nâng cao hiệu suất, chất lượng của sản phẩm.

1.2.3.2. Đặc điểm và vai trò của quản trị rủi ro dự án

a. Đặc điểm của quản trị rủi ro dự án: Quản lý rủi ro là một hệ thống các bước công việc trong dự án, từ hoạt động xác định, nhận diện rủi ro đến phân tích đánh giá mức độ rủi ro, đề ra những giải pháp, chương trình để phòng, chống rủi ro và quản lý các hoạt động quản lý rủi ro như thể hiện trong hình.

b. Vai trò của quản trị rủi ro dự án: Quản lý rủi ro dự án giúp làm tăng hiểu biết về dự án cặn kẽ hơn, tạo điều kiện cho việc lập kế hoạch dự án sát thực hơn, chính xác hơn cả về chi phí và thời gian.

1.2.3.3. Tiến trình quản trị rủi ro tại các dự án đầu tư xây dựng

Là một hệ thống toàn diện bao gồm tất cả các công việc cần thiết cho việc quản trị rủi ro được sắp xếp theo trình tự, có sự tương quan tác động lẫn nhau và lặp đi lặp lại, xuyên suốt trong quá trình hoạt động thực hiện dự án đoạn trong vòng đời dự án.

a. Hoạch định quản trị rủi ro: Đây chính là công đoạn mà Doanh nghiệp phải rà soát, tìm kiếm các sự kiện bất trắc có thể xảy đến làm ảnh hưởng đến hoạt động dự án đầu tư của Doanh nghiệp.

b. Nhận diện rủi ro/Xác định rủi ro (Risk identification): Xác định rủi ro hay còn gọi là nhận diện rủi ro là quá trình phân tích đánh giá, nhận dạng lĩnh vực rủi ro, các loại rủi ro tiềm tàng ảnh hưởng đến dự án.

c. Phân tích rủi ro: Phân tích rủi ro dự án có thể được tiến hành bằng phương pháp định tính hoặc định lượng hoặc cả hai phương pháp đều được sử dụng đồng thời.

d. Hoạch định ứng phó rủi ro: Hoạch định ứng phó rủi ro là một tiến trình phát triển các phương án hành động nhằm thúc đẩy các cơ hội và giảm thiểu các mối đe dọa đối với các mục tiêu của dự án. Các biện pháp được sử dụng trong hoạch định kế hoạch ứng phó rủi ro bao gồm: Né tránh rủi ro, Chấp nhận rủi ro, Tự bảo hiểm, Ngăn ngừa thiệt hại, Giảm bớt thiệt hại, Chuyển dịch rủi ro, Bảo hiểm

e. Giám sát và kiểm soát rủi ro: Là một tiến trình thực hiện các kế hoạch ứng phó rủi ro, truy tìm các rủi ro đã được xác định, giám sát các rủi ro thặng dư, xác định các rủi ro mới và đánh giá hiệu quả của tiến trình quản trị rủi ro xuyên suốt vòng đời dự án.

Quản trị rủi ro các Dự án đầu tư Khu chung cư hỗn hợp tại Công ty Cổ phần Vinaconex 25
Quản trị rủi ro các Dự án đầu tư Khu chung cư hỗn hợp tại Công ty Cổ phần Vinaconex 25

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ

KHU CHUNG CƯ HỖN HỢP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX 25

2.1. KHÁI QUÁT MÔ HÌNH VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX 25 ĐẾN NĂM 2016

2.1.1. Lịch sử hình thành và mô hình quản lý của Công ty Cổ phần Vinaconex 25

2.1.1.1. Lịch sử hình thành của Công ty Cổ phần Vinaconex 25

Công ty Cổ phần Vinaconex 25 tiền thân là Công ty xây lắp Số 3 Quảng Nam – Đà Nẵng với nhiệm vụ thi công xây lắp các công trình xây dựng công nghiệp, dân dụng, nông nghiệp trên địa bàn các huyện thị, xã phía Nam của tỉnh. Từ năm 2009 đến nay: Phát triển, đột phá và tăng trưởng bền vững, củng cố nội lực, tái cấu trúc, nâng cao năng lực quản trị; hội nhập thích nghi, cạnh tranh toàn diện.

2.1.1.2. Mô hình quản lý của Công ty Cổ phần Vinaconex 25

Sơ đồ tổ chức mô hình quản lý Công ty xem tại Phụ lục 03

2.1.2. Lĩnh vực kinh doanh và các nhân tố tác tác động đến hoạt động kinh doanh của Công ty đến năm 2016

2.1.2.1. Lĩnh vực kinh doanh của công ty

Xây dựng và hoàn thiện công trình kỹ thuật dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, sân bay, bến cảng, thủy điện, đường dây và trạm biến thế điện, cấp thoát nước, khu công nghiệp, khu dân cư, thi công các công trình ngoài nước; đầu tư các dự án khu chung cư hỗn hợp; Tư vấn đầu tư xây dựng, lập thẩm định dự án thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán; Tư vấn đấu thầu; Khảo sát địa hình, địa chất, thí nghiệm, …

2.1.2.2. Các nhân tố tác tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty đến năm 2016

a. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô

– Chính sách pháp luật: Chính sách nhà nước về phát triển kinh tế – xã hội ưu tiên cho các công trình hạ tầng trọng điểm, cấp thiết tạo cơ hội để tham gia vào phân khúc hạ tầng sẽ rộng mở hơn, nhất là tại khu vực miền Trung.

– Môi trường văn hóa – xã hội: Quy mô dân số, tập quán cư trú, trình độ văn hóa,… là những nhân tố tác động đến thị trường đầu tư xây dựng và kinh doanh BĐS.

b. Các nhân tố thuộc môi trường vi mô

– Về các đối thủ cạnh tranh: Tính đến thời điểm đầu năm 2016 đã có hơn 230 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư & kinh doanh các dự án chung cư hỗn hợp nói riêng và bất động sản nói chung thuộc nhiều lĩnh vực nhà nước và tư nhân.

– Nhà cung cấp: Đối với các dịch vụ như thiết kế, tư vấn, quảng cáo & bán hàng dự án, quản lý Công ty thường chọn các nhà cung cấp quốc tế. Đối với các dịch vụ thi công công trình, trang trí nội thất, Công ty thường chọn các nhà thầu trong nước có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của dự án.

– Vị trí địa lý: Công ty đã có được những lợi thế để phát triển kinh doanh như gần cảng biển, gần các sân bay, nằm trên hành lang kinh tế Đông – Tây, …nơi hàng năm thu hút một lượng khách du lịch quốc tế & nội địa đáng kể. Tuy nhiên, do đặc điểm của khí hậu miền duyên hải, khu vực miền Trung – Tây Nguyên làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình triển khai thi công các dự án.

– Khách hàng: Khách hàng của Công ty là các tổ chức, doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức có mối quan hệ với các cổ đông sáng lập.

– Về tổ chức – nhân sự: Công ty đã thiết lập Hệ thống tổ chức đảm bảo phù hợp với từng giai đoạn phát triển.

– Tài chính: Tình hình tài chính của Công ty lành mạnh, minh bạch, các chỉ số tài chính luôn được kiểm soát tốt. Luôn tạo sức hấp dẫn cho thị trường bởi mức cổ tức cao và ổn định.

– Công nghệ, thiết bị: Công ty đã và đang đầu tư và sử dụng các công nghệ phù hợp với từng dự án công trình. Lĩnh vực SXKD Vật liệu được đầu tư mạnh bởi đã đón đầu thị trường.

– Kiểm soát chi phí: Công ty kiểm soát bằng mô hình “khoán chi phí có kiểm soát” là hình thức giao khoán nội bộ cho các đơn vị trực thuộc theo kế hoạch thi công đã được phê duyệt.

– Mua vật tư, thiết bị và thầu phụ: Các nhà cung cấp truyền thống, các thầu phụ là thế mạnh của Công ty. Những thoả thuận mang tính chiến lược lâu dài được chú trọng.

– Cải tiến quy trình: Việc nghiên cứu để kiểm soát giá thành và cải tiến các quy trình sản xuất để giảm chi phí đã đạt được những thành quả nhất định trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh.

– Hệ thống quản trị nội bộ của Vinaconex 25 đã được cải thiện thường xuyên, thật sự tạo ra một hành lang pháp lý, là công cụ đắc lực trong việc quản lý Công ty.

– Văn hóa doanh nghiệp: Với truyền thống nhiều năm phát triển,Văn hóa DN rất tốt.

2.1.3. Đặc điểm kinh doanh các dự án đầu tư khu chung cư hỗn hợp của Công ty

Hoạt động đầu tư kinh doanh dự án khu chung cư hỗn hợp còn có những đặc điểm mang tính chất riêng biệt như: phải phù hợp với kế hoạch, quy hoạch phát triển của Nhà nước và địa phương về địa lý và hạ tầng cơ sở, sự đồng bộ trong kiến trúc và đảm bảo về chất lượng công trình, phụ thuộc nhiều vào yếu tố xã hội, tâm lý, tập quán của người dân, phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết, khí hậu.

2.2. THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHU CHUNG CƯ HỖN HỢP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX 25

2.2.1. Mô hình quản lý các Dự án đầu tư khu chung cư hỗn hợp tại Công ty

Hình thức quản lý dự án được Công ty áp dụng là hình thức Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án khu chung cư hỗn hợp có Ban quản lý dự án chuyên trách. Ban quản lý dự án này có chức năng thực hiện toàn bộ công việc trong quá trình quản lý các dự án đầu tư xây dựng tại Công ty.

2.2.2. Rủi ro & các nguy cơ rủi ro trong các dự án đầu tư khu chung cư hỗn hợp tại Công ty

Các tài liệu thu thập từ dự án như báo cáo kế hoạch quản trị dự án, các báo cáo về tiến độ thực hiện thi công công trình, các biên bản cuộc họp, các đánh giá và phân tích về rủi ro tại hiện trường công trình các dự án khu chung cư hỗn hợp tại Công ty. Các cá nhân được phỏng vấn là những cá nhân giữ các vai trò then chốt trong dự án: Trưởng Bộ phận dự án Công ty, Giám đốc dự án, đại diện Tư vấn thiết kế và Tư vấn giám sát dự án, đại diện các Nhà thầu thi công và Giám sát thi công công trường. Bảng câu hỏi được đính kèm trong phần Phụ lục 01.

2.2.2.1. Rủi ro về quản lý điều hành: Rủi ro về quản lý điều hành ở các dự án chung cư hỗn hợp ở Công ty thể hiện rõ trong thay đổi cơ cấu tổ chức, tăng chi phí dự án và dự án bị trì hoãn, địa điểm xây dựng dự án không thuận lợi.

2.2.2.2. Rủi ro về tài chính & kinh tế

Rủi ro tài chính và kinh tế là những rủi ro tồn tại nổi bật trong các dự án đầu tư khu chung cư hỗn hợp của Công ty. Cụ thể nhất là rủi ro khủng hoảng kinh tế, biến động lãi suất vay ngân hàng, lạm phát, tỷ giá không ổn định..

2.2.2.3. Rủi ro thị trường

Rủi ro thị trường ảnh hưởng rất lớn đến các dự án đầu tư khu cung cư hỗn hợp tại Công ty, bao gồm các rủi ro: Cạnh tranh từ các dự án tương tự, tăng chi phí marketing, tăng chi phí giá vật tư,…

2.2.2.4. Rủi ro pháp lý & hợp đồng: Nhóm rủi ro này liên quan đến các dự án khu chung cư hỗn hợp tại Công ty chủ yếu: Nhà thầu vi phạm hợp đồng, hệ thống luật còn nhiều bất cập.

2.2.2.5. Rủi ro kỹ thuật: Các rủi ro kỹ thuật tại các dự án đầu tư khu chung cư hỗn hợp của Công ty liên quan đến sai sót trong thiết kế, thiếu hụt nhân công có tay nghề, rủi ro xảy ra trên công trường.

2.2.2.6. Rủi ro chính sách và chính trị: Tại Công ty, các rủi ro chính sách và chính trị được thể hiện rõ thông qua rủi ro do phê duyệt dự án chậm trễ và thay đổi chính sách pháp luật của nhà nước.

2.2.2.7. Rủi ro môi trường

Rủi ro môi trường xảy ra các dự án đầu tư khu chung cư hỗn hợp chủ yếu là các rủi ro liên quan đến thời tiết không thuận lợi, thiên tai, địch họa, dự án gây ô nhiễm chomôitrường hoặc là công trường thi công gần đường giao thông và khu dân cư

2.2.3. Đánh giá mức độ nghiêm trọng của các rủi ro trong các dự án đầu tư khu chung cư hỗn hợp tại Công ty

Tác giả sử dụng phương pháp chuyên gia tức là cho điểm, nguyên nhân rủi ro trong quá khứ và hiện tại, mỗi chuyên gia cho điểm vào 1 phiếu được thiết kế phù hợp với điều tra và nguy cơ rủi ro, mức độ nghiêm trọng và tần suất xảy ra rủi ro. Sau đó, sử dụng khái niệm rủi ro chính là sự kết hợp giữa mức độ nguy hiểm và tần xuất xảy ra hoặc có thể xảy ra theo công thức.

Rủi ro = Mức độ nguy hiểm x Tần suất có thể xảy ra (Phụ lục 01).

Bảng xếp hạng chỉ số của các rủi ro xảy ra trong các dự án đầu tư khu chung cư hỗn hợp tại Công ty Cổ phần Vinaconex 25

Bảng 2.1. Bảng xếp hạng chỉ số của các rủi ro

STTRủi roĐiểm số
xếp hạng
Xếp hạng
1Cạnh tranh từ các dự án tương tự3,9621
2Lạm phát3,9442
3Khủng hoảng kinh tế3,9173
4Dự án bị thiên tai, địch họa3,7984
5Biến động lãi suất vay ngân hàng3,0305
6Tăng giá nguyên vật liệu3,0226
7Sai sót trong thiết kế2,9507
8Nhà thầu vi phạm hợp đồng2,8608
9Tăng chi phí lao động2,8589
10Tỉ giá không ổn định2,21910
11Thiếu công nhân có tay nghề2,19711
12Rủi ro do phê duyệt chậm2,15812
13Công trường thi công gần đường giao thông và khu dân cư2,11913
14Tai nạn trên công trường2,11314
15Hệ thống luật còn bất cập2,09115
16Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng tăng2,07716
17Tăng chi phí quảng cáo1,58517
18Thay đổi cơ cấu tổ chức1,57018
19Dự báo sai về nhu cầu thị trường1,53519
20Tăng chi phí quản lý dự án1,48520
21Rủi ro do thay đổi chính sách1,26821
22Dự án bị trì hoãn0,63422
23Địa điểm xây dựng dự án không thuận lợi0,10623

Căn cứ vào điểm xếp hạng của các rủi ro, căn cứ vào nhóm rủi ro đã phân loại, tính giá trị trung bình nhóm các rủi ro, ta có bảng sau:

Bảng 2.2. Bảng điểm trung bình xếp hạng các rủi ro

Rủi roĐiểm số
xếp hạng
Xếp hạngĐiểm trung bình nhóm
Thay đổi cơ cấu tổ chức1,57018 
Tăng chi phí quản lý dự án1,48520 
Dự án bị trì hoãn0,63422 
Địa điểm xây dựng dự án không thuận lợi0,10623 
RỦI RO VỀ QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH3,794 0,949
Khủng hoảng kinh tế3,9183 
Biến động lãi suất vay ngân hàng3,0335 
Lạm phát3,9442 
Tỷ giá không ổn định2,21910 
RỦI RO VỀ TÀI CHÍNH VÀ KINH TẾ13,113 3,278
Cạnh tranh từ các dự án tương tự3,9621 
Tăng giá nguyên vật liệu3,0236 
Tăng chi phí lao động2,8589 
Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng tăng2,07716 
Tăng chi phí quảng cáo1,58517 
Dự báo sai về nhu cầu thị trường1,53519 
RỦI RO VỀ THỊ TRƯỜNG15,039 2,506
Nhà thầu vi phạm hợp đồng2,8648 
Hệ thống luật còn bất cập2,09115 
RỦI RO VỀ PHÁP LÝ VÀ HỢP ĐỒNG4,955 2,478
Sai sót trong thiết kế2,9587 
Thiếu công nhân có tay nghề2,19711 
Tai nạn trên công trường2,11314 
RỦI RO VỀ KỸ THUẬT7,269 2,423
Rủi ro do phê duyệt chậm2,15812 
Rủi ro do thay đổi chính sách1,26821 
RỦI RO VỀ CHÍNH SÁCH VÀ CHÍNH TRỊ3,426 1,713
Dự án bị thiên tai, địch họa3,7984 
Công trường thi công gần đường giao thông và khu dân cư2,11913 
RỦI RO VỀ MÔI TRƯỜNG5,917 2,958

2.3. QUẢN TRỊ RỦI RO CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHU CHUNG CƯ HỖN HỢP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX 25

2.3.1. Hoạch định quản trị rủi ro các dự án đầu tư khu chung cư hỗn hợp tại Ckhông thực hiện việc hoạch định quản trị rủi ro một cách bài bản và chuyên bông ty Cổ phần Vinaconex 25

Hiện nay các phòng ban trực tiếp tham gia vào công tác hoạch định quản trị rủi ro liên quan đến dự án các khu chung cư hỗn hợp tại Công ty gồm phòng nhân sự, phòng tài chính – kế hoạch , Ban quản lý dự án, phòng Đấu thầu và Phòng Kỹ thuật thi công.

2.3.2. Xác định rủi ro các dự án đầu tư khu chung cư hỗn hợp tại Công ty Cổ phần Vinaconex 25

Được thực hiện chủ yếu trong hai giai đoạn: Giai đoạn lập phương án đầu tư dự án và giai đoạn triển khai thi công dự án.

2.3.2.1. Xác định rủi ro giai đoạn lập phương án đầu tư khu chung cư hỗn hợp tại Công ty Cổ phần Vinaconex 25

Ban quản lý Dự án của Công ty chịu trách nhiệm chính trong việc lập phương án đầu tư để trình Ban điều hành và Hội đồng Quản trị thẩm định, phê duyệt. Kỹ thuật SWOT và tập kích não được dùng để xác định các rủi ro mà Công ty sẽ đối mặt nếu triển khai dự án.

2.3.2.2. Xác định rủi ro trong giai đoạn triển khai thi công dự án đầu tư khu chung cư hỗn hợp tại Công ty Cổ phần Vinaconex 25

Trong giai đoạn triển khai thi công dự án, các rủi ro mới được xác định chủ yếu dựa trên các kỹ năng, trực giác và kinh nghiệm của đội ngũ quản lý dự án đồng thời dựa vào các thông tin lịch sử của các dự án tương tự đã được thực hiện trước đó. Nhìn chung, các rủi ro đã được xác định không được hệ thống hóa.

2.3.3. Phân tích rủi ro các dự án đầu tư khu chung cư hỗn hợp tại Công ty Cổ phần Vinaconex 25

Công ty đang sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy và phân tích giá trị tiền tệ kỳ vọng của Dự án. Các công cụ được dùng để phân tích các rủi ro trong giai đoạn này là các công cụ phân tích định lượng bao gồm phân tích độ nhạy và phân tích giá trị tiền tệ kỳ vọng. Các công cụ này được dùng để phân tích các chỉ số tài chính dự án như: Tỷ suất sinh lời của dự án, thời gian hoàn vốn của dự án,…Bằng việc phân tích độ nhạy của dự án, Công ty xác định được dự án nhạy cảm với yếu tố nào và mức rủi ro có thể chấp nhận được.

Minh họa cụ thể, trong giai đoạn lập kế hoạch đầu tư dự án khu chung cư hỗn hợp tại Công ty, các công cụ được dùng để phân tích định lượng các rủi ro bao gồm phân tích độ nhạy và phân tích giá trị tiền tệ kỳ vọng dự án xây dựng tòa nhà CT1 – Cụm nhà ở hỗn hợp tại lô B3 khu đô thị Nam cầu Trần Thị Lý:

Bảng 2.4. Báo cáo lãi lỗ dự án xây dựng tòa nhà CT1 – Cụm nhà ở hỗn hợp tại lô B3 khu đô thị Nam cầu Trần Thị Lý

BÁO CÁO LÃI LỖ DỰ ÁN

ĐVT: 1.000 đồng

TTNội dungNăm 2011Năm 2012Năm 2013Năm 2014Năm 2015
ITổng doanh thu: (1) + (2) 1.242.514 2.747.790 151.014.084 165.680.359 45.420.125
1Doanh thu bán căn hộ, dịch vụ, tầng hầm140.829.434155.280.30043.352.100
2Thuế VAT đầu vào được hoàn1.242.5142.747.79010.184.65010.400.0592.068.025
IITổng chi phí: (1) + (2) + (3) 13.667.658 30.225.690 130.275.415 134.995.600 35.079.835
1Chi phí đầu tư xây dựng13.667.65830.225.690112.031.146114.400.65222.748.280
2Chi trả lãi vay ngân hàng1.856.8252.525.966
3Chi phí bảo trì2.560.5382.823.281788.221
4Chi phí kinh doanh qua sàn1.024.2151.129.311315.288
5Chi phí thuế TNDN    7.286.946
6Thuế VAT doanh thu (10% doanh thu trước thuế)12.802.69114.116.3903.941.100
IIILợi nhuận trước thuế (I) – (II) (12.425.144) (27.477.900) 20.738.669 30.684.759 10.340.290

Nguồn: Ban quản lý dự án

Với dự án trên, kết quả thẩm định dự án xây dựng khu chung cư hỗn hợp tại lô B3 khu đô thị Nam cầu Trần Thị Lý có giá trị kỳ vọng NPV =4.024.672.716 với lãi suất sinh lời (chi phí sử dụng vốn bình quân) 16%, tìm ra lãi suất sinh lời nội bộ IRR = 22,92%.

Dựa vào báo cáo lãi lỗ của dự án, Ban quản lý dự án cho thay đổi chi phí sử dụng vốn, sau đó đánh giá giá trị NPV tương ứng. Trên cơ sở đó, Ban quản lý dự án trị sử dụng kỹ thuật phân tích độ nhạy một chiều, thay đổi yếu tố chi phí để tính sự thay đổi giá trị NPV dự án Khu chung cư hỗn hợp tòa nhà CT1 hoặc thay đổi doanh thu bán chung cư, tính sự thay đổi NPV của dự án. Từ đó có kết luận đánh giá hiệu quả cũng như rủi ro của dự án.

  • Phân tích các yếu tố biến đổi của chi phí, lãi vay, doanh thu ảnh hưởng đến thay đổi hiệu quả dựa án NPV và IRR:

Bảng 2.6. Bảng phân tích độ nhạy một chiều của NPV, IRR với sự thay đổi chi phí

  • ĐVT: 1.000 đồng
HIỆU QUẢ DỰ ÁNTHAY ĐỔI CHI PHÍ XÂY DỰNG
88%90%95%100%105%110%
NPV25.628.39522.027.75713.026.1614.024.566(4.977.029)(13.978.624)
IRR62%55%39%23%8%-8%

Bảng 2.7. Bảng phân tích độ nhạy một chiều của NPV, IRR với sự thay đổi lãi vay

  • ĐVT: 1.000 đồng
HIỆU QUẢ

DỰ ÁN

THAY ĐỔI CHI PHÍ LÃI SUẤT VAY NGÂN HÀNG
13,6%14,4%15,2%16,0%16,4%17,28%
NPV4.412.2654.283.0324.153.7994.024.5663.959.9503.817.794
IRR23,57%23,35%23,13%22,92%22,81%22,57%
  • – Phân tích các yếu tố biến đổi của doanh thu ảnh hưởng đến thay đổi hiệu quả dựa án NPV: Cho doanh thu thay đổi giảm 85%, 90%,95% và tăng 105%, 110% đánh giá sự thay đổi của NPV và IRR

Bảng 2.8. Bảng phân tích độ nhạy một chiều của NPV, IRR với sự thay đổi doanh thu

  • ĐVT: 1.000 đồng
HIỆU QUẢ

DỰ ÁN

THAY ĐỔI DOANH THU
85%90%95%100%105%110%
NPV(9.262.888)(4.833.737)(404.585)4.024.5668.453.71712.882.869
IRR1%8%15%23%31%39%

Như đã minh họa trong bảng trên về phân tích độ nhạy biến đổi doanh thu xác định NPV dự án và thay đổi chi phí xác định NPV dự án, Nhà quản lý Công ty một bức tranh dễ hiểu về các kết quả có thể xảy ra của dự án khu chung cư hỗn hợp tòa nhà CT1. Tuy nhiên, Công ty chỉ phân tích độ nhạy 1 chiểu với tổng chi phí dự án mà không phân loại các biến chi phí riêng lẻ để đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tác động đến đối tượng phân tích NPV. Như vậy, có thể nói, quy trình phân tích đánh giá rủi ro dự án các khu chung cư hỗn hơp Công ty chưa hợp lý và chưa khoa học.

2.3.4. Ứng phó rủi ro các dự án đầu tư khu chung cư hỗn hợp tại Công ty Cổ phần Vinaconex 25

Để ứng phó rủi ro dự án các khu chung cư hỗn hợp của Công ty, Ban quản lý dự án lên kế hoạch dự phòng rủi ro dự án. Mục tiêu của kế hoạch này không nhằm mục đích để giảm thiểu khả năng xảy ra cũng như ảnh hưởng của các rủi ro mà chủ yếu để phòng ngừa trong trường hợp các rủi ro xảy ra. Trên cở sở đó, Công ty lập dự phòng chi phí tính vào hiệu quả dự án theo tỷ lệ phần trăm nhất định mà Ban điều hành Công ty đưa ra. Tuy nhiên, ngoài việc phải lập dự phòng rủi ro, Công ty cũng đưa ra các biện pháp cụ thể để thực hiện. Biện pháp ứng phó được Công ty lựa chọn trong mọi trường hợp là chuyển giao cho các rủi ro có nguy cơ xảy ra. Đối với các rủi ro đang xảy ra do không có kế hoạch ứng phó cụ thể cho từng rủi ro nên Công ty thường chọn các biện pháp ứng phó mang tính ‘‘tùy cơ ứng biến”.

2.3.5. Giám sát và kiểm soát rủi ro các dự án đầu tư khu chung cư hỗn hợp tại Công ty Cổ phần Vinaconex 25

Việc giám sát và kiểm soá trủi ro dự án khu chung cư hỗn hợp không được thực hiện một cách chặt chẽ. Không có sự theo dõi và cập nhật các rủi ro một cách thường xuyên, thiếu sự liên kết và chuyển giao để các rủi ro được theo dõi và kiểm soát toàn bộ trong vòng đời dự án.

2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHU CHUNG CƯ HỖN HỢP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX 25

2.4.1. Những kết quả đạt được trong việc thực hiện quản trị rủi ro các dự án đầu tư khu chung cư hổn hợp tại Công ty

Công tác quản lý dự án tại công ty đã được thực hiện tốt, hoạt động quản lý dự án đã phát huy được tác dụng của nó: Tạo mối liên kết cho các hoạt động, các công việc trong dự án và mối liên hệ thường xuyên giữa các thành viên có liên quan đến dự án; tạo điều kiện phát hiện sớm những khó khăn vướng mắc nảy sinh và kịp thời điều chỉnh đối với những thay đổi; từ đó, hoàn thiện sản phẩm của dự án, đảm bảo các chỉ tiêu hiệu quả của dự án. Nhờ có hoạt động phân tích rủi ro bằng phương pháp độ nhạy một chiều, xác định giá trị kỳ vọng của dự án, Công ty đã thực hiện tốt các dự án đầu tư và xây dựng nhà ở, đảm bảo các chỉ tiêu hiệu quả của dự án. Đạt được các kết quả đó là nhờ hoạt động quản lý dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại Công ty có được nhiều mặt tích cực.

2.4.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong việc thực hiện quản trị rủi ro các dự án đầu tư khu chung cư hổn hợp tại Công ty

Công tác quản trị rủi ro của Công ty có những mặt đạt được đáng kể. Song Công ty Cổ phần Vinaconex 25 chưa có một hệ thống chuyên biệt và khoa học thực hiện nhiệm vụ quản trị rủi ro nhằm đối phó với các tình huống bất trắc cũng như phát hiện các cơ hội kinh doanh tiềm ẩn. Công tác quản trị rủi ro hiện tại còn phụ thuộc quá nhiều vào kinh nghiệm một số cá nhân chủ chốt. Quản trị rủi ro tại Công ty thường được thực hiện trong giai đoạn lên kế hoạch và thi công hơn là trong các giai đoạn hình thành ý tưởng dự án. Điều này trái với luận điểm cho rằng quản trị rủi ro trong giai đoạn hình thành ý tưởng là quan trọng nhất.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHU CHUNG CƯ HỖN HỢP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX 25

3.1. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX 25 ĐẾN NĂM 2030

3.1.1. Tầm nhìn, mục tiêu và định hướng chiến lược phát triển của Công ty

3.1.1.1. Tầm nhìn, mục tiêu và định hướng chung chiến lược phát triển Công ty đến năm 2030

Giữ vững tốc độ ổn định, phát triển của Công ty kể cả nền kinh tế khó khăn như hiện nay. Tạo dựng uy tín thương hiệu, chiếm lĩnh thị trường. Nâng cao khả năng cạnh tranh, nâng cao hiệu quả của hệ thống quản trị nội bộ mà không làm giảm chất lượng công trình.

3.1.1.2. Định hướng cụ thể chiến lược phát triển Công ty đến năm 2030

Cần mở rộng tiếp cận các Bộ ban ngành khác có tiềm năng và nguồn công việc lớn. Tiếp tục phát triển bền vững thị trường và nâng cao uy tín đối với các tập đoàn và doanh nghiệp lớn mà công ty đã và đang tham gia.

3.1.2. Yêu cầu giảm thiểu các rủi ro trước những tác động bất lợi của môi trường tự nhiên, kinh tế-xã hội hiện tại của Công ty

Yêu cầu quản trị rủi ro mà cụ thể là quản trị rủi ro các dự án đầu tư là yêu cầu bức thiết đối với Công ty Cổ phần Vinaconex 25 trong thời điểm này.

3.1.3. Khả năng nguồn lực của Công ty

Với bộ máy quản lý được xây dựng và phát triển tinh gọn, chuyên nghiệp, lực lượng nhân sự đảm nhiệm các công việc quản lý dự án. Về mặt tài chính, là một công ty đại chúng được Ủy ban chứng khoán Nhà nước công nhận, nguồn vốn được huy động chủ yếu từ việc phát hành cổ phiếu, có thể nói tình hình tài chính của Công ty tương đối ổn định, khả năng đầu tư cho các dự án cũng như đầu tư cho việc nâng cao năng lực quản lý, bộ máy quản lý nhất là các dự án đầu tư bất động sản.

3.1.4. Những tiến bộ về mặt kỹ thuật và công nghệ trong quản trị rủi ro dự án

Ngày nay với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, đặc biệt là công nghệ điện toán đám mây. Điều này đã mở ra những bước đột phá quan trọng trong việc quản trị, quản lý, theo dõi và dự báo. Nhờ sự hỗ trợ đắc lực của của các phần mềm ứng dụng quản lý dự án, Công ty có thể bám sát được dự án và có những quyết sách kịp thời cũng như có cơ sở vững chắc để đưa ra quyết định.

3.2. CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHU CHUNG CƯ HỖN HỢP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX 25

3.2.1. Thay đổi nhận thức về rủi ro và quản trị rủi ro dự án đầu tư của Công ty Cổ phần Vinaconex 25

Để công tác quản trị rủi ro đạt được hiệu quả, việc đầu tiên là đội ngũ quản lý của Công ty cần nhận thức rõ hơn vai trò của quản trị rủi ro dự án. Đội ngũ quản lý Công ty cần xem chi phí giành cho quản trị rủi ro là một chi phí cần thiết và sẵn sàng chi trả. Thái độ và nhận thức của đội ngũ quản lý là điều cốt lõi để thiết lập nên một văn hóa quản trị rủi ro trong Công ty.

3.2.2 Thiết lập hệ thống quản trị rủi ro dự án đầu tư của Công ty Cổ phần Vinaconex 25

Quản trị rủi ro chính là quá trình xác định trước các rủi ro có thể xảy ra trong dự án, phân tích, và có giải pháp phù hợp nhằm mục tiêu tăng cơ hội thành công và giảm thiệt hại cho dự án.

3.2.3. Phát triển nguồn nhân lực phụ trách quản trị rủi ro của Công ty Cổ phần Vinaconex 25

Muốn xây dựng được hệ thống quản trị rủi ro trước hết phải xây dựng được bộ máy nhân sự quản trị rủi ro. Bộ máy nhân sự quản trị rủi ro đề xuất nên được xây dựng theo hướng chuyên môn hóa với một đội ngũ nhân sự chuyên về quản trị rủi ro dự án.

3.2.4. Xây dựng quy trình quản trị rủi ro dự án khu chung cư hỗn hợp của Công ty Cổ phần Vinaconex 25

Căn cứ trên cơ sở các tài liệu, các nghiên cứu khoa học và kinh nghiệm thực tế về quản trị rủi ro dự án, Ban quản lý rủi ro dự án Công ty sẽ thiết kế một qui trình quản trị rủi ro dự án sao cho phù hợp với Công ty và phù hợp với từng dự án cụ thể. Minh họa Phụ Lục 03

3.2.4.1. Hoạch định quản trị rủi ro

Hoạch định quản trị rủi ro dự án đầu tư là một công cụ quản lý, là một chuỗi các hoạt động chủ động của doanh nghiệp để phòng ngừa, xử lý và kiểm soát tất cả các loại rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng nhằm tăng mức độ đạt được các mục tiêu dự án

3.2.4.2. Nhận diện rủi ro

Các công việc cụ thể trong nhận diện rủi ro có thế áp dụng tại công ty: Tổ chức, tham dự các hội nghị, hội thảo với sự có mặt của các chuyên gia trong ngành nhằm cung cấp thông tin về tình hình phát triển và những biến động của nền kinh tế giúp nhìn nhận rõ ràng hơn về các rủi ro đến từ các yếu tố khách quan và từ nền kinh tế.

3.2.4.3. Phân tích, đánh giá rủi ro

Trong thực tế, những rủi ro có thể xảy ra trong một dự án là khá nhiều, và việc giải quyết hết tất cả các rủi ro là không cần thiết, cũng như sẽ làm phá sản ngân sách dự án. Công ty cần thực hiện phân tích kết hợp phân tích độ nhạy 2 chiều và áp dụng phần mềm được xây dựng trên nền tảng áp dụng mô phỏng Monte Carlo để đánh giá rủi ro của dự án.

a. Phân tích độ nhạy 2 chiều

Mục đích phân tích độ nhạy nhằm kiểm tra sự dao động của hiệu quả dự án so với sự biến động của các yếu tố nghĩa là khi các yếu tố rủi ro thay đổi a% thì biến kết quả thay đổi bao nhiêu b%. Sau khi tiến hành phân tích độ nhạy một chiều, tiến hành phân tích độ nhạy hai chiều nghĩa là xem xét sự tác động của một cặp yếu tố ảnh hưởng như thế nào đến các chỉ tiêu tài chính của dự án.

b. Phân tích mô phỏng

Sử dụng phần mềm Crystal Ball thiết lập mô hình mô phỏng Monte – Carlo. Quy trình lập mô phỏng Monte – Carlo và các bước xây dựng mô phỏng Monte – Carlo trong Crystal Ball xem Phụ lục 06

3.2.4.4. Xếp loại, ứng phó rủi ro

a. Xếp loại rủi ro: Các rủi ro sau khi đã được phân tích sẽ được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên căn cứ trên tần suất xuất hiện và mức độ ảnh hưởng của từng rủi ro đối với các mục tiêu của dự án. Cần có kế hoạch dự phòng và theo dõi mọi rủi ro bên cạnh tập trung giải quyết các rủi ro ưu tiên.

b. Hoạch định phương án ứng phó: Việc hoạch định phương án ứng phó rủi ro sẽ bao gồm: Nguyên tắc ứng phó rủi ro, phân bổ nguồn lực để ứng phó cho mỗi rủi ro cụ thể, phân công nhân sự trực tiếp thực hiện kế hoạch ứng phó rủi ro.

3.2.4.5. Giám sát và kiểm soát rủi ro

Việc giám sát cũng nhằm mục đích điều chỉnh các chiến lược hoặc kế hoạch đối phó nếu chúng tỏ ra không hiệu quả, không khả thi, ngốn quá nhiều ngân sách, hoặc để đáp ứng với rủi ro mới xuất hiện, hoặc sự biến tướng của rủi ro đã được nhận diện trước đó.

3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP XỬ LÝ VÀ KIỂM SOÁT CÁC RỦI RO CỤ THỂ ĐANG XẢY RA TRONG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHU CHUNG CƯ HỖN HỢP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX 25

Trước hết, cần dựa vào danh sách các rủi ro đã được phân tích và đánh giá bên trên để phân loại các rủi ro. Sẽ có ba nhóm các rủi ro được hình thành theo tiêu chí ưu tiên từ cao nhất đến thấp nhất, ta có: Nhóm rủi ro ưu tiên, nhóm rủi ro quan trọng, nhóm rủi ro cần theo dõi.

3.3.1. Giải pháp xử lý và kiểm soát theo thứ tự ưu tiên các loại rủi ro đối với các dự án đầu tư của Công ty Cổ phần Vinaconex 25

Nhóm rủi ro ưu tiên: Bao gồm các rủi ro được xếp hạng từ 1 đến 10: Chiến lược ứng phó: Giảm thiểu, cần tập trung xử lý các rủi ro này càng sớm càng tốt, bao gồm theo thứ tự ưu tiên sau: – Cạnh tranh từ các dự án tương tự; Lạm phát; Khủng hoảng kinh tế; Dự án bị thiên tai, địch họa; Biến động lãi suất vay ngân hàng; Tăng giá nguyên vật liệu; Sai sót trong thiết kế; Nhà thầu vi phạm hợp đồng; Tăng chi phí lao động;Tỷ giá không ổn định.

3.3.2. Giải pháp xử lý và kiểm soát theo mức độ quan trọng các loại rủi ro đối với các dự án đầu tư của Công ty Cổ phần Vinaconex 25

Nhóm rủi ro quan trọng: Bao gồm các rủi ro được xếp hạng từ 11 đến 13. Cần có các kế hoạch ứng phó theo lộ trình trong quá trình triển khai dự án tùy vào tình hình ngân sách cho phép, bao gồm theo mức độ quan trọng sau:Thiếu công nhân có tay nghề; Rủi ro do phê duyệt chậm; Công trường thi công gần đường giao thông và khu dân cư

3.3.3. Giải pháp xử lý và kiểm soát nhóm rủi ro cần theo dõi đối với các dự án đầu tư của Công ty Cổ phần Vinaconex 25

Nhóm rủi ro cần theo dõi: Bao gồm các rủi ro còn lại trong bảng xếp hạng từ 14 đến 23: Tai nạn trên công trường; Hệ thống luật còn bất cập;Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng tăng;Tăng chi phí quảng cáo; Thay đổi cơ cấu tổ chức; Dự báo sai về nhu cầu thị trường; Tăng chi phí quản lý dự án; Rủi ro do thay đổi chính sách; Dự án bị trì hoãn; Địa điểm xây dựng dự án không thuận lợi.

KẾT LUẬN

Trong quá trình kinh doanh các dự án đầu tư khu chung cư nói riêng, thường xuất hiện hai nhóm rủi ro chính: Rủi ro do môi trường tự nhiện xung quanh có nhiều bất ổn và rủi ro kinh tế xã hội. Tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của từng rủi ro như đã phân tích ở trên, Công ty nên dành thời gian, công sức thích hợp để tìm cách giảm thiểu các rủi ro này. Tuy nhiên, Công ty đừng nên tự “trói chân“ mình bằng những lo lắng, sợ sệt sau khi phân tích, nghiên cứu các rủi ro ở mức vừa phải để có thể yên tâm rằng đã chọn đúng cơ hội, sau đó, hãy mạnh dạn tìm cách giảm thiểu các rủi ro và triển khai các kế hoạch kinh doanh. Nhận thức được tầm quan trọng của quản trị rủi ro, qua luận văn này tác giả chỉ mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé về việc nhận diện rủi ro và đưa ra một số giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong các dự án đầu tư tại Công ty.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN DUY TAN\LUAN VAN DUY TAN\TRUONG VAN DUC\SAU BAO VE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *