PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN MẶT TRỜI

PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN MẶT TRỜI

PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN MẶT TRỜI

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Văn hóa doanh nghiệp (VHDN) ngày càng được quan tâm của doanh nhân và giới nghiên cứu nước ta bởi đây là một trong các yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp (DN). Hầu hết các chủ DN đều hiểu: “Không thể thiếu VHDN nếu muốn đưa doanh nghiệp vào cuộc cạnh tranh tích cực đầy thử thách, nhất là trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”.

Từ năm 1998, BCH TƯ (khóa VIII) có Nghị quyết 03-NQ/TW ngày 16/7/1998 về “Xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”; 16 năm sau, nội dung “xây dựng văn hóa doanh nghiệp” được chỉ rõ trong Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9 tháng 6 năm 2014của BCH TƯ (khóa XI) về việc “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.

Tuy vậy, nhận thức chưa đầy đủ về văn hóa doanh nghiệp và quản lý để phát triển văn hóa doanh nghiệp đang là lực cản không nhỏ cho phát triển văn hóa doanh nghiệp, gây cản trở sự phát huy mọi tiềm năng của doanh nghiệp. Do đó, việc “phát triển văn hóa doanh nghiệp” cần được tiếp tục nghiên cứu.

Từ kiến thức chương trình Quản trị Kinh doanh, với sự trải nghiệm công việc tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Mặt Trời, sau thời gian nghiên cứu và tham khảo ý kiến quí báu của quý thầy cô, em xin chọn đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình là «Phát triển văn hoá doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Mặt Trời» (sau đây xin gọi tắt là Sun Group).

  1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:

2.1. Làm rõ các yếu tố cấu thành, các nhân tố ảnh hưởng đến VHDN.

2.2. Đánh giá thực trạng VHDN tại Sun Group.

2.3. Đề xuất giải pháp phát triển VHDN tại Sun Group.

Nhằm góp phần hoàn thiện một số cơ sở lý luận VHDN và phát triển VHDN, đánh giá đúng thực trạng VHDN Sun Group, làm cơ sở đề xuất giải pháp hệ thống và khả thi phát triển VHDN Sun Group

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

3.1. Đối tượng nghiên cứu: Lý luận văn hóa doanh nghiệp, phát triển văn hóa doanh nghiệp, thực trạng văn hóa doanh nghiệp Sun Group.

3.2. Phạm vi nghiên cứu, khảo sát: tại Sun Group từ năm 2012 – 2014.

4. PHƯƠNG PHAP NGHIÊN CỨU:

    1. Thu thập thông tin sơ cấp: quan sát, phỏng vấn, thống kê,… ;
    2. Thu thập thông tin thứ cấp: nghiên cứu các báo cáo, quy chế, văn bản pháp quy liên quan) và tìm hiểu các lĩnh vực sau:
      1. Lý thuyết phát triển văn hóa doanh nghiệp (VHDN)
      2. Các mô hình phát triển VHDN
      3. Ý kiến chuyên gia về phát triển VHDN
      4. Thực trạng VHDN và quản lý VHDN tại Sun Group
    3. Phương pháp xử lý số liệu thống kê, thông tin về thực trạng
    4. Phương pháp phân tích kết quả để đề xuất giải pháp phát triển VHDN tại Sun Group.
    5. Phương pháp xin ý kiến chuyên gia về các giải pháp đề xuất.
  1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU:

6. KẾT CẤU LUẬN VĂN: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận VHDN và phát triển VHDN

Chương 2: Thực trạng VHDN tại Sun Group

Chương 3: Một số giải pháp phát triển VHDN tại Sun Group.

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP

1.1. LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP (VHDN):

1.1.1. Văn hóa doanh nghiệp, phân biệt VHDN với văn hoá chung:

1.1.1.1. Văn hóa doanh nghiệp:

  1. Văn hoá kinh doanh: Về ngữ nghĩa, “doanh nghiệp” (động từ) theo Từ điển Tiếng Việt (2006) của Viện Ngôn ngữ học, là “làm các việc kinh doanh” ; “doanh nghiệp” (danh từ) là “đơn vị kinh doanh – như xí nghiệp công ty”. Doanh nghiệp là: “tổ chức hoạt động kinh doanh của những chủ sở hữu có tư cách pháp nhân, nhằm mục đích kiếm lời ở một hoặc nhiều ngành” (Đại Từ điển tiếng Việt).

Khoản 1, Điều 3 Luật Doanh nghiệp, “doanh nghiệp” là “tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở, giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo qui định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”. Xã hội có nền văn hoá thì doanh nghiệp, bộ phận của xã hội, cũng có nền văn hóa riêng, gắn bó với kinh doanh. Thuật ngữ văn hóa kinh doanh (business culture) xuất hiện từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước và tồn tại hai cách hiểu khác nhau:

  • Văn hóa kinh doanh (VHKD) là văn hóa doanh nghiệp (VHDN).
  • VHKD thuộc phạm trù quốc gia, còn VHDN là thành phần VHKD.

Ở luận văn này, VHKD “gồm các nguyên tắc điều chỉnh việc kinh doanh, ấn định ranh giới giữa hành vi cạnh tranh và ứng xử vô đạo đức, những quy tắc trong các thoả thuận kinh doanh (KD)”. Căn cứ tính cố hữu, vào mức độ thay đổi được của hệ thống các giá trị văn hoá trong kinh doanh, VHKD của một quốc gia được cấu thành bởi 3 yếu tố là:

Bảng 1.1: CÁC YẾU TỐ VĂN HÓA KINH DOANH
VĂN HÓA KINH DOANH
VĂN HÓA

THƯƠNG TRƯỜNG

VĂN HÓA

DOANH NHÂN

VĂN HÓA

DOANH NGHIỆP

tính chất của sự cạnh tranh, cơ cấu tổ chức, hệ thống pháp chế… liên quan môi trường kinh doanh của một quốc giatrình độ, năng lực, đạo đức nghề nghiệp, phẩm hạnh làm ngừơi,… của những người tham gia sản xuất kinh doanhbộ phận có vai trò, vị trí mang tính quyết định, là đầu mối trung tâm của quá trình xây dựng VHKD.
  1. Văn hoá doanh nghiệp (VHDN)

Theo Charles Handy (1976), gốc VHDN được gán cho Elliot Jacques, người sáng lập Tavistok Institute ở London (năm 1952) đã định nghĩa VHDN như “lối tư duy và hành động quen thuộc, được chia sẻ và người lao động (NLĐ) được học và chấp nhận”. Edgar Schein, chuyên gia nghiên cứu về tổ chức, quản trị người Mỹ, dựa vào tính hữu hình của giá trị văn hoá, VHDN có ba cấp độ khác nhau, từ hiện tượng đến bản chất qua những bộ phận cấu thành.

Cấp độ 1: Những quá trình và cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp, gồm mọi hiện tượng và sự vật có thể nhìn, nghe và cảm thấy:

Cấp độ 2: Các giá trị được tuyên bố (các chiến lược, mục tiêu, triết lí của doanh nghiệp) hữu hình, nhận biết và diễn đạt được.

Cấp độ 3: Các quan niệm chung (suy nghĩ, niềm tin, nhận thức, tình cảm,…, mặc nhiên được công nhận) trong doanh nghiệp.

Nếu các định nghĩa từ Edgar Schein thường chú trọng giá trị tinh thần, bỏ qua giá trị vật chất trong VHDN, thì giới doanh nhân thường coi VHDN là: “Mọi nhân tố văn hoá được DN chọn lọc, được tạo ra, được sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh tạo nên bản sắc kinh doanh của DN đó”. VHDN là hệ thống những ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên của DN đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của các thành viên. Điều đó có nghĩa là mọi thành viên trong DN gắn bó bởi các tiêu chí chung.

Từ mục đích của VHDN là tạo niềm tin cho khách hàng, cho phía quản lý nhà nước, tạo môi trường làm việc cho NLĐ và từ những nét chung về VHDN trên đây, luận văn chọn khái niệm văn hóa doanh nghiệp của tổ chức lao động quốc tế (International Labour Organization: ILO): “Văn hóa doanh nghiệp là sự trộn lẫn đặc biệt các giá trị, tiêu chuẩn, thói quen, truyền thống, thái độ ứng xử và lễ nghi mà chúng là duy nhất đối với một tổ chức”. Xây dựng và phát triển VHDN cần nhiều thời gian, công sức qua các giai đoạn sau:

Phổ biến kiến thức thức liên quan → Định hình VHDN → Triển khai xây dựng VHDN → Ổn định VHDN → Phát triển VHDN

      1. So sánh các đặc trưng văn hoá chung và VHDN
        1. Văn hóa là khái niệm đa dạng – tuỳ cách tiếp cận :

Tại lễ phát động Thập kỷ thế giới phát triển văn hoá (1988 – 1997), Tổng thư ký UNESCO Federico Mayor đã nêu: “Văn hoá là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo (cá nhân, cộng đồng) ở quá khứ và hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy hình thành hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu – những yếu tố xác định đặc tính riêng của từng dân tộc” (Sức hấp dẫn – một giá trị VHDN. 2005, Trần Quốc Dân, tr 24. Nếu Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do loài người tạo ra trong lịch sử của mình trong mối quan hệ với con người, với tự nhiên và với xã hội” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, T3, 2000, tr 431) thì với E. Herriot, «văn hoá là cái còn lại sau khi người ta đã quên đi tất cả, là cái vẫn còn thiếu sau khi người ta đã học tất cả”. Tóm lại : Văn hóa (nói chung) là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môitrường tự nhiên và xã hội. Mặt khác, giữa văn hóa chung và VHDN cũng có những đặc trưng phân biệt.

        1. So sánh các tính chất của văn hoá chung và VHDN
Bảng 1.3: TÍNH CHẤT VĂN HÓA CHUNG VÀ VHDN
VĂN HÓA (CHUNG)VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
  1. Tính nhân sinh :

VH như một hiện tượng xã hội (nhân tạo) với các giá trị tự nhiên (thiên tạo), là cái tự nhiên được biến đổi bởi con người – có thể mang tính vật chất (luyện quặng, đẽo gỗ…), tinh thần (đặt tên, đặt truyền thuyết…). Do mang tính nhân sinh, VH trở thành sợi dây nối người với người, thực hiện chức năng giao tiếp và liên kết họ với nhau.

  1. Tính giá trị :

Văn hóa (nghĩa đen) là “trở thành đẹp, trở nên có giá trị”. Là thước đo mức nhân bản của xã hội, con người.

Các giá trị văn hóa (VH), có thể chia theo mục đích thành giá trị vật chất (phục vụ nhu cầu vật chất) và giá trị tinh thần (cho nhu cầu tinh thần).

  1. Tính lịch sử :

Phân biệt VH như sản phẩm tích luỹ qua nhiều thế hệ với kết quả là nền văn minh, chỉ ra trình độ phát triển từng giai đoạn. Tính lịch sử của VH được duy trì bằng truyền thống VH.

  1. Tính hệ thống :

VH là thực thể bao trùm mọi hoạt động xã hội, thực hiện chức năng tổ chức xã hội, nền tảng của xã hội – có lẽ vì vậy mà người Việt Nam dùng từ chỉ loại (nền) để nói về VH (nền văn hóa).

  1. Tính nhân sinh :

VHDN gắn với con người. Tập hợp người cùng làm việc doanh nghiệp (DN) sẽ hình thành nên những thói quen, đặc trưng của DN đó, những thói quen càng rõ hơn và hình thành nét VHDN. Nếu nhà lãnh đạo DN muốn VHDN góp phần tạo nên sức mạnh cạnh tranh của DN mình thì phải chủ động tạo ra những giá trị văn hoá mong muốn.

  1. Tính giá trị : Như cá tính, không có cá tính tốt, xấu – không có VHDN tốt, xấu mà chỉ có VHDN phù hợp hay không phù hợp so với định hướng phát triển của DN. Giá trị của VHDN cũng là khái niệm có tính tương đối, phụ thuộc vào chủ thể, không gian và thời gian. Trong thực tế, người ta hay áp đặt giá trị DN mình cho DN khác, nên thường có những nhận định “đúng/sai” hoặc “tốt/xấu” về VH của một DN nào đó.
  2. Tính ổn định: Cũng như cá tính, VHDN đã định hình thì rất khó đổi. Qua thời gian, các hoạt động khác nhau của các thành viên DN sẽ giúp các niềm tin, giá trị được tích lũy và tạo thành văn hoá. Sự tích lũy các giá trị tạo nên tính ổn định của văn hoá.
    1. PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP:
      1. Về khái niệm phát triển văn hoá doanh nghiệp:

Nếu “tăng trưởng”nói về lượng thì “phát triển”chú trọng về chất. Phát triển VHDN là một trong những quan tâm hàng đầu của phía nghiên cứu Quản trị kinh doanh cũng phía Quản lý doanh nghiệp với các nội dung phát triển cơ bản như: Phát triển bộ máy quản trị, Phát triển nhân sự, Phát triển hệ thống các chuẩn mực, Phát triển các nội quy, Phát triển các yếu tố hữu hình của VHDN.

Liên quan lĩnh vực «phát triển VHDN», nước ta hiện có Trung tâm Văn hoá Doanh nhân Việt Nam, thành lập năm 2002, thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (Phòng TM&CNVN), Hiệp hội Phát triển Văn hoá Doanh nghiệp Việt Nam thành lập theo Quyết định số 2179/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ, Câu lạc bộ Thơ Phát triển Văn hóa Doanh nghiệp Hải Phòng, ra mắt vào ngày 09/8/2015.

      1. Đặc trưng phát triển văn hoá doanh nghiệp để hội nhập:

Trong kỷ nguyên toàn cầu hoá kinh tế, VHDN không chỉ là văn hóa giao tiếp ứng xử, đồng phục, khẩu hiệu, hay văn hóa văn nghệ,…mà còn thông qua quá trình quản trị, chính sách quản trị, và tương tác giữa con người với con người, trong đó nhà lãnh đạo giữ vai trò trọng tâm – với VHDN thể hiện qua văn hóa tư duy chiến lược, văn hóa thích ứng cao, văn hóa ủy quyền.

      1. Tính tất yếu của sự phát triển văn hóa doanh nghiệp

Có doanh nhân coi đầu tư phát triển VHDN là điều «xa xỉ, chưa cần thiết» dù đây không chỉ là điều kiện cạnh tranh mà còn là sự thay đổi tất yếu. Chống lại sự thay đổi tất yếu, sự phát triển VHDN thì doanh nghiệp không thể phát triển bền vững.

      1. Những khó khăn khi phát triển văn hóa doanh nghiệp

Trong phát triển VHDN thường gặp những rào cản do mâu thuẫn giữa định hướng kinh doanh và VHDN, xung đột trong quản lý VHDN và do truyền thông kém hiệu quả.

1.3. VAI TRÒ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

      1. Những ảnh hưởng tích cực

Văn hóa doanh nghiệp tạo nên phong thái của doanh nghiệp (DN), tạo lực hướng tâm cho toàn DN, khích lệ quá trình sáng tạo, tạo môi trường làm việc tích cực, nâng khả năng cạnh tranh của DN.

      1. Những ảnh hưởng tiêu cực:

Nguồn nhân lực, gốc của sự phát triển DN, nhạy tác động với VHDN; khi VHDN thiếu lành mạnh sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm lý NLĐ và tác động tiêu cực đến toàn bộ kết quả kinh doanh của DN.

1.4. NHỮNG YẾU TỐ ĐẶC TRƯNG CỦA VHDN

1.4.1. Các yếu tố trực quan : Kiến trúc, công nghệ,.. ; lễ hội, giai thoại, logo, slogan, ấn phẩm điển hình

1.4.2. Các yếu tố phi trực quan : Sứ mệnh (mission), tầm nhìn (vision), giá trị, lịch sử, truyền thống VH, chiến lược kinh doanh và chiến lược văn hoá .

    1. CÁC NHÓM MÔ HÌNH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP:

Các nhóm mô hình VHDN rất khác nhau về cách tiếp cận và mức độ phức tạp; việc tham khảo, sắp xếp và giới thiệu các mô hình phổ biến nhất hiện nay nhằm giúp doanh nghiệp thêm thông tin khi lập mô hình VHDN phù hợp với chính DN mình.

Nhận xét về số lượng mô hình văn hóa doanh nghiệp:

Đa dạng (qua 7 nhóm với 27 kiểu mô hình)

Bảng 1.4: CÁC NHÓM MÔ HÌNH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
NHÓM MÔ HÌNHKIỂU VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
1Nhóm mô hình VHDN theo Harrion và HandyMô hình văn hoá quyền lực
Mô hình văn hoá vai trò
Mô hình văn hoá công việc
Mô hình văn hoá cá nhân
2Nhóm mô hình VHDN theo Deal và KennedyVăn hoá nam nhi
Văn hoá làm ra làm/chơi ra chơi
Văn hoá phó thác
Văn hoá quy trình
3Nhóm mô hình (MeGrath Quinn)Văn hoá thị trường
Văn hoá triết lý hay văn hoá đặc thù
Văn hoá phường hội
Văn hoá thứ bậc
4Nhóm mô hình VHDN (Scholz)Nhóm mô hình văn hoá tiến triển
Nhóm mô hình văn hoá nội sinh
Nhóm mô hình văn hoá ngoại sinh
5Nhóm mô hình VHDN theo DaftVăn hoá thích ứng
Văn hoá sứ mệnh
Văn hoá hoà nhập
Văn hoá nhất quán
6Nhóm mô hình (Sethia, Klinow)Văn hoá thờ ơ
Văn hoá chu đáo
Văn hoá thử thách
Văn hoá hiệp lực
7Nhóm mô hình VHDN khácMô hình văn hóa gia đình
Mô hình văn hóa tháp Eiffel
Mô hình văn hóa tên lửa hoa tiêu
Mô hình văn hóa lò ấp trứng
TỔNG SỐ27 KIỂU MÔ HÌNH VHDN

Mỗi nhóm khác nhau về cơ sở hình thành, sự phân chia các kiểu, các dạng với những đặc tính khác nhau đã thể hiện sự phong phú về văn hóa doanh nghiệp – đòi hỏi sự cẩn trọng và chủ động của doanh nghiệp khi tham khảo, lựa chọn những yếu tố trong từng mô hình cụ thể trên đây để ứng dụng phù hợp vào doanh nghiệp.

    1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG PHÁT TRIỂN VHDN

Ngoài nhân tố người lãnh đạo, quản lý (Edgar H. Schein [2004, Mỹ] hiểu nhà lãnh đạo và VHDN như hai mặt của đồng xu; John Kotter [đại học Harvard] cũng cho rằng nhiệm vụ tối quan trọng của lãnh đạo là tạo dựng và củng cố VHDN. Luận văn “Xây dựng và phát triển VHDN tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đà Nẵng”, Đại học Duy Tân, năm 2011, tác giả Lê Ngọc Hà do TS. Bùi Đức Hùng hướng dẫn cũng khẳng định: “Các giá trị cốt lõi của VHDN cần được quán triệt từ những vị trí cao nhất trong DN và sau đó lan tỏa dần đến nhân viên”), việc phát triển VHDN còn ảnh hưởng bới đặc điểm ngành nghề, lịch sử hình thành doanh nghiệp, văn hoá dân tộc và nhân tố giá trị học hỏi từ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ngoài DN.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Lĩnh vực văn hóa doanh nghiệp (VHDN), phát triển VHDN hiện có nhiều khái niệm, thuật ngữ vừa quen vừa khó hiểu cho đầy đủ; luận văn chọn khái niệm văn hóa doanh nghiệp của tổ chức lao động quốc tế: “Văn hóa doanh nghiệp là sự trộn lẫn đặc biệt các giá trị, tiêu chuẩn, thói quen, truyền thống, thái độ ứng xử và lễ nghi mà chúng là duy nhất đối với một tổ chức”.

Mục đích cuối cùng của VHDN là tạo niềm tin với khách hàng, với các nhà quản lý nhà nước, tạo môi trường làm việc thuận lợi cho người lao động để họ làm việc tốt hơn, tạo lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững của doanh nghiệp (DN). Do nhân lực là gốc để phát triển DN, khi VHDN kém sẽ ảnh hưởng xấu đến nguồn nhân lực, đến tâm lý người lao động và tác động tiêu cực đến kinh doanh.

Tới nay, nếu chủ DN khá nhanh nhạy khi xây dựng các yếu tố trực quan VHDN (kiến trúc, lễ hội, logo, slogan, ấn phẩm điển hình, giai thoại) thì vẫn lúng túng về các yếu tố phi trực quan; trong phát triển VHDN thường khai thác các mô hình văn hóa doanh nghiệp có tiếng tăm (trong ngành, trong nước) mà chưa căn cứ vào cơ cấu tổ chức riêng, phù hợp với lĩnh vực hoạt động và đặc điểm văn hóa DN mình và Sun Group cũng không nằm ngoài những hạn chế ấy.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP SUN GROUP

***

2.1. GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP SUN GROUP

2.1.1. Quá trình hình thành: Công ty Cổ phần Tập đoàn Mặt Trời (Sun Group) thuộc Tập đoàn Sun Group Việt Nam, có trụ sở chính đặt tại Tầng 9, Tòa nhà Đà Nẵng ACB Tower, số 218 đường Bạch Đằng, phường Phước Ninh, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Được thành lập năm 2007, Công ty Cổ phần Tập đoàn Mặt Trời hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, bất động sản, du lịch, nghỉ dưỡng và khu vui chơi giải trí với quy mô lớn – đạt chuẩn quốc tế.

Bảng 2.1: NIÊN SỬ PHÁT TRIỂN SUN GROUP

2.1.1.1. Ngành nghề: Đầu tư Xây dựng, Bất động sản, Thương mại, Du lịch và dịch vụ,…

2.1.1.2. Mục tiêu phát triển:

Tạo dựng những không gian làm việc, không gian sống và nghỉ dưỡng với thương hiệu Sun Group mang đẳng cấp khu vực và quốc tế. Góp công sức vào công cuộc xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

2.1.1.3. Tầm nhìn (năm 2020):

Với tôn chỉ phát triển bền vững Tập đoàn Sun Group phấn đấu trở thành một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân Việt Nam có quy mô và đẳng cấp quốc tế. Tập đoàn Sun Group lấy Du lịch nghỉ dưỡng – Giải trí và Bất động sản cao cấp làm lĩnh vực đầu tư chiến lược

2.1.1.5. Triết lý kinh doanh:

Hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và xã hội; Cân bằng giữa phát triển với bảo tồn; Tôn trọng các giá trị thiên nhiên và con người… Đó là cách đầu tư bền vững. Kinh doanh là con đường dài, trong hành trình đó Tập đoàn Sun Group luôn nỗ lực vượt lên chính mình mỗi ngày. Thành công của doanh nghiệp không phải là những ngôi sao gắn trên biển hiệu mà là sự rung động trong trái tim khách hàng.

2.1.1.7. Cấu trúc Bộ máy Tổ chức của Sun Group: Với 26 đơn vị thành viên, 11 Ban chức năng và 12 Phòng thuộc Văn phòng Chủ tịch phân teo 9 cấp (Bảng 2.3: BẢNG PHÂN CẤP TỔ CHỨC, NHÂN SỰ CỦA SUN GROUP)

2.1.2. Quá trình phát triển (từ 2007 – tháng 7 năm 2015) – bản chính luận văn trang 45

2.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh các năm gần nhất

(2012-2015)

Bảng 2.4: BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH (2012-2015) – Bản chính trang 48

2.1.4. Đóng góp vào hoạt động chăm sóc cộng đồng:

Bảng 2.5: CÁC QUỸ XÃ HỘI (2012 – 2014)

2.2. THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP SUN GROUP

2.2.1. Những yếu tố đặc trưng

2.2.1.1. Các yếu tố trực quan

2.2.1.2. Các yếu tố phi trực quan

      1. Thực trạng từ khảo sát, thống kê:

Bảng 2.6: VỀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VHDN

Bảng 2.7: VỀ MỨC CẦN THIẾT VỀ BIỂU TRƯNG VHDN

Bảng 2.8: VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VHDN

Bảng 2.9: VỀ PHONG CÁCH ĐIỀU HÀNH

Bảng 2.10: VỀ QUAN HỆ ĐỒNG NGHIỆP

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Sun Group đã bước đầu hình thành một số giá trị, tiêu chuẩn, thói quen, truyền thống, thái độ ứng xử và lễ nghi trọng tâm. Hoàn thành một số đặc trưng văn hóa, nhất là các yếu tố trực quan; nhiều hoạt động hỗ trợ xã hội, từ thiện. Trình độ chuyên môn của người lao động (NLĐ) ở Sun Group hầu hết là đạt chuẩn đào tạo (đại học), một số bộ phận có người vượt chuẩn vừa có kinh nghiệm công tác vững vàng.

Về các kỹ năng có liên quan, kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực văn hóa doanh nghiệp (VHDN): Sun Group có nhiều nhân viên và cán bộ quản lý không chỉ giàu kinh nghiệm mà còn có tác phong mẫu mực, lối sống đẹp, xứng đáng là tấm gương về văn hóa.

Về nền tảng giáo dục VHDN ở Sun Group: Dù chưa định hình thành khung chương trình cụ thể, nhưng nhờ có mặt bằng dân trí chung của NLĐ, trình độ đào tạo và những gương sáng đồng nghiệp, có thể thấy nền tảng giáo dục về VHDN ở Sun Group là vững vàng, đáng tin cậy để phát triển nền VHDN ở đây lên tầm cao mới.

Về quan hệ VHDN Sun Group với quá khứ, tương lai, môi trường: NLĐ Sun Group tuy có nhiều độ tuổi khác nhau nhưng rất tôn trọng văn hóa truyền thống phương Đông, văn hóa truyền thống Việt. Khi hội nhập, NLĐ nhanh chóng tiếp nhận những giá trị VHDN quốc tế.

Về trách nhiệm, tận tâm, đam mê công việc (công việc nói chung và việc liên quan VHDN): Phần lớn NLĐ ở Sun Group và hầu hết cán bộ quản lý đều tích cực. Mặt bằng văn hóa chung, kỷ luật, gương sáng đồng nghiệp và thi đua đã góp phần tạo thế mạnh trong trách nhiệm, tận tâm và đam mê công việc.

Về khả năng phản ứng nhanh nhạy tích cực với công việc: Nề nếp kỷ luật và môi trường năng động ở Sun Group đã hình thành ở NLĐ thói quen phản ứng nhanh, tích cực đối với công việc .

Tuy vậy, VHDN Sun Group không chỉ thiếu những giá trị, tiêu chuẩn, thói quen, truyền thống, thái độ ứng xử, lễ nghi mang phong cách riêng của doanh nghiệp mà còn thiếu tạp chí riêng, thiếu (văn bản) chiến lược phát triển văn hóa doanh nghiệp. Mặt khác, với những thành quả to lớn trong kinh doanh, Sun Group vẫn yếu về quy mô, mức độ phát triển VHDN. Điều dễ nhận ra ở đây không chỉ là thiếu (văn bản) chiến lược phát triển văn hóa doanh nghiệp mà còn thiếu bộ máy (và nhân sự) chuyên trách để quản lý hoạt động này.

Từ quy luật quản lý và các mô hình VHDN, xin đề xuất các nhóm giải pháp phát triển VHDN tại Sun Group như sau:

CHƯƠNG 3

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ SUN GROUP

    1. ĐỊNH HƯỚNG: Việc đề xuất giải pháp phát triển VHDN Sun Group hướng vào kinh nghiệm chuyên gia, vào những giá trị VHDN từ các doanh nghiệp phát triển bền vững (trong và ngoài nước), vào các mô hình VHDN chuẩn mực và đặc biệt là xuất phát từ những hạn chế của chính văn hóa doanh nghiệp Sun Group.
    2. KINH NGHIỆM TỪ CHUYÊN GIA: Hiểu việc «học hỏi từ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác» là một trong các «nhân tố giá trị» của văn hóa doanh nghiệp, việc đề xuất giải pháp phát triển VHDN Sun Group trân trọng kinh nghiệm từ chuyên gia liên quan :
  1. Kinh nghiệm thực hiện các dự án văn hóa doanh nghiệp
  2. Kinh nghiệm mời chuyên gia tư vấn
  3. Kinh nghiệm xác định tầm nhìn doanh nghiệp – ở dạng văn bản
  4. Kinh nghiệm kiểm soát, phát triển các giá trị cốt lõi trong VHDN
  5. Kinh nghiệm về ý chí và hợp lực trong quản lý VHDN
  6. Kinh nghiệm về bộ máy chuyên trách văn hóa doanh nghiệp
  7. Kinh nghiệm về việc ôn luyện và thực hiện nề nếp VHDN
  8. Kinh nghiệm về phòng chống bệnh hình thức trong VHDN
  9. Kinh nghiệm về việc kiên trì hoàn thiện nội dung VHDN
  10. Kinh nghiệm tham khảo mô hình VHDN
    1. ĐỀ XUẤT CÁC CHỦ ĐIỂM (DỰ ÁN) PHÁT TRIỂN VHDN SUN GROUP

Từ việc tổng kết, rút kinh nghiệm xây dựng VHDN để lập Chiến lược phát triển VHDN với các chủ điểm cụ thể – mỗi chủ điểm là một dự án riêng (với kế hoạch, ngân sách, chương trình, sự kiện,…); việc quản lý dự án theo thời hạn và tiến độ cụ thể. Xin đề xuất một số chủ điểm chính như sau:

      1. Chủ điểm: Công bố các yêu cầu phát triển VHDN:
      2. Chủ điểm: Lập Chiến lược phát triển VHDN
      3. Chủ điểm: Phát triển thương hiệu
      4. Chủ điểm: Tổ chức các sự kiện phát triển VHDN
    1. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VHDN SUN GROUP
      1. Phát triển VHDN từ tấm gương các nhà lãnh đạo:
      2. Phát triển VHDN từ giáo dục người lao động về kinh doanh có văn hoá
      3. Phát triển VHDN từ kiểm tra, đánh giá, thưởng phạt kịp thời
      4. Phát triển VHDN từ chính sách khách hàng hợp lý
      5. Phát triển VHDN từ đầu tư toàn diện, cụ thể
    2. NHÓM GIẢI PHÁP BỔ TRỢ
  1. Cải tiến phong cách lãnh đạo
  2. Phòng tránh thói quen đang ngăn cản sự phát triển VHDN
  3. Giao tiếp với bên ngoài
  4. Nêu gương điển hình
    1. KHẢO NGHIỆM Ý KIẾN CHUYÊN GIA VỀ TỪNG GIẢI PHÁP
      1. Đánh giá về mức cần thiết

Việc đánh giá mức cần thiết của từng nhóm giải pháp đề xuất được thực hiện bằng Phiếu khảo sát với từng nhóm giải pháp đề xuất.

Bảng 3.1. Ý KIẾN CHUYÊN GIA VỀ SỰ CẦN THIẾT CỦA CÁC GIẢI PHÁP và lập bảng phân phối tần suất cho từng giải pháp

Bảng 3.2: PHÂN PHỐI TẦN SUẤT ĐỐI VỚI GIẢI PHÁP

Bảng 3.3. TẦN SUẤT Ý KIẾN CHUYÊN GIA VỀ CÁC MỨC CẦN THIẾT CỦA TỪNG GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT

Nếu vẫn dùng Phiếu khảo sát này trên quy mô lớn thì xác suất sai lệch là 0, 74 % trong khi sai số cho phép (α) lên đến 5% (nếu > 5% mới là “không đáng tin”). Cho thấy cách khảo sát ý kiến chuyên gia trên đây là “rất đáng tin”. Do đó, dù khảo sát qua 100 chuyên gia nhưng có thể suy rộng độ tin cậy tích cực của 19 nhóm giải pháp đề xuất, trong nhiều giải pháp, nhằm phát triển văn hóa doanh nghiệp ở Sun Group.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

  1. Tới nay, văn hóa doanh nghiệp (VHDN) là một trong các điều kiện quyết định sống còn cho doanh nghiệp, nếu không đầu tư thích đáng sẽ đánh mất thương hiệu trên thị trường.
  2. Phát triển VHDN đòi hỏi sự kiên trì, sáng tạo, cần thời gian mà điều kiện tiên quyết không chỉ là sứ mạnh tài lực mà còn là sự hiểu biết, nhận thức của người lao động, sự nêu gương của các nhà quản lý các cấp. Vì vậy, đòi hỏi phía lãnh đạo đầu tư thích đáng cho khâu đào tạo, bồi dưỡng VHDN cho người lao động.
  3. Tham khảo kinh nghiệm phát triển VHDN từ chuyên gia là rất cần, nhưng quan trọng là chọn chuyên gia văn hóa ở các doanh nghiệp phát triển bền vững trong và ngoài nước.
  4. Thông tin ban đầu từ 7 Nhóm mô hình VHDN qua 27 kiểu mô hình sẽ giúp lãnh đạo Cty Sun Group nhận ra sự phong phú, phức tạp của mô hình VHDN trước khi xây dựng một mô hình phù hợp tối ưu với công ty Sun Group.
  5. Việc phát triển VHDN ở Sun Group là một quá trình với nhiều nhân tố văn hóa doanh nghiệp (mục tiêu, phương pháp, phương tiện, …), cần nhiều giải pháp cụ thể cho từng nhóm việc, từng nhóm người lao động.

KẾT LUẬN

Văn hóa doanh nghiệp (VHDN) Sun Group là sự trộn lẫn đặc biệt các giá trị, tiêu chuẩn, thói quen, truyền thống, thái độ ứng xử, lễ nghi duy nhất đối với riêng Sun Group. VHDN Sun Group tạo niềm tin cho khách hàng, cho phía quản lý nhà nước, tạo môi trường cho người lao động (NLĐ) làm việc tốt hơn, gắn bó hơn với doanh nghiệp.

Lãnh đạo Sun Group có nhận thức rất tích cực về VHDN nhưng kinh nghiệm phát triển lĩnh vực này là chưa toàn diện, chưa chú trọng bồi dưỡng NLĐ về các mặt trong VHDN để họ góp phần phát triển văn hóa Sun Group, việc phát triển VHDN thiếu đồng thuận của mọi thành viên, chưa chọn chuyên gia VHDN, chưa quan tâm các mô hình VHDN, chưa nắm đủ thực trạng văn hóa của đơn vị, thiếu bộ máy chuyên trách về VHDN. Phát triển VHDN Sun Group khó đạt kết quả trong thời gian ngắn, nhất là khi càng nhiều người chưa nhận thức đủ về VHDN càng làm giảm sức phát triển văn hóa và giảm sự bền vững trong phát triển VHDN. Sự nghiệp phát triển VHDN Sun Group không chỉ xuất phát từ tấm gương các nhà lãnh đạo mà còn từ nhận thức cho người lao động về kinh doanh có văn hoá, qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục người lao động ; bên cạnh đó là việc kiểm tra, đánh giá, thưởng phạt minh bạch, kịp thời. Mặt khác, coi trọng chính sách khách hàng hợp lý và sự đầu tư toàn diện cho lĩnh vực này.

Ngoài việc đề xuất các dự án, các nhóm giải pháp cụ thể để phát triển VHDN, luận văn còn chú trọng các nhóm giải pháp bổ trợ (cải tiến phong cách lãnh đạo, phòng tránh thói quen đang là lực cản cho sự phát triển VHDN, giao tiếp giữa Sun Group với bên ngoài và đặc biệt là chú trọng điển hình giữ gìn và phát triển VHDN từ NLĐ ở các bộ phận).

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

Hoàng Hồ Ngọc Hạnh (2013), Phát triển Chương trình môn Quản trị học – từ việc cải chính tên gọi các chức năng quản lý, Tạp chí Quản lý Giáo dục. Học viện QLGD – Bộ GD&ĐT. Tr 38 – 41. Số 52. ISSN 1859 – 2910

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN DUY TAN\LUAN VAN DUY TAN\HOANG HO NGOC HANH

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *