NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO

NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO

NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI ĐÀ NẴNG

1. Tính cấp thiết của đề tài

Giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế -xã hội của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới vì nó góp phần tạo ra nguồn nhân lực cho tiến trình đó. Chất lượng giáo dục đại học không những quyết định đến hiệu quả đầu tư của xã hội mà còn là trách nhiệm của mỗi cơ sở giáo dục đại học (gọi tắt là các trường). Chất lượng dịch vụ đào tạo cung cấp cho sinh viên quyết định chất lượng giáo dục tại các trường và cần được đo lường, đánh giá khách quan trên cơ sở ý kiến phản hồi của chính những người thụ hưởng dịch vụ. Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước trong lĩnh vực giáo dục cũng đã chỉ ra tầm quan trọng của việc nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo. Hoạt động này đã được nhiều nhà nghiên cứu và các trường tiến hành một cách toàn diện và trên nhiều cấp độ. Kết quả nghiên cứu là căn cứ quan trọng giúp các nhà quản lý hoạch định các giải pháp đảm bảo và nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo.

Trường Cao đẳng Thương mại bắt đầu triển khai mô hình đào tạo tín chỉ từ năm 2010. Đánh giá chất lượng dịch vụ đào tạo một cách khách quan trên cơ sở ý kiến phản hồi của sinh viên là một yêu cầu cấp thiết giúp cho trường nhìn nhận thực trạng đào tạo của trường hiện nay, là cơ sở để hoạch định các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo trong giai đoạn 2019-2030 để đáp ứng tốt hơn yêu cầu xã hội mà trường đã và đang hướng đến.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục tiêu nghiên cứu

Xác định các yếu tố tác động và đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo tín chỉ tại Trường Cao đẳng Thương mại trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018. Đề tài này giới hạn về việc lấy sinh viên là trung tâm để nghiên cứu sự hài lòng đối với chất lượng đào tạo tại trường (Đây không phải là đánh giá tổng quan về chất lượng đào tạo tại trường).

* Nhiệm vụ nghiên cứu

– Hệ thống hoá cơ sở lý thuyết về sự hài lòng đối với chất lượng dịch vụ, tập trung vào sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo;

– Lựa chọn mô hình lý thuyết, thang đo và kiểm định các giả thuyết về mối quan hệ giữa sự hài lòng của sinh viên đối với các thành phần chất lượng dịch vụ đào tạo tại Trường Cao đẳng Thương mại;

– Xác định các nhân tố và đo lường mức độ tác động của chúng đến sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo;

  • Đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo tại Trường Cao đẳng Thương mại trong giai đoạn 2019-2030.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: Cơ sở lý thuyết về sự hài lòng đối với chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo tại Trường Cao đẳng Thương mại. (Trong luận văn này tiến hành khảo sát đối với sinh viên các lớp cao đẳng chính quy khóa 8, 9, 10 được đào tạo theo mô hình tín chỉ và tốt nghiệp tại Trường Cao đẳng Thương mại).

* Phạm vi nghiên cứu:

  • Về nội dung: Nghiên cứu các cơ sở lý luận, mô hình lý thuyết, nhân tố tác động và thang đo sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo. Đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo tại Trường Cao đẳng Thương mại trong giai đoạn 2014 – 2018.
  • Về không gian: Tại Trường Cao đẳng Thương mại;
  • Về thời gian: Từ năm 2014 đến năm 2018.

4. Phương pháp nghiên cứu

  • Nghiên cứu sơ bộ thông qua các tài liệu có liên quan đến chất lượng dịch vụ, chất lượng dịch vụ đào tạo và sự hài lòng;
  • Nghiên cứu định tính thông qua các tài liệu đánh giá về thực trạng tại trường nhằm hoàn chỉnh mô hình nghiên cứu, thang đo sự hài lòng, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và xây dựng phiếu điều tra;
  • Nghiên cứu định lượng thông qua dữ liệu điều tra nhằm phân tích thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy và giá trị thang đo, kiểm định hồi quy tuyến tính và giả thuyết nghiên cứu bằng phần mềm SPSS để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.

5. Kết cấu luận văn

Luận văn được kết cấu như sau:

– Mở đầu

– Chương 1: Cơ sở lý luận và mô hình lý thuyết nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ

– Chương 2: Thực trạng hoạt động tại trường Cao đẳng Thương mại hiện nay

– Chương 3: Thiết kế và trình bày kết quả nghiên cứu

– Chương 4: Kết luận và khuyết nghị

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ

1.1. Khái niệm chất lượng giáo dục đại học

1.1.1. Các quan điểm về chất lượng

1.1.2. Chất lượng giáo dục đại học

1.2. Khái niệm, đặc điểm, chất lượng dịch vụ và dịch vụ đào tạo

1.2.1. Dịch vụ

1.2.2. Dịch vụ đào tạo

1.3. Sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ

1.3.1. Khái niệm về sự hài lòng

1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng

1.4. Một số mô hình nghiên cứu sự hài lòng sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ

1.4.1. Mô hình lý thuyết về chỉ số hài lòng của khách hàng

Chỉ số hài lòng của khách hàng CSI (CSI – Customer Satisfaction Index) được ứng dụng nhằm đo lường sự hài lòng của khách hàng đối với các ngành, các doanh nghiệp ở nhiều quốc gia phát triển trên thế giới. Chỉ số này có thể thực hiện trên phương diện quốc gia (các doanh nghiệp, các ngành sẽ thỏa mãn như thế nào đối với khách hàng của họ) hoặc ở góc độ nội bộ ngành (so sánh sự thỏa mãn của các doanh nghiệp trong phạm vi một ngành) và so sánh giữa các thời điểm khác nhau (để nhận thấy sự thay đổi). Theo kinh nghiệm cho thấy:

– Mô hình chỉ số hài lòng của Mỹ (ACSI) thường áp dụng cho lĩnh vực công.

– Mô hình chỉ số hài lòng của Châu Âu (ECSI) thường áp dụng đo lường các sản phẩm cụ thể.

1.4.2. Mô hình chất lượng kỹ thuật/chức năng

1.4.3. Mô hình chất lượng dịch vụ SERVQUAL

1.4.4. Mô hình chất lượng dịch vụ SERVPERF

So sánh các mô hình chất lượng kỹ thuật/chức năng, SERVQUAL, SERVPERF

Mô hìnhKhía cạnh đo lường chất lượng dịch vụPhương pháp thu thập và phân tích dữ liệuPhát hiện/

Ứng dụng

Hạn chế
Gronroos (1984)Mô hình chất lượng kỹ thuật/ chức năngChất lượng kỹ thuật và chất lượng chức năng
  • Bản hỏi
  • Thang điểm likert 5 mức
  • Phân tích thống kê cơ bản
  • Thu thập dữ liệu từ 219 dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, nhà hàng, hàng không/vận tải, sửa chữa/bảo dưỡng, du lịch, dịch vụ công cộng
Chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào chất lượng kỹ thuật, chất lượng chức năng và hình ảnh công ty. Trong đó, chất lượng chức năng quan trọng hơn chất lượng kỹ thuậtKhông đưa ra lời giải thích làm thế nào để đo lường chất lượng chức năng và chất lượng kỹ thuật
Parasuraman & ctg (1985)Mô hình khoảng cách SERVQUAL5 khía cạnh

(tin cậy, đáp ứng, năng lực phục vụ, đồng cảm, phương tiện hữu hình)

  • Bản hỏi
  • Thang điểm likert 7 mức
  • Phân tích nhân tố với phương pháp luân phiên xiên (oblique rotation)
  • Dữ liệu thu thập trong khoảng 298 đến 487 dịch vụ viễn thông, bảo hiểm, ngân hàng, bảo dưỡng/

sửa chữa…

Mô hình là một công cụ phân tích cho phép nhà quản lý xác định một cách có hệ thống các khoảng cách chất lượng dịch vụ giữa một loạt các biến số ảnh hưởng đến chất lượng cung cấp.

Có khả năng hỗ trợ nhà quản lý xác định các yếu tố chất lượng dịch vụ liên quan dưới góc độ khách hàng

Không giải thích trình tự đo lường rõ ràng để đo lường các khoảng cách ở các cấp độ khác nhau

Sự mơ hồ trong khái niệm kỳ vọng về chất lượng dịch vụ

Cronin và Taylor (1992)Mô hình đánh giá dựa trên kết quả thực hiện SERVPERFSử dụng 22 câu hỏi như mô hình SERVQUAL nhưng chỉ đánh giá về kết quả
  • Bản hỏi
  • Thang điểm likert 5 mức khác biệt
  • Phân tích nhân tố với phương pháp luân phiên xiên (oblique rotation) và xác định sử dụng LISREL
  • Thu thập dữ liệu từ 660 dịch vụ ngân hàng, ăn uốn, giặt là…
Chất lượng dịch vụ được định nghĩa và đo lường như “một thái độ”.

SERVERPERF dựa trên kết quả sẽ sẽ hiệu quả hơn SERVQUAL, vì nó trực tiếp làm giảm 50% số lượng các mục và cho kết quả tốt hơn

Cần tổng quát hóa cho tất cả các loại dịch vụ

Cần thiết lập mối tương quan giữa sự hài lòng của khách hàng và chất lượng dịch vụ

1.5. Mô hình lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu

1.5.1. Sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo

1.5.2. Thang đo “chất lượng cảm nhận” của sinh viên về dịch vụ đào tạo

1.5.3. Thang đo “sự hài lòng” của sinh viên trong giáo dục đại học

Trong nghiên cứu này, sự hài lòng của sinh viên chịu tác động bởi các yếu tố liên quan đến quá trình học tập và sinh hoạt, gồm: chương trình đào tạo và tài liệu học tập, cơ sở vật chất, giảng viên, tổ chức quá trình đào tạo (quy trình quản lý, công tác hành chính, đánh giá kết quả học tập…), các hoạt động hỗ trợ sinh viên. Đây là những yếu tố khá phù hợp với đa số các nghiên cứu nêu trên và mục đích nghiên cứu của đề tài.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chất lượng nói chung, chất lượng dịch vụ nói riêng là một khái niệm có nhiều cách diễn giải khác nhau tùy trên quan điểm nghiên cứu và cách tiếp cận. Một đặc điểm chung của các cách tiếp cận là chất lượng luôn hướng tới và làm thỏa mãn nhu cầu, đáp ứng mong đợi của khách hàng. Sự hài lòng đối với chất lượng dịch vụ là một trạng thái cảm xúc của người tiêu dùng sau khi sử dụng dịch vụ hay là một phản ứng của người tiêu dùng với việc đáp ứng những gì họ mong muốn. Sự hài lòng không những bị chi phối bởi chất lượng dịch vụ mà còn các yếu tố khác như giá cả, yếu tố cá nhân, yếu tố tình huống…

Đào tạo cũng được xem là một dịch vụ với nhiều tính đặc thù như tính đại chúng, tính định hướng khách hàng thấp, tính khuyến dụng và được tài trợ bởi chính phủ, thời gian cũng ứng và tiêu dùng kéo dài… Nghiên cứu sự hài lòng của người học với chất lượng dịch vụ đào tạo tại các cơ sở giáo dục đại học là cần thiết để giúp các nhà quản lý hoạch định các chính sách đảm bảo và nâng cao chất lượng. Hoạt động này đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, cơ sở giáo dục và chính phủ và được tiến hành ở nhiều cấp độ, mục đích nghiên cứu khác nhau. Nhiều mô hình lý thuyết, thang đo được nghiên cứu phát triển và sử dụng rộng rãi để đánh giá chất lượng dịch vụ và chất lượng dịch vụ đào tạo như mô hình kỹ thuật/chức năng của Gronroos, mô hình chất lượng dịch vụ SERVQUAL của Parasuraman & ctg hay mô hình chất lượng dịch vụ SERVPERF của Cronin & Taylor. Mỗi mô hình có những ưu điểm, hạn chế và độ tin cậy riêng, có thể áp dụng để đánh giá chất lượng từng cơ sở giáo dục với mức độ chính xác tương đối trên cơ sở điều chỉnh các thành phần chất lượng và thang đo phù hợp với đặc điểm riêng của mỗi nơi. Trong đó, mô hình chất lượng dịch vụ của Cronin & Taylor được sử dụng tương đối rộng rãi do tính đơn giản trong thiết kế và thực hiện, không gây nhàm chán cho người được điều tra, kết quả nghiên cứu có độ tin cậy cao. Đây cũng là mô hình được tác giả sử dụng để thực hiện nghiên cứu này trên cơ sở điều chỉnh các thành phần thang đo cho phù hợp.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI HIỆN NAY

2.1. Giới thiệu chung về Trường Cao đẳng Thương mại

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ

2.1.4. Chiến lược phát triển đến năm 2025

2.2. Các nguồn lực sử dụng cho đào tạo tại trường hiện nay

2.2.1. Cơ sở vật chất, kỹ thuật

2.2.2. Đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý

2.2.3. Chương trình đào tạo

– Bậc Cao đẳng: 10 ngành.

– Bậc Trung cấp: 3 ngành.

– Bậc đào tạo nghề, bồi dưỡng: 8 ngành

2.3. Một số kết quả đào tạo từ năm 2014 đến 2018

2.3.1. Quy mô, cơ cấu ngành nghề đào tạo

2.3.2. Kết quả đào tạo

2.4. Đánh giá chung về hoạt động đào tạo tại trường từ năm 2014 đến 2018

Với những số liệu về kết quả học tập 04 năm gần nhất và kết quả tốt nghiệp của 03 khóa mới ra trường, cho chúng ta thấy về tổng thể mặt bằng chung thì kết quả tốt nghiệp có chiều hướng giảm xuống, tuy nhiên số lượng sinh viên đạt loại Khá tăng lên và xếp loại Trung bình giảm xuống, số lượng sinh viên đạt loại Giỏi và Xuất sắc cũng tăng lên theo từng năm.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Những nội dung được đề cập trong chương này đã cung cấp một cái nhìn tổng quát về Trường Cao đẳng Thương mại. Bên cạnh đó, kết quả học tập và tốt nghiệp của 3 khóa học đã được đào tạo theo tín chỉ cho cái nhìn thực tế và chất lượng đào tạo, chất lượng dịch vụ đào tạo của Trường trong thời gian qua, giúp lãnh đạo Trường có cái nhìn đúng đắn, khách quan về những gì đã đạt được và những gì còn thiếu sót, với mục đích tìm ra một số nguyên nhân, tác nhân, yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ đào tạo tại Trường, từ đó đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ đào tạo của Trường trong tương lai.

CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ VÀ TRÌNH BÀY KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thiết kế nghiên cứu

3.1.1. Giả thuyết nghiên cứu

H1: Thành phần Tin cậy được đánh giá càng cao thì sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ đào tạo càng lớn và ngược lại.

H2: Thành phần Đáp ứng được đánh giá càng cao thì sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ đào tạo càng lớn và ngược lại.

H3: Thành phần Năng lực phục vụ được đánh giá càng cao thì sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ đào tạo càng lớn và ngược lại.

H4: Thành phần Đồng cảm được đánh giá càng cao thì sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo càng lớn và ngược lại.

H5: Thành phần Phương tiện hữu hình được đánh giá càng cao thì sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ đào tạo càng lớn và ngược lại.

3.1.2. Quy trình nghiên cứu

Bước 1: Nghiên cứu lý thuyết

Bước 2: Xây dựng mô hình lý thuyết, các giả thuyết nghiên cứu, các yếu tố nghiên cứu và xây dựng thang đo dự kiến

Bước 3:

– Khảo sát

– Nghiên cứu định lượng:

Phân tích thống kê mô tả

Kiểm địnhthang đo

Hồi quy và Kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Bước 4: Phân tích và đánh giá

3.1.3. Nghiên cứu định tính

Đề xuất các thành phần chất lượng gồm Tin cậy, Đáp ứng, Đồng cảm, Năng lực phục vụ, Phương tiện hữu hình.

Xây dựng thang đo dựa trên thang đo 5 thành phần của Parasuraman & ctg (1985) với 40 biến quan sát.

3.1.4. Nghiên cứu định lượng

Thiết kế phiếu khảo sát gồm 40 câu hỏi.

Kích thước mẫu 200.

Phân bổ mẫu điều tra dựa trên tỷ lệ sinh viên các khóa, các ngành.

Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 trong phân tích dữ liệu.

3.2. Trình bày kết quả nghiên cứu

3.2.1. Phân tích thống kê mô tả

– Số liệu về kết quả đánh giá của sinh viên đối với thành phần Tin cậy.

– Số liệu về kết quả đánh giá của sinh viên đối với thành phần Đáp ứng

– Số liệu về kết quả đánh giá của sinh viên đối với thành phần Năng lực phục vụ

– Số liệu về kết quả đánh giá của sinh viên đối với thành phần Đồng cảm

– Số liệu về kết quả đánh giá của sinh viên đối với thành phần Phương tiện hữu hình.

3.2.2. Kiểm định thang đo

– Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo. Kết quả: Trong 40 biến có 27 biến đủ độ tin cậy

– Phân tích nhân tố cho biến độc lập và biến phụ thuộc. Kết quả: Có 24 biến đảm bảo.

3.2.3 Hồi quy và kiểm định giả thuyết

– Kiểm định sự phù hợp mô hình hồi quy: Mô hình hồi quy có tồn tại

– Kiểm tra sự vi phạm các giả định mô hình hồi quy cho kết quả: Phần dư có phân phối chuẩn, Trung bình của phần dư bằng 0, Mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến, Mô hình không tồn tại hiện tượng phương sai không đồng nhất, Mô hình không xảy ra hiện tượng tự tương quan

– Các hệ số hồi quy có tồn tại và kêt quả hồi quy như sau:

HL = 0.442

+ 0.207 * NL

+ 0.199 * DU

+ 0.180 * HH

+ 0.179 * TC

+ 0.111 * DC

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Kết quả nghiên cứu phản ánh trong chương 3 cho thấy, mô hình chất lượng SERVPERF được áp dụng để đánh giá sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo tại Trường Cao đẳng Thương mại là khá phù hợp với một vài điều chỉnh trong thang đo chất lượng cảm nhận cho phù hợp với loại hình dịch vụ khá đặc biệt như dịch vụ đào tạo. Kết quả phân tích thống kê mô tả cho thấy, sinh viên có mức độ hài lòng từ trung bình đến cao đối với 5 thành phần chất lượng dịch vụ đào tạo, trong đó mức độ cao hài lòng nhất tập trung ở 2 thành phần “Tin cậy”, “Đồng cảm”; 3 thành phần còn lại là “Năng lực phục vụ”, “Đáp ứng” và “Phương tiện hữu hình” ở mức độ trung bình. Kết quả hồi quy tuyến tính đơn biến phản ánh khá tương đồng với kết quả thống kê mô tả khi tất cả các thành phần đều tác động cùng chiều đến “Sự hài lòng”. Trong đó, thứ tự ảnh hưởng từ mạnh đến yếu của các thành phần đối với “Sự hài lòng” như sau: “Năng lực phục vụ” > “Đáp ứng” > “Phương tiện hữu hình” > “Tin cậy” > “Đồng cảm”. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu cho thấy, nếu có giải pháp nâng cao các thành phần trên thì chất lượng dịch vụ đào tạo và sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo cũng được nâng cao.

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

4.1. Kết quả đạt được và những đóng góp của đề tài

4.1.1. Kết quả đạt được

Nghiên cứu đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về chất lượng dịch vụ, chất lượng dịch vụ đào tạo và sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ.

Xác định mô hình lý thuyết và thang đo để sử dụng đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo tại Trường Cao đẳng Thương mại. Xác định quy trình nghiên cứu, quy mô mẫu, lựa chọn mẫu nghiên cứu phù hợp với tình hình thực tế tại trường.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, mức độ hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo tại Trường Cao đẳng Thương mại ở mức trung bình và cao. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy mô hình được xây dựng là phù hợp, không vi phạm các giả định lý thuyết cần thiết để đảm bảo độ tin cậy. Từ phương trình hồi quy giúp khẳng định, tất cả 5 nhân tố đều có tác động cùng chiều đến sự hài lòng.

4.1.2. Đóng góp của đề tài

Về mặt phương pháp, nghiên cứu này góp phần hoàn thiện hệ thống thang đo chất lượng dịch vụ, chất lượng dịch vụ đào tạo, sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo.

Về kết quả, nghiên cứu đã xây dựng mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ đào tạo; chỉ ra mức độ và các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ đào tạo. Thông qua các kết quả này, nhà trường có thể hoạch định các giải pháp phù hợp để tiếp tục đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của người học.

Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy thứ tự tác động mạnh, yếu của các thành phần đến chất lượng đào tạo và cảm nhận về chất lượng của sinh viên. Từ đó, giúp trường xác định mức độ ưu tiên đầu tư trong điều kiện nguồn lực giới hạn để nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo.

4.2. Một số khuyến nghị nhằm nâng cao sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường trong giai đoạn 2019-2030

4.2.1. Về thành phần Phương tiện hữu hình

4.2.2. Về thành phần Tin cậy

4.2.3. Về thành phần Đáp ứng

4.2.4. Về thành phần Năng lực phục vụ

4.2.5. Về thành phần Đồng cảm

4.3. Những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

4.3.1. Hạn chế của đề tài

– Thứ nhất, hạn chế trong việc áp dụng mô hình lý thuyết, thang đo và kết nối với thực tế nghiên cứu trong đề tài.

– Thứ hai, yếu tố “giá” có ảnh hưởng khá lớn đến sự hài lòng, là cơ sở để sinh viên so sánh chất lượng dịch vụ và chi phí phải bỏ ra để thụ hưởng, cần phải nghiên cứu trên cơ sở của quy luật cung-cầu để đánh giá mức độ tác động của yếu tố giá đối với chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, với mô hình trường công lập thì yếu tố này phải thực hiện theo quy định của nhà nước, nên các trường không có khả năng tăng (hoặc giảm) để gia tăng sự hài lòng của sinh viên.

– Thứ ba, 5 thành phần trong mô hình lý thuyết của nghiên cứu chỉ giải thích được 52,4% các yếu tố của dịch vụ đào tạo tác động đến sự hài lòng của sinh viên.

– Thứ tư, nghiên cứu chỉ tiến hành trong nội bộ trường (đối với các sinh viên đang theo học, chưa thể tiến hành khảo sát đối với những sinh viên đã tốt nghiệp).

4.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo

– Thứ nhất, nghiên cứu xây dựng mô hình lý thuyết và thang đo riêng để đánh giá chất lượng dịch vụ đào tạo và sự hài lòng của người học đối với dịch vụ đào tạo thay vì sử dụng mô hình và thang đo chung cho tất cả các loại hình dịch vụ như đa số các nghiên cứu hiện nay.

– Thứ hai, để kết quả đánh giá chất lượng dịch vụ đào tạo được phản ánh khách quan, cần xây dựng phương pháp và tiến hành nghiên cứu tất cả các bên hữu quan có liên quan đến quá trình đào tạo từ khâu tuyển sinh, tổ chức đào tạo, giới thiệu việc làm cũng như đánh giá khả năng thích ứng nghề nghiệp của họ sau khi tốt nghiệp.

– Thứ ba, tiến hành nghiên cứu trên quy mô rộng, trên nhiều loại hình giáo dục, ngành nghề đào tạo, hình thức đào tạo thay vì tiến hành nghiên cứu trên từng cơ sở giáo dục riêng biệt với một hình thức và bậc học duy nhất. Từ đó, kết quả nghiên cứu mới mang tính đại diện cao, có thể áp dụng để xây dựng các chính sách chất lượng cho nhiều loại hình đào tạo trong hệ thống giáo dục của một quốc gia hoặc rộng hơn.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN DUY TAN\LUAN VAN DUY TAN\DUONG QUANG HAU\SAU BAO VE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *