Nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nông dân tại Ngân hàng

Nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nông dân tại Ngân hàng

Nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nông dân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt – Chi nhánh DakLak

1. Tính cấp thiết của đề tài

Hoạt động tín dụng đối với hộ nông dân (viết tắt chữ TDHND) đã không còn mới với nhiều Ngân hàng, bởi trong khoảng 5 năm trở lại đây, hoạt động TDHND đã trở thành mục tiêu của nhiều TCTD. Việc này, bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân: việc mở rộng mạng lưới của nhiều TCTD, phân khúc cho vay truyền thống có TSĐB không còn mang lại nhiều lợi nhuận như trước và cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro…Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì nhu cầu vay của người nông dân ngày càng tăng lên rất lớn, khi mà thu nhập không đủ bù đắp chi tiêu thì việc phát sinh nhu cầu vay mượn là điều không thể tránh khỏi. Do đó, nếu không nhận được hỗ trợ vốn từ các kênh chính thức như: vay mượn người thân, vay mượn ngân hàng hoặc các công ty tài chính…, người dân sẽ tìm đến tín dụng đen để có nguồn hỗ trợ tài chính.

Khách hàng tập trung ở phân khúc hộ gia đình, nhưng dư nợ HND đã chiếm khoảng hơn 70% dư nợ cho vay của toàn chi nhánh. TDHND là phân khúc thị trường tiềm năng mà trong nhiều năm qua Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – CN DakLak hướng tới. Việc phát triển sản phẩm này tạo điều kiện cho chi nhánh mở rộng thị trường tín dụng, đa dạng hóa lĩnh vực cho vay và cung cấp trọn gói các dịch vụ tiện ích. Mặc dù đã ban hành nhiều chính sách hướng đến khách hàng, nhưng việc TDHND cũng gặp nhiều khó khăn. Sau nhiều năm, thì các Ngân hàng có vốn của Nhà nước cũng bắt đầu nhảy vào phân khúc này với nhiều ưu đãi về lãi suất, các công ty tài chính nở rộ với thủ tục nhanh chóng, đơn giản… đã giúp cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn. Tuy nhiên, việc này cũng dẫn đến nhiều hệ lụy như: Khách hàng mất khả năng chi trả, nợ xấu phát sinh nhiều…

Vì vậy, TDHND trên địa bàn tỉnh DakLak hiện nay là một nhu cầu hết sức thiết thực cho người nông dân, nhằm cải thiện đời sống tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo đồng thời vẫn đảm bảo tính ổn định và bền vững cho sự phát triển của ngân hàng luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Có thể nói, tác giả luận văn chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nông dân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt – Chi nhánh DakLak” để nghiên cứu.

2. Mục tiêu nghiên cứu luận văn

– Làm rõ những cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng đối với hộ nông dân của ngân hàng thương mại.

– Phân tích thực trạng chất lượng tín dụng đối với hộ nông dân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt – Chi nhánh DakLak, đồng thời chỉ ra những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại.

– Đề xuất những kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nông dân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt – Chi nhánh DakLak,

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu chất lượng tín dụng đối với hộ nông dân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt – Chi nhánh DakLak,

3.2. Phạm vi nghiên cứu

+ Về nội dung: Nghiên cứu chất lượng tín dụng đối với hộ nông dân

+ Về không gian: tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt – Chi nhánh DakLak.

+ Về thời gian: Thời kỳ nghiên cứu từ năm 2017 đến năm 2019 và định hướng nghiên cứu đến năm 2025.

4. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp thu thập thông tin thứ cấp từ các báo cáo tổng hợp của chi nhánh giai đoạn 2017-2019, tổng hợp dữ liệu để phân tích và so sánh. Luận văn sử dụng phương pháp phân tích dựa trên một số chỉ tiêu định tính và một số chỉ tiêu định lượng để làm rõ thực trạng chất lượng tín dụng đối với hộ nông dân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt – Chi nhánh DakLak.

5. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương:

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NÔNG DÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NÔNG DÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH ĐĂK LẮK

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NÔNG DÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH ĐẮK LẮK

6. Tổng quan về đề tài nghiên cứu

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NÔNG DÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. KHÁI QUÁT VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HỘ NÔNG DÂN

1.1.1. Khái niệm hộ nông dân

Hộ nông dân là tập hợp các thành viên trong một gia đình, đại diện là chủ hộ, tự chủ và trực tiếp sản xuất, là chủ thể trong quan hệ sản xuất. Lao động tự nguyện, tự giác, tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất của mình. Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế tự chủ trong quan hệ đối với ngân hàng, hộ nông dân được coi là một chủ thể kinh tế sản xuất trong các ngành nông, lâm, ngư diêm nghiệp bao gồm cả hộ nông dân và hộ gia đình khác được phép SXKD dịch vụ.

1.1.2. Đặc điểm của hộ nông dân

Một là, HND trong NN-NT sinh sống và làm việc trong một cộng đồng bao gồm chủ yếu là nông dân, lấy SXNN là chủ yếu, các hoạt động sản xuất và phi sản xuất chủ yếu cho nông nghiệp và cộng đồng nông thôn.

Hai là, HND vùng nông thôn do cơ sở hạ tầng, khả năng tiếp cận thị trường, trình độ sản xuất thấp hơn so với đô thị nên không ít HND đã bị sức hút của đô thị về nhiều mặt do đó lao động nông thôn đang có xu hướng đổ về đô thị tìm việc làm.

Ba là, HND vùng nông thôn đại đa số có thu nhập thấp, đời sống, trình độ khoa học công nghệ thấp hơn đô thị, SXNN phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên.

1.1.3. Vai trò của hoạt động ngân hàng đối với hộ nông dân

Vai trò của hoạt động ngân hàng đối với hộ nông dân, bao gồm:

Thứ nhất, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn, trên cơ sở đó góp phần tích cực vào quá trình vận động liên tục của nguồn vốn

Thứ hai, hoạt động tín dụng của NHTM là công cụ tài trợ vốn cho ngành kinh tế

Thứ ba, TDNH kiểm soát bằng đồng tiền và thúc đẩy sản xuất, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế của hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa

Thứ tư, vốn tín dụng ngân hàng đối với hộ nông dân góp phần thúc đẩy sự hình thành và phát triển thị trường tài chính ở nông thôn

Thứ năm, vốn tín dụng ngân hàng thương mại cho vay hộ nông dân góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn

Thứ sáu, tín dụng ngân hàng thúc đẩy hộ nông dân tiếp cận và mở rộng sản xuất hàng hóa

1.1.4. Hoạt động tín dụng của ngân hàng đối với hộ nông dân

+ Hình thức cho vay trực tiếp:

+ Hình thức cho vay hộ nông dân thông qua tổ nhóm vay

+ Hình thức cho vay tay ba

1.2. NỘI DUNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NÔNG DÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.1. Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là rủi ro do khách hàng được cấp tín dụng, bên có nghĩa vụ hoặc bên đối tác không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết đối với Ngân hàng cấp tín dụng.

1.2.2. Các nguyên tắc của Uỷ Ban Basel

1.2.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng đối với hộ nông dân của ngân hàng thương mại

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NÔNG DÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3.1. Nhân tố chủ quan

1.3.2. Nhân tố khách quan

1.3.2.2. Khả năng đáp ứng các điều kiện khi vay của hộ nông dân

1.3.2.3. Các nhân tố thuộc về môi trường hoạt động của ngân hàng

a/ Môi trường kinh tế

b/ Môi trường luật pháp

c/ Môi trường văn hoá – xã hội

d/ Đối thủ cạnh tranh

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1, khái quát về tín dụng ngân hàng đối với HND từ khái niệm, đặc điểm, vai trò của hoạt động cho vay, hoạt động cho vay cũng như các nguyên tắc và điều kiện cấp tín dụng đối với HND của NHTM. Đi sâu vào nội dung chính là chất lượng tín dụng đối với HND của NHTM từ quan niệm, nội dung chất lượng tín dụng đến tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng đối với HND của NHTM và cuối cùng là các nhân tố ảnh hưởng đến công tác này. Đây là cơ sở lý luận để luận văn phân tích, đánh giá chúng ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI

HỘ NÔNG DÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH ĐĂK LẮK

2.1. GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT-CHI NHÁNH ĐĂK LĂK

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt tiền thân là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt được thành lập theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 91/GP-NHNN ngày 28/03/2008 của Thống đốc NHNN Việt Nam. Cổ đông sáng lập của LienVietPostBank là Công ty Cổ phần Him Lam, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) và Công ty dịch vụ Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO).

Hiện nay, với số vốn điều lệ 6.460 tỷ đồng, LienVietPostBank hiện là một trong các NHTMCP lớn nhất tại Việt Nam. Các cổ đông và đối tác chiến lược của LienVietPostBank là các tổ chức Tài chính–Ngân hàng lớn đang hoạt động tại Việt Nam và nước ngoài như Agribank, Ngân hàng Wells Fargo (Mỹ), Ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sỹ), Công ty Oracle Financial Services Software Limited…Năm 2011, với việc Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (nay là Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam) góp vốn vào LienVietBank bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC). Theo đó, Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc NHNN Việt Nam cho phép đổi tên thành Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt.

Cuối năm 2019, mạng lưới LienVietPostBank có độ phủ rộng tới 527/707 tổng số huyện trên toàn quốc, với gần 540 Chi nhánh/Phòng Giao dịch Ngân hàng trải dài khắp 63/63 tỉnh, thành cùng gần 700 Phòng Giao dịch Bưu điện và quyền khai thác hơn 10.000 điểm giao dịch bưu điện đến tận cấp xã. Tổng dư nợ tín dụng lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chiếm tỉ trọng 22% tổng dư nợ của LienVietPostBank.

Ngày 20 tháng 3 năm 2013, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt-Chi nhánh Đắk Lắk chính thức hoạt động tại số 286 Phan Bội Châu, phường Thống Nhất, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

Đến cuối năm 2019, ngoài chi nhánh còn phát triển thêm 12 PGD với mạng lưới phủ sóng toàn địa bàn. Chi Nhánh Đắk Lắk với đặc thù chủ yếu khách hàng nhỏ lẻ, đã vươn lên top đầu các Chi nhánh có dư nợ bán lẻ trên 1.000 tỉ đồng với thời gian chưa nhiều. Đây chính là lợi thế đặc biệt riêng có và cũng là điều kiện cần để LienVietPostBank có thể tiếp cận khách hàng ở tận vùng sâu vùng xa, nơi mà người dân ít có cơ hội tiếp cận dịch vụ ngân hàng.

2.1.2. Bộ máy tổ chức

2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức

Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của chi nhán

(Nguồn: NH Bưu điện Liên Việt-Chi nhánh Đăk Lăk)

2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh

2.1.4. Đặc điểm hoạt động kinh doanh ngân hàng

2.1.4.1. Tình hình nhân sự

Tính đến 31/12/2019, chi nhánh có 168 người trong đó văn phòng chi nhánh có 68 người và 14 phòng giao dịch có 112 người, biểu diễn bảng sau:

Bảng 2.1. Tình hình nhân sự của chi nhánh Đắk Lắk

Đơn vị tính: người

SốCác phòng ban, bộ phậnSố lượngTỷ lệGiới tính
TT(%)NamNữ
IVăn phòng Chi nhánh5633,32531
1Ban giám đốc35,33
2Phòng khách hàng1221,475
3Phòng kế toán ngân quỹ1221,412
4Phòng hỗ trợ hoạt động2951,91514
IICác PGD (14 Phòng)11266,77042
I+IITổng số168100,09573

(Nguồn: NH Bưu điện Liên Việt-Chi nhánh Đăk Lăk)

Theo bảng 2.1, có 33,3% CBCNV làm việc tại chi nhánh và 66,7% làm việc tại các PGD. Đặc biệt, tại văn phòng chi nhánh: BGĐ 3 người, Phòng khách hàng 12 người, Phòng Kế toán ngân quỹ 12 người và phòng hỗ trợ hoạt động 29 người.

2.1.4.2. Mạng lưới phát triển

Các bưu cục, điểm Bưu điện văn hóa xã của tỉnh Đắk Lắk được xây dựng gần các khu dân cư, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của khách hàng. Tuy nhiên, có một số điểm Bưu điện văn hóa xã tại một số huyện đường xá đi lại khó khăn nên không thuận lợi trong việc chuyển phát. Nhờ đó, khi Bưu điện sáp nhập vào ngân hàng, vì thế hiện nay NH Bưu điện Liên Việt-Chi nhánh Đăk Lăk có tổng cộng 197 điểm phục vụ của Bưu điện giao dịch với văn phòng chi nhánh và 14 phòng giao dịch..

2.1.4.3. Tình hình kinh doanh

Hình 2.1. Đồ thị chung hoạt động kinh doanh chi nhánh

(Nguồn: NH Bưu điện Liên Việt-Chi nhánh Đăk Lăk)

2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NÔNG DÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT-CHI NHÁNH ĐĂK LĂK

2.2.1. Thực trạng đặc điểm sản phẩm đặc thù cho vay hộ nông dân

Hình 2.2. Dư nợ tỷ lệ bảo đảm bình quân

(Nguồn: theo tính toán và khảo sát của tác giả)

2.2.2. Thực trạng phương thức cho vay hộ nông dân

Bảng 2.4. Hoạt động cho vay các tổ chức xã hội nghề nghiệp

Đơn vị tính: tỷ đồng.

201720182019
HỘI ĐOÀN THỂDư nợTỷ lệ (%)Dư nợTỷ lệ (%)Dư nợTỷ lệ (%)
Hội Nông dân3876,05176,14569,2
Hội Phụ nữ510,0811,91015,4
Hội Cựu chiến binh714,0812,01015,4
Tổng cọng5011,26714,06511,8

(Nguồn: NH Bưu điện Liên Việt-Chi nhánh Đăk Lăk)

2.2.3. Thực trạng rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng đối với hộ nông dân

2.2.3.1. Thực trạng theo phân loại tín dụng

a. Theo đối tượng khách hàng.

Bảng 2.9. Dư nợ của hộ nông dân theo đối tượng

Đơn vị tính: tỷ đồng

CHỈ TIÊU201720182019
Dư nợTỷ lệ (%)Dư nợTỷ lệ (%)Dư nợTỷ lệ (%)
– Khách hàng pháp nhân45032,048032,455435,0
– Hộ nông dân71050,585257,586554,7
– Khách hàng cá nhân khác14517,514810,116210,3
Tổng dư nợ1.405100,01.480100,01.581100,0

(Nguồn: NH Bưu điện Liên Việt-Chi nhánh Đăk Lăk)

b. Theo thời hạn cho vay.

Bảng 2.10. Dư nợ hộ nông dân theo thời hạn cho vay

Đơn vị tính: tỷ đồng

CHỈ TIÊU201720182019
Dư nợTỷ lệ (%)Dư nợTỷ lệ (%)Dư nợTỷ lệ (%)
– Ngắn hạn716100,0740100,0835100,0
Hộ nông dân26236,535147,435542,5
– Trung hạn618100,0666100,0711100,0
Hộ nông dân43370,047270,848167,6
– Dài hạn71100,074100,035100,0
Hộ nông dân1521,12939,12982,8
Tổng dư nợ hộ nông dân71050,585257,586554,7
Tổng dư nợ1.405100,01.480100,01.581100,0

(Nguồn: NH Bưu điện Liên Việt-Chi nhánh Đăk Lăk)

2.2.3.2. Thực trạng theo chỉ số tài chính

Chất lượng tín dụng được xem xét qua chỉ số tài chính bảng số liệu dưới đây, trong đó sẽ phân tích sâu hoạt động này đối với hộ nông dân, như sau:

Bảng 2.11. Tổng hợp tình hình hoạt động của chi nhánh

STTCHỈ TIÊUĐVTNĂM
201720182019
1Tổng dư nợ1.4051.4801.581
1.1Nợ quá hạnTỷ đồng35,144,469,4
Tỷ lệ nợ quá hạn / Tổng dư nợ%2,493,04,38
1.1.1Dư nợ quá hạn hộ nông dânTỷ đồng29,7836,447,58
Tỷ lệ nợ quá hạn / Tổng dư nợ%2,122,463,01
1.2Nợ xấu (nhóm 3 – 5)Tỷ đồng22,12543,3
Tỷ lệ nợ xấu / Tổng dư nợ%1,571,682,73
1.2.1Dư nợ xấu hộ nông dânTỷ đồng18,5416,8732,56
Tỷ lệ nợ xấu / Tổng dư nợ%1,321,142,06
2Tổng nguồn vốn311301419
2.1– Tiền gửi dân cưTỷ đồng195216249
Qui mô tăng trưởng %8,910,715,2
Cơ cấu nguồn vốn%62,871,859,5
2.2– Tiền gửi TCKTTỷ đồng8057146
Qui mô tăng trưởng %21,2-28,75156,1
Cơ cấu nguồn vốn%25,718,934,8
2.3– Tiền gửi khácTỷ đồng362824
Qui mô tăng trưởng %-12,5-22,2-14,2
Cơ cấu nguồn vốn%11,59,35,7
3Hiệu suất sử dụng vốn %451,7491,6377,3
4Vòng quay vốn tín dụng 4.2 /4.3Vòng1,151,181,25
4.1Doanh số cho vayTỷ đồng1.6431.7731.903
4.2Doanh số thu nợTỷ đồng1.5191.6321.820
4.3Dư nợ bình quânTỷ đồng1.3211.3831.456
5Tổng thu nhập 166201220
5.1Thu nhập từ hoạt động tín dụngTỷ đồng154198200
5.2Thu nhập từ HĐTD / Tổng thu nhập%92,098,098,0
6Tỷ lệ dự phòng RRTD / Dư nợ%2,193,253,11
6.1Dự phòng RRTD (bảng 2.14)Tỷ đồng30,848,249,3

(Nguồn: NH Bưu điện Liên Việt-Chi nhánh Đăk Lăk)

+ Tổng dư nợ

– Tình hình nợ quá hạn

– Tình hình nợ xấu

Trong phạm vi đề tài, luận văn phân tích nợ hộ nông dân trong đó, phân tích nợ xấu hộ nông dân từ nhóm 3 🡪 nhóm 5, như sau:

Bảng 2.13. Nợ xấu hộ nông dân theo phân loại

Đơn vị tính: tỷ đồng

CHỈ TIÊU201720182019
Giá trịTỷ lệ (%)Giá trịTỷ lệ (%)Giá trịTỷ lệ (%)
1. Theo loại hình kinh doanh18,54100,016,87100,032,56100,0
Nhà nước16,2487,512,2272,420,5162,9
Ngoài nhà nước2,3012,54,6527,612,0537,1
2. Theo kỳ hạn18,54100,016,87100,032,56100,0
Ngắn hạn16,1086,814,3284,828,1086,3
Trung, dài hạn2,4413,22,5515,24,4613,7
3. Theo sản phẩm18,54100,016,87100,032,56100,0
Nông nghiệp1,015,590,714,32,437,4
Thương mại8,3244,86,4338,112,1537,3
Xây dựng5,5029,66,1536,413,1640,5
Dịch vụ3,7120,013,5821,24,8214,8
Nợ xấu18,54100,016,87100,032,56100,0

(Nguồn: NH Bưu điện Liên Việt-Chi nhánh Đăk Lăk)

+ Vòng quay vốn tín dụng

+ Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng/ Dư nợ

Bảng 2.11. Tổng hợp tình hình hoạt động của chi nhánh nêu tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng/ Dư nợ có tỷ lệ đạt 2,19% năm 2017; đạt 3,25% năm 2018; đạt 3,11% năm 2019 dùng để xử lý nợ xấu xãy ra như bảng 2.13 đã phân tích ở mục dưới. Chi nhánh đã thực hiện đầy đủ theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN. Nhưng, điều quan trọng là, tỷ lệ này còn tồn tại chính là một phần lợi nhuận của chi nhánh giảm đi, vì vậy đòi hỏi chi nhánh nỗ lực nhiều hơn nữa, nhất là CBTD cần đẩy mạnh hơn nữa công tác thu nợ. Trong trường hợp hộ nông dân sẽ như thế nào, luận văn đi sâu phân tích

Bảng 2.16. Trích dự phòng rủi ro tín dụng hộ nông dân

Đơn vị tính: tỷ đồng

DỰ PHÒNG RỦI RO201720182019
Giá trịTỷ lệ (%)Giá trịTỷ lệ (%)Giá trịTỷ lệ (%)
Dự phòng chung5,2730,46,3436,46,3726,6
Dự phòng cụ thể12,0669,611,0663,617,5673,4
Tổng trích17,33100,017,4100,023,93100,0

(Nguồn: NH Bưu điện Liên Việt-Chi nhánh Đăk Lăk)

2.2.3.3. Thực trạng nguyên tắc của Ủy ban Basel đối với hộ nông dân

a. Thực hiện điều chuyển vốn và vốn chủ sở hữu

ai. Thực hiện điều chuyển vốn

Bảng 2.17. Điều chuyển vốn của chi nhánh

Đơn vị tính: tỷ đồng

CHỈ TIÊU201720182019
Giá trịTỷ lệ (%)Giá trịTỷ lệ (%)Giá trịTỷ lệ (%)
1/ Huy động vốn3119,1301– 3,241939,2
2/ Cấp tín dụng1.4054,31.4805,31.5816,8
3/ Chênh lệch (thừa, thiếu)-1.094-1.179-1.162

(Nguồn: NH Bưu điện Liên Việt-Chi nhánh Đăk Lăk)

aii. Thực hiện vốn chủ sở hữu

Bảng 2.18. Tình hình phân loại nợ

Đơn vị tính: tỷ đồng

PHÂN LOẠI NỢ201720182019
Dư nợTỷ lệ

(%)

Dư nợTỷ lệ

(%)

Dư nợTỷ lệ

(%)

1. Nợ bình thường1.36297,01.40695,01.51296,0
Hộ nông dân680,295,882596,881093,6
2. Nợ cần chú ý141,020,71,426,31,6
Hộ nông dân11,261,510,131,322,442,7
3. Nợ dưới tiêu chuẩn4,50,390,69,20,4
Hộ nông dân3,830,73,450,45,50,6
4. Nợ khó đòi9,50,7191,311,20,6
Hộ nông dân7,951,17,100,811,721,3
5. Nợ mất vốn141,0251,722,71,4
Hộ nông dân6,760,96,320,715,341,8
Nợ xấu: (3 + 4 + 5)22,11,6251,643,12,4
Hộ nông dân18,542,716,871,932,563,7
Tổng giá trị các khoản nợ1.408100,01.480100,01.581100,0
Hộ nông dân710100,0852100,0865100,0

(Nguồn: NH Bưu điện Liên Việt-Chi nhánh Đăk Lăk)

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Đối với chương 2, giới thiệu từ lịch sử hình thành và phát triển đến đặc điểm tình hình kinh doanh giai đoạn 2017-2019 của chi nhánh. Tiếp đến, phân tích thực trạng chất lượng tín dụng đối với HND của chi nhánh từ phân tích: phương thức cho vay, rủi ro tín dụng và QTRRTD, chính sach tín dụng và qui trình tín dụng đến việc phân tích sản phẩm đặc thù. Sau đó, đánh giá chung, gồm: kết quả thực hiện, tồn tại và hạn chế, nguên nhân tồn tại và hạn chế. Đây là căn cứ để Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt-chi nhánh Đăk Lăk đề xuất các giải pháp ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI

HỘ NÔNG DÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH ĐẮK LẮK

3.1. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH ĐẮK LẮK ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Căn cứ vào chỉ đạo của Hội Sở NH Bưu điện Liên Việt về chiến lược phát triển kinh doanh toàn hệ thống đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, nêu rõ mục tiêu, định hướng của hoạt động tín dụng. Theo đó, NH Bưu điện Liên Việt-chi nhánh Đắk Lắk xây dựng kế hoạch kinh doanh của mình trong thời gian tới, như sau:

3.1.1. Mục tiêu hoạt động tín dụng

Chi nhánh mở rộng đầu tư tín dụng vào các dự án kinh tế có hiệu quả, các khách hàng có năng lực tài chính mạnh và kinh doanh có hiệu quả, không phân biệt đối tượng, thành phần kinh tế, chú trọng phát triển tín dụng tiêu dùng. Tăng cường hơn nữa hoạt động cho vay đối với hộ nông dân theo chủ trương của Nhà nước hướng vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Thắt chặt các quy trình tín dụng, phân loại khách hàng, nâng cao chất lượng thẩm định, tăng cường kiểm tra, kiểm soát trước trong và sau khi cho vay, nâng tỷ trọng dư nợ cho vay có bảo đảm, hạn chế rủi ro và nợ quá hạn mới phát sinh ở mức thấp nhất.

3.1.2. Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng

Định hướng phát triển và nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nông dân trong thời gian tới, chi nhánh cần thục hiện như sau:

– Định hướng bền vững

– Định hướng hài hoà

– Định hướng đồng bộ

– Coi trọng công tác huy động vốn, xác định công tác huy động vốn là nền tảng để mở rộng cho vay.

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NÔNG DÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH ĐẮK LẮK

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện phương thức cho vay đối với hộ nông dân

3.2.1.1. Phát triển cho vay có trọng điểm

3.2.1.2. Đẩy mạnh cho vay hộ nông dân qua tổ tín chấp

3.2.1.3. Thực hiện cho vay không phải thế chấp

3.2.1.4. Đưa ra các sản phẩm khuyến khích

3.2.2. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng đối với hộ nông dân

3.2.2.1. Giải pháp phân loại tín dụng

3.2.2.2. Giải pháp chỉ số tài chính

3.2.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng theo nguyên tắc của Ủy ban Basel đối với hộ nông dân

3.2.3. Giải pháp hoàn thiện qui trình cho vay hộ nông dân

3.2.4. Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng

3.2.5. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát

3.3. KIẾN NGHỊ

3.3.1. Kiến nghị với Hội Sở NH TMCP Bưu Điện Liên Việt

3.3.2. Kiến nghị với chi nhánh NHNN Đắk Lắk và NHNN Việt Nam

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương này, luận văn trình bày mục tiêu, định hướng phát triển kinh doanh của đơn vị, trong đó có HND đến năm 2025. Sau đó, đề xuất các giải pháp: Giải pháp hoàn thiện phương thức cho vay đối với hộ nông dân; Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng đối với hộ nông dân; Giải pháp hoàn thiện qui trình cho vay hộ nông dân; Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng; Giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát và kiến nghị với Hội Sở NH TMCP Bưu Điện Liên Việt, với chi nhánh NHNN Đắk Lắk và NHNN Việt Nam. Đây chính là sản phẩm nghiên cứu của tác giả luận văn. Hy vọng, trong thời gian tới, luận văn sẽ là tài liệu tham khảo để chi nhánh không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng đối với HND trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

KẾT LUẬN

Chất lượng tín dụng càng cao thì mức độ rủi ro trong hoạt động ngân hàng càng thấp và năng lực cạnh tranh của NHTM trên thị trường được nâng lên. Đây là hoạt động mang lại nguồn thu nhập lớn cho các ngân hàng nhưng vẫn còn nhiều chứa đựng khá nhiều rủi ro, do đó các ngân hàng cần quan tâm đúng mức đến các vấn đề về an toàn vốn tín dụng, hiệu quả cho vay và phát triển bền vững ngân hàng. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm biện pháp, cách thức nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với HND là một đòi hỏi mang tính cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng với NH TMCP Bưu Điện Liên Việt – chi nhánh Đắk Lắk đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản sau đây:

– Một, Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng đối với hộ nông dân của ngân hàng thương mại.

– Hai, Luận văn đã phân tích thực trạng chất lượng tín dụng đối với hộ nông dân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt –chi nhánh DakLak, đồng thời chỉ ra những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại.

– Ba, Luận văn đã đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nông dân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt–chi nhánh DakLak.

Tuy đã hoàn thành việc nghiên cứu đề tài trên nhưng thời gian nghiên cứu chưa nhiều, khả năng nghiên cứu của tác giả còn nhiều hạn chế nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy cô, nhà khoa học, các chuyên gia ngân hàng chân thành góp ý để luận văn được hoàn thiện.

Không biết gì hơn, tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn!

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN DUY TAN\LUAN VAN DUY TAN\MAC DANG NANG LUONG\SAU BAO VE\New folder

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *