Nâng cao chất lượng cho vay nông nghiệp nông thôn tại Ngân hàng

Nâng cao chất lượng cho vay nông nghiệp nông thôn tại Ngân hàng

Nâng cao chất lượng cho vay nông nghiệp nông thôn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình

1. Tính cấp thiết của đề tài

Lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (NNNT) được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. Từ đầu những năm 1980, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong phát triển nông nghiệp (Khoán 10, Khoán 100) đã giải phóng sức sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp. Cùng với việc thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, trong phát triển kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp. Từ một nước phải nhập khẩu lương thực, Việt Nam vươn lên thành một nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa X về phát triển NNNT, nông dân khẳng định vai trò và vị trí chiến lược của NNNT và nông dân, đồng thời xác định doanh nghiệp (DN) là động lực chính để tái cơ cấu nền nông nghiệp và chỉ rõ mục tiêu phát triển DN nông thôn, trong đó có DN đầu tư vào nông nghiệp.

Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương và chính sách quan trọng để khuyến khích phát triển kinh tế NNNT, cụ thể như: Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển NNNT với nhiều ưu đãi .

Những năm qua, Agribank Chi nhánh huyện Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình luôn bám sát mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên tổ chức triển khai kịp thời các chính sách tín dụng về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân (NN,NT,ND) trên địa bàn tỉnh. Từ các nguồn vốn vay đã giúp người dân phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống. Tuy nhiên, hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn tại Agribank Chi nhánh huyện Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình vẫn còn nhiều hạn chế cần hoàn thiện và phát triển như: tốc độ tăng trưởng không đồng đều, tỷ lệ nợ xấu vẫn còn chiếm tỷ lệ cao… Xuất phát từ thực tiễn trên, học viên nhận thấy phân tích hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn tại Agribank Chi nhánh huyện Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình, từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng cho vay trong thời gian đến là vấn đề hết sức cần thiết. Do vậy, tác giả quyết định chọn đề tài Nâng cao chất lượng cho vay nông nghiệp nông thôn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Tuyên Hóa Bắc Quảng Bìnhlàm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng cho bản thân.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu cơ bản sau:

– Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chất lượng cho vay trong ngân hàng thương mại.

– Phân tích thực trạng cho vay nông nghiệp nông thôn tại Agribank Chi nhánh huyện Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình.

– Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay nông nghiệp nông thôn tại Agribank Chi nhánh huyện Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình.

3. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu

– Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung đánh giá công tác cho vay và chất lượng cho vay nông nghiệp nông thôn tại Agribank Chi nhánh huyện Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình.

– Phạm vi nghiên cứu:

+ Không gian nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng cho vay nông nghiệp nông thôn tại Agribank Chi nhánh huyện Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình.

+ Thời gian nghiên cứu: Luận văn tập trung phân tích thực trạng công tác cho vay và đánh giá chất lượng cho vay nông nghiệp nông thôn tại Agribank Chi nhánh huyện Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình giai đoạn 2017 – 2019 và xây dựng các giải pháp cho vấn đề này giai đoạn 2020 – 2025.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, trong đó dựa vào nền tảng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:

– Phương pháp thu thập dữ liệu:

– Phương pháp thống kê:

– Phương pháp phân tích, tổng hợp

5. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương cụ thể như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng cho vay nông nghiệp nông thôn trong ngân hàng thương mại.

Chương 2: Thực trạng chất lượng hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn tại Agribank Chi nhánh huyện Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình.

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn tại Agribank Chi nhánh huyện Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình.

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1. Khái quát chung về ngân hàng thương mại

1.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại

Luật các tổ chức tín dụng: NHTM là tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật. (Nghị định số 59/2009/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của NHTM)

1.1.1.2. Các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại

Hoạt động huy động vốn

Hoạt động tín dụng

Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ:

Hoạt động khác

– Góp vốn và mua cổ phần

– Tham gia thị trường tiền tệ.

– Kinh doanh ngoại hối

– Ủy thác và nhận ủy thác làm đại lý

– Cung ứng dịch vụ bảo hiểm

– Tư vấn tài chính, tiền tệ cho khách hàng.

– Bảo quản vật quý giá, giấy tờ có giá trị, cho thuê tủ két…

1.1.2. Khái quát về hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn trong ngân hàng thương mại

1.1.2.1. Khái quát về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

Theo quan điểm hiện tại, nền kinh tế của một quốc gia, vùng lãnh thổ được phân chia thành 3 khu vực: Nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

Sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất có từ lâu đời nhất trên thế giới. Hoạt động SXNN nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của con người như ăn, uống… Khi xã hội càng phát triển, SXNN không chỉ dừng lại đáp ứng nhu cầu thiết yếu mà nó còn là nơi cung cấp nguyên liệu cho các ngành khác và nông sản xuất khẩu.

Nông thôn là một địa bàn, ở đó hoạt động SXNN được coi là bao trùm. Tuy nhiên, với sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, nông thôn không còn là khu vực hoạt động SXNN thuần túy mà còn có cả hoạt động công nghiệp và dịch vụ. Khi nền kinh tế càng phát triển, tỷ trọng của hoạt động SXNN thuần túy giảm đi nhưng con số tuyết đối không ngừng tăng lên.

1.1.2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội nông nghiệp, nông thôn ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngân hàng

– Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào chu kỳ sinh học và điều kiện tự nhiên

– Đầu ra của sản phẩm nông nghiệp khá khó khăn.

– Nguy cơ rủi ro trong SXNN khá cao nhưng tỷ suất sinh lợi lại khá thấp.

– Sản xuất nông nghiệp tính đa dạng, phân tán và nhỏ lẻ.

1.1.2.3. Hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn của ngân hàng thương mại

Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

Đối với lĩnh vực NNNT, việc cho vay của ngân hàng tập trung vào các đối tượng sau:

– Cho vay các chi phí sản xuất trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp.

– Cho vay phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn.

– Cho vay phát triển ngành nghề ở nông thôn.

– Cho vay chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm, thủy sản và muối.

– Cho vay để kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ phục vụ nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản.

– Cho vay phục vụ sản xuất công nghiệp, thương mại và cung ứng các dịch vụ phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn.

1.1.2.4. Vai trò hoạt động cho vay của ngân hàng đối với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn

Tín dụng ngân hàng giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển NNNT. Cụ thể:

– Hoạt động cho vay là động lực thúc đẩy sản xuất hàng hoá ở nông thôn.

– Hoạt động cho vay góp phần thúc đẩy việc thay đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế NNNT.

Hoạt động cho vay góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.

– Hoạt động cho vay góp phần giảm nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn.

– Hoạt động cho vay góp phần xoá đói giảm nghèo ở khu vực NNNT.

1.2. CHẤT LƯỢNG CHO VAY NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.1. Khái niệm về chất lượng cho vay

Một cách khái quát, chất lượng của một khoản vay được hiểu là lợi ích kinh tế mà khoản vay đó mang lại cho cả người đi vay và người cho vay. Một khoản vay của ngân hàng được coi là có chất lượng tốt khi nó mang lại lợi ích kinh tế cho cả ngân hàng và khách hàng. Tức là vốn vay đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra một số tiền lớn đủ để trang trải chi phí, trả được gốc và lãi cho ngân hàng và có lợi nhuận, góp phần vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế.

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng thương mại

1.2.2.1. Nhóm chỉ tiêu định tính

* Đảm bảo nguyên tắc cho vay

* Đảm bảo các điều kiện cho vay

* Quá trình thẩm định và tái thẩm định

1.2.2.2. Nhóm chỉ tiêu định lượng

Phát triển quy mô cho vay

– Tăng trưởng về thị phần

– Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay NNNT

– Lãi treo

– Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu

– Tỷ lệ dự phòng

– Các chỉ tiêu phản ánh mức độ sinh lợi hoạt động cho vay NNNT.

1.2.2.3. Chỉ tiêu khác

Chất lượng hoạt động cho vay NNNT đối với khách hàng

Chất lượng hoạt động cho vay NNNT đối với xã hội

1.3. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CHO VAY NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3.1. Các nhân tố thuộc về ngân hàng

Thương hiệu ngân hàng

Điều kiện cho vay

Phương pháp cho vay của NHNo&PTNT

Thủ tục cho vay của NHNo&PTNT

Lãi suất cho vay

1.3.2. Các nhân tố thuộc về hộ nông dân

Phương án sản xuất kinh doanh:

Khả năng đáp ứng những điều kiện do ngân hàng đặt ra:

Kiến thức, trình độ của chủ hộ:

Kết quả sản xuất kinh doanh của hộ nông dân:

1.4. KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.4.1. Kinh nghiệm từ NHNo&PTNT tỉnh Đắk Lắk

1.4.2. Kinh nghiệm NHNo&PTNT tỉnh Thanh Hóa

1.4.3. Bài học rút ra đối với Agribank Chi nhánh huyện Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN

TUYÊN HÓA BẮC QUẢNG BÌNH

2.1. TỔNG QUAN VỀ AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN TUYÊN HÓA BẮC QUẢNG BÌNH

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Agribank Chi nhánh Huyện Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Agribank Chi nhánh Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình

2.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Agribank Chi nhánh Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình

2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình

Giai đoạn 2017-2019, hoạt động ngân hàng phải đối mặt với nhiều khó khăn phát sinh từ những bất cập của nền kinh tế: ảnh hưởng của lạm phát, Ngân hàng Nhà nước áp dụng chính sách trần lãi suất, quy định lãi suất huy động vốn tối đa với tất cả hệ thống NHTM, tỷ giá vàng và ngoại tệ liên tục biến động… Ngay từ đầu năm mỗi năm, ban lãnh đạo Agribank Chi nhánh Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình đã tổ chức quán triệt quan điểm chỉ đạo của Agribank và triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm trong toàn chi nhánh, qua đó xác định mục tiêu định hướng kinh doanh, những chương trình trọng tâm và hệ thống giải pháp điều hành. Đã bám sát và triển khai kịp thời các chủ trương, giải pháp chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Agribank. Nên hoạt động kinh doanh giai đoạn 2017 – 2019 đã đạt được nhiều thành tích nhất định.

Căn cứ vào kết quả thống kê bảng 2.1 trên cho tổng thu nhập ròng của Chi nhánh luôn có sự tăng trưởng qua các năm. Năm 2019, kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh đạt kết quả cao nhất trong vòng 3 năm qua. Để đạt được thành quả trên, ngay từ đầu năm 2019 ngoài việc phân phối sản phẩm dịch vụ trực tiếp tại chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn huyện. Agribank Chi nhánh Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình triển khai hình thức ngân hàng lưu động bằng ô tô chuyên dụng và phát triển nhiều kênh phân phối như: 05 máy ATM, 20 máy EDC/POS (điểm chấp nhận thẻ), 10 QR Code, Internet Banking, kết nối thanh toán với khách hàng (CMS)… Bên cạnh đó, chi nhánh xây dựng mục tiêu, chiến lược cũng như phân loại khách hàng doanh nghiệp (DN); đồng thời thực hiện các chính sách phát triển, nhằm mở rộng tín dụng và nâng cao hiệu quả cấp tín dụng; phát triển sản phẩm dịch vụ và cung cấp các tiện ích ngân hàng đối với khách hàng DN… Vì vậy, đến cuối năm 2019, chi nhánh đã có trên 80 nghìn khách hàng tin tưởng lựa chọn và sử dụng các sản phẩm dịch vụ. Tổng dư nợ của phân khúc khách hàng DN đạt 1.500 tỷ đồng; nâng tỷ trọng cho vay DN toàn chi nhánh 14%/tổng dư nợ… Đồng thời, năm 2018 tổng chi phí thấp hơn nhiều so với năm 2017 và 2019. Điều này đã giúp thu nhập và lợi nhuận của chi nhánh năm 2018 tăng mạnh nhất trong vòng 3 năm qua.

2.2. THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN TUYÊN HÓA BẮC QUẢNG BÌNH

2.2.1. Thực trạng về quy mô cho vay nông nghiệp nông thôn

Bảng 2.2. Thống kê dư nợ cho vay NNNT giai đoạn 2017 -2019

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêuNăm 2017Năm

2018

Năm

2019

Tổng dư nợ856.915956.8121.088.901
Trong đó : Dư nợ đối với NNNT693.999867.620970.010
Tỷ trọng dư nợ NNNT/Tổng dư nợ80,9990,6889,08
Tốc độ tăng trưởng dư nợ NNNT (%)24,5025,0211,80
Số lượng khách hàng5.7335.9025.784

Nguồn: Agribank Chi nhánh Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình

Căn cứ bảng số liệu nêu trên cho thấy tổng dư nợ từ hoạt động tín dụng tại chi nhánh nói chung và dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn tại Agribank Chi nhánh Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình có tốc độ tăng trưởng cao qua các năm song tốc độ tăng trưởng không ổn định.

Hoạt động cho vay nói chung và cho vay nông nghiệp nông thôn tại Agribank Chi nhánh huyện Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình không ngừng phát triển mạnh qua các năm.

2.2.2. Thực trạng về cơ cấu cho vay nông nghiệp nông thôn

Để đánh giá chất lượng hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn nói riêng. Việc phân tích đánh giá cơ cấu dư nợ là nội dung đặc biệt quan trọng. Để đánh giá nội dung này tác giả tổng hợp kết quả hoạt động cho vay nông nghiệp, nông thôn tại chi nhánh thông qua bảng 2.3.

Về cơ cấu dự nợ cho vay nông nghiệp nông thôn theo thời hạn cho vay

Căn cứ vào bảng số liệu nêu trên cho thấy cơ cấu dư nợ cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng cao và đạt trên 57% qua các năm.

Như vậy, trong 3 năm qua hoạt động cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn có xu hướng chuyển từ hoạt động cho vay ngắn hạn sang hoạt động cho vay dài hạn. Việc chuyển dịch cơ cấu này giúp cho nguồn vốn của ngân hàng được sử dụng ổn định, mang lại hiệu quả cao.

Cơ cấu theo ngành nghề cho vay

Nhìn vào bảng số liệu bảng 2.4 cho thấy giai đoạn 2017 – 2019 tổng dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn theo từng nhóm ngành nghề có sự biến động không đồng đều qua các năm.

Hoạt động cho vay phát triển phát triển ngành nghề nông nghiệp nông thôn trong thời gian qua cũng có sự biến động không đồng đều.

Hoạt động cho vay đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn trong những năm qua có xu hướng giảm xuống qua các năm cả về giá trị và tỷ lệ.

Cho vay chế biến tiêu thụ nông, lâm, thủy sản và muối trong những năm qua có xu hướng gia tăng qua các năm.

Cho vay kinh doanh sản phẩm dịch vụ phục vụ thương mại, dịch vụ và cho vay sản xuất công nghiệp, thương mại và dịch vụ phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn:

Hoạt động cho vay tiêu dùng trên địa bàn nông thôn: Trong thời gian qua chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn của chi nhánh. Đây là lĩnh vực cho vay đầy tiềm năng, trong thời gian đến chi nhánh cần có giải pháp phát triển cho vay trong lĩnh vực này.

Cơ cấu theo đối tượng khách hàng vay vốn

Thông qua biểu đồ 2.2 cho thấy đối tượng khách hàng vay nông nghiệp nông thôn tại chi nhánh chủ yếu là khách hàng cá nhân, hộ gia đình và hộ kinh doanh chiếm tỷ trọng trên 80% cơ cấu nguồn vốn vay.

2.2.3. Thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay nông nghiệp nông thôn

  • Phân tích nợ xấu và nợ khó đòi theo thời hạn cho vay

Bảng 2.4. Bảng thống kê tình hình nợ xấu và nợ khó đòi đối với cho vay nông nghiệp nông thôn tại chi nhánh giai đoạn 2017 -2019

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêuNăm 2017Năm 2018Năm 2019
Tổng dư nợ NNNT693.999867.620970.009
1. Nợ xấu6.1107.43811.435
– Ngắn hạn5.2174.1263.824
– Trung dài hạn8943.3127.612
2.Nợ khó đòi4.8483.3266.339
– Ngắn hạn4.2242.8683.015
– Trung, dài hạn6254593.325
3. Tỷ lệ nợ xấu/ Dư nợ (%)1%0,9%1,2%
– Ngắn hạn0,8%0,5%0,4%
– Trung dài hạn0,1%0,4%0,8%
4. Tỷ lệ nợ khó đòi/ Nợ xấu (%)79,3%44,7%55,4%
– Ngắn hạn69,1%38,6%26,4%
– Trung dài hạn10,2%6,2%29,1%

Nguồn: Agribank Chi nhánh huyện Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình

Qua bảng số liệu nên trên cho thấy nợ xấu và nợ khó đòi của chi nhánh đối với hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn tại chi nhánh có sự tăng mạnh qua năm.

Tình hình nợ xấu của chi nhánh theo nhóm ngành nghề cho vay

Căn cứ theo bảng số liệu 2.5, cho thấy nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu tập trung vào chương trình cho vay chi phí sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và diêm nghiệp với tỷ lệ nợ xấu trong 3 năm qua đều trên 1,8%. Đến cuối năm 2019 tỷ lệ nợ xấu đối với chương trình cho vay này là 2,06% cao hơn tỷ lệ nợ xấu bình quân chung của toàn ngành. Điều này cho thấy trong hoạt động cho vay chi phí sản xuất sản xuất nông lâm ngư nghiệp luôn tiềm ẩn rủi ro cao hơn so với các chương trình cho vay nông nghiệp nông thôn.

– Tình hình nợ xấu theo đối tượng vay vốn

Đối với đối tượng là khách hàng doanh nghiệp: Trong những năm qua tỷ lệ nợ xấu luôn ở mức cao hơn so với khách hàng cá nhân, hộ gia đình và hộ kinh doanh. Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấy đối với khách hàng doanh nghiệp có xu hướng giảm qua các năm. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm, song chi nhánh cần tăng cường công tác kiểm soát chất lượng tín dụng đối với khách hàng này trong thời gian đến.

Bảng 2.6. Bảng phân tích tình hình nợ xấu theo đối tượng vay vốn

Phân theo đối tượng vay vốnNăm 2017Năm 2018Năm 2019
Tổng dư nợNợ xấuTỷ lệ nợ xấuTổng dư nợNợ xấuTỷ lệ nợ xấuTổng dư nợNợ xấuTỷ lệ nợ xấu
Cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh591.3492.8670,48704.6595.2860,75793.6438.9991,13
Chủ trang trại, HTX, tổ hợp tác2050,0020,00
Doanh nghiệp102.4463243,17162.9592.1521,32176.3672.4361,38
Tổng693.9996.1100,88867.6207.4380,86970.00911.4351,18

Nguồn: Agribank Chi nhánh huyện Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình

2.2.4. Thực trạng cho vay nông nghiệp nông thôn theo tỷ lệ tài sản đảm bảo

Thực hiện Nghị định 55 của Chính phủ, Agribank Chi nhánh huyện Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình tổ chức thực hiện cho vay theo định mức và cho vay không đảm bảo tài sản thế chấp được thống kê thông qua bảng số liệu 2.7.

Bảng 2.7. Bảng thống kê dư nợ cho vay theo hạn mức cho vay tại

chi nhánh

TTChỉ tiêuNăm

2017

Năm 2018Năm 2019
1Mức cho vay dưới 50tr (tr đồng)52.63345.70137.854
Trong đó cho vay không có tài sản bảo đảm (Tr đồng)51.06844.17936.267
Tỷ lệ dư nợ cho vay không có tài sản đảm bảo (%)97,0396,6795,81
2Mức cho vay từ 50tr đến dưới 200tr (tr đồng)285.036317.44321.169
Trong đó cho vay không có tài sản bảo đảm (Tr đồng)235.875260.827269.463
Tỷ lệ dư nợ cho vay không có tài sản đảm bảo (%)82,7582,1783,90
3Mức cho vay từ 200tr đến dưới 500tr (Tr đồng)130.546167.554224.002
Trong đó cho vay không có tài sản bảo đảm (Tr đồng)12.73517.42166.83
Tỷ lệ dư nợ cho vay không có tài sản đảm bảo (%)9,7610,4029,83
4Mức cho vay trên 500tr (Tr đồng)225.785336.925386.985
Trong đó cho vay không có tài sản bảo đảm (Tr đồng)19.59820.95720.077
Tỷ lệ cho vay không có tài sản đảm bảo (%)8,686,225,19
5Tổng dư nợ cho vay (Tr đồng)693.999867.62970.009
6Tổng dư nợ cho vay không có tài sản đảm bảo (Tr đồng)319.276343.384392.636
7Tỷ lệ dư nợ cho vay không có tài sản đảm bảo (%)46,0139,5840,48

Nguồn: Agribank Chi nhánh huyện Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình

Qua bảng trên cho thấy, việc cho vay đối với hạn mức tín dụng từ 200 triệu trở xuống, trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tại chi nhánh bằng hình thức cho vay không có tài sản không đảm bảo chiếm đa số trong cơ cấu dư nợ. Điều này tạo điệu kiện để hộ nông dân tiếp cận vốn để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, hoạt động cho vay nông nghiệp, nông thôn luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, thị trường sản phẩm không ổn định.

2.2.5. Thực trạng thu nhập hoạt động cho vay NNNT

Bảng 2.8. Bảng thống kê tình hình thu nhập từ hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêuNăm 2017Năm 2018Năm 2019Chênh lệch tăng giảm %
2018/
2017
2019/
2018
1. Thu nhập từ cho vay lĩnh vực NNNT68.10481.68893.83819,9414,87
2. Chi phí cho vay lĩnh vực NNNT47.92258.87159.21622,850,59
3. Lợi nhuận từ cho vay lĩnh vực NNNT20.18322.81634.62213,0551,74

Nguồn: Agribank Chi nhánh huyện Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình

Căn cứ theo bảng số liệu nêu trên, cho thấy thu nhập ròng từ hoạt động cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của chi nhánh trong 3 năm qua luôn duy trì ở tốc độ tăng trưởng bình quân 20%/năm. Tuy nhiên, hệ số thu nhập trên chi phí và lợi nhuận trên dư nợ của chi nhánh có xu hướng giảm qua các năm. Việc giảm này hoàn toàn phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay.

2.2.6. Thực trạng chất lượng hoạt động cho vay thông qua các

Thời gian qua, Chính phủ, các cấp, các ngành đã có nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, tạo động lực phát triển kinh tế địa phương, phát triển NTM. Nhờ thực hiện tốt công tác lãnh chỉ đạo của huyện Ủy, HĐND và UBND huyện. Cùng với việc khơi thông dòng chảy vốn cho các hộ nông dân, trong đó Agribank Chi nhánh huyện Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình cam kết mọi nhu cầu vay của nông dân đều được giải quyết. Nhờ vay vốn ngân hàng tạo công ăn việc làm tại chỗ cho nhiều lao động ở nông thôn, góp phần tăng thu nhập đáng kể cho nhiều hộ gia đình. Nhiều hộ thoát nghèo và trở nên giàu có, tỷ lệ nghèo hộ nghèo của tỉnh hiện nay còn 7,79%.

Tuy nhiên, tốc độ phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Tuyên Hóa trong những năm qua phát triển thiếu tính ổn định.

2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN TUYÊN HÓA BẮC QUẢNG BÌNH

2.3.1. Những mặt thành công

Hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn của Agribank Chi nhánh huyện Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình trong thời gian qua đã đạt được những kết quả sau:

– Quy mô cho vay nông nghiệp nông thôn của Chi nhánh ngày càng mở rộng, thu hút đông đảo khách hàng từ nông thôn đến thành thị tham gia.

– Chi nhánh có chính sách thu hút khách hàng phù hợp, hiệu quả, hoạt động quảng bá sản phẩm tại chi nhánh thực hiện khá tốt. Số lượng khách hàng vay nông nghiệp tăng dần qua các năm, đồng thời dư nợ bình quân trên khách hàng cũng tăng trưởng qua các năm.

– Mặc dù trong những năm qua có nhiều chính sách hạ lãi suất đối với hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên, chi nhánh đã kiểm soát có hiệu quả các chi phí liên quan đến hoạt động cho vay, giúp cho lợi nhuận từ hoạt động cho vay nông nghiệp nông của chi nhánh có sự tăng mạnh qua các năm và tốc độ tăng trưởng năm sau luôn cao hơn năm trước.

– Hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn luôn tìm ẩn nhiều rủi ro. Tuy nhiên, trong thời gian qua Chi nhánh đã thực hiện có hiệu quả công tác quản trị và kiểm soát rủi ro tín dụng đối với hoạt động này. Chi nhánh đã kiểm soát tốt tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu nằm dưới mức quy định của Ngân hàng Nhà nước.

– Nhờ hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn của các tổ chức tín dụng nói chung và Agribank Chi nhánh huyện Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình nói riêng đã giúp người dân tiếp cận nguồn vốn dễ dàng, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển nhiều ngành nghề mới, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế NNNT.

2.3.2. Những mặt hạn chế

– Về quy mô và thị phần cho vay: Dư nợ cho vay và tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn phát triển chưa ổn định. Năm 2019 tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn chỉ đạt 11,8%, không đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Mặc dù dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn của chi nhánh vượt kế hoạch đề ra. Nhưng thị phần vay nông nghiệp nông thôn của chi nhánh trên địa bàn có xu hướng giảm dần qua các năm. Công tác nghiên cứu, phát triển thị trường chưa được chú trọng. Chưa thực hiện việc điều tra khảo sát trực tiếp các hộ nông dân để nắm bắt tình hình thị trường, hoạt động sản xuất và nhu cầu vốn của họ, cũng như cảm nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ của chi nhánh. Chính sách giao khoán chỉ tiêu cho nhân viên của chi nhánh còn mang tính hình thức, chưa có cơ chế thưởng phạt phù hợp.

– Về cơ cấu dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn

Tỷ lệ dư nợ cho vay trung và dài hạn có xu hướng tăng mạnh qua các năm, đến năm 2019 dư nợ cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ lệ 62,97% trong khi nguồn vốn huy động trung và dài hạn chiếm tỷ lệ dưới 49%. Việc dùng vốn ngắn hạn cho vay dài hạn , đặc biệt trong bối cảnh lãi suất giảm như hiện nay, thị trường bất động sản đóng băng và có xu hướng giảm, khả năng, người gửi tiền ít có xu hướng đáo hạn, mà tăng xu hướng rút ra để tìm kênh lợi nhuận cao hơn. Điều này có thể ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của chi nhánh trong thời gian đến.

Tỷ lệ dư nợ cho vay chủ yếu tập trung vào các chương trình cho vay phục vụ chi phí sản xuất nông, lâm nghiệp. Chưa chú trong khai thác đối tượng khách hàng vay vốn để sản xuất công nghiệp, thương mại và dịch vụ phi nông nghiệp nông thôn. Hoạt động cho vay tiêu dùng nông thôn chưa được chú trọng khai thác.

Dư nợ cho vay chỉ tập trung vào cá nhân, hộ giá đình hộ sản xuất và các doanh nghiệp. Chưa chú trọng khai thác đối tượng khách hàng là chủ các trang trại, hợp tác xã và tổ hợp tác tại địa phương.

– Về quản lý rủi ro tín dụng:

Tỷ lệ nợ khó đòi và nợ xấu có xu hướng tăng qua các năm. Công tác thu hồi nợ đối với chương trình cho vay chi phí sản xuất nông, lâm nghiệp, cũng như đối với đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ sản xuất hộ kinh doanh chưa hiệu quả, làm cho tỷ lệ nợ xấu đối với chương trình này có xu hướng tăng qua các năm. Chưa giải quyết triệt để và chưa có biện pháp kiên quyết, hữu hiệu để thu hồi nợ sau xử lý

Tỷ lệ cho vay không tài sản đảm bảo chiếm tỷ lệ trên 40% tổng dư nợ, đây làm yếu tố rủi ro tìm ẩn có khả năng mất vốn đối với chi nhánh nếu khách hàng không thể trả được nợ.

– Cơ cấu cho vay nông nghiệp nông thôn

Cơ cấu dư nợ cho vay theo nhóm ngành nghề phát triển chưa cân đối, chưa tập trung vào đối tượng khách hàng trong lĩnh vực thủy sản, thương mại dịch vụ, phát triển các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Tỷ trọng dự nợ cho vay đối với các doanh nghiệp và hợp tác xã phát triển nông nghiệp nông thôn còn nhiều hạn chế.

– Hiệu quả về mặt xã hội chưa cao.

Hoạt động cho vay NNNT bước đầu mang lại hiệu quả xã hội. Tuy nhiên, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế NNNT còn chậm, tốc độ phát triển chăn nuôi chậm hơn trồng trọt, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi còn thấp so với giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất còn hạn chế, thiếu đồng đều ở các vùng, năng suất, chất lượng, lợi thế cạnh tranh nhiều cây trồng vật nuôi chưa cao. Đời sống của bà con nông dân ở một số vùng còn thấp, còn nhiều khó khăn.

2.3.3. Nguyên nhân hạn chế

Nguyên nhân khách quan

– Một là, môi trường tự nhiên kém thuận lợi.

– Hai là, môi trường kinh tế, xã hội chậm được cải thiện.

– Ba là, môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.

– Bốn là, môi trường pháp lý chưa thật thuận lợi.

Nguyên nhân chủ quan

Một là, trình độ đội ngũ cán bộ còn nhiều bất cập.

– Hai là, công tác kiểm tra, kiểm soát chưa hiệu quả.

– Ba là, công tác Marketing ngân hàng chưa được chú trọng đúng mức.

– Bốn là, số lượng cán bộ tín dụng hoạt động đối với lĩnh vực NNNT cón ít so với công việc được giao và địa bàn khá rộng lớn.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY

NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TUYÊN HÓA BẮC QUẢNG BÌNH

3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.1.1. Chiến lược phát triển của Agribank Chi nhánh huyện Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình giai đoạn 2020 – 2025

3.1.2. Mục tiêu hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn của Agribank Chi nhánh huyện Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình giai đoạn 2020 – 2025

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN TUYÊN HÓA BẮC QUẢNG BÌNH

3.2.1. Tăng cường thu hút khách hàng nhằm góp phần gia tăng thị phần.

– Củng cố, duy trì có hiệu quả mối quan hệ với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương.

– Thường xuyên bám sát các chương trình phát triển kinh tế của địa phương để có những gói tín dụng phù hợp cho các hộ sản xuất.

– Thực hiện tốt việc cho vay cá nhân – hộ gia đình thông qua các tổ vay vốn.

– Chủ động tìm kiếm khách hàng mới, kinh doanh có hiệu quả trên cơ sở giao chỉ tiêu cho cán bộ tín dụng theo nguyên tắc an toàn vốn và có hiệu quả.

– Thường xuyên đánh giá và phân loại, lựa chọn những hộ sản xuất là khách hàng tốt để áp dụng chính sách, biện pháp phù hợp.

3.2.2. Đa dạng hóa hình thức và phương thức cho vay

Các phương thức vay vốn của Chi nhánh cần triển khai như sau:

* Thứ nhất: Thực hiện phương thức cho vay từng lần, rút tiền vay nhiều lần theo nhu cầu vốn thực tế ở các thời gian khác nhau đối với HSX.

* Thứ hai: Mở rộng hình thức cho vay lưu vụ.

* Thứ ba: Áp dụng phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng kết hợp với cho vay có đảm bảo bằng tài sản:

* Thứ tư: Đẩy mạnh phương thức cho vay thông qua tổ vay vốn

* Thứ năm: Đẩy mạnh cho vay có đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay

3.2.3. Nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ

Đơn giản, linh hoạt điều kiện và thủ tục cho vay

Một sản phẩm Ngân hàng cung cấp cho khách hàng có chất lượng phục vụ càng cao, sản phẩm đó sẽ thu hút và làm hài lòng khách hàng. Agribank Chi nhánh huyện Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình luôn chú trọng vào công tác nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay nói chung và cho vay hộ sản xuất kinh doanh nói riêng. Để làm được công tác này, Agribank Chi nhánh huyện Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình tập trung vào những việc sau:

– Đơn giản thủ tục vay vốn:

– Hạn mức vay phù hợp, thời hạn vay hợp lý

– Rút ngắn thời gian thẩm định khoản vay

– Thời gian giải ngân vốn vay nhanh chóng

Nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc và hỗ trợ khách hàng.

+ Chi nhánh chủ động phối hợp các ngành khác tìm các dự án sản xuất, kinh doanh đưa đến cho khách hàng và trợ giúp vốn cho khách hàng. Ngân hàng giúp tư vấn, hỗ trợ khách hàng trong việc lập dự án và tính toán khả năng sinh lời của dự án.

+ Chi nhánh phối hợp với các cơ quan khoa học, kỹ thuật để giúp tư vấn cho khách hàng về kỹ thuật sản xuất, về các hoạt động liên quan đến sản xuất kinh doanh, về ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

+ Tư vấn cho khách hàng về các vấn đề liên quan đến hợp đồng sản xuất, kinh doanh, về hợp đồng thực hiện dự án khi có nhu cầu.

+ Ngân hàng chủ động phối hợp với các ngành khác tìm thị trường cung ứng và thị trường tiêu thụ sản phẩm cho khách hàng.

+ Lãi suất linh hoạt: Ngân hàng đưa ra nhiều mức lãi suất khác nhau ứng với từng mức tiền vay cụ thể, với từng loại hình sản xuất kinh doanh, từng đối tượng khách hàng cụ thể… Khuyến khích khách hàng vay vốn tập trung vào những mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước tại địa phương và trong nhóm ngành nghề, khu vực đầu tư theo quy hoạch của từng địa phương.

+ Có chính sách ưu đãi bằng vật chất đối với khách hàng lớn, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, trả nợ đúng hạn vừa thu hút được nguồn tiền gửi, vừa thu hút được khách hàng vay vốn, nâng cao uy tín ngân hàng.

+ Cho vay trả góp: việc thu nợ gốc vào cuối kỳ hạn đã không tạo cho khách hàng thói quen trả nợ, đặc biệt đối với những hộ thu nhập thấp. Vì vậy, ngân hàng đưa ra phương thức cho vay trả góp, phương thức này cho phép khách hàng trả nợ gốc làm nhiều lần trong kỳ hạn vay. Số lần trả phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất kinh doanh và các khoản thu nhập để trả nợ của khách hàng.

3.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Để nâng cao chất lượng tín dụng, đặc biệt là hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn với đặc trưng như số lượng khách hàng tương đối lớn phân bố trên địa bàn rộng, trình độ sản xuất vẫn còn thấp và hiểu biết về dịch vụ ngân hàng vẫn chưa nhiều…, thì chất lượng cán bộ tín dụng phải hết sức được chú trọng, chi nhánh cần tiếp tục thực hiện các giải pháp sau:

Công tác sắp xếp cán bộ tín dụng

– Thực hiện chuyên môn hóa đối với công tác tín dụng

– Phân công cán bộ phụ trách các địa bàn cụ thể căn cứ vào năng lực của cán bộ tín dụng để có thể đáp ứng nhanh, kịp thời, hiệu quả nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng nông nghiệp nông thôn, nhằm giữ vững và phát triển thị phần, thị trường trong điều kiện cạnh tranh gay gắt.

Tăng cường công tác đào tạo cán bộ, nhân viên

– Đào tạo về kiến thức chuyên môn

– Đào tạo về kỹ năng:

Thực hiện chính sách thưởng phạt đối với cán bộ tín dụng:

Để hoạt động cho vay hộ sản xuất đạt được hiệu quả như mong muốn thì yếu tố con người là một trong những yếu tố có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến việc thực hiện chương trình, chính vì vậy chi nhánh cần tuyển dụng những nhân viên được đào tạo đúng chuyên ngành. Cùng với đó, Ngân hàng cần có chính sách nhằm khuyến khích khả năng làm việc của nhân viên bằng chính sách thi đua khen thưởng những nhân viên có thành tích tốt trong hoạt động của Ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn nói riêng.

3.2.5. Tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng

Mặc dù tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn của chi nhánh đối với lĩnh vực cho vay nông nghiệp nông thôn trong những năm qua được kiểm soát tốt và nằm trong giời hạn đặc biệt an toàn. Song trong hoạt động sản xuất nông nghiệp luôn tiềm ẩn rủi ro. Để nâng cao chất lượng cho vay NNNT, tác giả đề xuất một số giải pháp nhắm ngăn ngừa, hạn chế rủi ro trong quá trình mở rộng hoạt động cho vay đối với lĩnh vực này tại Agribank Chi nhánh Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình trong thời gian đến như sau:

Một là: Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay

Hai là: Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Ba là: Phối kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở

Bốn là: Nâng cao chất lượng công tác thông tin tín dụng

Năm là: Phối hợp với các công ty bảo hiểm để đưa thêm điều khoản về bảo hiểm vật nuôi, cây trồng trong sản xuất nông nghiệp.

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.1. Đối với Nhà nước và chính quyền địa phương

3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

3.3.3. Đối với Agribank Việt Nam

3.3.4. Đối với Agribank Chi nhánh Bắc Quảng Bình

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

KẾT LUẬN

Lĩnh vực nông nghiệp đang rất cần nguồn vốn cho đầu tư sản xuất, như máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, phương tiện vận tải, công nghệ bảo quản và chế biến nông sản sau thu hoạch,…Để đáp ứng nhu cầu trên, hàng loạt những chủ trương, chính sách về hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Đảng và Nhà nước đã ra đời trong thời gian gần đây. Đề tài được tác giả lựa chọn và nghiên cứu nhằm phát huy hơn nữa những thành quả trong đầu tư tín dụng nông nghiệp mà Chi nhánh đã đạt được trong thời gian qua cũng như đưa ra các giải pháp để hạn chế đến mức thấp nhất những tồn tại còn tiềm ẩn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh thời gian tới. Luận văn đã đạt được một số kết quả nghiên cứu chủ yếu sau đây:

– Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn của NHTM.

– Phân tích, đánh giá tình hình cho vay nông nghiệp nông thôn tại Agribank Chi nhánh huyện Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình căn cứ vào các tiêu chí và cơ sở lý luận đã đề xuất ở chương 1. Qua đó, rút ra các nhận định về những mặt thành công, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn tại Chi nhánh. Trên cơ sở đó, tác giải đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay nông nghiệp nông thôn tại Agribank Chi nhánh huyện Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình trong thời gian đến.

Mặc dù đã nỗ lực cố gắng đi sâu vào thực chất vấn đề của đề tài, nhưng luận văn vẫn còn nhiều thiếu sót, mong nhận được sự góp ý của quý Thầy, Cô và những người quan tâm nhằm hoàn thiện hơn nữa luận văn này.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN DUY TAN\LUAN VAN DUY TAN\LE HUONG HUYEN\SAU BAO VE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *