Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại thành phố Đà Nẵng

1. Lý do chọn đề tài

Chi tiêu NSNN nói chung và chi thường xuyên NSNN nói riêng có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và đảm bảo thực hiện chức năng cũng như phát huy vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Do đó, việc quản lý nhằm nâng cao hiệu quả chi tiêu NSNN từ Trung ương đến địa phương là vấn đề có ý nghĩa quyết định đến sự ổn định và phát triển của nền kinh tế, thành phố Đà Nẵng cũng không nằm ngoài xu hướng chung đó.

Để hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý chi tiêu NSNN trên địa bàn thành phố Đà Nẵngđồng thời chuyển sang thời kỳ ổn định ngân sách mới và một số nội dung quản lý chi ngân sách cần điều chỉnh bổ sung. Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại thành phố Đà Nẵng” làm luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Mục đích nghiên cứu

  • Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về NSNN và công tác quản lý chi thường xuyên NSNN.
  • Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN của thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn 2010 – 2012.
  • Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện hơn công tác quản lý chi thường xuyên NSNN của thành phố Đà Nẵng trong những năm đến.
  1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
  • Đối tượng nghiên cứu: công tác quản lý chi thường xuyên NSNN của thành phố Đà Nẵng.
  • Phạm vi nghiên cứu: là công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách địa phương thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn 2010 – 2012.
  1. Phương pháp nghiên cứu

Trên nền tảng phương pháp luận duy vật biện chứng, tác giả sử dụng các phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, đánh giá hoạt động chi thường xuyên ngân sách địa phương của thành phố Đà Nẵng.

* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Trên cơ sở phân tích công tác quản lý chi thường xuyên NSNN của thành phố Đà Nẵng, từ đó rút ra những ưu nhược điểm và những khó khăn, thuận lợi trong công tác quản lý chi thường xuyên NSNN tại thành phố Đà Nẵng. Đồng thời đề xuất các giải pháp và đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên NSNN, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của thành phố Đà Nẵng.

  1. Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm có 03 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về chi ngân sách nhà nước.

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại thành phố Đà Nẵng.

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại thành phố Đà Nẵng.

  1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN

VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

    1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
      1. Tổng quan về ngân sách nhà nước
        1. Khái niệm ngân sách nhà nước
  • Theo luật NSNN, Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
        1. Vai trò của Ngân sách nhà nước

Ngân sách Nhà nước giữ vai trò quyết định trong phân phối tổng thu nhập quốc gia. Ngân sách là công cụ quan trọng thực hiện nhiệm vụ ổn định xã hội và tăng trưởng kinh tế.

        1. Bản chất của ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước là ngân sách của Nhà nước hay nói cách khác Nhà nước là chủ thể của ngân sách đó. Trong điều kiện kinh tế hàng hóa – tiền tệ, nhà nước tham gia vào quá trình phân phối tổng sản phẩm xã hội, các hình thức tiền tệ trong phân phối như: thuê bằng tiền vay nợ, được nhà nước sử dụng để tạo lập quỹ tiền tệ riêng có NSNN.

      1. Tổng quan về ngân sách địa phương
        1. Khái niệm ngân sách địa phương

Ngân sách địa phương là toàn bộ các khoản thu, chi của địa phương theo phân cấp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được tổ chức thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương đó.

        1. Đặc điểm của ngân sách địa phương

Ngân sách địa phương là một công cụ quản lý, nó bao gồm danh mục các nguồn thu được phân cấp và danh mục các nhiệm vụ chi theo phân cấp.

        1. Vai trò của ngân sách địa phương

Ngân sách địa phương góp phần quan trọng trong ổn định thị trường, kiểm soát lạm phát, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường; là công cụ đắc lực trong việc giải quyết các vấn đề xã hội như điều tiết thu nhập của người có thu nhập cao, thông qua quá trình phân phối và phân phối lại của ngân sách để người có thu nhập thấp cũng được hưởng lợi.

        1. Hệ thống ngân sách địa phương
  • Ngân sách cấp tỉnh.
  • Ngân sách cấp huyện.
  • Ngân sách cấp xã.
      1. Khái quát về chi thường xuyên ngân sách nhà nước
        1. Khái niệm

Chi thường xuyên NSNN là quá trình phân phối, sử dụng vốn từ quỹ NSNN để đáp ứng các nhu cầu chi gắn với thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của nhà nước về quản lý kinh tế xã hội.Chi thường xuyên phát sinh có tính chất đều đặn, thường xuyên, liên tục.

        1. Đặc điểm của chi thường xuyên NSNN
  • Việc sử dụng kinh phí thường xuyên được thực hiện thông qua hai hình thức cấp phát thanh toán và cấp tạm ứng. Cũng như các khoản chi khác của NSNN, việc sử dụng kinh phí thường xuyên phải đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả.
        1. Vai trò của chi thường xuyên NSNN
  • Chi thường xuyên giúp cho bộ máy nhà nước duy trì hoạt động bình thường để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước, đảm bảo an ninh, an toàn xã hội, đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
        1. Các nguyên tắc quản lý chi thường xuyên của ngân sách nhà nước
  • Nguyên tắc quản lý theo dự toán
  • Nguyên tắc tiết kiệm hiệu quả
  • Nguyên tắc chi trực tiếp qua Kho bạc nhà nước
    1. NỘI DUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
      1. Công tác quản lý lập dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước
        1. Các cơ quan tham gia trong công tác quản lý lập dự toán tại địa phương
  • Hội đồng nhân dân.
  • Ủy ban nhân dân.
  • Cơ quan tài chính.
  • Cơ quan dự toán cấp I.
        1. Trình tự lập dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Trên cơ sở nhiệm vụ được giao tiến hành xây dựng các nội dung công việc cụ thể, rà soát lại với mức kinh phí được giao để xác định công việc, cân nhắc quy mô, thời gian… nhằm đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trên cơ sở các chế độ, tiêu chuẩn định mức hiện hành, cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm thẩm tra dự toán của ngân sách cấp dưới và các đơn vị dự toán.

        1. Đối tượng để thẩm tra

Đối tượng là toàn bộ các biểu mẫu dự toán được lập theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, có chữ ký của người có thẩm quyền và con dấu đảm bảo tính pháp lý.

        1. Căn cứ để thẩm tra

Theo quy định của Luật NSNN, các Thông tư hướng dẫn lập dự toán hàng năm, định mức phân bổ ngân sách do Trung ương và địa phương ban hành, các chỉ tiêu như biên chế, số giường bệnh, số học sinh, dân số… các chế độ chính sách, tiêu chuẩn định mức của chế độ tài chính hiện hành như: chế độ công tác phí, chế độ chi tiêu hội nghị, tập huấn, tiêu chuẩn trang thiết bị phương tiện làm việc

      1. Công tác quản lý chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước
        1. Tham gia vào quá trình quản lý đối với khâu chấp hành chi thường xuyên ngân sách
  • Cơ quan tài chính
  • Kho bạc nhà nước.
  • Đơn vị sử dụng NSNN.
        1. Nguyên tắc và nội dung của chấp hành chi thường xuyên ngân sách

Nguyên tắc: đáp ứng kịp thời các nhu cầu chi thường xuyên của các đơn vị sử dụng NSNN theo tiến độ và dự toán được duyệt, các khoản chi thường xuyên phải được thanh toán trực tiếp cho người được hưởng; mọi khoản chi NSNN phải được kiểm soát trước, trong và sau khi thanh toán chi trả.

Nội dung chấp hành chi thường xuyên NSNN: nội dung chính của quy trình chấp hành NSNN là việc bố trí kinh phí kịp thời đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên của các đơn vị sử dụng ngân sách theo dự toán đã được duyệt sao cho tiết kiệm và đạt hiệu quả cao.

      1. Công tác quản lý quyết toán chi thường xuyên ngân sách
        1. Lập, xét duyệt, thẩm định báo cáo quyết toán
  • Lập đầy đủ các loại BCTC và gửi kịp thời các loại báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền xét duyệt theo đúng chế độ tài chính quy định..
  • Thủ trưởng các đơn vị sử dụng ngân sách phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủvề những khoản chi không đúng tiêu chuẩn, định mức của chế độ tài chính hiện hành và việc hạch toán quyết toán ngân sách sai chế độ.
  • Việc xét duyệt và thẩm định quyết toán chi thường xuyên NSNN được thực hiện từ dưới lên (từ các đơn vị sử dụng trực tiếp thực hiện thu chi ngân sách).
        1. Thanh tra, kiểm toán tình hình sử dụng ngân sách nhà nước

Việc xét duyệt và thẩm tra quyết toán mang tính chất định kỳ để đảm bảo việc sử dụng kinh phí đúng mục đích, đúng quy định.

Cơ quan Kiểm toán nhà nước định kỳ có kế hoạch kiểm toán ngân sách các cấp và một số đơn vị sử dụng ngân sách.

    1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
      1. Trình độ cán bộ quản lý

Việc quản lý điều hành ngân sách tốt hay không phụ thuộc vào cán bộ quản lý; trình độ của bộ máy quản lý ảnh hưởng trực tiếp đến việc đề ra biện pháp quản lý.

      1. Điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị

Cơ sở vật chất và trang thiết bị góp phần quan trọng vào hiệu quả quá trình quản lý; trang thiết bị chủ yếu bao gồm: máy tính, các thiết bị, các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý như hệ thống phần mềm quản lý,…

      1. Các quy định của Trung ương

Luật NSNN, các văn bản pháp quy, các nghị định, thông tư liên quan đến quản lý chi thường xuyên NSNN là nền tảng cơ sở và hiệu lực của quá trình quản lý.

      1. Các nhân tố khác
  • Ý thức chấp hành của các đối tượng. Sự phối hợp giữa các cơ quan của hệ thống tài chính trong việc thực hiện quản lý chi thường xuyên NSNN và sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc chỉ đạo thực hiện và tham gia quản lý NSNN cũng là nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí NSNN.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chi thường xuyên ngân sách nhà nước là hoạt động cơ bản quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và đảm bảo việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước đối với nền kinh tế và toàn bộ xã hội.

Tuy nhiên, với những đặc thù cơ bản về mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của nhà nước, việc nghiên cứu và đánh giá hiệu quả chi tiêu thường xuyên của NSNN là rất khó khăn, phức tạp. Để đánh giá hiệu quả chi tiêu NSNN cần phải sử dụng đến hệ thống các chỉ tiêu, bao gồm sự kết hợp phân tích các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính cũng như các chỉ tiêu định lượng và định tính với nhau.

Tất cả những vấn đề lý luận cơ bản là cơ sở để phân tích, đánh giá thực tiễn công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách tại thành phố Đà Nẵng đề cập ở chương 2.

Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại thành phố Đà Nẵng
Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại thành phố Đà Nẵng

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1. TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI VÀ CHI NGÂN SÁCH TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1.1. Tình hình phát triển kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng

2.1.2. Tình hình chi thường xuyên ngân sách địa phương của thành phố Đà Nẵng từ năm 2010-2012

Bảng 2.1: Công tác chi thường xuyên tại thành phố Đà Nẵng

2010 – 2012

ĐVT: Triệu đồng

Nội dungGiai đoạn 2010 – 2012Tổng cộngBình quân
201020112012
Tổng chi thường xuyên 2.638.844 3.392.267 4.132.696 10.163.807 3.387.936
1. Chi quốc phòng, an ninh83.591130.218169.779383.588 127.863
2. Chi sự nghiệp giáo dục đào tạo758.632947.4131.142.391 2.848.436 949.479
3. Chi sự nghiệp y tế275.011326.479462.840 1.064.330 354.777
4. Chi sự nghiệp khoa học, CNTT21.26425.20531.572 78.041 26.014
5. Chi sự nghiệp văn hóa thông tin30.85545.90475.958 152.718 50.906
6. Chi sự nghiệp phát thanh truyền hình, thông tấn13.38716.13917.665 47.191 15.730
7. Chi sự nghiệp thể dục thể thao40.60840.84862.928 144.384 48.128
8. Chi đảm bảo xã hội và sự nghiệp văn xã khác206.335281.428244.246 732.010 244.003
9. Chi sự nghiệp kinh tế224.693293.368295.680 813.741 271.247
10. Chi sự nghiệp môi trường77.68896.031135.124 308.843 102.948
11. Chi Quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể535.081675.970856.117 2.067.168 689.056
12. Chi trợ giá5.2075.0037.802 18.012 6.004
13. Chi khác ngân sách182.281173.537244.279 600.097 200.032
14. Chi sự nghiệp dân số01376.163 6.300 2.100
15. Dự phòng ngân sách184211334.587380.152 898.950 299.650

(Nguồn: Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng)

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TỪ NĂM 2010-2012

2.2.1. Mô hình quản lý chi thường xuyên Ngân sách địa phương tại thành phố Đà Nẵng

        1. Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng

Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng quyết định nhiệm vụ chi thường xuyên cho từng cấp ngân sách ở địa phương theo quy định của pháp luật.

        1. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng
  • Lập dự toán chi ngân sách địa phương trong đó có khoản chi thường xuyên của thành phố.
  • Lập phương án phân bổ dự toán ngân sách trình Hội đồng nhân dân quyết định.
        1. Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng

Xây dựng dự toán ngân sách hàng năm báo cáo cho UBND thành phố trình HĐND. Thực hiện kiểm tra, thẩm tra dự toán ngân sách ở các cơ quan, đơn vị cùng cấp và dự toán ngân sách cấp dưới báo cáo UBND thành phố trình HĐND thành phố Đà Nẵng quyết định. Tổng hợp tình hình thu, chi ngân sách nhà nước, lập tổng hợp quyết toán ngân sách hàng năm của địa phương báo cáo UBND trình HĐND thành phố phê duyệt báo cáo Bộ Tài chính.

        1. Kho bạc Nhà nước thành phố Đà Nẵng

Thực hiện việc thanh toán, chi trả các khoản chi ngân sách nhà nước căn cứ vào dự toán được giao, quyết định của Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách và tính hợp pháp của các tài liệu cần thiết khác theo quy định.

        1. Thủ trưởng các đơn vị sử dụng ngân sách

Quyết định chi theo chế độ, tiêu chuẩn và mức chi trong phạm vi dự toán chi ngân sách được cấp có thẩm quyền giao. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN chịu trách nhiệm về quyết định chi và tính chính xác của các nội dung chi trên bảng kê chứng từ gửi KBNN.

        1. Mối liên hệ giữa các cơ quan quản lý chi thường xuyên NSNN

Hội đồng nhân dân thành phố, UBND thành phố, Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước và các đơn vị sử dụng ngân sách có mối quan hệ mật thiết trong việc điều hành, quản lý chi ngân sách. Trong đó, Sở Tài chính đóng vai trò chủ đạo trong việc quản lý chi ngân sách nhà nước của thành phố Đà Nẵng.

Phân cấp các nguồn thu ngân sách địa phương và tỷ lệ phân chia giữa các cấp ngân sách

* Các nguồn thu NSĐP được hưởng 100%được phân cấp như sau:

Ngân sách cấp thành phố được hưởng.

Ngân sách quận, huyện được hưởng.

Ngân sách cấp phường, xã được hưởng 100%.

* Phân cấp các nguồn thu phân chia và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách :

– Tỷ lệ phần trăm (%) và các khoản thu phân chia giữa ngân sách thành phố với ngân sách cấp quận, huyện.

Tỷ lệ phần trăm (%) và các khoản thu phân chia giữa ngân sách quận, huyện với ngân sách phường, xã.

2.2.2. Phân cấp quản lý chi ngân sách địa phương và định mức phân bổ

2.2.2.1. Phân cấp quản lý chi NSĐP cho các cơ quan hành chính

  • Đối với cơ quan thực hiện chế độ tự chủ
  • Đối với cơ quan chủ quản cấp trên
  • Đối với Ủy ban nhân dân thành phố
  • Đối với Kho bạc nhà nước

2.2.2.2. Phân cấp quản lý chi NSĐP cho các đơn vị sự nghiệp

  • Chi sự nghiệp giáo dục – đào tạo và dạy nghề
  • Chi sự nghiệp y tế
  • Chi sự nghiệp kinh tế
  • Chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể
  • Chi đảm bảo xã hội
  • Định mức phân bổ dự toán chi ngân sách địa phương:
  • Phân bổ chi sự nghiệp giáo dục
  • Phân bổ chi sự nghiệp y tế
  • Phân bổ chi sự nghiệp kinh tế.

2.2.3. Thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách địa phương tại thành phố Đà Nẵng từ năm 2010 – 2012

        1. Công tác lập dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương

Bảng 2.2: Tổng hợp tình hình bổ sung dự toán chi thường xuyên

ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Giai đoạn 2010 – 2012
2010 2011 2012
1. Dự toán được giao đầu năm2.275.2693.058.9393.790.155
2. Bổ sung dự toán363.575333.328342.541
3. Số thực chi ngân sách2.638.8443.392.2674.132.696
4. Tỷ lệ bổ sung/dự toán (%)15,9810,909,04
(Nguồn: Sở Tài chính TP. Đà Nẵng)
        1. Chấp hành chi thường xuyên ngân sách địa phương

Bảng 2.3: Ghi chi thường xuyên vào NSĐP giai đoạn 2010 – 2012

ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu201020112012
1. Số quyết toán chi thường xuyên2.638.8443.392.2674.132.696
2. Số kinh phí ghi chi thường xuyên351.210399.333476.573
3. Tỷ lệ (%)13,3113,0612,70
(Nguồn: Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng)

Bảng 2.4: Kết quả kiểm soát chi thường xuyên của KBNN

giai đoạn 2010-2012

Chỉ tiêu201020112012
Số khoản từ chối thanh toán7889140
Số tiền từ chối thanh toán (Triệu đồng)1.0501.4631.960
(Nguồn: KBNN thành phố Đà Nẵng)

Bảng 2.5: Tình hình thực hiện cơ chế khoán theo Nghị định 130 từ năm 2010 – 2012

Chỉ tiêuĐVTGiai đoạn 2010 – 2012Tổng cộng
201020112012
1. Số lao động tiết kiệmNgười9410987290
2. Số kinh phí tiết kiệmTriệu đồng27.80025.75029.40082.950
3. Mức thu nhập bình quân tăng thấp nhất/người/thángTriệu đồng0,150,1210,2050,476
4. Mức thu nhập bình quân tăng cao nhất/người/thángTriệu đồng1.8451.9232.0465.814
5. Mức thu nhập bình quân

(1 người/tháng)

Triệu đồng4,24,55,314
6. Trích các quỹTriệu đồng6,545,76,919,14
7. Phân phối thu nhập

(1 người/năm)

Triệu đồng18,519,0521,8659,41
(Nguồn: Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng)

Bảng 2.6: Tình hình thực hiện cơ chế theo Nghị định 43

từ năm 2010 – 2012

ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu201020112012Tổng cộng
1. Số kinh phí ngân sách cấp giao quyền tự chủ720.000743.000829.0002.292.000
2. Số tăng thu sự nghiệp617.000627.150735.4841.979.634
3. Tổng thu nhập tăng thêm75.00079.44086.230240.670
4. Trích lập các quỹ56.00058.32659.225173.551
– Phát triển hoạt động sự nghiệp34.00033.22332.35199.574
– Quỹ khen thưởng, phúc lợi22.00025.10326.87473.977
(Nguồn: Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng)
        1. Quyết toán chi thường xuyên ngân sách địa phương

Bảng 2.7: Tổng hợp tình hình quyết toán chi thường xuyên NSNN tại Thành phố Đà Nẵng

ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu201020112012
1. Giá trị đề nghị phê duyệt2.639.9443.394.6674.135.896
2. Giá trị quyết toán2.638.8443.392.2674.132.696
3. Chênh lệch sau thẩm tra1.1002.4003.200
(Nguồn: Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng)

2.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.3.1. Thành tựu

– Công tác lập, phân bổ và giao dự toán nói chung và dự toán chi thường xuyên nói riêng cơ bản đảm bảo thời gian theo quy định, từng bước nâng cao chất lượng phù hợp với quan điểm thực hành tiết kiệm chống lãng phí, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

– Thực hiện tốt việc giao quyền tự chủ về biên chế và tài chính đối với các đơn vị hành chính nhà nước; tự chủ tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, làm tăng thu nhập cho đội ngũ cán bộ công chức.

2.3.2. Hạn chế

  1. Phân cấp quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước: Quy định việc lồng ghép hệ thống ngân sách nhà nước như trên làm cho công tác quản lý phân cấp ngân sách có phần phức tạp, thời gian xây dựng dự toán và quyết toán chi thường xuyên ngân sách kéo dài trong khi thời gian quyết toán cho mỗi cấp hạn chế.
  2. Định mức phân bổ ngân sách: Xây dựng định mức phân bổ ngân sách thiếu mối liên kết chặt chẽ giữa kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trung hạn với nguồn lực trong khi ngân sách thì hạn hẹp.
  3. Công tác lập dự toán chi thường xuyên ngân sách: Việc xây dựng dự toán hàng năm của các đơn vị mặc dù đã căn cứ theo các quy định nhưng vẫn còn mang tính đối phó, cảm tính ấn định và bình quân; tình trạng chi vượt dự toán vẫn còn lớn. Do đó tốn rất nhiều công sức cho công tác lập và phân bổ dự toán và quyết toán chi thường xuyên NSNN.
  4. Chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách: Việc xây dựng dự toán chi thường xuyên chưa bao quát hết nhiệm vụ nên hàng năm phải bổ sung kinh phí cho các đơn vị nhiều lần làm ảnh hưởng đến việc chủ động điều hành chi thường xuyên ngân sách; các đơn vị dự toán phân bổ kinh phí cho các đơn vị trực thuộc chậm (có đơn vị đến hết quý I vẫn chưa phân bổ cho các đơn vị trực thuộc), vì vậy rất khó trong việc quản lý của cơ quan tài chính và kiểm soát chi của KBNN.
  5. Quyết toán chi ngân sách: Công tác quản lý quyết toán chi thường xuyên cũng chưa được chú trọng; công tác kế toán, quản lý tài chính tại một số đơn vị thực hiện chưa tốt, các cơ quan chủ quản chưa phát huy hết chức năng kiểm tra, giám sát đối với đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc.
  6. Năng lực cán bộ quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin: Kỹ năng quản lý tài chính của cán bộ vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu chung.

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

(1) Do tính lồng ghép mà quy trình ngân sách trở nên phức tạp.

(2) Do ngân sách được lập theo chu kỳ hàng năm nên không được đánh giá, xem xét sự phân bổ nguồn lực gắn kết với những chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội dài hạn.

(3) Công tác phân tích và dự báo chưa được chú trọng.

(4) Về công tác chấp hành dự toán chi thường xuyên, thì:

– Chưa có cơ sở tính toán việc phân bổ kinh phí mà chỉ căn cứ trên tình hình thực tế chi thường xuyên của các năm trước để làm căn cứ giao dự toán năm đầu của thời kỳ giao quyền tự chủ.

– Việc kiểm soát chi của KBNN còn nặng tính thủ tục và hình thức.

(5) Do cơ chế, chính sách trong quản lý tài chính về chi tiêu ngân sách còn chưa đồng bộ, chưa đầy đủ, một số không phù hợp với tình hình thực tế.

(6) Hệ thống Tabmis đã được đưa vào sử dụng trong công tác quản lý chi ngân sách những vẫn còn nhiều chỗ bất cập.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Công tác quản lý chi thường xuyên NSNN của thành phố Đà Nẵng đã được các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị quan tâm hơn trước; chất lượng chi thường xuyên ngân sách đã được nâng lên, tình trạng cho sai chế độ, chi không đúng quy định đã được hạn chế. Song vẫn còn những tồn tại trong công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách như: tình trạng bổ sung kinh phí ngoài dự toán từ ngân sách, tình trạng cấp bằng lệnh chi tiền, chất lượng quyết toán chưa cao, kiểm soát chưa chặt chẽ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý vẫn còn hạn chế.

Những hạn chế này cần được sớm khắc phục và những giải pháp, kiến nghị được trình bày trong chương 3 dưới đây sẽ tập trung giải quyết các vấn đề tồn tại đó.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ

CHI THƯỜNGXUYÊN NGÂN SÁCH NHÀNƯỚC

TẠI THÀNH PHỐ ĐÀNẴNG

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ THU CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020

3.1.1. Mục tiêu tổng quát

3.1.2. Mục tiêu cụ thể

3.1.3. Mục tiêu về thu chi ngân sách địa phương của thành phố Đà Nẵng đến năm 2020

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.2.1. Hoàn thiện công tác lập, chấp hành dự toán và quyết toán chi thường xuyên ngân sách địa phương

3.2.1.1. Hoàn thiện công tác lập dự toán chi thường xuyên NSĐP Cần tăng thêm thời gian cho công tác chuẩn bị lập dự toán chi NSNN mà trọng tâm là chi thường xuyên để có đủ thời gian cho các đơn vị, các ngành các cấp và thảo luận dự toán NSNN một cách kỹ lưỡng, đảm bảo tính dân chủ, công khai, minh bạch.

– Các địa phương, đơn vị nên chuẩn bị trước phương án phân bổ và xác định nhiệm vụ theo thứ tự ưu tiên để khi nhận được số dự toán của cấp có thẩm quyền thì chỉ cần rà soát, điều chỉnh cho phù hợp với mức kinh phí được giao, như vậy thì mới đảm bảo thời gian và chất lượng dự toán.

3.2.1.2. Hoàn thiện công tác chấp hành dự toán chi thường xuyên NSĐP

  • Đối với các đơn vị dự toán: tổ chức kiểm soát chặt chẽ quá trình chấp hành dự toán tại đơn vị, đảm bảo tuân thủ nghiêm túc các chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu của Nhà nước, hạch toán kế toán ngân sách đúng quy định.
  • Đối với kiểm soát chi các đơn vị sự nghiệp công lập, Kho bạc cần căn cứ đặc điểm cụ thể của từng đơn vị mà quyết định kiểm soát chi đối với những nội dung chi không trọng tâm dễ gây thất thoát, những khoản chi còn lại (trừ phần kinh phí không tự chủ) thì giao cho đơn vị lập bảng kê để người chuẩn chi ký và chịu trách nhiệm.

3.2.1.3. Hoàn thiện công tác quyết toán chi thường xuyên ngân sách NSĐP

  • Hiện nay, đơn vị dự toán cấp trên và cơ quan tài chính các cấp tiến hành thẩm tra quyết toán của các đơn vị còn chậm, chưa đảm bảo thời gian quy định. Vì vậy, để giảm bớt khối lượng công việc tập trung vào cuối năm, cơ quan chủ quản và cơ quan tài chính có kế hoạch thẩm tra quyết toán quý III; khi kết thúc năm sẽ tiếp tục thẩm tra quyết toán quý IV rồi tổng hợp số liệu để hoàn tất thẩm tra báo cáo quyết toán năm.
  • Đối với các nội dung chi theo mục tiêu hoặc kinh phí bổ sung cho nhiệm vụ công tác cụ thể thì sau khi kết thúc mục tiêu, hoàn thành nhiệm vụ quyết toán dứt điểm, không cần đợi đến lúc kết thúc năm.

3.2.2. Đổi mới phân cấp nguồn thu ngân sách địa phương

(1) Nguồn thu ngân sách địa phương được hưởng 100%: Đây được coi là nguồn thu quan trọng của các cấp ngân sách, do vậy phân cấp mạnh hơn nguồn thu này cho ngân sách cấp dưới để khuyến khích các địa phương chủ động nuôi dưỡng và khai thác nguồn thu.

(2) Việc phân cấp nguồn thu ở địa phương trong những năm đến, có thể phân chia thành 2 nhóm đơn vị hành chính cấp quận, huyện:

+ Nhóm 1: Gồm các quận có điều kiện kinh tế phát triển, nguồn thu NSNN phát sinh trên địa bàn khá, có khả năng cân đối được ngân sách, công tác quản lý thu hiệu quả (Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Cẩm Lệ) thì nguồn thu phát sinh trên địa bàn nên phân cấp triệt để cho quận, huyện quản lý thu và được phân chia phần NSĐP được hưởng cho 3 cấp ngân sách địa phương.

+ Nhóm 2: gồm các quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn và huyện Hoà Vang là các địa phương có điều kiện kinh tế thấp hơn, nguồn thu phát sinh trên địa bàn ít hơn, thuộc diện phải bổ sung cân đối ngân sách hàng năm khá lớn, thì phân chia tất cả các nguồn thu phát sinh trên địa bàn cho 2 cấp ngân sách được hưởng (ngân sách quận, huyện và ngân sách phường, xã) kể cả khoản thu thuế GTGT và TNDN của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (nếu có) như đã nêu trên.

(3) Tạo điều kiện cho các cấp ngân sách chủ động hơn nữa trong việc kế hoạch hoá ngân sách, cần thực hiện như sau:

+ Đối với ngân sách cấp quận, huyện và ngân sách cấp phường, xã: Phân cấp triệt để đối với tất cả các khoản thu phân chia phát sinh trên địa bàn (bao gồm cả khoản thu thuộc lĩnh vực DNNN trung ương và địa phương quản lý) tăng tỷ lệ % phân chia các khoản thu ngân sách cấp quận, huyện, đảm bảo cân đối ngay từ đầu thời kỳ ổn định ngân sách, hạn chế đến mức thấp nhất việc bổ sung từ ngân sách cấp trên.

+ Đối với ngân sách cấp thành phố: Nguồn thu ngân sách được hưởng chủ yếu từ nguồn thu khai thác quỹ đất, thuê đất và các khoản thu phân chia thuộc lĩnh vực DNNN, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; các khoản thu thuế GTGT, TNDN của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các hộ kinh doanh cá thể… được phân chia tỷ lệ phần trăm (%) giữa các cấp NSĐP.

3.2.3. Đổi mới quản lý phân cấp chi thường xuyên ngân sách địa phương

  • Về chi sự nghiệp kinh tế: lĩnh vực chi sự nghiệp nông nghiệp, thuỷ lợi, ngư nghiệp và lâm nghiệp, nên bổ sung phân cấp cho quận huyện thực hiện nhiệm vụ chi duy tu, bảo dưỡng các công trình thủy lợi; thực hiện cụ thể các chương trình tam nông và xây dựng nông thôn mới theo chủ trương của trung ương và Thành uỷ; khai thác nuôi trồng và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
  • Lĩnh vực chi sự nghiệp tài nguyên: nhiệm vụ chi cho công tác thống kê hiện trạng sử dụng đất hàng năm (nếu có) và chỉnh lý biến động đất đai là nhiệm vụ chi của ngân sách cấp quận, huyện thực hiện.
  • Lĩnh vưc sự nghiệp y tế: Củng cố công tác quản lý chuyên môn và công tác quản lý tài chính ngân sách từ thành phố đến quận, huyện để thực hiện đúng quy định hiện hành của Trung ương về phân cấp nhiệm vụ chi đối với các Bệnh viện và Trung tâm y tế các quận, huyện.
  • Lĩnh vực sự nghiêp môi trường: Để thành phố Đà Nẵng là thành phố môi trường, đòi hỏi phải được các cấp, các ngành, các đơn vị quan tâm chỉ đạo thực hiện. Điều này cho thấy cần phải được phân cấp nhiệm vụ chi cho ngân sách cấp quận, huyện và ngân sách cấp phường, xã, khi đã phân cấp thì cần phân cấp cho rõ ràng, cụ thể, không trùng lắp. Ngân sách cấp xã, phường nên cần đảm nhiệm công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức về bảo vệ môi trường tới các khu, tổ, cụm dân cư, hỗ trợ công tác vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, sửa chữa nâng cấp hệ thống rãnh thoát nước thuộc phạm vi quản lý.

3.2.4. Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra công tác quản lý chi thường xuyên của ngân sách thành phố

Thanh tra việc quản lý chi thường xuyên: Tổng hợp số bổ sung dự toán chi thường xuyên phát sinh trong năm, cân đối các nguồn bổ sung dự toán; đánh giá việc chấp hành các quy định của nhà nước trong việc điều hành, xử lý quyết định bổ sung các khoản chi thường xuyên; kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong việc huy động các nguồn bổ sung tăng chi thường xuyên; xác định tính đúng đắn của việc thanh quyết toán các khoản chi; kiểm tra việc chấp hành quy định về xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, việc trích lập sử dụng các quỹ, việc mua sắm quản lý tài sản công, việc công khai tài chính để qua đó tổng hợp lại những tồn tại và nguyên nhân đưa ra đề xuất kiến nghị, hoàn thiện hơn công tác quản lý chi ngân sách.

3.2.5. Các giải pháp hỗ trợ khác

3.2.5.1. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý chi ngân sách

3.2.5.2. Hoàn thiện ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý tài chính

3.2.5.3. Hoàn thiện công tác cải cách thủ tục hành chính

3.2.5.4. Hoàn thiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ

3.3.2. Kiến nghị đối với Bộ Tài chính

3.3.3. Kiến nghị đối với UBND thành phố Đà Nẵng

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Quản lý chi ngân sách nhà nước là một vấn đề lớn có liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành. Luật NSNN và các văn bản dưới luật đã có những quy định về quản lý NSNN; song trong quá trình triển khai thực hiện cụ thể ở mỗi cấp, mỗi địa phương lại có nhiều vấn đề thực tiễn đặt ra đã tác động đến quản lý chi ngân sách nói chung và công tác chi thường xuyên nói riêng. Đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại thành phố Đà Nẵng” đã tập trung làm rõ một số vấn đề sau:

Đề tài nghiên cứu và đánh giá tình hình quản lý chi thường xuyên NSNN tại Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước và các đơn vị dự toán cấp I. Nêu rõ những ưu điểm và hạn chế, vướng mắc của công tác quản lý chi NSNN tập trung ở ba khâu: lập, chấp hành và quyết toán NSNN. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra một số giải pháp vừa có tính chất phù hợp với địa phương thành phố Đà Nẵng vừa phù hợp với phân cấp NSNN hiện nay. Bên cạnh những giải pháp, tác giả còn đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách tại địa phương dưới dạng đề xuất với Chính phủ, Bộ tài chính, UBND thành phố. Những giải pháp này hi vọng sẽ đóng góp cho quá trình đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý chi NSNN mà cụ thể là chi thường xuyên tại thành phố Đà Nẵng trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.

KẾT LUẬN

Với những đặc trưng cơ bản của hoạt động chi NSNN cũng như chi thường xuyên NSĐP, vai trò của quản lý chi có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với hiệu quả sử dụng NSNN mà còn có tác động đến sự ổn định, tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế cũng như đời sống xã hội của các tầng lớp nhân dân.

Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN của thành phố Đà Nẵng, với quan điểm tích cực hoàn thiện, đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên nhằm đạt được các mục tiêu đã xác định đến năm 2020, một hệ thống giải pháp và kiến nghị đã được nghiên cứu, đề xuất hướng vào giải quyết những vấn đề cụ thể trong từng khâu và từng nội dung của quá trình quản lý chi thường xuyên NSNN trên địa bàn thành phố. Mặc dù vậy, các giải pháp, kiến nghị này cần được nghiên cứu và áp dụng một cách hệ thống, có chọn lọc theo các mục tiêu và gắn với việc ban hành những quy định, đổi mới đồng bộ về cơ chế chính sách liên quan đến quản lý chi NSNN.

Công tác quản lý chi NSNN là một vấn đề quan trọng song rất phức tạp và rộng, với thời gian và kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế, luận văn chắc chắn sẽ không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp và hoàn thiện của các thầy cô, các chuyên gia tài chính, các đồng nghiệp và độc giả quan tâm.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN DUY TAN\LUAN VAN DUY TAN\PHUONG\SAU BAO VE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *