Giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty

Giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty

Giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Khoáng sản Vinas A Lưới (ALV)

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt với khủng hoảng và nền kinh tế Việt Nam cũng chịu nhiều tác động tiêu cực. Sự bất ổn về kinh tế tạo ra những thách thứ lớn đối các doanh nghiệp đang kinh doanh, một lần nữa nhấn mạnh đến tầm quan trọng của chức năng quản lý tài chính trong doanh nghiệp. Nguồn lực tài chính là một nguồn lực khan hiếm, quản lý tài chính sao cho hiệu quả, góp phần gia tăng lợi thế cạnh tranh, tạo sự thịnh vượng cho doanh nghiệp luôn là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ nhà quản lý nào. Công ty Cổ phần (CTCP) Khoáng sản Vinas A Lưới được thành lập từ năm 2008, chủ yếu tập trung vào kinh doanh khai thác khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng. Qua hơn 8 năm hình thành và phát triển Công ty đã có được những thành công nhất định. Thế nhưng, làm thế nào để có thể giành lợi thế cạnh tranh, giúp Công ty phát triển hưng thịnh trong nền kinh tế đang còn tiềm ẩn nhiều rủi ro luôn là vấn đề trăn trở của các nhà lãnh đạo Công ty. Trước tình hình đó tôi lựa chọn đề tài “Giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Khoáng sản Vinas A Lưới (ALV)” làm luận văn thạc sĩ.

2. Mục tiêu nghiên cứu

– Hệ thống cơ sở lý luận về các giải pháp tài chính ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

– Tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng về tình hình tài chính và các biện pháp quản lý tài chính tạo ra lợi thế cạnh tranh cho Công ty Cổ phần Khoáng sản Vinas A Lưới (ALV).

– Đề xuất một số giải pháp tài chính để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Khoáng sản Vinas A Lưới (ALV).

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu: Công tác tài chính, các giải pháp thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh về tài chính của CTCP Khoáng sản Vinas A Lưới (ALV).

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu các vấn đề về tài chính, quản lý tài chính tại CTCP Khoáng sản Vinas A Lưới (ALV) từ năm 2012 – 2016. Giải pháp đề xuất trong giai đoạn từ năm 2017 – 2020.

4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu dùng để hệ thống cơ sở lý luận về các giải pháp tài chính ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Phương pháp phân tích chỉ số các chỉ số tài chính, phương pháp so sánh năng lực cạnh tranh về tài chính của CTCP Khoáng sản Vinas A Lưới so với các đối thủ cạnh tranh.

5. Bố cục luận văn

Chương 1: Cơ sở lý luận về các giải pháp tài chính ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp.

Chương 2: Thực trạng hoạt động tài chính ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh tại Công ty Cổ phần Khoáng sản Vinas A Lưới.

Chương 3: Giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty Cổ phần Khoáng sản Vinas A Lưới (ALV).

6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH

ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG

DOANH NGHIỆP

1.1. TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH DOANH NGHIỆP

1.1.1. Tổng quan về tài chính doanh nghiệp

1.1.1.1 Tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các luồng giá trị, phản ảnh sự vận động và chuyển hóa nguồn tài chính trong quá trình phân phối nhằm tạo lập hoăc sử dụng các quỹ tiền tệ để phục vụ cho hoạt động động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.1.1.2. Mục tiêu của quản lý tài chính doanh nghiệp

Nói một cách tổng quát mục tiêu của quản lý tài chính là tối đa hoá giá trị tài sản cho các chủ sở hữu hay tối đa hoá tài sản doanh nghiệp.

1.1.1.3. Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động tài chính doanh nghiệp

* Thông số khả năng thanh toán

* Thông số về khả năng cân đối vốn (Cơ cấu vốn)

* Thông số về năng lực hoạt động

* Thông số về lợi nhuận

1.1.2. Tổng quan về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Năng lực cạnh tranh là khả năng sử dụng thực lực và vận dụng lợi thế của các bên tham gia cạnh tranh. Đó là sự phấn đấu không ngừng để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thị trường.

* Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

– Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô

– Nhóm nhân tố thuộc môi trường ngành

– Các yếu tố bên trong doanh nghiệp

1.2. VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

Tài chính chính trong doanh nghiệp có các vai trò như:

– Công cụ khai thác, thu hút các nguồn tài chính

– Vai trò trong việc sử dụng vốn một cách hiệu quả và tiết kiệm

– Đòn bẩy kích thích và điều tiết sản xuất kinh doanh

– Kiểm tra, kiểm soát và phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

1.3. CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.3.1. Giải pháp về huy động vốn trong công ty cổ phần

Vốn trong công ty cổ phần được hiểu là số lượng tiền cần thiết mà công ty dùng vào cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty cổ phần có hai cách để huy động vốn: tăng vốn chủ sở hữu và tăng vốn vay. Công ty cổ phần có một số hình thức huy động vốn như sau:

Huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu

– Huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu

 Vay vốn từ các ngân hàng thương mại

Hình thức tín dụng thuê mua

 Liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp khác

1.3.2. Giải pháp quản lý, sử dụng vốn

– Tổ chức, điều hành tốt hoạt động kinh doanh

– Đánh giá và sử dụng tốt nguồn vốn

– Đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất

– Lựa chọn phương án mục tiêu kinh doanh

1.3.3. Giải pháp về quản lý doanh thu và chi phí

Cạnh tranh thắng lợi trên thị trường, nói cách khác là có năng lực cạnh tranh cao được thể hiện ở kết quả tuyệt đối là tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trong điều kiện hiện nay, khi giá cả hàng hóa có xu hướng giảm xuống, để tăng lợi nhuận doanh nghiệp phải tìm mọi cách tăng doanh thu và giảm chi phí sản xuất.

1.3.4. Giải pháp về phân phối lợi nhuận

Phân phối lợi nhuận không phải là việc phân chia số tiền lãi một cách đơn thuần mà là việc giải quyết tổng hợp các mối quan hệ kinh tế diễn ra đối với doanh nghiệp. Việc phân phối đúng đắn sẽ trở thành động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tạo những điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp tục công việc kinh doanh của mình và ngược lại.

1.3.4.1. Yêu cầu của việc phân phối lợi nhuận doanh nghiệp

      • Doanh nghiệp cần giải quyết hài hoà mối quan hệ về lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động trong doanh nghiệp.
      • Quá trình phân phối lợi nhuận phải đảm bảo mối quan hệ cân đối giữa tích luỹ và tiêu dùng, giữa tái sản xuất kinh doanh giản đơn và tái sản xuất kinh doanh mở rộng.

1.3.4.2. Trình tự phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp

– Doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho ngân sách theo luật định (20%).

– Trừ các khoản tiền phạt, vi phạm kỷ luật thu nộp ngân sách, vi phạm hành chính hợp đồng, phạt nợ quá hạn, các khoản chi phí không hợp lệ chưa được trừ khi xác định thuế thu nhập phải nộp, các khoản lỗ chưa được trừ vào thu nhập trước thuế thu nhập doanh nghiệp.

– Phân chia kết quả hoạt động cho các bên tham gia liên doanh theo hợp đồng đã ký kết hoặc chia lãi cổ phần cho các cổ đông.

– Trích lập các quỹ của doanh nghiệp.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHOÁNG SẢN VINAS A LƯỚI (ALV)

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KHOÁNG SẢN VINAS A LƯỚI (ALV)

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần Khoáng sản Vinas A Lưới được thành lập năm 2008, đặt trụ sở chính tại xã Hương Phong, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty là khai thác và chế biến khoáng sản. Ngoài ra, công ty còn thực hiện hoạt động trải thảm bê tông nhựa đường phục vụ các công trình dân dụng và công nghiệp. Sản phẩm mà công ty cung cấp là đá xây dựng các loại, vàng sa khoáng, cao lanh, đất phụ gia xi măng, cát; các dịch vụ trải thảm nhựa đường vừa và nhỏ, quản lý mỏ và nhà ở công nhân.

2.1.2. Vị thế của công ty trong ngành

Với trữ lượng đá khoảng 3 triệu m3 trên diện tích 9 ha, công suất khai thác đạt khoảng 120.000 m3/năm, Công ty có thể đáp ứng một phần lớn nhu cầu tiêu thụ đá của khách hàng trên địa bàn phía Tây tỉnh Thừa Thiên Huế.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức và cơ cấu bộ máy quản lý

Giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Khoáng sản Vinas A Lưới (ALV)
Giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Khoáng sản Vinas A Lưới (ALV)

2.2. THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHOÁNG SẢN VINAS A LƯỚI TRONG THỜI GIAN QUA

2.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Khoáng sản Vinas A Lưới

2.2.1.1. Môi trường vĩ mô

Các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của môi trường vĩ mô như môi trường kinh tế, chính trị, dân số – xã hội, tự nhiên,..

2.2.1.2. Tình hình cạnh tranh trong ngành

Công ty chịu áp lực khá lớn từ các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong ngành, đối thủ cạnh tranh tiềm tàng và khách hàng lớn.

2.2.1.3. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp

* Nguồn lực tài chính

– Tình hình tài sản và nguồn vốn

Tài sản và nguồn vốn của CTCP Khoáng sản Vinas A Lưới có xu hướng tăng nhanh với tốc độ tăng trưởng trung bình 36% trong giai đoạn 2012 – 2016.

– Doanh thu và lợi nhuận

Hình 2.2. Doanh thu, lợi nhuận của Công CTCP Khoáng sản Vinas A Lưới từ 2012 – 2016

* Nguồn nhân lực

Tổng số lao động đang làm việc tại Công ty tính đến thời điểm 31/12/2016 là 59 người. Lực lượng lao động của Công ty khá trẻ. Nhìn chung, nguồn nhân lực của Công ty cần bổ sung nhiều mới đáp ứng được yêu cầu thực tế.

* Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp

Công ty đã hoàn thiện trong công tác cải tiến quản lý, tổ chức sản xuất, áp dụng phương pháp quản lý khoa học hiện đại để đạt được hiệu quả ngày càng cao.

* Máy móc và thiết bị

Hiện nay Công ty đang sử dụng các máy móc, trang thiết bị hiện đại, được nhập khẩu từ nước ngoài: Dây truyền nghiền công nghệ Nga; máy khoan công nghệ Đức; máy xúc đào của Trung Quốc, Nhật…Hầu hết máy móc đều được sử dụng tối đa về mặt công suất để phục vụ cho việc sản xuất.

2.2.2. Thực trạng các giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Khoáng sản Vinas A Lưới

2.2.2.1. Thực trạng hoạt động huy động vốn

* Huy động vốn chủ sở hữu bằng phát hành cổ phiếu, trái phiếu

Cho đến nay Công ty đã phát hành 3 đợt cổ phiếu để tăng vốn nguồn vốn chủ sở hữu.

Bảng 1. Tình hình huy động vốn bằng cổ phiếu của Công ty

NămVốn điều lệ cũVốn điều lệ mớiPhương thức

thực hiện

Số cổ phiếu phát hành
201010 tỷ đồng15 tỷ đồngPhát hành cổ phiếu riêng lẻ cho cổ đông chiến lược và các đối tác 500.000
201215 tỷ đồng17,25 tỷ đồng225.000
201417,25 tỷ đồng30,07 tỷ đồng1.282.938

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên 2012 – 2016)

* Huy động vốn từ vay ngân hàng thương mại

Hằng năm, CTCP Khoáng sản Vinas A Lưới đều giữ mức vay ngân hàng ở mức 2 tỷ đồng, thời gian vay ngắn hạn (trong vòng 9 tháng), đối tác là Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt – Chi Nhánh Đà Nẵng. Công ty chưa chú trọng huy động vốn từ nguồn này do đó áp lực về lãi suất ngân hàng thấp.

* Huy động vốn bằng thuê tài chính

Trong những năm qua Công ty thường ký hợp đồng thuê các tài sản như máy xúc lật, xe rải nhựa Mitsubishi của Công ty cho thuê Tài chính 2 – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng. Thông thường hợp đồng thuê từ 3-5 năm. Đối với máy xúc lật Công ty đã tiến hành mua lại vào năm 2012. Một số tài sản đi thuê Công ty đã thay thế bằng tài sản mua mới.

* Huy động từ nguồn tín dụng thương mại

Từ năm 2012 – 2016 các khoản phải trả ngắn hạn trong Công ty chiếm tỷ trọng khá cao. Nhất là năm 2016 tỷ trọng các phải trả ngắn hạn chiếm tới 33,72% trong tổng nguồn vốn. Điều này chứng tỏ Công ty đang chiếm dụng một số vốn khá lớn từ các nhà cung cấp, tỷ số này quá cao cũng ảnh hưởng đến khả năng thanh toán các khoản nợ của Công ty.

* Nguồn vốn từ lợi nhuận phân phối lại trong hoạt động kinh doanh

Qua số liệu cho thấy quỹ được trích lập cho hoạt động đầu tư phát triển và dự phòng rủi ro tăng đều trong các năm 2012-2015. Năm 2015, 2016 giảm mạnh với mức trích lập là 292,76 triệu đồng. Nguyên nhân là do doanh thu trong năm 2015 giảm mạnh. Đứng trước tình hình khó khăn về tài chính nên trong năm 2016 Công ty tạm dừng các hoạt động đầu tư mới.

* Nhận xét chung về tình hình huy động vốn trong Công ty

Về cơ bản nguồn vốn chủ sở hữu vẫn chiếm tỷ trọng cao trong Công ty (dao động ở mức 64,3%-77,1%) điều này giúp Công ty tránh được các rủi ro về tài chính nhất là rủi ro thanh khoản. Có thể nói các nguồn huy động vốn của Công ty khá đa dạng, tuy nhiên chưa tận dụng tốt các hình thức huy động vốn. Công ty quá đề cao sự an toàn về vốn nên chưa mạnh dạn tận dụng các nguồn vốn vay dẫn đến lượng vốn tài trợ cho các dự án kinh doanh, khai thác còn hạn chế.

2.2.2.2. Thực trạng quản lý và sử dụng vốn tại CTCP Khoáng sản Vinas A Lưới

* Về khả năng thanh toán

Qua các thông số cho thấy khả năng thanh toán của CTCP Khoáng sản Vinas A Lưới tương đối tốt.

* Về cơ cấu vốn

Bảng 2. Các chỉ tiêu về cơ cấu vốn của CTCP Khoáng sản Vinas A Lưới từ năm 2012 – 2016

Chỉ tiêu về cơ cấu vốn20122013201420152016
Hệ số nợ/Tổng tài sản0,290,360,310,230,34
Tổng vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản0,710,640,690,770,66
Hệ số nợ/Vốn chủ sở hữu0,410,560,440,300,51

* Về khả năng hoạt động

Vòng quay khoản phải thu không có biến động lớn qua năm, xu hướng vòng quay khoản phải thu đang giảm dần. Đều này kéo theo kỳ thu tiền bình quân dài hơn. Đều này chứng tỏ chính sách tín dụng của Công ty chưa thật hiệu quả.

Vòng quay tồn kho biến động không đều qua các năm, năm 2012 có tỷ cao nhất với 9,56, năm 2013, 2015 có tỷ lệ thấp nhất xấp xĩ 2 vòng. Năm 2016 tăng lên 5,51 vòng.

* Về khả năng sinh lời

Giai đoạn 2012-2015, khả năng sinh lời từ tài sản cũng như khả năng sinh lời trên vốn chủ đều giảm, Công ty hoạt động kém hiệu quả hơn, tuy nhiên đến năm 2016 khả năng sinh lời từ tài sản và vốn chủ lại tăng lên trở lại. Như vậy vào năm 2016 tình hình tài chính của Công ty có chiều hướng tốt lên.

Phân tích Dupont cho thấy biến động của ROE chủ yếu là vì biến động của lợi nhuận ròng biên, trong khi chỉ tiêu vòng quay tài sản và số nhân vốn chủ của công ty khá ổn định trong suốt 5 năm.

2.2.2.3. Thực trạng hoạt động quản lý doanh thu và chi phí

* Cơ cấu doanh thu

Doanh thu của CTCP Khoáng sản Vinas A Lưới biến động không đều qua các năm. Trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2015, doanh thu chính của Công ty từ hoạt động xây dựng và sản xuất đá. Tuy nhiên do hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn này không hiệu quả, cơ cấu doanh thu có sự thay đổi vào những năm 2015, 2015 với tỷ trọng chủ yếu là hoạt động thương mại và dịch vụ. Năm 2016 doanh thu của Công ty đạt mức cao nhất với 33.162,45 triệu đồng.

* Thực trạng quản lý chi phí

Dựa vào cơ cấu chi phí ta có thể thấy hoạt động sản xuất của Công ty chưa thật hiệu quả, giá vốn hàng chiếm tỷ trọng cao. Hoạt động quản lý chưa gắn liền với hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty chưa có chiến lược kinh doanh dài hạn định hướng phát triển lâu dài cho Công ty.

2.2.2.4. Thực trạng hoạt động phân phối lợi nhuận

Các khoản lợi nhuận sau khi thu sẽ được chi trả theo thứ tự, từ việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, sau đó là các khoản bù lỗ chưa được khấu trừ, rồi cuối cùng mới là thực lãi (hay còn gọi là lãi ròng) của công ty. Số tiền lãi này sau đó được đem ra xem xét tại đại hội đồng cổ đông, và được Đại hội đồng cổ đông quyết định sử dụng vào mục đích gì.

2.3. ĐÁNH GIÁ LỢI THẾ CẠNH TRANH VỀ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KHOÁNG SẢN VINAS A LƯỚI TRÊN THỊ TRƯỜNG

2.3.1. Vị thế cạnh tranh về tài chính của Công ty Cổ phần Khoáng Sản Vinas A Lưới trên thị trường

Qua kết quả tham khảo ý kiến chuyên gia qua 20 phiếu tham vấn được gửi đi, kết quả xác định được tổng điểm trung bình của Công ty là 3,62 ở mức tương đối tốt, năng lực cạnh tranh về tài chính tốt nhất là CTCP Kim Toàn với 3,67 điểm. Thứ 3 là CTCP Hương Bằng, cuối cùng là CTCP Khai thác đá Thừa Thiên Huế. Lợi thế của công ty chủ yếu dựa vào thị trường và nguồn nguyên liệu.

2.3.2. Những mặt thuận lợi về giải pháp tài chính của Công ty Cổ phần Khoáng Sản Vinas A Lưới

– Trong 5 năm qua, nhìn chung doanh thu của công ty liên tục tăng qua các nămvốn lưu động cũng tăng cho thấy công ty có phương hướng kinh doanh tốt.

– Qua phân tích cho thấy nợ phải trả của công ty tăng lên chứng tỏ công ty đã tận dụng được nguồn vốn từ bên ngoài vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

– CTCP Khoáng sản Vinas A Lưới có một tập thể cán bộ công nhân viên đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ mà công ty giao.

2.3.3. Những hạn chế về giải pháp tài chính của Công ty Cổ phần Khoáng Sản Vinas A Lưới

– Nợ ngắn hạn của công ty tăng trong giai đoạn 2012-2016 và tốc độ tăng của nợ ngắn hạn lớn hơn tốc độ tăng của tài sản lưu động nên làm cho áp lực thanh toán của công ty gia tăng.

– Tổng Nguồn vốn nhìn chung đều tăng qua các năm với tốc độ tăng bình quân là 36%, tuy nhiên tốc độ tăng nợ phải trả tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng vốn chủ sở hữu.

– Chính sách tín dụng chưa tốt dẫn đến khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân cao.

– Công tác quản lý chi phí vốn chưa thật hiệu quả.

– Hàng tồn kho có giá trị rất lớn do công ty luôn trong tình trạng dự trữ nhiều nguyên vật liệu, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và thành phẩm tồn kho chiếm tỷ trọng lớn.

2.3.4. Nguyên nhân

Công ty chưa chú trọng xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn do vậy việc đánh giá nhu cầu về vốn và quản lý sử dụng vốn chưa được hiệu quả. Công ty chưa quyết liệt trong việc mở rộng thị trường, ứng phó với những thay đổi trong môi trường kinh doanh nên doanh thu, lợi nhuận trong những năm qua biến động thất thường.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHOÁNG SẢN VINAS A LƯỚI

3.1. CƠ SỞ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP

– Triển vọng phát triển của ngành khai thác khoáng sản tại Thừa Thiên Huế

– Tiềm năng của thị trường tiêu thụ đá vật liệu xây dựng

– Tầm nhìn và mục tiêu chiến lược của Công ty Cổ phần Khoáng – Định hướng về hoạt động tài chính

3.2. CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

3.2.1. Giải pháp về huy động vốn

3.2.1.1. Xác định nhu cầu vốn kinh doanh

Ngoài các dự án hiện tại, trong kế hoạch kinh doanh 5 năm tới Công ty đang dự định đầu tư vào các dự án như sau:

Bảng 3.1. Nhu cầu vốn kinh doanh dự kiến trong

giai đoạn 2017 – 2020

ĐVT: Tỷ đồng

TTKhoản mục đầu tư dự kiếnSố tiền
1Đầu tư 01 mỏ đá tại Thôn Sơn Phước2
2Dự án Khai thác vàng sa khoáng, mỏ cát xây dựng tại Huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế;20
3Dự án Đầu tư khu đô thị, bến xe và chợ tại Hà Tĩnh5
4Tham gia góp vốn liên doanh đầu tư mỏ phụ gia Xi măng tại tỉnh Khánh Hòa5
5Đầu tư mua sắm Container cho Công ty vận tải đường sắt thuê dài hạn3
Tổng35

3.2.1.2. Xác định các phương án huy động vốn

* Huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu

Khi có các dự án khai thác mỏ quặng mới Công ty sẽ tài trợ 50% dự án bằng nguồn vốn chủ sở hữu để đảm bảo tính thanh khoản cho Công ty. Do đó, việc lựa chọn việc huy động vốn bằng cổ phiếu là vô cùng cần thiết. Công ty có thể lựa chọn lộ trình tăng vốn chủ sở hữu bằng phát hành cổ phiếu 2-3 năm lần. Số lượng cổ phiếu phát hành dựa trên cân nhắc tính toán nhu cầu vốn phát sinh trong kế hoạch kinh doanh trung hạn (3 năm) với số lượng phát hành tối đa 50% số lượng vốn cần thiết trong kỳ kinh doanh.

Khi tất cả các hoạt động đầu tư được thực hiện thì số vốn cần phải huy động trong giai đoạn 2017 – 2020 là 0,5*35 tỷ = 17,5 tỷ đồng. Với giá 10.000 đồng/CP thì số lượng cổ phiếu cần phát hành trong giai đoạn 2017 – 2020 là 1.750.000 cổ phiếu.

* Huy động vốn bằng vay tín dụng ngân hàng

Lượng vốn vay tín dụng ngân hàng của Công ty trong thời gian qua chiếm tỷ trọng ít trong cơ cấu vốn. Công ty chỉ làm việc với 1 đối tác là Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt. Công ty có thể dựa trên nhu cầu vốn lưu động sau đó cân nhắc mức vốn cần vay ngân hàng, thời gian vay, tài sản thế chấp. Quan trọng là Công ty cần đánh giá chi phí sử dụng vốn thông qua đánh giá lãi suất, chương trình ưu đãi và mở tài khoản ở nhiều ngân hàng khác nhau để chọn được nguồn vốn có chi phí thấp nhất thay vì chỉ làm việc với một ngân hàng như trước đây.

* Huy động vốn bằng tín dụng thương mại

Công ty có thể thực hiện các giải pháp như sau:

– Tìm hiểu, đánh giá nhiều nhà cung cấp các nguyên liệu đầu vào khác nhau để có cơ sở lựa chọn nhà cung cấp có nhiều chính sách ưu đãi về giá, điều khoản thanh toán có lợi nhất cho Công ty.

– Xây dựng mối quan với các nhà cung cấp thành những liên minh, liên kết chặt chẽ.

– Xây dựng chính sách tín dụng cho Công ty nhằm quản lý hiệu quả các nguồn phải thu khách hàng.

* Huy động vốn là thuê tài sản

Đối với những dự án có thời gian dưới 5 năm, việc đầu tư mua mới TSCĐ có giá trị lớn nhiều khi không cần thiết. Do đó, Công ty có thể cân nhắc phương án đi thuê tài sản tài chính. Hiện nay, các Công ty cho thuê tài chính ở miền Trung không nhiều, tài sản cho thuê cũng không đa dạng. Công ty có thể mở rộng ra ở các vùng miền khác, hoặc các nhà cung cấp, các Công ty trong cùng lĩnh vực. Khi đi thuê tài sản tài chính cần phải cân nhắc chi phí sử dụng vốn, công suất sử dụng của tài sản, tỷ trọng giá trị tài sản trong tổng nguồn vốn cần huy động để đảm bảo cơ cấu nguồn vốn huy động được hợp lý, hiệu quả.

* Huy động vốn bằng lợi nhuận phân phối lại

Hiện nay, việc trích lập quỹ đầu tư phát triển xác định ở mức 5% trên lợi nhuận sau thuế. Tuy nhiên, việc trích lập hằng năm chưa được thực hiện thường xuyên, giá trị được trích lập còn ít. Cổ tức trả cho cổ đông chủ yếu bằng tiền mặt. Trong thời gian sắp tới, Công ty cần nghiêm túc thực hiện việc trích lập quỹ đầu tư phát triển đều đặn hằng năm. Cân nhắc việc trả cổ tức bằng cổ phiếu vào trong thời kỳ phát hành cổ phiếu. Điều này rất dễ vấp phải sự phản đối của cổ đông. Tuy nhiên, Công ty có thể thuyết phục bằng kế hoạch kinh doanh, sự khả thi trong các dự án đầu tư, các biện pháp sử dụng vốn hiệu quả,.. .

3.2.2. Các giải pháp về quản lý và sử dụng vốn

3.2.2.1. Đầu tư và quản lý tài sản cố định

Phải thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng tài sản cố định tránh hư hỏng. Còn đối với những tài sản cố định có giá trị sử dụng kém hoặc không sử dụng, công ty phải nhanh chóng thu hồi vốn để có điều kiện mua sắm tài sản cố định mới.

3.2.2.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn lưu động

Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty có thể tiến hành như sau:

+ Định kỳ hàng tháng, quý, năm tiến hành kiểm kê, đánh giá lại toàn bộ vật tư, hàng hoá, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán để xác định số vốn lưu động tiết kiệm hiện có của công ty theo giá trị hiện tại.

+ Những khoản vốn trong thanh toán, vốn bị chiếm dụng cần có biện pháp tích cực đôn đốc thu hồi kịp thời và đưa vào kinh doanh nhằm tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động.

+ Trong điều kiện có lạm phát, để bảo toàn vốn lưu động, công ty phải dành ra một phần lợi nhuận hình thành quỹ dự trữ để bù đắp số vốn hao hụt vì lạm phát do đồng tiền mất giá.

+ Tăng cường công tác quản lý vốn lưu động, tăng được tốc độ chu chuyển của vốn lưu động và giảm được một số vốn lưu động mà vẫn đảm bảo được khối lượng công việc kinh doanh.

+ Trong khâu dự trữ, cần xác định đúng đắn nhu cầu dự trữ cần thiết tối thiểu để đảm bảo công việc kinh doanh diễn ra liên tục.

3.2.2.3. Giải pháp về quản lý công nợ phải thu, phải trả

Đối với các khoản phải thu, cần chú ý đến việc phân tích uy tín của khách hàng trước khi cung cấp hàng hóa, phải thường xuyên theo dõi các khoản phải thu để xác định đúng tình trạng của chúng và đánh giá tính hữu hiệu của các chính sách thu tiền.

Trước đây Công ty sử dụng chính sách chiết khấu 1% để ưu đãi đối với khách hàng trả sớm trong vòng 30 ngày đầu tiên trong thời hạn thanh toán. Tuy nhiên, thực tế thời hạn 30 ngày là quá ít vì đặc thù ngành công ty đang sử dụng có vòng quay vốn chậm với kỳ thu tiền bình quân cao như năm 2015 kỳ thu tiền bình quân là 1442 ngày, năm 2016 là 392 ngày. Do vậy Công ty có thể chọn thời hạn là 60 ngày với tỷ lệ chiết khấu 2%.

3.2.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tài chính

Công ty cần phải quy định một cách cụ thể chi tiết vấn đề hạch toán kế toán, cũng như quy trình xử lý chứng từ ban đầu, ghi chép sổ sách, lập các báo cáo tài chính định kỳ, để có thể đáp ứng về thời gian hoàn thành báo cáo tài chính.

Công ty cần quy định một hệ thống báo cáo phục vụ cho công tác kiểm soát nội bộ, công tác tổng hợp các chỉ tiêu chung trong toàn công ty.

Các báo cáo trên kèm theo báo cáo tài chính định kỳ nộp về Công ty để tổng hợp, hợp nhất báo cáo.

Cuối năm ngoài việc báo cáo quý 4, các đơn vị trực thuộc phải tổng hợp báo cáo cả năm.

Ban kiểm soát cần tổ chức kiểm tra và thực hiện nghiêm túc các quy định trong điều lệ Công ty.

3.2.3. Giải pháp về tăng doanh thu và giảm chi phí

Một là: Công ty cần đẩy nhanh tốc độ bán hàng để tăng doanh thu từ đó nâng cao lợi nhuận

Để đẩy nhanh tốc độ bán hàng công ty có thể sử dụng các biện pháp sau:

+ Phải thường xuyên nghiên cứu và tổ chức sản xuất các loại sản phẩm, tăng cường chất lượng, đầu tư thêm dây chuyền sản xuất hiện đại hơn.

+ Quảng bá thương hiệu Công ty

+ Để tăng doanh thu Công ty cũng cần mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Hai là: Tăng cường các biện pháp quản lý chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm

+ Thực hiện dự toán kinh phí cho thời gian sắp tới

Căn cứ vào kế hoạch kinh doanh, tình hình biến động trên thị trường với dự toán doanh thu tăng 20%, chi phí tăng 15% doanh thu và phi phí sẽ được dự toán như sau:

Bảng 3.2. Dự toán doanh thu và lợi nhuận của CTCP Khoáng sản

Vinas A Lưới từ năm 2017 – 2020

 2017201820192020
Doanh thu thuần 52.200,0062.640,0075.168,0090.201,60
Giá vốn hàng bán39.675,0045.626,2552.470,1960.340,72
Lợi nhuận gộp 12.525,0017.013,7522.697,8129.860,88
Doanh thu tài chính3,604,325,186,22
Chi phí tài chính805,00925,751.064,611.224,30
Chi phí lãi vay805,00925,751.064,611.224,30
Chi phí bán hàng1.725,001.983,752.281,312.623,51
Chi phí quản lý DN2.875,003.306,253.802,194.372,52
Lợi nhuận thuần từ HĐKD8.848,6012.786,0717.836,2021.646,78
Thu nhập khác
Chi phí khác
Lợi nhuận khác
Tổng LNKT trước thuế8.848,6012.786,0717.836,2021.646,78
Thuế TNDN1.769,722.173,633.032,153.679,95
Lợi nhuận sau thuế7.078,8810.612,4414.804,0417.966,82

+ Do đặc thù của việc sản xuất trong công ty là theo đơn đặt hàng, nên tại thời điểm đặt hàng và thời điểm nhận hàng giá cả luôn biến động. Do đó, công ty nên chú trọng lập kế hoạch thu mua, dự trữ vật tư, đồng thời dự toán sự biến động của thị trường sao cho ảnh hưởng của thị trường đến lợi nhuận thu được của công ty là thấp nhất.

Ba là: Giảm chi phí kinh doanh, nhất là chi phí bán hàng và chi phí giao dịch

Cần rà soát lại các loại chi phí, xem xét cắt giảm các chi phí không cần thiết hoặc không mang lại hiệu quả thiết thực. Cần có sự đồng lòng từ ban Giám đốc đến toàn thể cán bộ, công nhân viên, phải có ý thức tiết kiệm chi phí trong từng công việc và hành động của mình để sử dụng chi phí hợp lý nhất.

3.2.4. Giải pháp về phân phối lợi nhuận

Để hướng tới sự phát triển ổn định và bền vững, công ty nên trích một phần lợi nhuận sau thuế làm các quỹ dự phòng và phúc lợi cho công ty. Cụ thể như sau:

  • Quỹ đầu tư phát triển: Tỷ lệ trích tối đa 10% lãi ròng.
  • Quỹ khen thưởng phúc lợi: Tỷ lệ trích tối đa bằng 5% (Tỷ lệ này do Hội đồng Quản trị căn cứ vào tình hình thực tế kinh doanh của từng năm để quyết định).
  • Phần còn lại có thể để chia cổ tức hoặc giữ lại làm tăng vốn chủ sở hữu theo quyết định của Đại hội cổ đông.

Dự toán phân phối lợi nhuận từ năm 2017 đến năm 2020 như sau:

Bảng 3.3. Dự toán phân phối lợi nhuận của CTCP Khoáng sản Vinas A Lưới từ năm 2017 – 2020

 2017201820192020
Lợi nhuận sau thuế7.078,8810.612,4414.804,0417.966,82
Quỹ Đầu tư phát triển (10%)707,891.061,241.480,401.796,68
Quỹ khen thưởng phúc lợi (5%)353,94530,62740,20898,34
Thưởng ban điều hành (2%)141,58212,25296,08359,34
Lợi nhuận còn lại chia cổ tức hoặc tái đầu tư5.875,478.808,3212.287,3614.912,46

(Nguồn: Tác giả dự toán)

3.2.5. Các giải pháp hỗ trợ thực hiện

– Nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý, quan tâm đến công tác đào tạo nguồn nhân lực

– Hoàn thiện công tác kế toán tài chính và nâng cao trình độ quản lý tài chính doanh nghiệp

– Công ty nên xây dựng và hoàn thiện công tác kế toán quản trị

– Tổ chức phân tích tình hình tài chính của công ty một cách thường xuyên hơn nữa

– Tổ chức tốt công tác điều tra, nghiên cứu thị trường

– Kiểm tra chất lượng sản phẩm thường xuyên

Xây dựng văn hóa kinh doanh

3.3. KIẾN NGHỊ KHÁC

KẾT LUẬN

Cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế thị trường nói chung và đối với CTCP Khoáng sản Vinas A Lưới nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Trong thời gian qua, mặc dù CTCP Khoáng sản Vinas A Lưới đã cố gắng thay đổi để đương đầu với những khó khăn khi gia nhập WTO, tuy nhiên, môi trường kinh doanh luôn biến đổi, và các đối thủ đã, đang và sẽ thâm nhập thị trường, đe dọa sự tồn tại của các công ty. Bởi vậy, việc tìm ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trước mọi đối thủ có ý nghĩa hết sức quan trọng.Trong đó giải pháp tài chính có vị trí đặc biệt quan trong, chi phối tất cả các khâu của quá trình hoạt động kinh doanh.

Với đề tài về năng lực cạnh tranh: “Giải pháp tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Khoáng sản Vinas A Lưới” đã thực hiện được một số nhiệm vụ chủ yếu sau:

– Làm sáng tỏ những lý luận cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh.

– Chỉ ra thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty.

– Đánh giá khái quát những thành tựu đạt được và chỉ ra những hạn chế cần khắc phục của công ty.

– Đề xuất hệ thống các giải pháp tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong thời gian tới và các biện pháp đảm bảo việc thực hiện các giải pháp trên.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN DUY TAN\LUAN VAN DUY TAN\TRAN DUONG NGHIA\SAU BAOI VE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *