Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường Cao đẳng

Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường Cao đẳng

Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường Cao đẳng nghề Du lịch Đà Nẵng

1. Lý do chọn đề tài

Trong những năm gần đây, nhu cầu đào tạo các ngành nghề phục vụ cho sự phát triển toàn diện của xã hội đang được chú trọng, trong đó có ngành du lịch, một ngành kinh tế đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Để du lịch thực sự có thể phát triển trên con đường hội nhập thì vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch là vô cùng cần thiết.

Thực trạng trên đặt ra nhiệm vụ cho các bộ, ngành, các cơ sở đào tạo, trong đó trường Cao đẳng nghề Du lịch Đà Nẵng cũng không nằm ngoài xu thế đó. Trải qua hơn 7 năm thành lập và đi vào hoạt động, nhà trường đã đào tạo cho hàng ngàn học sinh, sinh viên, học viên ở nhiều trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và bồi dưỡng ngắn hạn, đáp ứng một phần nhu cầu nhân lực du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, các tỉnh Nam Trung Bộ và cả nước. So với các trường nghề đào tạo về du lịch thì trường Cao đẳng nghề Du lịch Đà Nẵng vẫn là một trường còn khá non trẻ và tất nhiên công tác tuyển sinh, đào tạo cũng không tránh được những khó khăn và bất cập. Để giúp nhà trường có được một cái nhìn tổng thể về công tác đào tạo, nhận biết được những thuận lợi và khó khăn trong thời điểm hiện tại, và có những định hướng nâng cao chất lượng đào tạo trong thời gian tới, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường Cao đẳng nghề Du lịch Đà Nẵng”.

2. Mục tiêu nghiên cứu

– Hệ thống hoá những lý luận căn bản về chất lượng đào tạo nghề trong ngành du lịch.

– Phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo nghề du lịch tại trường Cao đẳng nghề Du lịch Đà Nẵng hiện nay.

– Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề du lịch tại trường Cao đẳng nghề Du lịch Đà Nẵng trong thời gian tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu về chất lượng đào tạo nghề du lịch, thực trạng chất lượng đào tạo nghề du lịch và công tác nâng cao chất lượng đào tạo nghề du lịch tại trường Cao đẳng nghề Du lịch Đà Nẵng trong thời gian từ năm 2011 đến 2016 và các giải pháp đề xuất trong luận văn có ý nghĩa từ nay đến năm 2020.

4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp tổng hợp, thống kê, điều tra mẫu bằng bảng câu hỏi, phỏng vấn, xin ý kiến của các bên có liên quan đến hoạt động đào tạo của trường.

5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

6. Bố cục của luận văn

Nội dung chính đề tài gồm 3 chương:

Chương1: Cơ sở lý luận về chất lượng đào tạo nghề du lịch tại các cơ sở đào tạo

Chương 2: Thực trạng chất lượng đào tạo nghề du lịch tại trường Cao đẳng nghề Du lịch Đà Nẵng

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề du lịch tại trường Cao đẳng nghề Du lịch Đà Nẵng.

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ

DU LỊCH TẠI CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO

1.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ DU LỊCH

1.1.1 Khái niệm về đào tạo nghề

1.1.1.1 Khái niệm về đào tạo

Về cơ bản, đào tạo là hoạt động giảng dạy của nhà trường, gắn việc truyền thụ tri thức với giáo dục đạo đức và nhân cách. Kết quả và trình độ được đào tạo của một người ngoài việc phụ thuộc vào hoạt động nêu trên còn do việc tự đào tạo của người đó thể hiện ra ở việc tự học và tham gia vào các hoạt động xã hội, lao động sản xuất, tự rút kinh nghiệm của người đó quyết định. Chỉ khi nào quá trình đào tạo biến thành quá trình tự đào tạo một cách tích cực, tự giác thì việc đào tạo mới có hiệu quả cao

1.1.1.2. Khái niệm về nghề

Theo quy định của luật dạy nghề thì: Những chuyên môn có những đặc điểm chung, gần giống nhau được xếp thành một nhóm chuyên môn và được gọi là nghề. Nghề là tập hợp của một nhóm chuyên môn cùng loại, gần giống nhau.

1.1.1.3. Khái niệm về đào tạo nghề

Đào tạo nghề là quá trình trang bị kiến thức nhất định về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động để họ có thể đảm nhận một công việc nhất định. Hay nói cách khác đó là quá trình truyền đạt, lĩnh hội những kiến thức và kỹ năng cần thiết để người lao động có thể thực hiện một công việc nào đó trong tương lai.

1.1.2. Công tác đào tạo nghề du lịch

1.1.2.1 Khái quát về nguồn nhân lực du lịch

Cũng như bất kỳ một ngành kinh tế nào khác, kinh tế du lịch cũng bao gồm hai nguồn nhân lực chính, đó là nguồn nhân lực hoạt động trực tiếp và nguồn nhân lực hoạt động gián tiếp trong ngành du lịch. Trong đó nguồn nhân lực hoạt động trực tiếp giữ vai trò quyết định sự thành công của ngành kinh tế quan trọng này.

1.1.2.2 Công tác đào tạo nghề du lịch

Việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch ở Việt Nam hiện nay được diễn ra bằng hai hình thức sau đây: Đào tạo gián tiếp và Đào tạo trực tiếp. Hiện nay các nước có 346 lượt cơ sở đào tạo tham gia đào tạo du lịch các cấp đào tạo từ công nhân bán lành nghề cho đến sau đại học. Hiện mỗi năm, cả nước tuyển sinh khoảng 22.000 HSSV du lịch.

1.2 CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ DU LỊCH

1.2.1 Khái niệm về chất lượng

Chất lượng là khái niệm trừu tượng, phức tạp, và là khái niệm đa chiều, nhưng chung nhất đó là khái niệm phản ánh bản chất của sự vật và dùng để so sánh sự vật này với sự vật khác.

1.2. Chất lượng đào tạo

Chất lượng đào tạo là sự phù hợp với mục tiêu đề ra qua sự đánh giá của người học, người dạy, người quản lý và người sử dụng sản phẩm đào tạo.

1.2.3 Chất lượng đào tạo nghề

Khái niệm chất lượng đào tạo nghề là để chỉ chất lượng của người lao động được đào tạo trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp, theo mục tiêu và chương trình đào tạo xác định trong các lĩnh vực ngành nghề khác nhau, biểu hiện một cách tổng hợp nhất ở mức độ chấp nhận của thị trường lao động, của xã hội đối với kết quả đào tạo. Đồng thời chất lượng đào tạo nghề còn phản ánh cả kết quả đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề và hệ thống đào tạo nghề.

1.2.4 Chất lượng đào tạo nghề du lịch

Thực trạng việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch hiện nay chưa có tính chuyên nghiệp cao, thiếu lao động có tay nghề, yếu về trình độ quản lý, hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị, giáo viên, giáo trình còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu giảng dạy và yêu cầu của xã hội; thiếu sự liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp.

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề du lịch

1.3.1 Nhóm các nhân tố bên trong: Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; Chương trình đào tạo nghề; Cơ sở vật chất và trang thiết bị đào tạo nghề; Tài liệu giảng dạy; Công tác tổ chức quản lý đào tạo; Phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập; Chất lượng tuyển sinh đầu vào; Nguồn tài chính đầu tư cho công tác đào tạo nghề.

1.3.2. Nhóm các nhân tố bên ngoài: Các chính sách của Nhà nước về đào tạo nghề, Nhận thức của người học và xã hội về đào tạo nghề.

1.4 KINH NGHIỆM ĐÀO TẠO NGHỀ DU LỊCH TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ ĐÀO TẠO

1.4.1 Trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế

1.4.2 Trường Trung cấp Du lịch & Khách sạn Saigontourist

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ DU LỊCH TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ DU LỊCH ĐÀ NẴNG

2.1 GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ DU LỊCH ĐÀ NẴNG

2.1.1 Quá trình hình thành của trường

Trường Cao đẳng nghề Du lịch Đà Nẵng là trường công lập, trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Nhà trường được thành lập vào ngày 16/10/2009 theo Quyết định số 1310/QĐ-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tên giao dịch quốc tế của trường là DaNang Vocational Tourism College (viết tắt là DVTC).

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của trường

Chức năng

Chức năng chính của nhà trường là đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực du lịch trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề và bồi dưỡng ngắn hạn cho địa bàn thành phố Đà Nẵng, các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên.

Nhiệm vụ

Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, công tác tuyển sinh, kế hoạch giảng dạy, tổ chức thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng đối với các nghề được cấp phép đào tạo, và các nhiệm vụ khác.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức và nhân sự của trường

Tổng số cán bộ, giáo viên và người lao động của trường là 72 người, gồm: 01 Hiệu trưởng; 01 Hiệu phó; 28 giáo viên; 35 cán bộ quản lý và chuyên viên các phòng chuyên môn; 07 nhân viên tạp vụ, lái xe, bảo vệ. Trong đó có 01 nghiên cứu sinh; 17 thạc sĩ; 42 đại học; 04 cao đẳng và 08 trình độ khác.

Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường Cao đẳng nghề Du lịch Đà Nẵng
Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường Cao đẳng nghề Du lịch Đà Nẵng

2.1.4. Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật của trường

– Tổng diện tích 5ha

– Đầu tư xây dựng khối hành chính, khối lý thuyết, khối thực hành, ký túc xá, thư viện.

2.1.5 Những thuận lợi và khó khăn của trường

2.1.5.1 Về thuận lợi

2.1.5.2 Về khó khăn

2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ DU LỊCH VÀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ DU LỊCH TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ DU LỊCH ĐÀ NẴNG

2.2.1 Thực trạng công tác đào tạo nghề du lịch

2.2.1.1 Công tác tuyển sinh

TTNghề đào tạoQuy mô tuyển sinh nămTổng cộng
20112012201320142015
I.Hệ Cao đẳng nghề (3 năm)2512542562763081345
1Hướng dẫn du lịch3432373741
2Kỹ thuật chế biến món ăn3735354655
3Quản trị lữ hành7576747051
4Quản trị khách sạn71787784117
5Quản trị nhà hàng3433333944
II.Hệ Trung cấp nghề (2 năm)3034383232166
1Nghiệp vụ nhà hàng300000
2Kỹ thuật chế biến món ăn034383232
III.Sơ cấp nghề (3-6 tháng)149842143626141423
1Kỹ thuật chế biến món ăn28125177123
2Nghiệp vụ nhà hàng42422740142
3Nghiệp vụ buồng phòng50105165
4Pha chế đồ uống283179
5Nghiệp vụ lễ tân793058109105
IV.Ngắn hạn (<3 tháng)1871583113152861257
Tổng cộng61753081998512404191

Số lượng HSSV hằng năm tăng dần, nhất là đối với hệ sơ cấp. Tính đến nay nhà trường đã tuyển sinh và đào tạo được trên 1.500 HSSV trình độ cao đẳng, trung cấp; gần 2.700 học viên trình độ sơ cấp và bồi dưỡng ngắn hạn.

2.2.1.2 Công tác tổ chức đào tạo

2.2.1.3 Kết quả công tác đào tạo

* Kết quả học tập

Kết quả học tập của HSSV chính quy hệ cao đẳng nghề và trung cấp nghề tương đối tốt. Tỷ lệ xuất sắc, giỏi có sự biến động, không ổn định qua các năm. Số lượng HSSV đạt loại khá tương đối ổn định và chiếm đa số, có thể phản ánh được công tác đào tạo của nhà trường đang ở mức tương đối phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của công tác đào tạo, có thể đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp và xã hội. Tuy nhiên trong tổng số HSSV thì vẫn có một lượng lớn đạt loại Trung bình và Không xếp loại học lực.

* Kết quả thi tốt nghiệp và việc làm sau khi tốt nghiệp của HSSV

Tỷ lệ HSSV đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp hàng năm của trường là rất lớn trên 90%, tuy nhiên tỷ lệ có việc làm sau khi tốt nghiệp trong vòng 3 tháng thì vẫn còn ở mức trung bình, khoảng gần 50%, chưa kể trong số HSSV có việc làm thì vẫn có một số lượng HSSV làm việc trái ngành nghề đã được đào tạo hoặc đang làm việc bán thời gian, mùa vụ tại nhiều đơn vị khác nhau.

2.2.2 Thực trạng chất lượng đào tạo nghề du lịch tại trường

2.2.2.1 Công tác phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý

Nhà trường tập trung đào tạo, bồi dưỡng giáo viên các kỹ năng về ngoại ngữ, tay nghề, phương pháp giảng dạy tại các trường trong và ngoài nước.

2.2.2.2 Công tác chỉnh sửa, hoàn thiện chương trình đào tạo

Năm 2012 nhà trường đã ban hành chương trình đào tạo của các nghề cao đẳng, trung cấp và sơ cấp. Đến năm 2014, tổ chức chỉnh sửa chương trình đào tạo một số nghề để phù hợp với thực tiễn.

2.2.2.3 Công tác biên soạn và hoàn thiện giáo trình

Ngoài các giáo trình được tài trợ, từ năm 2011-2016, nhà trường đã tổ chức biên soạn 04 giáo trình cấp Bộ, hơn 20 giáo trình cấp trường và tiến hành thẩm định, lựa chọn giáo trình của các trường khác để bổ sung vào nguồn tài liệu giảng dạy và tham khảo của nhà trường.

2.2.2.4 Công tác đổi mới phương pháp giảng dạy

Nhà trường đã áp dụng các phương pháp giảng dạy mới để nâng cao chất lượng giảng dạy như: lấy người học làm trung tâm, trang bị các thiết bị phục vụ giảng dạy. đa dạng hóa các phương pháp dạy học, mời doanh nghiệp tham gia giảng dạy,…

2.2.2.5 Công tác phát triển quan hệ với doanh nghiệp

Nhà trường đã ký các biên bản thỏa thuận với các doanh nghiệp trong việc hỗ trợ HSSV thực tập, tuyển dụng, tổ chức tư vấn set-up khách sạn, đào tạo cho nhân viên doanh nghiệp.

2.2.3 Kết quả khảo sát chất lượng đào tạo nghề du lịch của trường

TTĐối tượng điều traSố lượng
1Người sử dụng lao động20
2Cán bộ quản lý

Ban giám hiệu, lãnh đạo phòng

Chuyên viên

Giáo viên

Lãnh đạo khoa, tổ

Giáo viên giảng dạy

10

4

6

15

8

7

3Học sinh HSSV đang học tại trường

Hệ cao đẳng nghề

Hệ trung cấp nghề

Học sinh HSSV đã tốt nghiệp

Hệ cao đẳng nghề

Hệ trung cấp nghề

60

50

10

20

15

5

Tổng cộng125

2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ DU LỊCH CỦA TRƯỜNG

2.3.1 Kết quả đạt được

Trong những năm qua, mặc dù gặp phải nhiều khó khăn nhưng với sự quan tâm, chỉ đạo, hỗ trợ của các cấp, ban ngành quản lý và sự nỗ lực của tập thể cán bộ, giáo viên, HSSV, trường Cao đẳng nghề Du lịch Đà Nẵng đã đạt được nhiều thành tích khá nổi bật về công tác hoàn thiện cơ sở vật chất, đạt chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm, kết quả đào tạo ở mức tốt, công tác hoàn thiện chương trình, giáo trình, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên được quan tâm thực hiện. Nhà trường và tập thể các phòng, khoa, cá nhân, HSSV đã được trao tặng nhiều danh hiệu, bằng khen của Bộ VHTTDL, Bộ LĐTBXH, Sở LĐTBXH, UBND TP Đà Nẵng.

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1 Về cơ sở vật chất kỹ thuật

Trong thời gian đầu mới thành lập, tiến độ xây dựng và hoàn thành cơ sở chính chậm, phải thay đổi trụ sở thường xuyên. Hiện nay, cơ sở chính xa trung tâm, công tác quản lý các phòng thực hành chưa chặt chẽ, đồng bộ.

2.3.2.2 Về đội ngũ giáo viên

Cơ cấu giáo viên trẻ, đa số là nữ, được đào tạo từ nhiều lĩnh vực khác nhau, chưa đảm bảo được theo tiêu chuẩn của Bộ LĐTBXH về giáo viên dạy nghề.

2.3.2.3. Về chương trình, giáo trình, nghiên cứu khoa học

Chương trình đào tạo chưa hoàn thiện, vẫn cần phải chỉnh sửa, thay đổi phù hợp đối với môn nghiệp vụ, ngoại ngữ chuyên ngành.

Giáo trình, tài liệu giảng dạy chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu, còn lại phải sử dụng bài giảng thay thế.

Công tác nghiên cứu khoa học chưa được chú trọng, còn mang tính đối phó, số lượng và chất lượng đề tài không cao.

2.3.2.4. Về công tác tuyển sinh, công tác quản lý HSSV

Công tác tuyển sinh gặp nhiều khó khăn do sự cạnh tranh khốc liệt, trình độ đầu vào thấp, nhận thức của xã hội về học nghề vẫn còn thấp.

Công tác quản lý, giáo dục tư tưởng HSSV vẫn chưa chặt chẽ, đôi khi mang tính hình thức, tỷ lệ HSSV bỏ học cao.

2.3.2.5. Công tác kiểm định chất lượng dạy nghề

Công tác kiểm định được thực hiện từ giữa năm 2013 nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả, chưa hoàn thiện được báo cáo kiểm định và các minh chứng kèm theo.

2.3.2.6. Công tác liên kết với doanh nghiệp, giải quyết việc làm

Công tác liên kết với doanh nghiệp, hỗ trợ việc làm cho HSSV mới dừng lại ở việc hỗ trợ HSSV thực tập, giới thiệu thông tin tuyển dụng, chưa có bộ phận chuyên trách, chưa có cơ chế, kế hoạch liên kết chặt chẽ, rõ ràng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ DU LỊCH TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ DU LỊCH ĐÀ NẴNG

3.1 XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH

Thành phố Đà Nẵng là một trong những thành phố có tiềm năng to lớn về phát triển du lịch của cả nước. Tại Đà Nẵng, theo quy hoạch tổng thể ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Đà Nẵng đã được duyệt, tính đến năm 2015, ngành du lịch thành phố cần thêm 7.000 lao động trực tiếp/năm và đến năm 2020 cần thêm 9.000 lao động trực tiếp/năm. Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề du lịch vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực phục vụ trong ngành.

3.2 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ DU LỊCH ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020

3.2.1 Mục tiêu tổng quát

Trường Cao đẳng nghề Du lịch Đà Nẵng trở thành trường dạy nghề công lập chất lượng với mô hình mẫu về đào tạo nghề du lịch – khách sạn của Việt Nam vào năm 2020 và vươn tầm khu vực.

3.2.2 Mục tiêu cụ thể

3.3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ DU LỊCH TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ DU LỊCH ĐÀ NẴNG

3.3.1 Giải pháp về nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

Nhà trường cần xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên để đảm bảo đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng đến năm 2020; Chú trọng công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ của giáo viên; tăng cường các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với giáo viên giỏi.

3.3.2 Giải pháp hoàn thiện chương trình, xây dựng chuẩn đầu ra

Cần xác định đúng nhu cầu đào tạo, đối tượng đào tạo và nội dung cần đào tạo. Các môn học chuyên ngành đưa vào chương trình đào tạo của mỗi ngành nghề cần phải đảm bảo tính thực tiễn, đảm bảo tính cân đối về thời gian học lý thuyết và thực hành của môn học đó. Để ràng buộc HSSV đáp ứng được yêu cầu về kiến thức chuyên ngành cũng như các kỹ năng khác, nhà trường cần quy định cụ thể chuẩn đầu ra đối với HSSV từng nghề. Ngoài các môn thi tốt nghiệp cuối khóa là chính trị, lý thuyết chuyên ngành, thực hành chuyên ngành thì HSSV cần phải đáp ứng thêm các yêu cầu về trình độ ngoại ngữ và các kỹ năng mềm cần thiết trong quá trình làm việc sau này. Khi xây dựng chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra của các nghề cần căn cứ các tiêu chuẩn kỹ năng nghề đã được quy định và tham khảo kinh nghiệm của các trường bạn.

3.3.3 Giải pháp hoàn thiện giáo trình, tài liệu giảng dạy

Hiện nay, có khoảng 40% môn học của nhà trường chưa có giáo trình, tài liệu giảng dạy chính thống. Vì vậy Ban giám hiệu nhà trường cần tăng cường sự chỉ đạo, đôn đốc các khoa, tổ bộ môn xây dựng lộ trình hoàn thiện và thực hiện công tác biên soạn, mua sắm giáo trình theo lộ trình từng năm, đảm bảo kết quả nhanh chóng, đạt chất lượng. Trong thời gian tới ưu tiên trước mắt là biên soạn các giáo trình về ngoại ngữ chuyên ngành nghề Quản trị khách sạn, Quản trị lữ hành, Kỹ thuật chế biến món ăn.

3.3.4 Giải pháp đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập

Nhà trường phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” vốn đang chiếm ưu thế hiện nay sang dạy HSSV cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất cá nhân, đạo đức nghề nghiệp; đồng thời phải chuyển cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra của cuộc sống, trong học đường hoặc nghề nghiệp trong tương lai của các em, coi trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả học tập cuối khóa học với kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập của HSSV để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học trong nhà trường.

3.3.5 Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm định chất lượng dạy nghề

Nhà trường cần thành lập hội đồng kiểm định chất lượng trong trường, bao gồm đại diện ban giám hiệu, lãnh đạo các phòng khoa để giao trách nhiệm tổ chức thực hiện, phân công cụ thể từng tiêu chí, tiêu chuẩn, kiểm tra, giám sát việc triển khai công tác kiểm định trong toàn trường. Ban giám hiệu trường cần tăng cường phổ biến, khích lệ các phòng khoa, đơn vị, cá nhân hiểu rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác kiểm định trong việc nâng cao chất lượng của nhà trường; hằng năm triển khai đồng bộ đến các phòng khoa thực hiện tự kiểm định, tự đánh giá hiện trạng của đơn vị mình, phát hiện những điểm mạnh, điểm tồn tại từ đó xây dựng kế hoạch công tác trọng tâm cho đơn vị để ngày càng chất lượng và hiệu quả hơn.

3.3.6 Giải pháp xây dựng mối liên kết trong đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp

Để thực hiện việc liên kết hiệu quả, thiết thực, nhà trường cần sớm thành lập một bộ phận chuyên trách về công tác liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp, cần xác định rõ mục đích hợp tác và xây dựng cơ chế hợp tác rõ ràng: hợp tác doanh nghiệp để làm gì? Nhà trường cần gì ở doanh nghiệp. Mục đích càng rõ ràng thì sự hợp tác càng hiệu quả. Có các cơ chế thiết lập kế hoạch năm, triển khai và giám sát được kế hoạch. Đồng thời, thường xuyên có các cuộc tiếp xúc và làm việc của lãnh đạo cấp cao các đơn vị để thống nhất các chủ trương trong hợp tác.

3.3.7 Một số giải pháp bổ trợ khác

KẾT LUẬN

Trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta đang đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước thì vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung và vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại các cơ sở đào tạo nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Để giải quyết được vấn đề này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân mỗi cơ sở đào tạo, Đảng và Nhà nước cũng như toàn xã hội cần quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo nghề, cần có những chủ trường, chính sách dài hạn và cụ thể, tạo động lực và điều kiện để các cơ sở đào tạo thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng đào tạo.

Trường cao đẳng nghề Du lịch Đà Nẵng cũng đã và đang cố gắng đẩy mạnh triển khai việc đổi mới chương trình, giáo trình và các phương pháp dạy học trong tất cả các môn học và trong tất cả các hệ đào tạo nghề, bảo đảm phù hợp với mục tiêu đào tạo của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề và đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên trong những năm qua việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề của nhà trường vẫn còn nhiều bất cập và gặp nhiều khó khăn. Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề của trường Cao đẳng nghề Du lịch Đà Nẵng trong những năm tới cần thực hiện những giải pháp sau: bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên; đổi mới phương pháp dạy và học; nâng cao chất lượng cơ sở vật chất; tăng cường liên kết với doanh nghiệp; hoàn thiện công tác kiểm định chất lượng dạy nghề, kết hợp với một số giải pháp bổ trợ khác sẽ tạo ra bước đột phá lớn về chất lượng đào tạo của trường./.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN DUY TAN\LUAN VAN DUY TAN\TRAN THI HUYEN TRANG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *