Tăng cường quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách

Tăng cường quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách

Tăng cường quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng và phát triển đô thị Đà Nẵng

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng và phát triển đô thị Đà Nẵng là đơn vị sự nghiệp, hoạt động trên lĩnh vực quản lý, điều hành các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu dân cư phục vụ cho việc đền bù giải toả và bố trí tái định cư trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Từ năm 1997 đến nay, khi thành phố Đà Nẵng trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, được sự tin tưởng giao phó của lãnh đạo thành phố, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng và phát triển đô thị Đà Nẵng (trước đây là Ban quản lý dự án Xây dựng số 3 và Ban quản lý các dự án khu công nghệ thông tin tập trung) đã được giao nhiệm vụ thay mặt Chủ đầu tư là Sở Xây dựng thành phố làm điều hành và sau này là Chủ đầu tư một số các dự án công trình hạ tầng kỹ thuật khu dân cư sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Hiện nay nhu cầu đầu tư xây dựng là rất lớn, nhưng trên thực tế quá trình quản lý chất lượng và hiệu quả quản lý các dự án đầu tư xây dựng gặp rất nhiều khó khăn. Tình trạng đó có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là do sự chưa hoàn thiện đồng bộ cơ cấu tổ chức quản lý, quy trình quản lý, tính chuyên nghiệp hoá và chất lượng đội ngũ cán bộ trong công tác quản lý các dự án xây dựng vẫn còn những hạn chế theo yêu cầu thực tế.

Trong thời gian qua, công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật khu dân cư sử dụng vốn ngân sách do Ban làm điều hành tuy đã đạt được những kết quả nhất định, song bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại, hạn chế làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình, thời gian thực hiện của dự án còn chậm, kéo dài nhiều năm và làm giảm hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, tôi đã chọn vấn đề: “Tăng cường quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng và phát triển đô thị Đà Nẵng” làm đề tài luận văn thạc sỹ.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

– Hệ thống hóa lý luận về quản lý hoạt động đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng.

– Đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng và phát triển đô thị Đà Nẵng.

– Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng và phát triển đô thị Đà Nẵng.

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đầu tư, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian, tập trung vào lĩnh vực quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng và phát triển đô thị Đà Nẵng.

+ Về thời gian, luận văn sử dụng hệ thống số liệu từ năm 2014 đến năm 2016 của BQL dự án Xây dựng số 3 (nay hợp nhất với BQL dự án khu công nghệ thông tin tập trung thành BQL dự án ĐTXD hạ tầng và phát triển đô thị Đà Nẵng), các giải pháp đề xuất áp dụng đến năm 2020 và các năm tiếp theo.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Luận văn sử dụng lý luận và phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, kết hợp lịch sử với logic, kết hợp các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp, đồng thời kết hợp với tổng kết rút kinh nghiệm thực tiễn ở địa phương để nghiên cứu, giải quyết vấn đề đặt ra của đề tài.

5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

Luận văn được chia làm 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách tại các ban quản lý.

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng và phát triển đô thị Đà Nẵng.

Chương 3: Giải pháp quản lý hoạt động đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng và phát triển đô thị Đà Nẵng.

6. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH
TẠI CÁC BAN QUẢN LÝ

1.1. KHÁI QUÁT VỀ BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN

1.1.1 Khái niệm về Ban Quản lý dự án

1.1.2 Chức năng của Ban Quản lý dự án

– Chủ đầu tư:

– Quản lý dự án

1.1.3 Nhiệm vụ (sứ mệnh) của Ban Quản lý dự án

1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH

1.2.1. Khái niệm đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách

1.2.2. Đặc điểm của đầu tư xây dựng cơ bản

Đòi hỏi vốn lớn, ứ đọng trong thời gian dài

Thời gian dài với nhiều biến động

Có giá trị sử dụng lâu dài

Cố định

1.2.3. Vai trò và đặc điểm của đầu tư xây dựng cơ bản hình thành từ nguồn vốn ngân sách

1.2.3.1. Vai trò của đầu tư xây dựng cơ bản hình thành từ nguồn vốn ngân sách.

1.2.3.2. Đặc điểm của đầu tư xây dựng cơ bản hình thành từ nguồn vốn ngân sách

1.3. NỘI DUNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH TẠI BAN QUẢN LÝ

1.3.1. Khái niệm quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách

1.3.2. Cơ sở hình thành dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn Ngân sách

1.3.3. Nội dung quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách tại các Ban Quản lý

Quản lý đầu tư XDCB bao gồm các giai đoạn

* Giai đoạn chuẩn bị đầu tư

* Giai đoạn thực hiện đầu tư

* Giai đoạn kết thúc đầu tư

Hình 1.1. Sơ đồ quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng
kỹ thuật khu dân cư

Các bước công việc, các nội dung nghiên cứu ở các giai đoạn được tiến hành tuần tự nhưng không biệt lập mà đan xen gối đầu cho nhau, bổ sung cho nhau nhằm nâng cao dần mức độ chính xác của các kết quả nghiên cứu và tạo thuận lợi cho việc tiến hành nghiên cứu ở các bước kế tiếp.

1.3.3.1. Chuẩn bị đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn Ngân sách

1.3.3.2. Thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản hình thành từ nguồn vốn Ngân sách.

1.3.3.3. Kết thúc dự án đầu tư xây dựng cơ bản

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XDCB
TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH TẠI BAN QLDA ĐTXD HẠ TẦNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ ĐÀ NẴNG

2.1. KHÁI QUÁT VỀ BAN QLDA ĐTXD HẠ TẦNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ ĐÀ NẴNG

2.1.1. Quá trình hình thành

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý dự án đầu tư Xây dựng hạ tầng và phát triển đô thị Đà Nẵng:

Sơ đồ tổ chức của Ban Quản lý dự án đầu tư Xây dựng hạ tầng và phát triển đô thị Đà Nẵng.

Giám đốc

Phó Giám đốc

Phó Giám đốc

Kế toán trưởng

Phó Giám đốc

Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban QLDA

Ghi chú:

P1: Phòng Tổ chức – Hành chính P2: Phòng Kế toán – Tài vụ

P3: Phòng Kế hoạch – Tổng hợp P4: Phòng Kỹ thuật 1

P5: Phòng Kỹ thuật 2 P6: Phòng Kỹ thuật 3

2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban QLDA ĐTXD hạ tầng và phát triển đô thị Đà Nẵng:

2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH TẠI BAN QLDA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ ĐÀ NẴNG.

2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý các dự án đầu tư tại Ban QLDA ĐTXD hạ tầng và phát triển đô thị Đà Nẵng.

2.2.2. Thực trạng quản lý hoạt động đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách tại BQL dự án đầu tư xây dựng hạ tầng và phát triển đô thị Đà Nẵng.

2.2.2.1. Chuẩn bị đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách .

Công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư, BCKTKT, hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công – dự toán công trình hiện nay.

Nhiều hồ sơ dự án trình duyệt để lấy ngày dẫn tới khi triển khai thi công phải thay đổi, điều chỉnh thiết kế nhiều lần dẫn đến việc phát sinh dự toán làm tăng chi phí dự án, thi công chắp vá không phù hợp với quy hoạch và khớp nối hạ tầng chung tại khu vực và ảnh hưởng tiến độ thi công chung của dự án.

Chất lượng hồ sơ thiết kế BVTC – dự toán một số công trình còn nhiều hạn chế, thiếu chuẩn xác, nhiều trường hợp tính thừa khối lượng, sai định mức làm tăng chi phí, một số công trình sai sót phải sửa đi sửa lại nhiều lần trong quá trình thẩm định. Hồ sơ thiết kế, dự toán lập không đúng quy định, áp dụng sai định mức, đơn giá XDCB, thiết kế thiếu các thông số kỹ thuật, biện pháp thi công không hợp lý. Phụ lục số 01

Dưới đây là bảng tổng hợp những sai sót thường xảy ra trong công tác thiết kế và dự toán.

Bảng 2.1. Các Sai sót trong công tác thiết kế và dự toán

TTCác sai sót thường gặp trong quá trình thực hiệnMức độ xuất hiệnẢnh hưởng đến thời gian thi công.
1Sai sót trong các bản thiết kế>31%Chậm 1 tháng – >6 tháng
2Thiết kế chưa tính đến các quy hoạch tương lai>46%Chậm 6 tháng – >1năm
3Thiết kế vượt quá yêu cầu, gây lãng phí vốn xây dựng>21%
4Thiếu thiết kế chi tiết>66%Chậm 4 tháng – >1năm
5Thiếu dự toán, chi tiết>66%Chậm 2 tháng – >1năm
6Dự toán không chính xác, sai>48%Chậm 2 tháng – >1năm
7Thiết kế không đồng bộ, tương thích giữa các bộ phận>46%Chậm 1 tháng – >1năm
8Dự toán xây dựng có đơn giá không phù hợp với giá thị trường hiện tại>55%Chậm 1 tháng – >1năm

(Nguồn: Phòng Kĩ thuật)

2.2.2.2. Thực hiện đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách

a. Công tác lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình.

Đối với công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu, đây là công tác có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của công trình cũng như thời gian thi công và chi phí dự án. Ban QLDA cũng rất chú trọng trong việc tổ chức và quản lý hoạt động đấu thầu, nhưng đây là một công tác nhạy cảm và phức tạp nên thường xuyên xảy ra những sai sót. Sai sót này xuất phát từ những nguyên nhân từ phía các nhà thầu cũng như nguyên nhân từ chính Ban QLDA trong quá trình tổ chức đấu thầu, bên cạnh đó là những nguyên nhân khác như quá trình thẩm định Kết quả đấu thầu…Theo thống kê của phòng đấu thầu, nguyên nhân xuất phát từ phía các nhà thầu chiếm khoảng 60%, 30 % xuất phát từ Ban QLDA, và 10% còn lại là các lý do khác.

Hình 2.6. Biểu đồ Thống kê tỉ lệ các sai sót

(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp)

Một số dự án công tác chuẩn bị đấu thầu không tốt, thiếu tính chặt chẽ từ khâu chuẩn bị hồ sơ thầu bao gồm công tác khảo sát, thiết kế, bóc tách khối lượng … dẫn đến trong quá trình thực hiện hợp đồng phải thay đổi thiết kế, phát sinh khối lượng kéo dài tiến độ thi công, ảnh hưởng đến chất lượng công trình, thay đổi giá hợp đồng… Ví dụ Theo thống kê của phòng đấu thầu, những sai sót trong quá trình tổ chức đấu thầu như yêu cầu quá cao, hồ sơ không rõ ràng gần đây xuất hiện khá nhiều, chiếm khoảng 30% trên tổng số các dự án mà Ban QLDA quản lý. Những sai sót này không những làm chậm tiến độ của công trình đồng thời làm tăng chi phí của dự án. Phụ lục 03

Bảng 2.2. Những sai sót trong quá trình tổ chức đấu thầu.

TTNhững sai sót khi tổ chức đấu thầuẢnh hưởng đến tiến độẢnh hưởng
đến chi phí
1. Hồ sơ thầu không rõ ràng Chậm 3tháng – >1năm Tăng 300trđ – 1tỷđ
2. Yêu cầu đấu thầu quá cao Chậm 2tháng – >1năm Tăng 200trđ – 1tỷđ

( Nguồn: Phòng kế hoạch- tổng hợ p)

Hầu hết các gói thầu xây lắp Ban thực hiện theo hình thức đấu thầu hạn chế hoặc chỉ định thầu thi công và việc lựa chọn nhà thầu chưa qua sơ tuyển đã gây ra sự chưa công bằng và cạnh tranh trong đấu thầu dẫn đến việc xét chọn nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện gói thầu theo tiến độ yêu cầu khó khăn.

Hình thức đấu thầu rộng rãi tỷ lệ thấp, hình thức đấu thầu hạn chế là chủ yếu, chứng tỏ tính cạnh tranh trong đấu thầu tại Ban là chưa cao. Dẫn đến mức tiết kiệm giảm thầu qua đấu thầu còn thấp.

b. Giám sát, nghiệm thu và quản lý tiến độ dự án:

Thực tế các dự án XDCB hiện nay chủ yếu do các nhà thầu xây dựng trên địa bàn Thành phố đảm nhiệm (Việc chọn đơn vị thi công xây lắp phần lớn thực hiện thông qua hình thức đấu thầu hạn chế). Song song với quá trình thi công thì công tác giám sát thi công công trình xây dựng cũng phải được chú trọng đặc biệt. Nếu như các quá trình giám sát chất lượng công trình trong giai đoạn thiết kế hoặc đấu thầu là gián tiếp thì giám sát chất lượng công trình trong giai đoạn thi công xây lắp là trực tiếp, nó quyết định phần lớn chất lượng công trình xây dựng. Việc giám sát thi công xây dựng công trình phải được thực hiện thường xuyên, liên tục trên công trường để theo dõi, kiểm tra về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

Thời gian và tiến độ thực hiên đầu tư là quá trình quản lý bao gồm việc thiết lập mạng công việc, xác định thời gian thực hiện từng công việc cũng như toàn bộ dự án và quản lý tiến trình thực hiện các công việc dự án trên cơ sở các nguồn lực cho phép và những yêu cầu về chất lượng đã định.

Đi đôi với việc giám sát ngoài hiện trường, cán bộ giám sát sẽ quản lý và đôn đốc cả về mặt thời gian và tiến độ thi công của dự án. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dự án đã phát sinh nhiều nguyên nhân, chủ quan có, khách quan có dẫn đến dự án chậm tiến độ nhất là các dự án Hạ tầng kỹ thuật các Khu dân cư. Chẳng hạn như yếu tố chủ quan là các hộ dân chay ì trong công tác bàn giao mặt bằng, công tác điều chỉnh quy hoạch, nhà thầu thiếu năng lực. Về yếu tố khách quan như thời tiết không thuận lợi, khủng hoảng kinh tế…

Như vậy có thể thấy rằng các dự án chậm tiến độ là do nhiều nguyên nhân. Về công tác quản lý dự án của Ban thì lí do chính là: đối với một số công trình dự án Ban chưa lựa chọn được tư vấn phù hợp hay trong quá trình quản lý tư vấn lập các hồ sơ trên các cán bộ giám sát tại Ban chưa thật sự cố gắng đôn đốc các đơn vị tư vấn hoàn thành công việc theo thời gian quy định.

Bảng 2.4. Những vướng mắc thường gặp trong quá trình
thi công xây dựng công trình.

TTNhững vướng mắc thường gặpMức độ xuất hiệnẢnh hưởng đến thời gian thi công
1Ảnh hưởng của các điều kiện khách quan98%Từ 2 tháng- nhiều năm.
2Sai sót trong các khâu trước60%Từ 1 tháng-6 tháng
3Do ý thức và năng lực yếu kém của các nhà thầu.30%Từ 2 tháng-6 tháng.
4Do nhà thầu ôm đồm quá nhiều công trình70%Từ 6 tháng-2 năm

(Nguồn: Phòng Kĩ thuật.)

Minh họa một số dự án chậm tiến độ . Phụ lục 04

Công tác nghiệm thu, thanh toán công trình: Khi công việc xây lắp hoàn thành, bên thầu thông báo và có Công văn yêu cầu Ban QLDA nghiệm thu. Ban QLDA sẽ tiến hành nghiệm thu công trình. Nếu thấy hợp lý, Ban QLDA sẽ tiến hành thanh toán cho nhà thầu. Công tác này ảnh hưởng đến chi phí đầu tư của dự án, công tác giám sát chặt chẽ, trung thực và có kinh ngiệm tầm nhìn sâu rộng thì mới xác định được tính đúng đắn, tính thực của chi phí đầu tư. Thế nhưng trên thực tế lại xảy ra rất nhiều tiêu cực nhằm rút ruột công trình, chiếm đoạt vốn của nhà nước. Chẳng hạn như nghiệm thu khối lượng khống dẫn đến thanh toán khống, nghiệm thu không chặt chẽ, nghiệm thu không đúng hồ sơ thiết kế được duyệt hoặc đúng hồ sơ thiết kế nhưng không phù hợp với hiện trường dẫn đến thanh toán thừa nhất là công tác nghiệm thu khối lượng phần chìm, phần khuất…

c. Chất lượng công tác thi công xây dựng công trình.

– Một số nhà thầu chưa thực hiện nghiêm túc biện pháp tổ chức thi công và tiến độ do nhà thầu thi công lập trong hồ sơ dự thầu, công tác quản lý chất lượng nội bộ chưa đảm bảo, trang thiết bị phục vụ thi công chưa đáp ứng yêu cầu, đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân tay nghề cao quá ít nên khi thi công không đảm bảo theo thiết kế được phê duyệt, không đảm bảo chất lượng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng.

– Đối với Tư vấn giám sát thay mặt Ban QLDA để giám sát thi công, chấp nhận khối lượng, chất lượng của nhà thầu thi công; chấp thuận biện pháp thi công để nhà thầu thực hiện; đề xuất quyết định việc xử lý kỹ thuật ở hiện trường. Nhưng ở một số dự án TVGS được thuê chưa làm đúng chức trách của mình:

2.2.2.3. Kết thúc, quyết toán đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách

Sau khi hoàn thành các công việc của công tác thực hiện đầu tư, Ban QLDA bắt đầu thực hiện những công việc của công tác kết thúc đầu tư đó là đánh giá lại quá trình thi công dự án, nghiệm thu công trình, tiến hành bàn giao công trình cho đơn vị sử dụng, vận hành khai thác và lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư theo Thông tư 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 quyết toán dự án trình Sở Tài chính thẩm tra và trình UBND thành phố phê duyệt.

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH TẠI BAN QLDA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ ĐÀ NẴNG

2.3.1. Những kết quả đạt được

Về giai đoạn Chuẩn bị đầu tư, Ban quản lý đã tuân thủ nghiêm túc trong công tác lựa chọn nhà thầu khảo sát, quy hoạch chi tiết và lập dự toán thiết kế kỹ thuật thi công, thực hiện đúng quy trình các bước công việc do vậy đã đẩy nhanh công tác thẩm định, phê duyệt từ đó đẩy nhanh công tác chuẩn bị đầu tư cho phù hợp với tiến độ dự án.

Về giai đoạn thực hiện đầu tư, Ban quản lý dự án đã nâng cao được công tác lựa chọn nhà thầu từ đó lựa chọn ra những nhà thầu lớn có tiềm lực tài chính để thi công trọn vẹn công trình.

Về giai đoạn kết thúc dự án, các nhà thầu thi công đã ý thức và nâng cao trách nhiệm trong việc lập hồ sơ hoàn công quyết toán, đẩy nhanh công tác phê duyệt quyết toán và kết thúc dự án theo đúng quy định chứ không chây ỳ như trước đây.

2.3.2. Những tồn tại, hạn chế

Giai đoạn chuẩn bị đầu tư

– Công tác khảo sát, thiết kế, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán.

Công tác lập, thẩm định phê duyệt dự án đầu tư, hồ sơ thiết kế BVTC – dự toán đối với một số dự án của các đơn vị tư vấn, Ban QLDA và cơ quan chức năng còn nhiều thiếu sót, không đạt yêu cầu, thời gian thực hiện kéo dài.

* Đối với tư vấn thẩm tra:

Có nhiều đơn vị khi thẩm tra xem các hồ sơ chỉ xem xét hồ sơ thiết kế, kiểm tra khối lượng cho xong dự toán trên cơ sở thiết kế lập, không xem xét hồ sơ khảo sát, kiểm tra thực tế đối chiếu với thiết kế dẫn đến hồ sơ sai khác khi lựa chọn kết cấu, đơn vị thẩm tra chưa mạnh dạn đề xuất đưa ra ý kiến các giải pháp hoặc những ứng dụng các công nghệ mới.

* Đối với cán bộ điều hành dự án:

Cán bộ phân công theo dõi dự án của Ban quản lý chưa làm hết khả năng nhiệm vụ của mình khi xem xét và trình duyệt hồ sơ như: Không theo dõi trong quá trình tư vấn thiết kế lập hồ sơ, khi tư vấn thiết kế nộp hồ sơ việc xem xét kiểm tra chưa kỹ hoặc do tiến độ của dự án gấp mà chỉ xem lướt qua rồi trình thẩm định, nghiệp vụ chuyên môn còn hạn chế nên không kiểm tra hết toàn bộ.

* Đối với cơ quan thẩm định:

Ý kiến cơ quan thẩm tra, thẩm định chưa dứt điểm, chỉnh sửa bổ sung nhiều lần. Thời gian thẩm định của một số dự án kéo dài so với quy định do việc phối hợp giữa các cơ quan có liên quan thiếu chặt chẽ cũng như số lượng hồ sơ phân bổ không đều cho cán bộ thẩm định dẫn đến thời gian thẩm định, phê duyệt kéo dài và nhiều lúc không đảm bảo. Do vậy, vẫn còn những thiếu sót phải xử lý, điều chỉnh trong quá trình thi công là khó tránh khỏi.

Giai đoạn thực hiện đầu tư

– Trong công tác tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu.

Chất lượng đấu thầu, lựa chọn nhà thầu chưa thực sự nâng cao, đặc biệt là trong công tác lựa chọn các nhà thầu tư vấn theo hình thức chỉ định thầu chưa thực hiện theo trình tự quy định: Chưa có sự cạnh tranh trong công tác đấu thầu; Năng lực nhà thầu chưa đảm bảo; Phương pháp đánh giá HSDT còn mang tính chung chung, chưa chuẩn xác; Tính bảo mật trong đấu thầu vẫn chưa được phát huy cao; Việc thực hiện chế tài cụ thể đối với các bên tham gia đấu thầu thiếu tính kiên quyết; Công tác giám sát, đánh giá đấu thầu chưa được quan tâm đúng mức.

– Khi đánh giá HSDT, cán bộ Tổ chuyên gia quan tâm đến hiệu quả tiết kiệm vốn đầu tư (giá thầu thấp) để lựa chọn hơn là khía cạnh năng lực nhà thầu. Do đó mà khi đi vào thi công thường xảy ra tình trạng vật tư, máy móc thiết bị thiếu hụt, không cung cấp kịp thời, chất lượng, mỹ thuật công trình không được tốt mà nguyên nhân chính là nhà thầu không đáp ứng tốt về năng lực tài chính, năng lực chuyên môn….Dẫn đến một số trường hợp ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.

– Nhiều nhà thầu không đảm bảo năng lực tài chính, kỹ thuật…liên doanh với các doanh nghiệp xây dựng khác đảm bảo năng lực để dự thầu để rồi sau khi trúng thầu tự tổ chức thực hiện một mình. Cũng có những trường hợp cùng một lúc tham gia đấu thầu nhiều dự án nên khi trúng thầu thì lại không đủ năng lực để thực hiện.

– Trong công tác thi công xây dựng công trình, quản lý dự án

Công tác giám sát thi công còn rất hạn chế, mang tính hình thức tác dụng không đáng kể. Tình trạng dễ dãi với các nhà thầu của tư vấn giám sát và của chủ đầu tư là một trong những nguyên nhân gây nên chất lượng kém và tạo điều kiện thất thoát vốn đầu tư.

– Tồn tại, hạn chế của công tác quản lý chất lượng, khối lượng và tiến độ thi công xây dựng công trình ở giai đoạn thực hiện đầu tư.

– Tiến độ giải phóng mặt bằng thường kéo dài, mặt bằng giải tỏa chưa đồng bộ, chưa xử lý giải quyết dứt điểm các tồn tại vướng mắc trong công tác giải tỏa đền bù.

– Việc điều chỉnh quy hoạch dự án nhiều lần cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ GPMB của dự án.

– Tình trạng nghiệm thu khối lượng không đúng thực tế, nghiệm thu khống khối lượng… vẫn còn xảy ra gây thất thất chi phí đầu tư của ngân sách nhà nước.

Giai đoạn kết thúc dự án

Tình trạng một số nhà thầu chây ỳ trong công tác lập hồ sơ hoàn công, quyết toán dẫn đến nhiều dự án đã thi công xong nhưng chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán. Một số dự án khi quyết toán thì tăng so với dự toán được duyệt dẫn đến chi phí đầu tư tăng cao, trong đó có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XDCB
TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH TẠI BAN QLDA ĐTXD
HẠ TẦNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ ĐÀ NẴNG

3.1. MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA BAN QLDA ĐTXD HẠ TẦNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020

3.1.1. Mục tiêu thành phố Đà Nẵng đến năm 2020

3.1.2. Phương hướng hoạt động của Ban QLDA ĐTXD hạ tầng và phát triển đô thị Đà Nẵng

3.1.2.1. Phương hướng phát triển của Ban

3.1.2.2. Nhiệm vụ trọng tâm

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XDCB TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH TẠI BAN QLDA ĐTXD HẠ TẦNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ ĐÀ NẴNG

3.2.1. Giải pháp về công tác chuẩn bị đầu tư

3.2.1.1. Đối với công tác lập dự án đầu tư xây dựng công trình

Quy trình lập, thẩm định và phê duyệt DAĐTXD được đề xuất như sau (Hình 3.1).

Với việc triển khai dự án thực hiện nghiêm các bước theo đúng trình tự quy trình trên sẽ góp phần nâng cao chất lượng của từng công đoạn trong quá trình tổ chức thực hiện lập dự án.

3.2.1.2. Đối với công tác lập hồ sơ thiết kế BVTC – dự toán công trình.

– Đơn vị tư vấn khảo sát, lập dự án phải nghiên cứu kỹ lưỡng điều kiện địa hình, địa chất, khí hậu, thủy văn, nguồn cung ứng vật liệu, trình độ công nghệ, trang thiết bị thi công…để đề xuất danh mục khung tiêu chuẩn phù hợp áp dụng cho dự án. Hồ sơ thiết kế của tư vấn phải đưa ra nhiều phương án, so sánh các phương án tối ưu về kinh tế – kỹ thuật để lựa chọn. Phải tiến hành khảo sát thật kỹ các mỏ vật liệu để sử dụng phù hợp cho dự án (về vị trí, trữ lượng, chất lượng, cự ly vận chuyển phải chính xác…).

3.2.1.3. Đối với đơn vị tư vấn thiết kế

Công trình xây dựng có khả thi hay không thì ngay từ khâu đầu tiên Ban QLDA phải lựa chọn được tư vấn lập dự án đầu tư, TKKT-TDT…phù hợp. Bởi lẽ chất lượng công trình xây dựng phụ thuộc nhiều vào hồ sơ thiết kế và các chỉ tiêu kinh tế tài chính. Với thực trạng chất lượng công tác tư vấn đang còn nhiều vấn đề bất cập như hiện nay, để Ban QLDA có thể lựa chọn tốt nhất tổ chức tư vấn cho mình cần thông báo mời thầu, sơ tuyển ít nhất từ 03 đơn vị tư vấn trở lên, các tổ chức tư vấn có đủ năng lực cung cấp sản phẩm tư vấn tốt nhất cho mình trên tinh thần cạnh tranh lành mạnh và công bằng.

3.2.1.4. Đối với Ban QLDA

– Trước khi lập dự án Ban QLDA cần phải phối hợp với tư vấn thiết kế tiến hành kiểm tra, khảo sát khu vực dự án để nắm chi tiết và đầy đủ các yếu tố cần thiết để phục vụ cho công tác thiết kế, tránh bổ sung, điều chỉnh ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng dự án.

– Tăng cường công tác giám sát khảo sát, yêu cầu các chuyên viên khi kiểm tra, nghiệm thu khảo sát phải rà soát kỹ hồ sơ khảo sát và thực tế hiện trường. Trong trường hợp cần thiết, yêu cầu tư vấn khảo sát đo đạc kiểm tra lại để đảm bảo chất lượng hồ sơ khảo sát. Các sản phẩm khảo sát, thiết kế của tư vấn phải được tiến hành kiểm tra, soát xét nội bộ theo quy trình đề xuất như sau: Hình 3.2.

Hình 3.2: Sơ đồ quy trình kiểm tra, theo dõi
trong quá trình lập và trình hồ sơ dự án

* Nhóm theo dõi lập hồ sơ (nhóm 1, nhóm 2):

3.2.1.5. Đối với cơ quan thẩm định

Sau khi xem xét ý kiến kiểm tra của Ban QLDA và hồ sơ thiết kế trình, có ý kiến một lần bằng văn bản để Ban QLDA, TVTK chỉnh sửa, bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ trình kiểm tra thẩm định phê duyệt.

3.2.2. Giải pháp thực hiện công tác đầu tư XDCB

3.2.2.1. Quản lý Đối với đơn vị Tư vấn giám sát thi công

Trong quá trình thi công, giám sát và quản lý chất lượng công trình xây dựng có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó góp phần quản lí quá trình thi công diễn ra đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng và chi phí được duyệt, Ban QLDA cần phải có những biện pháp nhằm giảm bớt những hạn chế trong công tác giám sát này.

a. Đối với tư vấn giám sát thuê ngoài

Cần quy định cụ thể và thanh toán đầy đủ chi phí giám sát cho đơn vị thực hiện giám sát thi công khi dự án kéo dài so với so với tiến độ dự kiến vì thực tế hiện nay do không được thanh toán bổ sung khi thực hiện các công việc kéo dài đó nên các cán bộ giám sát thường không có mặt thường xuyên tại công trường mà đi kết hợp giám sát thêm ở các công trình khác. Ngoài ra, cần thanh toán chi phí giám sát đúng thời gian như các điều khoản của hợp đồng ký kết để tạo động lực thúc đẩy tinh thần làm việc cho các cán bộ giám sát nhằm mang lại hiệu quả trong công việc.

b. Đối với tư vấn giám sát trong Ban QLDA

Yêu cầu giám sát của Ban QLDA cần phải tích cực và có mặt thường xuyên hơn nữa trên công trường, nhất là trong công tác giám sát các hạng mục phần chìm, phần khuất bất kể giờ giấc. Cập nhật thường xuyên hơn nữa nhật ký công trình bởi vì đây là cơ sở quản lý tiến độ dự án, là cơ sở để bù giá, điều chỉnh giá cho hợp đồng (nếu có).

Thường xuyên cập nhật thông tin trong quá trình thi công cũng như báo cáo khối lượng, tiến độ dự án cho Lãnh đạo Ban, UBND thành phố và các Sở được biết để nếu có vướng mắt gì thì cũng xử lý nhanh hơn.

3.2.2.2. Quản lý về tiến độ thi công xây dựng công trình

Để trong thời gian tới, Ban QLDA giảm thiểu các dự án chậm tiến độ cũng như đảm bảo chi phí và chất lượng của dự án, Ban cần thực hiện một số giải pháp sau:

Giải pháp thứ nhất, khi tính toán thời gian cho dự án và cho các công việc, cần tính thêm một khoản thời gian dự phòng. Khoảng thời gian này có tác dụng đề phòng những sự cố bất ngờ như mưa, bão, các sự cố bất khả kháng.

Giải pháp thứ hai, Ban và đặc biệt là các đồng chí lãnh đạo trong Ban cần thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc thực hiện công việc của các đơn vị tham gia vào quá trình thi công cũng như việc thực hiện công việc của bản thân các cán bộ trong Ban.

  • Các biện pháp cho công tác quản lý tiến độ dự án:

Thứ nhất, phải lập kế hoạch quản lý thời gian một cách chi tiết và tỉ mỉ để chọn ra một kế hoạch có thời gian thực hiện ngắn nhất phù hợp với khả năng của Ban QLDA nhưng vẫn đảm bảo chất lượng dự án và ngân sách được duyệt.

Thứ hai, thực hiện tốt việc ghi chép nhật kí thi công công trình, báo cáo tiến độ thực hiện dự án theo tuần, quý…một cách thường xuyên, giám sát và đôn đốc công nhân hoàn thành dự án cho kịp tiến độ.

Thứ ba, Ban QLDA có kế hoạch lịch trình cụ thể trong việc bàn giao từng hạng mục công trình, tạo thuận lợi cho việc thực hiện những công việc tiếp theo.

3.2.2.3. Quản lý Đối với nhà thầu thi công

Nhà thầu thi công với tư cách là một chủ thể chính có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình thi công. Như một điều kiện của hợp đồng, Ban QLDA cần yêu cầu Nhà thầu phải nghiêm túc trong việc cung cấp một bản tiến độ, kể cả một bản thuyết minh về công nghệ thi công xây dựng dự kiến, một lịch trình dự báo dòng tiền trong đó chỉ ra những thời điểm mà Nhà thầu mong muốn Ban QLDA phải thanh toán.

3.2.2.4 Quản lý về chất lượng thi công xây dựng công trình

  • Các biện pháp cho quản lý chất lượng dự án:

Quản lý chất lượng dự án phải được chú ý ngay từ giai đoạn khảo sát, lập dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật cơ sở vì chất lượng của giai đoạn này là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến chất lượng của toàn dự án. Phòng Kế hoạch – kỹ thuật cần kết hợp với Công ty tư vấn thiết kế và giám sát chặt chẽ công tác lập dự án đầu tư, hồ sơ thiết kế.

3.2.5.5. An toàn lao động và vệ sinh môi trường

Biện pháp đảm bảo an toàn đối với công trường xây dựng:

Nhà thầu phải thiết kế tổng mặt bằng công trường xây dựng phù hợp với địa điểm xây dựng, đảm bảo thuận lợi cho công tác thi công, an toàn cho người, máy móc và thiết bị trên công trường và khu vực xung quanh chịu ảnh hưởng của thi công sau đó trình TVGS xem và điều hành dự án phê duyệt.

Hình 3.3: Sơ đồ quy trình quản lý an toàn lao động trên công trường

Biện pháp về bảo vệ môi trường trên công trường xây dựng.

Quản lý vệ sinh môi trường trên công trường xây dựng được thực hiện theo quy trình sau:

– Trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng phải có biện pháp tưới nước đường công vụ tránh ô nhiễm bụi, xe vận chuyển phế thải phải có biện pháp che chắn đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường, xe chở vật liệu trước khi ra khỏi công trình phải được rửa sạch sẽ để tránh tình trạng mang theo đất, cát ra khỏi công trình gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh.

– Nhà thầu nào để xảy ra các hành vi làm tổn hại đến môi trường trong quá trình thi công xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

3.2.3. Giải pháp kết thúc công tác đầu tư XDCB

Về công tác nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào sử dụng.

Sau khi ký được biên bản bàn giao dự án đưa vào sử dụng thì Ban QLDA cần đôn đốc các đơn vị nhà thầu lập hồ sơ hoàn công quyết toán gửi Ban QLDA lập báo cáo quyết toán gửi Sở Tài chính thẩm tra. Nếu đơn vị thi công nào chay ỳ không làm gây chậm tiến độ quyết toán thì chúng ta cần: Thứ nhất không cho phép đơn vị nhà thầu đó tham gia công tác thi công tại Ban. Thứ hai báo cáo UBND thành phố cho Ban QLDA đơn phương lập hồ sơ hoàn công quyết toán mà không cần nhà thầu và đương nhiên nhà thầu không được thanh toán thêm nữa.

* Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, thanh tra sử dụng vốn đầu tư trong XDCB.

Để thực hiện giải pháp này cân tuân thủ nghiêm các vấn đề:

– Đối với các chủ đầu tư: Yêu cầu các chủ đầu tư cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm trong việc đảm bảo chất lượng công trình, giám sát thi công. Kiên quyết đối với các vi phạm của nhà thầu. Kỷ luật nghiêm đối với các chủ đầu tư cố tình vi phạm.

– Đối với các nhà thầu: Kiên quyết xử lý các nhà thầu thực hiện không đúng theo thiết kế kỹ thuật. Đề nghị nâng cao hơn nữa hình thức kỷ luật đối với các nhà thầu, có thể nghiêm cấm nhà thầu thi công các công trình trên địa bàn thành phố như vi phạm về chất lượng công trình.

* Đối với quá trình cấp phát vốn thanh toán và tiến hành thanh toán thì cần tập trung vào một số biện pháp sau:

– Quy định rõ trách nhiệm từng khâu, từng cấp, từng đơn vị có liên quan một cách cụ thể, có chế độ thưởng phạt nghiêm minh.

– Rà soát, kiểm tra, phân loại để xác định chính xác các khoản nợ trong xây dựng cơ bản, trong đó, phân tích rõ số liệu làm vượt kế hoạch, làm ngoài kế hoạch nhưng chưa có nguồn thanh toán. Trên cơ sở đó, cần bố trí nguồn để thanh toán dứt điểm đối với các công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng chưa có nguồn thanh toán.

3.2.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý dự án.

– Để xây dựng được lực lượng cán bộ chuyên môn sử dụng lâu dài cần chú trọng kế hoạch đào tạo mới những người trẻ, có năng lực để đưa vào quy hoạch cán bộ lãnh đạo trong tương lai. Cần phải tạo điều kiện thuận lợi, công bằng cho đội ngũ cán bộ có khả năng cạnh tranh lành mạnh, cần có chế độ đãi ngộ thích đáng đối với những cán bộ có bằng cấp, có trình độ, có kinh nghiệm, phẩm chất đạo đức, nhiệt huyết công tác có như thế mới nâng cao được chất lượng cán bộ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

KẾT LUẬN

Quản lý dự án là một yêu cầu rất quan trọng trong lĩnh vực quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản. Quản lý dự án giúp nâng cao hiệu quả đầu tư, cả trên phương diện tài chính cũng như hiệu quả kinh tế – xã hội, đòi hỏi phải quản lý tốt quá trình đầu tư bao gồm tất cả các giai đoạn từ nghiên cứu cơ hội đầu tư đến giai đoạn vận hành khai thác kết quả đầu tư. Quản lý đầu tư XDCB là một hoạt động quản lý kinh tế đặc thù, rất phức tạp và luôn biến động nhất là trong điều kiện môi trường pháp lý, các cơ chế chính sách quản lý kinh tế còn chưa hoàn chỉnh thiếu đồng bộ và luôn thay đổi như nước ta hiện nay.

Vấn đề tăng cường quản lý đầu tư XDCB là một phạm trù tất yếu khách quan vì bất cứ đâu, lúc nào nhu cầu đầu tư luôn luôn lớn hơn khả năng đầu tư.

Bên cạnh kết quả đạt được trong công tác quản lý đầu tư XDCB của Ban quản lý trong thời gian qua đã và đang đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã – hội của Thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu trong quá trình hội nhập và phát triển đòi hỏi tránh gây thất thoát, lãnh phí, có chất lượng, sử dụng vốn đầu tư hiệu quả vì vậy công tác quản lý đầu tư XDCB cần phải hoàn thiện hơn nữa.

Với đề tài “Tăng cường quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng và phát triển độ thị -TP Đà Nẵng.” làm đề tài nghiên cứu, đề tài đã tập trung vào đánh giá thực trạng công tác quản lý đầu tư XDCB bằng vốn ngân sách tại Ban QLDA ĐTXD hạ tầng và phát triển đô thị Đà Nẵng, tìm ra những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế đó. Đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường quản lý đầu tư XDCN bằng nguồn vốn ngân sách. Hy vọng những giải pháp chủ yếu nêu trên sẽ góp một phần nhỏ vào công tác quản lý đầu tư XDCB tại thành phố để nâng cao hiệu quả đầu tư trong những năm tới góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của thành phố trong thời gian đến .

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN DUY TAN\LUAN VAN DUY TAN\HO NGOC TAM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *