Phân Tích Nguyên Nhân Và Đề Xuất Giải Pháp Khắc Phục Hiện Tượng Thấm Tầng Hầm

Phân Tích Nguyên Nhân Và Đề Xuất Giải Pháp Khắc Phục Hiện Tượng Thấm Tầng Hầm

Phân Tích Nguyên Nhân Và Đề Xuất Giải Pháp Khắc Phục Hiện Tượng Thấm Tầng Hầm

TỔNG QUAN VỀ CHỐNG THẤM TẦNG HẦM

CHƯƠNG MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài:

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, tình trạng công trình xây dựng bị thấm đang rất phổ biến. Theo kết quả của Đề tài nghiên cứu khảo sát của Khoa Kỹ thuật Xây dựng Đại học Bách Khoa TPHCM, đăng trên Tạp chí Xây dựng – Bộ Xây dựng tháng 12.2016: Có đến 84,35% công trình tại TPHCM bị thấm, trong đó tỉ lệ tầng hầm bị thấm là 78,3%. Các nước như Italy, Tây Ban Nha, Australia, Malaysia, Hong Kong, Singapore… đều xem thấm là vấn nạn. Hiệp hội Giám định Nhà ở tại Mỹ thống kê tỉ lệ thấm nhà ở và tầng hầm tại Mỹ là 60%, thông tin được đăng trên báo New York Times và nhiều trang chuyên ngành xây dựng. Như vậy, chống thấm nói chung đã là bài toán khó không chỉ ở Việt Nam và gây ra nhiều hệ lụy cho chất lượng, giảm công năng sử dụng của công trình.

Bê tông tầng hầm bị giảm chất lượng theo thời gian xuất phát từ việc kết cấu bê tông tầng hầm có nhiều khả năng tiếp xúc lâu dài với nước, trong đó chủ yếu là nước ngầm và nước từ độ ẩm của đất thâm nhập vào bê tông. Điều này đòi hỏi kết cấu bê tông tầng hầm phải trang bị một hệ thống chống thấm để có thể ngăn chặn khả năng rò rỉ hoặc thẩm thấu của nước xuyên qua kết cấu bê tông. Hơn nữa, các mối quan tâm độ bền, sự hư hỏng của đồ đạt, thiết bị trang trí, sự suy giảm tính thẩm mỹ công trình, điều kiện môi trường và sức khoẻ cho con người trong các cơ sở được xây dựng dưới mặt đất của những công trình, điều này đòi hỏi các kết cấu móng, dầm, sàn, tường tầng hầm phải có khả năng chống lại nước ngầm, độ ẩm của đất. Đây là một thuộc tính rất cần thiết đối với kết cấu bê tông tầng hầm. Các hiện tượng phổ biến nhất ảnh hưởng đến độ bền của kết cấu bê tông phần ngầm bắt đầu xuất hiện khi kết cấu bê tông phần ngầm tiếp xúc với nước mặt, nước ngầm có chứa axít, muối sulfate, các ion clorua v.v, điều này làm thay đổi kết cấu micro và các thành phần hoá học của bê tông làm cho quá trình ăn mòn cốt thép trong kết cấu bê tông phần ngầm diễn ra nhanh chóng. Qua phân tích cho thấy tất cả các kết cấu phần ngầm đều cần phải có khả năng chống thấm, chống sự rò rỉ, và thâm nhập của nước xuyên qua kết cấu và nó đã trở thành một thuộc tính bắt buộc đối với các kết cấu phần ngầm. Để có một thiết kế, giải pháp chống thấm cho từng loại kết cấu phần ngầm một cách thích hợp và hiệu quả thì cần phải phân tích nguyên nhân thấm đối với từng loại kết cấu đó, trên cơ sở đó chúng ta mới đề ra được các giải pháp chống thẩm hữu hiệu cho từng loại kết cấu của phần ngầm. Do vậy trong luận án này tập trung “Phân Tích Nguyên Nhân Và Đề Xuất Giải Pháp Khắc Phục Hiện Tượng Thấm Tầng Hầm” là một đề tài mang tính thời sự và cấp thiết, đề tài mang tính ứng dụng thực tiễn cao.

Mục tiêu nghiên cứu:

Phân tích được các nguyên nhân gây thấm cho từng loại kết cấu trong tầng hầm.

Phân tích được tính ưu việt, phạm vi áp dụng của các loại sản phẩm và công nghệ chống thấm. Từ đó có sự đánh giá và đề xuất áp dụng đối với từng loại sản phẩm, công nghệ chống thấm cho tầng một cách phù hợp và hiệu quả.

Đề xuất được các giải pháp chống thấm hiệu quả đối với từng loại kết cấu trong tầng hầm.

Có thể dự báo khả năng thấm trong các kết cấu tầng hầm giúp các kỹ sư thiết kế có những thiết kế phù hợp để ngăn ngừa hiện tượng thấm từ trong giai đoạn thiết kế.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Tất cả các kết cấu của tầng hầm tiếp xúc trực tiếp với nước.

Phạm vi nghiên cứu: Phân tích nguyên nhân thấm và đề xuất giải pháp hạn chế thấm cho tất cả các kết cấu tầng hầm.

Phương pháp nghiên cứu

Thu thập các số liệu thiết kế và thực tế thi công của các công trình xây dựng có tầng hầm;

Thu thập số liệu của tất cả các sản phẩm và công nghệ chống thấm tầng hầm hiện nay;

Tổng hợp, phân tích so sánh đánh giá và đề xuất giải pháp.

Cấu trúc luận văn

Mở đầu

Chương 1. Tổng quan về chống thấm tầng hầm

Chương 2. Cơ sở lý thuyết thấm

Chương 3. Phân tích nguyên nhân và giải pháp chống thấm tầng hầm

Kết luận và Kiến nghị

TỔNG QUAN VỀ CHỐNG THẤM TẦNG HẦM

Giới thiệu

Kết cấu tầng hầm của công trình là bộ phận thường xuyên tiếp xúc với môi trường nước. Vì vậy, chất lượng bê tông không phù hợp và các đặc điểm kiến trúc dẫn đến tăng khả năng kết cấu phần ngầm dễ bị thấm (nước dễ xuyên qua kết cấu), điều này yêu cầu các cấu trúc bê tông thường phải được thiết kế hệ thống chống thấm để ngăn chặn rò rỉ và thấm nước. Ngoài ra, liên quan đến độ bền và sự phá hoại đối với lớp hoàn thiện và nội thất trong tầng hầm hoặc điều kiện sức khỏe và môi trường của các tiện nghi dưới mặt đất, hoặc sự xuống cấp về mặt thẩm mỹ của các bộ phận công trình yêu cầu việc chống thấm tầng hầm chống lại độ ẩm/nước ngầm trong đất là một yêu cầu cấp thiết.Hiện tượng phổ biến nhất ảnh hưởng đến độ bền của bê tông phần ngầm phát sinh từ sự tiếp xúc giữa bê tông và nước mặt hoặc nước ngầm có chứa axit, muối sunfat hoặc ion clorua, có thể thay đổi cấu trúc vi mô và thành phần hóa học của bê tông và thúc đẩy sự ăn mòn của cốt thép. Bất kể yêu cầu độ kín nước cụ thể của bê tông phần ngầm là gì thì chúng cũng phải cần được xem xét và đánh giá đầy đủ ở giai đoạn thiết kế. Vì không thể hoặc cực kỳ khó khăn và rất tốn kém để có thể đánh giáp hần ngầm sau khi xây dựng. Dữ liệu về chế độ tồn tại nước ngầm là cần thiết để đánh giá giải pháp rẻ nhất có khả năng đảm bảo độ kín của bê tông phần ngầm, chống thấm là giải pháp duy nhất để ngăn chặn sự thẩm thấu của nước qua bê tông dưới áp suất thủy tĩnh. Nếu áp suất thủy tĩnh bé hoặc không có, thì việc chống ẩm, thoát nước tốt và thiết kế cấp phối bê tông phù hợp có thể đủ để đáp ứng yêu cầu chống thấm trong nhiều tình huống. Chống ẩm nhằm mục đích giảm truyền hơi nước qua bê tông nó chỉ làm chậm quá trình truyền hơi ẩm qua bê tông. Nó chỉ phát huy hiệu quả đối với các phần bê tông phần ngầm có cột nước tác dụng thấp. Các lớp và ống thoát nước làm giảm lưu lượng mao dẫn từ lòng đất nhưng đã được chứng minh là không hiệu quả trong một số trường hợp.

Ngay cả có sự rò rỉ nước qua bê tông phần ngầm gây ra bởi áp suất thủy tĩnh cũng có thể được giảm đáng kể thông qua việc sử dụng biện pháp kỹ thuật/tổ chức thi công tốt và thiết kế hỗn hợp bê tông cẩn thận, cùng với bê tông hiệu suất cao, hoặc cấu kiện bê tông đúc sẵn. Tuy nhiên, thậm chí bê tông có chất lượng tốt đảm bảo độ bền của kết cấu phần ngầm với các yêu cầu về tuổi thọ kéo dài, nó vẫn có thể cho phép độ ẩm thẩm thấu vào các kế cấu tầng ngầm, trong trường hợp này biện pháp chống thấm hiệu quả nhất. Ngoài ra, độ bền của bê tông chất lượng tốt phụ thuộc đáng kể vào việc không có vi vết nứt, việc này phụ thuộc vào biện pháp đổ bê tông và chế độ bảo dưỡng cẩn thận. Điều này khó đảm bảo đối với các kết cấu phần ngầm có hàm lượng cốt thép lớn. Giải pháp thoát nước đóng vai trò trong hệ thống chống thấm tầng hầm bằng cách giảm khả năng áp lực thủy tĩnh.

Phân loại các biện pháp chống thấm

Nước ngầm có thể có thường xuyên và không thường xuyên. Nước ngầm thường xuyên là nước ngầm luôn có thường trực xung quanh phần ngầm của công trình. Nước ngầm không thường xuyên là nước ngầm chỉ tồn tại trong thời gian nhất định khi có nước dâng xung quanh (như nước sông lên vào mùa mưa, nước xả lũ…), hoặc trong thời gian mưa dài ngày, nước mưa thấm xuống đất chưa kịp thoát đi ngay. Vì vậy mọi tầng ngầm đều phải có biện pháp chống thấm nước ngầm. Lưu ý rằng không nên quan niệm vì khảo sát không có nước ngầm nên không cần chống thấm tầng hầm. Có hai hình thức chống thấm tầng hầm là: Chống thấm chủ động và chống thấm bị động

Phân Tích Nguyên Nhân Và Đề Xuất Giải Pháp Khắc Phục Hiện Tượng Thấm Tầng Hầm
Phân Tích Nguyên Nhân Và Đề Xuất Giải Pháp Khắc Phục Hiện Tượng Thấm Tầng Hầm

Chống thấm chủ động

Chống thấm chủ động là giải pháp được thực hiện từ phía nước ngầm. Đó là giải pháp áp dụng cho các công trình có điều kiện đào móng xung quanh và thi công từ đáy móng trở lên. Phân loại chống thấm chủ động như sau:

Theo bộ phận kết cấu

Theo vị trí chống thấm

Theo sản phầm chống thấm

Chống thấm bị động

Khái niệm

Chống thấm bị động là giải pháp chống thấm được tiến hành theo quy trình chống thấm nghịch, không từ phía nguồn nước thấm, nghĩa là nước ngầm có thể thấm qua nền và tường bê tông. Khi đó nước thấm này được bơm lên hệ thống cống thoát nước công cộng. Giải pháp này dùng cho các công trình thi công trong điều kiện chật hẹp, phải làm tường trước khi đào đất (thi công tầng hầm theo phương pháp top-down sử dụng tường barrette). Đó là công trình cao tầng dùng công nghệ thi công tường bê tông trong đất.

Giải pháp thiết kế:

Vì không có khả năng ngăn nước thấm qua tường bê tông do không thể kiểm soát được độ chặt của bê tông trong đất, nên giải pháp này chấp nhận trường hợp nước ngầm có thể thấm qua tường hoặc nền bê tông vào không gian nhà. Vấn đề còn lại là lựa chọn các giải pháp thiết kế hợp lý để thu nước thấm và bơm lên hệ cống thoát công cộng. Có nhiều giải pháp cấu tạo khác nhau để giải quyết vấn đề này.

Nước ngầm thấm qua tường và nền bê tông được thu vào rãnh thu nước để dẫn ra hố thu, và được bơm lên hệ thống cống thoát công cộng. Nước thấm từ dưới nền bê tông lên được hệ thống sàn rỗng dẫn ra rãnh thu nước đổ về hố thu. Tường gạch được xây trực tiếp lên nền bê tông, cách tường bê tông trong đất khoảng 15-20cm. Phía trên sàn rỗng khi cần có thể được đổ một lớp bê tông chống thấm dày 6-8cm. Tại nơi tiếp giáp nền bê tông với tường bê tông trong đất cần đặt băng chắn nước mềm để chắn nước ngầm theo khe tiếp giáp thấm lên. Ngoài ra cung cần phun ép hồ xi măng lấp chặt khe tiếp giáp này.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT THẤM BÊ TÔNG TẦNG HẦM

Giới thiệu

Hầu hết các kết cấu phần ngầm tiếp xúc với nước ngầm có thể có áp lực hoặc không có áp lực. Mặt khác cấu trúc của vật liệu bê tông có dạng xốp rỗng (dạng tổ ong) do đó có thể bị hư hại về mặt vật lý và hóa học do tiếp xúc với các môi trường khác nhau từ việc đặt bê tông đến tuổi thọ của nó. Đặc biệt, một số yếu tố nguy hiểm bên ngoài, như sunfat, ion clorua và carbon dioxide, thấm vào bê tông trong một thời gian dài dưới dạng dung dịch hoặc trạng thái khí và gây ra phá hoại vật lý do phản ứng hóa học. Những phản ứng này ảnh hưởng đến sự ăn mòn của các thanh thép chịu lực và cấu tạo trong kết cấu bê tông và làm giảm tuổi thọ và độ bền của các thanh thép đó. Ngoài ra sự thấm trong kết cấu bê tông phần ngầm là do kết cấu bê tông xuất hiện vết nứt. Các vết nứt trong kết cấu bê tông phần ngầm xuất hiện bởi nhiều lý do khác nhau gồm co ngót khô, tải trọng bên ngoài, do thi công v.v. Mặc dù bản thân các vết nứt không ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng làm việc và độ bền của kết cấu bê tông cốt thép phần ngầm.Việc giảm hiệu suất của kết cấu phần ngầm do sự lặp lại và gia tốc của chu trình tập trung vào sự xuất hiện của vết nứt và làm tăng tính thấm của chúng. Trong trường hợp nước rò rỉ qua các vết nứt, không chỉ ảnh hưởng đến khả năng làm việc và độ bền của các kết cấu phần ngầm mà mà còn làm hư hỏng bề mặt bên ngoài của kết cấu làm mất tính thẩm mỹ của công trình.

Ngoài ra, một số các vấn đề khác xuất phát do rò rỉ nước có thể được mô tả cụ thể hơn, đối với các tầng ngầm sâu của một tòa nhà cao tầng, các kết cấu ngầm như tàu điện, đường hầm ngầm, và các bể chứa nước, đập v.v., khi áp suất thủy lực cao tác động vấn đề rò rỉ nước gây ra bởi vết nứt của kết cấu được gia tăng.

Trong phần này chúng ta trình bày lý thuyết thấm của bê tông trên cơ sở đó chúng ta đề xuất các giải pháp chống thấm hợp lý cho tầng hầm.

Lý thuyết thấm của bê tông

Lý thuyết thấm Darcy

Lưu lượng khuếch tán thấm

Lý thuyết thấm do hiện tượng nứt trong bê tông phần ngầm

Trong thực tế, các các kết cấu bê tông phần ngầm phải chịu nhiều loại tác động gây ra ứng suất kéo vượt quá cường độ kéo của bê tông, làm cho các vết nứt hình thành. Chúng bao gồm tải trọng kết cấu, sự biến thiên nhiệt độ, chu kỳ mùa khô/mùa mưa, và chu kỳ đóng băng/tan băng v.v. Như vậy, các kết cấu bê tông phần ngầm trong quá trình làm việc hầu như luôn bị nứt. Nếu các vết nứt rộng hơn 0.1 mm thì có thể gây rò rỉ và ảnh hưởng đến độ kín nước của kết cấu bê tông phần ngầm. Các vết nứt đóng vai trò là tác nhân gây thấm cho các kết cấu bê tông phần ngầm, và nó là nguyên nhân làm tăng tốc độ gây hư hỏng kết cấu bê tông. Khi các vết nứt lan ra, ảnh hưởng của hiện tượng mao dẫn lớn do kích thước vết nứt lớn và chiều dài dòng chảy ngắn. Do đó, vết nứt không chỉ ảnh hưởng đến độ kín nước mà còn ảnh hưởng đến độ bền lâu dài của kết cấu bê tông.

Các vết nứt lớn hơn 0.1 mm có thể được kiểm soát và loại bỏ thông qua thiết kế bằng cách bố trí cốt thép trong kết cấu tại những vị trí thích hợp. Tuy nhiên, các vết nứt nhỏ hơn 0.1 mm, tức là các vết nứt kích thước micro, rất khó kiểm soát và loại bỏ thông qua thiết kế kết cấu. Từ lâu, người ta đã nghi ngờ rằng các vết nứt vi mô, bất kể nguồn gốc của chúng, nó hoạt động như những đường dẫn ưu tiên cho nước di chuyển trong đó và do đó chúng có thể đẩy nhanh quá trình xuống cấp của kết cấu bê tông phần ngầm. Tuy nhiên, tầm quan trọng đối với ảnh hưởng của chúng đối với lượng nước thấm trong đó và độ bền của bê tông không được tìm hiểu rõ. Điều này chủ yếu là do thực tế cấu trúc vi mô của bê tông là phức tạp về mặt vật lý và hóa học, nhiều pha và đa tỷ lệ. Bản thân các vết nứt là không đồng nhất và biến đổi theo không gian. Một số giai đoạn trong bê tông góp phần cho nước di chuyển trong nó và tính chất chung của bê tông bị ảnh hưởng bởi nhiều hiệu ứng tương tác, một số trong đó rất khó để cô lập và định lượng từ thí nghiệm trong phòng thí nghiệm. Ví dụ, người ta có thể sản xuất và thử nghiệm bê tông với số lượng các vết nứt micro khác nhau bằng cách cho kiểm soát các mẫu sấy khô. Tuy nhiên, điều này chắc chắn thay đổi độ ẩm bê tông và mức độ bão hòa, cũng có ảnh hưởng rất lớn đến tính thấm nước.

PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP CHỐNG THẤM TẦNG HẦM

Phân tích nguyên nhân gây thấm

Về lý thuyết, các loại vật liệu thông thường đều có những mao quản (khoảng cách giữa các hạt) có đường kính khoảng từ 20 – 40 micromet (1micromet=1/1.000 milimet). Khi bề mặt vật liệu này tiếp xúc với nước, nước sẽ xâm nhập qua các khe hở ở bề mặt, thẩm thấu theo các mao quản vào bên trong (mao dẫn) gây ra hiện tượng thấm. Việt Nam là đất nước ở vùng nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều, nhiệt độ chênh lệch lớn, có những vùng khí hậu tương đối khắc nghiệt. Tất cả các điều kiện khí hậu và thời tiết không thuận lợi gây nên những hiện tượng co ngót, giãn nở, làm nứt và phá huỷ bề mặt cũng như cấu trúc vật liệu, tạo điều kiện cho nước xâm nhập.

Vì bản chất của bê tông có tính đàn hồi, co giãn nên phải được thi công, đầm dùi đúng kỹ thuật để trong kết cấu bê tông đặc chắc không có mao mạch, những khoảng rỗng. Cốt liệu cấu thành bê tông phải đúng quy chuẩn, số lượng. Nếu thực hiện không đúng hai yếu tố vừa nêu thì đó sẽ là một trong những nguyên nhân có thể gây thấm. Khi đó, kết cấu bê tông có thể sẽ bị nứt và lưu ý rằng, hạng mục chống thấm chỉ bảo vệ kết cấu hay chỉ trám bít chỗ nứt nhỏ từ 1 li trở lại chứ không hàn gắn đường nứt lớn hơn cũng như tham gia vào kết cấu công trình. Nhất là công trình bị lún sụt, kết cấu nền móng yếu, sai quy chuẩn sẽ gây nứt và thấm. Đặc biệt, nền và tường tầng hầm rất dễ bị thấm do tiếp xúc trực tiếp với đất; khi bị thấm, nước sẽ làm mục thép, bê tông và dẫn đến huỷ hoại.

Thông thường bị thấm ở các mạch ngừng như giữa sàn với sàn – đúc sàn ở hai thời điểm khác nhau. Tại đó, độ liên kết có phần “lỏng lẻo”; hoặc mạch ngừng giữa sàn với chân tường; hoặc thấm ở các khe lún – các khoảng hở giữa hai công trình như nhà liên kế. Và, tại những điểm tiếp giáp giữa ống kỹ thuật đi xuyên đà, xuyên sàn – cần có những cách thức thi công riêng biệt để bít kín bê tông với ống nhựa. Việc thay đổi thiết kế, sửa chữa – phải đập, đục cũng là nguyên do dễ gây thấm, nếu không xử lý đúng cách

Giải pháp chống thấm bằng vật liệu.

Qua phân tích về mặt lý thuyết thấm cho bê tông ở Chương 2, chúng ta nhận thấy rằng bản thân bê tông là vật liệu có thể cho phép nước thấm qua thông qua hệ thống lỗ rỗng trong hỗn hợp vữa xi măng. Ngoài ra hầu hết các kết cấu bê tông phần ngầm đều chịu tác động của các tác nhân bê ngoài do đó các vết nứt có thể lớn hơn 0.1mm hoặc nhỏ hơn 0.1mm đều xuất trong các kết cấu bê tông phần ngầm. Thông qua hệ thống vết nứt này nước ngầm hoặc độ ẩm có thể thấm vào bê tông trong tầng hầm là không thể tránh được. Để đảm bảo độ bền của kết cấu phần ngầm, điều kiện sử dụng thẩm mỹ của tầng hầm buộc chúng ta phải đề ra các giải pháp chống thấm phù hợp nhằm giảm thiểu tối đa những hệ quả do thấm gây ra với chi phí thấp nhất.

Qua phân tích ở trên nguyên lý chung để chống thấm cho tầng hầm ngoài việc chúng ta tiến hành thiết kế các biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi công sao cho kết cấu bê tông phần ngầm đạt chất lượng tốt nhất, thì chúng ta tiến hành đưa vào hỗn hợp bê tông những hoá chất, phụ gia có tác dụng làm giảm thiểu lỗ rỗng của bê tông, làm cho cấu trúc của bê tông sau khi thi công có độ đặt chắc tốt nhất. Đối với bê tông đã xuất hiện vết nứt thì chúng ta sẽ nghiên cứu những sản phẩm chống thấm dạng màng, các hoá chất dạng lỏng, dạng bột có thể tương tác làm chặt khít hệ thống vết nứt nhằm ngăn được nước ngầm thấm vào tầng hầm. Trong luận văn đi nghiên cứu từng dòng sản phẩm chống thấm và các giải pháp tương ứng để chống thấm cho tầng hầm một cách hiệu quả.

Sản phẩm Intoc gốc xi măng

Hình 3.2: Sản phầm Intoc chống thấm cho tầng hầm

Sản phẩm BESTSEAL AC401 (gốc xi măng-polymer)

http://www.sikachongtham.vn/wp-content/uploads/2012/05/chi-tiet-chong-tham-tang-ham1.gif

Hình 3.5: Quy trình chống thấm nghịch đáy tầng hầm sử dụng sản phẩm BestSeal AC401

Chống thấm bằng phương pháp sử dụng chất thẩm thấu 

  1. Sản phẩm PENETRON®

Màu sắc vật liệu chống thấm tinh thể thẩm thấu

Hình 3.6: Sản phẩm PENETRON®

  1. Sản phẩm AQUAFIN IC

vlxd 21.02.20092201007291447091 Chống thấm AQUAFIN IC vlxd 21.02.20093201007291447101 Chống thấm AQUAFIN IC

Hình 3.15: Cấu trúc mạng tinh thể của bê tông được phóng đại lên 5000 lần

Chống thấm bằng vật liệu gốc bitum-màng bitum dán nóng BITUPLUS 

http://phucthang.com.vn/uploads/2013/12/31/bituplus_p.jpg

Hình 3.19: Màng bitum dán nóng BITUPLUS. 

Màng chống thấm tự dính HDPE

http://phucthang.com.vn/uploads/2013/12/31/bitustick.jpg

Hình 3.30: Màng tự dính SBS

Chống thấm bằng vật liệu gốc dầu-sơn EPOXY:

Hình 3.40: Sơn Epoxy tầng hầm để xe ôtô

Chống thấm bằng vật liêu gốc sodium bentonite-Sản phẩm WAM 101 

Hình 3.45: Vật liêu gốc sodium bentonite

Chống thấm bằng vật liệu gốc Polyvinylchloride

  1. Sản phẩm SIKAPLAN® WP1120-15HL

Bảng 3.3: Bảng thông số kỹ thuật của vật liệu gốc polyvinylchloride

Thông tin sản phẩm

  1. Sản phẩm SIKA WATERBARS V-15

Hình 3.51: Sản phẩm SIKA WATERBARS V-15

  1. Sản phẩm SIKATOP SEAL 107

vat-lieu-chong-tham-Sikatop-Seal-107

Hình 3.52: Sản phẩm SIKATOP SEAL 107

Chất phủ chống thấm biến tính gốc Polyurethane

http://vietbase.vn/images/polyhance_ct.jpg

Hình 3.53: Sản phẩm chống thấm biến tính gốc Polyurethane

Giải pháp xử lý mạch dừng, nứt, thấm bị động của bê tông.

Giải pháp xử lý mạch dừng, mạch ngừng khi đổ bê tông

  1. Dùng thép tấm 3 ly dặt ở mạch dừng
  2. Dùng băng cản nước WATERSTOP PVC
  3. Dùng sợi waterstop bentonite(sợi gốc cao su)
  4. Dùng xi măng hòa nước tưới lên mạch dừng
  5. Dùng keo EXPOXY, POLYME,..

Giải pháp xử lý sự cố thấm khi bê tông bị nứt

Phương pháp bơm PU áp lực cao:

Hình 3.56: Xử lý sự cố thấm khi bê tông bị nứt

 Phương pháp hàn kín-PENESEAL PRO:

Nguyên lý:

Giải pháp chống thấm bị động

Basement waterproofing of commercial building

Hình 3.58: Hệ thống dẫn nước tầng hầm – màng khoang dẫn

Hình 3.64: Hệ thống kênh thu nước do thấm

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Vật liệu nào hữu hiệu? Về khoa học công nghệ ứng dụng, đối với các hạng mục xây dựng phần nổi của công trình, qua trải nghiệm, các nhà chuyên môn khuyên hạn chế dùng vật liệu màng phủ (vật liệu hữu cơ) mà nên chọn giải pháp vật liệu vô cơ đã được xử lý đặc biệt. Vì vật liệu vô cơ đem lại hiệu quả cao, do nó ngấm sâu vào thân bê tông, phù hợp bản chất vật liệu bê tông, đáp ứng và bổ sung khuyết tật cơ bản của bê tông và đồng hành được trong suốt quá trình hoạt động của bê tông. Vật liệu màng phủ (sơn, tấm trải…) sẽ dần bị thải hồi, lão hoá và tách ra khỏi bề mặt của bê tông trước sự khắc nghiệt của khí hậu nóng ẩm tại Việt Nam. Hơn nữa, màng phủ có quy trình thi công khó khăn, phức tạp, giá cao (nếu thực hiện đúng chuẩn) và nếu phải sửa chữa thì chi phí khá nặng, tốn kém lớn về nhiều mặt. Rất nhiều công trình đã ứng dụng giải pháp vật liệu vô cơ để sửa chữa bằng cách thay giải pháp màng phủ bằng giải pháp phun thẩm thấu dung dịch sodium silicat biến tính sinh hoá (chất vô cơ) của Hoa Kỳ và Úc như công trình: dự án đại lộ Đông Tây, đường cao tốc, hầm Thủ Thiêm, cầu Calmette, cầu Rạch Miễu… đã thay giải pháp màng phủ bằng giải pháp phun thẩm thấu dung dịch sodium silicat biến tính sinh hoá của Hoa Kỳ và Úc.

Những giải pháp vật liệu chống thấm bằng chất liệu vô cơ đều có thể thi công ngược hay thuận mà không cần lớp bảo vệ bên ngoài. Ngược lại, chất liệu hữu cơ chỉ thi công thuận và vừa là lớp bảo vệ công trình. Thị trường có nhiều vật liệu để xử lý các hạng mục này, có cả vật liệu vô cơ (VC) và hữu cơ (HC). Chẳng hạn, IndoSeal (VC), thuộc công nghệ nano dùng phương pháp Sol-Gel. Dung dịch sẽ ngấm sâu vào bê tông, tương tác với canxi tự do và nước hình thành nên các phức hợp gel Silicate Calci để hàn gắn đường nứt, lấp kín lỗ rỗ li ti và các mao dẫn trong bê tông. Các gel này kiến tạo trong bê tông một rào cản chống lại sự xâm thực của nước và các tạp chất gây hại như muối. Dung dịch IndoSeal không mùi, trơn nhầy như nước xà phòng, không độc hại xử lý bằng cách phun thẳng lên bề mặt bê tông, bền theo tuổi thọ công trình. Hoặc Radcon 7 (VC) là dung dịch silicate đã được biến tính về mặt sinh hoá phun thẩm thấu vào mặt bê tông và tương tác để hình thành những lớp chống thấm ngay trong các mao mạch rỗng, các vết nứt nhỏ, các lỗ li ti giúp bê tông có khả năng tự chống thấm. Ngoài các sản phẩm trên còn có các sản phẩm có tính làm việc tương tự như: Penetron, Penetron Admix, Voltex, Aquafin IC, Xypex, Vandex, Đặc biệt là sản phẩm chống thấm Intoc do Việt Nam sản xuất.

Ngoài ra, còn một loạt các vật liệu hữu cơ ứng dụng cho các cấu trúc ngầm như tấm trải Soprema – dán nóng (thi công nóng), tấm trải Grace – dán nguội (thi công nguội). Vật liệu dạng lỏng như STO, Quicseal,…Vật liệu vừa HC vừa VC như Aquafin, Komix là chất lỏng gốc xi măng, có phụ gia và acrylic latex.

Kiến nghị

Về các sản phẩm chống thấm nêu trên thật khó để chọn ra 1 sản phẩm áp dụng cho cho dự án dựa trên cơ sở lý thuyết, chọn thế nào đảm bảo về mặt chất lượng và giá thành sản phẩm đều tốt. Qua sự tìm hiểu, nghiên cứu và thực tế sử dụng, trong luận văn này kiến nghị sản phẩm Intoc 04 có thể sử dụng để chống thấm tầng hầm có tuổi thọ cao, thi công tương đối đơn giản, sản phẩm có gốc từ xi măng nên thẩm thấu và kết dính với bê tông bền bỉ, lâu dài; giá thành lại nằm ở tầm trung so với các sản phẩm khác; cụ thể 1m2 chống thấm vách tầng hầm mất 0,6kg intoc 04 + 2 lít nước + 5kg xi măng và 0,08 công tương đương với 130.000 đồng/m2.

Intoc là sản phẩm công nghệ Việt 100%, Với 25 năm tham gia thị trường, Intoc đã được quý Nhà đầu tư, Tư vấn thiết kế, Nhà thầu xây dựng chọn sử dụng cho hàng ngàn công trình trong và ngoài nước, đặc biệt INTOC đã liên tục xử lý thành công hàng loạt các hạng mục áp lực nước cao như hồ nước, hồ bơi trên cao, hố thang máy… đặc biệt là chống thấm ngược tầng hầm không cần mương dẫn mà nhiều công trình trước đó đã chống thấm 4, 5 lần với sản phẩm ngoại không hiệu quả và có xác nhận của nhiều khách hàng uy tín, tiêu biểu như các tầng hầm: Nhà máy dệt Chungshing Vina – gần bờ sông Bến Lức – Long An, Maximark Cộng Hòa, trường THPT Lê Quý Đôn – Biên Hòa, cao ốc City Plaza 60A Trường Sơn, 7 cao ốc VP Điện Lực TP. HCM, Chi nhánh Sacombank Lê văn Sĩ – Quận 3, … hoặc hồ bơi tầng 6 Khách sạn Victory – Quận 3, tầng 5 Khách sạn REX, hồ nước tầng 10 cao ốc Mỹ Vinh, v.v. Gần đây nhất là chống thấm ngược hố thang máy, tầng hầm cao ốc FPT Khu Công nghệ cao Quận 9: đơn vị bảo hành xử lý 2 tháng trời với loại chống thấm ngoại “nổi tiếng” không xong, Intoc giải quyết ngoạn mục trong vòng 4 ngày. Nhờ vậy các cao ốc tiếp theo trong 3 năm qua Chủ đầu tư FPT chỉ định Intoc thay vì đấu thầu; hoặc 25 hố kỹ thuật khu công nghiệp giấy Lee & Man Trung Quốc tại Hậu Giang, họ đã chống thấm nhiều lần mà nước vẫn thấm vào vì áp lực gần bờ sông Hậu – để chinh phục nhà thầu TQ, Intoc chấp nhận làm “không công” một cái khó nhất và kết quả như ý – HĐ được ký kết sau đó 2 tuần, hoặc Intoc đã chống thấm thành công gần 70.000 m2 tầng hầm giai đoạn 1 – Khu Phức hợp HAGL-Myanmar mà không cần mương dẫn. Hầm kỹ thuật Nhà máy Ford Việt nam – Hải dương cũng tạo ấn tượng đặc biệt: vách hầm xây bằng gạch thẻ, bị thấm ngược từ ngoài vào – Đơn vị thi công giới thiệu quy trình INTOC nhưng Chủ đầu tư Ford không chấp nhận vì không tin, sau 2 năm xử lý với nhiều loại chống thấm ngoại không thành công cuối cùng INTOC được chọn trở lại – để Ford an tâm, Intoc đã cam kết không hiệu quả không lấy tiền ! Chỉ sau 2 ngày 04 & 05/3/2017 vách hầm hoàn toàn khô ráo một cách thuyết phục – về hiệu quả lâu dài thì thể hiện rõ qua hàng loạt công trình INTOC đã thi công từ 15, 20 năm trước.

Từ những thực tế nêu trên em xin đề xuất nên áp dụng sản phẩm Intoc để chống thấm tầng hầm để đạt được hiệu quả về chất lượng và giá thành sử dụng.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC DA NANG\LY LUAN VA PHUONG PHAP DẠY HOC VAT LY\XAY DUNG CONG TRINH DD&DN\DO QUY SU\TOM TAT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *