Thực trạng và giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty TNHH

Thực trạng và giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty TNHH

Thực trạng và giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty TNHH

 1. Lí do chọn đề tài:

Ngày nay, trong điều kiện cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt của thương trường, cạnh tranh về nguồn nhân lực luôn là vấn đề nóng tại các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực, họ chính là tài sản, nguồn sống của tổ chức. Một tổ chức kinh tế có thể có công nghệ hiện đại, chất lượng dịch vụ tốt, cơ sở hạ tầng vững chắc nhưng nếu thiếu lực lương lao động làm việc có hiệu quả thì tổ chức đó khó có thể tồn tại lâu dài và tạo dựng được lợi thế cạnh tranh.

 Làm thế nào để khai thác tốt nguồn lực ấy để phục vụ cho sự phát triển của tổ chức cũng như tận dụng tối đa nguồn lực ấy để phát triển xã hội là một vấn đề đặt ra mang tính cấp thiết đối với các nhà quản lý nói chung và nhà quản trị nhân lực nói riêng. Để quản lý có hiệu quả nguồn lực quan trọng ấy, điều đầu tiên phải hiểu và hiểu rõ về con người, coi con người là yếu tố trung tâm của sự phát triển. Đồng thời tạo điều kiện để phát huy hết khả năng tiềm ẩn ở trong mỗi con người. Có như thế sẽ không bị lãng phí nguồn lực và tạo động lực thúc đẩy hoàn thiện cá nhân và phát triển tổ chức.

Thực trạng và giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty TNHH
Thực trạng và giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty TNHH

Công ty TNHH Ngày Mặt Trời hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến kế toán, kiểm toán và tư vấn về thuế hiện nay đang sở hữu một nguồn nhân lực trẻ, chuyên môn cao và năng động. Hiện tại, công ty đã và đang có các chính sách tác động đến động lực làm việc của người lao động. Các chính sách đó bao gồm: các chính sách về môi trường làm việc, lương bổng và phúc lợi, cách thức bố trí công việc, tạo sự hứng thú trong công việc và quan tâm đến nguyện vọng phát triển của nhân viên. Tuy nhiên, trong thực tế, mức độ ảnh hưởng của các chính sách này đến nhân viên như thế nào là điều đáng quan tâm. Do đó, việc phân tích thực trạng công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty TNHH Ngày Mặt Trời là một việc làm cần thiết nhằm hiểu rõ được thực trạng về công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty và từ đó đưa ra những giải pháp thúc đẩy nhân viên làm việc tích cực hơn, mang lại hiệu quả cao cho nhân viên cũng như hoạt động của Công ty, đồng thời nâng cao lòng trung thành của nhân viên đối với Công ty.

Từ lí do trên em lựa chọn đề tài:“Thực trạng và giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty TNHH Ngày Mặt Trời” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp của mình.

 2. Mục tiêu nghiên cứu

  • Hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về động lực lao động và tạo động lực cho người lao động
  • Phân tích, xác định và đánh giá thực trạng các hoạt động tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công TNHH Ngày Mặt Trời; từ đó tìm ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân hạn chế trong hoạt động tạo động lực của Công ty
  • Đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm tăng động lực làm việc cho người lao động tại Công ty TNHH Ngày Mặt Trời.Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu:

 3. Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động tạo động lực làm việc cho người lao động của bộ phận quản lí nhân sự  tại công ty TNHH Ngày Mặt Trời

3.2. Phạm vi nghiên cứu:

Về không gian: Đề tài nghiên cứu công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty TNHH Ngày Mặt Trời, có trụ sở chính tại 240 Phan Đăng Lưu – quận Hải Châu – TP Đà Nẵng

Về thời gian: Luận văn nghiên cứu dựa trên các dữ liệu thông tin thực tiễn, số liệu thống kê trong giai đoạn từ năm 2017 – 2019. Các số liệu phỏng vấn, điều tra khảo sát trong năm 2019; đề xuất giải pháp đến năm 2014.

 4. Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:

  • Phương pháp quan sát: phương pháp dựa trên quá trính quan sát thực tế về công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH Ngày Mặt Trời
  • Phương pháp tổng hợp: Sử dụng phương pháp này để nghiên cứu, phân tích các tài liệu tham khảo, sách, các bài báo, trang web,… liên quan đến vấn đề tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp và trong công ty TNHH Ngày Mặt Trời.
  • Phương pháp thống kê và phương pháp thống kê phân tích: phương pháp này được sử dụng để thống kê và phân tích số liệu, tài liệu cụ thể tại công ty TNHH Ngày Mặt Trời
  • Phương pháp điều tra bảng hỏi: Tiến hành điều tra người lao động tại các phòng ban những thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: Lương, thưởng, chế độ đãi ngộ, và ý kiến của họ về các chính sách đãi ngộ của công ty. Nhằm thu thập thêm những thông tin mà các phương pháp khác chưa cung cấp.
  • Phương pháp xử lí số liệu: dung các phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh, dự báo… để tiến hành xử lý. Đánh giá các dữ liệu, các thông tin thu thập được. Từ đó đưa ra các nhận định, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực tại công ty TNHH Ngày Mặt Trời.

 

Thực trạng và giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty TNHH
Thực trạng và giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty TNHH

 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

1.1. Các khái niệm liên quan

1.1.1. Nhu cầu

Từ lâu nhu cầu đã là đối tượng nghiên cứu của hầu hết các ngành khoa học nghiên cứu sinh học cũng như xã hội. Vấn đề về nhu cầu đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới đề cập và nghiên cứu. Có thể nói nhu cầu là hiện tượng phức tạp, đa diện, đặc trưng cho mọi sinh vật. Sự hiện diện của nhu cầu ở bất kì sinh vật nào, hoặc ở bất kì xã hội nào được xem như cơ thể sống phức tạp, là đặc điểm để phân biệt chủ thể đó với môi trường xung quanh. Chính tính đa dạng của đối tượng tạo nên sự vô hạn của nhu cầu. Marshall viết rằng: “Không có số để đếm nhu cầu và ước muốn”.

Từ xa xưa, Aristotle đã cho rằng con người có hai loại nhu cầu chính: thể xác và linh hồn. Sự phân loại này mang tính ước lệ lớn nhưng nó ảnh hưởng đến tận thời nay và người ta quen với việc phân nhu cầu thành “nhu cầu vật chất” và “nhu cầu tinh thần”. Ngoài ra còn tồn tại nhiều kiểu phân loại khác dựa trên những đặc điểm hay tiêu chí nhất định.

Theo Lương Văn Úc (2010), Giáo trình Tâm lý học lao động có định nghĩa “Nhu cầu là những đòi hỏi của cá nhân để tồn tại và phát triển, nhu cầu thường là những đòi hỏi đi từ thấp tới cao, nhu cầu có tính phong phú, đa dạng, thay đổi theo bối cảnh (cá nhân và xã hội…)”.

Boris M. Genkin chia nhu cầu ra hai nhóm: nhu cầu tồn tại và nhu cầu đạt mục đích sống. Nhu cầu tồn tại gồm nhu cầu sinh lí, nhu cầu an toàn và nhu cầu tham dự; Nhu cầu đạt mục đích sống có bốn nhóm: 1) giàu có về vật chất; 2) quyền lực và danh vọng; 3) kiến thức và sáng tạo; 4) hoàn thiện tinh thần. Tùy vào thiên hướng của từng cá nhân mà một trong số bốn nhu cầu trên thể hiện nổi trội. Có thể trong một người hiện diện cả bốn dạng nhu cầu đó nhưng ở các giai đoạn khác nhau trong đời.

Tóm lại, nhu cầu là những đòi hỏi của cá nhân để tồn tại và phát triển. Nhu cầu thường là đòi hỏi đi từ thấp đến cao, nhu cầu có tính phong phú, đa dang, thay đổi theo bối cảnh. Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau.

1.1.2. Động lực

Động lực là một thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong đời sống xã hội và trong quan hệ lao động. Trong kinh tế, động lực được định nghĩa và hiểu theo nhiều cách khác nhau:

Theo từ điển tiếng Việt : Động lực được hiểu là cái thúc đẩy, làm cho phát triển.

Theo Mitchell ông cho rằng: “Động lực là một mức độ mà một cá nhân muốn đạt tới và lựa chọn để gắn kết các hành vi của mình ”.

Theo Bolton: Động lực được định nghĩa như một khái niệm để mô tả các yếu tố được các cá nhân nảy sinh, duy trì và điều chỉnh hành vi của mình theo hướng đạt được mục tiêu.

Từ những định nghĩa trên ta có thể đưa ra một cách hiểu chung nhất về động lực như sau: Động lực là tất cả những gì nhằm thôi thúc, khuyến khích động viên con người thực hiện những hành vi theo mục tiêu.

Thực trạng và giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty TNHH

1.1.3. Động lực lao động

Trong giai đoạn hiện nay, các nhà quản lý ngày càng quan tâm tới việc làm sao để nguồn lực này có thể phát huy một cách tốt nhất, làm sao để một nhân viên cụ thể có thể làm việc một cách hăng say, nhiệt tình nhất, đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong tập thể lao động, bên cạnh những nhân viên làm việc hăng say nhiệt tình, cống hiến hết mình để đạt kết quả thực hiện công việc cao luôn tồn tại những cá nhân làm việc trong trạng thái uể oải, chống đối, thiếu hứng thú và luôn có hiệu quả công việc thấp, gây cản trở đến sự phát triển của Công ty. Vậy tại sao lại có sự khác biệt lớn như vậy.

Các nhà kinh tế học đã chỉ ra rằng câu trả lời cho vấn đề trên chính là động lực lao động của mỗi cá nhân nhân viên.

Thông thường, con người tham gia lao động nhằm đạt được tối thiểu 3 mục tiêu sau:

Một là, mục tiêu thu nhập: đây là mục tiêu quan trọng nhất khiến người lao động làm việc bởi vì thu nhập giúp người lao động trang trải cuộc sống của bản thân họ và gia đình, đảm bảo cho sự sống và phát triển.

Hai là, mục tiêu phát triển cá nhân: đây là mục tiêu mà người lao động mong muốn tự làm để hoàn thiện mình thông qua các hoạt động đào tạo, phát triển, các hoạ động văn hóa xã hội. Mục tiêu này được nâng cao, chú trọng hơn khi người lao động đã có đủ thu nhập để đảm bảo cuộc sống.

Ba là, mục tiêu thỏa mãn các hoạt động xã hội là nhu cầu được tham gia vào các hoạt động xã hội để tự khẳng định mình. Khi hai mục tiêu trên đã được đáp ứng nhu cầu thỏa mãn các hoạt động xã hội được người lao động chú trọng quan tâm hơn.

Như vậy tạo động lực lao động – điều kiện tiên quyết để tăng năng suất lao động chính là sử dụng những biện pháp kích thích người lao động làm việc bằng cách tạo cho họ cơ hội thực hiện được những mục tiêu của mình.

Có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về bản chất của động lực lao động:

Theo giáo trình Hành vi Giám đốc của TS Bùi Anh Tuấn: “Động lực lao động là những nhân tố ở bên trong nhằm kích thích con người nỗ lực làm việc trong điều kiện cho phép tạo ra năng suất, hiệu quả cao. Biểu hiện của động lực lao động là sự sẵn sàng nỗ lực, say mê làm việc nhằm đạt được mục tiêu của Giám đốc cũng như của bản thân nhân viên”

Theo Giáo trình quản trị nhân lực của PGS. TS Nguyễn Ngọc Quân và ThS Nguyễn Vân Điềm: “Động lực lao động là sự khao khát, tự nguyện của nhân viên để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới việc đạt được mục tiêu, kết quả nào đó”

Tổng kết lại, “Động lực lao động là yếu tố bên trong xuất phát từ bản thân của mỗi nhân viên mà nhờ đó họ nảy sinh sự khát khao và tự nguyện lao động nhằm đạt được mục tiêu của bản thân và của Giám đốc”.

Thực trạng và giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty TNHH
D:\TÀI LIỆU LV HOÀN THÀNH\ĐÃ HOÀN THÀNH ALL\HOAN THANH 2020\BẬC ĐẠI HỌC\BC THIỆN KTĐN 2020

Tạo động lực lao động: Thực tế lợi ích có quan hệ rất chặt với động lực làm việc, nhưng lợi ích của cá nhân và lợi ích của tập thể thường hay mâu thuẫn với nhau. Các nhà quản lý trong doanh nghiệp muốn xây dựng doanh nghiệp của mình vững mạnh thì phải dùng mọi biện pháp kích thích nhân viên hăng say lao động, phát huy tính sáng tạo trong quá trình làm việc. Đây là vấn đề về tạo động lực cho nhân viên trong doanh nghiệp. Vậy tạo động lực là gì?

Tạo động lực là những biện pháp của nhà quản lý có tính chất khuyến khích động viên nhằm tác động vào nhu cầu của nhân viên để tạo nên sự chuyển biến trong hành vi của họ hướng theo những mục tiêu mà doanh nghiệp mong muốn.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

EMAIL: khotailieu86@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *