Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại Trung Tâm

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại Trung Tâm

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại Trung Tâm

. Tính cấp thiết của đề tài

Việc sử dụng tốt nguồn nhân lực thể hiện qua nhiều nội dung nhưng một trong các nội dung quan trọng là hoạt động phát triển nguồn nhân lực cho người lao động. Hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả lao động của từng cá nhân. Trong khi đó, hiệu quả lao động của từng cá nhân phụ thuộc rất nhiều vào hai yếu tố năng lực và động lực lao động. Năng lực làm việc phụ thuộc vào học vấn, kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc và kinh nghiệm bản thân của mỗi người có được qua trải nghiệm thực tế. Phát triển nguồn nhân lực được hiểu theo nghĩa rộng là cả lực lượng lao động, tiềm năng lao động, đội ngũ lao động, đào tạo lại, đào tạo mới… và quản lý nguồn nhân lực. Nói khái quát, phát triển nguồn nhân lực chính là quá trình tạo lập và sử dụng năng lực toàn diện của con người vì sự tiến bộ kinh tế, xã hội và tự hoàn thiện bản thân mỗi người. Quản lý nguồn nhân lực như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và của đất nước nói chung. Vì vậy phát triển nguồn nhân lực là một việc làm hết sức cần thiết nhằm nâng cao chất lượng lao động và phát triển tài nguyên nhân lực.

Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động phát triển nguồn nhân lực lao động cho sự phát triển của một doanh nghiệp, Trung Tâm Hỗ Trợ Bán Hàng Miền Trung đã quan tâm và có khá nhiều các hoạt động phát triển nguồn nhân lực lao động, từng bước tạo dựng kỹ năng, kiến thức, hợp tác làm việc nhóm, phát huy tinh thần chủ động sáng tạo của người lao động… nhưng qua quan sát, theo dõi quá trình làm việc của cán bộ công nhân viên, lãnh đạo Trung Tâm Hỗ Trợ Bán Hàng Miền Trung nhận thấy vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Công tác phát triển nguồn nhân lực lao động của Trung Tâm Hỗ Trợ Bán Hàng Miền Trung chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. Có những cá nhân có năng lực mà không phát huy thế mạnh, không nổ lực phấn đấu tìm kiếm thành công trong công việc, từ đó họ thường có khuynh hướng dễ chán chường và nản lòng, không cống hiến được khả năng của mình. Việc nghiên cứu tìm ra các biện pháp nâng cao năng lực làm việc cho cán bộ kỹ thuật viên viên, giúp họ nhiệt tình, sáng tạo hơn trong công việc sẽ giúp Trung Tâm Hỗ Trợ Bán Hàng Miền Trung có được hiệu quả cao hơn nữa trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, tác giả xin lựa chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại Trung Tâm Hỗ Trợ Bán Hàng Miền Trung” làm đề tài luận văn với mong muốn kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu hữu ích cho các cấp lãnh đạo trong Trung Tâm Hỗ Trợ Bán Hàng Miền Trung tham khảo và có những biện pháp hữu ích nhằm tăng cường phát triển nguồn nhân lực làm việc cho cán bộ kỹ thuật viên viên Trung Tâm Hỗ Trợ Bán Hàng Miền Trung.

  1. Mục tiêu nghiên cứu

– Hệ thống hóa lý luận về việc tạo động lực làm việc của người lao động.

– Xác lập mô hình tạo động lực làm việc của người lao động tài nguyên môi trường

– Hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực của người lao động và đánh giá thực trạng về tạo động lực làm việc của người lao động trong thời gian qua. Từ đó đề xuất những khuyện nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị cho Trung Tâm trong thời gian tới.

  1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    • Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại Trung Tâm Hỗ Trợ Bán Hàng Miền Trung trên cơ sở xây dựng mô hình đánh giá đề xuất.
    • Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi người lao động Trung Tâm Hỗ Trợ Bán Hàng Miền Trung. Quy mô: mẫu 222 người lao động.
  1. Phương pháp nghiên cứu
  • Phương pháp nghiên cứu định tính: được thực hiện thông qua nghiên cứu tài liệu trên internet, nghiên cứu những đề tài và các nghiên cứu liên quan, các mô hình, những nghiên cứu đã hoàn thành trước đó nhằm có những định hướng cho đề tài, thực hiện phỏng vấn thử để hiệu chỉnh bản câu hỏi.
  • Phương pháp nghiên cứu định lượng: Phỏng vấn trực tiếp, xử lý bảng câu hỏi thông qua phần mềm SPSS và sử dụng phương pháp thống kê, phân tích và suy luận logic để tổng hợp các số liệu, dữ kiện nhằm xác định những kết quả phù hợp.
  1. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu
  • Hoàn thiện về công tác tạo động lực làm việc của người lao động.
  • Góp phần làm phong phú hệ thống tạo động lực làm việc của người lao động đối với Trung Tâm, đồng thời là cơ sở cho các đơn vị khác tham khảo trong việc hoàn thiện công tác quản trị nhân sự và có những chính sách phù hợp nhằm cải thiện tạo động lực trong công việc của người lao động .
  1. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục của đề tài gồm có 5 chương như sau:

Chương 1 – Cơ sở lý luận về hài lòng trong công việc của người lao động  đối với tổ chức

Chương 2 – Mô hình nghiên cứu

Chương 3 – Thiết kế nghiên cứu

Chương 4 – Phân tích kết quả nghiên cứu tạo động lực công việc của người lao động  tại Trung Tâm Hỗ Trợ Bán Hàng Miền Trung

Chương 5 – Kết luận và hàm ý chính sách

  1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
    Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại Trung Tâm
    Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại Trung Tâm

    1.1.1. Nhu cầu

    Từ lâu nhu cầu đã là đối tượng nghiên cứu của hầu hết các ngành khoa học nghiên cứu sinh học cũng như xã hội. Vấn đề về nhu cầu đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới đề cập và nghiên cứu. Có thể nói nhu cầu là hiện tượng phức tạp, đa diện, đặc trưng cho mọi sinh vật. Sự hiện diện của nhu cầu ở bất kì sinh vật nào, hoặc ở bất kì xã hội nào được xem như cơ thể sống phức tạp, là đặc điểm để phân biệt chủ thể đó với môi trường xung quanh. Chính tính đa dạng của đối tượng tạo nên sự vô hạn của nhu cầu. Marshall viết rằng: “Không có số để đếm nhu cầu và ước muốn”.

    Từ xa xưa, Aristotle đã cho rằng con người có hai loại nhu cầu chính: thể xác và linh hồn. Sự phân loại này mang tính ước lệ lớn nhưng nó ảnh hưởng đến tận thời nay và người ta quen với việc phân nhu cầu thành “nhu cầu vật chất” và “nhu cầu tinh thần”. Ngoài ra còn tồn tại nhiều kiểu phân loại khác dựa trên những đặc điểm hay tiêu chí nhất định.

    Theo Lương Văn Úc (2010), Giáo trình Tâm lý học lao động có định nghĩa “Nhu cầu là những đòi hỏi của cá nhân để tồn tại và phát triển, nhu cầu thường là những đòi hỏi đi từ thấp tới cao, nhu cầu có tính phong phú, đa dạng, thay đổi theo bối cảnh (cá nhân và xã hội…)”[12].

    Boris M. Genkin chia nhu cầu ra hai nhóm: nhu cầu tồn tại và nhu cầu đạt mục đích sống. Nhu cầu tồn tại gồm nhu cầu sinh lí, nhu cầu an toàn và nhu cầu tham dự; Nhu cầu đạt mục đích sống có bốn nhóm: 1) giàu có về vật chất; 2) quyền lực và danh vọng; 3) kiến thức và sáng tạo; 4) hoàn thiện tinh thần. Tùy vào thiên hướng của từng cá nhân mà một trong số bốn nhu cầu trên thể hiện nổi trội. Có thể trong một người hiện diện cả bốn dạng nhu cầu đó nhưng ở các giai đoạn khác nhau trong đời.

    Tóm lại, nhu cầu là những đòi hỏi của cá nhân để tồn tại và phát triển. Nhu cầu thường là đòi hỏi đi từ thấp đến cao, nhu cầu có tính phong phú, đa dang, thay đổi theo bối cảnh. Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau.

    1.1.2. Động lực

    Động lực là một thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong đời sống xã hội và trong quan hệ lao động. Trong kinh tế, động lực được định nghĩa và hiểu theo nhiều cách khác nhau:

    Theo từ điển tiếng Việt : Động lực được hiểu là cái thúc đẩy, làm cho phát triển.

    Theo Mitchell ông cho rằng: “Động lực là một mức độ mà một cá nhân muốn đạt tới và lựa chọn để gắn kết các hành vi của mình ” [15]

    Theo Bolton: Động lực được định nghĩa như một khái niệm để mô tả các yếu tố được các cá nhân nảy sinh, duy trì và điều chỉnh hành vi của mình theo hướng đạt được mục tiêu.

    Từ những định nghĩa trên ta có thể đưa ra một cách hiểu chung nhất về động lực như sau: Động lực là tất cả những gì nhằm thôi thúc, khuyến khích động viên con người thực hiện những hành vi theo mục tiêu.

    1.1.3. Động lực lao động

    Trong giai đoạn hiện nay, các nhà quản lý ngày càng quan tâm tới việc làm sao để nguồn lực này có thể phát huy một cách tốt nhất, làm sao để một nhân viên cụ thể có thể làm việc một cách hăng say, nhiệt tình nhất, đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong tập thể lao động, bên cạnh những nhân viên làm việc hăng say nhiệt tình, cống hiến hết mình để đạt kết quả thực hiện công việc cao luôn tồn tại những cá nhân làm việc trong trạng thái uể oải, chống đối, thiếu hứng thú và luôn có hiệu quả công việc thấp, gây cản trở đến sự phát triển của Công ty. Vậy tại sao lại có sự khác biệt lớn như vậy.

    Các nhà kinh tế học đã chỉ ra rằng câu trả lời cho vấn đề trên chính là động lực lao động của mỗi cá nhân nhân viên.

    Thông thường, con người tham gia lao động nhằm đạt được tối thiểu 3 mục tiêu sau:

    Một là, mục tiêu thu nhập: đây là mục tiêu quan trọng nhất khiến người lao động làm việc bởi vì thu nhập giúp người lao động trang trải cuộc sống của bản thân họ và gia đình, đảm bảo cho sự sống và phát triển.

    Hai là, mục tiêu phát triển cá nhân: đây là mục tiêu mà người lao động mong muốn tự làm để hoàn thiện mình thông qua các hoạt động đào tạo, phát triển, các hoạ động văn hóa xã hội. Mục tiêu này được nâng cao, chú trọng hơn khi người lao động đã có đủ thu nhập để đảm bảo cuộc sống.

    Ba là, mục tiêu thỏa mãn các hoạt động xã hội là nhu cầu được tham gia vào các hoạt động xã hội để tự khẳng định mình. Khi hai mục tiêu trên đã được đáp ứng nhu cầu thỏa mãn các hoạt động xã hội được người lao động chú trọng quan tâm hơn.

    Như vậy tạo động lực lao động – điều kiện tiên quyết để tăng năng suất lao động chính là sử dụng những biện pháp kích thích người lao động làm việc bằng cách tạo cho họ cơ hội thực hiện được những mục tiêu của mình.

    Có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về bản chất của động lực lao động:

    Theo giáo trình Hành vi Giám đốc của TS Bùi Anh Tuấn: “Động lực lao động là những nhân tố ở bên trong nhằm kích thích con người nỗ lực làm việc trong điều kiện cho phép tạo ra năng suất, hiệu quả cao. Biểu hiện của động lực lao động là sự sẵn sàng nỗ lực, say mê làm việc nhằm đạt được mục tiêu của Giám đốc cũng như của bản thân nhân viên”[13]

    Theo Giáo trình quản trị nhân lực của PGS. TS Nguyễn Ngọc Quân và ThS Nguyễn Vân Điềm: “Động lực lao động là sự khao khát, tự nguyện của nhân viên để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới việc đạt được mục tiêu, kết quả nào đó”[14]

    Tổng kết lại, “Động lực lao động là yếu tố bên trong xuất phát từ bản thân của mỗi người lao động mà nhờ đó họ nảy sinh sự khát khao và tự nguyện lao động nhằm đạt được mục tiêu của bản thân

    Tạo động lực lao động: Thực tế lợi ích có quan hệ rất chặt với động lực làm việc, nhưng lợi ích của cá nhân và lợi ích của tập thể thường hay mâu thuẫn với nhau. Các nhà quản lý trong doanh nghiệp muốn xây dựng doanh nghiệp của mình vững mạnh thì phải dùng mọi biện pháp kích thích nhân viên hăng say lao động, phát huy tính sáng tạo trong quá trình làm việc. Đây là vấn đề về tạo động lực cho nhân viên trong doanh nghiệp. Vậy tạo động lực là gì?

    Tạo động lực là những biện pháp của nhà quản lý có tính chất khuyến khích động viên nhằm tác động vào nhu cầu của nhân viên để tạo nên sự chuyển biến trong hành vi của họ hướng theo những mục tiêu mà doanh nghiệp mong muốn.

    1.1.4. Tạo động lực lao động

    Trong sản xuất kinh doanh, muốn đạt được hiệu quả sản xuất cao, năng suất lao động cao thì bất kỳ Giám đốc nào cũng cần phải có đội ngũ nhân viên mạnh. Ngoài trình độ chuyên môn, đạo đức ra thì vấn đề động lực làm việc là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất và hiệu quả làm việc của người lao động. Để tạo cho nhân viên vui vẻ, tích cực và có tính sáng tạo cao trong công việc thì cần phải có biện pháp tạo động lực hiệu quả. Thực hiện công tác tạo động lực tốt sẽ làm dịu đi những căng thẳng không cần thiết, tăng cường sự hấp dẫn của tiền lương, tiền thưởng… nhân viên hăng hái làm việc.

    Tạo động lực lao động được hiểu là tổng hợp các biện pháp và cách ứng xử của Giám đốc, của các nhà quản lý nhằm tạo ra sự khao khát và tự nguyện của người lao động cố gắng phấn đấu để đạt được các mục tiêu của Giám đốc”[2].

    Như vậy, tạo động lực là những kích thích nhằm thôi thúc, khuyến khích, động viên con người thực hiện những hành vi theo mục tiêu. Vấn đề quan trọng của tạo động lực là mục tiêu.

    Mục tiêu tạo động lực cho người lao động phải phục vụ cho mục đích hướng tới của người lao động sẽ là gì và phục vụ cho mục tiêu của Giám đốc, của doanh nghiệp.

    Các biện pháp được đặt ra có thể là thiết lập nên những mục tiêu thiết thực vừa phù hợp với mục tiêu của người lao động vừa thỏa mãn được mục đích của doanh nghiệp, sử dụng các biện pháp kích thích về vật chất lẫn tinh thần…Cách ứng xử của Giám đốc được thể hiện ở việc Giám đốc đó đối xử với người lao động như thế nào. Do đó vấn đề quan trọng của động lực đó là mục tiêu. Nhưng để đề ra được những mục tiêu phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của người lao động, tạo cho người lao động sự hăng say, nỗ lực trong quá trình làm việc thì nhà quản lý phải biết được mục đích hướng tới của người lao động sẽ là gì. Việc dự đoán và kiểm soát hành động của người lao động hoàn toàn có thể thực hiện được thông qua việc nhận biết động cơ và nhu cầu của họ.

    1.1.5. Vai trò của việc tạo động lực

    Tạo động lực chính là giúp người lao động hăng say làm việc, tăng năng suất lao động và tăng thu nhập lao động. Qua đó người lao có cơ hội được học tập nâng cao kiến thức bản thân và tham gia vào các hoạt động xã hội như vui chơi, giải trí…mặt khác công việc là một phần cuộc sống của họ. Người lao động được làm việc phù hợp với khả năng và năng lực của mình với một tâm lý thoải mái sẽ đẩy lùi được bệnh tật do tinh thần không thoải mái gây nên và tránh khỏi những tai nạn lao động đáng tiếc do tâm lý căng thẳng gây ra.

    • Vai trò phải tạo động lực Đối với tổ chức, doanh nghiệp

    Đối với mỗi doanh nghiệp mục tiêu cơ bản và quan trọng nhất chính là hiệu quả sản xuất kinh doanh. Để thực hiện được mục tiêu đó thì yếu tố con người đóng vai trò quyết định. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải quan tâm đến những giải pháp nhằm động viên, khuyến khích người lao động để họ mang hết khả năng ra làm việc, giữ chân họ ở lại doanh nghiệp lâu dài, ổn định. Khi người lao động tích cực làm việc sẽ tăng hiệu quả lao động, nâng cao năng suất, tăng doanh thu và lợi nhuận cho tổ chức, doanh nghiệp.

    Tạo động lực lao động chính là biện pháp sử dụng người lao động hiệu quả nhất, tốn ít chi phí nhất nhằm nâng cao năng suất lao động của các tổ chức, doanh nghiệp.Khi một tổ chức, doanh nghiệp tạo động lực tốt sẽ góp phần làm giảm chi phí về lao động và thu hút những lao động có trình độ tay nghề cao.

    Ngoài ra tạo động lực còn góp phần nâng cao uy tín, hình ảnh của tổ chức, doanh nghiệp. Nó xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa những người lao động với nhau, giữa người lao động với tổ chức, doanh nghiệp qua đó góp phần xây dựng văn hóa tổ chức được lành mạnh.

    • Vai trò phải tạo động lực Đối với xã hội

    Tạo động lực lao động sẽ thúc đẩy tăng năng suất lao động. Nếu tăng năng suất lao động với một cấp độ nhanh và với quy mô lớn sẽ tạo điều kiện tăng thu nhập kinh tế quốc dân cho phép giải quyết thuận lợi giữa tích lũy và tiêu dùng.

    Thông qua tạo động lực lao động sẽ làm tăng năng suất lao động và làm cho của cải vật chất trong xã hội ngày càng nhiều dẫn đến tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế lại tác động lại khiến cho người lao động có điều kiện thỏa mãn những nhu cầu của mình ngày càng phong phú và đa dạng. Đời sống mọi người được hạnh phúc ấm no, xã hội sẽ ổn định, phồn vinh.

    D:\NGHỀ LUẬN VĂN\ĐÃ HOÀN THÀNH ALL\ĐÃ HOÀN THÀNH 12-2019\LV DUY TÂN 2019\LV Thắng Duy Tân-tiếp\New folder

  2. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại Trung Tâm
    Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại Trung Tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *