luận văn quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại HDBank đà nẵng

luận văn quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại HDBank đà nẵng

Lý do chọn đề tài luận văn quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại HDBank đà nẵng

Đất nước ta từ sau thời kỳ đổi mới cho đến nay đã có những bước phát triển vượt bậc, và hệ thống ngân hàng cũng có những đóng góp không nhỏ trong việc hỗ trợ đổi mới, phát triển đất nước. Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng ở nước ta vẫn còn chậm phát triển so với các nước khác trên thế giới, hoạt động tín dụng vẫn là nơi tạo ra nguồn thu nhập lớn nhất ở tất cả các ngân hàng, và đây cũng là hoạt động phức tạp, đem lại nhiều rủi ro cho ngân hàng. Vì vậy rủi ro tín dụng nếu xảy ra sẽ có tác động rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng, cao hơn nó sẽ tác động đến cả hệ thống ngân hàng và nền kinh tế.luận văn quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại HDBank đà nẵng

Thực tế cho thấy, tình hình nợ xấu tại các ngân hàng ngày càng gia tăng, đặc biệt là vào thời điểm cuối năm 2011, dẫn đến hệ lụy là một số ngân hàng có khả năng mất thanh khoản, nhu cầu vốn tăng cao tiềm ẩn rủi ro rất lớn trong kinh doanh. Đối với một ngân hàng TMCP có quy mô nhỏ như HDBank, hoạt động cấp tín dụng chủ yếu tập trung ở đối tượng khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa, và rủi ro tín dụng với đối tượng khách hàng này càng đáng được quan tâm hơn nữa trong quá trình mở rộng quy mô hoạt động và phát triển của HDBank. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu, tôi đã chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại HDBank Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu.

  1. Mục tiêu nghiên cứu

Làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận của rủi ro tín dụng, công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, và kinh nghiệm quốc tế trong quản trị rủi ro tín dụng.

Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa, công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa đang được áp dụng tại HDBank Đà Nẵng, từ đó đưa ra những nguyên nhân dẫn đến rủi ro và đánh giá những ưu điểm, hạn chế của công tác quản trị này.

Trên cơ sở những lý luận chung về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa và kết hợp với kinh nghiệm quốc tế từ đó đưa ra các nội dung giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại HDBank Đà Nẵng.

  1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong đó trọng tâm là nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng đối với đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Phạm vi nghiên cứu: Khảo sát hoạt động tín dụng của HDBank Đà Nẵng trong 3 năm 2009, 2010, 2011 đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa; từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng đối với các đối tượng khách hàng này của HDBank Đà Nẵng.

  1. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với các học thuyết kinh tế, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp.

Thu thập số liệu: các báo cáo tổng hợp của HDBank Đà Nẵng, thông tin trên báo chí và internet….

Phân tích số liệu và đánh giá số liệu về số tuyệt đối và số tương đối, chỉ tiêu dùng phân tích từ tài liệu tham khảo, và qua sự hướng dẫn từ phía ngân hàng. Từ đó đưa ra nhận xét, kết luận.

  1. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn được bố cục làm ba chương:

Chương 1: Những vấn đề chung về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng về hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại HDBank Đà Nẵng

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại HDBank Đà Nẵng

CHƯƠNG I

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Những vấn đề chung về rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

1.1.1. Khái niệm tín dụng và rủi ro tín dụng

Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó, bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. [3]

Rủi ro tín dụng (credit risk), theo khái niệm cơ bản nhất, là khả năng khách hàng nhận khoản vốn vay không thực hiện, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân hàng, gây tổn thất cho ngân hàng, đó là khả năng khách hàng không trả, không trả đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi cho ngân hàng. Từ đó, có nhiều tiêu chí phản ảnh rủi ro tín dụng của NHTM như:

–        Tỷ lệ Nợ rủi ro/ Tổng dư nợ (Nợ các nhóm từ 2 đến 5 trên Tổng dư nợ)

–        Tỷ lệ Nợ xấu/ Tổng dư nợ

–        Tỷ lệ Nợ có bảo đảm/ Tổng dư nợ

–        Tỷ lệ (Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng + Giá trị tài sản đảm bảo)/ Tổng dư nợ 

Hoặc (Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng + Giá trị TSĐB của nợ nhóm 2 đến 5)/ Tổng Dư nợ nhóm 2 đến 5

–        Tỷ lệ món nợ phải cơ cấu lại thời gian trả nợ/ Tổng số món nợ trong 1 thời kỳ (năm)

–        Tỷ lệ món nợ không trả nợ đúng hạn/ Tổng số món nợ trong 1 thời kỳ (năm)

Nhiều ngân hàng phân loại nợ theo khách hàng để phân tích và đánh giá rủi ro tín dụng. Nợ của khách hàng nhóm A (loại 1) được coi có rủi ro thấp nhất còn nợ khách hàng nhóm D, E (loại 4-5) được coi là có khả năng mất vốn cao nhất. Để cách phân loại này phản ảnh chính xác rủi ro tín dụng phải có tiêu chuẩn để xếp hạng tín nhiệm đúng. [3]

Phân loại rủi ro tín dụng: Nếu căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được phân chia thành các loại sau:

Hình 1.1. Sơ đồ phân loại rủi ro tín dụng

 

–        Rủi ro giao dịch bao gồm: Rủi ro giao dịch: Là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch có ba bộ phận: 

         +       Rủi ro lựa chọn là rủi ro liên quan đến quá trình đánh giá phân tích tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay.

         +       Rủi ro bảo đảm phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên trị giá của tài sản đảm bảo.

         +       Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề.

–        Rủi ro danh mục: Là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của Ngân hàng, được phân chia thành hai loại: Rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.

         +       Rủi ro nội tại xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc nghành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn.

         +       Rủi ro tập trung là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một nghành, lĩnh vực kinh  tế; hoặc trong cùng một vùng  địa lý nhất  định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.

1.1.2. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng

Trong quan hệ tín dụng có hai đối tượng tham gia là ngân hàng cho vay và người đi vay. Nhưng người đi vay sử dụng tiền vay trong một thời gian, không gian cụ thể, tuân theo sự chi phối của những điều kiện cụ thể nhất định mà ta gọi là môi trường kinh doanh, và đây là đối tượng thứ ba có mặt trong quan hệ tín dụng. Rủi ro tín dụng xuất phát từ môi trường kinh doanh gọi là rủi ro do nguyên nhân khách quan. Rủi ro xuất phát từ người vay và ngân hàng cho vay gọi là rủi ro do nguyên nhân chủ quan.

1.1.2.1. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân khách quan từ môi trường kinh doanh

–        Sự thay đổi của môi trường tự nhiên như thiên tai, dịch bệnh, bão lụt gây tổn thất cho khách hàng vay vốn kinh doanh.

–        Sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới.

–        Sự tấn công của hàng nhập lậu làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

–        Cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng chưa thực sự lành mạnh, việc chạy theo quy mô, bỏ qua các tiêu chuẩn, điều kiện trong cho vay, thiếu quan tâm đến chất lượng khoản vay.

–        Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi và sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương.

–        Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của Ngân hàng Nhà nước.

–        Hệ thống thông tin hỗ trợ tín dụng còn bất cập.

–        Thay đổi về lãi suất, tỷ giá hối đoái, lạm phát, chỉ số giá cả tăng, nguyên vật liệu đầu vào tăng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của khách hàng, khó khăn tài chính dẫn đến không có khả năng trả nợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *