Hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Agribank Chi nhánh huyện Hòa Vang – Đà Nẵng

luận văn hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Agribank

Tính cấp thiết của đề tài của luận văn hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Agribank. 

Xét về nguyên tắc hoạt động thì ngân hàng được xem là hệ thống huyết mạch của nền kinh tế. Nếu huyết mạch tốt, đưa máu đến các bộ phận của cơ thể thì cơ thể đó sẽ tồn tại và phát triển ổn định, ngược lại, sẽ ốm yếu, suy kiệt và thậm chí suy vong.

Trong khi hệ thống ngân hàng các nước trên thế giới có bề dày kinh nghiệm, tình cảnh luôn phải đương đầu với nguy cơ rủi ro thanh khoản, đóng cửa và lâm vào tình trạng phá sản, thì chưa bao giờ hệ thống ngân hàng Việt Nam lại đối mặt với muôn vàn khó khăn trong việc giải bài toán nợ xấu. Nợ xấu ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của ngân hàng thương mại (NHTM), làm giảm lợi ích cổ đông, ảnh hưởng đến niềm tin của người gửi tiền và đặc biệt là sức khỏe của một nền kinh tế. v.v…

Hệ thống ngân hàng để xảy ra nợ xấu cao hơn thông lệ quốc tế như hiện nay có rất nhiều nguyên nhân nhưng sự ảnh hưởng từ công tác quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM là một nhân tố lớn cần được xem xét trước hết.

Ai cũng hiểu rằng quản trị rủi ro tín dụng là vấn đề cốt lõi đối với một ngân hàng, đặc biệt là hệ thống ngân hàng Việt Nam khi mà nguồn thu từ tín dụng vẫn là chiếm tỷ trọng bình quân trong tổng thu nhập. Hơn nữa, dư nợ cho vay tập trung vào khách hàng doanh nghiệp, trong khi cho vay bán lẻ chiếm thị phần còn khiêm tốn.

Quản trị rủi ro tín dụng là vấn đề khó khăn nhưng rất bức thiết. Đặc biệt đối với ngân hàng thương mại Việt Nam, do thu nhập của tín dụng là chủ yếu chiếm từ 60-80% thu nhập của các ngân hàng. Mục tiêu tăng trưởng và phát triển nhưng “ Tăng trưởng trong an toàn” là vấn đề chung đặt ra của các NHTM Việt Nam hiện nay. Về nguyên tắc, chúng ta không thể loại bỏ được hoàn toàn  mà phải “sống chung” với rủi ro, muốn vậy chúng ta phải “hiểu” và kiểm soát,  hạn chế những tác động xấu của rủi ro tín dụng có thể gây ra. Quản rủi ro tín dụng luôn là vấn đề cấp thiết trong bất cứ hoạt động của các ngân hàng.

Trong quản trị rủi ro tín dụng,  kiểm soát rủi ro là nội dung rất quan trọng và còn nhiều vấn đề đặt ra cần giải quyết nhất bởi đây là công tác thực hiện trong tác nghiệp nhằm phòng ngừa, hạn chế và khắc phục hậu quả rủi ro tín dụng để đảm bảo an toàn cho hoạt động của một ngân hàng

Chính vì những lý do trên mà công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp giai đoạn hiện nay là vấn đề cấp bách cần được nghiên cứu đầy đủ nhằm hạn chế tối thiểu mức thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra đồng thời đem lại hiệu quả cao cho hoạt động của NHTM.

Trong các nội dung về công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp, kiểm soát rủi ro tín dụng đóng vai trò quan trọng. Vấn đề này đảm bảo cho ngân hàng xác định được phạm vi mà những ảnh hưởng không mong muốn của rủi ro tín dụng tác động kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đồng thời đưa ra các biện pháp, các công cụ nhằm phòng tránh, ngăn ngừa, hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.

Với tầm quan trọng như trên, tôi quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Agribank Chi nhánh huyện Hòa Vang – Đà Nẵng để nghiên cứu, đánh giá thực trạng nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng nói chung và công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nói riêng.

  1. Mục tiêu nghiên cứu
  • Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp đối với hoạt động của ngân hàng thương mại.
  • Đánh giá thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Agribank Chi nhánh huyện Hòa Vang – Đà Nẵng.
  • Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Agribank Chi nhánh huyện Hòa Vang – Đà Nẵng.
  1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
  • Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng của công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Agribank Chi nhánh huyện Hòa Vang – Đà Nẵng.
  • Phạm vi nghiên cứu:

Về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung phân tích công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Agribank Chi nhánh huyện Hòa Vang – Đà Nẵng, một nội dung của công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp.

Về không gian: Tại Agribank Chi nhánh huyện Hòa Vang – Đà Nẵng.

Về thời gian: Nội dung nghiên cứu của đề tài căn cứ vào số liệu từ năm 2014-2016.

  1. Phương pháp nghiên cứu
  • Kế thừa và phát triển một nội dung của các đề tài nghiên cứu công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nói chung và kiểm soát RRTD nói riêng.
  • Trên cơ sở nền tảng lý luận về công tác kiểm soát rủi ro tín dụng của NHTM, đề tài vận dụng vào việc xem xét và đánh giá thực trạng công tác kiểm soát RRTD trong cho vay DN tại Agribank Chi nhánh huyện Hòa Vang – Đà Nẵng.
  • Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp trong quá trình nghiên cứu.
  1. Bố cục của luận văn
  2. luận văn hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Agribank

Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp của NHTM.
Chương 2: Thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Agribank Chi nhánh huyện Hòa Vang – Đà Nẵng.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Agribank Chi nhánh huyện Hòa Vang – Đà Nẵng.

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

 

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1. Về tín dụng ngân hàng của ngân hàng thương mại

1.1.1.1. Khái niệm và bản chất của tín dụng

Tín dụng ra đời khi xã hội có sự phân công lao động và xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Mặt khác, do điều kiện thiên nhiên, điều kiện sản xuất luôn luôn có rủi ro đòi hỏi phải có sư vay mượn nhau để điều hoà cuộc sống. Do vậy, hình thức tín dụng sơ khai bằng hiện vật xuất hiện.

            Tín dụng tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất khác nhau, nhưng bất kỳ phương thức nào, tín dụng biểu hiện ra ngoài như là sự vay mượn lẫn nhau tạm thời một số tiền tệ.

Như vậy Tín dụng là một quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người đi vay, là sự chuyển nhượng quyền sử dụng một lượng giá trị hay hiện vật theo những điều kiện mà hai bên thoả thuận.

Sự khác biệt giữa tín dụng và cấp phát ngân sách:

Tín dụng nói chung là cho vay có hoàn trả, còn tín dụng ngân hàng là huy động vốn khách hàng để cho vay khách hàng lấy lãi. Cấp phát ngân sách là cách thức nhà nước sử dụng cho các đối tượng sử dụng ngân sách theo đúng yêu cầu định trước gồm:

– Cấp phát theo dự toán là chuyển giao kinh phí từ ngân sách nhà nước theo khả năng tối đa mà đơn vị được thụ hưởng. Có thể là nhận từ ngân sách nhằm đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên.

– Cấp phát theo lệnh chi tiền là việc chuyển giao kinh phí từ ngân sách cho đối tượng thụ hưởng theo nhu cầu thực tế phát sinh.

Phương thức cấp phát ngân sách cho không, không có hoàn trả.

            Quan hệ kinh tế trên được thông qua vận động giá trị vốn tín dụng qua các giai đoạn:

– Giai đoạn phân phối vốn Tín dụng: Ở giai đoạn này vốn tiền tệ hoặc giá trị vật tư hàng hoá được chuyển từ người này đến người khác, bằng hành vi cho vay và đi vay.

– Giai đoạn sử dụng vốn Tín dụng: Ở giai đoạn này vốn vay được sử dụng trực tiếp (nếu vay bằng hiện vật) hoặc vốn vay được sử dụng để mua hàng hoá (vay bằng tiền) để thoả mãn nhu cầu sản xuất hoặc tiêu dùng của người đi vay. Tuy nhiên, người đi vay không có quyền sở hữu về giá trị đó mà chỉ có quyền sử dụng tạm thời trong một thời gian nhất định.

– Giai đoạn hoàn trả vốn tín dụng: Là giai đoạn kết thúc một vòng tuần hoàn của tín dụng, nghĩa là sau khi hoàn thành một chu kỳ sản xuất T-H-T để trở về hình thái tiền tệ, vốn tín dụng được người vay hoàn trả cho người cho vay.

Từ khái niệm Tín dụng cho thấy bản chất tín dụng thể hiện qua các đặc trưng chủ yếu sau:

– Quan hệ tín dụng là giao dịch chỉ chuyển dịch quyền sử dụng tài sản. Thông thường tín dụng chủ yếu là cho vay bằng tiền. Nhưng do nhu cầu của người vay ngày càng đa dạng nên cần có sự đa dạng hoá trong hoạt động tín dụng của ngân hàng và đó cũng chính là cơ sở cho sự ra đời của các hình thức tín dụng như cho thuê vận hành, cho thuê tài chính bằng tài sản hữu hình như máy móc, thiết bị, nhà xưởng, văn phòng làm việc…

– Quan hệ tín dụng là quan hệ kinh tế dựa trên nguyên tắc hoàn trả cả vốn lẫn lãi. Nghĩa là, các chủ thể trong nền kinh tế được cấp tín dụng có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả vốn và lãi cho bên cấp tín dụng khi đến hạn thanh toán.

– Quan hệ tín dụng là quan hệ dựa trên niềm tin vào khả năng hoàn trả của người đi vay. Khả năng trả nợ món vay một cách tốt nhất, được coi là thước đo mức độ tín nhiệm của người đi vay đối với người cho vay.

Tín dụng là một phạm trù kinh tế khách quan, có quá trình ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hóa. Nó phản ánh mối quan hệ vay mượn giữa các chủ thể dựa trên nguyên tắc hoàn trả. Theo đó, người cho vay sẽ chuyển giao quyền sử dụng của hàng hóa hoặc tiền tệ thuộc sở hữu của mình sang người vay và người vay có nghĩa vụ hoàn trả lại người cho vay một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu đã nhận.

Dựa vào chủ thể của quan hệ tín dụng, trong nền kinh tế – xã hội tồn tại các hình thức tín dụng sau:

  • Tín dụng thương mại

Là quan hệ tín dụng giữa các công ty, xí nghiệp, các tổ chức kinh tế với nhau, được thực hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa cho nhau. Đây là hình thức tín dụng ra đời sớm nhất và là cơ sở cho các hình thức tín dụng khác. Tín dụng thương mại ra đời thúc đẩy sự phát triển mạnh của nền kinh tế hàng hóa, đẩy nhanh quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, đảm bảo tiến trình sản xuất kinh doanh được thực hiện liên tục.

Tín dụng thương mại là tín dụng giữa những người có nhu cầu sản xuất kinh doanh, có uy tín và mối quan hệ quen biết với nhau. Hơn nữa, tín dụng thương mại còn chịu ảnh hưởng vào sự tồn tại và phát triển của nền sản xuất hàng hóa.

– Tín dụng Ngân hàng

Là quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng với các tổ chức, cá nhân được thực hiện dưới hình thức: Ngân hàng đứng ra huy động vốn bằng tiền và cho vay (cấp tín dụng) với các đối tượng trên.

  • Tín dụng nhà nước

            Là quan hệ tín dụng giữa nhà nước với các đơn vị và cá nhân được thực hiện dưới hình thức: Nhà nước sẽ đứng ra huy động vốn của các tổ chức, cá nhân bằng cách phát hành các trái phiếu, công trái để sử dụng vì mục đích và lợi ích chung của toàn xã hội. Tín dụng nhà nước có thể được thực hiện bằng hiện vật (như thóc, gạo, trâu, bò,…) hoặc bằng hiện kim (tiền, vàng, bạc,…), nhưng bằng tiền là chủ  yếu. Tín dụng nhà nước phát triển ở những nước có thị trường tài chính mạnh (đặc biệt là thị trường chứng khoán).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *