luận văn quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào chu lai

luận văn quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào chu lai

luận văn quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào chu lai. Khu Kinh tế mở Chu Lai (Khu KTM) là Khu kinh tế ven biển đầu tiên của Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ thành lập vào ngày 05/6/2003 và được Chính phủ lựa chọn là một trong tám nhóm KKT trọng điểm quốc gia. Việc thành lập Khu KTM, nhằm mục tiêu: (1) Áp dụng các thể chế, cơ chế, chính sách mới, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi và bình đẳng, phù hợp với thông lệ quốc tế cho các loại hình đầu tư, kinh doanh của nhà đầu tư (NĐT) trong nước và ngoài nước; (2) Áp dụng các mô hình, động lực mới cho phát triển kinh tế nhằm khắc phục những vướng mắc trong chính sách và cơ chế quản lý kinh tế hiện hành trong khi chưa có điều kiện thực hiện trên phạm vi cả nước; (3) Phát triển sản xuất, tạo ra những sản phẩm có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao; đẩy mạnh xuất khẩu và mở rộng ra thị trường thế giới; (4) Tạo việc làm, thúc đẩy việc đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; (5) Khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, kinh tế và chính trị trong giao thương, dịch vụ quốc tế và trong nước để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội (KT-XH) tỉnh Quảng Nam, góp phần tạo động lực phát triển KT-XH cho toàn bộ khu vực miền Trung, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa khu vực này với các vùng khác trong cả nước; (6) Đẩy nhanh tốc độ đầu tư xây dựng và phát triển Khu KTM cùng với KKT Dung Quất để sau năm 2010, các KKT này từng bước trở thành những hạt nhân tăng trưởng, trung tâm đô thị – công nghiệp – dịch vụ của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và làm động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá khu vực miền Trung [23].

Để đạt được những yêu cầu đã đặt ra, vai trò quản lý của nhà nước là rất quan trọng, trong đó cần: (1) Tập trung phát triển các ngành dịch vụ như du lịch, đô thị, vận tải hàng hoá và hành khách quốc tế, dịch vụ thương mại; (2) Có cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư thực sự thông thoáng, vượt trội, hấp dẫn và được hưởng những cơ chế đặc thù nhằm huy động tổng hợp các nguồn lực tạo ra hạ tầng hoàn thiện để thu hút được các NĐT lớn trong và ngoài nước đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và đầu tư phát triển sản xuất – kinh doanh; (3) Phát triển sản xuất, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, nằm trong chuỗi giá trị toàn cầu; (4) đẩy mạnh xuất khẩu và mở rộng ra thị trường thế giới; (5) tạo việc làm, tập trung đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các NĐT.

Mặc dù nguồn vốn đổ vào đầu tư tại Khu KTM ngày càng lớn không chỉ vốn trong nước mà các nguồn vốn FDI, liên quan đến các yếu tố nước ngoài hiện nay còn nhiều cơ chế quản lý chồng chéo lên nhau, nên cần có một mô hình quản trị công, một cơ chế quản trị công về đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ cho Quảng Nam mà còn nhiều địa phương trong cả nước. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài “quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu kinh tế mở chu lai, tỉnh quảng nam” để nghiên cứu.

  1. Mục tiêu nghiên cứu

– Làm rõ cơ sở lý luận về quản lý nhà nước (QLNN) về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

– Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về FDI vào Khu Kinh tế mở Chu Lai thời gian qua.

– Đề xuất một số phương hướng, giải pháp hoàn thiện QLNN về FDI vào Khu KTM trong thời gian tới.

  1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động QLNN đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào Khu KTM.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

– Về nội dung: QLNN về FDI vào Khu KTM.

– Về không gian: Các doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên địa bàn Khu KTM.

– Về thời gian: Số liệu sử dụng cho phân tích thực trạng thu thập giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2018, đề xuất các giải pháp trong thời gian đến.

  1. Phương pháp nghiên cứu

– Phương pháp luận: Duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm nền tảng cơ sở phương pháp luận.

– Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phương pháp thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp, điều tra, khảo sát thực tế, xử lý số liệu, so sánh để khái quát thành những luận điểm có căn cứ lý luận thực tiễn.

  1. Bố cục đề tài

Đề tài luận văn gồm 03 chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận QLNN về đầu tư FDI.

Chương 2. Thực trạng QLNN về FDI vào Khu KTM

Chương 3.  Giải pháp hoàn thiện công tác QLNN về FDI vào Khu KTM.

  1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
luận văn quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào chu lai
luận văn quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào chu lai

1.1. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

  • Tổng quan về quản lý công

1.1.1.1.Khái niệm nhà quản lý công

Có một số cách hiểu từ “ nhà quản lý” (Manager) như sau:

  • Nhà quản lý là một cá nhân trong tổ chức chỉ huy người khác hoạt động và thông qua người khác để đạt được mục tiêu.
  • Nhà quản lý là người chịu trách nghiệm quản lý, điều hành một bộ phận hay toàn bộ một tổ chức.

Nhà quản lý công là những cá nhân hay nhóm người thực hiện các hoạt động quản lý trong khu vực công. Những người này có thể chia ra hai nhóm chủ yếu: những người nắm giữ quyền lực nhà nước để điều tiết xã hội (nhóm cán bộ, công chức) và những người thực hiện các hoạt động sự nghiệp (nhóm nhân viên chức sự nghiệp). Trong khi nhóm thứ nhất có hoạt động mang tính tương đối đặc thù (sử dụng quyền lực nhà nước) thì nhóm thứ hai hoạt động gần giống như trong khu vực tư nhân.

Căn cứ vào chức năng quản lý, nhà quản lý công có thể hiểu theo hai nghĩa, nghĩa rộng và nghĩa hẹp.

Theo nghĩa rộng, tất cả những người tham gia vào bộ máy quản lý, bao gồm nhà quản lý cấp cao, nhà quản lý tham mưu và nhà quản lý nghiệp vụ đều là nhà quản lý công.

  • Nhà quản lý cấp cao:

Là những người đứng đầu một tổ chức, một bộ phận. Họ có quyền ra quyết định, tổ chức thực hiện quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước cấp có thẩm quyền.

  • Nhà quản lý tham mưu:

Là những người có trình độ và thông thạo về một lĩnh vực chuyên môn nào đó. Họ không có quyền ra quyết định mà chỉ giúp nhà quản lý cấp cao soạn thảo các quyết định quản lý và chịu trách nhiệm về mặt chuyên môn.

  • Nhà quản lý nghiệp vụ:

Là những người thành thạo và tinh thông nghiệp vụ, như thông tin, kiểm tra, giám sát, kế toán, kiểm kê… Họ không có quyền ra quyết định nhưng giúp nhà quản lý cấp cao trong việc bảo đảm cho tổ chức vận hành theo mục tiêu, kế hoạch đã định.

              Theo nghĩa hẹp,nhà quản lý công chỉ bao gồm những người trực tiếp ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định quản lý.

  • Phân biệt khái niệm nhà lãnh đạo và nhà quản lý:

Thông thường chúng ta cho rằng , nhà lãnh đạo và nhà quản lý có thể sử dụng thay thế cho nhau. Tuy nhiên, hai khái niệm này có sự khác nhau.

Peter Ferdinand Drucker (1909 – 2005) là cha đẻ của quản trị kinh doanh hiện đại đã nói: Nhà quản lý tìm cách làm thật tốt một công việc, còn nhà lãnh đạo lại cố gắng xác định đúng công việc để làm (Manager is doing things right; leadership is doing right things).

Sự tương đồng:

  • Hoạt động của nhà lãnh đạo và nhà quản lý đều nhằm phục vụ mục tiêu cuối cùng của tổ chức.
  • Có người vừa được coi là nhà lãnh đạo (leader) vừa được coi là nhà quản lý (manager). Nhưng không phải nhà quản lý nào cũng là nhà lãnh đạo và không phải nhà lãnh đạo nào cũng là nhà quản lý. Nhà quản lý có thể đóng vai trò của người lãnh đạo, nhưng nhà lãnh đạo không phải lúc nào cũng là nhà quản lý.
  • Nếu tách công việc quản lý ra thành ba khâu: ban hành quyết định; thực hiện quyết định quản lý; kiểm tra, đánh giá quyết định quản lý thì ban hành quyết định quản lý là công việc chủ yếu của nhà lãnh đạo; tổ chức thực hiện quyết định là công việc chủ yếu của nhà quản lý; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quyết định là công việc của nhà lãnh đạo và nhà quản lý.

 

Sự khác nhau:

 

Nhà lãnh đạoNhà quản lý
Là người xuất hiện trong tập thể hoặc có thể là người được bổ nhiệm.Là người được bổ nhiệm.
Đề ra chủ trương, đường lối, chính sách, sách lược và tổ chức động viên thực hiện.Tổ chức và điều khiển các hoạt động theo các yêu cầu nhất định.
Chỉ đường, vạch lối để hướng tới mục tiêu cuối cùng của tổ chức.Tổ chức và điều khiển các hoạt động theo các yêu cầu của tổ chức.
Quan tâm đến những vấn đề có tính chiến lược, những mục tiêu lâu dài.Quan tâm đến những vấn đề có tính chiến thuật, những mục tiêu ngắn, cụ thể.
Lãnh đạo thuộc lĩnh vực chính trị, người lãnh đạo là nhà chính trị.Quản lý thuộc lĩnh vực hành chính, người quản lý là nhà hành chính.
Nhà lãnh đạo chủ yếu dùng biện pháp động viên, thuyết phục, gây ảnh hưởng. Người lãnh đạo phải có phẩm chất của một lãnh tụ tinh thần.Nhà quản lý sử dụng quyền lực mang tính pháp lý; biện pháp tổ chức chặt chẽ, ràng buộc bởi thể chế, pháp luật.
Lãnh đạo thuộc phạm trù tư tưởng, đạo đức, không có tính cưỡng chế.Quản lý thuộc phạm trù pháp luật, pháp quy, có tính cưỡng chế.
Chức năng chủ yếu: xây dựng phương hướng, chủ trương, mục tiêu lâu dài, động viên.Chức năng chủ yếu: xây dựng kế hoạch, sắp xếp tổ chức, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát.

1.1.1.2.Đặc điểm của nhà quản lý chung

Giống như tất cả các nhà quản lý khác, nhà quản lý công cũng không phải thực hiện những chức năng quản lý khi thực hiện nhiệm vụ của mình. Henry Fayol khi xác định tính chất việc làm của các nhà quản lý đã chỉ ra năm chức năng chủ yếu của hoạt động quản lý là: dự báo và lập kế hoạch; thiết kế tổ chức; phối hợp; chỉ đạo điều hành; và kiểm soát. Nhiều nhà nghiên cứu khác cũng trình bày những quan điểm khác nhau về chức năng quản lý, như L. Gulick (bảy chức năng quản lý: POSDCORB ) hoặc G.T. Allion đưa ra tám chức năng quản lý (quản lý nội bộ và quản lý các yếu tố bên ngoài).

Tuy nhiên, do môi trường thực hiệ  các hoạt động quản lý khu vực công khác với khu vực tư nhân, các nhà quản lý khu vực công bên cạnh các đặc điểm của nhà quản lý tư nhân còn chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác:

  • Chịu sự chi phối mạnh mẽ của chính trị;
  • Chịu sự chi phối của hệ thống pháp luật: tuân theo pháp luật; chịu trách nhiệm trước pháp luật.
  • Chịu sự ràng buộc của các quy định pháp luật do sử dụng nguồn lực công cộng.
  • Mục tiêu hoạt động: bảo đảm lợi ích của quốc gia, tập thể và cá nhân.
  • Bảo đảm hiệu quả kinh tế gắn liều với hiệu quả xã hội.
  • Chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quyền lực nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội và của quần chúng nhân dân.

Ngoài ra, các nhà quản lý khu vực công còn bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác như tính đại diện cho cộng đồng (các tầng lớp trong xã hội, vùng, miền…), tính ổn định cao so với khu vực tư…

  • Lao động của những nhà quản lý công có một số đặc điểm sau:
  • Lao động của nhà quản lý công là một dạng lao động gián tiếp:

Tức là nó phải thông qua hoạt động của người khác mới tạo ra được sản phẩm. Tuy là loại lao động gián tiếp nhưng lao động của nhà quản lý công có vai trò rất quan trọng. Không có lao động quản lý thì các dạng lao động trực tiếp khó lòng hợp nhất với nhau trong một quá trình thống nhất để đạt được mục tiêu chung.

  • Lao động của nhà quản lý công là một dạng lao động phực tạp:

Tính phức tạp của lao động quản lý do tính tổng hợp của hoạt động quản lý công quy định, bao gồm hoạch định, tổ chức, động viên, điều khiển… Do vậy, nhà quản lý công một mặt phải có kiến thức toàn diện về nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, ngoại giao, kỹ thuật, tâm lý, xã hội…; mặt khác nhà quản lý cộng phải vận dụng những kiến thức đó một cách nhuần nhuyễn để trở thành các kỹ năng quản lý.

  • Lao động của nhà quản lý là một dạng lao động sang tạo:

Lao động của nhà quản lý công không thể như lao động của người vận hành máy móc với một quy trình thao tác cố định.Thực tiễn các tình huống quản lý rất đa dạng đòi hỏi lao động quản lý phải luôn sáng tạo, linh hoạt, tránh rập khuôn. Trong nhiều khía cạnh, lao động của nhà quản lý công đòi hỏi tài năng.

  • Lao động của nhà quản lý còn mang tính nghệ thuật:

Tính nghệ thuật trong lao động của nhà quản lý công xuất phát từ sự đang dạng, phong phú, muôn hình muôn vẻ của các sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội và trong quản lý. Tính nghệ thuật còn biểu hiện trong quan hệ, ứng xử với con người – làm việc với cong người, cộng đồng người. Mỗi người có một thế giới quan riêng, cá tính và có những nhu cầu, đòi hỏi khác nhau, tâm tư tình cảm khác nhau. Lãnh đạo con người không chỉ dừng lại ở chỗ tuyển chọn, sắp xếp họ vào một vị trí lao động nào đó mà quan trọng hơn là động viên, khích lệ họ phát huy hết tài năng, sức lực của mình cống hiến cho tổ chức. Do vậy, hoạt động quản lý không chỉ dựa vào kiến thức khoa học mà đòi hỏi nhà quản lý công phải có tâm, có đức, có sự đồng cảm… Trong quản lý, điều hết sức quan trọng là nhà quản lý công vừa phải tuân theo những nguyên tắc quản lý chung vừa phải linh hoạt, khéo léo, “nhu” hay “ cương”, “cứng” hay “mềm” phù hợp với từng con người cụ thể; phải biết kiên nhẫn, thông cảm với nhân viên của mình. Chỉ khi nào nhà quản lý trở thành người đáng kính trọng, tin cậy và thuyết phục được cấp dưới thì khi đó họ mới gặt hái được thành công.

Chính vì những đặc điểm trên mà nhiều người đã nhận định: “Trong hoạt động quản lý, các nhà quản lý trong khu vực công thường chịu nhiều áp lực hơn các nhà quản lý trong khu vực tư”.

luận văn quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào chu lai
luận văn quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào chu lai

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *