Nghiên cứu bài tập nâng cao hiệu quả đòn chân tấn công trong đối kháng cho nam VĐV Vovinam

Nghiên cứu bài tập nâng cao hiệu quả đòn chân tấn công trong đối kháng cho nam vận động viên Vovinam Trung Tâm Thể Dục Thể Thao Hà Tĩnh

Nghiên cứu bài tập nâng cao hiệu quả đòn chân tấn công trong đối kháng cho nam vận động viên Vovinam Trung Tâm Thể Dục Thể Thao Hà Tĩnh

Lý do chọn đề tài

Bóng đá là môn thể thao được nhiều người hâm mộ nhất trên toàn thế giới và ở Việt nam điều này cũng không phải là ngoại lệ, bóng đá luôn thu hút được sự quan tâm, chú ý của đông đảo tầng lớp nhân dân.

Hệ thống huấn luyện, đào tạo cũng như các giải bóng đá ở Việt Nam được tổ chức quy mô và bài bản. Có giải chuyên nghiệp, hạng nhất, hạng nhì, các giải U11, U15, U17.v.v…Ở phạm vi hẹp hơn các tỉnh, thành cũng tổ chức giải nhi đồng, thiếu niên và trung học phổ thông, được tổ chức hàng năm cho các em học sinh tiểu học và trung học cơ sở, trung học phổ thông vào tháng 3; giải thiếu niên nhi đồng hè vào tháng 8 hàng năm.

Những năm gần đây ở Việt Nam, xuất phát từ thực tiễn của nền bóng đá chuyên nghiệp, một số câu lạc bộ như: Hoàng Anh Gia Lai, Gạch Đồng Tâm Long An, Nghệ an, Viettel.v.v… đã rất chú trọng đến huấn luyện ban đầu.

Hiện nay, công tác đào tạo ban đầu lớp năng khiếu bóng đá của trung tâm thể thao trên địa bàn Hà Tĩnh còn chưa được tiến hành một cách có hệ thống và đảm bảo tính khoa học, mà đa phần vẫn mang tính phong trào, mùa vụ. Do vậy, hiệu quả huấn luyện đào tạo còn rất hạn chế, mà công việc này lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó liên quan trực tiếp đến sự thành bại của công tác huấn luyện sau này sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian cũng như kinh phí đào tạo.

Vì vậy, để có cơ sở phát triển bóng đá Việt Nam nói chung và bóng đá Hà Tĩnh nói riêng thì việc chuẩn hóa huấn luyện đào tạo ban đầu được đặt ra là vô cùng cấp thiết.

Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi xác định nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện cho nam VĐV bóng đá trẻ U 15 Hà Tĩnh”.

2. Mục đích nghiên cứu. Thông qua nghiên cứu, đề tài xác định được hệ thống các Test và tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá trình độ tập luyện của nam VĐV bóng đá thiếu niên, đảm bảo yêu cầu chính xác, đánh giá khách quan trình độ của VĐV, từ đó có thể nâng cao hiệu quả của quá trình huấn luyện cho nam VĐV Bóng đá U15 tỉnh Hà Tĩnh.

3. Mục tiêu nghiên cứu. Để đạt được mục đích nghiên cứu đề tài cần giải quyết các mục tiêu nghiên cứu sau:

Mục tiêu 1: Xác định hệ thống test đánh giá trình độ tập luyện của nam VĐV Bóng đá U 15.

Mục tiêu 2: Nghiên cứu và ứng dụng các test và tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện của nam VĐV Bóng đá U 15 tại Hà Tĩnh.

Giả thiết khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tư liệu chuyên môn trong quá trình đánh giá trình độ tập luyện bóng đá trẻ Hà Tĩnh. Đặc biệt, việc xác định các chỉ tiêu và huấn luyện đào tạo VĐV bóng đá.

Nghiên cứu bài tập nâng cao hiệu quả đòn chân tấn công trong đối kháng cho nam vận động viên Vovinam Trung Tâm Thể Dục Thể Thao Hà Tĩnh
Nghiên cứu bài tập nâng cao hiệu quả đòn chân tấn công trong đối kháng cho nam vận động viên Vovinam Trung Tâm Thể Dục Thể Thao Hà Tĩnh

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Khái niệm trình độ tập luyện qua các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước

1.2. Cơ sở lý luận của việc đánh giá trình độ tập luyện cho vận động viên thiếu niên U15

1.3. Cơ sở khoa học của việc xây dựng hệ thống các Test đánh giá trình độ tập luyện của nam VĐV Bóng đá U15

1.4. Các nội dung, tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện của VĐV Bóng đá trẻ

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

2.1. Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các nhiệm vụ nêu trên, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; Phương pháp phỏng vấn bằng phiếu; Phương pháp kiểm tra Tâm lý; Phương pháp kiểm tra sư phạm; Phương pháp quan sát sư phạm; Phương pháp toán học thống kê

2.2. Tổ chức nghiên cứu

2.2.1. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 11 năm 2017 đến tháng 8 năm 2019

2.2.2. Đối tượng nghiên cứu

– Chủ thể nghiên cứu: Tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện của nam VĐV Bóng đá U 15 tại Hà Tĩnh.

– Khách thể nghiên cứu: Chuyên gia, HLV, VĐV Bóng đá U 15 tỉnh Hà Tĩnh .

2.2.3. Địa điểm nghiên cứu

Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại Trường Đại học TDTT Đà Nẵng và Trung tâm TDTT Hà Tĩnh.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Nghiên cứu xác định hệ thống các Test đánh giá trình độ tập luyện của nam vận động viên Bóng đá U15 tỉnh Hà Tĩnh

Để giải quyết nhiệm vụ đặt ra, đề tài tiến hành xác định hệ thống các Test đánh giá trình độ tập luyện của Nam, VĐV Bóng đá U 15 theo các bước sau:

3.1.1. Thực trạng các Test đã được sử dụng trong đánh giá trình độ tập luyện của nam VĐV Bóng đá U15

Trong tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá và tuyển chọn VĐV Bóng đá của Bộ môn Bóng đá Tổng cục TDTT Việt Nam ứng dụng làm tiêu chuẩn kiểm tra, tuyển chọn VĐV Bóng đá trẻ [3] có các Test sau:

Các Test thể lực:

Chạy 60m XPC (s); Chạy 1500m XPC (s); Chạy 30m XPC (s); Bật xa tại chỗ (m); Tại chỗ ném bóng xa (m); Nằm ngửa gập bụng 1’ (lần); Chạy 800m (s).

Các Test kỹ thuật:

Tâng bóng bằng 2 chân (lần); Tâng bóng 12 điểm chạm (lần); Sút bóng từ 20 m bằng lòng bàn chân vào cầu môn 2 × 2 m (chân thuận và chân không thuận) (lần); Dẫn bóng 30 m luồn cọc sút cầu môn ngoài vòng 16m50 (s); Ném biên có đà (m).

Các Test tâm lý:

Phản xạ đơn (ms); Phản xạ lựa chọn (ms); Năng lực xử lý thông tin (bít/s); Tính linh hoạt thần kinh; Chú ý tổng hợp (s).

Test đánh giá phẩm chất tâm lý: Phản xạ đơn (Thị giác vận động), năng lực xử lý thông tin (vòng hở landolt); Chú ý tổng hợp (vạch rối). Tính linh hoạt thần kinh (Tapping Test), phối hợp vận động, khả năng phân tích cảm giác vận động.

PGS. TS. Phạm Ngọc Viễn [46] đã sử dụng các bài Test: Xử lý thông tin, chú ý tổng hợp, tư duy thao tác, phản xạ đơn giản, phản xạ lựa chọn, phản ứng di động, phối hợp vận động, cảm giác lực cơ, để đánh giá trình độ tâm lý và các Test đánh giá trình độ thể lực gồm:

Chạy 30m XPC (s); Lăng tạ Ante 1,5kg 1′ (lần); Lò cò 7 bước (m); Chạy 1500m XPC (s); Nhảy dây đơn 2′ (lần); Nằm sấp chống tay (lần).

3.1.2. Lựa chọn hệ thống Test đánh giá trình độ tập luyện của nam VĐV Bóng đá U15

Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn huấn luyện, căn cứ vào đặc điểm phát triển thể chất, tâm – sinh lý tuổi 15. Căn cứ vào đặc điểm của môn Bóng đá và qua tham khảo các chuyên gia Bóng đá, sau khi đã loại bỏ bớt các Test không phù hợp, sơ bộ chúng tôi lựa chọn được các Test đặc trưng sau:

Tâm lý: 1. Phản xạ đơn (ms); 2. Phản xạ lựa chọn (ms); 3. Năng lực xử lý thông tin (bít/s); 4. Tính linh hoạt thần kinh; 5. Loại hình thần kinh; 6. Khả năng phân tích cảm giác vận động; 7. Khả năng chú ý tổng hợp; 8. Phối hợp vận động.

Kỹ thuật: 1. Tâng bóng bằng 2 chân (lần); 2. Tâng bóng 12 điểm chạm (lần); 3. Đá bóng chuẩn từ 20 m bằng lòng bàn chân vào cầu môn 2×2 m (lần); 4. Dẫn bóng 30 m luồn cọc sút cầu môn ngoài vòng 16m50 (s); 5. Ném biên có đà (m).

Thể lực: 1. Chạy 30m XPC (s); 2. Chạy 60m XPC (s); 3. Bật xa tại chỗ (m); 4. Chạy 1500m XPC (s); 5. Tại chỗ ném bóng xa (m).

3.1.3. Kết quả phỏng vấn về hệ thống Test đánh giá trình độ tập luyện của nam VĐV Bóng đá U15

Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn bằng phiếu 32 huấn luyện viên, chuyên gia hàng đầu của môn Bóng đá trong toàn quốc về giá trị sử dụng các Test được xác định theo điểm và tỷ lệ (%) ý kiến tán thành. Kết quả từ 28/32 phiếu trả lời được trình bày tại bảng 3.1. Qua kết quả nghiên cứu bằng phương pháp phỏng vấn, căn cứ vào ý kiến trả lời, các Test được chọn phải có điểm trung bình từ 7,5 điểm và phải được 75% trở lên số người được hỏi đồng ý sử dụng theo từng nhóm tuổi.

Bảng 3.1. Kết quả phỏng vấn lựa chọn Test tâm lý, kỹ thuật và thể lực đánh giá trình độ tập luyện của Nam VĐV Bóng đá U15 (n=28)

Chỉ tiêuTên TestĐiểmTỷ lệ %
Tổng điểmĐiểm

trung bình

Đồng ýKhông đồng ý
Tâm lý1. Phản xạ đơn2368,4278,521,5
2. Phản xạ lựa chọn2348,3585,714,3
3. Năng lực xử lý thông tin2368,421000
4. Tính linh hoạt thần kinh2348,3585,714,3
5. Loại hình thần kinh2258,072,028,0
6. Khả năng phân tích cảm giác vận động2197,8273,426,6
7. Chú ý tổng hợp2408,5778,521,5
8. Phối hợp vận động2368,4274,525,5
Kỹ thuật1. Dẫn bóng 30 m luồn cọc sút cầu môn ngoài vòng 16m50(s).2488,8678,521,5
2. Đá bóng từ 20 m bằng lòng bàn chân thuận và chân không thuận vào cầu môn (lần).2448,7178,521,5
3. Tâng bóng bằng 2 chân (lần).2428,6478,521,5
4. Tâng bóng 12 điểm chạm (lần).2508,9285,714,3
5. Ném biên có đà (m).2408,5778,521,5
Thể lực1. Chạy 30m XPC (s)2468,7892,87,2
2. Chạy 5x60m XPC (s)2529,01000
3. Bật xa tại chỗ (m)2368,4278,521,5
4. Chạy 1.500m XPC (s)2488,8592,87,2
5. Tại chỗ ném bóng xa (m)2488,5778,521,5

3.1.4. Kiểm nghiệm độ tin cậy và tính thông báo của Test được chọn

3.1.4.1. Kiểm nghiệm độ tin cậy của Test

Chúng tôi đã tiến hành kiểm tra 2 đợt, thời gian giữa 2 đợt cách nhau 7 ngày, các điều kiện kiểm tra giữa 2 lần là như nhau. Để kiểm tra độ tin cậy của Test, chúng tôi tiến hành tính hệ số tương quan cặp của từng Test giữa kết quả kiểm tra lần 1 và lần 2. Kết quả thu được cụ thể như sau:

1. Tâm lý: Trong 5 Test được kiểm nghiệm, chọn được 4 Test (bảng 3.2) có 1 Test không đạt yêu cầu bị loại (Test 5) là đánh giá khả năng chú ý tổng hợp, vì r < 0,8 không đủ độ tin cậy để sử dụng.

2. Thể lực: Qua kiểm nghiệm cả 5 Test được chọn (bảng 3.2), với r > 0,8 đảm bảo đủ độ tin cậy để sử dụng.

3. Kỹ thuật: Qua kiểm nghiệm cả 5 Test được chọn (bảng 3.2), với r > 0,8 đảm bảo đủ độ tin cậy để sử dụng.

Bảng 3.2. Các Test tâm lý, kỹ thuật và thể lực được chọn qua

hệ số tương quan cặp giữa hai lần kiểm tra Nam VĐV Bóng đá U15 (n= 20)

Yếu tốTestr
Tâm lý1. Phản xạ đơn (ms)0,923
2. Phản xạ lựa chọn (ms)0,887
3. Năng lực xử lý thông tin (bit/s)0,858
4. Tính linh hoạt thần kinh (Lần)0,874
5. Khả năng chú ý tổng hợp0,725
Thể lực1. Chạy 30m XPC (s)0,891
2. Chạy 5x60m XPC (s)0,882
3. Bật xa tại chỗ (m)0,835
4. Chạy 1.500m XPC (s)0,821
5. Tại chỗ ném bóng xa (m)0,894
Kỹ thuật1. Dẫn bóng 30 m luồn cọc sút cầu môn ngoài vòng 16m50(s).0,935
2. Đá bóng từ 20 m bằng lòng bàn chân thuận và chân không thuận vào cầu môn (lần).0,874
3. Tâng bóng bằng 2 chân (lần).0,826
4. Tâng bóng 12 điểm chạm (lần).0,908
5. Ném biên có đà (m).0,814

3.1.4.2. Kiểm nghiệm tính thông báo của Test

Nghiên cứu tương quan giữa các Test tâm lý với thành tích thi đấu sau 1 và 2 năm tập luyện. Tương quan giữa các chỉ tiêu tâm lý với thành tích thi đấu sau 1 và 2 năm tập luyện được trình bày ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Hệ số tương quan thứ bậc giữa thành tích thi đấu với các Test tâm lý của Nam VĐV Bóng đá U15 qua 3 lần kiểm tra (n=20)

Lần KTTest
Phản xạ đơnPhản xạ phứcTapping Landolt
Ban đầu0,7520,7210,5610,812
P<0,05< 0,05> 0,05< 0,01
Sau lần 10,7460,7280,7620,814
P< 0,05< 0,05< 0,05< 0,01
Sau lần 20,7210,8520,8810,823
P< 0,05< 0,01< 0,01< 0,01

Ở bảng 3.3 ta thấy:

Lần kiểm tra ban đầu: Trừ Test Tapping có r0 = 0,561 đạt mức tương quan trung bình với thành tích thi đấu. Còn lại 3 Test ( phản xạ đơn, phản xạ phức, Landolt) đều đạt hệ số tương quan r > 0,7 là mức tương quan chặt với thành tích thi đấu ở ngưỡng xác suất P< 0,05 và 0,01. Kết quả này cho thấy trạng thái tâm lý đã có những mối liên hệ rất cụ thể và rõ rệt với thành tích thi đấu, đặc biệt là năng lực xử lý thông tin (Landolt Test).

– Sau 1 năm tập luyện: Cả 4 Test đều có r1 > 0,7 đạt mức tương quan chặt chẽ với thành tích thi đấu. Trong đó Landolt Test P < 0,01 và 3 Test (Taping , phản xạ đơn và phản xạ phức) đạt giá trị P < 0,05. Tuy nhiên nếu ở cả 3 Test Landolt, Tapping và phản xạ phức, hệ số tương quan có xu hướng gia tăng về trị số thì ở Test phản xạ đơn lại có chiều hướng ngược lại (giảm trị số). Phải chăng khi trình độ tập luyện tăng cùng thời gian tập luyện thì vai trò của tốc độ phản xạ đơn đối với vận động viên Bóng đá sẽ không còn quá quan trọng? Điều này hoàn toàn có thể là đúng nếu xem xét kết quả kiểm tra sau hai năm tập luyện.

– Sau 2 năm tập luyện: Qua kết quả kiểm tra cho thấy, cả 4 Test đều đạt hệ số tương quan r1 > 0,7 đạt mức tương quan chặt chẽ với thành tích thi đấu. Trong đó 3 Test (Landolt, Tapping, phản xạ phức) đều đạt giá trị P < 0,01, riêng phản xạ đơn lại vẫn có xu hướng giảm về trị số tương quan từ 0,746 còn 0,721.

Nghiên cứu tương quan giữa các chỉ tiêu thể lực với thành tích thi đấu sau 1 và 2 năm tập luyện.

Tương quan giữa các chỉ tiêu thể lực với thành tích thi đấu sau 1 và 2 năm tập luyện được trình bày ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. Hệ số tương quan thứ bậc giữa thành tích thi đấu với các Test thể lực của nam VĐV Bóng đá U15 qua 3 lần kiểm tra (n=20)

Lần KTTest
Chạy 30m XPC (s)Chạy 5x60m XPC (s)Bật xa tại chỗ (m)Chạy 1.500m XPC (s)Tại chỗ ném bóng xa (m)
Ban đầu0,7830,7910,7220,7950,612
P<0,05< 0,05< 0,05< 0,05>0,05
Sau lần 10,7350,7820,7110,8170,734
P< 0,05< 0,05< 0,05< 0,01<0,05
Sau lần 20,7610,8430,7150,8260,729
P< 0,05< 0,01< 0,05< 0,01<0,05

Ở bảng 3.4 ta thấy:

Lần kiểm tra ban đầu: Trong số 5 Test, thì ở Test ném bóng xa có r0 = 0, 612 đạt mức tương quan trung bình với thành tích thi đấu. Còn lại 4 Test ( Chạy 30m XPC; Chạy 5x60m XPC; Bật xa tại chỗ; Chạy 1.500m XPC) đều đạt hệ số tương quan r > 0,7 là mức tương quan chặt với thành tích thi đấu ở ngưỡng xác suất P< 0,05.

– Sau 1 năm tập luyện: Cả 5 Test đều có r1 > 0,7 đạt mức tương quan chặt chẽ với thành tích thi đấu, đặc biệt là ở Test chạy 1500m, trị số r đã tăng lên trên 0,8, trong khi tại 3 Test là chạy 30m, bật xa tại chỗ và 5x60m chỉ số r lại có xu hướng giảm.

– Sau 2 năm tập luyện: Qua kết quả kiểm tra cho thấy, 4/5 Test đều có trị số tương quan tăng hơn so với lần kiểm tra sau 1 năm tập luyện, trong đo có 2 Test (5x60m và 1500m) đều đạt r > 0,8, riêng Test ném bóng xa lại vẫn có xu hướng giảm về trị số tương quan từ 0,734 còn 0,729.

Nghiên cứu tương quan giữa cácTest kỹ thuật với thành tích thi đấu sau 1 và 2 năm tập luyện.

Tương quan giữa các Test kỹ thuật với thành tích thi đấu sau 1 và 2 năm tập luyện được trình bày ở bảng 3.5.

Bảng 3.5. Hệ số tương quan thứ bậc giữa thành tích thi đấu với các Test kỹ thuật của nam VĐV

Bóng đá U15 qua 3 lần kiểm tra (n= 20)

Lần KTTest
Dẫn bóng 30 m luồn cọc sút cầu môn ngoài vòng 16m50(s)Sút bóng từ 20 m bằng lòng bàn chân vào cầu môn (lần).Tâng bóng bằng 2 chân (lần)Tâng bóng 12 điểm chạm (lần)Ném biên có đà (m)
Ban đầu0,7720,7140,7170,7780,583
P<0,05< 0,05< 0,05< 0,05>0,05
Sau lần 10,8150,7280,7240,7270,579
P< 0,01< 0,05< 0,05< 0,05>0,05
Sau lần 20,8820,8130,7250,7640,561
P< 0,01< 0,01< 0,05< 0,05>0,05

Ở bảng 3.5 ta thấy:

Lần kiểm tra ban đầu: Có 4/5 Test đều đạt hệ số tương quan r > 0,7 là mức tương quan chặt với thành tích thi đấu ở ngưỡng xác suất P< 0,05, chỉ có 1 Test là ném biên có đà đạt mức tương quan trung bình với r = 0,583.

– Sau 1 năm tập luyện: hệ số tương quan giữa Test dẫn bóng sút cầu môn với thành tích thi đấu đã tăng đáng kể đạt mức r = 0,815 ( so với r = 0,772 ở lần kiểm tra ban đầu). Kết quả này cho thấy, đây là một Test cực kỳ quan trọng trong việc kiểm tra đánh giá trình độ của vận động viên Bóng đá. Test ném biên có đà không có sự thay đổi nhiều về hệ số tương quan, vẫn chỉ đạt mức trung bình với r= 0,579. Còn lại 3 Test đều có r > 0,7 đạt mức tương quan chặt chẽ.

– Sau 2 năm tập luyện: Qua kết quả kiểm tra cho thấy, có 2 Test (dẫn bóng và tại chỗ sút bóng) đều đạt r > 0,8, riêng Test ném biên có đà không những không tăng mà lại vẫn có xu hướng giảm về trị số tương quan còn 0,561. Có lẽ một cầu thủ giỏi không nhất thiết phải biết ném biên tốt.

Kết luận: Thông qua 4 bước sàng lọc sau đây: 1. Lựa chọn qua tham khảo tài liệu chuyên môn; 2. Lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia qua phỏng vấn; 3. Xác định độ tin cậy qua phương pháp Test lặp lại; 4. Xác định tính thông báo.

Đã cho phép chúng tôi rút ra các kết luận sau:

– Tất cả các Test được chọn đều có độ tin cậy và mối tương quan chặt chẽ với thành tích thi đấu. Nhìn chung hệ số tương quan của từng Test với thành tích thi đấu có sự thay đổi, diễn biến theo sự phát triển về trình độ chuyên môn của VĐV và những vấn đề cụ thể của các tình huống thi đấu đòi hỏi. Điều đó thể hiện tính chất phức tạp của quá trình huấn luyện trong việc lựa chọn Test đánh giá trình độ tập luyện cho VĐV Bóng đá.

– Hệ thống Test được chọn gồm 13 Test (4 Test tâm lý, 5 Test thể lực và 4 Test kỹ thuật). Đây là những Test đặc trưng, có ý nghĩa then chốt trong đánh giá trình độ tập luyện của nam VĐV Bóng đá U15.

3.2. Nghiên cứu và ứng dụng các test và tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện của nam VĐV Bóng đá U 15 tại Hà Tĩnh

Để giải quyết yêu cầu đặt ra, đề tài xác định phải thực hiện 3 vấn đề sau:

– Một là, phải kiểm nghiệm các Test đánh giá trình độ tập luyện đã đựơc lựa chọn.

– Hai là, tiêu chuẩn hoá các Test đánh giá trình độ tập luyện cho nam VĐV Bóng đá U15, sau 1 và 2 năm tập luyện.

– Ba là, ứng dụng các tiêu chuẩn được xây dựng vào thực tiễn để đánh giá trình độ tập luyện cho VĐV Bóng Đá U15 tỉnh Hà Tĩnh.

3.2.1. Kiểm nghiệm các Test đánh giá trình độ tập luyện cho nam VĐV Bóng đá U15

Với mục đích đánh giá thực tiễn và hiệu quả của hệ thống các Test đánh giá trình độ tập luyện của Nam VĐV Bóng đá U15 đã nghiên cứu ở trên, trong đó bao gồm các Test về tâm lý, kỹ thuật và thể lực. Để làm “mẫu” kiểm chứng, đề tài đã tiến hành tổ chức kiểm nghiệm trên đối tượng 20 Nam VĐV Bóng đá U15 của Trung tâm TDTT Hà Tĩnh. Các VĐV tham gia thử nghiệm đều có trình độ tương đương nhau và có cùng số năm tham gia tập luyện (2 năm).

Nhóm 1: Gồm 10 VĐV có thành tích thi đấu xếp từ thứ 1 đến thứ 6.

Nhóm 2: Gồm 20 VĐV có thành tích thi đấu xếp từ thứ 13 đến 18.

Kết quả kiểm nghiệm các Test đánh giá trình độ tập luyện cho Nam VĐV Bóng đá U15. Được trình bày ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. So sánh kết quả kiểm tra 13 Test đánh giá trình độ

tập luyện giữa nhóm 1 và nhóm 2 ( n= 20)

TTYếu tốCác chỉ tiêuNhóm 1

(n = 10)

Nhóm 2

(n = 10)

So sánh
tP
1Tâm lý– Test Tapping (lần)63 ± 3.9462 ± 4.522.231< 0.05
2– Landolt (bit/s)1.57 ± 0.151.48 ± 0.124,521< 0.01
3– Phản xạ đơn194 ± 24200 ± 332,45< 0.05
4– Phản xạ lựa chọn (ms)212 ± 21223 ± 223,125< 0.01
1Kỹ thuật– Dẫn bóng 30 m luồn cọc sút cầu môn ngoài vòng 16m50(s)12.4 ± 1.7913.1 ± 2.142,21< 0.05
2– Đá bóng từ 20 m bằng lòng bàn chân thuận và chân không thuận vào cầu môn (lần)7.7 ± 1.746.5 ± 3.312.99< 0.05
3– Tâng bóng bằng 2 chân (lần)132 ± 9.6116 ± 5.23.18< 0.01
4– Tâng bóng 12 điểm chạm (lần)6.8 ± 0.835.2 ± 0.943.24< 0.01
1Thể lực– Chạy 30m XPC (s)5.2 ± 0.465.9 ± 0.543.41< 0.01
2– Chạy 5x60m XPC (s)49.22 ±4.3251.22 ± 4.583.72< 0.01
3– Bật xa tại chỗ (m)2.3 ± 0.362.04 ± 0.422.92< 0.05
4– Chạy 1.500m XPC (s)370 ± 15.2384 ±26.82.36< 0.05
5– Tại chỗ ném bóng xa (m)18.4 ± 2.217.1 ± 2.42.21< 0.05

Từ kết quả ở bảng 3.6 cho thấy:

– Các các Test tâm lý: Có thể thấy kết quả kiểm tra đã chứng minh tầm quan trọng của năng lực thu nhận và xử lý thông tin cùng với khả năng phản ứng nhanh nhạy với các tình huống diễn biến nhanh và phức tạp trong thi đấu là những phẩm chất sống còn với một vận động viên Bóng đá. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy thành tích của nhóm 1 hơn hẳn nhóm 2 và đạt sự khác biệt với độ tin cậy ở ngưỡng xác suất P < 0,01.

– Ở các Test kỹ thuật, kết quả kiểm tra đều cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm. Nhưng có một điểm mà chúng tôi vẫn chưa hoàn toàn lý giải được, đó là sự chênh lệch về chỉ số t trong khi so sánh 4 Test kỹ thuật. Vì theo nhận định ban đầu của chúng tôi thì các Test số 1, 2 là những Test rất đặc thù so với Test 3, 4 nhưng kết quả lại cho thấy sự khác biệt giữa hai nhóm ở Test 1, 2 chỉ đạt ngưỡng P< 0,05 trong khi ở hai Test 3, 4 lại đạt P<0,01.

– Ở các Test thể lực cho thấy khả năng đạt tốc độ cao và duy trì tốc độ là tố chất hàng đầu đối với vận động viên Bóng đá, thể hiện ở sự khác biệt rất rõ nét giữa kết quả kiểm tra giữa hai nhóm với P<0,01. Nhưng nhìn chung tất cả các kết quả kiểm tra ở cả 5 Test thể lực đều đạt ngưỡng xác xuất cần thiết P<0,05 trở lên, cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa giữa hai nhóm.

Khi so sánh kết quả kiểm tra 13 Test giữa nhóm 1 và nhóm 2 có thể thấy rằng hầu như tất cả các Test kết quả thực hiện của nhóm 1 (nhóm có thành tích thi đấu tốt) đều hơn kết quả nhóm 2 (nhóm có thành tích thi đấu kém) và đều đạt độ tin cậy ở ngưỡng xác suất từ P < 0,05 đến P < 0,01. Điều đó có nghĩa là hệ thống gồm 13 Test kể trên có khả năng đánh giá được TĐTL của nam VĐV Bóng đá U15 trong giai đoạn chuyên môn hoá sâu. Hay nói một cách khác VĐV Bóng đá có thành tích thể thao tốt, đồng thời cũng là những VĐV có năng lực thực hiện 13 Test đề ra đạt kết quả cao, ngược lại VĐV có kết quả thi đấu kém cũng là những VĐV thực hiện 13 Test kiểm tra không mấy khả quan.

Nghiên cứu bài tập nâng cao hiệu quả đòn chân tấn công trong đối kháng cho nam vận động viên Vovinam Trung Tâm Thể Dục Thể Thao Hà Tĩnh
Nghiên cứu bài tập nâng cao hiệu quả đòn chân tấn công trong đối kháng cho nam vận động viên Vovinam Trung Tâm Thể Dục Thể Thao Hà Tĩnh

3.2.2. Tiêu chuẩn hoá các Test đánh giá trình độ tập luyện cho nam VĐV Bóng đá U15 sau 1 và 2 năm tập luyện

3.2.2.1. Lập thang điểm đánh giá trình độ tập luyện.

Căn cứ vào kết quả ba lần kiểm tra (thông qua , được giới thiệu qua phần phụ lục) và công thức tính điểm đã nêu ở chương 2, mục 2.3.5, tiến hành lập thang điểm cho các Test tiêu biểu ở từng nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu. Do trong thực tế các kết quả kiểm tra tính bằng số lần hoặc số quả không thể nhỏ hơn một đơn vị, nên phải làm tròn. Nếu theo tính toàn từ 0,1 ? 0,5 thì bỏ, nếu là từ 0,6 ? 0,9 tính thêm một lần hoặc 1 quả.

Ngoài ra cũng cần lưu ý rằng, trong bảng điểm theo thang 10 bậc nhiều khi thành tích kiểm tra lại ở giữa 2 điểm. Vì thế, để tiện cho việc chính xác hoá điểm tới 0,5 điểm, ta có thể vận dụng cách tính như sau:

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN TDTT\LUAN VAN 3 NGUOI/ tien

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *