luận văn hoàn thiện công tác quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu bằng thủ tục hải quan điện tử tại cục hải quan tp. cần thơ

luận văn hoàn thiện công tác quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu bằng thủ tục hải quan điện tử tại cục hải quan tp. cần thơ

  1. Tính cấp thiết của đề tài, luận văn hoàn thiện công tác quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu bằng thủ tục hải quan điện tử tại cục hải quan tp. cần thơ

Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới , chịu sự tác động của các mối quan hệ ngoại thương ngày càng đa dạng, phức tạp hơn. Hải quan được ví như “người gác cổng nền kinh tế” vừa tạo thuận lợi thông thoáng hoạt động thương mại – đầu tư – du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế; nhưng phải kiểm soát được buôn lậu, gian lận thương mại, bảo vệ chủ quyền kinh tế, an ninh quốc gia và an toàn xã hội. Thủ tục hải quan điện tử Việt Nam bắt đầu thí điểm từ 2005, đến nay sau một thời gian áp dụng đã nhận được nhiều lợi ích rất lớn như tích cực nghiên cứu, xây dựng, đẩy mạnh áp dụng nhiều phương thức quản lý tiên tiến, công nghệ hiện đại vào quản lý nhà nước về hải quan, qua đó, đã góp phần bảo đảm thực hiện chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học và công nghệ; hợp tác và giao lưu quốc tế; bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân liên quan.

Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế cần khắc phục, đặc biệt là bối cảnh hội nhập, tuân thủ thực hiện cam kết quốc tế. Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa nhanh chóng nhưng vừa đảm bảo việc quản lý, giám sát của cơ quan hải quan được đảm bảo thì vấn đề đặt ra cho ngành hải quan là phải đẩy mạnh hơn nữa công tác cải cách, hiện đại hóa ngành hải quan mà trọng tâm là việc áp dụng mạnh mẽ công tác quản lý hàng hóa vào nghiệp vụ quản lý hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

          Trao đổi thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước, xác định vai trò chiến lược này của công tác quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu của tổng Cục Hải quan nói chung và Cục Hải quan TP.Cần Thơ nói riêng tôi chọn đề tài hoàn thiện công tác quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu bằng thủ tục hải quan điện tử tại cục hải quan tp. cần thơ nhằm tìm ra những định hướng và giải pháp HOÀN THIỆNcông tác quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu, góp phần đóng góp vào sự phát triển của thành phố và đất nước.

  1. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài “HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ TẠI CỤC HẢI QUAN TP. CẦN THƠ” Mục tiêu nghiên cứu là Luận văn nhằm giải quyết các vấn đề nghiên cứu:

  1. a) Cơ sở lý luận về thủ tục hải quan điện tử gắn với áp dụng chuẩn mực hải quan hiện đại.
  2. b) Đánh giá thực trạng triển khai thủ tục hải quan điện tử Việt Nam vào công tác quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu của TP.Cần Thơ trong bối cảnh áp dụng các chuẩn mực hải quan hiện đại.
  3. c) Đề xuất giải pháp có cơ sở khoa học, thực tiễn nhằm đẩy mạnh công tác quản lý hàng hóa một cách có hiệu quả

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Phù hợp với mục tiêu nói trên, luận văn có nhiệm vụ:

                 – Hệ thống hóa cơ sở lý luận của việc áp dụng quản lý hàng hóa vào quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

                 – Tổng thuật kinh nghiệm quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu trong quy trình thủ tục hải quan của một số nước.

                 – Phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu vào thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Cục Hải quan Cần Thơ.

     – Đề xuất định hướng, giải pháp HOÀN THIỆNcông tác quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu trong quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Cục Hải quan Cần Thơ Quảng Nam trong thời gian tới.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.1. Về phương diện lý luận

– Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản, phân tích nội hàm và đưa ra nội dung mới về: hải quan, thủ tục Hải quan, thủ tục hải quan điện tử, chuẩn mực hải quan hiện đại, điều kiện áp dụng chuẩn mực hải quan hiện đại vào thủ tục hải quan điện tử.

 – Nghiên cứu các công ước, điều ước quốc tế về hải quan từ đó rút ra thủ tục hải quan điện tử hiện đại, phổ quát; đưa ra tiêu chí đánh giá mức độ áp dụng các chuẩn mực hải quan hiện đại trong thực hiện thủ tục hải quan điện tử vào công tác quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu.

3.2. Về phương diện thực tiễn:

            – Từ kinh nghiệm của một số nước có điều kiện tương đồng với Việt Nam, rút ra những bài học thành công, thất bại của các nước khi áp dụng thủ tục hải quan điện tử trong công tác quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu HOÀN THIỆNhoạt động xuất nhập khẩu tại thành phố Cần Thơ

– Phân tích, đánh giá toàn diện dưới nhiều khía cạnh thực trạng áp dụng thủ tục hải quan điện tử Việt Nam vào công tác quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu, thông qua số liệu thứ cấp và số liệu từ cuộc điều tra, khảo sát doanh nghiệp, cán bộ, công chức hải quan trên địa bàn Cần Thơ.

            – Xây dựng mục tiêu, phương hướng, giải pháp HOÀN THIỆNquản lý hàng hóa trong quy trình thủ tục hải quan điện tử đến năm 2020; đề xuất các nhóm giải pháp cốt lõi trong đó tiêu biểu giải pháp cho Cục Hải quan Cần Thơ; các điều kiện đảm bảo để HOÀN THIỆNquản lý hàng hóa khi áp dụng quy trình thủ tục hải quan điện tử.

  1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là việc áp dụng các thông tin đánh giá, phân tích trong quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu vào quy trình thủ tục hải quan điện tử tại Cục Hải quan TP.Cần Thơ.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

 – Phạm vi nội dung: HOÀN THIỆNcông tác quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu trong quy trình thủ tục hải quan điện tử TP. Cần Thơ .

– Phạm vi về không gian: Cục Hải quan TP. Cần Thơ

– Phạm vi về thời gian: Số liệu thống kê và các vấn đề liên quan được sử dụng từ năm 2014 – 2016. Giải pháp đến năm 2022

  1. Phương pháp nghiên cứu và tiến trình nghiên cứu

5.1. Phương pháp chung

Các vấn đề liên quan đến đề tài luận văn sẽ được nghiên cứu dựa trên cơ sở các lý thuyết kinh tế hiện đại, những quy định pháp lý của WTO, của Nhà nước Việt Nam trong lĩnh vực hải quan và những cam kết của Việt Nam với các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực này.

          Để có thể cung cấp cho người đọc một cái nhìn xuyên suốt, đề tài luận văn sử dụng phương nghiên cứu có sự kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính với thống kê mô tả

5.2. Phương pháp cụ thể

            – Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến các chuyên gia trong ngành Hải Quan.

– Phương pháp phân tích:  Xem xét sự hoạt động quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu của Cục Hải quan thành phố Cần Thơ trong mối quan hệ với các yếu tố bên ngoài (yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội…), các yếu tố bên trong Cục Hải quan thành phố Cần Thơ.

– Phương pháp phân tích thống kê:  Tác giả sẽ sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp đáng tin cậy được thu thập từ các báo cáo tổng kết hoạt động, báo cáo quản lý của Cục Hải quan thành phố Cần Thơ, của các doanh nghiệp trong địa bàn thành phố Cần Thơ, các sở ban ngành liên quan…

– Các phương pháp khác: tham khảo và tổng hợp tài liệu từ sách báo, internet…liên quan đến đề tài.

  1. Bố cục của đề tài

Ngoài lời mở đầu, kết luận, các danh mục khác nhau, tài liệu tham khảo và phụ lục thì luận văn được kết cấu thành 3 chương với tên gọi của từng chương cụ thể như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận của công tác quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu trong quy trình thủ tục hải quan điện tử.

 Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu trong quy trình thủ tục hải quan điện tử TP. Cần Thơ

Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu trong quy trình thủ tục hải quan điện tử TP. Cần Thơ.

Tổng quan nghiên cứu về đề tài

         Trên thế giới, thủ tục hải quan điện tử (TTHQĐT) được ứng dụng phổ biến đặc biệt là các nước kinh tế phát triển quá trình thực hiện từ thập kỷ 80 thế kỷ trước; nhiều công trình nước ngoài chủ yếu nghiên cứu về ứng dụng nghiệp vụ hải quan hiện đại vào thủ tục hải quan. Đối với các công trình trong nước chủ yếu tập trung nghiên cứu cho triển khai thí điểm TTHQĐT về xây dựng mô hình tổ chức, công nghệ thông tin và rộng hơn là các kế hoạch hiện đại hóa hải quan. Trong quá trình quản lý nhà nước về hải quan thì tạo điều kiện thuận lợi trong việc thông quan hàng hóa cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu là nhiệm vụ quan trọng. Để thực hiện điều đó thì cơ quan hải quan phải không ngừng cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa mà trọng tâm là công tác quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu phải được đặt lên hàng đầu, không ngừng đẩy mạnh, tăng cường và nâng cao.

Tuy nhiên tại Cục Hải quan TP. Cần Thơ công tác quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu trong quy trình thủ tục hải quan điện tử được triển khai, ban đầu chỉ mới dừng lại việc áp dụng đơn thuần, chưa đi sâu vào phân tích đánh giá thông tin thu thập từ doanh nghiệp làm cơ sở cho việc thông quan hàng hóa đảm bảo, nhanh chóng. Hiện nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu về lĩnh vực quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu Cục Hải quan Cần Thơ. Do đó, đề tài luận văn“tăng cường công tác quản lý hàng hóa xuấ nhập khẩu trong quy trình thủ tục hải quan điện tử tại Cục Hải quan TP. Cần Thơ” không những hệ thống hóa về cơ sở lý luận trong việc áp dụng quản lý rủi ro vào thực hiện thủ tục hải quan điện tử mà còn góp phần định hướng, xây dựng các giải pháp nhằm đưa công tác quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu phát triển trong thời gian tới.


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TRONG QUY TRÌNH THỦ TỤC

HẢI QUAN ĐIỆN TỬ

1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

1.1.1 Khái niệm quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1.1.1.1 Hải quan và thủ tục hải quan

– Hải quan: là cơ quan quản lý nhà nước thực hiện chủ quyền quốc gia trong giao thương quốc tế. Thực hiện đảm bảo an ninh kinh tế, an toàn xã hội bằng việc kiểm tra, giám sát, kiểm soát, thu thuế và phí, thông quan và ngăn ngừa vi phạm pháp luật, gian lận thương mại trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, quá cảnh hàng hóa, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh và quá cảnh.

– Thủ tục hải quan: Luật Hải quan (Việt Nam) định nghĩa “thủ tục hải quan là cáccông việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy địnhcủa luật này đối với hàng hóa, phương tiện vận tải”. Công ước Kyoto định nghĩa tổng quát: “thủ tục hải quan là tất cả các hoạt động mà cơ quan hải quan và những người có liên quan phải thực hiện nhằm đảm bảo sự tuân thủ pháp luật hải quan”.

– Thủ tục hải quan truyền thống: là thủ tục hải quan được thực hiện bằng hình thức thủ công và bắt đầu có sự ứng dụng cơ giới hóa (bằng fax, điện tín và kiểm tra hành lý, hàng hóa bằng máy soi đơn giản) trong quản lý hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và xuất nhập cảnh phương tiện vận tải ở mỗi quốc gia.

– Thủ tục hải quan điện tử: là tất cả các hoạt động mà cơ quan hải quan và các bên liên quan phải thực hiện nhằm bảo đảm sự tuân thủ pháp luật hải quan, dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật số, phương tiện giao tiếp internet.

1.1.1.2 Thủ tục hải quan điện tử

  1. Khái niệm về thủ tục hải quan điện tử

   Để hiểu rõ thủ tục HQ điện tử là gì, trước hết chúng ta hãy bắt đầu bằng khái niệm thủ tục HQ.  Theo định nghĩa tại chương 2 Công ước Kyoto: “ Thủ tục HQ là tất cả các hoạt động mà cơ quan HQ và những người có liên quan phải thực hiện nhằm đảm bảo sự tuân thủ pháp luật HQ.”  Theo quy định của Luật HQ năm 2014, tại khoản 23, Điều 4 thì “Thủ tục HQ là các công việc mà người khai HQ và công chức HQ phải thực hiện theo quy định của Luật này đối với hàng hóa, phương tiện vận tải.”

Trước đây, ở Việt Nam, thủ tục HQ chủ yếu được thực hiện bằng phương pháp truyền thống (hoàn toàn dựa vào hồ sơ giấy) hoặc bán truyền thống (khai báo từ xa) – kết hợp giữa truyền thống và điện tử (khai báo bằng đĩa mềm, khai báo qua mạng internet kết hợp hồ sơ giấy). Trong phương pháp này, luôn có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người khai HQ và công chức HQ trong quá trình làm thủ tục HQ và sử dụng hồ sơ giấy.  Hiện nay, ngoài phương pháp truyền thống, bán truyền thống, thủ tục HQ còn được thực hiện hoàn toàn bằng phương tiện điện tử (hệ thống xử lý dữ liệu điện tử). Người khai HQ có thể đăng ký hồ sơ làm thủ tục HQ bằng cách tạo, gửi các thông tin dưới dạng điện tử đến cơ quan HQ và nhận các thông tin (cũng dưới dạng điện tử) phản hồi từ phía cơ quan HQ thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử. Công chức HQ tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ do DN gửi đến và thông báo kết quả xử lý hồ sơ cho DN cũng thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử. Trong việc làm thủ tục HQ, người khai HQ và công chức HQ không có sự tiếp xúc trực tiếp (trừ một số trường hợp ngoại lệ).

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan thì Thủ tục HQĐT là thủ tục HQ, trong đó việc khai, tiếp nhận, xử lý thông tin khai hải quan, trao đổi các thông tin khác theo quy định của pháp luật về thủ tục hải quan giữa các bên có liên quan thực hiện thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan [2]. Như vậy, trong thủ tục HQĐT thì người khai HQ được khai và gửi hồ sơ HQ thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của HQ. Đối với công chức HQ thì việc tiếp nhận và đăng ký hồ sơ HQ được thực hiện hoàn toàn thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của HQ. 

  1. Vai trò của thủ tục hải quan điện tử

– Đối với hội nhập quốc tế: gắn kết nhanh, xóa bỏ rào cản về địa lý, hiệu lực cao, hiệu quả tốt của TTHQĐT trong hợp tác và phát triển giao thương giữa các quốc gia.

– Đối với công tác quản lý nhà nước: cho phép đơn giản hóa, giảm thiểu số lượng thủ tục hành chính của ngành hải quan. Cho phép thực hiện triệt để hơn nguyên tắc quản lý tập trung thống nhất. Tác động và thúc đẩy các cơ quan quản lý nhà nước đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa – ứng dụng công nghệ thông tin trong thủ tục hành chính. Minh bạch, rõ ràng nên cho phép tăng cường hiệu lực và hiệu quả của quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan.

– Đối với doanh nghiệp: tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp do cắt giảm chi phí về phí làm tờ khai hải quan, giảm thời gian kiểm tra hồ sơ hải quan, giảm chi phí lưu kho bãi hàng hóa, giảm chi phí đưa và nhận hối lộ với công chức hải quan. Tạo nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp hội nhập quốc tế, xóa bỏ các rào cản quốc gia do thực hiện “một cửa quốc gia”, “một cửa khu vực”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *