Tội tàng trữ vận chuyển mua bán trái phép chất ma túy pháp luật hình sự

Tội tàng trữ vận chuyển mua bán trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự

Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn  tỉnh Quảng Nam

1. Tính cấp thiết của đề tài

Cả nhân loại đang nỗ lực hướng tới một cuộc sống hòa bình, hạnh phúc, không có ma túy, nhưng ma túy hiện vẫn là vấn đề được quan tâm trên toàn cầu. Tệ nạn về ma túy đã và đang trở thành hiểm họa lớn của toàn nhân loại. Không một quốc gia, không một dân tộc nào thoát ra ngoài vùng xoáy khủng khiếp của nó để tránh khỏi những hậu quả do nghiện hút và buôn lậu ma túy gây ra. Ma túy đang làm gia tăng tội phạm, bạo lực, tham nhũng, vắt kiệt nhân lực, tài chính, hủy diệt những tiềm năng quý báu mà lẽ ra phải được huy động cho phát triển kinh tế – xã hội để đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người. Bên cạnh đó, ma túy còn làm suy thoái nhân cách, phẩm giá, tàn phá cuộc sống yên vui của gia đình, là nguyên nhân gây mất trật tự an toàn xã hội, là nguồn gốc của nhiều loại tội phạm hình sự khác. Ma túy gắn liền với hành vi phạm tội và là nguồn gốc bổ sung của tội phạm. Khi bị nghiện, người nghiện ma túy sẵn sàng làm mọi việc để có tiền sử dụng ma túy như giết người, cướp của… Nghiêm trọng hơn, ma túy là tác nhân căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS phát triển. Đây chính là những rào cản lớn ngăn cản người xây dựng cuộc sống văn minh, hiện đại.

Ma túy từ khi xuất hiện đã gây tác hại to lớn đối với con người và cộng đồng xã hội, cho nên các quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam, qua các thời kỳ lịch sử đều kiên quyết đấu tranh ngăn chặn nó. Các nhà nước Việt Nam từ chế độ phong kiến cho đến chế độ XHCN hiện nay đã có những đạo luật khác nhau để ngăn chặn ma túy và sự phát triển của tội phạm ma túy. Ngày nay, tội phạm về ma túy ngày càng gia tăng, phương thức thủ đoạn hoạt động ngày càng phức tạp và tinh vi, thể hiện dưới nhiều hình thức và phương thức khác nhau. Nó mang tính toàn cầu và trở thành hiểm họa chung cho nhân loại.

Không năm ngoài những diễn biến tình hình tội phạm về ma túy ở thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam hiện nay cũng đang trở thành điểm nóng và cấp thiết. Nguyên nhân chủ yếu là do địa bàn tỉnh Quảng Nam rộng với tổng diện tích  1.043.836,96 ha, là một tỉnh ven biển thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm của miền Trung, phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng, phía Đông giáp biển Đông với trên 125 km bờ biển, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum và nước cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi. Quảng Nam có 16 huyện và 2 thành phố, trong đó có 9 huyện miền núi, vùng đồi núi chiếm 72%, hệ thống sông ngòi chằng chịt thuận lợi phát nguồn kinh tế khai thác lâm sản và thủy điện, nhưng lại là nơi tập trung nhiều tệ nạn, đặc biệt là tội phạm về ma túy. Bên cạnh đó, Quảng Nam nổi lên với các nguồn khoáng sản, đặc biệt là vàng, vì vậy các khu khai thác vàng trái phép nhanh chóng hình thành và thu hút lực lượng lao động không nghề nghiệp từ các tỉnh thành lân cận và đây đang trở thành điểm nóng về tội phạm ma túy. Trong 05 năm gần đây, tội phạm ở các bãi vàng ngày càng gia tăng chiếm 50% số án ma túy. Thêm vào đó, Quảng Nam lại có một số huyện, tiếp giáp với với biên giới Lào, nên tình hình trao đổi ma túy ở các khu vực này cũng trở nên cấp bách. Điển hình gần đây nhất, vào chiều 29/5/2014, lực lượng Phòng chống ma túy BĐBP tỉnh Quảng Nam bắt quả tang đối tượng Quách Văn Bảo (1971, dân tộc Mường, trú Hưng Thị, Lạc Thủy, Hòa Bình) đang vận chuyển hơn 1.000 tép heroin vào các bãi vàng ở Khu bảo tồn Sông Thanh (thuộc xã Tà Bhing, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam) để tiêu thụ. Đây là vụ bắt giữ ma túy lớn nhất kể từ sau 5 năm lại đây của lực lượng phòng chống ma túy BĐBP Quảng Nam. Ngoài ra, do tiếp giáp với nhiều tỉnh lân cận nên số lượng ma túy từ các nơi khác chuyển về cũng theo đó tăng lên nhanh chóng, vụ án điển hình vào năm 2011 được dư luận quan tâm nhất là vụ án ông trùm ma túy Nguyễn Văn Thủy và đồng bọn bị sa lưới: Vụ án là chiến công sau 140 ngày đêm ăn đường ngủ bụi, các trinh sát dầy dặn kinh nghiệm trong chuyên án mang bí số 789V đã cất được mẻ lưới lớn bắt trọn ổ mua bán ma túy lớn nhất tỉnh Quảng Nam, tính từ trước đến nay. Trong vụ án, “mắt xích” quan trọng nhất của đường dây ma túy từ các tỉnh khác về Quảng Nam này không ai khác là một “nữ quái” Phạm Thị Vân từng nhẵn mặt với các trinh sát vì trước kia đối tượng đã bị bắt và dùng “chiêu” liên tục sinh con nhỏ với các đàn ông khác nhau nhằm tránh ngồi nhà đá để tiếp tục mua bán ma túy. Qua đó, nhận thấy tình hình ma túy trên địa bàn tỉnh khá phức tạp hiện heroin là loại ma túy chủ yếu trong các vụ mua bán, vận chuyển, số vụ và lượng ma túy tổng hợp (chủ yếu là ma túy đá) bị phát hiện, bắt giữ gia tăng nhanh trong thời gian gần đây với những hình thức tinh vi, xảo quyệt như cất giấu trong hàng hóa, trong cơ thể, hành lý để vận chuyển. Tình hình sử dụng ma túy ngày càng lớn, số người sử dụng ma túy tổng hợp ngày càng gia tăng, đặc biệt là loại ma túy đá đang ở mức báo động. Loại ma túy này gây ảo giác, làm mất khả năng kiểm soát hành vi, gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng.

Từ thực tế về tình hình tội phạm về ma túy, cơ quan có thẩm quyền cần phải nắm vững hành vi, cách thức thực hiện của bọn chúng để triệt phá băng nhóm tội phạm ma túy có tính chất nhỏ lẻ cũng như các đường dây ma túy lớn. Cơ quan tiến hành tố tụng phải xác định đúng tội danh đối với những tội  phạm  về  ma túy, để  xử  lý nghiêm khắc những kẻ mang đến “cái  chết trắng” cho nhân loại. Hiện nay có rất nhiều loại ma túy phổ biến như hêrôin, cần sa, ma túy tổng hợp (ATS, Ecstasy, Dolophine, MS contin…), còn có rất nhiều loại ma túy tổng hợp khác mà cơ quan chức năng chưa xác định được. Vì vậy, việc xác định các chất nào đó là ma túy là việc cần thiết và quan trọng trong việc định tội danh  và quyết định hình phạt đối với từng loại tội phạm về ma túy.  Bên cạnh đó, tội phạm về ma tuý là loại tội phạm đặc biệt nguy hiểm. Những đối tượng cầm đầu thường không lộ diện, chúng thuê  người dân tộc thiểu số có đời  sống khó khăn, đối tượng nghiện ma tuý hoặc những người nhận thức pháp luật hạn chế. Những người thực hiện, giúp sức thường không biết tên tuổi, địa chỉ của đối tượng cầm đầu nên việc điều tra không được mở rộng và việc triệt phá đường dây cũng như đối tượng cầm đầu trong nhiều vụ án rất khó khăn. Đặc biệt, trong quá trình giải quyết án ma tuý có nhiều vụ án không xác định đúng tội danh, dẫn đến quyết định sai hình phạt, dẫn đến việc phải ra quyết định thay đổi tội danh hoặc kháng cáo, kháng nghị. Do vậy, cần  phải xác định đúng tội danh và quyết định hình phạt đối với tội phạm này để trừng trị nghiêm khắc, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.

Chính những lí do trên mà tôi đã lựa chọn vấn đề: “Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn  tỉnh Quảng Nam” để nghiên cứu.

2. Tình hình nghiên cứu

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu

Trong phạm vi của luận văn tốt nghiệp, tác giả mong muốn đưa ra cái nhìn tổng quát về các quy định của pháp luật hình sự đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép và chiếm đoạt chất ma túy, cũng như việc áp dụng tội này trong thực tiễn. Từ đó làm sáng tỏ những ưu điểm, những tồn tại trong quá trình định tội danh và quyết định hình phạt, thông qua đó đưa ra giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép và chiếm đoạt chất ma túy, đồng thời nâng cao hiêu quả công tác thực hiện pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng.

* Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được những mục đích đó trong quá trình nghiên cứu đề tài cần hoàn thiện nhiệm vụ cụ thể sau:

Thứ nhất, Làm rõ lý luận về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép và chiếm đoạt chất ma túy, theo quy định của BLHS năm 1999.

Thứ hai, phân tích làm rõ những căn cứ pháp lý cụ thể của việc Định tội danh đối với tội “Tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy”” và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Thứ ba, phân tích làm rõ những căn cứ pháp lý cụ thể của việc Quyết định hình phạt đối với tội “Tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy”” và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Thứ tư, đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật hình sự về  tội “Tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy”, cũng  như  công tác đấu tranh phòng, chống các tội phạm về ma túy.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu các căn cứ pháp lý của pháp luật hình sự về tội “Tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy” thông qua BLHS, đồng thời thông qua các số liệu giải quyết các vụ án hình sự từ năm 2010 đến năm 2014 để phân tích, tìm ra những khó khăn, tồn tại, vướng mắc cần hoàn thiện vấn đề định tội danh và quyết định hình phạt.

* Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến tội Tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trong tình  hình hiện nay.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước ta về đấu tranh, phòng chống tội phạm.

Trong quá trình  nghiên cứu, tác giả còn sử dụng phương pháp  như phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp  và phương pháp thống kê tình hình thực tiễn, áp dụng tội “Tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy” của cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận văn cũng đánh giá tình hình và từ đó đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc áp dụng quy định tội “Tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy”.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Kết quả nghiên cứu của luận văn tốt nghiệp góp phần hoàn thiện lý luận và thực tiễn tội “Tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy”. Luận văn đi vào nghiên cứu vấn đề chung về tội tội “Tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy”, định tội danh và quyết định hình phạt, phân tích cụ thể các căn cứ pháp lý của tội “Tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy”, dựa trên kết quả công tác giải quyết vụ án hình sự của cơ quan tiến hành tố tụng trong những năm gần đây để đánh giá tồn tại, hạn chế, từ đó tìm ra nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế này  để có giải pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả áp dụng trong thực tiễn.

Luận văn còn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo lý luận, có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu học tập và sử dụng trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy.

7. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần  mở đầu và kết  luận, danh  mục tài  liệu tham khảo,  luận  văn có cấu trúc gồm ba chương:

Chương 1: Những vấn đề chung về tội Tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999

Chương 2: Thực tiễn định tội danh đối với tội Tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Chương 3: Thực tiễn Quyết định hình phạt đối với tội Tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy theo pháp luật hình sự Việt Nam từ năm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn  tỉnh Quảng Nam
Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

VỀ TỘI TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, MUA BÁN TRÁI PHÉP HOẶC CHIẾM ĐOẠT CHẤT MA TÚY THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999

1.1. Khái quát lịch sử lập pháp về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy

Trong quá trình soạn thảo Bộ luật hình sự năm 1999, qua thực tiễn xét xử, Bộ luật hình sự năm 1985 có nhiều điểm không phù hợp, khó áp dụng trong thực tiễn xét xử, nên đã điều chỉnh lại cho phù hợp. Một thay đổi lớn nhất đối với các tội phạm về ma tuý quy định tại chương XVIII Bộ luật hình sự năm 1999 so với chương VIIA Bộ luật hình sự năm 1985 là nhập bốn tội quy định các Điều 185c,185d,185đ và 185e thành một tội quy định tại Điều 194 với đầy đủ các hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán và chiếm đoạt chất ma tuý, đồng thời quy định hình phạt bổ sung ngay trong từng điều luật mà không quy định thành một điều luật riêng như Bộ luật hình sự năm 1985 (Điều 185o). [25 tr.12-13]

1.2. Quy định của Bộ luật hình sự về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy.

1.2.1. Dấu hiệu pháp lý của tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy

1.2.1.1. Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội này là chủ thể thường, có năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi theo Luật định.

1.2.1.2. Khách thể của tội phạm

Nhà nước độc quyền và thống nhất quản lý chất ma túy là loại chất gây nghiện nguy hiểm với những quy định rất nghiêm ngặt. Đối tượng của tội phạm này là các chất ma túy và các nguyên liệu thực vật có chứa chất ma túy.

1.2.1.3. Mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy là những biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm, đó là việc người phạm tội thực hiện các hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy.

1.2.1.4. Mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp. Động cơ mục đích phạm tội rất đa dạng nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm

1.2.2. Đường lối xử lý tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy

1.2.2.1. Các trường hợp phạm tội quy định tại khoản 2 Điều 194 Bộ luật hình sự

Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 194 Bộ luật hình sự thì người phạm tội bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm, là tội phạm rất nghiêm trọng.

1.2.2.2. Các trường hợp phạm tội quy định tại khoản 3 Điều 194 Bộ luật hình sự

Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 194 Bộ luật hình sự thì người phạm tội bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm, là tội phạm rất nghiêm trọng.

1.2.2.3. Các trường hợp phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 194 Bộ luật hình sự

Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 194 Bộ luật hình sự thì người phạm tội bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

1.2.2.4. Hình phạt bổ sung

Người phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Chương 2

THỰC TIỄN ĐỊNH TỘI DANH TỘI TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, MUA BÁN TRÁI PHÉP HOẶC CHIẾM ĐOẠT CHẤT MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

2.1.  Khái quát lí luận về định tội danh

2.1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của định tội danh

* Khái niệm định tội danh

Định tội danh là việc xác định và ghi nhận về mặt pháp lý sự phù hợp chính xác giữa các dấu hiệu của hành vi phạm tội cụ thể đã được thực hiện với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm được quy phạm pháp luật hình sự quy định. [36, tr.26-27]

* Đặc điểm của định tội danh

Thứ nhất, định tội danh là hoạt động tiến hành tố tụng được tiến hành bởi các cơ quan tố tụng và một số cơ quan khác theo thẩm quyền; Thứ hai, việc định tội danh được tiến hành trên cơ sở áp dụng pháp luật hình sự và pháp luật TTHS; Thứ ba, hoạt động định tội danh là hoạt động đối chiếu sự phù hợp giữa các dấu hiệu thực tế của cấu thành tội phạm và dấu hiệu pháp lý của cấu thành tội phạm được mô tả trong BLHS; Thứ tư, sau khi đối chiếu sự phù hợp giữa dấu hiệu thực tế của cấu thành tội phạm và dấu hiệu pháp lý của cấu thành tội phạm được mô tả trong luật hình sự thì cơ quan có thẩm quyền sẽ đưa ra kết luận người đó phạm tội gì theo điều luật nào của BLHS bằng một quyết định cụ thể.

* Ý nghĩa của định tội danh [36, tr.28-29]

Định tội danh là một giai đoạn cơ bản của việc áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự. Định tội danh đúng có ý nghĩa chính trị – xã hội, đạo đức và pháp luật rất lớn.

2.1.2. Khái niệm định tội danh tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy

Định tội danh tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy là hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng hoặc các cơ quan khác có thẩm quyền theo quy định  của BLTTHS nhằm xem xét, đánh giá, phân tích hành vi phạm tội có thỏa mãn những dấu hiệu của cấu thành tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy hay không, nếu đúng nó thì là ở điểm, khoản nào của Điều 194 BLHS”.

Từ 2010 đến 2014, tổng số vụ về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Nam là 386 vụ/518 bị can, trong đó chiếm 50% tội phạm cấu thành tội tàng trữ trái phép chất ma túy, 40% tội phạm cấu thành tội mua bán trái phép chất ma túy, 10% tội phạm cấu thành tội vận chuyển trái phép chất ma túy và không có tội phạm nào cấu thành tội chiếm đoạt chất ma túy.

2.2. Định tội danh tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

2.2.1. Định tội danh theo cấu thành tội phạm cơ bản

Qua thống kê, số vụ và số bị can thì tội phạm thực hiện hành vi phạm tội tại khoản 1 có khoảng 116 vụ/ 155 bị cáo, chiếm 30% trên tổng số vụ và bị cáo.

Qua nghiên cứu 50 hồ sơ vụ án/80 bị cáo đã chọn, thì tội phạm tại khoản 1 có khoảng 17 vụ/ 22 bị cáo, hầu hết các vụ án đều được điều tra, truy tố, xét xử theo đúng quy định của pháp luật chiếm 95,5%, không có trường hợp định sai tội danh. Vì các tội phạm về ma túy, chủ yếu là bắt quả tang nên hành vi phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp, thu giữ tang vật ngay tại hiện trường nên khi bị bắt, tội phạm đều thành khẩn khai nhận về hành vi của mình, mức hình phạt của tội này là từ hai năm đến bay năm tù. Đây là loại tội phạm nghiêm trọng nên đa số không áp dụng hình phạt cho hưởng án treo, sau khi tuyên án, các bị cáo đều nhận tội, ít có trường hợp kháng cáo, kháng nghị.

2.2.2. Định tội danh theo cấu thành tội phạm tăng nặng tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

* Định tội danh theo cấu thành tăng nặng quy định tại khoản 2, Điều 194, BLHS

Lợi nhuận mà ma túy mang lại cho cho những người phạm tội là siêu lợi nhuận, đồng thời khi đã nghiện ma túy thì rất khó bỏ, vì vậy, từ năm 2010 đến 2014, theo thống kê trên địa bản tỉnh có đến 193 vụ/270 bị cáo bị phạm tội tại khoản 2, Điều 194, chiếm đến chiếm 50% trên tổng số vụ và bị cáo. Cũng qua các vụ án đã chọn nghiên cứu thì có 25 vụ/ 45 bị cáo phạm tội quy định tại khoản này.

* Định tội danh theo cấu thành tăng nặng quy định tại khoản 3, Điều 194, BLHS

Trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2014, theo tác giả thống kê, có đến 47 vụ/ 52 bị cáo có hành vi phạm tội cấu thành tại khoản 3, chiếm tỷ lệ 12% trên tổng số vụ án ma túy trong kỳ thống kê, có mức hình phạt từ 15 đến 20 năm tù. Qua nghiên cứu các vụ án đã chọn có 05 vụ/ 07 bị cáo phạm tội tại khoản 3. Vì định khung tăng nặng tại khoản 3, chủ yếu là về hàm lượng nên trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử chưa gặp nhiều vướng mắc.

* Định tội danh theo cấu thành tăng nặng quy định tại khoản 4, Điều 194, BLHS

Hành vi cấu thành tội phạm ở khoản 4, là tình tiết định khung tăng nặng cao nhất quy định đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy. Ở khung này, tỷ lệ tội phạm chiếm khoảng 8% trên tổng số vụ án đã xét xử, từ năm 2010 đến 2014 có 30 vụ/41 bị cáo. Qua các vụ án nghiên cứu có 02 vụ/ 3 bị can phạm tội tại khoản này, các cơ quan tiến hành tố tụng không có vướng mắc trong quá trình định tội danh, song tội phạm bị tuyên phạt ở khung này thường làm đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

2.3. Kiến nghị hoàn thiện định tội danh tội tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy

* Về việc giám định hàm lượng chất ma túy

Việc giám định hàm lượng chất ma túy còn gặp khó khăn do chưa có đủ trang thiết bị kỹ thuật để giám định dẫn đến việc khởi tố, truy tố và xét xử một số vụ án về ma túy chưa đảm bảo tính chính xác, khách quan, quá trình điều tra các vụ án ma túy bị kéo dài.

* Về việc tính trọng lượng ma túy

Việc tính trọng lượng ma túy trong một số vụ án cũng chưa thống nhất, có vụ án căn cứ vào hàm lượng (tinh chất) ma túy nhưng có vụ án lại căn cứ trọng lượng thực tế (gồm tinh chất và tạp chất) thu giữ được để xem xét trách nhiệm hình sự, dẫn đến việc đánh giá tính chất, mức độ phạm tội trong các vụ án cũng khác nhau.

* Về phạm tội nhiều lần

Hiện nay phần lớn các vụ án về ma túy là phạm tội quả tang, hàm lượng ma túy được xác định dựa trên kết quả giám định tang vật của vụ án. Do vậy việc xác định hàm lượng ma túy trong trường hợp phạm tội nhiều lần (do bị cáo tự khai) là hết sức khó khăn, không có cơ sở để xác định định lượng, khi cân nhắc hình phạt chỉ xem xét hình phạt đối với định lượng khi bắt quả tang.

* Về tình tiết là yếu tố định khung hình phạt

Việc áp dụng tình tiết định khung nhiều lần quy định tại điểm b khoản 2 điều 194 còn khó khăn.

 Kiến nghị

– Đề nghị nghiên cứu thành lập một cơ quan chuyên trách về giám định, kết luận các loại chất ma túy để kịp thời phục vụ trong công tác đấu tranh với loại tội phạm này; Trang bị đầy đủ thiết bị kỹ thuật cho các cơ quan chuyên môn để thực hiện tốt việc giám định xác định hàm lượng chất ma túy hoặc tiền chất ma túy; Đề nghị cơ quan giám định tư pháp cần đưa ra kết luận chính xác về loại ma túy được giám định xếp hàng thứ bao nhiêu trong danh mục các chất ma túy, tiền chất hoặc các chất hóa học khác; Đề nghị nên hướng dẫn thu hẹp lại khoảng cách định lượng.

– Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ xét xử tội phạm về ma túy, nhất là tập huấn việc nhận dạng các chất ma túy được tinh chế dưới dạng mới, các vấn đề liên quan đến xác định định lượng ma túy để cập nhật kiến thức chuyên môn cho đội ngũ Thẩm phán và Thư ký.

Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn  tỉnh Quảng Nam
Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam

Chương 3

THỰC TIỄN QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI TỘI TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, MUA BÁN TRÁI PHÉP HOẶC CHIẾM ĐOẠT CHẤT MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

3.1. Khái quát lí luận về quyết định hình phạt

3.1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của quyết định hình phạt

* Khái niệm quyết định hình phạt

Quyết định hình phạt là một trong những giai đoạn cơ bản, một trong những nội dung của quá trình áp dụng pháp luật hình sự. Giai đoạn này chiếm vị trí đặc biệt trong quá trình áp dụng pháp luật hình sự, góp phần để pháp luật hình sự phát huy hết hiệu lực trong đời sống xã hội. [37, tr.386]

* Đặc điểm của quyết định hình phạt

Nội dung của quyết định hình phạt thể hiện ở hai đặc điểm sau: Thứ nhất, Tòa án lựa chọn một trong những hình phạt cụ thể được quy định trong điều luật (khoản điều luật) được áp dụng để quyết định đối với bị cáo; Thứ hai, xác định một mức hình phạt cụ thể đối với bị  cáo. [37, tr.385]

* Ý nghĩa của quyết định hình phạt

Quyết định hình phạt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về chính trị và pháp luật. Chỉ khi hình phạt được quyết định một cách chính xác và công bằng, thì mục đích của hình phạt mới đạt được, tức là có tác dụng giáo dục và cải tạo người phạm tội, ngăn ngừa phạm tội mới và giáo dục người khác. Hình phạt được quyết định quá nhẹ so với tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm đã được thực hiện, sẽ sinh ra ở người phạm tội và ở những người khác thái độ xem thường pháp luật. Hình phạt được quyết định quá nặng, sẽ gây ra ở người bị án sự không tịn tưởng vào tính công bằng của pháp luật và sự công minh của các cơ quan tiến hành tố tụng. Cả hai tình trạng đó đều dẫn đến hậu quả là làm giảm ý nghĩa phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung của hình phạt. Quyết định hình phạt đúng đắn sẽ góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, trật tự và kỷ cương xã hội. [37, tr.384]

3.1.2. Các nguyên tắc quyết định hình phạt

Thứ nhất, nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa; Thứ hai, nguyên tắc nhân đạo; Thứ ba, tư tưởng cơ bản của nguyên tắc cá thể hóa khi quyết định hình phạt; Thứ tư, nguyên tắc công bằng. [37, tr.386-394]

3.1.3. Các căn cứ quyết định hình phạt

Thứ nhất, căn cứ vào các quy định của BLHS, tức là căn cứ vào các quy định của Phần chung và Phần các tội phạm (điều luật quy định tội phạm mà các bị cáo đã phạm); Thứ hai, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi tội phạm đã thực hiện; Thứ ba, cân nhắc nhân thân người phạm tội; Thứ tư, cân nhắc các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự. [37, tr.395-411]

3.2. Quyết định hình phạt đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

3.2.1. Quyết định hình phạt trong trường hợp thông thường

Quyết định hình phạt trong trường hợp thông thường có 259 bị cáo/ tổng số 5418 bị cáo, chiếm 50% trên tổng số các bị cáo đã xét xử. Các căn cứ quyết định hình phạt trong thực tiễn xét xử theo nghiên cứu của tác giả thường đúng quy định của pháp luật. Đa số các vụ án đã xét xử, rất ít thường hợp kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, tỷ lệ này chiếm khoảng 10% trên tổng số vụ đã xét xử theo quyết định hình phạt thông thường, song các trường hợp được giảm nhẹ hình phạt rất ít, chủ yếu là y án.

3.2.2. Quyết định hình phạt theo các trường hợp đặc biệt

*  Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật, quy định tại điều 47BLHS

Có 83 bị cáo áp dụng quyết định hình phạt trong trường hợp này, chiếm khoảng 15%/ tổng số bị cáo theo thống kê từ năm 2010 đến 2014. Có một số vụ án xét xử, tác giả nhận thấy còn chưa thỏa đáng, chỉ áp dụng 1 điểm tại điều 46 nghĩa là chỉ có 01 tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 đã áp dụng điều 47.

*  Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội, quy định tại Điều 50 BLHS

Theo nghiên cứu, tác giả nhận thấy, đối với tội phạm về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy, số vụ án và bị can phạm nhiều tội rất ít, có khoảng 15 bị cáo quyết định hình phạt theo điều này, chiếm khoảng 3%/ tổng số 518 bị cáo. Vì các hành vi cấu thành tội phạm quy định tại điều này thường rất rõ ràng, chỉ có 01 vụ án và 01 bị can phạm nhiều tội trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2014.

*  Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án, quy định tại Điều 51 BLHS

Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án từ các năm 2010 đến 2014, tác giả nhận thấy, các bản án tòa án đã xét xử, rất ít các trường hợp áp dụng quy định tại điều 51 BLHS, có khoảng 05 bị cáo quyết định hình phạt áp dụng điều này, chiếm tỷ lệ thấp 1% trên tổng số các bị cáo đã xét xử từ năm 2010 đến 2014. Trong quá trình xét xử, vì thực tế xét xử ít nên cũng không có nhiều vướng mắc giải quyết vụ án

*  Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt, quy định tại Điều 52 BLHS

Vì ma túy là loại độc dược gây nghiện nên nhà nước độc quyền quản lý, do vậy hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy đã xâm phạm đến chế độ độc quyền quản lý của Nhà nước. Người phạm tội có  các hành vi cấu thành tội phạm quy định tại điều 194 là đã xâm phạm đến chế độ quản lý độc quyền của nhà nước, nên ở bất cứ giai đoạn nào cũng cấu thành tội phạm quy định tại điều này

*  Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm, quy định tại Điều 53 BLHS

Qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy có khoảng 156 quyết định hình phạt áp dụng điều luật này, chiếm khoảng 30%/ tổng số bị cáo đã xét xử từ năm 2010 đến 2014, như vậy tỷ lệ bị cáo đồng phạm chiếm phần lớn trong số các vụ án đã xét xử, nói lên tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm. Ngoài ra, trong thực tiễn xét xử, áp dụng luật vào thực tiễn, các cơ quan tố tụng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam áp dụng đúng căn cứ, quy định của pháp luật.

3.2.3. Hình phạt bổ sung quy định tại khoản 5, Điều 194 BLHS

Hình phạt bổ sung theo quy định tại khoản 5, áp dụng khoảng 95% trên tổng số vụ án theo thống kê. Tiến hành thống kê từ thực tiễn xét xử cho thấy, đối với các hành vi phạm tội tại Điều 194, hầu hết đều áp dụng hình phạt bổ sung.

3.3. Kiến nghị hoàn thiện quy định về hình phạt và quyết định hình phạt đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép và chiếm đoạt chất ma túy

Thực tiễn xét xử hiện nay, có không ít trường hợp số vụ án có quyết định hình phạt nhẹ hơn luật định chỉ có một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 46 của BLHS và vẫn được công nhận trên thực tế.

Trường hợp người chưa thành niên phạm tội nhiều lần, trong đó có lần thực hiện hành vi phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi, có lần thực hiện hành vi phạm tội khi đã đủ 16 tuổi thì đường lối xét xử vẫn chưa được hướng dẫn cụ thể.

Qua thực tiễn xét xử cho thấy việc quy định, áp dụng hình phạt tiền trong một số trường hợp đối với Tội tàng trữ, mua bán chất ma túy là không phù hợp.

Ngoài ra, khoản 5 Điều 194 BLHS quy định áp dụng hình phạt bổ sung, nhưng trong quá trình điều tra cơ quan điều tra không thu thập chứng minh tài sản hiện có của những người phạm tội nên không có cơ sở để áp dụng hình phạt bổ sung về phạt tiền hoặc tịch thu tài sản.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ “Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam”, tác giả đưa ra một số kết luận chung sau đây:

1. Tình hình hoạt động của tội phạm về ma túy tại Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nói riêng ngày càng gia tăng, có địa bàn rộng, tổ chức chặt chẽ, đòi hỏi các cấp, các ngành và toàn xã hội phải chung tay nhằm phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn và phòng ngừa đối với loại tội phạm này và những hệ  lụy  do  nó  đem  lại.  Đặc  biệt,  cơ  quan  có  thẩm  quyền  giải  quyết  án  ma  túy  cần  có  phương pháp định tội danh và quyết định hình phạt chính xác, không để lọt tội phạm và nghiêm trị những kẻ gieo “cái chết trắng” cho xã hội.

2. Thực tiễn giải quyết vụ án  ma tuý cho thấy công tác định tội danh và quyết định hình phạt đối  với tội phạm  về  ma  túy  còn  gặp  nhiều  khó  khăn,  tồn  tại,  vướng  mắc  nhất  định,  tác  động  ảnh hưởng đến công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy. Do đó,  tác giả nghiên cứu về  tội “Tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam” là có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.

3. Trong luận văn, tác giả đã bước đầu tiếp cận, khái quát, đưa ra có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh và quyết định hình phạt trong quá trình giải quyết các vụ án ma túy quy định tại Điều 194. Khảo sát đánh giá tình hình diễn biến tội phạm ma túy từ năm 2010 đến năm 2014 trong quá trình giải quyết án của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề cập đến những thuận lợi, khó khăn, tồn tại và nguyên nhân trong việc định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội phạm  về  ma  túy quy định tại Điều 194.  Đây  chính  là  những  căn  cứ  quan  trọng  để  xây  dựng  nội  dung,  giải  pháp nhằm hoàn thiện nâng cao chất lượng việc định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội phạm về tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép và chiếm đoạt chất ma túy.

4. Trên cơ sở nghiên cứu  khía cạnh pháp lí hình sự và thực tiễn giải quyết vụ án ma tuý, luận văn đã đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng việc định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội phạm về tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép và chiếm đoạt chất ma túy như sau: 1. Hoàn thiện một số quy định của pháp luật hình sự liên quan đến các tội các tội phạm về tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép và chiếm đoạt chất ma túy ý; 2. Tăng cường công tác hướng dẫn áp dụng pháp luật; 3. Đẩy mạnh công tác nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp đối với đội ngũ cán bộ, Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán; 4. Kiện toàn tổ chức bộ máy các đơn vị trong cơ quan tiến hành tố tụng; 5. Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án; chế độ ưu đãi đối với Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán làm công tác đấu tranh chống tội phạm ma tuý; 6. Tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống ma tuý. Các giải pháp trên có ý nghĩa quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án ma tuý cũng như trong quá trình đấu tranh và phòng, chống tội phạm ma tuý có hiệu quả hơn.

5. Để nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn “Tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam”, tác giả đã cố gắng sưu tầm tài liệu, tìm tòi nghiên cứu, vận dụng lý luận và thực tiễn. Những giải pháp được đề cập trong bản luận văn tương đối cụ thể, tuy chưa toàn diện nhưng là những vấn đề cơ bản có thể hoàn thiện hơn nữa các quy đ ịnh về tội phạm ma túy giúp cho các cơ quan giải quyết án ma túy giải quyết án nhanh hơn, hiệu quả và không làm oan người vô tội cũng như không bỏ lọt tội phạm. Vì điều kiện và khả năng có hạn nên chắc chắn đề tài còn những khiếm khuyết, mong sự đóng góp ý kiến của các thầy và các đồng nghiệp để tác giả có điều kiện hoàn thiện đề tài tốt hơn.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\LUAT HINH SU\VU THI XUAN\SAU BAO VE\LUAN VAN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *