Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả

Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình

tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về QLKT gây hậu quả nghiêm trọng từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình

1. Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, tình hình kinh tế – xã hội nước ta nói chung, tỉnh Quảng Bình nói riêng có những bước phát triển mạnh mẽ. Khủng hoảng kinh tế từng bước được đẩy lùi thay vào đó là sự phát triển ổn định về mọi mặt. Bộ máy nhà nước ngày càng hoàn thiện theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với toàn xã hội. Đời sống cán bộ, công nhân, viên chức và nhân dân lao động từng bước được cải thiện. Bên cạnh những mặt tích cực, năng động do nền kinh tế thị trường mang lại, thì mặt trái của cơ chế thị trường cũng tác động không nhỏ đến đời sống xã hội, tình hình vi phạm pháp luật cũng trở nên đa dạng và phức tạp hơn, đặc biệt là những tội phạm trong lĩnh vực kinh tế nói chung và tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về QLKT gây hậu quả nghiêm trọng nói riêng.

Theo thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Bình, tội phạm kinh tế mặc dù chỉ chiếm 2% trong tổng số tội phạm xảy ra trên địa bàn nhưng thiệt hại về kinh tế chiếm tỉ lệ không nhỏ trong tổng số thiệt hại về tài chính do tội phạm gây ra. Tội phạm kinh tế, nhất là nhóm tội phạm tham nhũng, cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng có chiều hướng gia tăng cả về số lượng cũng như quy mô và tính chất.

Thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm đối các vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng trong những năm qua cho thấy các cơ quan tiến hành tố tụng (THTT) tỉnh Quảng Bình đã có nhiều tiến bộ nhưng do tội phạm này thường có tính chất phức tạp, nó liên quan đến nhiều lĩnh vực vì vậy vấn đề đấu tranh phòng, chống tội phạm cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng đang là vấn đề nóng hiện nay.

Một số vụ việc đã được phát hiện và xử lý kịp thời, góp phần quan trọng vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm kinh tế nói chung và tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về QLKT gây hậu quả nghiêm trọng nói riêng. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn có trường hợp xác định tội danh, quyết định hình phạt chưa chính xác dẫn đến việc giải quyết vụ án chưa nghiêm minh. Vì vậy, việc nghiên cứu tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về QLKT gây hậu quả nghiêm trọng dưới góc nhìn từ thực tiễn một địa phương nhất định không chỉ có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận, mà còn có ý nghĩa trong thực tiễn áp dụng của công tác định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về QLKT gây hậu quả nghiêm trọng nhằm đưa ra những giải pháp hoàn thiện chế định này trong BLHS Việt Nam. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài: “tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về QLKT gây hậu quả nghiêm trọng từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình” để viết luận văn tốt nghiệp cao học.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Làm rõ các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về QLKT gây hậu quả nghiêm trọng theo pháp luật Hình sự Việt Nam. Từ những vấn đề chung về mặt lý luận cũng như thực tiễn về định tội danh và quyết định hình phạt trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, rút ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế và đề xuất một số giải pháp khắc phục góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

– Làm rõ sự hình thành và phát triển của các quy phạm về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về QLKT gây hậu quả nghiêm trọng theo pháp luật hình sự Việt Nam; khái niệm, những dấu hiệu pháp lý của tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về QLKT gây hậu quả nghiêm trọng.

– Nêu và phân tích những vấn đề chung về định tội danh, thực tiễn định tội danh tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về QLKT gây hậu quả nghiêm trọng tại Quảng Bình; những kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại, nguyên nhân và giải pháp khắc phục.

– Nêu và phân tích những vấn đề chung về quyết định hình phạt về mặt lý luận cũng như thực tiễn về hoạt động quyết định hình phạt trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, những kết quả đạt được, những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế và đề xuất một số giải pháp khắc phục trong hoạt động quyết định hình phạt tại tỉnh Quảng Bình trong 5 năm qua.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về QLKT gây hậu quả nghiêm trọng theo pháp luật hình sự Việt Nam và thực tiễn hoạt động định tội danh, quyết định hình phạt đối với tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về QLKT gây hậu quả nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

4.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về QLKT gây hậu quả nghiêm trọng dưới góc độ luật hình sự và tố tụng hình sự trong phạm vi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình và trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2014.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Là những vấn đề lý luận về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về QLKT gây hậu quả nghiêm trọng theo pháp luật hình sự Việt Nam và thực tiễn hoạt động định tội danh, quyết định hình phạt của các cơ quan tiến hành tố tụng đối với tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về QLKT gây hậu quả nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về QLKT gây hậu quả nghiêm trọng dưới góc độ luật hình sự và tố tụng hình sự trong phạm vi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2010 đến năm 2014.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận

Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm và chính sách của Đảng, Nhà nước ta về hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về QLKT gây hậu quả nghiêm trọng nói riêng.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn đã có sự kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, như phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp quy nạp, phương pháp lịch sử…

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

6.1. Ý nghĩa lý luận

Luận văn là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về QLKT gây hậu quả nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình dưới góc độ pháp luật hình sự và tố tụng hình sự. Công trình này vừa có ý nghĩa về mặt lý luận, có thể được dùng làm tài liệu tham khảo trong quá trình học tập và nghiên cứu của học viên.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng giải quyết những vụ án phạm tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về QLKT gây hậu quả nghiêm trọng ở nước ta nói chung và trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nói riêng.

7. Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì luận văn được kết cấu thành ba chương:

Chương 1: tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về QLKT gây hậu quả nghiêm trọng theo pháp luật hình sự Việt Nam

Chương 2: Thực tiễn định tội danh tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng tại tỉnh Quảng Bình

Chương 3: Thực tiễn quyết định hình phạt đối với tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về QLKT gây hậu quả nghiêm trọng tại tỉnh Quảng Bình.

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về QLKT GÂY HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG

1.1. Sự hình thành và phát triển của các quy phạm về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về QLKT trong pháp luật hình sự Việt Nam

1.1.1. Sự hình thành và phát triển của các quy phạm về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về QLKT từ 1945 đến 1999

Trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954: Hành vi cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế trong giai đoạn này chưa được quy định trong các văn bản chính sách, pháp luật của Nhà nước một cách cụ thể, mà nó được đan xen cùng với một số tội phạm khác.

Thời kỳ từ 1954 đến năm 1975: Trong giai đoạn này, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành một loạt các chính sách pháp luật, trong đó có những quy phạm để trừng trị và răn đe những hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế.

Hành vi cố ý làm trái trong giai đoạn này chủ yếu là hành vi làm trái những nguyên tắc, chính sách, chế độ quản lý kinh tế.

Giai đoạn từ năm 1976 đến trước pháp điển hóa lần thứ nhất năm 1985: Năm 1985 BLHS đầu tiên được ban hành đã quy định hành vi cố ý làm trái những nguyên tắc, chính sách, chế độ quản lý kinh tế của Nhà nước gây hậu quả nghiệm trọng tại Điều 174 BLHS năm 1985

Ngày 28/12/1989 Quốc hội sửa đổi một số điều của BLHS năm 1985 (trong đó có Điều 174) bớt đi dấu hiệu “đã bị xử lý về hành chính mà còn vi phạm”. Ngày 22/12/1992 Quốc hội tiếp tục sửa đổi một số điều của BLHS năm 1985, trong đó có Điều 174 tiếp tục bớt đi dấu hiệu “vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác”.

1.1.2. tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về QLKT gây hậu quả nghiêm trọng trong Bộ luật hình sự năm 1999

Ngày 21/12/1999 Quốc hội đã thông qua BLHS mới. tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về QLKT gây hậu quả nghiêm trọng được quy định tại Điều 165 BLHS năm 1999 một cách cụ thể và rõ ràng hơn. Ngoài ra hình phạt bổ sung tội này còn có tính chất bồi hoàn lại một phần hoặc toàn bộ những thiệt hại gây ra.

1.2. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về QLKT gây hậu quả nghiêm trọng

1.2.1. Khái niệm tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về QLKT gây hậu quả nghiêm trọng

“Cố ý làm trái quy định của Nhà nước” tức là cố ý làm không đúng hoặc cố ý không thực hiện những quy định mà Nhà nước, trong trường hợp này quy định ở đây là những quy định trong quản lý kinh tế.

Quản lý nhà nước về kinh tế là sự quản lý của Nhà nước đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân bằng quyền lực của Nhà nước, thông qua pháp luật, chính sách, công cụ, môi trường, lực lượng vật chất và tài chính trên tất cả các lĩnh vực bao gồm tất cả các thành phần kinh tế .

Từ đó chúng ta có thể đưa ra khái niệm: tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về QLKT là hành vi nguy hiểm cho xã hội của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một cách cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

1.2.2. Dấu hiệu pháp lý của tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về QLKT gây hậu quả nghiêm trọng

1.2.2.1. Khách thể của tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng

Khách thể của tội phạm là một thành phần không thể thiếu trong bất kỳ một tội phạm nào. Đó là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ khỏi sự xâm hại của hành vi phạm tội.

tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về QLKT gây hậu quả nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế bằng việc vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế.

1.2.2.2. Mặt khách quan của tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về QLKT gây hậu quả nghiêm trọng

Mặt khách quan là một trong bốn yếu tố CTTP, mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm hành vi phạm tội, hậu quả thiệt hại do tội phạm gây ra; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả xảy ra.

Hành vi cố ý làm trái có thể là thực hiện không đúng (hành động), tức là có làm nhưng làm không đầy đủ hoặc làm nhưng làm khác với quy định của Nhà nước đề ra về quản lý kinh tế hoặc không thực hiện (không hành động) nghĩa là không làm những quy định của Nhà nước đã đề ra trong quản lý kinh tế và theo quy định của Nhà nước là phải thực hiện những quy định đó.

Hành vi chỉ cấu thành tội phạm khi gây hậu quả nghiêm trọng. Tội phạm được coi là hoàn thành khi gây thiệt hại từ một trăm triệu đồng trở lên hoặc thiệt hại dưới một trăm triệu đồng nhưng trước đó đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng.

1.2.2.3. Chủ thể của tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về QLKT gây hậu quả nghiêm trọng

Theo luật hình sự chủ thể tội phạm là người thực hiện tội phạm và có những đặc điểm được nêu trong pháp luật hình sự. Để thỏa mãn là chủ thể của tội phạm phải thỏa mãn hai đặc điểm: có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

Chủ thể tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về QLKT gây hậu quả nghiêm trọng là chủ thể đặc biệt, ngoài những đặc điểm chung về chủ thể, chủ thể của tội này có đặc điểm chỉ những người có chức vụ, quyền hạn mới có thể trở thành chủ thể của tội này. Các chủ thể bình thường khác chỉ có thể là chủ thể của tội này với vai trò đồng phạm.

1.2.2.4. Mặt chủ quan của tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về QLKT gây hậu quả nghiêm trọng

Mặt chủ quan của tội phạm có thể hiểu là những biểu hiện diễn biến tâm lý bên trong của người phạm tội.

tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về QLKT gây hậu quả nghiêm trọng ngay tên điều luật đã thể hiện lỗi của người phạm tội là do cố ý, cố ý làm trái ở đây có thể là cố ý trực tiếp hoặc gián tiếp.

Động cơ vụ lợi hay động cơ cá nhân khác không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Nếu có động cơ mục đích này thì người phạm tội phải bị truy cứu TNHS tại điểm a khoản 2 Điều 165 BLHS.

1.2.2.5. Các dấu hiệu định khung hình phạt

Khoản 1 Điều 165 BLHS, là cấu thành cơ bản của tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về QLKT gây hậu quả nghiêm trọng, người thực hiện hành vi bị coi là tội phạm khi gây thiệt hại từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng, hoặc dưới một trăm triệu đồng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng.

Khoản 2 của điều luật quy định các yếu tố định khung tăng nặng gồm: Vì vụ lợi; Động cơ cá nhân khác; Có tổ chứ; Dùng thủ đoạn xảo quyệt; Gây thiệt hại từ ba trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.

Khoản 3 quy định hai tình tiết là yếu tố định khung tăng nặng hình phạt, nhưng không quy định từng điểm riêng đó là: “Gây thiệt hại từ một tỷ đồng trở lên hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác”.

1.3. Phân biệt tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng với một số tội phạm khác

1.3.1. Phân biệt giữa tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về QLKT gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165 BLHS năm 1999) với tội tham ô tài sản (Điều 278 BLHS năm 1999)

Những điểm giống nhau:Về chủ thể: Cả hai tội về chủ thể đều là chủ thể đặc biệt; Về lỗi: Cả hai tội đều do lỗi cố ý.

Những điểm khác nhau: Về khách thể của tội phạm; Về hành vi khách quan; Về chủ thể; Về dấu hiệu lỗi; Về động cơ phạm tội; Về thủ đoạn phạm tội; Về hình phạt.

1.3.2. Phân biệt giữa tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về QLKT gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165 BLHS) với tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản Nhà nước (Điều 144 BLHS)

Những điểm giống nhau: Về hành vi khách quan: Hành vi cố ý làm trái và hành vi thiếu trách nhiệm có thể là thực hiện không đúng (hành động) hoặc không thực hiện (không hành động); Về chủ thể: Cả hai tội về chủ thể đều là chủ thể đặc biệt .

Những điểm khác nhau : Về khách thể của tội phạm; Về chủ thể; Về dấu hiệu lỗi; Về hậu quả; Về hình phạt.

"<yoastmark

Chương 2

THỰC TIỄN ĐỊNH TỘI DANH tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về QLKT GÂY HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH

2.1. Khái quát lý luận về định tội danh

Định tội danh là sự xác nhận pháp lý sự phù hợp giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được thực hiện trong thực tế khách quan với các dấu hiệu trong CTTP tương ứng được quy định trong BLHS. Hay nói cách khác định tội danh là việc xác định một hành vi cụ thể đã thực hiện đầy đủ, thỏa mãn các dấu hiệu CTTP của tội nào trong số các tội phạm được quy định trong BLHS.

2.2. Định tội danh tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về QLKT gây hậu quả nghiêm trọng tại tỉnh Quảng Bình

Thực tiễn định tội danh nói chung, định tội danh tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về QLKT gây hậu quả nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình thời gian qua cho thấy, về cơ bản, các vụ án được định tội danh chính xác, hỗ trợ tích cực cho việc thực hiện một loạt các nguyên tắc tiến bộ được thừa nhận trong Nhà nước pháp quyền. Bên cạnh đó, vẫn còn một số vụ việc oan sai chủ yếu bắt nguồn từ việc đánh giá chứng cứ phiến diện, thiếu thận trọng, nôn nóng khởi tố, bắt giam, suy diễn chủ quan dẫn đến việc định tội danh, quyết định hình phạt sai dẫn đến việc áp dụng không đúng, không công bằng hoặc không áp dụng một loạt các biện pháp pháp lý khác, bỏ lọt tội phạm làm giảm uy tín của cơ quan tư pháp, vi phạm pháp chế XHCN, ảnh hưởng đến hiệu quả của đấu tranh phòng, chống tội phạm.

2.2.1. Định tội danh tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về QLKT gây hậu quả nghiêm trọng theo các yếu tố cấu thành tội phạm

2.2.1.1. Định tội danh tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về QLKT gây hậu quả nghiêm trọng theo khách thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm là một phần không thể thiếu trong bất kỳ một tội phạm nào. Căn cứ vào khách thể chung người định tội danh xác định người thực hiện hành vi có phạm tội hay không.

Khách thể của tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng là những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ thuộc nhóm trật tự quản lý kinh tế.

Thực tiễn định tội danh tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về QLKT gây hậu quả nghiêm trọng theo khách thể của tội phạm những năm qua trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đảm bảo chính xác.

2.2.1.2. Định tội danh tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về QLKT gây hậu quả nghiêm trọng theo mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan là mặt bên ngoài của hành vi phạm tội do luật Hình sự quy định. Mặt khách quan của tội phạm bao gồm: Hành vi phạm tội, hậu quả nguy hại, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả xảy ra. Để định tội danh chính xác phải đặt hành vi khách quan trong mối liên hệ với các yếu tố khác, nghiên cứu một cách toàn diện các yếu tố cấu thành tội phạm. Qua khảo sát thực tế hoạt động định tội danh tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về QLKT gây hậu quả nghiêm trọng theo mặt khách quan của tội phạm ở tỉnh Quảng Bình phần lớn là chính xác trên cơ sở dấu hiệu đặc trưng của mặt khách quan.

2.2.1.3. Định tội danh tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo chủ thể của tội phạm

Theo Luật hình sự, chủ thể tội phạm là người thực hiện tội phạm và có những dấu hiệu được nêu trong pháp luật hình sự. Những dấu hiệu đó là: năng lực trách nhiệm hình sự, lứa tuổi. Chủ thể của tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về QLKT gây hậu quả nghiêm trọng phạm là chủ thể đặc biệt, ngoài những đặc điểm chung về chủ thể, chủ thể của tội này có đặc điểm, chỉ những người có chức vụ, quyền hạn mới có thể trở thành chủ thể của tội này.

Thực tiễn quá trình giải quyết các vụ án hình sự nói chung và các vụ án phạm tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về QLKT gây hậu quả nghiêm trọng các cơ quan tiến hành tố tụng ở tỉnh Quảng Bình đã chú trọng việc xem xét các đặc điểm của chủ thể của tội phạm vì vậy định tội danh theo chủ thể của tội phạm đảm bảo chính xác.

2.2.1.4. Định tội danh tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về QLKT gây hậu quả nghiêm trọng theo mặt chủ quan của tội phạm

Nội dung của mặt chủ quan của tội phạm là quan hệ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội mà người đó thực hiện. Trong khi tiến hành định tội danh chỉ có những hình thức quan hệ tâm lý đối với những hành vi phạm tội như cố ý, vô ý, động cơ và mục đích phạm tội mới được xem xét.

Định tội danh tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165 BLHS cần xác định rằng, nội dung của yếu tố lý trí bao hàm ý thức và sự biết trước việc làm trái các văn bản quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, còn nội dung của yếu tố ý chí thể hiện mong muốn hoặc có ý thức bỏ mặc đối với việc xảy ra hậu quả nghiêm trọng đó.

2.2.2. Định tội danh tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về QLKT gây hậu quả nghiêm trọng theo cấu thành tội phạm tăng nặng

CTTP cơ bản của tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng là tổng hợp những dấu hiệu đặc trưng bắt buộc đối với tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 165 BLHS 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.

2.2.2.1. Định tội danh đối với tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về QLKT gây hậu quả nghiêm trọng theo khoản 2 Điều 165 BLHS

Ngoài những yếu tố CTTP cơ bản ở khoản 1 thì trong quá trình định tội danh ở khoản 2 hành vi của bị cáo bắt buộc phải có một trong những yếu tố quy định như: Vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác; có tổ chức; dùng thủ đoạn xảo quyệt; gây thiệt hại từ ba trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng khác. Theo số liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Bình, số bị can, bị cáo định tội danh theo khoản 2 Điều 165 BLHS 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 đều rơi vào trường hợp “Gây thiệt hại từ ba trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng khác”.

2.2.2.2. Định tội danh đối với tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo khoản 3 Điều 165 BLHS

Định tội theo khoản 3 Điều 165 BLHS thuộc trường hợp sau đây: “Phạm tội gây thiệt hại từ một tỷ đồng trở lên hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác“. Đây là dấu hiệu định khung tăng nặng theo quy định tại khoản 3 của điều luật. Cũng giống như các cấu thành quy định tại khoản 2, định tội danh theo khoản 3 Điều 165 BLHS 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 cũng phải thỏa mãn đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm cơ bản của điều luật.

tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về QLKT gây hậu quả nghiêm trọng điều 165 BLHS 1999 quy định.

Tội này đã được bãi bỏ bởi Luật hình sự năm 2015 sửa đổi 2017.


“1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:

a) Vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác;

b) Có tổ chức;

c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

d) Gây thiệt hại từ ba trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.

3. Phạm tội gây thiệt hại từ một tỷ đồng trở lên hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.

Dấu hiệu pháp lý của tội phạm này bao gồm: Khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan của tội phạm, cụ thể:

*Khách thể của tội phạm:

Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, xâm phạm trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước đối với các thành phần kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước. Đối tượng tác động của tội phạm này là các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế.

*Mặt khách quan của tội phạm:  

Mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái quy định của Nhà nước trong quản lý kinh tế. Các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế ở đây được hiểu là những quy định của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền như Chính phủ, Quốc hội,…quy định của các Bộ, ngành, chính quyền địa phương thì phải đúng thẩm quyền hoặc được Chính phủ ủy quyền hoặc cho phép làm thử để rút kinh nghiệm (ví dụ: các đặc khu kinh tế là những mô hình kinh tế mà ở đó NN cho phép làm thử, tại đó có thể có một số quy định riêng trong quản lý kinh tế). Các quy định của NN về quản lý kinh tế trong từng thời kỳ có thay đổi khác nhau cho phù hợp với tình hình kinh tế của đất nước. Do vậy, khi xác định hành vi cố ý làm trái quy định của NN về quản lý kinh tế cần viện dẫn các quy định cụ thể là luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định,…

Hành vi cố ý làm trái có thể là thực hiện không đúng (hành động) hoặc không thực hiện (không hành động) các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế. Hành vi chỉ cấu thành tội phạm khi gây hậu quả nghiêm trọng (ví dụ: cố ý làm trái quy định của Nhà nước trong việc chuyển mục đích sử dụng lấy đất nông nghiệp để cấp cho làm nhà ở; nhập những loại hàng hóa mà trong nước đã sản xuất được gây thiệt hại cho nền sản xuất nông nghiệp trong khi Nhà nước đã có văn bản đình chỉ việc nhập khẩu các mặt hàng đó). Còn hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn như là một điều kiện, phương tiện, là tiền đề để thực hiện tội phạm cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế. Tuy nhiên, cũng cần phân biệt trường hợp người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái các quy định về quản lý hành chính, quản lý cán bộ,… trường hợp này có thể xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 281 BLHS). Ngoài ra, nếu người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bằng các thủ đoạn khác nhau để chiếm đoạt tài sản của NN thì bị truy cứu về tội tham ô tài sản (Điều 278 BLHS).

Tội phạm được coi là hoàn thành khi gây thiệt hại từ một trăm triệu đồng trở lên hoặc thiệt hại dưới một trăm triệu đồng nhưng trước đó đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng. Gây hậu quả nghiêm trọng ở đây có thể là thiệt hại về vật chất cụ thể hoặc có thể là những hậu quả về chính trị, xã hội, như: làm rối loạn thị trường, làm trì trệ sản xuất, gây tâm lý hoang mang trong xã hội, làm ảnh hưởng xấu tới những hoạt động quản lý kinh tế của Nhà nước.

Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của người phạm tội là tiền đề để họ làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế. Tuy nhiên, cần phân biệt trường hợp người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái các quy định về quản lý hành chính, quản lý cán bộ… Trong trường hợp này, người phạm tội có thể bị truy cứu về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 281). Ngoài ra, nếu người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bằng các thủ đoạn khác nhau để chiếm đoạt tài sản của Nhà nước thì bị truy cứu về tội tham ô tài sản (Điều 278).

* Chủ thể của tội phạm:

Là người có năng lực trách nhiệm hình sự, người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan, tổ chức kinh tế, kinh doanh, dịch vụ…của Nhà nước. Người đồng phạm  có thể là bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự.

Đối với tội phạm cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, chủ thể của tội phạm bao gồm cả những nội dung quy định tại Điều 12 và Điều 13 BLHS và dấu hiệu của chủ thể đặc biệt là người có chức vụ, quyền hạn.

Theo quy định tại Điều 277 BLHS, có thể hiểu rằng: Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ. Quyền hạn của những người có chức vụ, quyền hạn ở đây được thể hiện ở các chức năng: Chức năng chính quyền, chức năng lãnh đạo, chức năng kinh tế, chức năng hành chính. Việc đảm nhận hay được giao chức vụ, quyền hạn có thể thường xuyên, lâu dài hoặc trong một thời gian nhất định.

* Mặt chủ quan của tội phạm: 

Người phạm tội có lỗi cố ý (trực tiếp hoặc gián tiếp). Người phạm tội nhận thức được hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế là nguy hiểm cho xã hội, thấy được hậu quả sẽ xảy ra nhưng vì vụ lợi hay động cơ cá nhân khác nên người phạm tội mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Động cơ vụ lợi hay động cơ cá nhân khác không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Tuy nhiên, nếu người phạm tội có động cơ mục đích này thì người phạm tội phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại điểm a khoản 2 Điều 165 BLHS

2.3. Đánh giá thành tựu, hạn chế, bất cập trong định tội danh tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về QLKT gây hậu quả nghiêm trọng, nguyên nhân của chúng và hướng khắc phục

2.3.1. Những thành tựu, hạn chế, bất cập trong định tội danh tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng

Dựa vào bảng thống kê tình hình tội phạm qua các năm, về mặt khách quan, chúng ta thấy công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm đã đạt được nhiều kết quả. Tình hình các loại tội phạm trong lĩnh vực kinh tế hàng năm được phát hiện có xu hướng tăng. Tuy vậy việc phát hiện và định tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về QLKT gây hậu quả nghiêm trọng vẫn còn rất ít so với thực tiễn tình hình tội phạm xảy ra trong lĩnh vực kinh tế.

Quá trình giải quyết các vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế có lúc xác định về mối quan hệ nhân quả trong mặt khách quan của tội này chưa chính xác dẫn đến bỏ lọt tội phạm, hay việc xác định các dấu hiệu tội phạm để định tội danh chưa chính xác dẫn đến khởi tố vụ án, bị can thiếu kịp thời.

2.3.2. Nguyên nhân hạn chế, bất cập trong định tội danh tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng

Một là, quy định về quản lý kinh tế là một lĩnh vực quá rộng do đó yếu tố cấu thành tội phạm chưa cụ thể, vì vậy khó khăn cho việc xác định hành vi vi phạm tội phạm.

Hai là, về mặt nhận thức, quan điểm trong các cơ quan bảo vệ pháp luật có lúc còn thiếu thống nhất, còn có tình trạng né tránh, ngại va chạm, thiếu kiên quyết, bỏ lọt kẻ vi phạm và tội phạm. Việc tổ chức phối hợp hoạt động chưa đồng bộ. Lực lượng cán bộ của các cơ quan bảo vệ pháp có số còn hạn chế về trình độ nghiệp vụ, chuyên môn.

Ba là, khác với các tội phạm khác tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về QLKT gây hậu quả nghiêm trọng đa số là những người có trình độ và học vấn chuyên môn nhất định. Vì vậy có khả năng tìm kẽ hở của pháp luật để thực hiện hành vi phạm tội của mình.

2.3.3. Giải pháp khắc phục hạn chế, bất cập

Thứ nhất, Về hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự đối với tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về QLKT gây hậu quả nghiêm trọng. Theo tác giả trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, nhất là kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta thì vai trò quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động kinh tế là rất quan trọng. Vì vậy tác giả đề nghị cần tiếp tục sửa đổi Điều 165 BLHS theo hướng cần cụ thể hóa các hành vi trong từng lĩnh vực cụ thể để quy định thành các tội danh tương ứng, nhằm bảo đảm tính minh bạch, rõ ràng và không để lọt tội. 

Thứ hai: Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chủ trương cải cách tư pháp, xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp có bản lĩnh, đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp.

Thứ ba: Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật nhất là những quy định của Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế trong đó cần tập trung vào một số lĩnh vực thường xảy ra vi phạm, tội phạm như: tài chính ngân hàng, xây dựng cơ bản.

"<yoastmark

Chương 3

THỰC TIỄN QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI TỘI CỐ Ý LÀM TRÁI QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ QUẢN LÝ KINH TẾ GÂY HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG TẠI QUẢNG BÌNH

3.1. Khái quát lý luận về quyết định hình phạt

Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội. Hình phạt được quy định trong BLHS và do Toà án quyết định. Quyết định hình phạt là việc Toà án lựa chọn hình phạt buộc người bị kết án phải chấp hành.

Quyết định hình phạt là hoạt động tư duy của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân ngay sau khi đã xác định tội danh đối với hành vi phạm tội, nếu định tội là tiền đề, là cơ sở cho việc quyết định hình phạt, thì quyết định hình phạt là kết quả cuối cùng của hoạt động xét xử.

Quyết định hình phạt là sự lựa chọn loại hình phạt và xác định mức hình phạt cụ thể trong phạm vi luật định để áp dụng đối với người phạm tội cụ thể.

Quyết định hình phạt đúng là cơ sở pháp lý để đạt được mục đích của hình phạt. Quyết định hình phạt đúng là cơ sở pháp lý đảm bảo và nâng cao hiệu quả hình phạt, quyết định hình phạt đúng là điều kiện đảm bảo tính khả thi của hệ thống hình phạt. Quyết định hình phạt đúng góp phần bản đảm pháp chế XHCN

Điều 45 BLHS 1999, quy định về căn cứ quyết định hình phạt như sau: “Khi quyết định hình phạt, Toà án căn cứ vào quy định của BLHS, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS” .

3.2. Quyết định hình phạt đối với người phạm tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng tại tỉnh Quảng Bình

Từ năm 2011, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã giải quyết tổng cộng 2299 vụ, 4130 bị cáo. Trong đó, có 23 vụ, 42 bị cáo phạm nhóm tội xâm phạm kinh tế 07 vụ, 16 bị cáo phạm tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Hầu hết các bị cáo phạm tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng đều được Tòa án định tội danh đúng và quyết định hình phạt cơ bản phù hợp trên cơ sở căn cứ quyết định hình phạt.

3.2.1 Quyết định hình phạt đối với người phạm tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định của BLHS

Khi quyết định hình phạt, Toà án bắt buộc phải căn cứ vào các quy định của BLHS để lựa chọn loại và xác định mức hình phạt cụ thể áp dụng đối với người phạm tội. Quy định của BLHS là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để Tòa án định tội danh và xác định khung hình phạt.

Qua khảo sát tại địa bàn tỉnh Quảng Bình, khi quyết định hình phạt Toà án đã căn cứ vào quy định của BLHS, thực tế các vụ án đã xét xử, Toà án nhân dân nhân dân hai cấp tỉnh Quảng Bình đã thực hiện tốt, không để xảy ra sai sót trong hoạt động quyết định hình phạt theo các căn cứ quy định của BLHS kể cả các quy định ở phần chung và các quy định về khung hình phạt quy định tại Điều 165 BLHS.

3.2.2. Quyết định hình phạt đối với người phạm tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội

Cân nhắc mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội khi quyết định hình phạt phải đảm bảo được tính thống nhất và sự công bằng trong quyết định hình phạt đối với các trường hợp phạm tội khác nhau của mỗi loại tội. Để đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, Tòa án cần phải dựa vào những tình tiết như: Tính chất và mức độ hậu quả đã gây ra hoặc đe dọa gây ra, mức độ lỗi…

Qua khảo sát thực tế tại tỉnh Quảng Bình các vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng khi quyết định hình phạt Tòa án đã đánh giá đúng tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội để quyết định hình phạt chính xác đối với các bị cáo. Tuy nhiên cũng có những vụ án việc đánh giá tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội chưa sát đúng dẫn đến quyết định hình phạt quá nhẹ không tương xứng với tính chất mức đọ của hành vi phạm tội.

3.2.3. Quyết định hình phạt đối với người phạm tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo nhân thân người phạm tội

Căn cứ vào nhân thân người phạm tội: Đây cũng là căn cứ thể hiện nguyên tắc cá thể hóa hình phạt trong luật hình sự Việt Nam. Trong các quy định về mục đích hình phạt, về điều kiện áp dụng các hình phạt và các quy định về quyết định hình phạt, nhiều đặc điểm về nhân thân người phạm tội được quy định là điều kiện cho phép hoặc giới hạn việc áp dụng hình phạt.

Nhiều đặc điểm về nhân thân người phạm tội có ảnh hưởng đến mức đội nguy hiểm của hành vi phạm tội. Do đó, cân nhắc tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội khi quyết định hình phạt cũng có nghĩa là cân nhắc một số đặc điểm về nhân thân người phạm tội.

Qua khảo sát thực tế tại tỉnh Quảng Bình, khi quyết định hình phạt Tòa án đã cân nhắc nhân thân người phạm tội để đưa ra hình phạt hợp lý phù hợp với từng bị cáo.

3.2.4 Quyết định hình phạt đối với người phạm tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo những tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng trách nhiệm hình sự

Những tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng TNHS được quy định cụ thể tại Điều 46 và Điều 48 BLHS.

Việc quy định các tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng TNHS là căn cứ quyết định hình phạt không chỉ hướng dẫn cho các Tòa án đánh giá đúng mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội để từ đó chọn một hình phạt phù hợp mà còn đảm bảo việc áp dụng thống nhất các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS hạn chế áp dụng luật một cách tùy tiện.

Khảo sát thực tế trên địa bàn tỉnh Quảng Bình thấy rằng các căn cứ Tòa án quyết định hình phạt đối với người phạm tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo những tình tiết giảm nhẹ TNHS đều đảm bảo tính chính xác.

3.3. Những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế, và giải pháp khắc phục trong việc quyết định hình phạt đối với người phạm tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng tại Quảng Bình

3.3.1. Những hạn chế trong việc quyết định hình phạt đối với người phạm tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng tại Quảng Bình

Thực tế trên địa bàn tỉnh Quảng Bình việc Tòa án quyết định hình phạt đối với người phạm tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng cơ bản đều đảm bảo tính chính xác. Tuy vậy như nghiên cứu ở trên, trong quyết định hình phạt cũng còn có những sai sót, hạn chế khi áp dụng pháp luật Tòa án đã so sánh, đánh giá không đúng về tính chất mức độ phạm tội để quyết định hình phạt, vì vậy, có vụ án cấp giám đốc thẩm quyết định hủy án để xét xử lại. Những sai sót trong quyết định hình phạt quá nặng hoặc quá nhẹ, mặc dù xảy ra không nhiều nhưng cũng cần phải được khắc phục nhằm bảo đảm đạt được mục đích của hình phạt và tính công bằng xã hội.

3.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Nguyên nhân chủ quan: Một số ít Thẩm phán chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác, thiếu kinh nghiệm trong xét xử nhất là các Thẩm phán trẻ. Vì vậy, trong quá trình quyết định hình phạt, Thẩm phán chưa đánh giá đúng hoặc còn lúng túng trong việc đánh giá tính chất, mức độ hành vi phạm tội của bị cáo.

Bên cạnh đó, trên thực tế hiện nay rất ít Hội thẩm nhân dân hiểu pháp luật nói chung cũng như có sự hiểu biết sâu sắc về pháp luật thuộc từng lĩnh vực chuyên ngành.

Nguyên nhân khách quan: Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng không có tính xác định cao vì vậy việc đánh giá tính chất mức độ phạm tội khó khăn dẫn đến những sai sót. Mặt khác quy định về mức tối thiểu và mức tối đa trong khung hình phạt là quá rộng nên trong hoạt động quyết định hình phạt của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân có lúc mang tính tùy nghi, thiếu chính xác.

3.3.3. Các giải pháp khắc phục

Thứ nhất: Xây dựng đội ngũ cán bộ, Thẩm phán trong sạch, vững mạnh về đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu. Nâng cao chất lượng hoạt động xét xử, lấy hoạt động xét xử làm trung tâm trên cơ sở nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm phán..

Thứ hai: Nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ Hội thẩm nhân dân; Tăng cường bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ xét xử cho Hội thẩm nhân dân.

Thứ ba: Đầu tư thoả đáng cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho ngành Toà án.

KẾT LUẬN

Những năm qua tình hình kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình có tốc độ phát triển nhanh, cùng với sự phát triển đó thì nó cũng bộc lộ những mặt trái đó là tội phạm vẫn còn diễn biến phức tạp, ngày càng gia tăng đặc biệt là nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong đó có tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Do đó, việc nghiên cứu đề tài “Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình” có ý nghĩa góp phần quan trọng vào công tác đấu tranh phòng chống tội phạm kinh tế nói chung và tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nói riêng.

Trong nội dung của luận văn, tác giả đã nghiên cứu lịch sử hình thành của tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; phân tích khái niệm và các dấu hiệu pháp lý; phân biệt tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng một số tội khác. Trên cơ sở những lý luận đó, tác giả đi sâu phân tích những vấn đề thực tiễn về định tội danh và quyết định hình phạt tại tỉnh Quảng Bình chỉ ra những hạ chế, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục những hạn chế đó.

Với khả năng nghiên cứu có hạn, quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi những sai sót nhất định. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được ý kiến góp ý của quý thầy cô, các nhà khoa học, những người quan tâm đến nội dung đề tài để tác giả có thể tiếp tục hoàn thiện hơn đối với vấn đề nghiên cứu của mình.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\LUAT HINH SU DOT 2\LUAT HINH SU\NGUYEN TIEN HUNG\SAU BAO VE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *