Tổ chức không gian làng ven đô thành phố Đà Nẵng theo hướng du lịch

Tổ chức không gian làng ven đô thành phố Đà Nẵng theo hướng du lịch - trường hợp xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang

Tổ chức không gian làng ven đô thành phố Đà Nẵng theo hướng du lịch – trường hợp xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang

1. Lý do chọn đề tài

Hiện nay, quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng trên cả nước và đặc biệt là thành phố Đà Nẵng – thành phố trẻ đang đổi mới từng ngày với nhiều thành tựu về quy hoạch cải tạo và mở rộng đô thị đáp ứng mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như xứng tầm với tính chất là đô thị loại I Trung tâm cấp quốc gia với vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá – giáo dục, thể thao… của miền Trung.

Với tốc độ đô thị hóa như hiện nay, đô thị ngày càng mở rộng về quy mô và số lượng, kể từ năm 1997 đến 2017, gần 100 ngàn hộ dân di dời chỗ ở, tái định cư nhường đất cho thành phố quy hoạch, phát triển; hàng loạt khu đô thị mới được hình thành cùng nhiều công trình phúc lợi mọc lên từ chủ trương “Khai thác quỹ đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng”, từ phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” . Sự phát triển quá nhanh chóng ấy đã làm gia tăng rõ rệt về mật độ tập trung dân cư, các khu vực, công trình công cộng. Dẫn đến sự quá tải về mọi mặt của đời sống, sinh hoạt của người dân đô thị đặc biệt là về không gian nghỉ ngơi, giải trí đang ngày càng bị thu hẹp. Đó là chưa nói đến những mất mát vĩnh viễn những di sản văn hóa vật thể cũng như phi vật thể của các làng xã truyền thống mà thành phố đà Nẵng đang sở hữu.

Ranh giới đô thị đà Nẵng trước đây chỉ giới hạn trong phạm vi quận 1 (quận Hải Châu hiện nay) và được bao bọc bởi không gian làng quê tươi đẹp và trù phú. Sau thời kỳ đổi mới, đặc biệt là từ sau năm 1997, đà Nẵng thành lập thêm các quận mới Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu. Năm 2005 thành lập thêm quận Cẩm Lệ. Ranh giới đô thị được mở rộng thêm về phía Nam. Sự mở rộng đô thị quá nhanh và mang tính cưỡng bức dẫn đến nhiều biến động trong đời sống xã hội nông thôn khu vực ngoại thành. Nhiều làng xã lập tức trở thành phường trong đô thị. Công tác quy hoạch triển khai vội vã với nhiều bất cập dẫn đến sự phá vỡ cấu trúc truyền thống của làng xã. đất nông nghiệp được chuyển đổi nhanh chóng thành đất đô thị. Dân cư trong các làng xã bị giải tỏa phải chuyển đổi ngành nghề. Sự phân hóa giàu nghèo trong cộng đồng dân cư nông thôn trở nên rõ rệt, nhiều làng nghề đang dần tan rã, những giá trị truyền thống đang bị lãng quên, cảnh quan môi trường bị đe dọa nghiêm trọng…những biện pháp hỗ trợ cho người dân chuyển đổi nghề nghiệp còn ít, hiệu quả chưa như mong đợi, phần lớn người dân tự thích nghi và tìm cách sống trong điều kiện không còn đất sản xuất.

Cho đến nay, rất nhiều làng ven đô của Đà Nẵng đã được quy hoạch để trở thành khu dân cư đô thị hình thành nên các làng ven đô vừa mang trong mình sự ảnh hưởng, màu sắc của đô thị lại vừa còn mang những dấu ấn đặc thù của nông thôn. Nhưng thành phố chưa có những nghiên cứu đánh giá đầy đủ các vấn đề như: xác định quỹ di sản kiến trúc và các giá trị ở làng xã truyền thống sắp đô thị hóa; kịp thời công nhận các di tích và kiểm soát các yếu tố tác động do quá trình đô thị hóa, mô hình và giải pháp quy hoạch khi đô thị cứ phát triển mở rộng ra vùng ven….Trong khi công tác quy hoạch hiện nay chưa có đánh giá hoặc đánh giá chưa đầy đủ các giá trị, vai trò của kiến trúc dân gian còn tồn tại trên địa bàn các làng xã để có giải pháp thiết kế quy hoạch thích hợp, chưa biết khai thác các giá trị đặc thù của mỗi khu vực để phát triển kinh tế xã hội, điều này dẫn đến việc quy hoạch theo cách xóa bỏ hoàn toàn không gian của nhiều làng truyền thống, làm mất đi tính gốc của giá trị di sản ở làng xã mà vùng ven Đà Nẵng đang sở hữu.

Tại các làng ven đô của Đà Nẵng vẫn còn mang trong mình các giá trị nhân văn sâu sắc như cấu trúc làng xã, cảnh quanh bao quanh như dòng sông, đồng ruộng, ao nước,lũy tre… quan hệ láng giềng xóm ngõ, tôn giáo tín ngưỡng, lễ hội truyền thống, công trình kiến trúc… đan xen hài hòa, ấm cúng, gần gũi với thiên nhiên và con người. Tất cả đó, chính là các “tài nguyên” quý giá để tổ chức không gian nghỉ ngơi lý tưởng – nơi mà người dân đô thị thời đại công nghiệp – hóa hiện đại hóa – bê tông hóa, mong muốn được đến để trải nghiệm, hưởng thụ, nghỉ ngơi giải trí sau một thời gian sống và lao động với nhiều áp lực của đô thị.

Bên cạnh đó, việc tổ chức không gian làng ven đô của thành phố Đà Nẵng theo hướng du lịch sẽ biến các làng này trở thành nơi giao thoa, cầu nối giữa nông thôn và đô thị, tạo điều kiện về công việc, giải quyết lao động tại chỗ. Hơn nữa, các khu vực ngoại thành sẽ trở thành các vùng xanh, vùng đệm, vùng chuyển tiếp của đô thị, là ranh giới nhằm kìm hãm sự “phình to” mở rộng theo chiều ngang của đô thị. Định hướng mô hình phát triển đô thị theo kiểu “nhảy cóc” trong tương lai.

Vì vậy, việc chọn đề tài Tổ chức không gian làng ven đô thành phố Đà Nẵng theo hướng du lịch – trường hợp xã Hòa Châu, huyện Hòa Vangsẽ đưa ra một sự đánh giá, nhìn nhận, và định hướng phát triển hợp lý cho các làng ven và định hướng phát triển của đô thị hiện nay. Cũng như hạn chế được sự xung đột giữa công tác bảo tồn và phát triển. Trong khuôn khổ của một luận văn chuyên ngành kiến trúc, học viên chọn xã Hòa Châu thuộc Huyện Hòa Vang huyện vùng ven duy nhất của đà Nẵng để nghiên cứu.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích đánh giá hiện trạng khu vực nghiên cứu, đánh giá khái quát đặc điểm, tính chất, chức năng, vai trò thông qua các cơ sở lý luận khoa học để có được đề xuất phân vùng kiến trúc cảnh quan, khai thác hợp lí các giá trị về cảnh quan, môi trường, văn hóa lễ hội – tổ chức các không gian nghỉ ngơi phát triển kinh tế du lịch, đảm bảo chức năng hoạt động của các hệ thống hạ tầng xã hội, kết cấu hạ tầng kỹ thuật và phát triển kinh tế. Gìn giữ những giá trị bản sắc truyền thống, hòa nhập trong đô thị. đảm bảo cân bằng sinh thái và phát triển bền vững.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Mô hình phát triển không gian, dịch vụ của các làng ven đô đà Nẵng.

Khách thể nghiên cứu: xã Hòa Châu, huyện HòaVang, thuộc vùng ven của thành phố Đà Nẵng.

Đối tượng khảo sát (mẫu khảo sát): xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang. đây là nơi còn lưu giữ những đặc trưng giá trị về lịch sử, cảnh quan, kiến trúc, văn hóa dân gian, có cộng đồng dân cư với nhiều nét đặc trưng.

Phạm vi nghiên cứu:

Không gian: đề tài nghiên cứu trong phạm vi xã Hòa Châu và mối liên kết của xã Hòa Châu với các vùng trong khu vực để nghiên cứu và tổ chức Môi trường nghỉ ngơi phù hợp.

Thời gian: từ năm 2017 đến 2030

Trong luận văn này, việc phân tích, dẫn luận các vấn đề tổng hợp mang tính liên ngành ở lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường là cần thiết nhằm làm rõ sự phù hợp của không gian vật lý chứa đựng những yếu tố trên. Tuy nhiên, phần nghiên cứu chính của luận văn là tập trung vào các vấn đề liên quan đến không gian vật lý.

Nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu tổng quan các vấn đề lý thuyết và thực tiễn liên quan đến việc tổ chức không gian làng ven đô nói chung và tổ chức không gian làng ven đô trong và ngoài nước, tại Đà Nẵng. Từ đó đưa ra các đánh giá, nhìn nhận, định hướng cho khu vực. Rút ra vấn đề cần nghiên cứu

Cơ sở khoa học của việc tổ chức làng ven đô tại xã Hòa Châu huyện Hòa Vang.

Nghiên cứu đề xuất phân vùng kiến trúc cảnh quan, khai thác hợp lí các giá trị phát triển không gian làng ven đô tại xã Hòa Châu huyện Hòa Vang.

Đảm bảo không gian hoạt động kinh tế, không gian ở và không gian công cộng theo hướng bền vững.

4. Phương pháp nghiên cứu

+ Phương pháp thu thập thông tin:

Trên cơ sở mục tiêu và nội dung cần nghiên cứu, tiến hành thu thập thông tin tài liệu có tính pháp lý, tài liệu đã nghiên cứu trước đó hoặc đề cập đến khu vực, các giá trị văn hóa và kiến trúc dân gian, và những luận án, luận văn đã nghiên cứu của đồng nghiệp về môi trường nghỉ ngơi tại khu vực ngoại thành. Kế thừa những thành tựu trước đó phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn. Trực tiếp điều tra khảo sát, quan sát đối tượng, tiến hành đánh giá trên bản đồ, lập bản vẽ, hình ảnh.

+ Phương pháp tổng hợp và phân tích: Phân tích các tài liệu đã sắp xếp để đi đến nhận định các vấn đề mang tính quy luật, sự tác động qua lại của các nhân tố, từ đó xác định các vấn đề cần phải giải quyết của khu vực nghiên cứu.

+ Phương pháp so sánh: So sánh tổ chức không gian làng ven đô thành phố Đà Nẵng theo hướng du lịch – trường hợp xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang trong và ngoài nước để định hướng mô hình phát triển không gian.

5. Cấu trúc luận văn

Luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1 là Tổng quan về Tổ chức không gian làng ven đô thành phố Đà Nẵng theo hướng du lịch – trường hợp xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang

. Chương 2 Cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu về Tổ chức không gian làng ven đô thành phố Đà Nẵng theo hướng du lịch – trường hợp xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang

. Chương 3 định hướng và giải pháp Tổ chức không gian làng ven đô thành phố Đà Nẵng theo hướng du lịch – trường hợp xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

    • Đề xuất và hệ thống một cách chi tiết các tiêu chí đánh giá cho việc nghiên cứu – xây dựng – phát triển quy hoạch đô thị kiểu mẫu Đà Nẵng.

Là tài liệu tham khảo cho việc quản lý, nghiên cứu quy hoạch, tổ chức các không gian kiến trúc khác nhau trong việc quy hoạch đô thị kiểu mẫu

Tổ chức không gian làng ven đô thành phố Đà Nẵng theo hướng du lịch - trường hợp xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang
Tổ chức không gian làng ven đô thành phố Đà Nẵng theo hướng du lịch – trường hợp xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN LÀNG VEN ĐÔ THÀNH PHỐ ĐẴNG THEO HƯỚNG DU LỊCH

    1. 1.1. Tổng quan về thành phố Đà Nẵng, tiềm năng phát triển du lịch và thực trạng khai thác du lịch tại làng ven đô theo hướng du lịch
      1. 1.1.1. Giới thiệu chung

TO 1

Hình 1.1. Bản đồ du lịch Thành phố Đà Nẵng và các mối liên hệ vùng

Được mệnh danh là “Thành phố đáng sống nhất Việt Nam” – Đà Nẵng nằm ở trung độ của Việt Nam, là trung điểm của 06 di sản thế giới bao gồm Phong Nha – Kẻ Bàng, Cố đô Huế, Nhã nhạc Cung đình Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đây là điểm đến và điểm trung chuyển khách du lịch trong và ngoài nước. Đà Nẵng cũng có nhiều danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng như vùng núi Bà Nà – Núi Chúa, bán đảo Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Viện Cổ Chàm, Thành Điện Hải… dải cát dài, bằng phẳng, sạch sẽ, chưa bị ô nhiễm của các bãi biển như Mỹ Khê, Thanh Khê, Non Nước, Nam Ô… đó chính là điều kiện thuận lợi để tổ chức không gian kiến trúc phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọ n của thành phố.

Tổ chức không gian làng ven đô thành phố Đà Nẵng theo hướng du lịch - trường hợp xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang
Tổ chức không gian làng ven đô thành phố Đà Nẵng theo hướng du lịch – trường hợp xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang
Tổ chức không gian làng ven đô thành phố Đà Nẵng theo hướng du lịch - trường hợp xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang
Tổ chức không gian làng ven đô thành phố Đà Nẵng theo hướng du lịch – trường hợp xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang
Tổ chức không gian làng ven đô thành phố Đà Nẵng theo hướng du lịch - trường hợp xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang
Tổ chức không gian làng ven đô thành phố Đà Nẵng theo hướng du lịch – trường hợp xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang

Hình 1.2. Một số hình ảnh về du lịch Đà Nẵng (Nguồn iternet)

Có thể nói Thành phố Đà Nẵng có nhiều tiềm năng tổ chức không gian nghỉ ngơi – vui chơi giải trí. Và trong thời gian qua, đã được chính quyền – nhân dân chung tay góp sức cơ bản tạo được thương hiệu du lịch đặc trưng của thành phố cũng như các không gian nghỉ ngơi, vui chơi giải trí đa dạng, sinh động, đồng bộ. Bên cạnh các điểm sáng về quang cảnh đẹp, khí hậu trong lành, đường sá sạch sẽ quang đãng, người dân hiền hoà. Đà Nẵng còn thu hút bỡi các làng quê yên tĩnh, giàu di sản văn hóa truyền thống, các giá trị làng xóm giàu tính nhân văn, lại được trang bị các cơ sở hạ tầng, giao thông tiếp cận thuận lợi, bán kính phục vụ hiệu quả tại các làng ven đô của thành phố đã cùng làm nên một Đà Nẵng hiền hòa – đáng sống.

      1. 1.1.2. Thực trạng khai thác du lịch tại các làng ven đô Đà Nẵng theo hướng du lịch

a. Các làng du lịch tại Đà Nẵng

Tổ chức không gian làng ven đô thành phố Đà Nẵng theo hướng du lịch - trường hợp xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang
Tổ chức không gian làng ven đô thành phố Đà Nẵng theo hướng du lịch – trường hợp xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang

Hình 1.3. Làng chiếu Cẩm Nê

Trong các làng cổ nổi tiếng của Đà Nẵng, Làng chiếu Cẩm Nê thường được nhắc đến đầu tiên. Đây là điểm tham quan Đà Nẵng không thể thiếu trong hành trình khám phá Đà Nẵng của du khách. Ngôi làng nhỏ bé, khiêm tốn thuộc huyện Hoà Vang, cách trung tâm thành phố 14 km, nổi tiếng với nghề làm chiếu truyền thống, cha truyền con nối. Ngôi làng cổ xưa hình thành từ thế kỷ 15, có tiếng với nhữung sản phẩm chiếu thủ công trên khắp dải đất miền trung. Hiện làng Cẩm Nê vẫn duy trì hoạt động và phát triển du lịch.

  • Làng Túy Loan

  • Hình 1.4. Làng Túy Loan

Cũng như Làng chiếu Cẩm Nê, trong danh sách các điểm tham quan nổi tiếng của Đà Nẵng, Làng cổ Túy Loan cũng là điểm đến khó lòng bỏ qua. Nằm trên quốc lộ 14 B, cách trung tâm thành phố 15 km về hướng Tây Nam, làng Tuý Loan tồn tại hơn 500 qua, là một trong những ngôi làng cổ còn lưu giữ được nhiều dấu tích cổ xưa nhất của nước ta. Đến thăm làng Tuý Loan, du khách có thể tham quan và tìm hiểu những bản sắc văn hoá làng quê đậm đà của nước Việt Nam.

  • Làng Nam Ô

Hình 1.5. Làng Nam ô

Nói về du lịch Đà Nẵng, không thể không nhắc đến cụm từ Nam Ô. Làng Nam Ô chuyên nghề sản xuất nước mắm với công thức chế biến gia truyền, làm nên thương hiệu lừng danh. Làng nghề Nam Ô hình thành đầu thế kỷ 20, vẫn được du trì hoạt động cho đến ngày nay. Làng Nam Ô còn có lễ hội làng truyền thống nhiều màu sắc và rộn ràng, thu hút không chỉ dân làng mà còn từ các vùng lân cận và du khách. Làng còn có món gỏi cá Nam Ô nổi tiếng, khiến du khách xa gần thử một lần cứ da diết nhớ không dễ quên.

  • Làng đá mỹ nghệ Non Nước

Hình 1.6. Làng đá Non nước

Hầu như trong mọi chuyến du lịch Đà Nẵng của du khách, Làng đá mỹ nghệ Non Nước là điểm đến luôn hiện hữu trong hành trình tham quan. Ngôi làng toạ lạc dưới chân núi Ngũ Hành Sơn, giữa khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, hữu tình, là điểm du lịch văn hoá hấp dẫn và nổi tiếng của Đà Nẵng. Hình thành từ thế kỷ 17, các nghệ nhân tài hoa của làng đã tạo tác vô số các món đồ trang trí, vật dụng, trang sức, tranh và tượng đá… từ đá cẩm thạch vô cùng tinh xảo. Đến làng nghề Non Nước, bên cạnh tìm hiểu về nghề, chọn mua các món hàng đẹp, bạn còn được dịp thả mình trong cảnh thiên nhiên non nước, kỳ vĩ.

  • Làng Phong Nam
Tổ chức không gian làng ven đô thành phố Đà Nẵng theo hướng du lịch - trường hợp xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang
Tổ chức không gian làng ven đô thành phố Đà Nẵng theo hướng du lịch – trường hợp xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang

Hình 1.7. Làng Phong Nam

Cách trung tâm thành phố khoảng 10 km về phía Tây Nam, làng cổ Phong Nam nằm gần quốc lộ 1A, huyện Hoà Vang, là một trong số rất ít những ngôi làng còn giữ nguyên vẹn nét đẹp thôn quê yên bình, dung dị của nước ta. Tại đây vẫn còn các công trình kiến trúc cổ như đình, chùa, miếu, nhà thờ tiền hiền…lâu đời, cùng phong cảnh làng quê thơ mộng với ruộng lúa bạt ngàn, dòng sông uyển chuyển chảy men theo bờ làng, khiến du khách không khỏi xao lòng.

Hình 1.8. Làng Bánh Khô mè

Danh sách các làng nghề nổi tiếng của Đà Nẵng, cũng không thể thiếu được Làng bánh khô mè Cẩm Lệ trứ danh. Làng Cẩm Lệ thuộc phường Khuê Trung, quận Hải Châu, với truyền thống sản xuất bánh khô mè nổi tiếng, mang hương vị thơm ngon đặc trưng. Món bánh dung dị, đậm đà hương vị quê hương, ấy vậy mà đã làm say lòng biết bao du khách, dần trở thành điểm du lịch hút khách. Bánh khô mè làng Cẩm Lệ vinh dự được nhiều du khách nước ngoài biết đến và đặc biệt yêu thích.

b. Thực trạng khai thác du lịch tại các làng ven đô

Tại các khu vực ven đô, thành phố chưa có những nghiên cứu, đánh giá đầy đủ các vấn đề về xác định quỹ di sản kiến trúc và các giá trị ở làng xã truyền thống sắp đô thị hóa; chưa kịp thời công nhận các di tích và kiểm soát các yếu tố tác động do quá trình đô thị hóa, mô hình và giải pháp quy hoạch, phát triển kinh tế tại các khu vực ngoại thành còn khá mờ nhạt. Chưa khai thác hiệu quả các giá trị, tiềm năng tại khu vực ven đô, các chương trình trọng điểm về nông thôn mới chỉ mang tính chất “phong trào” hay nôm na là “người cũ mang áo mới”. Khái niệm về tổ chức môi trường nghỉ ngơi theo hướng du lịch – hay đơn giản là du lịch làng quê chỉ vừa mới được triển khai áp dụng riêng lẻ, tự phát, trong khi xu hướng này đang được chú trọng phát triển tại nhiều nơi trên thế giới và các khu vực Phía Bắc cũng như đồng bằng nam bộ và miền tây nam bộ của nước ta.

    1. 1.2. Giới thiệu khu vực nghiên cứu.
      1. 1.2.1. Huyện Hòa Vang

huyen-hoa-vang

Hình 1.9. Vị trí khu vực nghiên cứu trong bản đồ hành chính

huyện Hòa Vang

a. Giới thiệu chung

Hoà Vang là huyện ngoại thành duy nhất nằm trên phần đất liền của thành phố Đà Nẵng. Huyện chiếm gần hết diện tích đất liền của thành phố, một phần nhỏ diện tích còn lại dành cho các quận nội thành

Huyện Hòa Vang bao bọc quanh phía Tây, Tây Nam và phía Nam thành phố đà Nẵng, gồm 11 xã, có 4 xã vùng núi: Hoà Bắc, Hoà Ninh, Hoà Phú và Hoà Liên; 4 xã trung du: Hoà Phong, Hoà Khương, Hoà Sơn, Hoà Nhơn và 3 xã đồng bằng: Hoà Châu, Hoà Tiến, Hoà Phước. Với tổng diện tích là 736,91 km2, bằng khoảng 80% diện tích của thành phố Đà Nẵng.

Với nguồn tài nguyên rừng phong phú, diện tích đất lâm nghiệp hiện có là 58.900 ha, trong đó đất rừng sản xuất gần 16.000 ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt khoảng 64%, ngoài vai trò phòng hộ, hệ sinh quyển và là “lá phổi xanh” cho Huyện và Thành phố Đà Nẵng.

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp 4.690 ha, mỗi năm có khả năng cung cấp ra thị trường gần 20.000 tấn rau, 1.200 tấn thủy sản, gần 1 triệu con gia cầm các loại …cũng là lợi thế của huyện trong việc cung cấp nguồn thực phẩm cho vùng nội thị thành phố Đà Nẵng.

b. Tiềm năng khai thác và phát triển du lịch.

Hòa Vang là một huyện giàu tiềm năng về du lịch, với vị trí cách trung tâm thành phố khoảng 20km về phía Tây Nam, thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho vùng đất Hòa Vang tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú, đa dạng, độc đáo với đồi núi, đồng bằng, sông, suối, hồ, đầm, cộng thêm không gian thoáng đãng thích hợp phát triển du lịch sinh thái.

Tổ chức không gian làng ven đô thành phố Đà Nẵng theo hướng du lịch - trường hợp xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang
Tổ chức không gian làng ven đô thành phố Đà Nẵng theo hướng du lịch – trường hợp xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang

Hòa Vang cũng là một địa danh có nhiều di tích lịch sử văn hoá. Trên toàn huyện đã thống kê được 27 di tích , trong đó có 06 di tích được xếp hạng và cấp bằng di tích quốc gia: Đình làng Túy Loan, đình làng Bồ Bản, Di tích Căn cứ Huyện ủy Hòa Vang, Mộ danh nhân Đỗ Thúc Tịnh, Miếu Ông Ích Đường và Nhà thờ Chư phái tộc Quá Giáng. Hòa Vang cũng có nhiều lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hoá làng quê Việt Nam, được chia thành ba nhóm chủ yếu: Lễ hội gắn với tín ngưỡng (lễ hội đình làng), lễ hội gắn với lao động sản xuất (lễ hội Mục đồng, lễ hội mừng lúa mới của người Cơ-tu), lễ hội gắn với sinh hoạt (lễ hội tắt bếp, Liên hoan văn hóa thể thao người Cơ-tu, Ngày hội chung một cội nguồn) và một số làng nghề truyền thống mang tính đặc trưng tại địa phương: làng nghề chiếu Cẩm Nê (xã Hòa Tiến), nấu rượu cần (xã Hòa Phú), làng bánh tráng Túy Loan (xã Hòa Phong)

Trong thời gian qua, tranh thủ nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới của Trung ương, của thành phố, huyện Hòa Vang cũng đã từng bước đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ phát triển du lịch. Đồng thời đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền quảng bá, xúc tiến đầu tư kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn huyện đầu tư vào lĩnh vực phát triển du lịch, dịch vụ nhằm từng bước khai thác có hiệu quả những tiềm năng thế mạnh du lịch trên địa bàn huyện.

      1. 1.2.2. Xã Hòa Châu

2 (3)

Hình 1.10. Bản đồ hiện trạng xã Hòa Châu (Nguồn Internet)

a.Giới thiệu chung

Hòa Châu nằm về phía Đông của huyện Hòa Vang, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng về phía Nam khoảng 10km, phía Đông giáp với Phường Hòa Xuân (Quận Cẩm Lệ ), Phía Tây giáp với Xã Hòa Tiến, Phía Nam giáp với Xã Hòa Phước và Xã Điện Hòa (Huyện Điện Bàn – Quảng Nam), Phía Bắc giáp với Phường Hòa Thọ Đông và Hòa Thọ Tây (Quận Cẩm Lệ ).

Diện tích tự nhiên của Xã Hòa Châu là 9,8km2 với dân số 12,347 người, gồm 3.232 hộ dân.

Các thôn làng của xã Hòa Châu nhỏ và phân bố rải rác. Các thôn Phong Nam, Quang Châu, Dương Sơn, Giáng đông phân bố ở trên các sống đất cao về phía Nam của xã. Thôn Tây An bám dọc theo sông Yên (sông Cầu đỏ) về phía Tây Bắc. Thôn Cẩm Nam, đông Hòa, Bàu Cầu – Đông Hòa bám dọc theo sông Cẩm Lệ. Từ trước đến nay người dân không phát triển mở rộng thêm không gian làng xã do vùng đất xung quanh thấp và ngập lụt. Sự phân bố với mật độ không cao là một thuận lợi cho việc mở rộng, cải tạo và phát triển các làng xã hiện có.

Địa hình của Xã Hòa Châu tương đối bằng phẳng, với độ cao trung bình 03 m so với mực nước biển thổ nhưởng Hòa Châu đa phần là đất cát biển và đất phù sa không được bồi đắp. Độ PH trung bình là 5,5. Nằm về phía Nam của xã có sông Quá Giáng, phía Bắc có dòng sông Yên,bên cạnh đó từ xa xưa còn có một số ao,hồ và hệ thống kênh mương được phân bổ khá đồng đều. Xã Hòa Châu ở trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nhiệt độ trung bình ở Hòa Châu là 25,60 C tổng tích ổn trong khoảng 90000 C và biên độ nhiệt ngày đêm là 470C.

Đối với lượng mưa trung bình năm ở Hòa Châu 2060mm. Độ ẩm không khí trung bình trong nhiều năm qua từ 82 – 85%.Xã Hòa Châu chị ảnh hưởng của các hướng gió chính như gió mùa Tây Nam, gió Đông Nam ( gió Nồm ) và Gió Đông Bắc.Hằng năm Xã Hòa Châu có nhiều đợt lũ lụt,đặt biệt có đợt lũ ngập sau đến 03m như các năm 1964, 1998,1999,2007,2009.

Đối với giao thông vận tải ở Xã Hòa Châu có Quốc lộ 1A chạy ngang qua xã, tuyến đường sắt Bắc Nam, đường ĐT 605, tỉnh lộ 409, đường Phạm Hùng. Với những điều kiện về địa lý và thổ nhưỡng, thời tiết, giao thông như vậy, Bên cạnh đó việc mở rộng đô thị về phía Nam của thành phố trong thời gian qua đã tạo nên nhiều thuận lợi thế để Xã Hòa Châu phát triển về kinh tế,văn hóa, xã hội.

b. Tiềm năng phát triển du lịch

Hiện tại, xã Hòa Châu chưa khai thác phát triển du lịch tại địa phương,

kinh tế chính vẫn là nông nghiệp.

Tổ chức không gian làng ven đô thành phố Đà Nẵng theo hướng du lịch - trường hợp xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang
Tổ chức không gian làng ven đô thành phố Đà Nẵng theo hướng du lịch – trường hợp xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang

Hình 1.11. Các hoạt động văn hóa tại xã Hòa Châu

Tuy nhiên, xã Hòa Châu có nhiều thế mạnh về giao thông kết nối: có Quốc lộ 1A chạy ngang qua xã, tuyến đường sắt Bắc Nam, đường ĐT 605, tỉnh lộ 409, đường Phạm Hùng. Bên cạnh đó, xã hiện đang lưu giữ nhiều di sản về văn hóa của làng quê đang được giữ gìn và phát huy như: lễ hội “ Phong lệ Mục Đồng, Giáng Đông hát vật” những làng nghề truyền thống như bánh Khô mè Quang Châu, bánh ít lá giai Phong Nam ngày càng phát triển, ngoài ra với xu thế mới, làng du lịch cổ Phong Nam cũng đang được chú ý, xây dựng và tôn tạo để thu hút ngày càng nhiều du khách đến thăm quan.

    1. 1.3. Kinh nghiệm tổ chức không gian du lịch tại làng ven đô trên thế giới và trong nước
      1. 1.3.1. Kinh nghiệm tổ chức không gian du lịch tại làng ven đô trên thế giới

a. Châu Âu

Làng Cochem, Rhineland – Palatinate, Đức

Cochem là một ngôi làng năm trong thung lũng sông Moselle nằm ở phia Tây Nam của Đức. Là một thị trấn khá nhỏ những nơi đây được coi là điểm đến hàng đầu mà bất cứ du khách nào khi du lịch Đức cũng sẽ tới. Từ vị trí trên cao nằm trên những đỉnh đổi Cochem, khi ngồi trong các tòa lâu đài trên đây, du khách có thể khám phá những cảnh quan mà không phải vị trí nào cũng có được. Vị trí đắc địa nhất của thị trấn. Và được xem như là biểu tưởng của nơi đây. Ngoài ra, du khách sẽ hoàn toàn bị chinh phục bởi thời tiết dễ chịu nơi này. Một chuyến đi tham quan vùng ven sông của ngôi làng và vườn nho sẽ là trải nghiệm thú vị dành du khách.

Hình 1.12. Hỉnh ảnh ngôi làng

Làng Murren, Bernese Oberland, Thụy Sỹ

Nằm ở độ cao 1650m so với mực nước biển thuộc vùng Bernese Oberland, Thụy Sỹ, Murren là ngôi làng nằm cao nhất bang. Phóng tầm mắt ra xa bạn sẽ được ngắm nhìn trọn vẹn cảnh quan hùng vĩ, tuyệt đẹp của 3 ngọn núi Alpes – Monch, Eiger và Jungfrau. Phong cảnh độc nhất chỉ có nơi này mới có. Là sức hút vô cùng mãnh liệt với những du khách muốn tới du lịch Thụy Sỹ. Thêm vào đó, kiến trúc xây dựng nhà cửa ở nơi đây cũng khá đặc biệt – được xây dựng bằng gỗ. Các khách sạn, nhà nghỉ mang đúng dáng dấp của một ngôi nhà dân sinh với các kiểu thiết kế bắt mắt, tinh tế.

Làng Giethoom, Hà Lan

Khác với Cochem và Murren, Giethoom là một ngôi làng yên bình nằm ở tỉnh Overijssel (Hà Lan). Điều nổi bật ở ngôi làng này là những con kênh với dòng sông trong mát, cùng hệ thống kênh rạch chằng chịt. Kiểu  kết cấu xây dựng khá tương đồng với Venice. Bởi vậy mà cái tên “Venice” của Hà Lan đã được các du khách truyền miệng nhau. Sự yên bình cùng không khí trong lành rất thích hợp để du khách trải nghiệm. Điểm cộng khi đặt chân tới vùng đất này là luôn có sẵn tàu điện để bạn có thể di chuyển đi lại trong ngôi làng. Bởi với 98km đường kênh, bạn không thể đi bộ cảm nhận hết nét đẹp nơi đây được.

Hình 1.13. Hỉnh ảnh ngôi làng

Làng Bibury, Anh

William Morris – Nhà thiết kế nổi tiếng người Anh đã từng có nhận định: Bibury là ngôi làng xinh đẹp nhất ở nước Anh. Bạn thấy câu nói đó có đúng không? Hãy thử chiêm nghiệm cảnh quan, con người, văn hóa, ẩm thực,…tại đây để cảm nhận câu nói trên nhé. Với kiểu thiết kế thuộc thế kỷ XVII cùng dòng sông Coln xinh đẹp uốn quanh ngôi làng là điểm cuốn hút chính của Bibury. Nếu bạn là người yêu nghệ thuật nhiếp ảnh thì nơi đây chính là nơi bạn có thể thể hiện tài năng đó rồi đấy.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC XAY DUNG HA NOI\LE VAN HOAN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *