Thực hiện chính sách đào tạo cán bộ công chức phường

Thực hiện chính sách đào tạo cán bộ công chức phường từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng

Thực hiện chính sách đào tạo cán bộ, công chức phường từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong hệ thống chính trị bốn cấp của nước ta, cấp xã, phường, thị trấn (gọi tắc là cấp xã) có chức năng rất quan trọng, bảo đảm việc chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết, quyết định của cấp trên; đồng thời quyết định các chủ trương, biện pháp để phát huy các tiềm năng, thế mạnh của địa phương nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. CB,CC phường là những người gần dân nhất, trực tiếp tiếp xúc với nhân dân, là nhịp cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, có vai trò quan trọng trong việc tổ chức hướng dẫn, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; trực tiếp lắng nghe, giải quyết hoặc kiến nghị lên các cấp, các ngành tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.

Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước nói chung, của hệ thống hành chính nói riêng được quyết định bởi phẩm chất năng lực và kết quả công tác của đội ngũ CB,CC nhà nước. Phẩm chất của đội ngũ CB,CC ngoài khả năng và tinh thần tự học tập, lại phụ thuộc rất nhiều vào công tác ĐT,BD thường xuyên kiến thức và kỹ năng thực hành cho CB, CC. Bất kỳ nền công vụ nào cũng đều chú trọng đến công tác ĐT,BD CB,CC nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ đảm bảo thực hiện hiệu quả chức năng, nhiệm vụ được giao.

Văn kiện Đại hội IX của Đảng đã nhấn mạnh việc nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ CB,CC “Đẩy mạnh ĐT,BD CB,CC với chương trình nội dung sát hợp; chú trọng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn”. Muốn thế, đội ngũ CB,CC phải được quan tâm ĐT,BD về năng lực công tác, tinh thần trách nhiệm và ý thức phục vụ nhân dân.

Tổ chức thực hiện chủ trương trên, trong những năm qua các cấp uỷ đảng, chính quyền trong cả nước nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng luôn quan tâm đến việc xây dựng phát triển đội ngũ CB,CC phường thật sự có trình độ, năng lực đảm đương được nhiệm vụ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả trong công việc; tổ chức bộ máy cấp cơ sở từng bước đi vào hoạt động có hiệu quả; công tác quy hoạch, ĐT,BD, bố trí, sử dụng cán bộ đi vào nền nếp; trình độ lý luận chính trị và chuyên môn, nghiệp vụ cũng như kiến thức các mặt của CB,CC phường được nâng lên, từng bước đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước. Đội ngũ CB,CC trưởng thành về nhiều mặt, là lực lượng nòng cốt cùng với nhân dân tạo ra những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần phát triển thành phố.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, đội ngũ CB,CC Thành phố đặc biệt là CB,CC phường nhìn chung vừa thừa, vừa thiếu và không đồng bộ, vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập trong quá trình thực thi nhiệm vụ dẫn đến kết quả giải quyết công việc chưa đạt yêu cầu. Chất lượng CB,CC phường chưa tăng lên được nhiều, năng lực còn chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính và đổi mới đất nước. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín và hiệu quả trong công tác lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với đảng. Công tác ĐT,BD chưa tập trung, còn dàn trải, hiệu quả chưa cao, cách thức đào tạo và sử dụng cán bộ còn hạn chế về tầm nhìn chiến lược, đổi mới công tác cán bộ còn chậm, chưa theo kịp với sự đổi mới về kinh tế, chưa đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài; chưa ngang tầm với thời kỳ CNH-HĐH và hội nhập quốc tế.

Để đánh giá đúng thực trạng thực hiện chính sách đào tạo CB,CC phường ở thành phố Đà Nẵng, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo CB,CC phường học viên chọn đề tài: Thực hiện chính sách đào tạo cán bộ, công chức phường từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng” nhằm góp phần nâng cao chất lượng CB,CC phường đáp ứng yêu cầu mới.

2. Tình hình nguyên cứu liên quan đề tài

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích làm rõ những vấn đề lý luận và đánh giá thực trạng thực hiện chính sách ĐT,BD CB,CC phường từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng, luận văn đề xuất định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách ĐT,BD CB,CC phường ở nước ta hiện nay.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Thứ nhất, nghiên cứu hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về thực hiện chính sách ĐT,BD CB,CC phường;

Thứ hai, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách ĐT,BD CB,CC phường tại thành phố Đà Nẵng dưới góc độ khoa học chính sách công;

Thứ ba, đề xuất định hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách ĐT,BD CB,CC phường ở nước ta hiện nay.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Theo Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ, đào tạo là quá trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những tri thức, kỹ năng theo quy định của từng cấp học, bậc học. Bồi dưỡng là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc. Do vậy, chính sách đào tạo trong luận văn này được hiểu là chính sách ĐT,BD CB,CC phường ở thành phố Đà Nẵng, cụ thể là nghiên cứu giải pháp và công cụ chính sách dưới góc độ khoa học chính sách công

4.2. Phạm vi nghiên cứu

– Về không gian: thực hiện chính sách ĐT,BD CB,CC phường ở thành phố Đà Nẵng

– Về thời gian: Tập trung đánh giá thực trạng thực hiện chính sách ĐT,BD CB,CC phường từ năm 2011 đến năm 2015 và đề xuất định hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách ĐT,BD CB,CC phường giai đoạn 2016-2021

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận

Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng CB,CC nói chung và CB,CC phường nói riêng.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp cụ thể được sử dụng: nghiên cứu lý thuyết và khảo sát thực tế; phương pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp, so sánh, điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn chuyên sâu.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận: Luận văn hệ thống hóa lý thuyết về chính sách công, làm rõ vị trí, vai trò, đặc điểm thực hiện chính sách ĐT,BD đối với CB,CC phường; góp phần làm phong phú thêm lý luận về xây dựng đội ngũ CB,CC phường.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn: luận văn chỉ ra một số hạn chế trong việc thực thi chính sách như: xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách đào tạo; phổ biến, tuyên truyền chính sách đào tạo; phân công phối hợp thực hiện chính sách đào tạo; đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm từ đó cung cấp những vấn đề có giá trị tham khảo cho việc nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo CB,CC phường. Luận văn góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho các cơ quan, ban, ngành trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách đối với CB,CC phường một cách hiệu quả hơn

7. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục các biểu và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách đào tạo cán bộ, công chức phường.

Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức phường tại thành phố Đà Nẵng

Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo cán bộ, công chức phường ở nước ta

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC PHƯỜNG

1.1. Một số vấn đề lý luận về thực hiện chính sách đào tạo cán bộ, công chức phường

1.1.1. Các khái niệm cơ bản có liên quan

1.1.1.1. Khái niệm cán bộ, công chức phường

1.1.1.2. Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng

a) Khái niệm đào tạo

Đào tạo được xem là quá trình làm cho người ta trở thành có năng lực theo tiêu chuẩn nhất định, trang bị những kiến thức, kỹ năng mới và có khả năng nhận được một sự phân công lao động, đóng góp phần công sức của mình vào sự phát triển xã hội nói chung.

b) Khái niệm bồi dưỡng

Bồi dưỡng là quá trình bổ sung, cập nhật hóa kiến thức còn thiếu hoặc đã lạc hậu, bổ túc nghề nghiệp, đào tạo thêm hoặc củng cố các kỹ năng nghề nghiệp theo các chuyên đề. Bồi dưỡng là công việc được tiến hành sau đào tạo, là việc bổ sung thêm kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ cho người làm việc trong quá trình làm việc trên nền tảng của tri thức đã được đào tạo.

1.1.1.3. Khái niệm chính sách và chính sách đào tạo, bồi dưỡng

Chính sách công là tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của nhà nước nhằm lựa chọn các mục tiêu cụ thể với giải pháp và công cụ thực hiện giải quyết các vấn đề của xã hội theo mục tiêu xác định của đảng chính trị cầm quyền.

Chính sách đào tạo là một tập các quyết định có liên quan của nhà nước nhằm biến đổi thái độ, kiến thức hoặc kỹ năng thông qua việc ĐT,BD để nâng cao chất lượng đội ngũ CB,CC, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị.

1.1.1.4. Khái niệm thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phường

Thực hiện chính sách đào tạo CB,CC phường là toàn bộ quá trình hoạt động của nhà nước, chính quyền cơ sở theo những hình thức đào tạo khác nhau như đào tạo, tập sự, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao kỹ năng nhằm xây dựng đội ngũ CB,CC phường hiện đại, chính quy, chuyên nghiệp góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của chính quyền cơ sở, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị thời kỳ CNH-HĐH và hội nhập quốc tế. Để tồn tại và phát triển theo yêu cầu của xã hội thì khi triển khai thực hiện nó tham gia vào quá trình vận động và tác động trực tiếp đến các đối tượng trong xã hội. Đây là công cụ vĩ mô để duy trì sự tồn tại của chính sách đào tạo theo yêu cầu của nhà nước và cũng là mục tiêu mà chính sách theo đuổi”.

1.1.2. Vai trò của thực hiện chính sách đào tạo cán bộ, công chức phường

1.1.2.1. Thực hiện chính sách đào tạo nhằm biến ý đồ chính sách thành hiện thực

Để đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế do đó để CB, CC đáp ứng được yêu cầu Nhà nước đã xây dựng nhiều chính sách hỗ trợ ĐT,BD, phát triển CB, CC nhằm giúp họ thực nắm vững hơn về công việc và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, xây dựng CB,CC phường có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn ngày càng cao, có năng lực và khả năng thích ứng trong công việc.

1.1.2.2. Thực hiện chính sách đào tạo nhằm từng bước thực hiện các mục tiêu chính sách và mục tiêu chung

Mục tiêu chính sách đào tạo phải cụ thể có khả năng đạt được, đo lường được và mô tả toàn bộ kết quả của khóa học bao gồm những kỹ năng cụ thể cần được dạy, trình độ kỹ năng có được sau đào tạo nhằm giúp học viên thực hiện công việc tốt hơn, thỏa mãn nhu cầu phát triển cho học viên.. Chuẩn bị đội ngũ quản lý, CB, CC kế cận, giúp cho CB,CC có được những kỹ năng cần thiết cho các cơ hội thăng tiến trong công việc.

1.1.2.3. Thực hiện chính sách nhằm khẳng định tính đúng đắn của chính sách

Xác định rõ vai trò và tầm quan trọng chiến lược của công tác ĐT,BD CB,CC trong thực thi nhiệm vụ, thành phố đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để tạo bước chuyển biến đột phá trong công tác này và đẩy mạnh triển khai các giải pháp thực hiện mục tiêu xây dựng đội ngũ công chức, viên chức chuyên nghiệp, năng động, minh bạch và hiệu quả. Trên cơ sở đó, thành phố rất chú trọng đến công tác ĐT,BD CB,CC theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp. 

1.1.3. Các chủ thể thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức phường

Chủ thể ban hành chính sách là Nhà nước, cụ thể là các cơ quan có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước gồm các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ngoài ra địa phương các tỉnh, thành phố cũng ban hành các chính sách và hướng dẫn thực hiện chính sách phục vụ cho việc phát triển CB,CC (Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thành phố,, Sở Nội vụ thành phố, Phòng Nội vụ quận).

1.2. Các nội dung thực hiện chính sách đào tạo cán bộ, công chức phường

1.2.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách đào tạo cán bộ, công chức phường

1.2.1.1. Kế hoạch tổ chức, điều hành

Hàng năm Sở nội vụ căn cứ các văn bản quy định, hướng dẫn của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, các văn bản chỉ đạo của Bộ Nội vụ, Thành ủy, UBND thành phố về việc hướng dẫn thực hiện công tác ĐT,BD CB, CC và đặc biệt là căn cứ vào danh sách đề xuất nhu cầu cần ĐT,BD theo từng lĩnh vực, nội dung cần ĐT,BD từ phường theo số lượng phẩn bổ về từng địa phương.

1.2.1.2. Kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực

Kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực gồm dự kiến về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho việc ĐT,BD; các nguồn lực về tài chính chi trả và hỗ trợ cho học viên tham gia ĐT,BD.

– Kinh phí cho việc giảng dạy

– Kinh phí cho việc học

1.2.1.3. Kế hoạch thời gian triển khai, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách

Mỗi bước phải xây dựng kế hoạch cho phù hợp với một chương trình cụ thể của chính sách, thời gian dự kiến cho việc thực hiện mục tiêu chính sách phải rõ ràng, cụ thể. Từ việc tuyên truyền chính sách đến tổng kết rút kinh nghiệm đều được xây dựng cụ thể trong các bước thực hiện chính sách. Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách tức là kiểm tra về tiến độ, hình thức, phương pháp kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách, do đó phải được chuẩn bị kỷ, chủ động và có kế hoạch.

1.2.2. Phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách đào tạo

Việc tuyên truyền, vận động để hiểu rõ ý nghĩa, mục đích, yêu cầu của chính sách; về tính đúng đắn của chính sách trong kiện hoàn cảnh nhất định và tính khả thi của chính sách để họ tự giác thực hiện theo yêu cầu quản lý của nhà nước.

Đối với CB, CC

Đối tổ chức

Đối với người lao động

Đối với một quốc gia

1.2.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách đào tạo

Muốn thực hiện chính sách đào tạo CB, CC có hiệu quả cần phải tiến hành phân công, phối hợp giữa cơ quan quản lý, các cấp chính quyền địa phương, các yếu tố tham gia thực hiện chính sách và các quá trình ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu chính sách.

– Đối với Ban Tổ chức Quận uỷ và Phòng Nội vụ

– Đối với Đảng uỷ, UBND cấp phường

1.2.4. Đôn đốc thực hiện chính sách đào tạo

Cần có hoạt động theo dõi tiến độ thực hiện, đôn đốc, nhắc nhở để vừa thúc đẩy các chủ thể nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ, kiểm tra, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc để tiếp tục hướng dẫn thực hiện chính sách một cách hoàn thiện hơn, thông qua các công cụ hữu ích giúp cho các chủ thể triển khai thực hiện chính sách đào tạo đạt kết quả tốt.

1.2.5. Đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm

Đánh giá kết quả ĐT,BD CB, CC chính là kiểm định lại các nội dung: có đạt được mục tiêu chính sách đào tạo đề ra không; nội dung, chương trình đã phù hợp chưa; giảng viên có đáp ứng được yêu cầu của chương trình đào tạo không; lượng kiến thức, kỹ năng học viên tiếp thu, đặc biệt khả năng và mức độ ứng dụng vào công việc thực tiễn hay không, kết quả đào tạo đã phù hợp với mục tiêu phát triển của tổ chức chưa.…

– Đánh giá phản ứng của người học.

– Đánh giá kết quả học tập.

– Đánh giá những thay đổi trong công việc

– Đánh giá tác động, hiệu quả của đào tạo đến đơn vị

1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách đào tạo cán bộ, công chức phường

1.3.1. Tính chất của vấn đề chính sách đào tạo, bồi dưỡng

Yêu cầu để thực hiện chính sách đào tạo và bồi dưỡng là phải đảm bảo cho mỗi CB,CC đều có cơ hội tham gia các khoá ĐT,BD nâng cao trình độ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ trong quá trình công tác. Chương trình, nội dung, hình thức đào tạo cần phải thiết thực, phù hợp với yêu cầu công việc của CB,CC. Gắn việc đào tạo với trang bị kiến thức giữa lý luận và thực tiễn công việc.

1.3.2. Môi trường thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Để chính sách đào tạo thực thi một cách có hiệu quả đòi hỏi phải có một môi trường thuận lợi, hỗ trợ, tạo điều kiện như các thành phần, các chủ thể liên quan hay tình hình kinh tế, chính trị của địa phương, các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, đây là những yếu tố quan trọng góp phần thuận lợi cho thực hiện chính sách đào tạo.

1.3.3. Năng lực chủ thể thực hiện chính sách đào tạo của cán bộ, công chức

Chủ thể thực hiện chính sách đào tạo là cơ quan chủ trì soạn thảo chính sách; cơ quan này thành lập Ban soạn thảo chính sách. Ban soạn thảo chịu trách nhiệm về chất lượng và tiến độ soạn thảo dự thảo, phân tích vấn đề chính sách; ban hành và hướng dẫn thực hiện chính sách.

1.3.4. Mức độ tuân thủ các bước trong quy trình tổ chức thực hiện chính sách đào tạo

Trước khi thực hiện chính sách đào tạo thì chính sách phải được tuyên truyền phổ biến rộng rãi đến toàn thể CB, CC và các chủ thể liên quan để họ nhận thức được đầy đủ ý nghĩa của mục tiêu chính sách, đồng thời cũng thấy được lợi ích mang lại từ chính sách, từ đó sẽ giúp cho các đối tượng chính sách nêu cao tinh thần tự giác trong việc thực hiện chính sách.

1.3.5. Các điều kiện vật chất và sự đồng tình ủng hộ của người dân để thực hiện chính sách đào tạo

Mục tiêu của chính sách được thực hiện có kết quả không chỉ có các cơ quan liên quan tham gia thực hiện chính sách đào tạo mà còn có sự tham gia của CB, CC và sự ủng hộ của người dân. CB, CC là người trực tiếp tham gia thực hiện chính sách đào tạo, hưởng thụ những lợi ích từ chính sách mang lại, còn người dân là hưởng thụ những thành quả sau quá trình đào tạo của CB, CC sẽ đem những kiến thức có được phục vụ tốt hơn cho người dân.

Thực hiện chính sách đào tạo cán bộ, công chức phường từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
Thực hiện chính sách đào tạo cán bộ, công chức phường từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng

Chương 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC PHƯỜNG

TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức phường tại thành phố Đà Nẵng

2.1.1. Về số lượng, chất lượng CB, CC phường

– Số lượng CB,CC phường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện nay có 550 cán bộ phường; 648 công chức phường.

– Đội ngũ cán bộ phường:

Về độ tuổi có 45 người dưới 30 tuổi (8,1%), có 275 người từ 31 đến 45 tuổi (50%), có 212 người từ 46 đến 60 tuổi (38,5%) và có 18 người trên 60 tuổi (3,3%) .

Về trình độ chuyên môn: trung cấp 122 người (22,2%) và Đại học, cao đẳng 409 người (74,4%) , thạc sĩ: 19 người ( 3,4%).

Về lý luận chính trị: Sơ cấp 97 người (17,6%), trung cấp 407 người (74%), cao cấp 46 người (8,3%).

Về bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, có 465 người (84,5%).

– Đội ngũ công chức xã:

Về độ tuổi có 87 người dưới 30 tuổi (13,4%), có 428 người từ 31 đến 45 tuổi (66%), có 133 người từ 46 đến 60 tuổi (20,5%) và có 0 người trên 60 tuổi (0%)

Về chuyên môn, sơ cấp 4 người (0,6%), trung cấp 178 người (27,5%) và Đại học, cao đẳng 466 người ( 71,9%).

Về lý luận chính trị, sơ cấp 252 người (38,8%), trung cấp 390 người (60,2%), cao cấp: 6 (0,9%).

Về bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, có 371 người (57,3%).

2.1.2. Về trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc và kết quả công tác CB, CC phường

Đảm bảo được tiêu chuẩn qui định và ở mức cao so với mặt bằng chung của các phường trong cả nước.

– Về trình độ chuyên môn:

Trình độ chuyên môn của đội ngũ CB,CC cấp phường trên địa bàn quận thành phố từ năm 2011 – 2015 có xu hướng chung là hợp lý, tỷ lệ CB,CC có trình độ chuyên môn đã được nâng lên rõ rệch. Có trình độ sau đại học chiếm tỷ lệ 1,6%, trình độ đại học, cao đẳng đã đạt 70% bên cạnh đó, tỷ lệ công chức có trình độ sơ cấp đã giảm triệt để chỉ có 4 người chiếm 0,33%. Điều này cho thấy chất lượng đội ngũ công chức cấp phường ngày càng được cải thiện, trong đó có cả các đồng chí có trình độ thạc sĩ, 100% Bí thư đảng ủy và Chủ tịch UBND phường, Phó Chủ tịch UBND phường có trình độ đại học hoặc trên đại học.

– Về trình độ lý luận chính trị:

Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ CB,CC cấp phường, thành phố Đà Nẵng đảm bảo cao hơn qui định. Các chức danh chủ chốt của phường có trình độ cao cấp, các đồng chí cấp phó có trình độ trung cấp chính trị đạt từ 70% trở lên. Điều này chứng tỏ rằng đã có sự quan tâm đến công tác ĐT,BD nâng cao trình độ lý luận chính trị cho CB,CC chủ chốt cấp phường thành phố Đà Nẵng có trình độ trung cấp lý luận chính trị 50% trở lên.

– Về trình độ quản lý nhà nước:

Hiệu quả công tác quản lý nhà nước yêu cầu về thái độ cũng như chất lượng phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn.

2.2. Kết quả thực hiện chính sách đào tạo cán bộ, công chức phường tại thành phố Đà Nẵng

2.2.1. Kết quả thực hiện mục tiêu chính sách đối với cán bộ, công chức phường

Nhìn chung, đội ngũ CB,CC (nhất là cán bộ chủ chốt) ở các địa phương có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng động và sáng tạo; tích cực thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Trình độ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn của CB,CC ngày càng được nâng cao, thích nghi với cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.

Thành phố Đà Nẵng cũng đã xây dựng, ban hành Kế hoạch ĐT,BD CB,CC giai đoạn 2011-2015 và tổ chức triển khai thực hiện đúng yêu cầu về đối tượng và nội dung ĐT,BD; ban hành Quy chế ĐT,BD cán bộ, công chức; các chế độ, chính sách khuyến khích, hỗ trợ CB,CC học tập, nâng cao trình độ. Kết quả trong 5 năm thực hiện đã có 80% CB,CC phường được ĐT,BD đáp ứng tiêu chuẩn quy định, theo chương trình.

Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn một số CB,CC phường vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa coi trọng đúng mức công tác ĐT,BD, nâng cao chất lượng đội ngũ CB,CC

2.2.2. Kết quả triển khai các giải pháp, công cụ chính sách đào tạo cán bộ, công chức phường

Ngoài chế độ, chính sách do Trung ương quy định, thành phố ban hành, một số quận cũng đã hỗ trợ thêm cho những người được cử đi ĐT,BD CB, CC hàng năm và theo từng giai đoạn nên CB, CC yên tâm công tác. Chất lượng CB,CC phường ngày càng được nâng lên.

Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng thực tế thời gian qua đội ngũ CB,CC ở một số địa phương thuộc quận được cử đi đào tạo còn bất cập và số lượng không nhiều.

2.2.3. Đánh giá vai trò của các chủ thể tham gia thực hiện chính sách đào tạo cán bộ, công chức phường

Ban Tổ chức Thành ủy, Sở Nội vụ là 2 cơ quan tham mưu cho Thành ủy và UBND thành phố ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành trong việc triển khai công tác ĐT,BD CB, CC hàng năm. Ban Tổ chức quận ủy và Phòng Nội vụ các quận trên cơ sở kế hoạch ĐT,BD hàng năm của thành phố, qua đó khảo sát và lập danh sách các CB, CC phù hợp điều kiện và nằm trong các chức danh quy hoạch sẽ được cử đi ĐT,BD.

Tuy nhiên trong thời gian tới chủ thể chính sách cần thống kê, rà soát chặc chẽ, kịp thời đề xuất và tham mưu với Ban Tổ chức Thành ủy, Quận ủy, Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ đúng về số lượng cũng như thành phần được ĐT,BD phù hợp.

2.2.4. Đánh giá môi trường thể chế thực hiện chính sách đào tạo cán bộ, công chức phường

2.2.5. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách đào tạo cán bộ, công chức phường

2.2.5.1. Những nhân tố tác động tích cực

2.2.5.2. Những khó khăn, hạn chế

2.3. Hạn chế trong thực hiện chính sách đào tạo cán bộ, công chức phường

– Việc xác định nhu cầu đào tạo: Việc đào tạo công chức thực sự chưa chủ động và chỉ căn cứ vào văn bản của Sở Nội vụ thành phố, hoặc khi có thông báo tuyển sinh từ các Trung tâm đào tạo gửi đến. Việc cử công chức đi học tuy có lựa chọn, nhưng hầu hết là dựa vào thâm niên công tác hoặc công chức trong danh sách được quy hoạch

Việc xây dựng kế hoạch đào tạo: Đối với cấp phường không xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm mà phụ thuộc chủ yếu từ kế hoạch đào tạo của cấp trên. Nên đôi khi việc lên kế hoạch đào tạo theo nhu cầu cũng còn nhiều hạn chế nhất định. Một số CB,CC thật sự cần đào tạo bồi dưỡng để đáp ứng nhu cầu trong tình hình mới tuy nhiên với chỉ tiêu thành phố phân bổ cũng như kế hoạch đào tạo trong năm nên rất nhiều trường hợp không được ĐT,BD theo chuyên môn cần được đào tạo.

– Về nội dung và chất lượng đào tạo: cấp phường không tham gia xây dựng nội chương trình đào tạo mà phụ thuộc chủ yếu vào cấp thành phố và cấp quận nên việc xây dựng chương trình đào tạo vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế nhất định

Về nội dung, chương trình, hình thức đào tạo CB,CC vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn lãnh đạo, quản lý, nhất là trong lĩnh vực quản lý nhà nước. Một số chương trình đào tạo lý luận chính trị, quản lý nhà nước còn nặng về lý luận, dàn trải, thiếu sự liên thông, kế thừa, còn trùng lặp về nội dung, thiếu tính thiết thực, chưa đi sâu vào việc rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ và xử lý tình huống, kinh nghiệm công tác cho công chức. Nội dung và thời lượng khung cho các chương trình ĐT,BD liên tục thay đổi và cải cách nhưng hiệu quả vẫn chưa cao, chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn của từng địa phương, chưa đáp ứng yêu cầu từng vị trí việc làm của cán bộ, công chức.

Thực hiện chính sách đào tạo cán bộ, công chức phường từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
Thực hiện chính sách đào tạo cán bộ, công chức phường từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng

Chương 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC PHƯỜNG Ở NƯỚC TA

3.1. Nhu cầu, mục tiêu và định hướng nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo cán bộ, công chức phường

3.1.1. Nhu cầu nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo cán bộ, công chức phường

3.1.1.1. Cả nước

Thứ nhất: Xây dựng CB,CC phường nắm vững quan điểm chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước, đồng thời có năng lực triển khai tổ chức thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân.

Thứ hai: CB,CC phường có đủ về trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Thứ ba: Xây dựng CB,CC phường thật sự hiểu dân, gần dân, gắn bó yêu thương và trách nhiệm với nhân dân.

Thứ tư: Đổi mới công tác tuyển dụng, quản lý, sử dụng CB,CC phường.

Thứ năm: Đổi mới cải cách giáo trình phục vụ công tác ĐT,BD CB,CC phường.

3.1.1.2. Đối với thành phố Đà Nẵng:

Thứ nhất: Xây dựng và hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh CB,CC phường.

Thứ hai: Xây dựng cơ chế chính sách thu hút, tuyển dụng những người tài, những sinh viên xuất sắc về phường công tác.

Thứ ba: Xây dựng CB,CC phường có trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Thứ tư: Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị phù hợp với quá trình phát triển xã hội.

Thứ năm: Đào tạo CB,CC phường đạt chuẩn về trung cấp lý luận chính trị và tốt nghiệp đại học chuyên môn đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ.

Thứ sáu: Tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát, nhằm hạn chế, ngăn ngừa CB,CC phường vi phạm kỷ luật.

3.1.2. Mục tiêu nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo CB,CC cấp phường

3.1.2.1. Cả nước

– Tạo bước đột phá trong công tác tuyển dụng, bố trí cán bộ, sắp xếp lại đội ngũ CB,CC phường

– Thay thế CB,CC phường trì truệ, năng lực yếu kém, uy tín thấp

– Quy hoạch, ĐT,BD, xây dựng CB,CC phường có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức, có niềm tin gắn bó với Đảng với chế độ nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có trách nhiệm với nhân dân; có trình độ hiểu biết .

– Tập trung đào tạo trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước và trình độ chuyên môn theo tiêu chuẩn quy định

3.1.2.2. Đối với thành phố Đà Nẵng:

– Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng, quy hoạch, đánh giá, bố trí, sử dụng, ĐT,BD CB,CC phường.

– Xây dựng CB,CC phường đủ trình độ năng lực

– Thực hiện việc điều động, luân chuyển cán bộ công chức

– Tuyển chọn, đào tạo, bố trí sử dụng đội ngũ công chức trẻ có trình độ đại học chính quy giữ chức vụ lãnh đạo chủ chốt ở phường.

3.1.3. Định hướng nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo cán bộ, công chức phường

+ Đến năm 2020, CB,CC phường đạt chuẩn về trình độ chuyên môn và lý luận chính trị, trong đó 100% CB,CC phường tốt nghiệp đại học và 100% CB,CC phường tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị trở lên.

+ Xây dựng chiến lược dài hạn trong thực hiện chính sách đào tạo CB,CC phường; đảm bảo CB,CC ở các ngạch, các vị trí được đào tạo các kỹ năng hành chính hàng năm theo chế độ đào tạo bắt buộc; CB,CC trong diện quy hoạch được đào tạo các kỹ năng lãnh đạo, quản lý; tăng cường nâng cao đạo đức công vụ cho CB,CC nhằm đảm bảo kỷ cương, nghiêm minh trong hoạt động công vụ; đào tạo theo quy hoạch, kế hoạch, gắn với việc bố trí, sử dụng CB,CC.

3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo cán bộ, công chức phường ở nước ta

3.2.1. Nâng cao tính khả thi kế hoạch triển khai thực hiện chính sách đào tạo cán bộ, công chức phường

3.2.1.1. Kế hoạch tổ chức, điều hành

  1. Xác định kiến thức, kỹ năng cần đào tạo
  2. Xác định đối tượng cần đào tạo

3.2.1.2. Kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực

3.2.1.3. Kế hoạch thời gian, kiểm tra, đôn đốc triển khai thực hiện

3.2.2. Phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách đào tạo cán bộ, công chức phường

+ Ttuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, cổng thông tin điện tử các cấp.

+ Thông qua bằng văn bản gởi đến các địa phương, cần thông báo sớm để địa phương chủ động thực hiện chính sách.

+ Phải biết kết hợp chặc chẽ, nhịp nhàng, thông suốt giữa các cơ quan, đơn vị, CB,CC trong việc hướng dẫn thực hiện chính sách.

3.2.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách đào tạo

Hàng năm, Quận ủy, Sở Nội vụ cần tổng kết công tác ĐT,BD cán bộ để phát huy ưu điểm, có biện pháp khắc phục ngay những hạn chế, khuyết điểm; biểu dương những đơn vị làm tốt; chấn chỉnh, rút kinh nghiệm, phê bình những đơn vị làm chưa tốt; đồng thời rà soát qui hoạch cán bộ, nhu cầu ĐT,BD cán bộ để xây dựng và triển khai kế hoạch ĐT,BD cán bộ cho năm tiếp theo.

3.2.4. Đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm

+ Trước đào tạo: xác định nhu cầu trước khóa học và hoàn thành việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho khóa đào tạo.

+ Sau đào tạo:

– Thông qua điều tra ý kiến phản ánh của học viên sẽ biết được mức độ ưa thích của học viên đối với khóa học, nội dung khóa học và chất lượng giảng dạy của các giảng viên.

– Thông qua đánh giá kết qủa thực hiện công việc của CB,CC sau đào tạo và so sánh với kết quả thực hiện công việc trước khi ĐT,BD, để đánh giá mức độ vận dụng các kiến thức, kỹ năng mà CB,CC đã được đào tạo vào thực tế công việc.

– Cần thiết phải xây dựng bộ tiêu chí đánh giá công chức một cách khách quan, khoa học và phù hợp, từ đó cử CB,CC tham gia các lớp đào tạo phù hợp với vị trí công tác họ đang đảm nhận

KẾT LUẬN

Công tác cán bộ là một khoa học, nghiên cứu về con người, về quan hệ giữa con người và vai trò của con người trong quản lý xã hội. Đây chính là khâu then chốt trong hoạt động của Đảng và Nhà nước, có ý nghĩa hết sức to lớn đến sự nghiệp cách mạng. Chính sách đào tạo CB,CC phường là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự nghiệp cách mạng; là hệ thống các quan điểm, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước đối với CB,CC; gồm các công cụ và giải pháp thực hiện chính sách nhằm xây dựng CB,CC phường đồng bộ, có chất lượng, đáp ứng yêu cầu của mỗi thời kỳ cách mạng. Có thể nói chính sách do con người tạo ra, nhưng đồng thời chính sách lại tác động mạnh mẽ đến hoạt động của con người. Chính sách đúng có thể mở đường, là động lực thúc đẩy tính tích cực, khả năng sáng tạo, nhiệt tình, trách nhiệm trong công tác của mỗi CB,CC, nhưng ngược lại chính sách không phù hợp cũng có thể kiềm hãm những hoạt động, làm thui chột tài năng, sáng tạo của họ. Chính vì thế, trong sự nghiệp đổi mới đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế rất cần CB,CC có trình độ, năng lực, kiến thức, tư tưởng vững vàng, có phẩm chất đạo đức cách mạng và kỹ năng chuyên nghiệp, nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước. Để làm được điều đó đòi hỏi công tác đào tạo CB,CC là công việc được trú trọng, quan tâm hàng đầu.

Công tác cán bộ từ khâu tuyển dụng, ĐT,BD, bố trí CB,CC của Thành phố Đà Nẵng trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến mới, tích cực đặc biệt là trong thực hiện chính sách đào tạo CB,CC đạt được những kết quả nhất định góp phần quan trọng vào quá trình tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội trong những năm gần đây, hoàn thành nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao cho. Song so với yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra đối với thực hiện chính sách đào tạo CB,CC trong thời gian đến là phát huy những thành tích đã đạt được và nghiêm chỉnh nhìn nhận những mặt hạn chế, tồn tại làm giảm hiệu quả đào tạo, ảnh hưởng đến quá trình thực hiện nhiệm vụ, từ đó đề ra những phương hướng tiếp tục thực hiện những công việc đã làm tốt, điều chỉnh, sửa đổi những hạn chế, sai lầm.

Thực hiện chính sách đào tạo CB,CC cần đi vào thực tiễn và phù hợp với từng công việc cụ thể, nâng cao năng lực tác nghiệp cho đội ngũ CB,CC, không chạy theo chỉ tiêu về hoàn thành mặt lượng mà không chú trọng đến kết quả lâu dài của công việc mà công chức sau khi được đào tạo thực hiện. Xuất phát từ điều đó, đòi hỏi các cơ quan chức năng từ trung ương đến địa phương cần thống nhất cơ chế để tạo một hệ thống đào tạo đồng bộ, phân bổ các nguồn lực, có các chính sách ưu tiên đào tạo đồng đều phù hợp với từng vùng, từng miền.

Thông qua lý luận, thực trạng về thực hiện chính sách đào tạo đội ngũ CB,CC phường tại thành phố Đà Nẵng, luận văn đã phân tích đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đào tạo CB,CC phường đồng thời đưa ra những định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo CB,CC đáp ứng yêu cầu phát triển của trong thời gian tới ở đất nước ta.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\VIEN HAN LAM DOT 3\CHINH SACH CONG\NGUYEN THI LY\SAU BAO VE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *