Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận

Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận

Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận

  1. Tính cấp thiết của đề tài

Phát triển kinh tế luôn gắn liền với bảo vệ môi trường, các nước trên thế giới nói chung và nước ta nói riêng đều quan tâm đến quản lý nhà nước về môi trường, nhằm hạn chế và ngăn chặn ô nhiễm, phá hoại nghiêm trọng môi trường sinh thái. Không khí, nguồn nước, đất bị ô nhiễm; rừng bị chặt phá, diện tích đất trồng cây giảm đi, chất thải sinh hoạt và công nghiệp không ngừng gia tăng. Chính những nhân tố đó của tự nhiên và việc thiếu ý thức của con người về bảo vệ môi trường sinh thái đã và đang từng ngày đe dọa cuộc sống chính con người trên hành tinh chúng ta. Chính vì vậy, vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên đang là vấn đề cấp bách trên toàn thế giới hiện nay.

Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận

Tại thành phố Đà Nẵng nói chung, quận Hải Châu nói riêng hoạt động quản lý nhà nước về môi trường đã và đang được ngày càng chú trọng nhiều hơn, đồng thời đạt được những kết quả tích cực nhất định, tuy nhiên vẫn còn có những bất cập cần khắc phục, như: một số nơi số chỗ nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và người dân về bảo vệ môi trường chưa đầy đủ, chưa chuyển thành ý thức và hành động cụ thể, thường xuyên. Vẫn còn khoảng cách lớn giữa nhận thức và hành động, giữa cam kết và thực hiện trong bảo vệ môi trường. Đặc biệt, trong chỉ đạo, điều hành, tư tưởng “ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế, xem nhẹ yêu cầu bảo vệ môi trường” còn khá phổ biến ở nhiều cấp ủy và chính quyền các cấp. Ý thức về bảo vệ môi trường vẫn chưa hình thành thói quen, nếp sống của nhân dân; các thói quen xấu gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, như vứt rác, chất thải, xác súc vật bừa bãi ở nơi công cộng, nguồn nước, chưa được loại bỏ, thậm chí một số nơi còn phổ biến. Đồng thời, việc xử lý các vi phạm hành chính chưa được triệt để và hiệu quả. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về môi trường thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, chưa theo kịp các yêu cầu tình hình mới đặt ra, nhất là ở các địa phương, chính quyền cơ sở cấp xã còn thấp hơn nhiều so với nhu cầu thực tiễn đặt ra. Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý các vi phạm hành chính trong lĩnhvực môi trường chưa được xử lý kiên quyết, chế tài còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

Theo Quyết định số 2357/QĐ-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, thì quận Hải Châu được định hướng xây dựng, cải tạo trở thành trung tâm giao lưu của Đà Nẵng về thương mại dịch vụ, văn hóa du lịch, khoa học – công nghệ, giáo dục và đào tạo, trung tâm hành chính – chính trị của thành phố, trung tâm thương mại phức hợp cấp quốc tế, y tế tổng hợp, là địa bàn có ý nghĩa chiến lược về quốc phòng an ninh và trở thành đô thị thân thiện với môi trường, với tỷ lệ đô thị hóa vào năm 2020 là 86%, năm 2030 là 92%. Với tốc độ đô thị hóa, tốc độ đầu tư xây dựng cao như vậy đòi hỏi có những biện pháp quản lý cấp bách và hiệu quả, nếu không cái giá phải trả cho việc giải quyết hậu quả môi trường sẽ là vô cùng lớn.

Từ thực tế đó, với mục đích những lý do nêu trên, việc chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng để nghiên cứu là hết sức cần thiết và cấp bách.

Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận

  1. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu tổng quát

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác QLNN về môi trường để đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác QLNN về môi trường trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

2.2. Mục tiêu cụ thể

– Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến QLNN về môi trường.

– Đánh giá thực trạng QLNN về môi trường trên địa bàn quận Hải Châu; chỉ ra thành công, tồn tại và nguyên nhân.

– Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN về môi trường trên địa bàn quận Hải Châu trong thời gian tới.

  1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

– Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác QLNN về môi trường trên địa bàn quận Hải Châu.

– Phạm vi nghiên cứu:

+ Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác QLNN về môi trường tại quận Hải Châu dưới góc độ ban hành, tổ chức, triển khai thực hiện các hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước về BVMT; trong đó môi trường  được đề cập là môi trường tự nhiên.

+ Về không gian: Các nội dung QLNN về môi trường được nghiên cứu trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

+ Về thời gian: Thực trạng QLNN về môi trường tại quận Hải Châu được nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2015 – 2019. Các giải pháp đề xuất có ý nghĩa cho giai đoạn 2020 – 2025.

Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận

  1. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp thu thập số liệu

– Số liệu thứ cấp: được thu thập từ các tài liệu sẵn có và kế thừa kết quả nghiên cứu như các nguồn thông tin công bố của cơ quan nhà nước, các văn kiện đại hội Đảng, nghị quyết, quyết định của Đảng, Nhà nước, các bộ,. ngành và các cơ quan từ Trung ương đến địa phương, các nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực QLNN về môi trường tại quận Hải Châu….

– Số liệu sơ cấp: Thu thập bằng phương pháp khảo sát lập bảng hỏi khảo sát trên google biểu mẫu và khảo sát mẫu tại phường Thuận Phước, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng. (Số lượng khảo sát gồm 300 phiếu khảo sát trong đó số phiếu hợp lệ là 290 phiếu chiếm 97,3% . Thành phần tham gia khảo sát người dân, đại diện cơ sở sản xuất trên địa bàn phường)

4.2. Phương pháp phân tích

– Phương pháp thống kê mô tả: phương pháp thống kê để thống kê lại số liệu thực tế trong các hoạt động liên quan đến môi trường và quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Hải Châu

– Phương pháp phân tích tổng hợp: xử lý hệ thống số liệu trên cơ sở sử dụng bảng tính Excel, phân tích số liệu thực tế trong quản lý nhà nước về môi trường gắn liền với các hoạt động, điều kiện, thực trạng tại địa bàn quận, kết nối các thông tin để làm sáng tỏ những nội dung nghiên cứu và từ đó khái quát hóa vấn đề rút ra những ưu điểm, thế mạnh và những hạn chế, tồn tại cần khắc phục trong phần những hạn chế tồn tại trong quản lý nhà nước về môi trường tại quận Hải Châu.

          – Phương pháp so sánh: tìm hiểu các thông tin sau đó tổng hợp và so sánh giai đoạn trước với giai đoạn sau.

Ngoài ra, Luận văn còn thu thập ý kiến của các chuyên gia và các nhà quản lý có liên quan đến công tác quản lý nhà nước về môi trường,…để có căn cứ khoa học cho việc rút ra các kết luận một cách chính xác và đề ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý về môi trường trên địa bàn.

  1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
  2. 1.1.1. Những vấn đề chung về môi trường

    1. Khái niệm môi trường

    Môi trường là một khái niệm rất rộng, được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, đặc biệt sau hội nghị Stockholm về môi trường 1972. Tuy nhiên nghiên cứu về những khái niệm liên quan đến định nghĩa đưa ra trong luật bảo vệ môi trường của Việt nam, có những khái niệm đáng chú ý sau đây.

    Một định nghĩa nổi tiếng của S.V.Kalesnik (1959, 1970): “Môi trường (được định nghĩa với môi trường địa lí) chỉ là một bộ phận của trái đất bao quanh con người, mà ở một thời điểm nhất định xã hội loài người có quan hệ tương hỗ trực tiếp với nó, nghĩa là môi trường có quan hệ một cách gần gũi nhất với đời sống và hoạt động sản xuất của con người” [14, tr.209-212].

    Một định nghĩa khác của viện sĩ I.P.Gheraximov (1972) đã đưa ra định nghĩa môi trường như sau: “Môi trường (bao quanh) là khung cảnh của lao động, của cuộc sống riêng tư và nghỉ ngơi của con người”, trong đó môi trường tự nhiên là cơ sở cần thiết cho sự sinh tồn của nhân loại.

    Theo khoản 1 Điều 3 Luật BVMT (BVMT) năm 2014 định nghĩa “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật” [12, tr.16]. “Môi trường” cũng có thể được hiểu là toàn bộ những điều kiện tự nhiên, xã hội, trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong quan hệ với con người, sinh vật ấy

    1. Phân loại môi trường
    • Môi trường tự nhiên: Bao gồm các yếu tố tự nhiên tồn tại khách quan bao quanh con người như: đất đai, không khí, nước, động thực vật… Môi trường tự nhiên cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên cho quá trình sản xuất nhằm tạo ra của cải, vật chất cho xã hội và tiếp nhận, đồng hoá các loại phế thải phát sinh trong quá trình sản xuất và tiêu thụ.

    Môi trường xã hội: Là tổng thể các quan hệ giữa con người với con người, tạo nên sự thuận lợi hoặc trở ngại cho sự phát triển của các cá nhân hoặc từng cộng đồng dân cư. Đó là các luật lệ, thể chế, cam kết, qui định nhằm hướng con người tuân theo một khuôn khổ nhất định tạo ra sự phát triển của xã hội và làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác.

    Môi trường nhân tạo: là tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội do con người tạo nên và chịu sự chi phối của con người như nhà ở, môi trường đô thị, môi trường, môi trường nông thôn, công viên, trường học, khu giải trí….

    1. Chức năng cơ bản của môi trường

    Môi trường là nơi chứa đựng và hoá giải các chất thải do con người tạo ra trong quá trình sinh hoạt và sản xuất:

    Bên cạnh vai trò “đầu vào”, môi trường tự nhiên cũng lại là nơi chứa đựng, đồng hóa “đầu ra” các chất thải của các quá trình hoạt động sản xuất và đời sống. Quá trình sản xuất thải ra môi trường rất nhiều chất thải (cả khí thải, nước thải, chất thải rắn). Trong các chất thải này có thể có rất nhiều loại độc hại làm ô nhiễm, suy thoái, hoặc gây ra các sự cố về môi trường. Quá trình sinh hoạt, tiêu dùng của xã hội loài người cũng thải ra môi trường rất nhiều chất thải. Những chất thải này nếu không được xử lý tốt cũng sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Vấn đề ở đây là phải làm thế nào để hạn chế được nhiều nhất các chất thải, đặc biệt là chất thải gây ô nhiễm, tác động tiêu cực đối với môi trường.

    Hiện nay vấn đề chất thải đô thị và công nghiệp là cực kỳ quan trọng. Có quan điểm cho rằng “chất thải là một dạng tài nguyên” do đã có công nghệ chế biến chất thải thành phân bón. Đó là một dạng “công nghệ thân thiện với môi trường”. Tuy nhiên mặc dù điều kiện phát triển đến đâu thì các nhu cầu tự nhiên của con người như ăn, uống, thở cũng đều yêu cầu môi trường trong sạch.

    Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên đến con người và các vi sinh vật trên trái đất, ví dụ như:

    Tầng khí quyển: Khí quyển giữ cho nhiệt độ Trái đất tránh được các bức xạ quá cao, chênh lệch nhiệt độ lớn, ổn định nhiệt độ trong khả năng chịu đựng của con người…

    Thủy quyển thực hiện chu trình tuần hoàn nước, giữ cân bằng nhiệt độ, các chất khí, giảm nhẹ tác động có hại của thiên nhiên đến con người và các sinh vật…Thạch quyển liên tục cung cấp năng lượng, vật chất cho các quyển khác của Trái đất, giảm tác động tiêu cực của thiên tai tới con người và sinh vật…

    Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận
    D:\TÀI LIỆU LV HOÀN THÀNH\ĐÃ HOÀN THÀNH ALL\HOAN THANH 2020\KINH TÊ ĐÀ NẴNG\LV THƯƠNG QLKT 2020\BÀI LÀM

    Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin:

    Môi trường cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hoá của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hoá của loài người. Bên cạnh đó, môi trường sống cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tính chất báo động sớm các nguy hiểm đối với con người và sinh vật sống trên trái đất như các phản ứng sinh lý của cơ thể sống trước khi xảy ra các tai biến thiên nhiên và hiện tượng thiên nhiên đặc biệt như bão, động đất, v.v.

    Môi trường còn lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gien, các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp và cảnh quan có giá trị thẩm mỹ, tôn giáo và văn hoá khác.

    1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của quản lý nhà nước về môi trường

    1. Khái niệm quản lý nhà nước về môi trường

    Khái niệm quản lý:

    Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động, phát sinh khi cần có sự nỗ lực tập thể để thực hiện mục tiêu chung. Quản lý diễn ra ở mọi tổ chức, từ phạm vi nhỏ đến phạm vi lớn, từ đơn giản đến phức tạp. Với ý nghĩa phổ biến thì quản lý là hoạt động nhằm tác động một cách có tổ chức và định hướng của chủ thể quản lý lên một đối tượng quản lý để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của con người, nhằm duy trì tính ổn định và phát triển của đối tượng quản lý theo những mục tiêu đã định.

    Khái niệm quản lý nhà nước:

    Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luật nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước” [4,tr.3].

    • Khái niệm quản lý nhà nước về môi trường:

    “Quản lý nhà nước về môi trường xác định rõ chủ thể là Nhà nước, bằng chức trách nhiệm vụ và quyền hạn của mình đưa ra các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỷ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế – xã hội” [12, tr.11].

    Như vậy, QLNN về môi trường xác định rõ chủ thể là Nhà nước với mục tiêu cơ bản của công tác QLNN về môi trường ở nước ta trong giai đoạn CNH, HĐH hiện nay là: Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, phục hồi và cải thiện môi trường của những nơi, những vùng đã bị suy thoái, bảo tồn đa dạng sinh học, từng bước nâng cao chất lượng môi trường ở các KCN, đô thị và nông thôn góp phần phát triển kinh tế xã hội bền vững, nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân, tiến hành thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

    LIỆN HỆ:

    SĐT+ZALO: 0935568275

    EMAIL: khotailieu86@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *