Quản lý Nhà nước về dạy nghề trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn hiện nay

Quản lý Nhà nước về dạy nghề trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn hiện nay

Quản lý Nhà nước về dạy nghề trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn hiện nay

1. Tính cấp thiết của đề tài

Nguồn lực con người là quý báu nhất, có vai trò quyết định đặc biệt đối với nước ta khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp. Đảng ta xác định một trong ban khâu đột phá chiến lược là phát triển nhanh nguồn nhân lực.

Đối với Đà Nẵng xác định phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những hướng đột phá của chiến lược phát triển kinh tế xã hội thành phố những năm đến. Dạy nghề ở Đà Nẵng đã trừng bước đổi mới và phát triển, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nhân lực cho xã hội, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, phát triển con người, đóng góp tích cực vào quá trình CNH-HĐH.

Tuy nhiên, dạy nghề ở thành phố vẫn còn những bất cập: Năng lực đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu, chất lượng và cơ cấu của thị trường lao động; chưa thu hút đông đảo người học nghề, công tác QLNN về dạy nghề còn nhiều tồn tại, hạn chế.

Vì vậy, nghiên cứu đề tài “Quản lý Nhà nước về dạy nghề trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn hiện nay” là một trong những đòi hỏi bức bách, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn hiện nay.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tại luận văn

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

3.1. Mục đích luận văn: Luận giải về vai trò, nội dung quản lý nhà nước về dạy nghề; phân tích đánh giá tình hình phát triển dạy nghề; tình hình QLNN về dạy nghề của thành phố; xác định mục tiêu nhiệm vụ phát triển dạy nghề đáp ứng nhu cầu phát triển LLLĐ theo cơ cấu nền kinh tế; từ đó có những giải pháp phát huy vai trò quản lý của Nhà nước để đạt được mục tiêu, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.

3.2. Nhiệm vụ luận văn:

– Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về dạy nghề; vai trò, mục tiêu và nội dung quản lý nhà nước về dạy nghề.

– Đánh giá thực trạng dạy nghề, những giải pháp công cụ của Nhà nước tác động đến sự phát triển DN ở thành phố Đà Nẵng rút ra những mặt được, chưa được; tồn tại và nguyên nhân.

– Dự báo nhu cầu LĐ qua đào tạo nghề và đề ra các giải pháp nâng cao hiệu lực hiệu quả trong QLNN để phát triển dạy nghề đến năm 2020.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

– Đối tượng nghiên cứu: QLNN về DN ở thành phố Đà Nẵng

– Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng

+ Về thời gian: Chủ yếu từ năm 2003-2013.

5. Phương pháp nghiên cứu luận văn

Dựa trên cơ sở Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng; tùy theo từng nội dung nghiên cứu sử dụng các phương pháp:

Phương pháp khảo cứu tài liệu, thống kê, tổng hợp và phân tích.

Phương pháp so sánh đối chiếu, khái quát hóa.

Phương pháp chuyên gia và các phương pháp kinh tế khác.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Làm rõ thêm một số vấn đề về DN, QLNN về đào tạo nghề; quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với DN; đổi mới quản lý nhà nước đối với DN trong tình hình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.

Đóng góp những giải pháp để tăng cường hiệu lực, hiệu quả của quản lý Nhà nước đối với dạy nghề ở thành phố Đà Nẵng nhằm phát triển dạy nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

7. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo; luận văn được kết cấu gồm 3 chương, 9 tiết.

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DẠY NGHỀ VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DẠY NGHỀ

1.1. Dạy nghề và phát triển dạy nghề là yếu tố quan trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

1.1.1. Khái niệm dạy nghề

Dạy nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khoá học.

Mục tiêu dạy nghề là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Chương trình dạy nghề được đào tạo theo các trình độ: Sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề và dạy nghề thường xuyên.

1.1.2. Vai trò của dạy nghề

Vai trò của DN trước hết là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo số lượng, chất lượng và cơ cấu lực lượng lao động.

Dạy nghề có vị trí, vai trò quan trọng đặc biệt đối với phát triển vốn con người, tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội, góp phần phát triển KT-XH bền vững.

Dạy nghề góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

1.1.3. Một số yếu tố tác động đến DN và chất lượng DN

Trong bối cảnh hiện nay, các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, hội nhập quốc tế ngày càng toàn diện và sâu rộng hơn, thị trường quan hệ lao động quốc tế ngày càng mở rộng và phong phú. Do vậy, 4 yếu tố tác động đến dạy nghề:

– Yêu tố phát triển khoa học – công nghệ (KH-CN):

KH-CN luôn là cơ hội phát triển mới, làm biến đổi nền sản xuất; kéo theo sự thay đổi lớn về nhu cầu kỹ năng của LLLĐ.

– Yếu tố xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập

Hội nhập quốc tế tạo điều kiện mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế – xã hội; giáo dục nghề nghiệp của một quốc gia phải nắm bắt và theo kịp với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

– Yếu tố tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các ngành, nghề mới, các khu vực kinh tế động lực.

Sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế làm thay đổi cơ cấu lao động trong nền kinh tế; lao động có tay nghề không còn phù hợp cần phải đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực.

– Yếu tố Tác động của thị trường lao động

Thị trường lao động được mở rộng, và giá cả sức lao động được phân định rõ ràng bằng thước đo của kỹ năng nghề nghiệp, nhu cầu nghề nghiệp phong phú và đa dạng, thúc đẩy phát triển DN.

Các yếu tố tác động đến chất lượng dạy nghề

Những yếu tố tác động đến trực tiếp đến công tác dạy và học đó là: – Chất lượng của tuyển sinh đầu vào;

– Chương trình, giáo trình

– Chất lượng của đội ngũ giáo viên:

– Cơ sở vật chất phục vụ cho dạy nghề:

Quản lý Nhà nước về dạy nghề trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn hiện nay
Quản lý Nhà nước về dạy nghề trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn hiện nay

1.2. Quản lý Nhà nước về dạy nghề

1.2.1. Vai trò của Nhà nước đối với phát triển dạy nghề

Các khái niệm:

Quản lý là tác động một cách có tổ chức, và định hướng của chủ thể quản lý vào một đối tượng nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của con người nhằm duy trì tính ổn định và phát triển của đối tượng theo những mục tiêu đã định.

Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực Nhà nước và sử dụng pháp luật để điều chỉnh hành vi hoạt động của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy NN thực hiện, nhằm thoả mãn nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.

Quản lý nhà nước trong lĩnh vực dạy nghề là quản lý theo ngành do một cơ quan Trung ương thực hiện. Đó là việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế và chính sách phát triển lĩnh vực dạy nghề của đất nước, phù hợp với sự phát triển kinh tế -xã hội.

Hiện nay là Bộ LĐ-TB&XH chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN về dạy nghề; ngoài ra các cơ quan khác cũng có chức năng QLNN về DN cụ thể:

Các Bộ quản lý nhà nước về dạy nghề trên lĩnh vực ngành quản lý.

UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (tỉnh) QLNN về dạy nghề trên địa bàn tỉnh. Sở LĐ-TB&XH giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về dạy nghề trên địa bàn tỉnh,

UBND cấp huyện, quận (huyện) quản lý nhà nước về dạy nghề trên địa bàn huyện, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh.

UBND cấp xã, phường, thị trấn (xã) có trách nhiệm giúp UBND cấp huyện về phát triển DN trên địa bàn xã.

Vai trò quản lý nhà nước về dạy nghề:

– Quản lý nhà nước trong lĩnh vực dạy nghề nhằm đề ra quy hoạch, kế hoạch tổng thể, đáp ứng những cân đối lớn của toàn bộ nền kinh tế, tránh hiện tượng đầu tư dàn trải, không hiệu quả; đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển dạy nghề.

– Quản lý nhà nước trong lĩnh vực dạy nghề nhằm hạn chế tiêu cực, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực DN.

1.2.2. Các chính sách của nhà nước đối với dạy nghề

Chính sách của nhà nước đối với phát triển DN trong giai đoạn hiện nay bao gồm 4 nhóm đó là:

– Đầu tư mở rộng mạng lưới cơ sở dạy nghề, nâng cao chất lượng dạy nghề; đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động; đào tạo nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

– Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp DN, phát triển đội ngũ giáo viên, hiện đại hoá thiết bị, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học

– Thực hiện XHH hoạt động dạy nghề, khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia hoạt động DN. Khuyến khích nghệ nhân và người có tay nghề cao tham gia DN; khuyến khích, hỗ trợ dạy các nghề truyền thống và ngành nghề ở nông thôn.

– Hỗ trợ các đối tượng yếu thế nhằm tạo cơ hội cho họ được học nghề để tìm việc làm, tự tạo việc làm, lập thân, lập nghiệp.

1.2.3. Nội dung quản lý Nhà nước về dạy nghề

Nội dung QLNN trong lĩnh vực dạy nghề đó là:

– Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển dạy nghề.

– Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản QPPL về DN.

– Quy định mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình DN; tiêu chuẩn giáo viên DN; danh mục nghề đào tạo ở các cấp trình độ; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị; quy chế tuyển sinh và cấp bằng, chứng chỉ nghề.

Tổ chức thực hiện việc kiểm định chất lượng DN.

– Thực hiện thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động DN.

– Tổ chức bộ máy quản lý dạy nghề.

– Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề.

– Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực để phát triển DN.

– Tổ chức, chỉ đạo công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ về dạy nghề.

– Tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế về dạy nghề.

– Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về DN; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về DN; giám sát đánh giá hiệu quả DN.

1.3. Kinh nghiệm dạy nghề của một số nước

1.3.1. Kinh nghiệm dạy nghề ở Đức

Đức là nước có mạng lưới giáo dục nghề tốt nhất, kinh nghiệm:

– Xã hội hóa dạy nghề rất cao 93,3% tư nhân hóa.

– Công tác kiểm tra về khả năng tổ chức, kiểm định cấp bằng nghề được tiến hành bởi Phòng công nghiệp và thương mại.

– Chính phủ Đức thực hiện chương trình đào tạo nghề “kép”, đào tạo kết hợp giữa trường dạy nghề với các doanh nghiệp.

– Chính phủ có chính sách đầu tư hỗ trợ dạy nghề trọng điểm cùng với các tập đoàn đầu tư vào dạy và đào tạo nghề.

1.3.2. Kinh nghiệm dạy nghề ở Nhật Bản

Nhật Bản là một nước thực hiện đào tạo nghề rất sớm, với chế độ bắt buộc, phải đào tạo nghề để xây dựng đất nước.

– Chính sách phân luồng ngay từ cấp cơ sở, sau khi tốt nghiệp TH cơ sở tỷ lệ học sinh học nghề chiếm 33-40% và khuynh hướng tỷ lệ học nghề trên 30%.

– Hệ thống DN có nhiều loại hình

– Chính sách khuyến khích đào tạo nghề rất mạnh và rất sớm, đầu tư xây dựng trường công dạy nghề mũi nhọn, hỗ trợ cho trường tư 1/3 kinh phí, lương giáo viên DN cao hơn 10%

– Luôn chỉnh sửa chương trình giảng dạy và tập huấn cho giáo viên (thường 10 năm điều chỉnh 1 lần)

1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Qua hai quốc gia có nền dạy nghề tiên tiến bậc nhất thế giới Đức và Nhật Bản rút ra một số kinh nghiệm cho QLNN về DN đó là:

(i) Chính sách XHH dạy nghề tạo mọi điều kiện cho tất cả các thành phần tham gia đầu tư phát triển DN. Nhà nước tập trung đầu tư vào những lĩnh vực trọng tâm, mũi nhọn.

(ii) Chính sách phân luồng rõ ràng.

(iii) Chính sách phát triển giáo viên dạy nghề đầy đủ. Luôn chú ý đến quyền lợi vật chất cho đội ngũ giáo viên, bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên thường xuyên để nâng cao chất lượng đào tạo.

(iv) Kết hợp thật chặc chẽ giữa đào tạo tại cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp; người học nghề có cơ hội có việc làm rất cao. Chương trình đào tạo luôn chỉnh sửa cho phù hợp với sự phát triển khoa học công nghệ hiện đại;.

(v) Phát triển nhiều loại hình đào tạo nghề, tạo cho xã hội có điều kiện phát triển xã hội học tập và học tập suốt đời.

(vi) Quản lý nghề nghiệp của quốc gia thật chặc chẽ, người hành nghề phải có bằng nghề, chúng chỉ nghề; đẩy nhanh chất lượng nguồn nhân lực và hiệu quả cao trong hoạt động kinh tế.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DẠY NGHỀ

Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế – xã hội và lực lượng lao động thành phố Đà Nẵng

2.1.1. Đặc điểm kinh tế – xã hội thành phố Đà Nẵng tác động đến lực lượng lao động kỹ thuật trên địa bàn

Thành phố Đà Nẵng thuộc vùng Nam Trung Bộ Việt Nam, có diện tích tự nhiên 1.283,42 km2, đa dạng về địa hình, có bên bờ biển dài 92 km, vùng lãnh hải thềm lục địa trải ra 125 km. Đà Nẵng có 6 quận và 2 huyện; dân số BQ năm 2013: 987.900 người, chiếm 1,10% dân số cả nước, mật độ dân số 770 người/km², dân số nội thành chiếm 86,74%, dân số ngoại thành chiếm 13,26%.

Thành phố Đà Nẵng đã biết khai thác hết tiềm năng và lợi thế, phát huy nội lực, tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài để phát triển, những thành tựu quan trọng đạt được trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng. Đặc biệt thành phố rất chú trọng trong quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị. Các vấn đề xã hội được giải quyết hiệu quả; như chương trình “thành phố 5 không” chương trình “thành phố 3 có”.

Đà Nẵng tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng định hướng. Cơ cấu GDP công nghiệp, xây dựng – Dịch vụ – Thủy sản, nông, lâm năm 2013 là: 38,31 – 59,28 – 2,4. Cơ cấu lao động năm 2013 ở các ngành: Công nghiệp, xây dựng – Dịch vụ – Nông lâm thủy sản là: 32,7 – 58,5 – 8,8.

Thành phố là trung tâm đào tạo của khu vực; hiện có 06 trường đại học, Học viện Chính trị – Hành chính khu vực 3 và các viện nghiên cứu chuyên ngành, 10 trường cao đẳng, 36 cơ sở chuyên dạy nghề, 24 cơ sở khác có dạy nghề.

Đời sống nhân dân tăng nhanh, thu nhập bình quân đầu người năm 2003 10,33 triệu đồng/người năm 2013 tăng lên 55,98 triệu đồng/người, gấp 5,41 lần năm 2003.

Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh về môi trường kinh doanh đạt thứ hạng cao (thứ tự qua các năm từ 2005 đến 2013: 2,2,2,1,1,1,5,12,1).

2.1.2. Khái quát về thực trạng lực lượng lao động và cơ cấu ngành nghề

Năm 2003, lực lượng lao động có 355.820 người, chiếm 47,29% dân số đến năm 2013 có 517.652 người, chiếm 52,40% dân số. Tốc độ tăng lực lượng lao động bình quân giai đoạn 2003-2013 là 3,8%/năm, cao hơn tốc độ tăng dân số bình quân (2,8%).

Chuyển dịch cơ cấu lao động: LĐ làm việc trong ngành nông nghiệp liên tục giảm, ngành CN tăng nhẹ, ngành dịch vụ tăng nhanh.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 48,77% năm 2007, lên 53,78% năm 2012. Cơ cấu lao động qua đào tạo còn bất hợp lý, năm 2012 là: 1 cao đẳng, đại học – 0,37 trung cấp – 1,52 công nhân kỹ thuật.

Giải quyết việc làm và thất nghiệp trong lực lượng lao động

Trong 10 năm qua (2003-2013), đã giải quyết việc làm cho 308.545 người, bình quân 30.800 người/năm. Tỷ lệ thất nghiệp ở Đà Nẵng giai đoạn 2003-2013 có giảm nhưng còn chậm. Năm 2003, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 5,17%, đến năm 2013 còn 4,4%.

2.2. Thực trạng về dạy nghề ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2005 – 2013

2.2.1. Thực trạng về cơ sở DN, cơ sở vật chất của cơ sở DN

– Số lượng cơ sở tăng năm 2007 có 50 cơ sở dạy nghề (2 trường CĐ, 8 trường TC, 18 trung tâm dạy nghề và 22 cơ sở khác có đào tạo nghề); đến năm 2013 tăng lên 60 cơ sở, Cơ sở ngoài công lập từ 46% năm 2007 tăng lên 61,67% năm 2013.

Bảng 2.5: Số lượng cơ sở ĐTN ở Đà Nẵng (đến 31/12/2013).

Chỉ tiêu Chia ra (cơ sở)
Tổng Cấp quản lý Loại hình
sốTWĐPCLNCL
1. Trường CĐ nghề62433
2. Trường YC nghề5514
3. Trung tâm ĐTN17215512
4. TrCĐ, THCN có DN86244
5. Cơ sở khác có DN24241014
Tổng cộng6010502337

Nguồn: Điều tra cơ sở dạy nghề 2013, Sở LĐ-TB&XH Đà Nẵng

– Phần lớn cơ sở có quy mô còn nhỏ

– Bố trí không đều: Quận:Hải Châu 18, Thanh Khê 14, Liên Chiểu 12, Cẩm lệ 7, Ngũ Hành Sơn 6, Sơn Trà 3, Huyện Hòa Vang 0.

Tính đến 31/12/2012, tổng diện tích đất đang sử dụng của các cơ sở ĐTN là 816.850 m2.Tổng giá trị đầu tư mua sắm trang, thiết bị trên 512 tỷ đồng, trong đó cơ sở ngoài công lập chiếm 35,6%.

Một số cơ sở ĐTN trực thuộc doanh nghiệp có điều kiện thực hành tại doanh nghiệp, có máy móc hiện đại hơn.

2.2.2. Thực trạng về quy mô ĐTN và tuyển sinh học nghề

Quy mô ĐTN tăng nhanh; năm 2007 quy mô có khả năng đào tạo 29.172 HS (không kể DN dưới 3 tháng) chủ yếu là sơ cấp chiếm 71,03%, CĐN chỉ chiếm 4,11%; đến năm 2013 quy mô đào tạo nghề lên đến 51.639 học sinh, trong đó trình độ CĐ chiếm 8,22%, trình độ sơ cấp chiếm 74,85%; riêng trình độ trung cấp không tăng.

Tuyển sinh dạy nghề: Năm 2007 tuyển sinh 34.940 người (CĐ nghề chiếm 2,6%, TC nghề chiếm 18,67%); đến năm 2013 tuyển sinh 43.206 người (CĐ nghề chiếm 8,73%, TC nghề chiếm 6,3%)

2.2.3. Thực trạng về đội ngũ giáo viên dạy nghề

Đội ngũ giáo viên: 855 giáo viên năm 2007 tăng lên 1.545 giáo viên năm 2012. Giáo viên dạy lý thuyết chiếm 16,2%, dạy thực hành 27,4%, dạy tích hợp 56,4%. Tỷ lệ giáo viên dạy ở nhóm ngành nghề CN-XD chiếm 23,6%, TMDV là 72,8% và NN là 3,6%. Trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên DN phần lớn ở trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 70,3%, tỉ lệ giáo viên có kỹ năng sư phạm dạy nghề đạt 81,2%. Tỉ lệ giáo viên đạt trình độ ngoại ngữ bằng A và B đạt 44,5%, cử nhân và bằng C là 1,2%; trình độ tin học cử nhân đạt 7,6%, bằng C 15,7%, bằng B là 20,5%.

Quản lý Nhà nước về dạy nghề trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn hiện nay
Quản lý Nhà nước về dạy nghề trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn hiện nay

2.3. Thực trạng quản lý Nhà nước về dạy nghề ở thành phố Đà Nẵng

2.3.1 Xây dựng và tổ chức thực hiện, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển; Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về dạy nghề.

Thành phố đã phê duyệt Quy hoạch phát triển dạy nghề đến năm 2020 (Quyết định số 8494/QĐ-UBND ngày 29-9-2011), ban hành Kế hoạch dạy nghề giai đọan 2011-2015; Đề án phát triển giáo viên dạy nghề trên địa bàn thành phố đến năn 2015, tầm nhìn 2020; xây dựng các văn bản hướng dẫn triển khai các chính sách của trung ương và ban hành một số chính sách của địa phương tại các Quyết định số: 22/2011/QĐ-UBND, 23/2011/QĐ-UBND, 24/2011/QĐ-UBND và 25/2011/QĐ-UBND ngày 22-8-2011. Trong 4 năm (2010 – 2013) đào tạo cho 7.763 lao động thuộc diện được hỗ trợ học nghề miễn phí, tạo cho lao động được chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm mới, giảm tỷ lệ thất nghiệp.

2.3.2. Xây dựng chương trình dạy nghề các cấp trình độ

60 cơ sở dạy nghề của thành phố đã xây dựng 148 bộ chương trình dạy nghề (toàn quốc có 206 bộ) phù hợp với điều kiện thực tế, đáp ứng được tay nghề khi đã học xong khóa đào tạo.

2.3.3. Tổ chức thực hiện việc kiểm định chất lượng dạy nghề và đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

Công tác kiểm định chất lượng cơ sở dạy nghề còn ít, chưa thường xuyên; Công tác kiểm định tay nghề cấp quốc gia chưa được thành lập.

2.3.4. Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động dạy nghề

Công tác cập nhật thông tin, thống kê báo cáo về tổ chúc và hoạt động ở cấp thành phố thực hiện thường xuyên, đảm bảo thời gian và các tiêu chí quy định. Tuy nhiên, ở cấp quận, huyện chưa cập nhật đầy đủ; thông tin về nhu cầu học nghề chưa được chính xác.

2.3.5. Tổ chức bộ máy quản lý; đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, giáo viên trong lĩnh vực dạy nghề

Ở thành phố, bộ phận chuyên môn là Phòng DN. Quận, huyện phòng LĐ-TBXH có cán bộ quản lý. Cán bộ quản lý ở cơ sở dạy nghề phát triển khá nhanh cuối năm 2012 có hơn 340 người, được tập huấn nghiệp vụ hằng năm. Có 92,45 % giáo viên dạy nghề được đào tạo, bồi dưỡng. Đào tạo ở nước ngoài còn hạn chế.

Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn về sư phạm đạt 96,4% (cả nước là 91%). giáo viên có khả năng dạy tích hợp đạt thấp – chiếm 56,4% (cả nước là 52%).

Tuy nhiên, một bộ phận giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu; giáo viên có khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ và tin học còn ít.

2.3.6. Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phát triển dạy nghề; tổ chức, chỉ đạo công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dạy nghề

Nguồn lực phát triển dạy nghề gồm nhiều nguồn lực:

+ Ngân sách nhà nước: Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, chi thường xuyên cho hoạt động bộ máy của cơ sở công lập.

+ Nguồn vốn ODA: đầu tư trang thiết bị cho các trường công lập được chọn (Đà Năng có Trường CĐN Đà Nẵng và Trường CĐN số 5 Bộ Quốc phòng).

+ Nguồn lực của cơ sở dạy nghề: Được huy động đầu tư từ cá nhân, các doanh nghiệp ngoài nhà nước.

+ Nguồn lực từ người học nghề: Nguồn thu từ học phí.

Cơ cấu nguồn tài chính giai đoạn 2007- 2012 là: 61% từ Ngân sách Nhà nước, 21% từ người học nghề, 3% từ cơ sở dạy nghề, 10% từ doanh nghiệp và 5% từ đầu tư nước ngoài (ODA). Khoảng 90% chi phí thường xuyên cho DN ngắn hạn do người học nghề đóng góp.

Nguồn lực tài chính đầu tư của thành phố cho ĐTN còn hạn hẹp khoảng 0,16% GDP (cả nước 0,5%, các nước EU 1,1%), chiếm 2,92% tổng chi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo (cả nước 7,5%).

2.3.7. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật; công tác giám sát đánh giá hiệu quả trong lĩnh vực dạy nghề

Thanh tra, kiểm tra các cơ sở dạy nghề trên địa bàn bình quân 5 – 10 đơn vị/năm (thanh tra khoản 1-2 đơn vị), công tác giám sát đánh giá hiệu quả dạy nghề được quan tâm, các tiêu chí đánh giá phản ánh cao về mặt chất lượng. Tuy nhiên, bộ máy QLNN và thanh tra về dạy nghề hiện nay quá mỏng, chưa đáp ứng được nhu cầu.

2.4. Đánh giá công tác Quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực dạy nghề ở thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua

2.4.1. Kết quả đạt được

Trước hết, Công tác quy hoạch, kế hoạch được thực hiện một cách nghiêm túc và có chất lượng, cơ cấu ngành nghề đào tạo phù hợp với cơ cấu phát triển KT-XH của thành phố.

Hai là, Triển khai hướng dẫn các văn bản QPPL của trung ương, ban hành bổ sung các chính sách hỗ trợ DN kịp thời, phù hợp thực tế.

Ba là, tổ chức bộ máy quản lý từng bước được kiện toàn nâng cao trình độ và khả năng quản lý,

Bốn là, công tác thanh tra, kiểm tra được đẩy mạnh và thường xuyên

Năm là, Công tác XHH dạy nghề bước đầu được quan tâm, từng bước thực hiện công bằng trong phát triển dạy nghề.

Sáu là, quản lý sử dụng lồng ghép các nguồn kinh phí hợp lý. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề tăng nhanh, tuyển chọn, bồi dưỡng thường xuyên. Cơ sở vật chất và trang thiết bị được đầu tư và phát triển. Công tác tuyển sinh đầu chú ý về mặt chất lượng.

Nguyên nhân của những kết quả trên là do:

– Nhận thức mới và đúng đắn của các cấp và của nhân dân về học nghề và việc làm.

– Chủ trương, đường lối, những chính sách phù hợp với thực tiễn,

– Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực dạy nghề có được quan tâm hơn, nội dung và phương thức quản lý ngày càng phù hợp hơn.

– Sự phát triển của nền KT, ảnh hưởng di dời giải tỏa chuyển đổi nghề nghiệp; chuyển đổi cơ cấu KT… tạo ra nhu cầu việc làm mới.

2.4.2. Những hạn chế, tồn tại

Thứ nhất, triển khai thực hiện các quy hoạch, kế hoạch DN chưa nghiêm túc. Doanh nghiệp chưa tham gia nhiều vào công tác ĐTN.

Hai là, chưa có chính sách mạnh để phát triển dạy nghề thay đổi cơ cấu nguồn nhân lực của thành phố. Chủ trương phân luồng và định hướng đào tạo nghề chưa được thực hiện một cách triệt để.

Ba là, bộ máy QLNN trong lĩnh vực DN thiếu ổn định. Các cơ sở DN công lập chưa phát huy hết tính năng động và tự chủ của đơn vị.

Bốn là, đầu tư cho công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên còn hạn chế. Công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và chính sách đãi ngộ giáo viên DN chưa được quan tâm đúng mức.

Năm là, công tác thanh, kiểm tra trong lĩnh vực dạy nghề chưa đáp ứng được nhu cầu.

Sáu là, công tác đầu tư cho các cơ sở dạy nghề trọng điểm, nghề trọng điểm chưa được quan tâm. Hợp tác quốc tế về DN vẫn còn bất cập về văn bản hướng dẫn. Công tác nghiên cứu khoa học còn yếu.

Bảy là, việc kiểm định chất lượng DN mới triển khai một số cơ sở, đánh giá kỹ năng nghề chưa được thực hiện trên địa bàn.

Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại nêu trên là do:

– Nhận thức chung về dạy nghề chưa cao, nhất là hạn chế từ nhận thức của xã hội, gia đình và con em của họ.

– Lãnh đạo, chỉ đạo và đầu tư cho công tác đào tạo nghề chưa được tập trung ưu tiên thực hiện.

– Nhiều chính sách hỗ trợ đào tạo nghề trong quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn; chậm thay đổi cho phù hợp với nhu cầu của xã hội và người học nghề.

– Hệ thống tổ chức, quản lý chưa được đầu tư đúng mức.

Chương 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DẠY NGHỀ Ở THÀNH PHỐ

ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020

3.1. Định hướng phát triển DN của thành phố Đà Nẵng

3.1.1. Bối cảnh quốc tế, trong nước và khu vực, định hướng phát triển kinh tế cuả thành phố Đà Nẵng tác động đến định hướng phát triển dạy nghề

3.1.1.1. Bối cảnh quốc tế và các xu thế ĐT nghề trên thế giới

Xu thế toàn cầu hoá, cuộc cách mạng khoa học – công nghệ trên thế giới đang phát triển với tốc độ rất nhanh. Dòng dịch vụ đào tạo từ các nước phát triển vào các nước đang phát triển ngày càng phổ biến và mạnh mẽ.

Xu thế học tập suốt đời đã và đang là xu thế phát triển tất yếu ở các nước trong khu vực và trên thế giới. Đào tạo theo hướng cầu LĐ đã trở thành cách tiếp cận đào tạo có hiệu quả và đang được thực hiện rất thành công ở các quốc gia.

3.1.1.2. Bối cảnh trong nước; vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Đẩy mạnh CNH, HĐH và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động;

Sự phát triển KT-XH vùng kinh tế trọng điểm miền Trung tác động mạnh mẽ đến công tác đào tạo nguồn nhân lực. Thành phố Đà Nẵng đã có Đề án xây dựng Mô hình chính quyền đô thị.

3.1.1.3. Các định hướng cơ bản phát triển KT-XH thành phố ĐN

– Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế – xã hội lớn của miền Trung và trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020.

– Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong Năm hướng đột phá chiến lược về phát triển KT-XH của Đà Nẵng.

3.1.2. Định hướng phát triển dạy nghề và tăng cường Quản lý nhà nước trong lĩnh vực dạy nghề ở thành phố Đà Nẵng

3.1.2.1.Quan điểm phát triển dạy nghề và Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực dạy nghề ở thành phố Đà Nẵng

Phát triển ĐTN phải bảo đảm quy mô hợp lý; cơ cấu ngành nghề, trường, lớp, trình độ theo yêu cầu phát triển nguồn nhân lực.

Quản lý nhà nước trong lĩnh vực DN theo hướng cầu của thị trường lao động, gắn với Đề án “Có việc làm. Đổi mới tư duy trong quản lý; đổi mới chính sách, cơ chế quản lý, tổ chức bộ máy theo hướng nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

Quản lý nhà nước trong lĩnh vực dạy nghề một cách toàn diện, đồng bộ theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá và xã hội hoá; bảo đảm công bằng về cơ hội học nghề cho mọi người.

3.1.2.2. Định hướng DN ở thành phố Đà Nẵng đến năm 2020

– Phát triển hệ thống dạy nghề với ba trình độ đào tạo. Dạy nghề bao gồm dạy nghề chính quy và dạy nghề thường xuyên

– Đào tạo nghề phải bám sát các mục tiêu, chiến lược phát triển KT-XH của thành phố, của vùng, cả nước và hội nhập quốc tế.

– Mở rộng quy mô, nâng cao năng lực dạy nghề đi đôi với đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo,

– Bảo đảm cơ cấu đào tạo kỹ thuật thực hành một cách hợp lý với tốc độ trình độ đổi mới thiết bị công nghệ trong sản xuất, kinh doanh.

– Đẩy mạnh xã hội hóa dạy nghề trên địa bàn.

3.1.2.3. Mục tiêu dạy nghề của thành phố Đà Nẵng đến năm 2020

Mục tiêu tổng quát của dạy nghề Đà Nẵng là Tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả; tăng quy mô, mở rộng cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo; đến năm 2020, DN của thành phố đạt trình độ tiên tiến, có một số nghề đạt trình của thế giới. Hệ thống DN của thành phố cơ bản đáp ứng nhu cầu tạo ra đội ngũ CNKT làm việc trong các ngành kinh tế.

Mục tiêu cụ thể về DN của TP Đà Nẵng giai đoạn 2014- 2020

Giai đoạn 2014-2015: ĐTN cho 58,8 ngàn người trong đó:15% CĐ nghề, 10% TC nghề. Đến năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 45%. Khoảng 90% số người học nghề có việc làm. Giai đoạn 2016-2020: ĐTN cho 203,7 ngàn người, trong đó: 20% CĐ nghề, 15% TC nghề. Đến năm 2020, tỷ lệ lao động qua ĐTN đạt 65%. Khoảng 95% số người học nghề có việc làm.

3.1.2.4. Định hướng quản lý nhà nước trong lĩnh vực dạy nghề ở thành phố Đà Nẵng đến năm 2020.

– Củng cố và kiện toàn hệ thống quản lý nhà nước về dạy nghề, đổi mới công tác quản lý, đơn giản hóa thủ tục hành chính.

– Quản lý dạy nghề theo quy hoạch, kế hoạch; điều chỉnh phát triển cơ sở dạy nghề đảm bảo đúng định hướng;

– Đẩy mạnh xã hội hóa; có chính sách ưu tiên, ưu đãi có trọng tâm, trọng điểm đối với cơ sở dạy nghề và cho người học nghề

– Chủ động thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dạy nghề;

– Kết hợp chặc chẽ với các đề án khác của thành phố như: Đề án “có việc làm “, Đề án ” Phát triển dịch vụ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2015, tầm nhìn 2020″, Đề án “Tái cơ cấu kinh tế”, Đề án “Phát triển thông tin thị trường lao động”…

– Thông tin đầy đủ cho người lao động, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh; tăng cường các yếu tố phát triển DN: cơ sở vật chất, thiết bị, đội ngũ giáo viên, chương trình giáo trình cho DN.

3.2. Dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo nghề đến năm 2020

3.2.1. Phương pháp và mô hình dự báo

Phương pháp và mô hình dự báo:

Sử dụng phương pháp co giãn, tốc độ nhu cầu lao động qua đào tạo nghề với tốc độ phát triển GDP, công thức:

(1)

L(t) = Lo*(1 + re)t = Lo*(1 + n*ro)t

[[[[[[[[[[[[[[tt = L*(1+

L(t): LĐ qua DN năm t; Lo: LĐ qua DN năm gốc; re: Tỷ lệ tăng LĐ qua DN bình quân; ro: Tỷ lệ tăng trưởng GDP; t: Độ dài của thời kỳ báo cáo;n=re/ro : Hệ số co giãn về LĐ qua DN với GDP

3.2.2. Kết quả dự báo

– Dự báo Lực lượng lao động:

Lực lượng LĐ của thành phố năm 2015 : 556.345 người, năm 2020 : 666.206 người ; tốc độ tăng bình quân 3,67%/năm.

Dự báo GDP:

GDP thành phố Đà Nẵng đến năm 2015: 49.434 tỷ đồng, đến năm 2020: 83.132,6 tỷ đồng, tốc độ tăng BQ hằng năm 10,84%/năm.

Dự báo Lao động qua đào tạo nghề theo co giãn GDP

Bảng 3.4: Tổng hợp nhu cầu lao động đào tạo nghề

Chỉ tiêu201420152016-2020
Đào tạo mới21.81023.950159.920
Đào tạo lại (2%)4.8905.37034.830
Tổng nhu cầu đào tạo26.70029.320194.750

3.2.3. Dự báo một số ngành, lĩnh vực kinh tế – xã hội có nhu cầu đào tạo nghề có trình độ cao giai đoạn 2014 – 2020

Một số ngành tập trung phát triển, cần phải đào tạo nghề mạnh hơn mới đáp ứng nhu cầu:– Công nghệ thông tin, Công nghệ tự động hóa và cơ điện tử, Công nghệ vật liệu mới, Công nghệ sinh học, Ngành chế biến thủy, hải sản, Ngành Cơ khí, điện tử, Ngành vật liệu xây dựng, Ngành dệt – may – giầy, Ngành chế biến nông, lâm sản, thực phẩm, Ngành thương mại – dịch vụ, Ngành xây dựng, Giao thông – công chính, Lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, Lĩnh vục chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng, Nghề công tác xã hội.

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với phát triển dạy nghề thành phố Đà Nẵng

3.3.1. Tiếp tục hoàn thiện các chính sách (CS) phát triển dạy nghề và cải tiến đổi mới quy trình ban hành chính sách.

3.3.1.1. Điều chỉnh và bổ sung CS đối với đối tượng học nghề

+ Điều chỉnh diện ưu tiên hỗ trợ cho đối tượng học nghề ngắn hạn phải có địa chỉ việc làm sau khi tốt nghiệp.

+ Bổ sung chính sách hỗ trợ học phí cho đối tượng ưu tiên học một số nghề được khuyến khích ở trình độ CĐ nghề và TC nghề.

3.3.1.2. Bổ sung và nâng cao hiệu quả Chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với lĩnh vực dạy nghề

+ Về đất đai: Cần khuyến khích mạnh ở các vùng ven đô, huyện Hòa Vang, giảm giá mua, thuê đất.

+ Về vốn: Hỗ trợ cho vay lãi suất thấp từ Quỹ Đầu tư phát triển và hỗ trợ từ Quỹ hỗ trợ dạy nghề đối với những nghề ưu tiên mũi nhọn.

+ Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, công khai minh bạch về quy hoạch đất đai theo mục tiêu sử dụng .

3.3.1.3. Cải tiến quy trình ban hành văn bản về chính sách đối với dạy nghề: ban hành văn bản cá biệt, điều chỉnh bổ sung kịp thời.

3.3.2. Rà soát điều chỉnh theo quy hoạch; đổi mới quy trình xây dựng KH và đổi mới cơ chế quản lý đối với cơ sở DN

3.3.2.1. Rà soát hoàn chỉnh mạng lưới cơ sở DN theo quy hoạch

Rà soát lại bảo đảm về số lượng; cơ cấu trình độ, ngành nghề và phân bố hợp lý, điều tiết cho phù hợp với quy hoạch.

3.3.2.2. Đổi mới công tác kế hoạch hóa

Thay đổi quy trình xây dựng kế hoạch (2 xuống, 1 lên). Cả ba (03) chủ thể cùng xây dựng kế hoạch dạy nghề. Sở LĐ-TB&XH, tổng hợp cân đối, và phổ biến kế hoạch

3.3.2.3. Đổi mới cơ chế quản lý DN theo hướng tăng quyền tự chủ, nâng cao khả năng cạnh tranh cho các cơ sở DN công lập

Chuyển dần cơ sở DN công lập sang cơ sở dịch vụ DN công lập, tự chủ hoàn toàn về tài chính. Sửa đổi chế độ học phí đi đôi với đổi mới cơ chế tài chính.

– Xóa bỏ giao chỉ tiêu đào tạo, thực hiện đặt hàng đào tạo đối với chính sách ưu đãi của nhà nước.

– Xây dựng quỹ hỗ trợ dạy nghề.

– Dần xoá bỏ cơ chế chủ quản, xây dựng cơ chế đại diện sở hữu Nhà nước đối với các cơ sở dạy nghề công lập.

3.3.3. Tăng cường và mở rộng kiểm định chất lượng nghề; xây dựng hệ thống đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề QG, quốc tế.

3.3.3.1. Tổ chức triển khai kiểm định toàn bộ cơ sở dạy nghề

3.3.3.2. Xây dựng, ban hành các chính sách ưu đãi, khuyến khích các cơ sở dạy nghề tổ chức kiểm định đạt chất lượng cao

3.3.3.3. Xây dựng hệ thống đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia và xúc tiến hợp tác với nước ngoài xây dựng trung tâm kiểm định nghề cấp chứng chỉ cấp quốc tế.

Xây dựng 2 – 3 trung tâm đánh giá kỹ năng nghề, xúc tiến, hợp tác và kêu gọi đầu tư 1 trung tâm cấp chứng chỉ nghề cấp quốc tế;

3.3.4. Kiện toàn hệ thống cơ cấu tổ chức và nâng cao năng lực bộ máy QLNN, đổi mới cơ chế quản lý trong lĩnh vực DN

3.3.4.1. Kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý DN, khắc phục tình trạng chồng chéo hoặc bỏ trống, kém hiệu lực của hệ thống quản lý

3.3.4.2. Đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính

Thiết lập các dịch vụ công trên trang thông tin điện tử Sở LĐTBXH.

3.3.5. Bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng dạy nghề

3.3.5.1. Đẩy mạnh đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

Có chính sách hỗ trợ học bổng cho giáo viên bồi dưỡng kỹ năng nghề ở trong và ngoài nước (50 – 100% chi phí thực tế). ưu tiên bổ sung nguồn giáo viên cho lĩnh vực dạy nghề qua Đề án 922.

– Kiến nghị với Bộ LĐ-TB&XH ban hành các chế độ đãi ngộ cho giáo viên dạy nghề.

3.3.5.2. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị DN

+ Sử dụng có hiệu quả các nguồn đầu tư

+ Xác lập cơ chế huy động các lực lượng xã hội tham gia đầu tư

3.3.5.3. Đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình và phương pháp giảng dạy. Đẩy mạnh quan hệ Trường – Ngành;

– Đề nghị Bộ LĐ-TB&XH cho phép triển khai thực hiện chương trình dạy nghề theo tín chỉ hoặc mô đun đào tạo

3.3.5.4. Nâng cao chất lượng tuyển sinh đầu vào học nghề

3.3.6. Tăng cường công tác nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật vào giảng dạy và sản xuất thực nghiệm.

3.3.7. Đổi mới chính sách đầu tư nguồn lực của NN cho DN

– Giảm nguồn chi sự nghiệp hoạt động dạy nghề; tăng nguồn kinh phí sự nghiệp hỗ trợ cho đối tượng học nghề; tăng đầu tư xây dựng cơ bản cho nghề trọng điểm; trung tâm đánh giá, cấp chứng chỉ nghề cấp quốc gia; nâng cao chất lượng giáo viên. Bổ sung Quỹ “Hỗ trợ dạy nghề”, bố trí kinh phí đối ứng với vốn ODA hoặc NGO.

3.3.8. Kết nối thông tin cung – cầu lao động qua đào tạo nghề

3.3.9. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đánh giá, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề

KẾT LUẬN

Trong lý luận cũng như thực tiễn nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đến sự phát triển bền vững đất nước; động lực của sự phát triển nguồn nhân lực là việc làm và thu nhập cho người lao động, trên có sở kỹ năng nghề nghiệp phù hợp.

Đối với thành phố Đà Nẵng, mục tiêu xây dựng thành phố trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm KT-XH lớn của miền Trung và trở thành thành phố CN trước năm 2020. Tuy nhiên, LLLĐ qua đào tạo nghề còn thấp, chưa đảm bảo cho nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của thành phố.

Thực trạng dạy nghề ở thành phố Đà Nẵng những năm qua có những chuyển biến tích cực, quy mô tăng, cơ cấu nghề nghiệp đa dạng, chất lượng được nâng lên. QLNN trong lĩnh vực dạy nghề từng bước phát huy hiệu lực, hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập: DN chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội, cơ cấu chưa theo kịp với sự chuyển đổi cơ cấu của nền kinh tế, nhận thức về học nghề việc làm của xã hội chưa cao; quản lý nhà nước về dạy nghề còn nhiều điểm chưa thật sự thúc đẩy phát triển dạy nghề, XHH chưa mạnh, một số nội dung còn bỏ sót…

Tìm kiếm giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả của QLNN trong lĩnh vực dạy nghề nhằm đẩy mạnh phát triển dạy nghề của thành phố Đà Nẵng là vấn đề có tính thời sự cấp bách hiện nay; giải quyết tốt vấn đề này sẽ thúc đẩy phát triển lực lượng lao động, đẩy mạnh CNH, HĐH diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Với những gì luận văn đã thể hiện, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chắc rằng, sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong có được sự góp ý của các nhà nghiên cứu, các thầy cô, đồng nghiệp dể được hoàn thiện hơn./.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN HOC VIEN HANH CHINH\HOC VIEN HANH CHINH\Luận văn Ths chính thức

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *