Quản Lý Nhà Nước Về Đấu Thầu Thuốc Ở Các Cơ Sở Y Tế Tỉnh Savannakhet

Quản Lý Nhà Nước Về Đấu Thầu Thuốc Ở Các Cơ Sở Y Tế Tỉnh Savannakhet

Quản Lý Nhà Nước Về Đấu Thầu Thuốc Ở Các Cơ Sở Y Tế Tỉnh Savannakhet

 

1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU TRONG KHU VỰC CÔNG

1.1.1. Các khái niệm

  • Quản lý nhà nước.

Quản lý nói chung là sự tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đạt được các mục tiêu đặt ra trong sự vận động của sự vật. Đối tượng quản lý, khách thể quản lý chủ yếu là quản lý con người, ngoài ra còn quản lý các khách thể khác nhau như tài nguyên, cơ sở vật chất kỹ thuật, vv… Chủ thể quản lý có thể là một người, một tổ chức, một bộ máy, vv…    [15, tr.26].

Quản lý là sự tác động có ý thức để chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để đạt tới mục đích đúng ý chí của người quản lý và phù hợp với quy luật khách quan.

Quản lý nhà nước là một dạng quản lý do nhà nước làm chủ thể định hướng điều hành, chi phối, vv… để đạt được mục tiêu kinh tế xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định.

Quản lý nhà nước là sự quản lý xã hội bằng quyền lực nhà nước, ý chí nhà nước, thông qua bộ máy nhà nước làm thành hệ thống tổ chức điều khiển quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người để đạt được mục tiêu kinh tế xã hội nhất định, theo những thời gian nhất định với hiệu quả cao            [15, tr.27-30].

  • Đấu thầu.

Theo Điều 4 Luật đấu thầu số 121/2015/2013 Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào thì: “Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện các gói thầu trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế”.

  • Hoạt động đấu thầu bao gồm hoạt động của các bên liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu.
  • Đấu thầu trong nước là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu với sự tham gia của các nhà thầu trong nước.
  • Đấu thầu quốc tế là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu với sự tham gia của các nhà thầu nước ngoài và nhà thầu trong nước.
  • Dự án là tập hợp các đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc nhằm đạt mục tiêu hay yêu cầu nào đó trong một thời gian nhất định dựa trên nguồn vốn xác định.
  • Bên mời thầu là Chủ đầu tư hoặc tổ chức chuyên môn có đủ năng lực và kinh nghiệm được Chủ đầu tư sử dụng để tổ chức đấu thầu theo các quy định của pháp luật về đấu thầu.
  • Chủ đầu tư là người chủ sở hữu vốn hoặc được giao trách nhiệm thay mặt chủ sở hữu, người vay vốn trực tiếp quản lý và thực hiện dự án theo quy định.
  • Nhà thầu là tổ chức, cá nhân có đủ tư cách theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
  • Hàng hóa gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng và các dịch vụ không phải là dịch vụ tư vấn.

Vậy, đấu thầu trong khu vực công là quá trình đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa đáp ứng các yêu cầu của Bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế, [16, 17].

Quản Lý Nhà Nước Về Đấu Thầu Thuốc Ở Các Cơ Sở Y Tế Tỉnh Savannakhet
Quản Lý Nhà Nước Về Đấu Thầu Thuốc Ở Các Cơ Sở Y Tế Tỉnh Savannakhet

1.1.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu trong khu vực công

Luật đấu thầu năm 2013và Luật sửa đổi, cùng với hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành hai Luật này đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng đưa hoạt động đấu thầu trong khu vực công sử dụng vốn nhà nước dần đi vào nề nếp; góp phần thiết lập môi trường minh bạch, cạnh tranh cho các hoạt động đấu thầu phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo cơ sở để Chủ đầu tư lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm cung cấp hàng hóa, dịch vụ, giúp tiết kiệm được nguồn vốn có hạn của nhà nước.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, hoạt động đấu thầu sử dụng vốn nhà nước cũng bộc lộ một số bất cập; tính chuyên môn, chuyên nghiệp trong hoạt động đấu thầu chưa đồng đều và còn hạn chế ở một số địa phương; chất lượng, hiệu quả thực hiện một số công việc chuẩn bị cho hoạt động đấu thầu chưa cao; vấn đề quản lý sau đấu thầu chưa được thực hiện thường xuyên và quan tâm đúng mức; có tình trạng thông thầu, chỉ định thầu bất hợp lý, kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng, chia nhỏ gói thầu để tạo thuận lợi cho một số nhà thầu hay đưa vào hồ sơ mời thầu những điều kiện có lợi cho một số nhà thầu tham gia, cố tình không bán hồ sơ thầu cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia, vv….. gây lãng phí, thất thoát vốn nhà nước, hiệu quả sử dụng vốn không cao.

Quá trình thực hiện Luật đấu thầu cũng bộc lộ một số vướng mắc, hạn chế và bất cập như:

  • Các quy định về đấu thầu còn nằm rải rác trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau gây nên tình trạng chồng chéo, thiếu thống nhất giữa các văn bản, gây khó khăn trong quá trình quản lý và thực hiện, cụ thể: Đấu thầu lựa chọn nhà thầu được quy định tại Luật đấu thầu và Luật sửa đổi
  • Phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu 2013còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý, nhiều hoạt động mua sắm sử dụng nguồn vốn nhà nước đã phát sinh trong thời gian qua. Trên thực tế, các hoạt động nhằm mục đích công như cung cấp dịch vụ công ích nhưng không hình thành dự án; hoạt động sử dụng vốn nhà nước đầu tư ra nước ngoài hoặc thực hiện dự án ODA ở nước ngoài; hoạt động đấu thầu để lựa chọn nhà đầu tư để thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) chưa được quy định cụ thể.
  • Việc phân cấp cho hoạt động đấu thầu mua sắm tài sản cho cơ quan nhà nước chưa phù hợp với thực tế.
  • Cơ chế giám sát, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động đấu thầu chưa được quy định cụ thể, chặt chẽ. Thực tế cho thấy, một số hành vi lách luật hoặc không tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về đấu thầu đã phát sinh trong thời gian qua nhưng chế tài xử lý chưa mạnh, chưa đầy đủ đối với các bên tham gia hoạt động đấu thầu; cơ chế giải quyết kiến nghị trong đấu thầu chưa hợp lý và chưa rõ ràng trong trường hợp giải quyết tranh chấp tại tòa án.

Xuất phát từ tình hình trên, để hoạt động đấu thầu mua sắm công ở Lào diễn ra công bằng, minh bạch, đạt hiệu quả kinh tế, tránh lãnh phí thất thoát, phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và đơn giản hóa thủ tục hành chính trong đấu thầu theo chủ trương của Đảng và Nhà nước thì cần phải có sự quản lý của Nhà nước đối với hoạt động đấu thầu nói chung và đấu thầu trong trong khu vực công nói riêng.

1.1.3. Nguyên tắc quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu trong khu vực công

Hoạt động quản lý là hoạt động chủ quan của con người, hoạt động đó phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Nguyên tắc quản lý là những nguyên tắc chủ đạo chi phối những mối quan hệ chủ yếu trong hoạt động quản lý và tổ chức hệ thống quản lý.

Nguyên tắc quản lý nhà nước về kinh tế là các nguyên tắc chủ đạo, những tiêu chuẩn hành vi mà hoạt động quản lý nhà nước và cơ quan quản lý nhà nước phải tuân thủ trong quá trình quản lý.

Nguyên tắc quản lý do chủ quan con người tạo ra nhưng không phải đặt ra một cách tùy tiện mà phải trên cơ sở phù hợp với yêu cầu của các quy luật khách quan, phù hợp với các đối tượng quản lý và phải hướng tới thực hiện các mục tiêu của quản lý, [15, tr.112-113].

Trong quản lý nhà nước nói chung, quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu trong khu vực công nói riêng có nhiều nguyên tắc quản lý và giữa các nguyên tắc đó đều có quan hệ chặt chẽ với nhau và nằm trong một hệ thống nhất, [16, 17, 18].

  • Nguyên tắc thống nhất, ổn định:

Cần phải đảm bảo tính thống nhất, ổn định giữa các cơ quan chức năng trong việc quản lý đấu thầu cũng như các văn bản pháp lý hướng dẫn thực hiện công tác đấu thầu phải đảm bảo thống nhất, tránh trùng giẫm. Trong hoạt động đấu thầu mua sắm công nếu văn bản hướng dẫn thực hiện

  • Nguyên tắc công bằng:

Trong quá trình thực hiện công tác đấu thầu, phải hết sức tôn trọng quyền lợi của các bên có liên quan. Tính công bằng trong đấu thầu thể hiện rằng các chủ thể tham gia đều phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

  • Nguyên tắc cạnh tranh:

Trong hoạt động đấu thầu trong khu vực công cần phải đảm bảo tính cạnh tranh, có như vậy thì hoạt động đấu thầu mới phát huy hiệu quả, đúng bản chất của đấu thầu, đảm bảo các nhà thầu tham gia đấu thầu được đối xử bình đẳng, cạnh tranh công bằng, không tạo lợi thế cho một số nhà thầu. Nguyên tắc công khai, minh bạch:

Công khai, minh bạch trong đấu thầu vừa là một trong những mục tiêu, vừa là một trong những yêu cầu cần quán triệt;

Công khai trong đấu thầu có thể hiểu là sự không “che đậy, dấu giếm”, không bí mật vì lợi ích của một cá nhân hoặc tổ chức nào đó mà cần thể hiện, bày tỏ các nội dung thông tin theo quy định cho mọi người liên quan hoặc có quan tâm được biết.

Hoạt động đấu thầu trong khu vực công phải công khai, minh bạch, thông tin về gói thầu phải được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, đảm bảo các nhà thầu đều tiếp cận được thông tin về gói thầu chính xác, kịp thời. Công khai thông tin về xử lý vi phạm trong đấu thầu.

  • Nguyên tắc đảm bảo hiệu quả kinh tế:

Hiệu quả của công tác đấu thầu chính là việc sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn của Nhà nước, đảm bảo việc mua sắm xây dựng đúng với đồng tiền bỏ ra. Việc sử dụng các nguồn vốn của Nhà nước có thể mang lại hiệu quả ngắn hạn cho gói thầu, dự án và hiệu quả dài hạn về kinh tế – xã hội.

  • Nguyên tắc pháp chế:

Việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu phải tiến hành theo đúng các quy định của pháp luật về đấu thầu, phải tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu, đồng thời đảm bảo đơn giản hơn nữa các quy định mang tính quy trình, thủ tục trong pháp luật đấu thầu nhằm thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính trong đấu thầu.

Quản Lý Nhà Nước Về Đấu Thầu Thuốc Ở Các Cơ Sở Y Tế Tỉnh Savannakhet
Quản Lý Nhà Nước Về Đấu Thầu Thuốc Ở Các Cơ Sở Y Tế Tỉnh Savannakhet

D:\TÀI LIỆU LV HOÀN THÀNH\ĐÃ HOÀN THÀNH ALL\HOAN THANH 2020\ĐH KHÁC\LV LÀO QUẢN LÝ ĐẤU THẦU\BÀI LÀM

1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ ĐẤU THẦU TRONG KHU VỰC CÔNG

1.2.1. Khái niệm quản lý nói chung và quản lý đấu thầu trong khu vực công nói riêng

  1. Khái niệm quản lý

Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi trường luôn biến động.

Quản lý là một tiến trình bao gồm nhiều khâu: Lập kế hoạch, tổ chức, phân công, điều khiển và kiểm soát…nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

  1. Khái niệm quản lý đấu thầu trong khu vực công

Quản lý đấu thầu trong khu vực công là hoạt động quản lý của cơ quan, tổ chức nhà nước trong lĩnh vực đấu thầu mua sắm. Trong đó, cơ quan,
tổ chức và bộ phận được trao quyền sẽ đảm nhận những công tác như:
soạn thảo, ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động đấu thầu, hướng dẫn thực hiện, chỉ đạo thực hiện, giám sát, kiểm tra việc thực hiện cũng như xử lý những vi phạm trong quá trình thực hiện đấu thầu mua sắm, nhằm mục đích đưa hoạt động đấu thầu phát triển đúng hướng mà chủ đầu tư được đề ra.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

EMAIL: khotailieu86@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *