Quản lý nhà nước về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Quản lý nhà nước về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng

Quản lý nhà nước về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng

1. Tính cấp thiết của đề tài

Như chúng ta đã biết, đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là nguồn lực to lớn của mỗi quốc gia. Tài sản quý giá ấy phải bảo vệ bằng cả xương máu và vốn đất đai mà một quốc gia có được thể hiện sức mạnh của quốc gia đó, ranh giới quốc gia thể hiện chủ quyền của một quốc gia. Đất đai còn là nguồn của cải và quyền sử dụng đất đai là nguyên liệu của thị trường nhà, đất. Nó là tài sản đảm bảo sự an toàn về tài chính, là hàng hóa đặc biệt, có thể chuyển nhượng qua các thế hệ. Việc khai thác sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên đất là động lực phát triển của xã hội.

Ngày nay, sự phát triển của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước càng nhanh, càng mạnh thì nhu cầu sử dụng đất ngày một tăng lên. Do đó, vấn đề quản lý đất đai càng trở nên phức tạp hơn. Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) là một vấn đề hết sức quan trọng và là một trong 15 nội dung của công tác quản lý nhà nước về đất đai; Là hồ sơ để nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất trong phạm vi cả nước, đảm bảo đất được sử dụng đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả nhất; Là cơ sở để xác định, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của thị trường bất động sản (BĐS), góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước…

Xuất phát từ tầm quan trọng của hoạt động cấp GCNQSDĐ, trong những năm qua, cùng với sự ra đời của Luật Đất đai năm 2003, Nhà nước ban hành nhiều văn bản qui phạm pháp luật về lĩnh vực đất đai, áp dụng nhiều giải pháp để tăng cường công tác này và đạt được những kết quả tích cực.

Đà Nẵng cũng là một trong số những địa phương đạt được nhiều thành quả trong quá trình khai thác, sử dụng các nguồn lực từ đất đai và thực hiện cơ bản hoạt động cấp GCNQSDĐ và quản lý nhà nước về cấp Giấy chứng nhận (GCN). Nhận định một cách khách quan cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý nhà nước về cấp GCNQSDĐ vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục, đó là: Quản lý nhà nước về cấp GCNQSDĐ còn phân tán, chia cắt; việc tiếp cận của người dân với các dịch vụ công để thực hiện quyền được cấp GCN vẫn còn khó khăn, phiền hà đã gây bức xúc cho không ít người dân, làm họ không hưởng ứng việc đăng ký và vẫn thực hiện các giao dịch “ngầm”. Từ đó, một mặt, Nhà nước khó kiểm soát được đầy đủ các diễn biến của thị trường BĐS, không có đủ thông tin để giải quyết các khiếu kiện về BĐS; Đồng thời, gặp khó khăn trong việc phòng ngừa, chống tham nhũng cũng như thất thu thuế.

Từ thực trạng nêu trên, tác giả đã chọn đề tài “Quản lý nhà nước về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình. Thông qua việc nghiên cứu, đánh giá các quy định pháp luật hiện hành về cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân và hiệu quả quản lý nhà nước về cấp GCN trên thực tế. Luận văn đề xuất một số giải pháp góp phần tăng cường quản lý nhà nước về cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân tại thành phố Đà Nẵng.

2. Tình hình nghiên cứu

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

– Tìm hiểu, hệ thống hóa cơ sở lý luận của việc xây dựng các quy định pháp luật về quản lý nhà nước trong việc cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân;

– Nghiên cứu pháp luật quản lý nhà nước về cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân ở trung ương và tại địa bàn thành phố Đà Nẵng để thấy được sự phát triển hợp quy luật, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của Đà Nẵng trong thời gian qua;

– Đánh giá các quy định pháp luật hiện hành và hiệu quả quản lý nhà nước về cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân trên thực tế tại thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua; Chỉ rõ nguyên nhân của những hạn chế, bất cập để đưa ra các giải pháp góp phần tăng cường quản lý nhà nước về cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân tại thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là:

Thứ nhất, nghiên cứu những nội dung cơ bản về quản lý nhà nước về cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân.

Thứ hai, nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng. Trong đó, luận văn có đánh giá và lồng ghép bằng những dẫn chứng cụ thể trên thực tế, những ưu và nhược điểm trong công tác cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân.

Thứ ba, trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện công tác quản lý nhà nước về cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân tại thành phố Đà Nẵng hiện nay, nêu ra các giải pháp tăng cường đối với công tác này trong thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý nhà nước về cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân.

4.2. Phạm vi nghiên cứu: Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất, luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề bất cập trong công tác quản lý nhà nước về cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân, những quy định pháp luật cần được hoàn thiện đối với công tác này tại thành phố Đà Nẵng từ khi Luật Đất đai năm 2003 và Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành đến nay.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận

Bằng việc thu thập các số liệu từ sách, báo, mạng Internet… vận dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để thu thập và phân tích. Đồng thời, khai thác thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm các văn kiện, tài liệu, Nghị quyết, Quyết định của Đảng, Nhà nước, bộ ngành ở Trung ương và địa phương.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các yêu cầu của đề tài đặt ra, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: Phương pháp phân tích, diễn giải, bình luận, đối chiếu… được sử dụng khi tìm hiểu các quy định pháp luật về cấp GCNQSDĐ; Phương pháp điều tra, thống kê, so sánh, đánh giá… được sử dụng khi tìm hiểu thực trạng pháp luật về cấp GCNQSDĐ; Phương pháp tổng hợp, quy nạp, diễn giải được sử dụng khi nghiên cứu một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận

Đây là đề tài có ý nghĩa về mặt lý luận, người học nghiên cứu, bổ sung kiến thức lý thuyết công tác quản lý nhà nước về cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân. Đồng thời, biết vận dụng các chủ trương, chính sách và đánh giá quá trình quản lý nhà nước trên lĩnh vực thực hiện công tác quản lý nhà nước về cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân ở địa phương.

Kết quả nghiên cứu đề tài minh chứng cho việc vận dụng các lý thuyết phân tích, đánh giá công tác quản lý nhà nước về cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân là cần thiết trong quá trình nghiên cứu thực tiễn thực hiện quản lý nhà nước về công tác này. Từ đó, góp phần tăng cường công tác quản lý nhà nước về cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

– Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp cho cơ quan quản lý nhà nước về đất đai thành phố Đà Nẵng có thể tổng hợp, cập nhật, nắm bắt thông tin liên quan đến tình hình quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố một cách kịp thời, chính xác và đầy đủ.

– Kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị tham khảo trong công tác nghiên cứu và đánh giá thực trạng, thực hiện các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn các quận của thành phố Đà Nẵng.

7. Bố cục của luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục của luận văn gồm 3 chương với các nội dung cụ thể sau:

Chương 1: Những vấn đề lý luận của quản lý nhà nước về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân.

Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Chương 3: Các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân tại thành phố Đà Nẵng.

  1. Chương 1
  2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CHO HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN
    1. 1.1. Các khái niệm quản lý nhà nước về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân
      1. Khái niệm quyền sử dụng đất

Pháp luật Việt Nam quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai là cơ sở hình thành nên quyền sử dụng đất (QSDĐ) cho người sử dụng. Với tư cách đại diện chủ sở hữu đất đai, Nhà nước không trực tiếp sử dụng đất mà trao QSDĐ cho các chủ thể sử dụng (các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân) sử dụng thông qua các hình thức: giao đất, cho thuê đất, cho phép nhận QSDĐ từ người khác và được công nhận QSDĐ ổn định lâu dài. Người có QSDĐ được Nhà nước xác lập có quyền chủ động khai thác và sử dụng cho các nhu cầu và mục đích khác nhau, có quyền yêu cầu Nhà nước cung ứng các dịch vụ cần thiết để đảm bảo thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, trong đó có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các thủ tục hành chính cần thiết để cấp GCNQSDĐ cho mình. Với QSDĐ hợp pháp, người sử dụng đất được quyền đầu tư trên đất đó để được hưởng hoa lợi, lợi tức và những lợi ích khác được tạo ra trên đất, gắn liền với đất.

Như vậy, có thể hiểu: Quyền sử dụng đất là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức và các thuộc tính có ích khác đối với quyền sử dụng đất. Các quyền này được pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực hiện trên thực tế.

      1. Khái niệm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu đại diện, Nhà nước có đầy đủ ba quyền năng là chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với đất đai. Nhà nước thực hiện quyền quản lý, kiểm soát các quan hệ đất đai đối với các chủ thể khai thác và sử dụng đối với các tài sản đó bằng công cụ pháp lý quan trọng, đó là GCNQSDĐ. GCNQSDĐ là chứng thư pháp lý để xác lập mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước với người sử dụng đất.

Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất” [29, Điều 3].

1.1.3. Khái niệm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân

– Hộ gia đình, cá nhân trong nước sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật đất đai năm 2013. Theo đó, “Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất” [29, Điều 3].

Cấp GCNQSDĐ chính là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và thừa nhận QSDĐ hợp pháp của người sử dụng đất. Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình công nhận QSDĐ, giao đất, cho thuê đất và đăng ký biến động đất đai.

Cấp GCNQSDĐ là hoạt động rất quan trọng, thể hiện rõ vai trò quản lý nhà nước đối với đất đai. Cấp GCNQSDĐ không chỉ là quyền của người sử dụng đất mà còn là một nghĩa vụ, trách nhiệm từ phía Nhà nước. Hoạt động này được Nhà nước thiết lập nhằm mục đích: công nhận, đảm bảo và bảo vệ QSDĐ của người sử dụng đất, đưa các quan hệ đất đai đi vào trật tự ổn định, hỗ trợ và thúc đẩy sự hình thành và phát triển của thị trường bất động sản, là tiền đề để Nhà nước thực hiện quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.

1.1.4. Khái niệm quản lý nhà nước về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân

Cấp GCNQSDĐ là một trong 15 nội dung của hoạt động quản lý nhà nước về đất đai theo quy định của Luật Đất đai năm 2013. Đây là một thủ tục hành chính xác lập mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước với người sử dụng đất nhằm thiết lập hồ sơ địa chính, làm cơ sở để Nhà nước quản lý đất đai theo quy định của pháp luật. Cấp GCN cho những hộ gia đình, cá nhân có đủ điều kiện để xác lập vị trí của họ trong việc sử dụng đất đối với Nhà nước, đối với xã hội.

    1. 1.2. Nội dung quản lý nhà nước về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân

1.2.1. Thủ tục hành chính về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân

Cấp GCNQSDĐ là thủ tục bắt buộc đối với người sử dụng đất, được thực hiện tại tổ chức đăng ký đất đai thuộc cơ quan quản lý đất đai, bằng hình thức đăng ký trên giấy hoặc đăng ký điện tử.

Cấp GCNQSDĐ được phân thành hai dạng: cấp GCNQSDĐ lần đầu và cấp GCNQSDĐ do biến động. Ở Luận văn này, tác giả xin phép chỉ đề cập đến cấp GCNQSDĐ lần đầu.

1.2.2. Thẩm quyền cấp và quản lý việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân

1.2.2.1. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân

1.2.2.2. Quản lý việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

1.2.3. Các nguyên tắc trong cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

1.2.4. Các nghĩa vụ tài chính có liên quan đến cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân

Tuỳ thuộc vào mỗi hình thức sử dụng đất cụ thể mà Nhà nước có các nghĩa vụ tài chính tương ứng áp dụng đối với các chủ thể sử dụng đất. Các khoản nghĩa vụ tài chính có liên quan đến cấp GCNQSDĐ mà người sử dụng đất có thể thực hiện, gồm có: Tiền sử dụng đất; tiền thuế từ đất; phí đo đạc, lập bản đồ địa chính; phí thẩm định cấp; lệ phí địa chính; tiền thuế thu nhập từ việc chuyển QSDĐ; lệ phí trước bạ; tiền phạt đối với các hoạt động vi phạm pháp luật về đất đai.

1.2.5. Tổ chức hoạt động của cơ quan cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

1.3. Vai trò của quản lý nhà nước về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân

1.3.1. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là công cụ hiệu quả để nhà nước quản lý chặt chẽ quỹ đất trên phạm vi cả nước

1.3.2. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là cơ sở để đảm bảo sự thống nhất quản lý của nhà nước

1.3.3. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng đến các nội dung, nhiệm vụ khác của quản lý nhà nước về đất đai

1.3.4. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của chủ thể sử dụng đất

1.3.5. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là cơ sở pháp lý, điều kiện cho sự hoạt động, phát triển thị trường bất động sản chính thức

    1. 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân

1.4.1. Nhân tố pháp luật

Pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Để thể hiện được vai trò của mình, pháp luật phải xác định rõ các nguyên tắc tổ chức, hoạt động cũng như thẩm quyền của các cơ quan nhà nước nhằm tăng cường quản lý nhà nước của các cơ quan quản lý. Pháp luật về đất đai ở Việt Nam theo thời gian có nhiều thay đổi. Luật Đất đai được xây dựng trong điều kiện kinh tế đang từng bước dần hoàn thiện, chưa lường trước sự chuyển biến tình hình. Tuy rằng, hệ thống pháp luật về đất đai ngày càng được hoàn chỉnh, nhưng trên thực tế cho thấy các qui định của Luật còn chung chung. Mặt khác, việc hướng dẫn thực hiện Luật còn chậm, thiếu đồng bộ và cụ thể làm cho các cấp lúng túng trong việc thi hành, dẫn đến hiệu quả quản lý nhà nước về công tác cấp GCNQSDĐ còn thấp.

Thủ tục hành chính trong đăng ký cấp GCNQSDĐ ở một số nơi vẫn còn rườm rà, máy móc trong xử lý, chậm trễ thời gian giải quyết, cách hiểu chưa thống nhất về qui định của pháp luật đất đai trong việc xác định nghĩa vụ tài chính (tiền sử dụng đất) đối với người sử dụng đất giữa các cơ quan gây tâm lý không hài lòng, bực bội với người dân. Do đó, kiện toàn hệ thống pháp luật về đất đai là một trong những vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay.

1.4.2. Nhân tố xã hội

Nhân tố xã hội bao gồm các yếu tố xã hội như lịch sử, địa lý, vùng miền, văn hóa, tập quán, y tế, dân tộc, việc làm, xóa đói giảm nghèo, ưu đãi người có công với Cách mạng, … có vai trò đặc biệt quan trọng trong tổ chức điều hành quản lý xã hội và tăng cường chức năng quản lý của Nhà nước về mọi lĩnh vực nói chung và trong công tác cấp GCNQSDĐ nói riêng. Một chính sách quản lý về đăng ký, cấp GCNQSDĐ đúng đắn phải đề cập đến các yếu tố xã hội, các yếu tố này không những làm ổn định xã hội mà còn tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước nói chung và các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai nói riêng.

1.4.3. Nhân tố kinh tế

Kinh tế là một trong những nhân tố thiết yếu, ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Nếu nhân tố kinh tế không được đảm bảo đầy đủ thì không thể xây dựng, triển khai và hoàn thành các mục tiêu mà Nhà nước đã đề ra.

Đối với công tác quản lý nhà nước về GCNQSDĐ thì kinh phí là vấn đề đóng vai trò hết sức quan trọng và mang tính quyết định. Trong hoạt động quản lý nhà nước về cấp GCNQSDĐ rất cần phải kinh phí để sử dụng vào các mục đích như: Kinh phí cho việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác; Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc; Xây dựng, quản lý, vận hành cơ sở dữ liệu địa chính, phục vụ công tác đo đạc lập bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính; Chi phí cho hoạt động của tổ chức quản lý nhà nước về cấp GCNQSDĐ;…

1.4.4. Nhân tố nhận thức

Việc hoàn thành mục tiêu cấp GCNQSDĐ một phần phụ thuộc vào nhân tố nhận thức, cụ thể là sự nhận thức, hiểu biết của người sử dụng đất cũng như của cán bộ tham gia vào công tác đăng ký, cấp GCNQSDĐ.

Kết luận chương 1

Quản lý nhà nước về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
Quản lý nhà nước về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CHO HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

    1. 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố Đà Nẵng

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội

2.1.3. Tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội đến quản lý nhà nước về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố

    1. 2.2. Các qui định pháp luật hiện hành về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân tại thành phố Đà Nẵng
    2. Qua các giai đoạn thay đổi Luật đất đai thời kỳ Luật đất đai năm 2003 và thời kỳ Luật Đất đai năm 2013, nhìn chung, các qui định pháp luật hiện hành về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân tại thành phố Đà Nẵng đều đúng theo quy định của Luật Đất đai và các Nghị định của Chính phủ, các Thông tư của các Bộ, Ngành. Song, điểm nhấn đáng chú ý trong các văn bản hướng dẫn về công tác cấp GCNQSDĐ nói chung và hướng dẫn về thủ tục hành chính về cấp GCN nói riêng của thành phố Đà Nẵng là: Thời gian tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và cấp GCNQSDĐ được rút ngắn hơn so với thời gian quy định trong các văn bản của Trung ương. Các văn bản chỉ đạo của chính quyền thành phố Đà Nẵng về việc thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cấp” được tổ chức triển khai nghiêm túc và bước đầu đã thu được những kết quả đáng ghi nhận.
    3. 2.3. Thực tiễn thực hiện pháp luật quản lý nhà nước về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

2.3.1. Kết quả đạt được và những ưu điểm của quản lý nhà nước về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân

2.3.1.1. Về công tác ban hành, tổ chức thực hiện văn bản pháp quy trong hoạt động quản lý nhà nước về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

2.3.1.2. Công tác cải cách thủ tục hành chính trong cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân tại thành phố Đà Nẵng

2.3.1.3. Cải cách quy định về tổ chức và hoạt động của cơ quan đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân

Thành lập VPĐKQSDĐ thành phố Đà Nẵng và VPĐKQSDĐ các quận, huyện (theo mô hình VPĐKQSDĐ hai cấp).

UBND thành phố Đà Nẵng

UBND quận (huyện)

Sở Tài nguyên và Môi trường

Phòng Tài nguyên và Môi trường

Văn phòng ĐKQSDĐ

cấp quận, huyện

Văn phòng ĐKQSDĐ

cấp thành phố

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức VPĐKQSDĐ hai cấp

Nguồn: Văn phòng đăng ký đất đai thành phố Đà Nẵng.

Trong quá trình tổ chức thực hiện theo mô hình hai cấp có những thuận lợi cũng như những khó khăn nhất định.

Do những bất cập và hạn chế bộc lộ của mô hình VPĐKQSDĐ hai cấp trong quá trình vận hành, tiến tới chuẩn hóa hệ thống VPĐKQSDĐ theo mô hình của các nước trên thế giới, phù hợp với điều kiện công nghệ hiện đại, trên cơ sở Quyết định số 447/QĐ-TTg ngày 17/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ, Đà Nẵng là một trong bốn địa phương thực hiện Đề án thí điểm kiện toàn hệ thống VPĐKQSDĐ thành một cấp trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường. 

– Thành lập VPĐKQSDĐ một cấp thành phố Đà Nẵng và VPĐKQSDĐ các quận, huyện (theo mô hình VPĐKQSDĐ hai cấp).

VPĐKQSDĐ một cấp có thuận lợi hơn trong việc thống nhất, thường xuyên, kịp thời trong chỉ đạo công tác chuyên môn và quản lý, lưu trữ hồ sơ địa chính và tổ chức kiểm tra, chỉ đạo chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính của cấp trên với cấp dưới dễ dàng được thực hiện. Tuy nhiên, cũng gặp phải khó khăn do công tác phối hợp giữa VPĐKQSDĐ và các phòng ban có liên quan thuộc UBND quận và cán bộ địa chính phường, xã do không cùng chịu sự quản lý của UBND quận. Ngoài ra, thời gian luân chuyển, trình ký hồ sơ kéo dài gây khó khăn cho cán bộ trực tiếp giải quyết hồ sơ.

UBND thành phố Đà Nẵng

Sở Tài nguyên và Môi trường

Văn phòng ĐKQSDĐ một cấp

Chi nhánh VPĐK

QSDĐ

quận Sơn

Trà

Chi nhánh VPĐK

QSDĐ quận Hải Châu

Chi nhánh VPĐK QSDĐ quận Ngũ Hành Sơn

Chi nhánh VPĐK QSDĐ quận Liên Chiểu

Chi nhánh VPĐK QSDĐ huyện Hòa Vang

Chi nhánh VPĐK QSDĐ quận Cẩm Lệ

Chi nhánh VPĐK

QSDĐ quận Thanh Khê

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức VPĐKQSDĐ một cấp

Nguồn: Văn phòng đăng ký đất đai thành phố Đà Nẵng.

Nhìn chung, việc thành lập VPĐKQSDĐ một cấp đối với Đà Nẵng là sự kiện quan trọng không chỉ đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước mà còn là việc thực hiện quyền của các chủ sử dụng đất.

– Tổ chức lại hệ thống VPĐKQSDĐ thành VPĐKĐĐ thuộc Sở TN&MT trên cơ sở Hợp nhất VPĐKQSDĐ trực thuộc Sở TN&MT và các VPĐKQSDĐ trực thuộc Phòng TN&MT ở các địa phương.

2.3.1.3. Kết quả thực hiện công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Đến trước ngày 16/11/2004 (ngày Nghị định 181/2004/NĐ-CP có hiệu lực), thành phố Đà Nẵng đã cơ bản hoàn thành công tác cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân theo Nghị định 64/CP và Nghị định 60/CP của Chính phủ. Tổng số GCNQSDĐ đã cấp là 142.435 giấy, đạt tỷ lệ trên 90% số hộ cần phải được cấp GCNQSDĐ (đối với khu vực đô thị).

Kể từ khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực (thực tế thành phố Đà Nẵng phân cấp về thẩm quyền bắt đầu từ ngày 16/11/2004) lũy tiến đến ngày 15/6/2015, công tác cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân đối với các loại đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đạt được kết quả như sau (Bảng 2.1):

So với kết quả cấp GCNQSDĐ trước ngày 16/11/2004, số GCN được cấp cho hộ gia đình, cá nhân đã tăng lên đáng kể. Nguyên nhân của những trường hợp hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp GCN qua hai giai đoạn thay đổi mô hình tổ chức thực hiện được xác định chủ yếu là do tổ chức bộ máy của các VPĐKQSDĐ thực hiện theo mô hình hai cấp chưa hoàn chỉnh, không thống nhất; tính chất hồ sơ cấp GCN lần đầu bị vướng có tính chất phức tạp chưa đảm bảo về tính pháp lý; hồ sơ địa chính lạc hậu so với hiện trạng; công tác quản lý đất đai ở các quận, huyện có nhiều dự án quy hoạch triển khai mạnh trước đây chưa được quản lý chặt chẽ; công dân rút hồ sơ để bổ sung giấy tờ liên quan hoặc do chưa đủ điều kiện nộp thuế…gây khó khăn cho công tác đo đạc, xác minh thời điểm, xác định nghĩa vụ tài chính trước khi cấp GCNQSDĐ.

Bảng 2.1: Kết quả cấp GCN các loại đất cho hộ gia đình, cá nhân

Nguồn: Văn phòng đăng ký đất đai thành phố Đà Nẵng

STTLoại đấtDiện tích đất cần cấp theo hiện trạng (ha)Giấy chứng nhận QSDĐ đã cấp
Diện tích đất cấp GCN (ha)Số lượng GCN đã ký (giấy)Tỷ lệ (%)
INhóm đất nông nghiệp31307.1531292.484644499,95
1Đất sản xuất nông nghiệp7100.627093.334375999,89
2Đất Lâm nghiệp2416024152.96249999,97
3Đất nuôi trồng thủy sản46.5346.1918699,26
4Đất nông nghiệp khác (*)
IINhóm đất phi nông nghiệp5528.495259.8829609595,14
1Đất ở tại nông thôn2604.162581.436036299,13
2Đất ở tại đô thị2900.592660.5923554691,72
3Đất chuyên dùng20.214.328270,89
 Trong đó:
 Đất trụ sở CQ, CT SNNN
 Đất Quốc phòng, An ninh(**)
 Đất SX,KD phi nông nghiệp15.914.328290,06
 Đất có mục đích công cộng4.3
4Đất tôn giáo, tín ngưỡng0.110.1189100
5Đất nghĩa trang, nghĩa địa (*)
6Đất phi nông nghiệp khác3.423.4216100
7Đất có mặt nước chuyên dùng0.010.01100
Tổng số36825.0536552.36342539
* Đối với đất nông nghiệp khác và đất nghĩa trang, nghĩa địa là do UBND cấp xã quản lý nên không thống kê thuộc đối tượng được cấp GCN

** Đối với đất Quốc phòng, trong đó diện tích huyện đảo Hoàng Sa: 30.500ha; không thống kê vào diện tích cần cấp giấy chứng nhận.

Nhìn chung, đến nay, việc cấp GCNQSDĐ lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cơ bản đã hoàn thành. Tỷ lệ cấp GCN đối với đất sản xuất nông nghiệp và đất ở tại các quận, huyện cho đến nay đã đạt tỷ lệ trên 95% diện tích đất cần cấp GCN.

2.3.2. Những tồn tại, khó khăn trong quản lý nhà nước về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

2.3.2.1. Cơ chế tổ chức thực hiện

– Khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị của các Chi nhánh VPĐKĐĐ các quận, huyện.

– Vấn đề tổ chức bộ máy, biên chế và kiện toàn công tác chuyên môn.

Bất cập trong cơ chế quản lý về tài chính.

– Sự lạc hậu của hệ thống hồ sơ địa chính, hệ thống dữ liệu chưa được chuẩn hóa thống nhất dữ liệu theo qui định của Bộ TN&MT, khó khăn về nguồn kinh phí phục vụ đối với công tác xây dựng hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai, không đáp ứng nhu cầu quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố.

2.3.2.2. Một số bất cập trong thủ tục hành chính về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu

– Quy định thời hạn giải quyết hồ sơ bị rút quá ngắn.

– Chưa có cơ chế kiểm soát hoạt động phối hợp, chưa có chế tài đối với việc chậm trễ trong phối hợp giải quyết hồ sơ của các cơ quan chuyên môn liên quan;

– Còn lúng túng trong việc phân biệt hộ gia đình và cá nhân trong hộ gia đình khi cấp GCN và trong việc ký hợp đồng chuyển nhượng, thế chấp.

2.3.2.3. Bất cập trong thể hiện các thông tin trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Mẫu GCN mới được ban hành theo Luật Đất đai năm 2013, qua thực tế cho thấy một số nhược điểm vẫn chưa được khắc phục so với mẫu GCN trước đây hoặc chưa được sử dụng theo đúng yêu cầu quản lý. Theo đó, hiện nay vẫn chưa có văn bản pháp luật về đất đai đề cập một cách cụ thể về những giao dịch hạn chế QSDĐ, quyền sở hữu tài sản được pháp luật thừa nhận, nội dung, trình tự và thủ tục xử lý các sự kiện pháp lý này. Đồng thời, thông tin về mã vạch thể hiện ở cuối trang 4 GCN: không được lưu trữ, tích hợp và cập nhật biến động và sử dụng hiệu quả do không có thiết bị đọc mã vạch.

2.3.2.4. Về phía người sử dụng đất

Hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố một phần phụ thuộc vào ý thức chấp hành của người sử dụng đất. Tiến độ của công tác cấp GCNQSDĐ bị chậm lại một phần là do từ phía người sử dụng đất

Kết luận chương 2

Quản lý nhà nước về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
Quản lý nhà nước về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng

Chương 3

CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CHO HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

    1. 3.1. Nhu cầu tăng cường quản lý nhà nước về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Yêu cầu cấp thiết hiện nay được đặt ra đối với công tác quản lý nhà nước về cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân tại thành phố Đà Nẵng là giải pháp xử lý đối với các vướng mắc về quy định pháp luật và các vướng mắc về thủ tục hành chính. Đồng thời, cần xây dựng các giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước về đất đai phục vụ trực tiếp cho công tác cấp GCNQSDĐ và hoạt động dịch vụ công đáp ứng các yêu cầu về quyền của người SDĐ.

    1. 3.2. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

3.2.1. Giải pháp về hoàn thiện pháp luật

Trong thời gian đến cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật về cấp GCNQSDĐ với những nội dung chính sau:

Thứ nhất, Tiếp tục rà soát, thống kê các vướng mắc về quy định pháp luật đối với các hồ sơ chưa được cấp GCNQSDĐ lần đầu. Kiến nghị sửa đổi hoàn thiện cho phù hợp với Luật Đất đai hiện hành

Bổ sung các quy định liên quan đến giải quyết thừa kế QSDĐ phát sinh trong quá trình làm thủ tục cấp GCNQSDĐ lần đầu.

Xây dựng mới các quy định pháp luật trong việc xác lập quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề được pháp luật thừa nhận.

Hoàn thiện các quy định về GCNQSDĐ. Tên gọi của GCN hiện tại quá dài dòng, cần phải được đặt tên ngắn gọn, dể sử dụng.

Sử dụng có hiệu quả mã vạch trên trang 4 của GCN, tiến đến liên kết và kiểm tra dữ liệu thông tin địa chính qua hệ thống internet từ các cơ quan quản lý đất đai các cấp và các cơ quan dịch vụ hành chính công thông qua mã vạch này.

Thứ hai, Cần nghiên cứu để ban hành lại hệ thống thủ tục hành chính (trong đó cần điều chỉnh tăng thời gian giải quyết hồ sơ) về cấp GCNQSDĐ mang tính khả thi hơn, phù hợp với quy định mới tại Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ.

Thứ ba, Kiến nghị Chính phủ sớm ban hành quy định thẩm quyền ký GCNQSDĐ đối với hộ gia đình, cá nhân theo mô hình thí điểm “một cấp” tại Đà Nẵng.

Thứ tư, Hoàn thiện thủ tục về giải quyết khiếu nại, tố cáo và giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đất đai.

3.2.2. Giải pháp về tổ chức thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân

Thứ nhất, Xây dựng quy trình giải quyết hồ sơ riêng biệt đối với loại hồ sơ cấp GCNQSDĐ lần đầu có vướng mắc pháp lý.

Thứ hai, Rà soát cấp GCNQSDĐ

Thứ ba, Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về cấp GCNQSDĐ, tổ chức tuyên truyền phổ biến và xúc tiến thủ tục kê khai, đăng ký đối với các trường hợp chưa có nhu cầu cấp GCN lần đầu. Tăng cường tổ chức các hoạt động tư vấn pháp lý hướng dẫn kê khai lập thủ tục đăng ký, cấp GCN.

Thứ tư, Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác cấp GCNQSDĐ, kiên quyết xử lý các sai phạm trong quá trình giải quyết hồ sơ. Công khai số điện thoại đường dây nóng.

Thứ năm, Thống nhất, hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu và xây dựng hệ thống thông tin theo hướng tin học hóa. Sao quét, số hóa toàn bộ cơ sở dữ liệu cũ và nhanh chóng chuyển về lưu trữ tập trung tại VPĐKĐĐ cấp thành phố (không lưu trữ rải rác tại các Chi nhánh như hiện nay), các chi nhánh quận, huyện truy nhập trực tiếp và cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu này thông qua internet.

3.2.3. Giải pháp bổ trợ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân

Thứ nhất, Kiện toàn bộ máy và quy trình giải quyết hồ sơ, đảm bảo chất lượng và số lượng về nhân sự trong hoạt động cấp GCNQSDĐ lần đầu đang áp dụng tại địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Thường xuyên sơ kết, tổng kết công tác cấp GCNQSDĐ lần đầu, đúc rút kinh nghiệm và phổ biến các hướng dẫn nghiệp vụ trong quá trình giải quyết các hồ sơ chưa đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ.

Thứ hai, Thường xuyên cải cách thủ tục hành chính về đất đai. Đối với các hồ sơ có phát sinh vướng mắc pháp lý cần quy định rõ trách nhiệm và thời hạn giải quyết của các cơ quan liên quan. Đồng thời, cần ban hành chế tài áp dụng đối với việc trả lời chậm trễ của các cơ quan này.

Thứ ba, Giải pháp về kinh phí: Cần có cơ chế tài chính hợp lý đối với các Chi nhánh VPĐKĐĐ do việc quy định không thu lệ phí và phí thẩm định hồ sơ đối với thủ tục cấp GCNQSDĐ lần đầu hiện nay là không đảm bảo bù đắp chi phí. Và phải có sự đầu tư kinh phí để tiến hành dự án Tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai đã được phê duyệt năm 2013 của thành phố và đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc.

    1. 3.3. Hoàn thiện về qui trình, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

– Rà soát, bãi bỏ các thủ tục không cần thiết, đơn giản hóa căn cứ và thủ tục đăng ký, cấp GCNQSDĐ. Tăng cường vai trò của UBND cấp xã, phường.

– Công bố, niêm yết, công khai thủ tục hành chính kịp thời, đầy đủ hoặc đúng quy định và có cơ chế kiểm soát chặt chẽ.

– Cài đặt, hoạt động đồng bộ hệ thống “cấp GCNQSDĐ” .

– Tiếp tục cải tiến, vận hành có hiệu quả hệ thống “một cửa điện tử”. Quy định rõ thời gian giải quyết hồ sơ trong quá trình luân chuyển, xử lý hồ sơ giữa các bộ phận nghiệp vụ thuộc VPĐKDĐ các cấp, thời gian giải quyết hồ sơ tại xã, phường.

Xây dựng và áp dụng thống nhất giữa Chi nhánh VPĐKĐĐ các quận, huyện quy trình giải quyết hồ sơ.

– Ban hành văn bản hướng dẫn xử lý cụ thể đối với hồ sơ vướng mắc pháp lý mang tính phổ biến.

– Tăng cường trách nhiệm tập thể và trách nhiệm cá nhân trong thực thi công vụ.

KẾT LUẬN

1. Đề tài nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng là đề tài ở phạm vi hẹp hơn so với công tác quản lý nhà nước về cấp GCNQSDĐ nói chung. Đi sâu nghiên cứu để nhận thấy được các quy định pháp luật hiện hành về cấp GCNQSDĐ và thực trạng của việc thực hiện pháp luật quản lý nhà nước về cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố. Qua đó, rút ra những bài học kinh nghiệm, những tồn tại, khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân và đưa ra những giải pháp tăng cường đối với công tác này tại thành phố Đà Nẵng.

2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý xác lập mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước với người sử dụng đất. Với những thông tin được thể hiện trên GCN thể hiện vai trò hết sức quan trọng của GCNQSDĐ đối với cả Nhà nước và người sử dụng đất. Cấp GCNQSDĐ là yêu cầu bắt buộc không chỉ đối với các chủ thể có nhu cầu xác lập quyền sở hữu và sử dụng BĐS, mà còn đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện hoạt động cấp GCNQSDĐ. Bởi, hoạt động này không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho các chủ thể có BĐS mà còn giúp nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước về BĐS, đảm bảo môi trường pháp lý để Nhà nước quản lý chặt chẽ hơn thông tin đất đai, giúp cho việc lập quy hoạch, kế hoạch, định hướng phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh và là cơ sở pháp lý để người dân thực hiện được các quyền và nghĩa vụ của mình, yên tâm đầu tư, khai thác hiệu quả tài nguyên đất đai.

3. So với pháp luật đất đai của thời kì trước, Luật Đất đai năm 2013 nói chung và các văn bản pháp quy của thành phố Đà Nẵng nói riêng thể hiện nhiều sự thay đổi rất tiến bộ trong công tác cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân. Đặc biệt, pháp luật đã thể hiện sự thông thoáng và cởi mở hơn khi quy định các điều kiện xét để cấp GCN; Các thủ tục hành chính đơn giản, gọn nhẹ hơn và được quy về một đầu mối; Cơ chế ghi nhận nợ, cơ chế uỷ quyền khi cấp GCN… là những thay đổi quan trọng thể hiện sự linh hoạt nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ lần đầu trên thực tế.

4. Trong những năm qua, Đảng bộ và chính quyền thành phố Đà Nẵng đã luôn quan tâm, chú trọng đến công tác cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố. Qua đó, công tác này đã đạt được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn gặp một số vướng mắc, khó khăn, hạn chế, yếu kém cần phải được khắc phục, còn nhiều rào cản làm ảnh hưởng tới tiến độ và chất lượng của hoạt động cấp GCNQSDĐ.

Để giải quyết lượng hồ sơ còn tồn đọng, theo tác giả, UBND thành phố Đà Nẵng cần có giải pháp cụ thể, tập trung nguồn lực, từng bước giải quyết các vướng mắc về pháp lý và cách thức tổ chức thực hiện, quản lý và đánh giá số liệu một cách thực chất mới có thể hoàn thành được nhiệm vụ cấp GCNQSDĐ lần đầu trên địa bàn thành phố, góp phần tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về BĐS, đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích thiết thực của người dân được tôn trọng, đóng góp một phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển của đất nước nói chung và của thành phố Đà Nẵng nói riêng./.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\LUAT HINH SU DOT 2\LUAT HANH CHINH\HO THI THU HIEN\SAU BAO VE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *