Quản lý ngân sách nhà nước của quận Thanh Khê

Quản lý ngân sách nhà nước của quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

Quản lý ngân sách nhà nước của  quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

1. Tính cấp thiết của đề tài

Sự tồn tại và phát triển của một quốc gia luôn cần thiết phải có nguồn lực tài chính, do vậy nhà nước phải tạo ra các nguồn lực tài chính. Nguồn lực tài chính chủ yếu được huy động từ nguồn thu của các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Tất cả quá trình thu nộp, sử dụng nguồn tài chính huy động được đều phải được phản ánh qua Ngân sách Nhà nước (NSNN).

Trong hệ thống tài chính quốc gia NSNN có vai trò rất quan trọng nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước. Đồng thời là công cụ để nhà nước điều chỉnh vĩ mô đối với toàn bộ đời sống kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc gia.

Thanh Khê là một quận nội thị được tái lập từ 01/01/1997, nguồn thu ngân sách chủ yếu dựa vào các hoạt động thương mại, kinh doanh trên địa bàn, trong khi đó nhu cầu chi tiêu cho hoạt động của bộ máy chính quyền ngày càng đòi hỏi phải đáp ứng kịp thời, chi tiêu hiệu quả. Do vậy, công tác quản lý NSNN cần phải được chú trọng, nhằm khai thác có hiệu quả mọi nguồn thu, phân bổ, sử dụng hợp lý các nhiệm vụ chi, thúc đẩy phát triển KT-XH trên địa bàn. Từ thực tiễn nêu trên, cho thấy cần thiết phải nâng cao hơn nữa công tác quản lý NSNN. Bởi vậy, đề tài Quản lý ngân sách nhà nước của quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵngđược lựa chọn làm đề tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành quản lý công.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

– Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý NSNN cấp quận, hiện trạng quản lý NSNN của quận Thanh Khê, đề tài đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách của quận Thanh Khê – thành phố Đà Nẵng.

– Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:

+ Làm rõ cơ sở lý luận về quản lý NSNN cấp quận, kinh nghiệm quản lý ngân sách ở một số địa phương rút ra bài học thực tiễn để tăng cường quản lý NSNN của quận Thanh Khê;

+ Phân tích thực trạng quản lý NSNN trên địa bàn quận Thanh Khê, chỉ ra những mặt đã đạt được, những mặt còn hạn chế và nguyên nhân trong quản lý NSNN của quận Thanh Khê thời gian qua;

+ Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý NSNN ở quận Thanh Khê, góp phần bổ sung, hoàn chỉnh cơ chế chính sách trong quản lý NSNN nói chung.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu về tình hình quản lý NSNN trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.

Về thời gian tập trung nghiên cứu trong giai đoạn 2008 – 2012

5. Phương pháp nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, trên cơ sở quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và dựa trên các lý thuyết kinh tế – tài chính cũng như kế thừa kết quả của các nghiên cứu trước đây.

Trong quá trình thực hiện đề tài, nhiều phương pháp nghiên cứu chuyên ngành được sử dụng như: phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, đối chứng, kết hợp nghiên cứu lý luận với khảo sát thực tiễn để thực hiện đề tài.

6. Những đóng góp của luận văn

– Luận văn hệ thống hóa, làm rõ hơn những vấn đề lý luận về NSNN, sự cần thiết khách quan phải đổi mới, nâng cao công tác quản lý NSNN trên địa bàn cấp quận;

– Làm rõ thực trạng quản lý NSNN quận Thanh Khê giai đoạn 2008-2012;

– Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý NSNN ở quận Thanh Khê thời gian tới.

7. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được kết cấu gồm 3 chương :

Chương 1: Cơ sở khoa học của quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn quận

Chương 2: Thực trạng quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn quận Thanh Khê giai đoạn 2008- 2012;

Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý ngân sách của quận Thanh Khê.

Chương 1

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN

1.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ NGÂN SÁCH CẤP QUẬN

1.1.1. Khái niệm ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi bằng tiền của nhà nước, phản ánh các mối quan hệ kinh tế giữa nhà nước với các chủ thể kinh tế trong quá trình hình thành và sử dụng quỹ tiền tệ lớn nhất của nhà nước để đảm bảo thực hiện các chức năng của nhà nước, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một niên khoá tài chính.

1.1.2. Đặc điểm ngân sách nhà nước

Ngân sách Nhà nước là một bộ phận tài chính đặc biệt

NSNN là một bản dự toán thu- chi (yếu tố vật chất)

Ngân sách Nhà nước là một công cụ quản lý

Các hoạt động tạo lập và sử dụng quỹ NSNN gắn chặt với quyền lực kinh tế, chính trị của nhà nước và việc thực hiện các chức năng của nhà nước

Các hoạt động thu, chi NSNN đều được tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định.

1.1.3. Vai trò ngân sách nhà nước

1.1.3.1. Điều tiết trong kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế

1.1.3.2. Giải quyết các vấn đề xã hội

1.1.3.3. Góp phần ổn định thị trường, chống lạm phát, bình ổn giá cả thị trường hàng hóa

1.1.4. Cơ cấu ngân sách nhà nước

1.1.4.1. Thu ngân sách nhà nước

1.1.4.2. Chi ngân sách nhà nước

1.1.5. Hệ thống ngân sách nhà nước Việt Nam

Hệ thống NSNN là tập hợp ngân sách các cấp chính quyền nhà nước được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ và công khai.

Hệ thống ngân sách Nhà nước hiện hành của Việt Nam được mô tả theo sơ đồ sau:

NGÂN SÁCH QUẬN, HUYỆN

NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG

NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

NGÂN SÁCH TỈNH, THÀNH PHỐ THUỘC TRUNG ƯƠNG

NGÂN SÁCH XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

HỆ THỐNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.1.6. Ngân sách nhà nước cấp Quận

Là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được HĐND, UBND cấp quận quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước trên địa bàn .

Quản lý ngân sách nhà nước của  quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
Quản lý ngân sách nhà nước của quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

1.1.6.1. Vai trò của NSNN cấp quận

1.1.6.2. Nội dung thu – chi ngân sách cấp Quận

1.2. QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP QUẬN

1.2.1. Khái niệm và đặc điểm quản lý NSNN cấp quận

1.2.1.1. Khái niệm quản lý ngân sách nhà nước cấp quận

1.2.1.2. Đặc điểm quản lý ngân sách nhà nước cấp quận

1.2.2. Nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước cấp quận

1.2.3. Nội dung quản lý ngân sách nhà nước cấp quận

1.2.3.1. Lập dự toán

1.2.3.2. Chấp hành ngân sách

1.2.3.3. Quyết toán ngân sách

1.2.4. Các nhân tố tác động đến quản lý NSNN cấp quận

1.2.4.1 Nhân tố chủ quan

1.2.4.2. Nhân tố khách quan

1.3. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CÁC QUẬN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CHO QUẬN THANH KHÊ

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý NSNN các quận trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

1.3.1.1. Kinh nghiệm quản lý NSNN của quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

1.3.1.2. Kinh nghiệm quản lý NSNN của quận Cẩm Lệ thành phố Đà Nẵng

1.3.2. Bài học kinh nghiệm có thể vận dụng cho quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ GIAI ĐOẠN 2008- 2012

2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ – XÃ HỘI CÓ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA QUẬN THANH KHÊ

2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên

2.1.2. Đặc điểm kinh tế – xã hội

2.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ GIAI ĐOẠN 2008-2012

Trong những năm qua cùng với việc thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các ngành thương mại – dịch vụ, KT-XH trên địa bàn quận Thanh Khê không ngừng tăng trưởng, phát triển, qua đó đã góp phần thúc đẩy công tác quản lý NSNN trên địa bàn của quận ngày càng tăng lên về qui mô. Công tác thu ngân sách đã được đổi mới theo cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa quận và các phường. Năm 2008 tổng thu NSNN trên địa bàn quận đạt 140.664 triệu đồng, năm 2011 đạt 299.672 triệu đồng, tăng 2,1 lần so với năm 2008, tốc độ tăng thu bình quân của giai đoạn này là 20% [21]; đặc biệt năm 2012, mặc dù chịu những tác động, ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế, cùng với các chính sách thuế của Chính phủ nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn như: miễn giảm, giãn thuế, nhưng tổng thu NSNN quận vẫn đạt mức là 309.171 triệu đồng [22]. Trong tổng thu ngân sách, thu từ thuế ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ cao, năm 2008 thu đạt 69.021 triệu đồng, năm 2012 đạt 168.437 triệu đồng, tăng 2,4 lần so với năm 2008 [21], năm 2013 đạt 186.932 triệu đồng [22]. Từ nguồn thu ngân sách này, quận chủ động triển khai chăm lo, tạo điều kiện hỗ trợ các vấn đề an sinh xã hội, đầu tư vào các công trình phục vụ dân sinh, giải quyết kịp thời, chu đáo các chính sách cho các đối tượng xã hội trên địa bàn quận, nâng cao đời sống vật chất của cán bộ công chức.

Tổng chi ngân sách thực hiện năm 2008 là 147.136 triệu đồng, năm 2012 đạt 376.414 triệu đồng, tăng 2,6 lần so với năm 2008, tốc độ tăng chi bình quân của giai đoạn này là 26% [21], năm 2013 chi ngân sách đạt 374.468 triệu đồng [22]. Trong đó chi đầu tư XDCB năm 2008 thực hiện 5.403 triệu đồng, đến năm 2012 thực hiện 19.457 triệu đồng, tăng 3,6 lần so với năm 2008,[21] năm 2013 thực hiện 8.653 triệu đồng [22]; chi thường xuyên năm 2008 thực hiện 104.477 triệu đồng, năm 2012 thực hiện 250.970 triệu đồng, tăng 2,4 lần so với năm 2008 [21], năm 2013 thực hiện là 287.989 triệu đồng. [22].

Quản lý NSNN về mặt tổng thể đó là khai thác hiệu quả nguồn thu và phân bổ, sử dụng hợp lý các nhiệm vụ chi, song để đạt được mục tiêu quản lý này cần thực hiện thông qua các khâu công tác quản lý ngân sách, đó là: lập, phân bổ dự toán ngân sách; thực hiện dự toán ngân sách và quyết toán ngân sách. Do vậy, để đánh giá thực trạng quản lý NSNN nói chung, quản lý NSNN của quận Thanh Khê nói riêng cần đánh giá thực trạng thực hiện các khâu công tác quản lý vừa nêu.

2.2.1. Thực trạng lập, phân bổ dự toán NSNN

Cơ cấu phân bổ dự toán thu ngân sách theo từng lĩnh vực năm 2013 được cụ thể trong bảng 2.1.

Bảng 2.1: Cơ cấu phân bổ dự toán thu ngân sách quận Thanh Khê

theo từng lĩnh vực năm 2013 ĐVT : Triệu đồng

TTNội dung các khoản thuNăm 2013
Dự toánTỷ trọng
ITổng thu356.260100%
ACác khoản thu cân đối339.26095%
1Thuế ngoài quốc doanh220.00065%
2Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp5.2001,5%
3Thuế thu nhập cá nhân35.00010%
4Lệ phí trước bạ70.00021%
5Thuê đất và chuyển quyền4000,11%
6Phí, lệ phí6.2501,8%
7Thu khác ngân sách2.4100,71%
BCác khoản thu QLQNS17.0005%
1Thu phạt an toàn giao thông2.000
2Thu viện phí9.300
3Thu học phí5.700

Nguồn : Phòng Tài chính – Kế hoạch quận [27]

Từ số liệu ở phụ lục 01 và bảng 2.1, cho thấy, dự toán thu NSNN hàng năm của quận Thanh Khê đều có xu hướng tăng lên cả về số tương đối lẫn tuyệt đối.

Đối với dự toán chi ngân sách được lập trên cơ sở các định mức phân bổ do UBND thành phố quy định, nhiệm vụ chi được phân cấp và tình hình thực tế tại địa phương về các nhiệm vụ chi phát sinh cũng như tình hình thực hiện dự toán chi của các năm trước liền kề để hình thành dự toán chi ngân sách hàng năm.

Cơ cấu phân bổ dự toán chi ngân sách theo từng lĩnh vực năm 2013 được cụ thể trong bảng 2.2.

Bảng 2.2: Cơ cấu phân bổ dự toán chi ngân sách theo từng lĩnh vực

năm 2013 ĐVT: Triệu đồng

TTNội dung chiDự toán năm 2013
Dự toánTỷ trọng
Tổng chi341.280100%
ITổng chi (A+B)301.820
ACác khoản chi cân đối284.82083%
1Chi đầu tư XDCB18.0006%
2Chi thường xuyên258.38391%
2.1Chi sự nghiệp giáo dục123.20648%
2.2Chi sự nghiệp đào tạo6490,3%
2.3Chi sự nghiệp y tế16.3306%
2.4Chi sự nghiệp VHTT1.7841%
2.5Chi sự nghiệp TDTT1.7521%
2.6Chi sự nghiệp truyền thanh2650,1%
2.7Chi sự nghiệp KHCN1740,1%
2.8Chi đảm bảo xã hội21.2338%
2.9Chi sự nghiệp môi trường1.3890,5%
2.10Chi quản lý hành chính66.38226%
2.11Chi quốc phòng5.1072%
2.12Chi an ninh6.2092%
2.13Chi sự nghiệp kinh tế9.8494%
2.14Chi khác ngân sách4.0542%
3Dự phòng ngân sách8.4373%
BCác khoản chi QLQNS17.0005%
CChi cải cách tiền lương13.5724%
DChi bổ sung ngân sách cấp dưới25.8888%

Nguồn : Phòng Tài chính – Kế hoạch quận [27]]

Phụ lục 02 và Bảng 2.2, cho thấy tổng chi ngân sách cũng có xu hướng tăng thêm cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối.

2.2.2. Thực trạng thực hiện dự toán NSNN

Tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước quận trong ba năm 2011, 2012, 2013 được cụ thể trong bảng 2.3

Bảng 2.3: Tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước quận Thanh khê ba năm 2011, 2012, và 2013

ĐVT: triệu đồng

TTNội dung thuNăm 2011Năm 2012Năm 2013
Dự

toán

Thực hiệnTH/DT

(%)

Dự

toán

Thực hiệnTH/DT

(%)

Dự

toán

Thực hiệnTH/DT

(%)

ITỔNG THU190.400246.116129275.427299.672109356.260309.17187
ACÁC KHOẢN THU CÂN ĐỐI183.500222.999122261.260272.599104339.260272.93880
1Thuế ngoài quốc doanh112.000125.182112160.000168.437105220.000186.93385
Thuế giá trị gia tăng89.850101.496113134.150136.743102187.040155.16883
Thuế thu nhập doanh nghiệp16.00014.4809116.50018.25411120.00019.20696
Thuế tiêu thụ đặc biệt1.0001.6721671.6501.9211162.0601.94694
Thuế môn bài4.5005.3571195.5006.0961116.2506.281104
Thuế tài nguyên1501501610.6
Thuế khác của thuế6502.1773352.2005.2732404.5004.31696
2Thuế nhà đất, thuế đất phi nông nghiệp5.7005.9501046.2006.038975.2004.05178
3Thuế thu nhập cá nhân21.00027.27113028.00026.5929535.00020.61059
4Lệ phí trước bạ40.00060.14915059.00062.08710570.00047.44768
5Thuế đất và chuyển quyền1204153463504691344008120
6Phí, lệ phí3.5151.756504.9606.4751316.2504.64574
7Thu khác ngân sách1.1652.2761952.7502.501912.4109.171380
BCÁC KHOẢN THU QLQNS6.90020.20729314.16726.87219017.00036.236213
1Thu phạt an toàn giao thông1.2001.5611301.7002.1811282.0003.769188
2Thu viện phí3.90013.4143447.20018.3242559.30027.765298
3Thu học phí1.8001.777995.2676.1371175.7004..35076
4Thu đóng góp XDCSHT3.4552300352
CTHU VIỆN TRỢ2.910201

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch quận [22]

Từ số liệu ở phụ lục 03 và bảng 2.3 có thể thấy việc thực hiện dự toán thu NSNN của quận Thanh Khê qua các năm đều đạt và vượt dự toán được giao, với tốc độ tăng thu bình quân hàng năm là không đồng đều qua các năm (năm 2008 tăng 35%; năm 2009 tăng 19%; năm 2010 tăng 17%; năm 2011 tăng 29%; năm 2012 tăng 9%, tốc độ tăng thu của giai đoạn này là 21%), năm 2013 dự toán thu chỉ đạt được 87% so với dự toán giao[21],[22]. Có thể thấy nguồn thu của quận được UBND thành phố giao ổn định qua các năm, tỷ lệ điều tiết được qui định cho cả thời kỳ ổn định ngân sách đã tạo ra được động lực phấn đấu khai thác nguồn thu của các địa phương. Trong thời kỳ ổn định ngân sách 2008- 2011 số thu trên địa bàn đạt và vượt dự toán cao, quận có nguồn chủ động đầu tư, sửa chữa các công trình kết cấu hạ tầng, đầu tư các nội dung phát triển kinh tế, bổ sung thêm trang thiết bị phục vụ nhu cầu công tác… cơ bản bảo đảm ổn định cân đối ngân sách và hằng năm sau khi thực hiện các nhiệm vụ chi có nguồn kết dư để chuyển năm sau.

Nhìn chung, nguồn thu của quận tương đối ổn định, tuy nhiên cơ cấu nguồn thu chưa thật sự vững chắc, tỷ lệ tăng thu của một số khoản thu qua các năm chưa được đồng đều, phụ thuộc vào phân cấp của thành phố, cơ chế, sự biến động của tình hình kinh tế như: thuế ngoài quốc doanh, lệ phí trước bạ, thu nhập cá nhân, thuế nhà đất, thu phí lệ phí, thu khác ngân sách và các khoản thu quản lý qua ngân sách.

Tình hình thực hiện dự toán chi NSNN quận Thanh Khê trong ba năm 2011, 2012, 2013 thể hiện qua bảng 2.4.

Bảng 2.4: Tình hình thực hiện dự toán chi NSNN quận Thanh khê ba năm 2011, 2012, 2013

ĐVT :Triệu đồng

TTNội dung chiNăm 2011Năm 2012Năm 2013
Dự

toán

Thực

hiện

TH/DT

(%)

Dự

toán

Thực

hiện

TH/DT

(%)

Dự

toán

Thực

hiện

TH/DT

(%)

ITỔNG CHI198.754317.280160282.332376.414133341.280374.468110
ACÁC KHOẢN CHI CÂN ĐỐI182.173216.766119216.998270.427125284.820296.824104
1Chi đầu tư XDCB15.50031.65320419.70019.4579918.0008.65348
2Chi thường xuyên158.208185.113117189.770250.970132258.383288.171112
Chi SN giáo dục79.10386.65511090.549107.518119123.206124.781101
Chi SN đào tạo3323581085763866764945770
Chi SN y tế8.0729.19511411.47820.81118116.33032.854201
Chi SN VHTT8729391081.5111.433951.7841.27672
Chi SN TDTT1.0971.042951.6011.474921.7521.19168
Chi SN truyền thanh109001951447426518068
Chi SN KHCN14013496170159941747443
Chi đảm bảo XH9.36712.47513313.28831.25823521.23322.071104
Chi SN môi trường5495951081.389955691.38975254
Chi SN văn xã khác22091410
Chi QLHC41.73554.98013247.77963.67713366.38276.979116
+Chi QLNN22.09232.00214527.44938.81614139.50645.275115
+Chi HĐ của Đảng10.23012.6671249.51511.50612112.21214.393118
+Chi HĐ các tổ chức chính trị8.6028.8141029.91711.24911313.89014.934108
+Chi HĐ các tổ chức CT – XHNN8111.4961848982.1062357742.377307
Chi quốc phòng5.5916.0791093.0785.4051765.1079.914194
Chi an ninh1.1511.9981744.1555.4431336.2096.924112
Chi sự nghiệp kinh tế5.9795.848988.2874.877599.8496.36865
+SN nông, lâm202115575042394750416132
+SN tài nguyên1761619145235979452757167
+SN GT + KTTC2.6502.097794.3593.608834.35966415
+SN kinh tế khác2.9513.4751182.972671234.5344.786105
Chi khác ngân sách3.5614.6311305.7147.4301304.0544.350107
Chi trợ giá33093280
3Chi dự phòng8.4657.5288.437
BCÁC KHOẢN CHI QL QUA NSNN6.90016.75224314.16726.64218817.00035.879214
1Chi an toàn giao thông1.2001.5621301.7002.1811282.0003.769188
2Chi viện phí3.90013.4133447.20018.3242559.30027.760298
3Chi học phí1.8001.777995.2676.1371175.7004.35076
4Chi đóng góp XDCSHT
CChi chuyển nguồn9.68158.66630.87048.08513.5727.93258
DChi bổ sung NS cấp dưới22.18620.29731.26025.88833.270129
EChi viện trợ2.910
FChi cải cách tiền lương
HChi nộp ngân sách cấp trên563

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch quận[22]

Số liệu tổng hợp ở phụ lục 04 và bảng 2.4 cho thấy tình hình chi NSNN đều tăng và vượt dự toán giao qua các năm, năm 2008 tổng chi ngân sách thực hiện vượt 36%; năm 2009 vượt 49%; năm 2010 vượt 28%; năm 2011 vượt 60%; năm 2012 vượt 33%, năm 2013 vượt 10% dự toán giao [21],[22]. Nguyên nhân tăng chi chủ yếu là do tăng chi thực hiện cải cách tiền lương hàng năm; bổ sung các khoản chi như chi bổ sung tăng biên chế; mua sắm; trợ cấp tết nguyên đán; chi bổ sung kinh phí cho ngành giáo dục, trợ cấp thôi việc theo Nghị định 132… Nguồn bù đắp phần vượt chi chủ yếu là thành phố bổ sung có mục tiêu và phần tăng thu của ngân sách quận qua các năm.

Có thể thấy ngân sách quận đã bố trí và thực hiện tương đối hợp lý các khoản chi thường xuyên, ưu tiên cho chi sự nghiệp giáo dục, y tế, đảm bảo an sinh xã hội, ANQP; chủ động cắt giảm các khoản chi để đảm bảo cân đối ngân sách, khi nguồn thu không đáp ứng nhu cầu chi, chủ động bố trí nguồn để thực hiện cải cách tiền lương, bố trí kinh phí chi hành chính hợp lý và tiết kiệm phù hợp với khả năng của ngân sách quận. Việc quản lý điều hành chi ngân sách được thực hiện theo dự toán được phân bổ cho các cơ quan, đơn vị và các khoản chi ngân sách được thực hiện công khai ngay từ đầu năm. Các khoản chi ngân sách cũng đã đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH, ANQP trên địa bàn từ quận đến phường, phù hợp với yêu cầu phát triển của quận trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thương mại, dịch vụ, chỉnh trang đô thị, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật.

Quy trình thực hiện chi ngân sách được sự giám sát chặt chẽ của cơ quan Tài chính và kiểm soát chi của KBNN quận đã giúp cho các đơn vị chi đúng mục đích, quy định. Tuy nhiên trong quá trình điều hành chi ngân sách có thể thấy việc bổ sung ngoài dự toán cho các đơn vị, địa phương còn nhiều, năm 2008 có 223 quyết định bổ sung dự toán chi cho các đơn vị, địa phương; năm 2012 có 437 quyết định bổ sung dự toán, năm 2013 có 127 quyết định bổ sung dự toán chi [21],[22]. Điều này cho thấy việc lập dự toán chi NSNN vẫn chưa tiên liệu được những khoản chi phát sinh ngoài chế độ, định mức và thực tế phát sinh trong quá trình điều hành ngân sách của UBND quận.

Quản lý ngân sách nhà nước của  quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
Quản lý ngân sách nhà nước của quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

2.2.3. Thực trạng quyết toán NSNN hằng năm

Qua số liệu thống kê của một số đơn vị, địa phương cũng như các nội dung chi trên địa bàn quận, có thế thấy tình hình thực hiện quyết toán kinh phí hàng năm của các đơn vị, địa phương trên địa bàn trong các năm qua đều tăng so với dự toán, tỷ lệ tăng so với dự toán giao của các đơn vị thường dao động từ 7 đến 15%. Nguyên nhân tăng chủ yếu là do thực hiện các chính sách về cải cách tiền lương hàng năm, các nhiệm vụ phát sinh đột xuất ngoài dự toán và một nguyên nhân làm tăng kinh phí hoạt động của các địa phương, đơn vị là do các định mức chi hiện nay chưa đảm bảo nhu cầu chi thực tế của các địa phương đơn vị nên dẫn đến việc phải bổ sung kinh phí thực hiện nhiệm vụ chi, công tác xây dựng dự toán chưa lường hết được các nhiệm vụ phát sinh trong năm.

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ

2.3.1. Những thành tựu đã đạt được

2.3.1.1. Về công tác thu NSNN

– Đối với công tác thu thuế: công tác thu thuế luôn được ngành thuế quan tâm chú trọng triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành mình. Chi cục thuế quận thường xuyên, kịp thời tham mưu cho UBND ban hành các văn bản chỉ đạo công tác thu, tập trung vào các giải pháp cụ thể để đảm bảo hoàn thành dự toán thu được giao, định kỳ có khen thưởng, động viên.

Quy trình quản lý thu ngày càng được công khai, dân chủ, minh bạch, thủ tục hành chính được cải cách.

Đối với công tác thu phí, lệ phí: Số thu từ các khoản phí, lệ phí liên tục tăng qua các năm.

Đối với các khoản thu khác ngân sách: Các khoản thu khác phát sinh trên địa bàn quận chủ yếu là các khoản phạt hành chính trong các lĩnh vực, thu tịch thu. Việc quản lý các khoản thu khác ngân sách đối với khoản thu được được để lại trước khi trích nộp vào ngân sách còn hạn chế, do các văn bản quy định chưa được đầy đủ cụ thể.

2.3.1.2. Về chi NSNN của quận

Thứ nhất, chi đầu tư xây dựng cơ bản

Thứ hai, đối với chi thường xuyên

Thứ ba, đối với công tác quản lý điều hành ngân sách

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý ngân sách nhà nước của quận Thanh Khê thời gian qua

2.3.2.1. Đối với thu ngân sách

Thứ nhất, trong phân cấp nguồn thu còn nhiều bất cập.

Thứ hai, công tác xây dựng dự toán thu ngân sách đôi khi còn mang yếu tố chủ quan.

Thứ ba, trong công tác thu thập, hệ thống hóa, xử lý thông tin về đối tượng nộp thuế chưa theo kịp yêu cầu phát triển.

Thứ tư, việc quản lý thuế đối với các hộ cá thể cũng gặp nhiều khó khăn, ấn định thuế cho các hộ còn dựa trên cơ sở chủ quan của cán bộ thuế mà không xác định chính xác cụ thể doanh thu thực sự của các hộ kinh doanh dẫn đến việc kê khai nộp thuế của các hộ không đúng với thực tế doanh thu mà họ có được, làm cho việc thất thu thuế cho NSNN vẫn còn xảy ra nhiều.

Thứ năm, công tác ủy nhiệm thu vẫn còn một số hạn chế.

Thứ sáu, sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền, sự phối hợp giữa các ban ngành với ngành thuế trong quá trình quản lý thu thuế có lúc còn bất cập.

2.3.2.2. Đối với chi ngân sách

* Đối với chi đầu tư phát triển

Thứ nhất, kế hoạch vốn XDCB hàng năm được xây dựng còn dàn trải, phân tán, tỷ lệ phân bổ vốn đầu tư cho các địa phương, đơn vị còn bị động do phân cấp đầu tư của thành phố cho quận còn hạn chế (mỗi năm chỉ có 5.000 triệu đồng).

Thứ hai, công tác thẩm định dự án, thẩm định thiết kế dự toán cũng còn nhiều sai sót dẫn đến nhiều sai sót về khối lượng, đơn giá, định mức kinh tế kỹ thuật… kết quả là phải thường xuyên điều chỉnh bổ sung cho các dự án công trình.

Thứ ba, công tác quản lý chi đầu tư và kiểm soát thanh toán vốn đầu tư chưa thật sự chặt chẽ.

* Đối với chi thường xuyên

Thứ nhất, việc lập dự toán chi thường xuyên chưa lường hết được các nhiệm vụ phát sinh nên trong quá trình điều hành trong các năm ngân sách thường phải bổ sung kinh phí cho hầu hết các đơn vị dự toán và ngân sách cấp dưới nhiều lần…

Thứ hai, công tác lập dự toán chi thường xuyên

Phương án phân bổ lập dự toán chi ngân sách cấp quận phụ thuộc vào phân cấp ngân sách, tỷ lệ điều tiết giữa các cấp ngân sách, các định mức phân bổ ngân sách của cấp trên nên thường cứng nhắc, bị động, một số lĩnh vực mang tính chất bình quân, dễ xảy ra khả năng có nơi thừa nơi thiếu, phân bổ nguồn lực tài chính chưa thực sự hợp lý giữa các địa phương.

Thứ ba, việc chấp hành dự toán chi thường xuyên

– Việc phân bổ dự toán của một số đơn vị sử dụng ngân sách đôi khi chưa sát với yêu cầu chi thực tế, chưa khớp đúng về tổng mức, thường xảy ra tình trạng nội dung chi ở mục thừa, mục thiếu nên phải điều chỉnh, bổ sung gây khó khăn cho công tác quản lý của cơ quan tài chính và kiểm soát chi của KBNN.

– Trên lĩnh vực chi sự nghiệp hiệu quả chưa cao; các vấn đề về an sinh xã hội dù kết quả không bền vững.

– Tình trạng lãng phí trong chi thường xuyên còn lớn.

– Hiệu quả chi ngân sách chưa được đề cập nhiều, hiện nay quận đang quản lý NSNN theo đầu vào mà chưa tính đến kết quả đầu ra, nói cách khác là hiệu quả KT-XH của các khoản chi tiêu ngân sách chưa được quan tâm đầy đủ.

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ

NGÂN SÁCH CỦA QUẬN THANH KHÊ

3.1. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI VÀ ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI QUẬN THANH KHÊ ĐẾN 2015, TẦM NHÌN 2020

3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế – xã hội của quận Thanh Khê đến 2015, tầm nhìn 2020 và yêu cầu đặt ra trong hoạt động ngân sách nhà nước của quận giai đoạn này

3.1.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của quận Thanh Khê đến 2015, tầm nhìn 2020

Về kinh tế, phấn đấu đến năm 2020 quận Thanh Khê là một quận trung tâm, kinh tế của quận phát triển bền vững theo hướng: Dịch vụ – Công nghiệp – Ngư nghiệp, gắn phát triển kinh tế với phát triển xã hội, môi trường, bảo đảm ANQP.

Về văn hoá, xã hội và môi trường, nâng cao mức thu nhập cá nhân, giảm tỷ lệ nghèo theo tiêu chuẩn mới xuống dưới 5% Tổ chức tốt công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh, phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn dưới 5%. Tạo công ăn việc làm cho số lao động bổ sung hàng năm, phấn đấu giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới 5% [28, tr.45].

Xây dựng quận Thanh Khê trở thành “quận môi trường” vào năm 2020.

3.1.1.2. Dự báo ngân sách nhà nước quận và yêu cầu đặt ra trong quản lý ngân sách nhà nước của quận giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn 2020

Phấn đấu huy động thu NSNN tăng bình quân hàng năm 16 – 18%/năm.

Tổng chi NSNN tăng bình quân hàng năm từ 15% đến 20%.

Trên cơ sở định hướng và dự báo về quản lý NSNN, yêu cầu đặt ra đối với quản lý NSNN quận Thanh Khê như sau:

Một là, hoàn thiện công tác quản lý NSNN.

Hai là, nâng chất lượng trong công tác lập dự toán thu, chi NSNN hàng năm.

Ba là, nâng cao chất lượng trong quá trình tổ chức, quản lý, điều hành ngân sách, đưa ra các giải pháp linh động, tích cực để đảm bảo tạo và nuôi dưỡng nguồn thu vững bền.

Bốn là, tăng cường tính chủ động của các địa phương, đơn vị trong quản lý, sử dụng NSNN.

Năm là, nâng cao đạo đức công vụ đối với đội ngũ làm công tác quản lý NSNN. Áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý.

3.1.2. Định hướng quản lý ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê đến năm 2015, tầm nhìn 2020.

Một là, quản lý NSNN phải gắn liền với mục tiêu định hướng phát triển KT-XH của quận.

Hai là, đảm bảo bao quát về phạm vi đối tượng và mức độ quản lý các khoản thu, chi NSNN trên địa bàn. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin.

Ba là, khai thác huy động một cách bền vững mọi khoản thu, tăng cường các biện pháp chống thất thu, chú trọng các nguồn thu khó. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực thuế. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi về môi trường kinh doanh .

Bốn là, Trong quản lý NSNN phải phân định rõ thẩm quyền trách nhiệm giữa các cơ quan trong việc quản lý NSNN từ khâu lập dự toán đến khâu chấp hành và quyết toán NSNN. Tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra .

Năm là, nâng cao hiệu quả quản lý điều hành thu, chi ngân sách, bảo đảm cân đối thu chi giữa các cấp ngân sách, tăng tích luỹ cho đầu tư phát triển.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NĂNG

3.2.1. Nhóm giải pháp về thu ngân sách

3.2.1.1. Hoàn thiện cơ chế quản lý thu thuế

– Hoàn thiện lại các quy trình quản lý thuế hiện hành, đề cao nghĩa vụ, tính chủ động của các tổ chức và cá nhân trong việc tự tính, tự kê khai và tự nộp thuế vào NSNN, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật.

– Đổi mới cơ chế quản lý thu thuế phải gắn liền với cải cách thủ tục hành chính thuế.

3.2.1.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế

– Hỗ trợ tích cực những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện các chính sách thuế, chú trọng việc xây dựng nội dung tuyên truyền, biên tập các tài liệu tuyên truyền phong phú, đa dạng, dễ hiểu.

– Thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng

– Thiết lập đường dây điện thoại nóng để kịp thời hướng dẫn, giải thích những vướng mắc cho đối tượng nộp thuế.

3.2.1.3. Tăng cường thanh tra, kiểm tra về thuế

– Xây dựng và lựa chọn đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm. Xây dựng kế hoạch, phương án thanh tra, kiểm tra cụ thể, tránh chồng chéo, gây phiền hà cho đối tượng được kiểm tra.

– Phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa thanh tra, kiểm tra với chính quyền địa phương và các ngành có liên quan, nhất là các cơ quan bảo vệ pháp luật, nhằm đấu tranh chống các hành vi vi phạm như gian lận, trốn lậu thuế.

– Thực hiện đúng quy trình thanh tra, kiểm tra hoàn thuế, quyết toán thuế đối với doanh nghiệp.

3.2.1.4. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ thu thuế

Xây dựng kế hoạch cử đi đào tạo, đào tạo lại để nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ thuế, trong đó chú trọng đào tạo các kỹ năng quản lý thuế hiện đại

3.2.1.5. Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thu thuế

3.2.1.6. Chú ý đến công tác ủy nhiệm thu thuế

Tiếp tục mở rộng công tác ủy nhiệm thu cho phường, kiến nghị thành phố cho phép mở rộng sắc thuế được phép ủy nhiệm thu, đồng thời cho điều tiết 100% các khoản thuế được uỷ nhiệm thu về cho ngân sách phường. Thực hiện được điều này sẽ tăng cường tính tích cực, chủ động của địa phương, chống thất thu sẽ đạt hiệu quả hơn, đồng thời giúp ngành thuế tiết giảm chi phí.

3.2.1.7. Nuôi dưỡng và khai thác nguồn thu

Cần tạo môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp trên địa bàn phát triển một cách thuận lợi nhất, có thể dành và trích một khoản từ Ngân sách quận hỗ trợ vốn cho các hộ kinh doanh được vay phát triển kinh doanh.

3.2.1.8. Tăng cường vai trò lãnh đạo của quận ủy, UBND quận

Cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của quận ủy, UBND quận đối với ngành thuế, xây dựng và củng cố mối quan hệ giữa ngành thuế với các ngành có liên quan và UBND các phường trong thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách,

3.2.2. Nhóm giải pháp về chi ngân sách

3.2.2.1. Nâng cao hiệu quả về quản lý chi đầu tư phát triển

Quá trình thực hiện chi đầu tư phải tuân thủ các quy trình trong đầu tư từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khâu thực hiện đầu tư, đồng thời đảm bảo đúng quy hoạch, định hướng phát triển KT-XH của quận.

– Tập trung rà soát đánh giá hiệu quả đầu tư đối với các công trình đã đầu tư, nhất là đánh giá các công trình thuộc các chương trình KT-XH của quận.

– Nâng cao chất lượng thẩm định và phê duyệt dự án,

– Thực hiện nghiêm túc Luật đấu thầu theo quy định.

– Tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra

– Thực hiện tốt công tác giám sát cộng đồng theo Quyết định 80/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

3.2.2.2. Nâng cao hiệu quả về chi thường xuyên

Thứ nhất, đổi mới quy trình lập dự toán chi ngân sách

Thứ hai, xây dựng và hệ thống hoá các chỉ tiêu, tiêu chí, phương pháp xác định và đánh giá hiệu quả chấp hành dự toán của các địa phương, đơn vị.

Thứ ba, nâng cao chất lượng lập và thẩm định quyết toán các khoản chi ngân sách, phân cấp trách nhiệm trong phê duyệt quyết toán.

Thứ tư, đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm. Thực hiện nguyên tắc công khai minh bạch trong hoạt động thu, chi ngân sách. Xây dựng cơ chế tự kiểm tra, giám sát nhằm tằng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính.

Thứ năm, không ngừng nâng cao phẩm chất nghề nghiệp cho cán bộ công chức làm công tác quản lý NSNN.

Thứ sáu, nâng cao tính minh bạch trong chi tiêu ngân sách cũng như trách nhiệm giải trình trong sử dụng ngân sách, nhằm đảm bảo cho các khoản chi được sử dụng đúng mục đích và nội dung cụ thể gắn với kết quả đầu ra.

Đa dạng, cụ thể hoá các hình thức công khai, để nhân dân, cán bộ, công chức có thể nắm rõ nội dung công khai và giám sát được các nội dung chi tiêu ngân sách được công khai.

3.2.3. Nhóm giải pháp khác

– Đẩy mạnh quan hệ phối hợp giữa cơ quan tài chính, thuế, KBNN và các cơ quan liên quan trong công tác quản lý ngân sách.

– Tăng cường sự lãnh đạo của quận ủy và sự điều hành của UBND quận trong công tác quản lý NSNN

– Nâng cao chất lượng quản lý của đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý, điều hành ngân sách.

– Triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý sử dụng NSNN.

– Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý NSNN.

3.2.4. Một số kiến nghị với Trung ương và thành phố

3.2.4.1. Kiến nghị với Chính phủ, Bộ Tài chính

3.2.4.2. Kiến nghị với thành phố Đà Nẵng

KẾT LUẬN

Thời gian qua, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác quản lý NSNN ở quận Thanh Khê đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Qua phân tích các mặt mạnh, mặt yếu về công tác quản lý NSNN ở trên địa bàn quận, luận văn đã đề ra các giải pháp có tính khả thi nhằm thúc đẩy, nâng cao hiệu quả quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước đảm bảo được khả năng huy động các khoản thu ngân sách một cách bền vững, đồng thời phân phối và sử dụng có hiệu quả các khoản chi ngân sách đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH ở địa phương. Đây chính là yêu cầu cần thiết đối với quận nói chung và ngành Tài chính nói riêng phải có sự đổi mới toàn diện trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình nhằm có thể đáp ứng yêu cầu đặt ra trong công tác quản lý thu chi ngân sách ở trên địa bàn.

Thực hiện tốt công tác thu chi ngân sách sẽ phát huy được tiềm năng thế mạnh, khai thác các nguồn lực trên địa bàn có hiệu quả, tạo môi trường cho các doanh nghiệp, hộ cá thể mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, có khả năng đóng góp nhiều cho ngân sách. Đồng thời thông qua chi ngân sách giúp quận thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước, đảm bảo giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn, tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.

Để hoàn thiện công tác quản lý NSNN có hiệu quả đòi hỏi phải thực hiện tổng hợp các giải pháp.

Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, kính mong các thầy, cô trong Hội đồng chỉ dẫn, các bạn đồng nghiệp góp ý để luận văn này tiếp tục hoàn thiện, có giá trị áp dụng vào việc quản lý công tác thu, chi ngân sách ở địa phương trong thời gian đến.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN HOC VIEN HANH CHINH\HOC VIEN HANH CHINH\NGUYEN THI Y NHI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *