phát triển nguồn nhân lực tại đài 1080 của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Đà Nẵng

phát triển nguồn nhân lực tại đài 1080 của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Đà Nẵng

 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU phát triển nguồn nhân lực tại đài 1080 của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Đà Nẵng

Một quốc gia muốn phát triển nền Kinh tế – Xã hội thì phải dựa trên nhiều nguồn lực: Nhân lực, vật lực, tài lực… Song yếu tố quan trọng vẫn là nguồn nhân lực. Trong tổng hợp các nguồn lực: Vốn, tài nguyên, vị trí địa lý, nguồn nhân lực nước ngoài và nguồn nhân lực con người, các nguồn nhân lực khác chỉ là tiềm năng, vai trò, tác động của chúng có mạnh đến đâu cũng đều thông qua và phụ thuộc vào hoạt động của con người, bởi con người là nguồn nhân lực duy nhất biết tư duy, có tri thức và ý chí. Chỉ có con người mới có thể gắn kết các nguồn lực khác thành sức mạnh tổng hợp cho một môi trường nhất định, các nguồn lực khác là các khách thể thực sự cải tạo, khai thác và đều phục vụ cho nhu cầu lợi ích của con người. Như vậy, những nguồn lực khác muốn phát huy tác dụng thì phải thông qua nguồn lực con người. Chính vì vậy nguồn lực con người hay nguồn nhân lực có vị trí quan trọng hàng đầu trong hệ thống tổ chức, nhằm phát huy mọi tiềm năng cho sự phát triển.

Ngày nay, trong điều kiện khắc nghiệt của thương trường, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải luôn nằm trong quá trình đổi mới: đổi mới về quy mô hoạt động, mục tiêu và công việc cần phải hoàn thành để đạt được mục tiêu, đổi mới về công nghệ kinh doanh… Vì vậy, nhu cầu đổi mới là tất yếu khách quan, cần thiết và thường xuyên trong doanh nghiệp. Sự đổi mới này có thể đạt được nhờ hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. phát triển nguồn nhân lực tại đài 1080 của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Đà Nẵng

Phát triển nguồn nhân lực được hiểu theo nghĩa rộng là cả lực lượng lao động, tiềm năng lao động, đội ngũ lao động, đào tạo lại, đào tạo mới… và quản lý nguồn nhân lực. Nói khái quát, phát triển nguồn nhân lực chính là quá trình tạo lập và sử dụng năng lực toàn diện của con người vì sự tiến bộ kinh tế, xã hội và tự hoàn thiện bản thân mỗi người. Trong bối cảnh hiện nay, vai trò nguồn nhân lực lại càng quan trọng trong quá trình sản xuất và tổ chức. Vì vậy bất kỳ tổ chức nào cũng phải quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực. Nhận thức được vấn đề này, Đài 1080 của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Đà Nẵng trong thời gian qua đã cố gắng rất nhiều trong việc phát triển nguồn nhân lực của mình. Tuy nhiên so với yêu cầu thì còn nhiều vấn đề bất cập cần phải được giải quyết.

Vì vậy,  Phát triển nguồn nhân lực tại đài 1080 của Trung tâm Kinh doanh VNPT –  Đà Nẵngđã được tôi chọn làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn Thạc sỹ của mình..

  1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:

– Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực tại các cơ quan, doanh nghiệp.

– Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại đài 1080 của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Đà Nẵng.

– Đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại đài 1080 của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Đà Nẵng trong thời gian tới

  1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

– Đối tượng nghiên cứu : là những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực.

– Phạm vi nghiên cứu :

+ Phạm vi nội dung: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề về phát triển nguồn nhân lực tại đài 1080 của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Đà Nẵng.

+ Phạm vi không gian: đài 1080 của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Đà Nẵng

+ Phạm vi thời gian: Từ năm 2012 đến 2014 .

  1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

– Phương pháp duy vật biện chứng: là phương pháp phân tích mối liên hệ, tác động qu lại của các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

– Phương pháp thống kê tổng hợp: là phương pháp thu thập số liệu cần thiết thông qua báo cáo tài chính, trên cơ sở đó tổng hợp thành hệ thống chỉ tiêu là cơ sở cho việc phân tích.

– Phương pháp điều tra khảo sát: thông qua khảo sát ý kiến của khách hàng và nhân viên của doanh nghiệp.

– Phương pháp phân tích, so sánh chỉ số: phân tích và so sánh các chỉ tiêu số liệu thu thập được.

 

  1. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI:

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực

Chương 2: Thực trạng nguồn nhân lực tại đài 1080 của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Đà Nẵng

Chương 3: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại đài 1080 của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Đà Nẵng

 

  1. TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU:

            Luận văn có nghiên cứu một số tài liệu như sau:

[1]      Nguyễn Xuân An (2010), Phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng kỹ thương (Techcombank) chi nhánh Đà Nẵng giai đoạn 2010 – 2020, Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Đà Nẵng..

 [2]  Võ Thị Hồng Nguyên (2008), Phát triển nguồn nhân lực tại khách sạn Tourane, Luận văn tốt nghiệp Đại học Kinh tế, Đà Nẵng.

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

  • Khái quát về Phát triền nguồn nhân lực
    • Khái niệm nguồn nhân lực
  1. Nhân lực

Nhân lực là sức lực con người, nằm trong mỗi con người và làm cho con người hoạt động. Sức lực đó ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của cơ thể con người và đến một mức độ nào đó, con người đủ điều kiện tham gia vào quá trình lao động. Nhân lực của con người bao gồm: thể lực, trí lực và nhân cách, đạo đức.

Nhân lực theo nghĩa đen là chỉ sức người bao hàm cả sức mạnh vật chất và sức mạnh của tinh thần. Không nên hiểu sức người chỉ có ở mặt tài mà còn bao hàm cả mặt đức, đó là cái gốc của con người.

  1. Nguồn nhân lực

Về ý nghĩa sinh học, nguồn nhân lực là nguồn lực sống, là thực thể thống nhất của cái sinh vật và cái xã hội. C. Mác đã khẳng định: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con ng­ời là tổng hòa các quan hệ xã hội”. Về ý nghĩa kinh tế, nguồn nhân lực là “tổng hợp các năng lực lao động trong mỗi con ng­ời của một quốc gia, một vùng lãnh thổ, địa ph­ơng, đã đ­ợc chuẩn bị ở mức độ nhất định và có khả năng huy động vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất n­ớc hoặc vùng địa ph­ơng cụ thể” [1, tr. 22].

Theo quan niệm của ILO thì lực l­ợng lao động là dân số trong độ tuổi lao động thực tế có việc làm và những ng­ời thất nghiệp. Đây là khái niệm về nguồn nhân lực theo nghĩa t­ơng đối hẹp, coi nguồn nhân lực là nguồn lao động hoặc là toàn bộ lực l­ợng lao động trong nền kinh tế quốc dân. Trong số liệu thống kê, Tổng cục Thống kê Việt Nam qui định nguồn nhân lực xã hội là những ng­ời trong độ tuổi lao động đang có việc làm và cả những ng­ời ngoài độ tuổi lao động thực tế đang làm việc và những ng­ời thất nghiệp.

Những quan điểm trên, d­ới góc độ nào đấy thì nguồn nhân lực đ­ợc hiểu là lực l­ợng lao động xã hội, là những ng­ời lao động cụ thể và chỉ thuần túy về mặt số l­ợng ng­ời lao động.

Theo quan điểm của kinh tế học phát triển, nguồn nhân lực là nguồn tài nguyên nhân sự của quốc gia hoặc của một tổ chức, là vốn nhân lực. Ở tầm vĩ mô đó là nguồn lực xã hội, ở tầm vi mô đó là một tập hợp của rất nhiều cá nhân, nhân cách khác nhau với những nhu cầu và tâm lý khác nhau, là toàn bộ đội ngũ nhân viên của tổ chức, vừa có t­ cách là khách thể của hoạt động quản lý vừa là chủ thể hoạt động và là động lực của tổ chức đó. Từ góc độ hạch toán kinh tế, coi đó là vốn lao động (human capital), với phần đóng góp chi phí của nguồn vốn lao động trong sản phẩm sản xuất ra. Từ góc độ của kinh tế phát triển, ng­ời lao động trong một tổ chức đ­ợc coi là nguồn nhân lực với những khả năng thay đổi về số l­ợng và chất l­ợng của đội ngũ trong quá trình phát triển của tổ chức, hay còn gọi là “vốn nhân lực, đ­ợc hiểu là tiềm năng, khả năng phát huy tiềm năng của ng­ời lao động, là cái mang lại nhiều lợi ích hơn trong t­ơng lai so với những lợi ích hiện tại” [6, tr. 9].

Theo định nghĩa của UNDP: “Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con ng­ời hiện có thực tế hoặc đang là tiềm năng để phát triển kinh tế – xã hội trong một cộng đồng”. Nh­ vậy, nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động con ng­ời của một quốc gia đã đ­ợc chuẩn bị ở một mức độ nhất định, có khả năng huy động vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội của đất n­ớc; “tiềm năng đó bao hàm tổng hòa các năng lực về thể lực, trí lực, nhân cách con ng­ời của một quốc gia, đáp ứng với một cơ cấu nhất định của lao động do nền kinh tế đòi hỏi. Thực chất đó là tiềm năng của con ng­ời về số l­ợng, chất l­ợng và cơ cấu” [6, tr. 9]. Tiềm năng về thể lực con ng­ời thể hiện qua tình trạng sức khỏe của cộng đồng, tỷ lệ sinh, mức độ dinh d­ỡng của xã hội. Cơ cấu dân số thể hiện qua tháp tuổi của dân số. Năng lực thế chất của con ng­ời là nền tảng và cơ sở để các năng lực về trí tuệ và nhân cách phát triển. Tiềm năng về trí lực là trình độ dân trí và trình độ chuyên môn kỹ thuật hiện có, cũng nh­ khả năng tiếp thu tri thức, khả năng phát triển tri thức của nguồn nhân lực. Năng lực về nhân cách liên quan đến truyền thống lịch sử và nền văn hóa của từng quốc gia. Nó đ­ợc kết tinh trong mỗi con ng­ời và cộng đồng, tạo nên bản lĩnh và tính cách đặc tr­ng của con ng­ời lao động trong quốc gia đó.

Quan điểm trên đây nhìn nhận nguồn nhân lực một cách toàn diện, coi nguồn nhân lực không chỉ trên giác độ số l­ợng (nguồn lực lao động) mà cả về chất l­ợng (tiềm năng phát triển). Theo cách tiếp cận này, cho rằng nguồn nhân lực là tất cả các kỹ năng và năng lực của con ng­ời liên quan tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của quốc gia. Các nguồn lực cơ bản của sự phát triển quốc gia th­ờng có là: nguồn lực tài chính, nguồn lực con ng­ời và nguồn lực vật chất; trong đó nguồn nhân lực có vai trò quyết định. Là “lao động sống” (Các Mác), nó làm cho các nguồn lực khác trở nên hữu dụng. Ngày nay thế giới đang b­ớc vào kỷ nguyên của nền văn minh thứ 5, trong đó trí tuệ và nền kinh tế trí thức đang là cột trụ của sự phát triển. Các thành quả khoa học trở thành yếu tố sản xuất và trở thành cấu phần của sản phẩm. Tỷ trọng hàm l­ợng chất xám trong mỗi sản phẩm cao hay thấp thể hiện khả năng cạnh tranh của ngành nghề hay quốc gia đó. Vì vậy, mặt chất l­ợng của nguồn nhân lực, yếu tố trình độ chuyên môn, kỹ năng chuyên nghiệp, nhân cách, phẩm chất là những tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá thực trạng và khả năng phát triển nguồn nhân lực của tổ chức hoặc của từng quốc gia.

  • Phát triển nguồn nhân lực

Từ quan điểm coi con người là trung tâm của phát triển kinh tế – xã hội, phát triển nguồn nhân lực là quá trình gia tăng về kiến thức kỹ năng và năng lực của mọi người trong xã hội. Dưới góc độ kinh tế, quá trình này được mô tả như sự tích lũy vốn con người và sự đầu tư vốn đó một cách hiệu quả vào sự phát triển của nền kinh tế. Dưới góc độ của chính trị, phát triển nguồn nhân lực là nhằm chuẩn bị cho con người tham gia chín chắn vào hoạt động chính trị như là công dân của một nền dân chủ. Dưới góc độ của xã hội học thì phát triển nguồn nhân lực là góp phần giúp mọi người biết sống một cuộc sống trọn vẹn, phong phú hơn; con người tiến từ cá nhân thành nhân cách, thành con người xã hội. Phát triển nguồn nhân lực được hiểu là “cả một quá trình quan trọng mà qua đó sự lớn mạnh của cá nhân hay tổ chức có thể đạt được những tiềm năng đầy đủ nhất của họ theo thời gian” [18, tr. 23]. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia trên thế giới đều quan tâm đến sự phát triển nguồn nhân lực, tạo ra đội ngũ nhân lực có chất lượng, có trình độ cao, có khả năng nắm bắt khoa học công nghệ mới và ứng dụng vào sản xuất đời sống. Phát triển nguồn nhân lực là một “quá trình làm biến đổi về số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nền kinh tế- xã hội” [6, tr. 13], đó là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng cho nguồn nhân lực (trí tuệ, thể chất và phẩm chất tâm lý – xã hội) nhằm đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển. Với quan niệm con người là động lực và đồng thời là mục tiêu của sự phát triển thì phát triển nguồn nhân lực không chỉ có mục đích làm gia tăng về thu nhập của cải vật chất mà là mở rộng và nâng cao khả năng lựa chọn của con người đối với môi trường xung quanh; tạo cho họ có cơ hội tiếp cận với điều kiện và môi trường sống tốt hơn, đồng thời qua đó tăng cường năng lực và tiềm năng của con người phù hợp hơn với yêu cầu khách quan của sự phát triển kinh tế – xã hội. Quá trình phát triển nguồn nhân lực gồm phát triển về thể lực, trí lực, khả năng nhận thức, tiếp thu kiến thức, tính năng động xã hội và sức sáng tạo của con người.

Như vậy, trên giác độ vĩ mô, phát triển nguồn nhân lực là các hoạt động đầu tư nhằm tạo ra nguồn nhân lực xã hội với số lượng và chất lượng đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, đồng thời đảm bảo sự phát triển của mỗi cá nhân phù hợp với yêu cầu của môi trường. Phát triển nguồn nhân lực có các cách thức sau:

– Phát triển về số lượng: là sự gia tăng về số lượng và thay đổi cơ cấu của đội ngũ nhân lực theo hướng phù hợp với môi trường và điều kiện hoạt động mới. Sự thay đổi về cơ cấu nhân lực của quốc gia diễn ra theo cơ cấu độ tuổi, cơ cấu khu vực phân bố nhân lực và cơ cấu về giới.

 – Phát triển về chất lượng là sự gia tăng mức sống, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật và sức khỏe của các thành viên trong xã hội hoặc trong tổ chức. Thước đo để so sánh sự phát triển nguồn nhân lực qua các thời kỳ phát triển của một quốc gia hoặc giữa các quốc gia với nhau là chỉ số phát triển con người, do Liên hợp quốc sử dụng. Từ năm 1990, UNDP đã đưa ra chỉ số HDI để đo đạc những khía cạnh cơ bản của năng lực con người. HDI là một hệ tiêu chí có khoảng100 chỉ số thể hiện chất lượng cuộc sống. Trong đó 3 chỉ số quan trọng nhất là: (i) chỉ số kinh tế (phản ánh qua tổng sản phẩm xã hội bình quân đầu người – GDP/người); (ii) năng lực sinh thể (phản ánh qua chỉ số tuổi thọ bình quân của người dân) và (iii) năng lực tinh thần (phản ánh qua chỉ số giáo dục, xác định bằng tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ nhập học của các cấp giáo dục). Các chỉ số HDI cơ bản nêu trên mang giá trị từ 0 đến 1: chỉ số giáo dục được coi là 1 khi 100% người trên 15 tuổi biết đọc biết viết, và bằng 0 khi 0% người trên 15 tuổi không biết đọc biết viết. Chỉ số tuổi thọ là 1 khi tuổi thọ bình quân là 85 tuổi, bằng 0 khi tuổi thọ bình quân là 25 tuổi. Chỉ số kinh tế được coi là 1 khi GDP bình quân đầu người đạt 40.000$/năm (tính theo sức mua tương đương), bằng 0 khi giá trị đó là 100$/năm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *