Phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng
- Lý do chọn đề tài
Những năm gần đây, loại hình du lịch sự kiện đã và đang phát triển tại một số nước trên thế giới và các thành phố lớn ở Việt Nam như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Quảng Ninh… và cả thành phố Đà Nẵng cũng được xem là một trong những địa phương có điểm đến an toàn và thân thiện thu hút sự quan tâm lớn của đối tượng khách du lịch trong khu vực và trên thế giới.
Là trung điểm của các di sản thế giới như Cố đô Huế, phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, thành phố Đà Nẵng còn có lợi thế về hệ thống cơ sở hạ tầng khang trang, đồng bộ, hiện đại; với cảng biển, sân bay quốc tế lớn; là cửa ngõ thứ 3 của cả nước đồng thời là điểm cuối ra biển Đông của tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây. Và gần đây nhất, cùng sự phát triển mạnh mẽ, đồng bộ của các cơ sở lưu trú đẳng cấp quốc tế với đầy đủ tiện nghi và dịch vụ đang xây mới và củng cố chất lượng và số lượng phòng cùng nhiều khu vực tổ chức sự kiện, các dịch vụ vui chơi, giải trí, spa… ngày càng đáp ứng được nhu cầu du khách, đặc biệt là khách du lịch sự kiện. Một thực tế đáng ghi nhận, trong nhiều năm qua thành phố Đà Nẵng đã đón tiếp và làm việc với khoảng 100 đoàn khách nước ngoài và cử trên 300 đoàn ra nước ngoài mở rộng hợp tác quốc tế, xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, như “Tuần lễ hành lang kinh tế Đông – Tây 2007”; Diễn đàn đầu tư Đà Nẵng 2009 và các Hội nghị ASEAN tại Đà Nẵng (2009 – 2010), và là nơi duy nhất ở Việt Nam đăng cai tổ chức Cuộc thi Bắn pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng (liên tiếp qua các năm 2009, 2010, 2011, 2012) và gần đây nhất là Cuộc thi dù bay quốc tế năm 2012, chung kết cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 12- 2012 đã góp phần đưa thành phố lên một vị thế mới như là một điểm đến hấp dẫn cho các sự kiện mang tầm khu vực và quốc tế.
Du lịch sự kiện không phải là loại hình mới mà đã được các công ty lữ hành, các đơn vị tổ chức sự kiện tập trung khai thác loại hình du lịch này. Các công ty, tổ chức trong và ngoài nước đang lựa chọn Đà Nẵng để tổ chức các sự kiện. Tuy nhiên, để phát triển loại hình này cần phải có chiến lược phát triển tổng thể, đúng hướng và tăng cường sự hỗ trợ, liên kết hợp tác giữa các ngành, các đơn vị… để du lịch sự kiện tại Đà Nẵng phát triển bền vững, hiệu quả và ngày càng chuyên nghiệp hơn.
Với ý nghĩa và mục đích như vậy, tôi chọn đề tài “Phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng” để làm luận văn tốt nghiệp của mình.
- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu định hướng tổng thể và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng, góp phần vào sự phát triển du lịch nói chung của Thành phố và cả nước.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hoàn thành mục đích đặt ra, đề tài tập trung giải quyết một số nhiệm vụ cơ bản sau:
– Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và thực tiễn về về du lịch sự kiện, từ đó vận dụng vào thực tế ở Đà Nẵng.
– Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng của việc khai khác du lịch sự kiện hiện nay tại Đà Nẵng; từ đó nêu ra những thành công, hạn chế chủ yếu và các nguyên nhân của việc khai thác du lịch sự kiện tại Đà Nẵng.
– Xây dựng định hướng cơ bản và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch sự kiện Đà Nẵng trong thời gian tới.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
– Đối tượng nghiên cứu: Loại hình du lịch sự kiện tại Đà Nẵng
– Nội dung nghiên cứu: Đề tài tìm hiểu kinh nghiệm phát triển loại hình du lịch sự kiện tại một số nước trong khu vực và một số địa phương trong nước; đồng thời đi sâu nghiên cứu thực trạng của du lịch sự kiện tại Đà Nẵng…, qua đó đưa ra giải pháp nhằm phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng.
– Không gian nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu đề tài giới hạn trong đơn vị tổ chức du lịch sự kiện tại Đà Nẵng.
– Thời gian nghiên cứu: Tiến hành nghiên cứu thực trạng trong khoảng thời gian từ năm 2005 – 2012, và giai đoạn đến năm 2020.
- Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp khảo sát thực địa và điều tra xã hội học: Thông qua việc khảo sát tại các doanh nghiệp du lịch trong ngành, đồng thời sử dụng bảng câu hỏi dành cho doanh nghiệp để thu thập thông tin và ý kiến về tổ chức loại hình du lịch sự kiện tại Đà Nẵng.
– Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu: Dựa trên các tài liệu, số liệu về các sự kiện…, văn bản liên quan định hướng, chiến lược phát triển du lịch Đà Nẵng nói chung và du lịch sự kiện ở Đà Nẵng nói riêng để phân tích và đưa ra đánh giá, kết luận.
– Phương pháp so sánh, đối chiếu: Thông qua phương pháp này, đề tài phân tích, đánh giá, so sánh Du lịch sự kiện tại Đà Nẵng với những nơi đã có kinh nghiệm tổ chức du lịch sự kiện ở Việt Nam và thế giới; đánh giá những thuận lợi cũng như thách thức của việc phát triển lọai hình du lịch này tại Đà Nẵng.
- Lịch sử nghiên cứu đề tài
- Những đóng góp cơ bản của luận văn
- Bố cục của luận văn
Luận văn được trình bày theo bố cục gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch sự kiện
Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỰ KIỆN
1.1. Cơ sở lý luận về du lịch sự kiện
- Những khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Khái niệm du lịch
1.1.1.2. Khái niệm khách du lịch
1.1.2. Sự kiện và du lịch sự kiện
1.1.1.1. Khái niệm sự kiện
Sự kiện là một chương trình có quy mô, tầm cỡ không cố định. Nó diễn ra một hoặc chu kỳ và thu hút sự quan tâm, chú ý của một lượng lớn các đối tượng khác nhau nhằm đạt được các mục đích cụ thể như xúc tiến quảng bá hay tôn vinh một giá trị nào đó cũng đạt được những mục tiêu về phát triển du lịch.

1.2.1.2. Các loại hình sự kiện
Hiện nay vẫn đang tồn tại nhiều cách phân loại sự kiện khác nhau, điều này phụ thuộc vào tiêu chí và mục đích của việc phân loại:
- Phân loại theo tiêu chí quy mô
Xét theo quy mô sự kiện được chia làm các loại sau:
- Mega- vent (siêu sự kiện)
- Hallmark- event (sự kiện đánh dấu)
- Major event (sự kiện chính)
- Phân loại theo đơn vị tổ chức sự kiện
- Khối chính phủ
- Khối các công ty
- Khối quần chúng
c. Một số cách phân loại khác
Các sự kiện thường được phân loại theo ngành cụ thể của sự kiện. Ví dụ, các sự kiện công cộng (pulic events), sự kiện du lịch (tourism events), sự kiện chính trị (political events), sự kiện xã hội (social), sự kiện thể thao (sporting events…).
1.1.3. Đặc trưng của du lịch sự kiện và khách du lịch sự kiện
1.1.3.1. Đặc trưng của du lịch sự kiện
Sự kiện là hoạt động lập kế hoạch có tính hệ thống (systematic planing), hoạt động phát triển và Marketing lễ hội và các sự kiện đặc biệt. Nói chung, là các sự kiện (events) như là những sức mạnh thu hút khách du lịch, những xúc tác phát triển, những phương thức xây dựng hình ảnh tài nguyên công đồng và điểm đến du lịch.
1.1.3.2. Khách du lịch sự kiện
Đối tượng khách của loại hình du lịch sự kiện thường rất lớn, từ nhiều địa phương, quốc gia, khu vực khác nhau đến để tham gia sự kiện. Đặc biệt là những sự kiện mang tầm cỡ quốc tế, khu vực thì nó sẽ thu hút được lượng khách đến tham gia sự kiện là rất lớn.
- Những yếu tố cấu thành du lịch sự kiện
Các sự kiện văn hóa lớn
Các sự kiện chính chính trị
Các sự kiện quốc gia
Các sự kiện giải trí và nghệ thuật
Các sự kiện kinh tế và xúc tiến thương mại
Các sự kiện khoa học và giáo dục
Các sự kiện cá nhân
- Những điều kiện đế phát triển du lịch sự kiện
- Vị trí và vai trò của địa phương.
- Cơ sở hạ tầng và cơ ở vật chất kỹ thuật
- Các nhân tố về kinh tế- chinh trị và xã hội
- Tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú, khả năng kết hợp cao
- Yêu cầu về chất lượng dịch vụ và đội ngũ phục vụ
- Tác động của việc phát triển loại hình du lịch sự kiện
- Tác động về mặt văn hóa – xã hội
Các hoạt đông du lịch sự kiện diễn ra có ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa xã hội của nơi tổ chức, trong đó có cả những tác động tích cực lẫn tiêu cực. Tác động rõ rệt nhất là tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.
- Tác động đến môi trường
Sự kiện là cách thức tuyệt vời để trưng bày những đặc tính độc đáo của môi trường đăng cai tổ chức. Sau mỗi sự kiện lớn diễn ra, không những không ảnh hưởng xấu đến môi trường sống mà còn mang lại cho du khách tham gia những ấn tượng tốt đẹp về quốc gia đăng cai sự kiện. Các điểm tổ chức nổi tiếng được quan tâm xây dựng, các di sản được trùng tu, nâng cấp tốt hơn.
- Tác động về chính trị
Các sự kiện diễn ra có thể tạo gắn kết xã hội, tự tin và tự hào dân tộc. Ở đây, nó còn thể hiện sức mạnh chính trị và ảnh hưởng chính trị, không những thế tác động tích cực của sự kiện còn mang lại tình cảm hữu nghị hợp tác song phương, đa phương giữa các bên, các quốc gia,tạo hòa khí, hòa bình vững bền trên thế giới.
- Tác động về mặt kinh tế
Các hội nghị, hội thảo, triển lãm, hội chợ, các lễ hội cộng đồng… càng nổi tiếng, càng được thế giới biết đến rộng rãi thì càng thu hút được lượng khách lớn đến tham dự. Việc tổ chức các hoạt động sự kiện mang lại rất nhiều lợi ích cho cộng đồng.
- Tác động tới kinh doanh thương mại
Để tham gia các hoạt động này là du khách rất nhiều nơi trên thế giới trong đó có cả các chuyên gia, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư…Đặc biệt với các hoạt động như: hội nghị, hội thảo, triễn lãm, hội chợ thì có khách tham dự là các nhà kinh doanh, các doanh nghiệp. Họ tham dự sự kiện với mục đích tìm kiếm thị trường và cơ hội làm ăn mới, cơ hội đầu tư kinh doanh mới.
- Tác động tới kinh doanh du lịch
Những sự kiện được xem như chất xúc tác để thu hút khách du lịch và tăng thời gian ở lại cũng như chi tiêu của họ. Một điều quan trọng là các hội nghị, hội thảo, triển lãm, khen thưởng…thường được tổ chức vào những thời điểm không phải là mùa du lịch khi công ty hàng không và nhà cung cấp nơi nghỉ du thừa khả năng phục vụ.
- Thực tiễn về phát triển du lịch sự kiện trong nước và quốc tế
1.2.1. Thực tiễn phát triển du lịch sự kiện ở một số nước
1.2.1.1. Singapo- thị trường du lịch sự kiện lớn nhất Đông Nam Á
Singapore có rất nhiều địa điểm để tổ chức triển lãm và hội nghị hàng đầu tại châu Á. Với tiềm năng phát triển mạnh mẽ, khu vực châu Á Thái Bình Dương dự kiến sẽ đón khoảng 100 triệu khách đến đây làm ăn cũng như khách du lịch MICE vào năm 2015, tăng hơn 40% so với năm 2002.
1.2.1.2. MICE- Mô hình phát triển ngành du lịch Thái Lan
Một trong những hướng đi được Thái-lan xác định nhằm nhanh chóng đưa ngành du lịch nước này thoát khỏi quãng thời gian ảm đạm và mang lại nguồn doanh thu lớn, đó là phát triển MICE. MICE – tạm gọi là ngành công nghệ tổ chức sự kiện, ghép chữ cái đầu của các từ tiếng Anh gồm: gặp gỡ, hội họp; khen thưởng; hội nghị, hội thảo; triển lãm.
1.2.2. Thực tiễn phát triển du lịch sự kiện ở trong nước
Ở Việt Nam, các loại hình du lịch sự kiện tương đối phong phú và đa dạng nhưng để tổ chức khai thác phục vụ cho du lịch còn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có.
Hoạt động tổ chức du lịch sự kiện mang lại rất nhiều lợi ích. Trong vài năm trở lại đây Việt Nam đã chứng minh tiềm năng của mình qua việc tích cực đăng cai tổ chức, và tổ chức thành công những sự kiện lớn như: Sea Game 22 năm 2003; Hội nghị thượng đỉnh Á – Âu (ASEM 5) năm 2004;; Hoa hậu Hoàn vũ năm 2008 (Nha Trang); Lễ hội bắn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013… Những điều này chứng tỏ một diều rằng Việt Nam có thể tổ chức và tổ chức thành công các sự kiện mang tầm cỡ quốc gia, khu vực và quốc tế.
1.2.2.1. Du lịch sự kiện ở Hà Nội
Hà Nội với vị thê là thủ đô, là địa phương đi đầu trong viêc tổ chức các hoạt động du lịch sự kiện. Trong những năm qua, Hà Nội được bình chọn là một trong những thành phố du lịch tốt nhất châu Á và 3 trong số 10 thành phố ẩm thực ngon nhất thế giới; là thành phố hộ tu nhiều sản phẩm du lịch phong phú, đậm chất văn hóa, cơ sử vật chất tiềm năng. Mặt khác, Hà Nội là nơi tập trung lớn các đại sứ quán và các cơ quan chính phủ, rất nhiều hội nghị, hội thảo, các sự kiện sẽ được tổ chức tại thủ đô và đó là cơ hội kinh doanh lớn cho địa phương.
1.2.2.2. Du lịch sự kiện ở Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế – thương mại, văn hóa, khoa học kỹ thuật… Với việc cải thiện và tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, hiện nay thành phố có 1 hệ thống khách sạn 4-5 sao đạt tiêu chuẩn quốc tế: Sheraton, Saigon Hotel & Tower, Caravelle, Sofitel Plaza, New World, Renaissance Reverside, Equatorial, Legend Sai gon, Duxton, Rex, Majestic…
1.2.2.3. Du lịch sự kiện tại Nha Trang- Khánh Hòa
Từ năm 2006 Nha Trang đã trở thành nơi tổ chức các sự kiện dành cho khách trong nước và quốc tế. Bên cạnh những sự kiện văn hóa như Festival biển, các cuộc thi hoa hậu trong nước, quốc tế, Nha Trang đang được biết đến như một địa điểm lý tưởng để tổ chức các hội nghị – hội thảo chất lượng..
Tiểu kết chương 1
Chương 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỰ KIỆN TẠI ĐÀ NẮNG
2.1. Tiềm năng phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên

2.1.1.1. Các điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
b. Địa hình
c. Khí hậu
2.1.1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên chủ yếu
a. Tài nguyên nước
b. Tài nguyên rừng
2.1.2. Đặc điểm kinh tế – xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn
2.1.2.1. Các đặc điểm kinh tế – xã hội
Thành phố thực hiện chương trình “5 không”, đó là: Không có hộ đói; Không có người mù chữ; Không có người lang thang xin ăn; Không có người nghiện ma tuý trong cộng đồng; Không có giết người để cướp của. Đà Nẵng lại tiếp tục với chương trình “3 có” – có nhà ở, có việc làm, có nếp sống văn hóa, văn minh đô thị.Đà Nẵng hiện được đánh giá là “Thành phố đáng sống nhất Việt Nam”.
2.1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn chủ yếu
Đến Đà Nẵng, du khách vẫn có thể khám phá những nét đặc trưng và văn hóa của vùng đất này qua những tài nguyên nổi bật sau:
– Hệ thống bảo tàng; Hệ thống cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo; Những làng nghề thủ công truyền thống; Các món ăn đặc sản….
2.1.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch
2.1.3.1. Hệ thống giao thông vận tải
a. Hệ thống giao thông đường bộ
b. Hệ thống giao thông đường hàng không
c. Hệ thống giao thông đường thủy
d. Đường sắt
2.1.3.2. Hệ thống cung cấp điện
Nguồn điện dùng cho sinh hoạt và sản xuất của thành phố Đà Nẵng được đảm bảo cung cấp từ lưới điện quốc gia thông qua đường dây 500 KV Bắc – Nam.
2.1.3.3. Hệ thống cung cấp nước sạch; thoát nước và môi trường
Hiện nay, công ty cấp nước Đà Nẵng đang quản lý ba cơ sở sản xuất nước sạch. Bao gồm: nhà máy nước Cầu Đỏ là nhà máy nước lớn với dây chuyền xử lý nước công suất đạt 120,000 m3/ngày đêm; nhà máy nước Sân Bay là nhà máy nước vừa với công suất xử lý nước đạt 30,000 m3/ngày đêm; trạm cấp nước Sơn Trà có công suất xử lý nước đạt 5,000 m3/ngày đêm.
2.1.3.4. Hệ thống bưu chính viễn thông
Đà Nẵng hiện được xem là một trong ba trung tâm bưu chính lớn nhất nước với tất cả các loại hình phục vụ hiện đại và tiện lợi, như điện thoại cố định, điện thoại di động, điện thoại thẻ, máy nhắn tin, Internet…, chuyển tiền nhanh, chuyển phát nhanh, điện hoa…
2.1.4. Một số cơ sở hạ tầng xã hội khác (Bảo hiểm, Ngân hàng, các công trình văn hóa, y tế, thể thao…)
2.1.4.1. Y tế
Trong thời điểm hiện tại, Đà Nẵng hiện có 18 bệnh viện đa khoa và chuyên khoa, 11 bệnh viện và trung tâm y tế quận huyện, 47 trạm y tế xã phường với hơn 900 phòng khám chữa bệnh tư.
2.1.4.2. Các công trình văn hóa, thể thao
Nhiều công công trình văn hóa đã được đầu tư xây dựng xứng tầm của một đô thị trực thuộc Trung ương như: Nhà hát Trưng Vương, Nhà biểu diễn đa năng, Trung tâm Hội chợ triển lãm, Bảo tàng lịch sử Đà Nẵng…
2.1.4.3. Giáo dục đào tạo
Là một trung tâm giáo dục đào tạo lớn nhất của khu vực miền Trung – Tây Nguyên và thứ 3 cả nước (sau Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh), hiện nay, Đà Nẵng có 15 trường Đại học, học viện, 17 trường cao đẳng; nhiều trường trung cấp chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề và hơn 200 trường học từ bậc học phổ thông tới ngành học mầm non.
2.1.4.4. Bảo hiểm, ngân hàng
Các dịch vụ hỗ trợ đầu tư khác (tài chính, ngân hàng, bảo hiểm…): Hầu hết các ngân hàng và các công ty tài chính lớn của Việt Nam đều có chi nhánh tại Đà Nẵng.
2.2. Thực trạng phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng
2.2.1. Thực trạng thu hút khách du lịch
2.2.1.1. Tình hình chung về thị trường khách quốc tế đến Việt Nam và Đà Nẵng
Bảng 2.1: Tình hình chung về thị trường khách quốc tế đến Việt Nam và Đà Nẵng (lượt khách) trong giai đoạn 2010-2014
Chỉ tiêu | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 |
Đến Việt Nam | 5.049.885 | 6.014.032 | 6.847.678 | 7.572.352 | 7.874.312 |
Đền Đà Nẵng | 370.000 | 534.134 | 630.908 | 743.183 | 955.000 |
Đà Nẵng so với cả nước | 7,3% | 8,9% | 9,2% | 9,8% | 12,1% |
(Nguồn : Tổng cục du lịch Việt Nam và Sở VH, TT& Du lịch Đà Nẵng)
2.2.1.2. Tình hình chung về thị trường khách du lịch đến Đà Nẵng từ năm 2010-2014
Bảng 2.2: Tình hình thu hút khách du lịch đến Đà Nẵng giai đoạn 2010 – 2014
Năm Chỉ tiêu | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 |
Khách nội đia | 1.400.000 | 1.840.889 | 2.028.645 | 2.374.375 | 2.863.008 |
Khách quốc tể | 370 | 534.134 | 630.908 | 743.183 | 955.675 |
Tổng lượt khách | 1.700.000 | 2.375.023 | 2.659.553 | 3.117.558 | 3.818.683 |
(Nguồn : Sở VH, TT& Du lịch Đà Nẵng)
2.2.1.3. Thời gian lưu trú của khách du lịch tại ĐN từ 2010 – 2014
Bảng 2.3: Thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch tại Đà Nẵng 2010 – 2014
Năm | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 |
Thời gian lưu trú tung bình ngày/khách) | 1,73 | 1,78 | 1,82 | 1,95 | 2.0 |
Số ngày khách Ngày) | 3,062,100 | 4,184,266 | 4,840,386 | 5,085,458 |
(Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng)
2.2.2. Kết quả kinh doanh du lịch
Bảng 2.4: Doanh thu du lịch Đà Nẵng giai đoạn 2010 – 2014
Chỉ tiêu | Năm 2010 | Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | Năm 2014 | 2011/ 2010 | 2012/ 2011 | 2013/2012 | 2014/2012 | ||||
∆ | % | ∆ | % | ∆ | % | ∆ | % | ||||||
Doanh thu | 3.100 | 4.600 | 6.000 | 7.784 | 9.870 | 1.500 | 1.400 | 1.784 | 130% | 2.086 | 127% |
(Nguồn : Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng)
2.2.3. Thực trạng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch sự kiện
2.2.3.1. Về đơn vị kinh doanh lưu trú
Bảng 2.5: Tình hình đơn vị kinh doanh lưu trú tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010-2014
(Nguồn: Sở VH, TT& Du lịch Đà Nẵng)
- Hệ thống nhà hàng, cửa hàng bán đồ lưu niệm.
Toàn thành phố có khoảng 35 có cơ sở được công nhận danh hiệu”Đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch”, trong đó có 22 cơ sở ăn uống và 13 cơ sở mua sắm.
- Về đơn vị kinh doanh lữ hành:
Bảng 2.7: Tình hình công ty lữ hành trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010-2014
Chỉ tiêu | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 |
Tổng cộng | 101 | 108 | 138 | 151 | 182 |
Công ty lữ hành quốc tế | 30 | 32 | 41 | 48 | 60 |
Công ty lữ hành nội địa | 32 | 40 | 54 | 58 | 72 |
Chi nhánh lữ hành nội địa | 0 | 0 | 0 | 1 | 2 |
Chi nhánh lữ hành quốc tế | 24 | 22 | 28 | 28 | 32 |
Văn phòng đại diên nội địa | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Văn phòng đại diên quốc tế | 15 | 14 | 15 | 16 | 16 |
Đại lý lữ hành | 0 | 0 | 0 | 1 | 1 |
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Đà Nẵng)
2.2.4.2. Nguồn nhân lực ngành du lịch
Bảng 2.8: Cơ cấu lao động trong ngành du lịch
STT | NHÓM NHÂN LỰC | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | Tỷ lệ phân trăm trên tổng số lao động của ngành năm 2014 |
1 | Khách sạn | 6.564 | 8.000 | 9.500 | 10.595 | 50,2 |
2 | Nhà hàng | 4.755 | 4.900 | 5.000 | 5.231 | 24,8 |
3 | Lữ hành | 796 | 1.090 | 1.360 | 1.089 | 5,2 |
4 | Khu điểm du lịch | 966 | 1.006 | 1.060 | 1.129 | 5,4 |
5 | Hướng dẫn viên | 560 | 594 | 825 | 1.608 | 7,6 |
6 | Lái xe vận chuyến đạt chuẩn du lịch | 0 | 152 | 856 | 974 | 4,6 |
7 | Cán bộ quản lý du lịch | 69 | 220 | 240 | 240 | 1,1 |
8 | Giáo viên | 193 | 193 | 193 | 230 | 1,1 |
Tổng cộng | 13.903 | 16.155 | 19.034 | 21.096 | 100 |
Nguồn : Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Đà Nẵng
2.2.4.3. Các địa điểm mua sắm, vui chơi giải trí về đêm.
Du khách đến Đà Nẵng có thể ghé: Làng đá Non Nước mua quà lưu niệm truyền thống của Đà Nẵng là đồ đá mỹ nghệ, tiệm tré bà Đệ hay vào chợ Hàn mua hải sản khô và các hàng lưu niệm khác. Mua sắm cao cấp ở Đà Nẵng chưa có nhiều đây cũng là hạn chế của thành phố trong việc thu hút chi tiê của khách du lịch.
2.2.4. Thực trạng tố chức khai thác loại hình du lịch sự kiện tại Đà Nẵng
2.2.4.1. Thị trường nhà cung cấp dịch vụ du lịch sự kiện và hướng đầu tư phát triển phục vụ du lịch sự kiện
* Hệ thống khách sạn phục vụ du lịch sự kiện tại Đà Nẵng
Bảng 2.9: Danh sách khách sạn 4-5 sao tại Đà Nẵng
Tên CSLT | Tên cơ sở lưu trú | Địa chỉ | Tổng số phòng | Tổng số nhân viên | |
---|---|---|---|---|---|
Khách sạn và resort 5 sao | |||||
1 | Furama Resort | Đường Trường Sa | 198 | 750 | |
2 | InterContinental Danang Sun Peninsula Resort | Bãi Bắc- Bán đảo Sơn Trà | 197 | 618 | |
3 | Hyatt Regency Resort & Spa | đường Trường Sa | 200 | 616 | |
4 | Vinpeal Luxury | Hòa Hải | 200 | ||
5 | Lifestyle resort | Đường Trường Sa, | 158 | ||
6 | Crowne Plaza | Số 8 đường Trường Sa | 535 | ||
7 | Hoàng Anh Gia Lai | 01 Nguyễn Văn Linh | 206 | 250 | |
8 | Fusion Maia | Sơn Trà Điện Ngọc | 87 | ||
9 | Full man | đường Trường Sa | 187 | 224 | |
10 | Novotel | 36 Bạch Đằng | 323 | ||
Khách sạn 4 sao | |||||
1 | Nature Villa &Resort | Nguyễn Tất Thành | 48 | 67 | |
2 | Gopatel | 202 Nguyễn Chí Thanh | 84 | 220 | |
3 | Green Plaza | 238 Bạch Đằng | 173 | 273 | |
4 | A La Carte | B4.1-01 Đường Võ Nguyên Giáp | 202 | 181 | |
5 | Holiday Beach Danang Hotel & Spa | Đường Võ Nguyên Giáp | 100 | ||
6 | Mường Thanh | 962 Ngô Quyền | 378 | 200 | |
6 | Brilliant | 162 Bạch Đằng | 102 | ||
7 | Grand Mercure | Lô A1, Đảo Xanh | 272 | ||
8 | Minh Toàn Galaxy | Số 306, đường 2/9 | 175 | ||
9 | Eden Plaza | 5 Duy Tân | 110 | ||
10 | Sandy Beach | 255 Huyền Trân Công Chúa |
Nguồn : Sở Văn hóa- Thể thao- Du lịch Đà Nẵng
* Hệ thống phòng hội nghị tại các khách sạn 4-5 sao ở Đà Nẵng
Bảng 2.10. Hệ thống phòng hội nghị tại các khách sạn 4-5 sao ở Đà Nẵng
Nguồn : Sở Văn hóa- Thể thao- Du lịch Đà Nẵng
Bảng 2.11: Phòng hội nghị tại HAGL Plaza Hotel Đà Nẵng
Tầng | P. Hội nghị | Diện tích (m) | Sức chứa(ghế) | ||
Kiểu Theater | K. Classroom | K. U-shape | |||
22 | Lotus | 20×20 | 500 | 400 | 200 |
22 | Orchid | 10×20 | 200 | 150 | 80 |
22 | Rose | 10×7 | 100 | 80 | 40 |
3 | Hoang Anh | 20×25 | 600 | 450 | 250 |
3 | Sea & Mountian | 20×20 | 500 | 400 | 200 |
3 | Sunshine 1 | 5×8 | 50 | 30 | 15 |
3 | Sunshine 2 | 5×8 | 50 | 30 | 15 |
3 | Sunshine 3 | 5×8 | 50 | 30 | 15 |
3 | Sunshine 4 | 5×8 | 50 | 30 | 15 |
(Nguồn: Phòng kinh doanh khách sạn HAGL Plaza Hotel
Bảng 2.12: Các phòng hội nghị tại khách sạn Mường Thanh
Loại phòng | Diện tích (m2) | Hình tròn / Chữ nhật | Hình chữ U | Kiểu lớp học | Kiểu rạp hát |
Sông Hàn | 522 | – | 300 | 300 | 500 |
Sơn Trà | 190 | 100 | 100 | 140 | |
Mỹ Khê | 90 | 32 | – | – | – |
Hội trường | 140 | 40-60 | 30 | 50 | 30 |
E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC QUOC GIA HA NOI – KHOA DU LICH\LY THI THUONG